Friday, October 31, 2008

Theo dấu Đường Tăng_Disc1-01

Theo dấu Đường Tăng_Disc1-02

Thursday, October 30, 2008

Theo dấu Đường Tăng_Disc2-11

Theo dấu Đường Tăng_Disc2-10

Wednesday, October 29, 2008

Theo dấu Đường Tăng_Disc2-09

Theo dấu Đường Tăng_Disc2-08

Theo dấu Đường Tăng_Disc2-07

Theo dấu Đường Tăng _disc2-06

Theo dấu Đường Tăng_Disc2-05

Theo dấu Đường Tăng_Disc2-04

Theo dấu Đường Tăng_Disc2-03

Theo dấu Đường Tăng_Disc 2-02

Theo dấu Đường Tăng_disc 2-01

Than La Goc Kho !-3

UNG THƯ GAN

Kể bệnh, tư vấn, lấy thuốc

Tự tham khảo cách chữa:

Đại cương

Ung thư gan là một loại ung thư đường tiêu hóa thường gặp. Tỷ lệ phát bệnh

cao ở vùng Châu Á và Châu Phi, tuổi trung niên và nam giới thường mắc bệnh cao hơn

Đặc điểm lâm sàng là vùng gan đau, gan to, cứng, bề mặt gồ ghề kèm theo sốt

vàng da, rối loạn tiêu hóa và xuất huyết.

Ung thư gan theo y học cổ truyền thuộc phạm trù chứng ‘Hoàng Đản’, ‘Cổ Trướng’, ‘Trưng Hà’, ‘Tích Tụ’...

Ung thư thường phân ra 3 thời kỳ:

- Kỳ I: Không có triệu chứng ung thư rõ rệt, biểu hiện sớm nhất là rối loạn tiêu hóa.

- Kỳ II: nặng hơn kỳ I nhưng chưa có triệu chứng đặc trưng.

- Kỳ III: cơ thể suy kiệt rõ, vàng da, bụng nước, có di căn. Thực tế lâm sàng, ung thư gan kỳ I và II rất ít được phát hiện và trên 90% là ung thư kỳ III vì thế bệnh kéo dài thường chỉ độ 3-4 tháng.

Triệu Chứng

1- Đau vùng gan: đau vùng hạ sườn phải, thường gặp vào thời kỳ giữa và cuối, đau tức hoặc như dao đâm. Thường trên nửa số bệnh nhân có đau vùng gan, đau xuyên lên vai phải và lưng.

2. Bung trên đầy tức, xuất hiện sớm, thường kèm theo những triệu chứng rối loạn tiêu hóa nhưng ít được chú ý, đến lúc muộn thì đã có nước bụng và cổ trướng.

3. Chán ăn là triệu chứng sớm nhất của bệnh nhưng ít được chú ý và dần dần xuất hiện buồn nôn, nôn, tiêu chảy nặng lên đã là giai đoạn cuối.

4. Những triệu chứng khác như mệt mỏi, sút cân, sốt và xuất huyết là nhúng triệu chứng của thời kỳ cuối mà tiên lượng đã rất xấu.

5. Gan to (khối u vùng bụng trên) trên 90% số bệnh nhân đến khám là gan to, cứng, mặt gồ ghề hoặc ấn đau.

6. Lách to thường kèm theo và là kết quả của xơ gan.

7. Cổ trướng là triệu chứng của thời kỳ cuối, nước bụng thường màu vàng cỏ úa hoặc màu đỏ (có máu), thuốc lợi tiểu thường không có hiệu quả.

8. Hoàng đản (vàng da) do tắc mật và do tế bào hủy hoại nặng dần lên, mạch sao, thường xuất hiện vào thời kỳ cuối biểu hiện của xơ gan.

Chẩn Đoán Và Phân Biệt Chẩn Đoán

Các triệu chứng lâm sàng trên đây được quan sát và thăm khám đầy đủ giúp chẩn đoán bệnh được chính xác.

- Các phương tiện chẩn đoán hiện đại:

1- Siêu âm ký có giá trị chẩn đoán cao và không hại cho người bệnh.

2. Sinh thiết tế bào gan, soi ổ bụng, mổ bụng thăm dò là các phương pháp có thể thực hiện để xác định chẩn đoán.

3. Xét nghiệm máu: nồng độ phosphataza kiềm tăng.

4. Bản đồ rà gan bằng đồng vị phóng xạ.

5. CT (computed tomography).

Cần phân biệt chẩn đoán với:

a. Áp xe gan: đau nhiều, sốt cao, bạch cầu đa nhân trung tính tăng cao...

b. Xơ gan: thường gan không to nhiều hoặc nhỏ hơn...

c. Ung thư gan thứ phát do di căn: có các triệu chứng của các loại ung thư, cần hỏi kỹ tiền sử bệnh và khám kỹ để phân biệt.

Điều Trị

Phẫu trị là phương pháp tốt nhất hiện nay đối với ung thư gan nhưng cắt bỏ phần gan bêïnh lý phải là tổn thương còn khu trú, chưa có di căn. Cho nên trên thực tế những trường hợp ung thư gan có chỉ định phẫu thuật tốt rất hiếm, tỷ lệ tái phát rất cao. Đối với xạ trị thì các tổn thương bệnh lý của ung thư ít nhạy cảm với tia và độ chịu đựng tia của gan thấp. Hóa trị cũng chỉ cho kết quả rất tạm thời, cho nên ở Trung Quốc, trên 90% bệnh nhân dùng Đông y hoặc Đông Tây y kết hợp.

Đíều trị ung thư gan bằng Đông y có thể chia làm 2 loại: biện chứng luận trị và dùng bài thuốc kinh nghiệm.

Có thể căn cứ theo các thời kỳ ung thư để có phương pháp biện chứng luận trị như sau:

1-Đối với ung thư gan kỳ l:

Phẫu trị là chủ yếu, kết hợp dùng thuốc Đông y điều trị triệu chứng và ngăn chận tế bào ung thư phát triển.

Bài thuốc: Có thể dùng bài Lục vị địa hoàng hoàn gia giảm.

Lục vị hoàn

Đan bì

9

Bạch linh

9

Trạch tả

9

Thục địa

24

Sơn thù

12

Hoài sơn

12

2. Đối với ung thư kỳ II:

Bệnh phát triển nhanh, phản ứng của cơ thể mạnh như gan to, cứng, nôn, tiêu chảy, sốt, ra mồ hôi... do can khí trệ, huyết ứ, can vị bất hòa.

Điều trị: Sơ can, lý khí, hoạt huyết, hóa ứ kiêm dưỡng âm, thanh nhiệt.

Bài thuốc: Dùng bài Sài hồ sơ can tán gia giảm:

Sài hồ sơ can tán

SàI hồ

8

Bạch thược

12

Chỉ sác

8

Trích thảo

4

Xuyên khung

8

Hương phụ

8

Mẫu lệ

20

Sinh địa

16

Gia giảm: Sườn đau tức nhiều: Thêm Đan sâm, Tam lăng, Nga truật, Địa miết trùng để hoạt huyết, hóa ứ. Bụng đầy, táo bón, rêu vàng, mạch Hoạt thêm: Sinh đại hoàng 6g, Chỉ thực, Hậu phác.

Nhiệt độc thịnh, (sốt, miệng đắng, ra mồ hôi, bứt rứt, tiểu đỏ, mạch Huyền Sác thêm Đơn bì, Chi tử, Long đởm thảo, Thanh đại.

Khí trệ nặng (ngực sườn tức đau, đầy, rêu trắng, mạch Huyền) thêm Uất kim, Diên hồ sách, Thanh bì Trần bì, Mộc hương. Âm hư thêm Nữ trinh tử, Câu kỷ tử, Địa cốt bì...

3. Đối với ung thư kỳ III:

Triệu chứng: Cơ thể suy kiệt, gầy ốm, vàng da, cổ trướng, xuất huyết... Khí huyết đều suy tán thì khó trị.

Điều trị: Phù chính, khu tà, bổ khí âm kiêm hoạt huyết, chỉ huyết.

Bài thuốc: Dùng bài Lục vị địa hoàng hoàn gia vị:

Lục vị hoàn

Đan bì

9

Bạch linh

9

Trạch tả

9

Thục địa

24

Sơn thù

12

Hoài sơn

12

Miết giáp

16

Sinh Mẫu lệ

20

Trần bì

6

Nhân sâm

12

Gia giảùm: Trường hợp âm hư nội nhiệt: Nhiêït thương huyết lạc gây huyết chứng như sốt thấp, người nóng âm ỉ, tiêu đỏ, nôn ra máu, tiêu có máu, lưỡi đỏ thẫm không rêu, mạch Hư, Tế, Sác, thêm Thanh hao, Quy bản, Miết giáp, Bạch mao căn, Trắc bá diệp (đốt thành than).

Trường hợp nhiệt độc thịnh (miệng lưỡi loét, miệng đắng, lưỡi khô, kết mạc mắt xung huyết, răng, lợi, mũi chảy máu, lưỡi đỏ, rêu vàng, nhớt, mạch

Huyền Hoạt Sác) thêm Long đởm thảo, Sơn chi, Hoàng cầm, Sinh địa, Xa tiền tử.

Nếu nôn, buồn nôn, chất lưỡi đỏ, sạm đen, ít rêu, khô, mạch Tế Sác, thêm Trúc nhự, Bán hạ, Tuyền phúc hoa, Đại giả thạch. Lý nhiệt uất kết sinh vàng da, chất lưỡi đỏ thẫm, rêu vàng nhớt, mạch Nhu, Sác thêm Nhân trần, Kim tiền thảo.

Trường hợp bụng căng, nhiều nước, thêm Trư linh, Xa tiền tử, Thương lục. Tỳ dương hư yếu gây ra tiêu chảy, thân lưỡi bệu, rêu mỏng, nhớt, mạch Trầm Trì thêm Bào can khương, Thảo khấu, sao Bạch truật, Ý dĩ nhân. Thận dương hư suy, cơ thể và chân tay lạnh, mạch Trầm Trì thêm Phụ tử, Quế nhục...

Ung thư vú

 Ung thư vú, ung thu vu, phukhicothai Kể bệnh, tư vấn, lấy thuốc

 Ung thư mũi họng, ung thu mui hong, phukhicothai Kết quả chữa ung thư

Ung thư vú

Bồ công anh

10

Địa đinh

10

Viễn trí

10

Quan quế

10

Qua lâu

60

Giáp châu

6

Thiên hoa

6

Cam thảo

6

Xích thược

6

Hạ khô thảo

15

Hoàng kỳ

15

Cát cánh

15

Phỉ bạch

15

Qui đầu

30

Ngân hoa

15

Bạch chỉ

15

Di căn gia : Mễ nhân 30, Hải tảo 15, Mẫu lệ 24, Huyền sâm 24,

Loét bỏ: Bồ công anh, Địa đinh , dùng gấp bội Hoàng kỳ,

Tự hãn gia: Hoàng kỳ 30,

Miệng khô táo bón gia: Chỉ thực 10, Thanh bì 10;

sợ lạnh đau lưng huyết trắng gia: Quan quế 18,

Mặt đỏ, sốt miệng khô bứt rứt gia: Hoàng cầm 10, Hoàng liên 10, Sài hồ 15;

Dùng ngoài: Ngũ linh chi, Hùng hoàng, Mã tiền, A giao lượng bằng nhau tán mịn trộn dầu mè đắp

UNG THƯ THỰC QUẢN

Kể bệnh, tư vấn, lấy thuốc

Tự tham khảo cách chữa:

Đại cương

Ung thư thực quản là một loại ung thư cơ quan tiêu hóa thường gặp. Triệu chứng chủ yếu là ngày càng nuốt khó hơn.

Tuổi phát bệnh thường từ 40 ~ 70 tuổi, nam mắc bệnh nhiều hơn nữ.

Bệnh này giống chứng 'Ế cách’ (nghẹn) của YHCT.

Triệu Chứng

Triệu chứng chủ yếu là nuốt khó, bệnh ngày càng nặng thì dù chất đặc hoặc nước cũng khó nuốt. Do lâu ngày ăn uống khó khăn mà cơ thể ốm yếu, suy dinh dưỡng, mất nước, suy kiệt, kèm theo khó nuốt, đau sau xương ức (đau tức hoặc như dao đâm) hoặc vùng lưng đau, ợ hơi, nôn ra chất trắng nhớt hoặc có máu lẫn thức ăn. Bệnh nặng thì nói giọng khàn, nấc cục, khó thở, hạch lâm ba to, gầy mòn, da bọc xương.

Chẩn Đoán: Chủ yếu dựa vào:

+ Tuổi trên 40, nam, gia đình có người mắc bệnh này, hoặc uống rượu nhiều.

+ Nuốt khó, đau vùng sau xương ức, có hiện tượng trào ngược thức ăn.

+ Chụp phim cản quang thực quản, soi thực quảùn, làm sinh thiết niêm mạc thực quản để phát hiện bệnh. Kiểm tra tế bào vòng thực quản dương tính khoảng trên dưới 90%.

Điều Trị

Ung thư thực quản thường đươc điều trị bằng phẫu thuật, nếu có di căn dung hóa liệu, kết hợp với thuốc Đông y để điều trị.

Dựa vào triệu chứng lâm sàng, có thể biện chứng theo các thể loại sau:

1. Đàm khí uất kết:

Triệu chứng: Ngực đầy, đau tức hoặc khó thớ, nấc cụt, ợ hơi, nuốt khó, miệng khô, táo bón, rêu lưỡi trắng dày, mạch Huyền Hoạt, thường gặp ở giai đoạn mới phát bệnh.

Điều trị: Sơ can, lý khí, hóa đàm, giáng nghịch.

Bài thuốc: Dùng bài Toàn phúc đại giả thạch thang gia giảm:

Ung thư thực quản Đàm khí uất kết

Toàn phúc hoa

12

Đại giả thạch

20

Bán hạ

8

Hương phụ

8

Mộc hương

8

Uất kim

10

Đan sâm

16

Phục linh

12

Chỉ sác

10

Cát cánh

12

Qua lâu

12

Phỉ bạch

12

Uy linh tiên

12

Nam tinh

8

bạch anh

12

Hạ khô thảo

16

Trúc nhự

12

Ngõa lăng tử

16



Khí hư thêm Đảùng sâm, Thái tử sâm đều 12g.

2. Huyết ứ:

Triệu chứng: Ngực đau, ăn vào nôn ra, nặng thì khó uống được nước, phân như phân dê, ngườl gầy da khô, lưỡi đỏ, khô, mạch Tế Sáp.

Điều trị: Dưỡùng huyết, hoạt huyết, tán kết.

Bài thuốc: Dùng bài Đào hồng tứ vật thang gia giảm:

Ung thư thực quản Huyết ứ

Sinh địa

16

Qui đầu

20

Bạch thược

12

Xuyên khung

8

Đào nhân

12

Hồng hoa

10



Nếu nặng thêm Tam thất, Một dược, Đan sâm, Xích thược, Ngũ linh chi, Hải tảo, Côn bố, Bối mẫu, Qua lâu...

Nếu nuốt khó cho uống ‘Ngọc Xu Đơn’trước.

Trường hợp ngực lưng đau nhiều thêm Diên hồ sách (sao dấm), chích Nhũ hương, chích Một dược, Ty qua lạc. Táo bón thêm Nhục thung dung.

3. Nhiệt độc thương âm:

Triệu chứng: Nuốt rất khó, lưng ngực đau bỏng rát, miệng khô, họng khô, ngũ tâm phiền nhiệt, táo bón, chất lưỡi đỏ, rêu ít hoặc không rêu, mạch Huyền Tế Sác.

Điều trị: Thanh nhiệt, giải độc, dưỡng âm, nhuận táo.

Bài thuốc: Dùng bài Tư âm thông cách ẩm gia giảm:

Ung thư thực quản Nhiệt độc thương âm

Bồ công anh

20

Hoàng liên

8

Chi tử

12

Sinh địa

16

Qui đầu

20

Xuyên khung

8

Sa sâm

16

Mạch môn

20

Huyền sâm

20

Tỳ bà diệp

20

Lô căn

20

Bạch hoa xà

12

Bán liên chi

12

Bạch anh

12

Hạ khô thảo

12

Táo bón thêm Tử uyển, Hỏa ma nhân, Đào nhân, Nhục thung dung.

4. Âm dương lưỡng hư:

Triệu chứng: Nuốt không xuống, ngày càng gầy, mệt mỏi, hồi hộp, sắc mặt tái nhợt, chân tay thân mình mát lạnh, mặt sưng, chân phù, sắc lưỡi nhạt, mạch Tế Nhược.

Điều trị: ôn bổ Tỳ Thận, tư âm, dưỡng huyết.

Bài thuốc: Dùng bài Bát trân thang hợp Bát vị hoàn gia giảm:

Ung thư thực quản Âm dương lưỡng hư

Hồng sâm

12

Hoàng kỳ

20

Thục địa

16

Xa nhân

10

Hoài sơn

12

Nhục quế

6-8

Kỉ tử

12

Phụ tử

8-16

Qui đầu

20

Bạch thược

12

Bạch linh

12

Táo

12

Cam thảo

4

Sinh khương

3



Theo http://www.thaythuoccuaban.com/thuoc_chua_benh_viem_dau/ungthuthucquan.html

chữa ung thư bằng lá đu đủ

Thực hư chuyện chữa ung thư bằng lá đu đủ

Ảnh: Sức Khỏe & Đời Sống.

Giáo sư Nguyễn Xuân Hiền ở Bệnh viện 108 đã theo dõi một số bệnh nhân dùng lá đu đủ chữa ung thư và tiến triển tốt. Tuy nhiên, Việt Nam hiện chưa có công bố chính thức nào về tác dụng của nó.

Nhiều bệnh nhân ung thư truyền tụng nhau bài thuốc từ lá đu đủ. Giáo sư Nguyễn Xuân Hiền, nguyên Trưởng khoa Da liễu, Bệnh viện Trung ương quân đội 108, cho biết bài thuốc này do bà Lê Thị Đặng ở TP HCM sưu tầm. Nguồn gốc của nó là của thổ dân Australia, được ông Stan Sheldon tìm thấy.

Bài thuốc như sau: Hái lá lẫn cuống đu đủ, để tươi, cho càng nhiều càng tốt vào một ấm hoặc nồi, đổ thêm chút nước rồi đun nóng từ từ cho đến khi sôi. Sôi được 5 phút thì tắt lửa, để chừng hai tiếng đồng hồ, chắt nước đã sắc đặc vào bình hoặc chai, cất trong tủ lạnh.

Uống 200 ml một lần, 3 lần/ngày. Thuốc đắng khó uống, nhưng phải uống đều đặn. Ngoài ra, phải uống thêm 3 muỗng cà phê mật mía trong ngày, ngay sau ly nước thuốc.

Theo lời kể thì bà Đặng đã áp dụng bài thuốc này để điều trị cho chồng bị ung thư lưỡi di căn ra má, và ông đã khỏi bệnh. Khi giáo sư Hiền nhận được bài thuốc, ông cũng áp dụng để điều trị cho con gái bị ung thư phổi, nhưng bệnh đã di căn nên không khỏi. Tuy nhiên, ông vẫn kiên trì theo dõi các bệnh nhân khác.

Kết quả kiểm tra của giáo sư Hiền với 12 bệnh nhân qua điện thoại cho thấy:

- 4 người (3 u phổi, 1 chửa trứng) uống được trên 5-6 tháng thì sức khỏe ổn định, lên cân, u thu nhỏ, hết hạch cổ, đỡ ho, đỡ đau.

- 3 người bị u phổi uống được hơn 2-3 tháng thì u nhỏ đi, sức khỏe tốt hơn.

- 1 bệnh nhân u phổi khác uống được 2 tháng, bệnh tiếp tục tiến triển, đau, ho nhiều.

- 3 trường hợp chết (1 u phổi, 1 u dạ dày, 1 u gan), chỉ uống chưa được 2 tháng sau đó chuyển thuốc Đông y khác.

- 1 trường hợp u đại tràng di căn chỉ uống chưa được 2 tháng, kết quả không mấy tiến triển.

Theo ông Hiền cho biết, kết quả ở 4 bệnh nhân đầu là rất đáng lưu tâm. Ông hết sức mong mỏi các chuyên gia trong lĩnh vực y tế tiếp tục nghiên cứu về tác dụng của lá đu đủ trong điều trị ung thư.

Một trong các bệnh nhân từng sử dụng bài thuốc từ lá đu đủ là ông Lê Văn Sang, hiện sống ở quận Hoàng Mai, Hà Nội. Ông Sang bắt đầu xạ trị khối u 3 cm ở phổi từ ngày 15/5/2006 tại Bệnh viện K. Sau đó 2 ngày, ông bắt đầu sử dụng bài thuốc trên.

Sau 15 tháng điều trị, khi đi tái khám, các bác sĩ kết luận khối u nhỏ đi, nhưng khi làm xét nghiệm máu thì chỉ số ung thư trong máu lại tăng lên. Hiện ông vẫn dùng lá đu đủ song song với việc điều trị theo y lệnh của bác sĩ, và mong muốn có kết luận về bài thuốc kể trên.

Các bác sĩ ở Bệnh viện K, Viện Dược liệu và Hội Đông y Việt Nam cho biết, đề tài nghiên cứu về tác dụng chữa ung thư của bài thuốc lá đu đủ đã được triển khai cách đây đã hàng chục năm nhưng đều thất bại. Và đến thời điểm này, tại Việt Nam chưa có công bố chính thức nào. Hiệu quả của nó vẫn chỉ dừng lại ở mức độ sử dụng theo kinh nghiệm dân gian và theo các tài liệu không chính thức được công bố lẻ tẻ.

Vì vậy, nếu không may bị ung thư, cách tốt nhất vẫn là đến các cơ sở y tế để khám, điều trị bệnh theo hướng dẫn của các bác sĩ.

(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)

Theo nguon tin tu VnExpress

Theo dấu Đường Tăng_Disc1-00

LOI KHUYEN

Hãy buông bõ gánh nặng trí thức,

Hãy dừng lại những nhu cầu tìm kiếm thông tin từ bên ngoài

Người chưa tìm được sự an lạc nội tại thì tâm trí lúc nào cũng cảm giác bị đói khát và cứ tiếp tục cuộc hành trình tìm kiếm từ kiếp này qua kiếp khác

Thông tin giống như món ăn dùng để nuôi dưỡng thân thể con người

Nếu tham lam quá độ, con người sẽ bị bệnh vì ăn quá nhiều

Cũng vậy, hãy biết đủ và "thật" hành những gì bạn đã học...

Hãy quay vào bên trong vì bản thể của bạn đã đầy đủ.

Sự Minh Triết của bạn chỉ hiển lộ một khi bạn biết cách để dừng lại những lăng xăng từ bên ngoài

Hãy tự soi rọi lại mình là ai? Mình đang cần gì? Và mình đang đi tìm cái gì?

Tại sao mình luôn thay thế những nhu cầu này bằng những nhu cầu khác mà chẳng bao giờ mình tự hỏi để làm gì?

Một ngày nào đó khi bạn ngôi bơ vơ, dừng chân trước một khung cảnh thiên nhiên bình dị

Mọi thắc mắc, khắc khoái đều không còn nữa và bạn hãy ở đó

Để lắng nghe chính bạn, để một lần biết bạn là ai

Bạn không cần phải định nghĩa về mình qua cái nhìn của người khác

Bạn không cần định danh cho mình, một con người có tầm hiểu biết đến mức nào

Bạn không cần định vị cho mình, tôi phải là cái gì trong cõi giới này

Bạn đơn giản chỉ là bạn, khi những nhu cầu và tư tưởng đã dừng lại

Đây chính là Kho Tàng, là Thư Viện của Đạo Pháp!

Suu tam tu web

Monday, October 27, 2008

THAN LA GOC KHO

Sunday, October 26, 2008

Các Chất Chống Ung Thư Của Ðậu Nành


Hầu như ai cũng biết, đậu nành có chứa rất nhiều protein, bao gồm tất cả 8 loại amino acids thiết yếu. Ðậu nành cũng là nguồn phong phú cung cấp calcium, chất xơ, chất sắt và chất sinh tố B.

Tuy nhiên, cái mà các khoa học gia thích thú nhất trong những năm nghiên cứu gần đây là sự khám phá ra các hóa chất thảo mộc mà chúng tôi gọi là hóa thảo (phytochemicals) trong đậu nành, có đặc tính chống lại các mầm ung thư, (anticarcinogen).

Anticarcinogen, là một hóa chất thảo mộc có khả năng ngăn cản sự phát triển hoặc làm cho các mầm ung thư chậm phát triển.

Cũng nên biết carcinogenesis là một tiến trình phát triển ung thư, gồm có ba giai đoạn - giai đoạn bị nhiễm chất tạo ra mầm ung thư (initiation), giai đoạn thúc đẩy hay khuyến khích (promotion), tức là giai đoạn bị các chất khác kích thích và cổ võ mầm ung thư phát triển, và giai đoạn phát triển (progression). Một tế bào bị nhiễm mầm ung thư và được kích thích cho tăng trưởng trở thành tế bào ung thư (cancer cell).

Ðể trao đổi và đúc kết những khám phá mới về đậu nành trong lãnh vực y khoa phòng ngừa, đặc biệt là ngăn ngừa và chữa trị bệnh ung thư, nên Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ (National Cancer Institute) ở Washington, DC, đã tổ chức hội nghị khoa học vào ngày 27 tháng 6 năm 1990 quy tụ hầu hết các khoa học gia của các tổ chức nghiên cứu và các viện đại học nổi tiếng trên thế giới để thảo luận về tác dụng chống ung thư của đậu nành. Các nhà khoa học tham dự hội nghị, sau khi nghe phúc trình và thảo luận, đã đồng ý rằng có những chứng cớ rõ rệt, là đậu nành có khả năng ngăn ngừa bệnh ung thư, và họ xác định năm chất hóa thảo có đặc tính chống lại mầm ung thư có trong đậu nành là: protease inhibitors, phytate, phytosterols, saponins, và isoflavones.

Quả thật là kỳ diệu, chỉ một hạt đậu nành nhỏ mà có chứa tới năm chất hóa thảo chống mầm mống ung thư! Thực tế còn có nhiều hơn thế, như là chất Bowman-Birk Inhibitor (BBI), chất phenolic acids, chất lecithin, và omega-3 fatty acids,...v..v...

Trước đây, một số trong năm chất trên, đặc biệt là phytate, được xem là không tốt và thường được những người chịu ảnh hưởng bởi các thế lực đối nghịch lấy cớ để yêu cầu dân chúng đừng ăn thực phẩm đậu nành, nhưng bây giờ, các khoa học gia đã cùng thừa nhận nó giúp chúng ta phòng ngừa bệnh ung thư.

PROTEASE INHIBITORS

Gần bốn mươi năm, protease inhibitors được xem như là một chất không tốt về dinh dưỡng. Mãi đến năm 1980, Dr. Walter Troll thuộc trường đại học y khoa New York University Medical Center đã khám phá ra rằng đậu nành nguyên sơ có khả năng ngăn cản không cho bệnh ung thư phát triển nơi các loài động vật, do tác dụng của chất protease inhibitors. Tiếp theo sau đó, nhiều khoa học gia khác đã khảo sát và thử nghiệm chất protease inhibitors đậu nành trong phòng thí nghiệm và thấy rằng nó có tác dụng chống lại sự phát triển mầm ung thư kết tràng (colon), ung thư phổi, ung thư pancreas, và ung thư miệng.

Năm 1987, Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ (National Cancer Institute) đã nghiêm trọng nhìn vai trò của protease inhibitor như là một loại thuốc chữa bệnh ung thư.

Protease inhibitors ngăn ngừa sự tác động của một số genes di truyền gây nên chứng ung thư. Nó cũng bảo vệ các tế bào cơ thể không cho hư hại, gây nên bởi những môi trường xung quanh như tia nắng phóng xạ và các chất free radicals, chất có thể tấn công DNA.

Tuy nhiên, protease inhibitors bị mất bớt đi sau khi đậu nành được biến chế qua phương pháp làm nóng. Thí dụ như sữa đậu nành loại dehydrated soymilk còn lại 41,4%, đậu hũ còn lại 0,9% so với bột đậu nành nguyên chất (raw soy flour).

PHYTATE

Hóa thảo phytate là một hợp thể chất khoáng phosphorus và inositol. Giống như hóa thảo protease inhibitors, phytate có một lịch sử lâu dài không được thừa nhận là một chất dinh dưỡng và xem nó như là một chất hóa học có tác dụng gắn kết chất calcium và chất sắt trong ruột, ngăn cản sự hấp thụ của chúng (binding minerals like calcium and iron in the intestins, keeping them from being absorbed).

Bởi vì đậu nành rất giầu chất phytate, nên trước đây, các nhà khoa học cố tìm cách làm ra một loại đậu nành có chứa hàm lượng phytate thấp, nhưng kết quả lại đổi khác. Họ đã tìm thấy hóa thảo phytate không những có tác dụng ngăn ngừa mầm ung thư mà còn có khả năng ngăn ngừa bệnh tim mạch.

Hai nhà nghiên cứu khoa học là Drs. E. Graf và J.W. Eaton, đã cho biết rằng những thực phẩm giầu chất phytate cũng thường có nhiều chất xơ và những thực phẩm này bảo vệ chúng ta khỏi bị bệnh ung thư kết tràng (colon cancer) không những vì chất xơ mà còn vì hóa thảo phytate. Kết quả trong phòng thí nghiệm cho thấy rằng phytate đã liên tiếp ngăn cản không cho bệnh ung thư kết tràng phát triển và ngay cả ngăn cản không cho phát sinh mầm ung thư vú. Ðiều này cũng dễ hiểu vì phytate có tác dụng ngăn cản sự hấp thụ chất sắt trong ruột.

Free radicals, một thứ chất cặn không ốc xy là chất rất phản động và phá hoại (very reactive and destructive) luôn luôn tấn công các tế bào, kể cả DNA. Chúng được xem là nguyên nhân sự nảy mầm và phát triển không những bệnh ung thư mà còn bệnh tiểu đường và bệnh xưng khớp xương arthritis. Chất sắt (iron) sản sinh ra free radicals, nhưng khi có sự hiện diện của hóa thảo phytate, chất sắt này sẽ bị hủy diệt khả năng sản sinh và vì thế phytate hành xử giống như chất antioxydants, như vitamin C và beta-carotene.

Cũng nên biết, sau nhiều năm lưu ý dân chúng rằng phytate có thể gây phương hại đến tình trạng thiếu chất sắt trong cơ thể vì nó ngăn cản sự hấp thụ chúng, nay các nhà khoa học đã khám phá ra rằng phytate bảo vệ chúng ta khỏi nạn có quá nhiều chất sắt. Thặng dư chất sắt cũng là một trong nhiều yếu tố ảnh hưởng nguy hại đến chứng bệnh nhồi máu cơ tim (heart disease).

Ngoài việc phòng ngừa free radicals, ngăn cản không cho mầm ung thư kết tràng và ung thư vú, phytate cũng còn có khả năng ngăn ngừa ung thư các loại bằng cách gia tăng hệ thống miễn nhiễm qua việc gia tăng các hoạt động của các đơn vị tế bào phòng vệ (natural killer cells), mà chúng có thể tấn công và phá hủy các tế bào ung thư.
Suu tam tu thuvienhoasen.com

Cây Thuốc : CÂY LƯỢC VÀNG ( Lan Vòi )

Chuyện lạ về "thần dược" cây lược vàng

“Khá nhiều bệnh nhân mắc chứng nan y, hoặc từng bị trả về từ bệnh viện K trung ương, sau khi sử dụng cây lược vàng đã thuyên giảm, khỏi bệnh”, khẳng định với chúng tôi, bác sỹ Nguyễn Thế Dân - Giám đốc Trung tâm Cứu trợ trẻ em tàn tật tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm, cây lược vàng đã chính thức được đưa vào nghiên cứu thử nghiệm trong thời hạn 48 tháng, sau đó sẽ trình Bộ Y tế xét duyệt, đăng ký lưu hành làm thuốc chữa bệnh trên toàn quốc.

Trao đổi với chúng tôi, ông Lường Văn Sơn, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Dược-Vật tư y tế Thanh Hóa cho biết: “Mặc dù chưa có công trình khoa học nào chính thức khẳng định về công dụng chữa bệnh của cây lược vàng, nhưng kết quả khảo sát do CLB Hàm Rồng tổ chức vừa qua đối với 115 bệnh nhân đã sử dụng cây lược vàng, cho thấy những hiệu quả vô cùng bất ngờ”.

Cây lược vàng


Bác sĩ Phùng Sĩ Các, Chủ nghiệm CLB Hàm Rồng đưa ra kết quả khảo sát bằng phiếu thăm dò với kết quả khả quan: trong 115 bệnh nhân dùng lược vàng 32 người chữa khỏi bệnh viêm họng, viêm phế quản; 21 người khỏi bệnh đau khớp xương; 8 người khỏi bệnh đau dạ dày, tá tràng; 6 người khỏi bướu cổ, khỏe mạnh trở lại dù đã mắc ung thu di căn; 3 người khỏi cảm hàn, tê liệt chân tay... Đặc biệt, trường hợp bệnh nhân ung thu Trịnh Thị Chính, 52 tuổi, (trú tại số nhà 240, đường Đội Cung, phường Trường Thi, TP Thanh Hoá) từng bị trả về từ bệnh viện K do u nang buồng trứng di căn. Theo bác sĩ Phùng Sĩ Các, bà Chính về nhà trong tình trạng rất yếu, mạng sống chỉ tính bằng ngày.

Tuy nhiên chỉ sau vài tuần dùng rượu chế từ cây lược vàng, bà Chính tăng cân trở lại, đến nay, sau 4 tháng từ ngày trở về từ bệnh viện K, sức khỏe của bà hồi phục như chưa từng có bệnh gì xảy ra.

Cây lược vàng đã được Viện Nghiên cứu Dược liệu - Bộ Y tế xác định thuộc họ thài lài có nguồn gốc từ Mexico. Theo ông Nguyễn Văn Thát, Chủ tịch liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Thanh Hóa, hiện chưa ai có thể khẳng định những dược chất chứa trong cây lược vàng gồm những thành phần gì. Đa số đều dùng theo kinh nghiệm từ một tạp chí Sức khoẻ - Đời sống của Nga, do tác giả Vladimir - Ogarkov viết.

Theo tài liệu này, cây lược vàng có tính mát, hạ huyết áp, không độc. Khi sử dụng có thể dùng lá ăn sống, toàn bộ thân rễ thì ngâm rượu uống, làm thuốc bóp. Theo kết quả kiểm chứng từ những bệnh nhân đã sử dụng, dược phẩm chế từ cây lược vàng có thể chữa trị rất nhiều chứng bệnh như viêm họng, dạ dày, tá tràng, đau lưng, khớp, bướu cổ di chứng não, tim mạch, huyết áp và xơ vữa động mạch, u nang buồng trứng.

Hiện tỉnh Thanh Hóa và các cơ quan chức năng đã phối hợp triển khai chương trình nghiên cứu đồng thời 2 dạng sản phẩm thuốc bóp và Siro dùng để uống chế từ cây lược vàng. Đó cũng là tín hiệu đáng mừng đối với những người dân nghèo để có thể tự trồng hoặc mua dược phẩm chữa bệnh hiệu quả cao với chi phí rẻ.

Từ những kết quả khảo sát ban đầu, Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Thanh Hóa phối hợp cùng Câu lạc bộ Hàm Rồng – Thanh Hóa đã chính thức đưa cây lược vàng vào nghiên cứu thử nghiệm trong vòng 48 tháng (từ tháng 6/2008 đến 6/2012). Triển khai nhân giống lược vàng trên diện rộng, trước mắt dành 1000 m2 trồng lược vàng phục vụ việc nghiên cứu. Đồng thời đưa vào thử nghiệm lâm sàng 2 loại dược phẩm chế từ cây lược vàng (thuốc bóp và thuốc uống) trong vòng 30 tháng tại các bệnh viện Đông y Thanh Hoá, Bệnh viện Đa khoa Thanh Hoá, Bệnh viện Phụ sản Thanh Hoá và bệnh viện Thành phố Thanh Hoá.
cây lược vàng (lan vòi)
Dựa trên kết quả nghiên cứu thu được, Sở Y tế Thanh Hóa sẽ tiến hành lập hồ sơ đăng ký các dạng thuốc trình Bộ Y tế duyệt cấp số đăng ký lưu hành toàn quốc trong 18 tháng tiếp theo. Nhiều năm nay, cây lược vàng (còn gọi là lan vòi - tên khoa học là Callisia fragrans), vẫn được người dân sử dụng như một “thần dược” chữa bách bệnh. Từ năm 2006, tại Thanh Hóa bắt đầu rộ lên “phong trào” trồng lược vàng vừa làm cảnh, vừa làm thuốc tại các hộ gia đình.

Cây Thuốc : TRINH NỮ HOÀNG CUNG

Cây Thuốc : TRINH NỮ HOÀNG CUNG

,

TRINH NỮ HOÀNG CUNG
( CRINUM LATIFOLIUM )


Mô tả cây : Trinh nữ hoàng cung là một loại cỏ, thân hành như củ hành tây to, đường kính 10-15cm, bẹ lá úp nhau thành một thân giả dài khoảng 10-15cm, có nhiều lá mỏng kéo dài từ 80-100cm, rộng 5-8cm, hai bên mép lá lượn sóng. Gân lá song song, mặt trên lá lỡm thành rãnh, mặt dưới lá có một sống lá nổi rất rõ, đầu bẹ lá nơi sát đất có màu đỏ tím.
Hoa mọc thành tán gồm 6-18 hoa, trên một cán hoa dài 30-60cm. Cánh hoa màu trắng có điểm màu tím đỏ, từ thân hành mọc rất nhiều củ con có thẻ tách ra để trồng riêng dễ dàng.

Thành phần hoá học : Năm 1984, Ghosal đã phân lập và xác định từ cán hoa trinh nữ hoàng cung một glucoancaloit có tên latisolin. Thuỷ phân bằng enzym thu được aglycon có tên latisodin. Ghosal và Shibnathcòn phân lập được từ thân hình lúc cây đang ra hoa pratorimin và pratosin là hai ancaloit pirolophenanthrindon mới cùng với những chất đã được biết như pratorinmin, ambelin và lycorin.ghosal còn tách được từ trinh nữ hoàng cung một số dẫn chất ancaloit có tác dụng chống ung thư crinafolin và crinafolidin. Từ dịch ép của cánh hoa ông còn tìm được 2 ancaloit mới có nhân pyrrolophennanthridin là 2-epilycorin và 2-epipancrassidin
Một số nhà khoa học Nhật Bản cũng tìm thấy một số ít ancaloit khác từ trinh nữ hoàng cung

Công dụng và liều dùng : Từ những năm 1989-1990, nhân dân ta đồn nhau tìm sử dụng lá cây trinh nữ hoàng cung để chữa những trường hợp u xơ, ung thư tử cung, u xơ và ung thư tiền liệt tuyến với cách sử dụng như sau: ngày uống nước sắc của ba lá trinh nữ hoàng cung hái tươi thái nhỏ ngắn 1-2cm, sao khô màu hơi vàng, uống luôn trong 7 ngày, rồi nghỉ 7 ngày, sau đó uống tiếp 7 ngày nữa, lại nghỉ 7 ngày và uống tiếp 7 ngày. Tổng cộng 3 đợt uống là 63 lá, xen kẽ 2 đợt nghỉ uống, mỗi đợt 7 ngày. Nhiều người chỉ uống nước sắc trinh nữ hoàng cung như trên cũng thu được kết quả tốt. Nhưng cũng có một số bệnh nhân uống thêm cùng với nước sắc trinh nữ hoàng cung một đơn thuốc bổ thận mà cũng khỏi.

Ðể tiện cho người dùng cũng như tiện cho thầy thuốc theo dỏi kết quả điều trị, sau khi kiểm tra đúng các vị thuốc, chúng tôi chế thành ba dạng thuốc: trà trinh nữ hoàng cung, trà thuốc bổ thận, trà phối hợp thuốc bổ thận và trinh nữ hoàng cung. Ở những nơi khí hậu quá ẩm thấp, dạng trà khó bảo quản, chúng tôi chế thành dạng nước sắc đóng ống, cũng với ba dạng như trên,

Khi uống phối hợp nước sắc trinh nữ hoàng cung với đơn thuốc bổ thận, thi cân 10 thang thuốc bổ thận. Tuần đầu uống 4 thang thuốc bổ thận, cùng với uống 7 ngày uống nước sắc trinh nữ hoàng cung. 2 tuần sau, khi uống nước sắc trinh nữ hoàng cung thì mỗi tuần uống 3 thang thuốc bổ thận.


---------------------

Rất nhiều bệnh viện lớn đã "bó tay". Nhưng điều bất ngờ đã đến khi chị Đoàn Thị Mơ uống lá cây trinh nữ hoàng cung, khối u ngày một teo dần...

Chị Đoàn Thị Mơ sinh năm 1956 ở thôn Lạc Thiện, xã Nam Thái, huyện Nam Trực, Nam Định. Năm 2001 khối u trong não khởi phát, bắt đầu bằng những cơn đau nhẹ, rồi tăng dần. Do gia đình quá nghèo, không có tiền để đi khám bệnh, đầu năm 2004 bệnh tình ngày càng trầm trọng, các cơn đau vật vã liên tiếp hành hạ, khối u trong não to dần, đẩy con mắt trái lồi ra ngoài.

Thương tâm, bà con lối xóm, người năm ba ngàn, người ký gạo… số tiền góp cũng được trên 300.000đ để đưa chị đi chữa bệnh. Anh Nguyễn Thế Quyết chồng chị chỉ nghĩ đây là lần cuối cùng của cuộc đời vợ, cho toại nguyện, nếu vợ không còn trên cõi đời.

Anh đưa vợ về BV Ung bướu và Việt Đức Hà Nội để khám, cả 2 bệnh viện đều trả về do khối u não giai đoạn cuối. Anh lại cậy nhờ người quen đưa sang Quân y Viện 108 kiểm tra lần cuối. Theo kết luận X quang do bác sĩ Hằng ký ngày 27/1/2004 của QY Viện 108: "… Khối u màng não 3,61 x 3,84cm vùng hố thái dương trái. Nghĩ đến là: Menigioma?". Bệnh viện lại trả về.

Theo đại tá, TS Đỗ Văn Thắng (người cùng quê) căn dặn gia đình là: "…Nếu mổ não thì chỉ kéo dài sự sống rất ngắn ngủi, gia đình nghèo, chi phí quá lớn, tốt hơn hết nên đưa về bồi dưỡng, chăm sóc, tìm nguồn thuốc nam cho chị tại gia…".

Anh Quyết đưa vợ lên xe trở về. Sau ba tháng trời ròng rã xuôi ngược từ Hòa Bình, Yên Bái, Thái Nguyên, nghe loại thuốc nam nào là anh tìm kiếm bằng được, nhưng bệnh tình của vợ vẫn không tiến triển. Rất may có người bà con trong Kiên Giang mách bảo là cây trinh nữ hoàng cung sẽ chữa được, nhưng phải kết hợp với mấy loại nữa mà họ không rõ.
Anh lại dày công tìm tòi, suy nghĩ: Thời chiến tranh khi anh cùng sống chung với đồng bào Tây Nguyên, có thời anh bị mụn nhọt phát trên cơ bắp đồng bào đã sắc lá cây cùng hoa đủ đủ đực cho uống, các nhọt tan và biến mất. Thế là như trời mách bảo, anh dùng lá đu đủ băm, phơi khô, sắc nước uống hàng ngày cho chị và cách 3 ngày anh dùng lá trinh nữ hoàng cung sắc cho chị uống cùng, đồng thời để tăng cường sức lực, anh cho chị dùng tam thất trộn mật ong.

Với sự kiên nhẫn chờ đợi, sau 3 năm trời dùng bài thuốc trên chị Mơ đã hồi phục, khối u teo dần, con mắt trái lồI ra hiện đã trở lại gần như cũ, những cơn đau la trời, đất trước đây đã tắt hẳn.

Tiếng lành đồn xa, các tiến sĩ, bác sĩ BV QY 108, người dân tứ xứ đã về tận nhà để phỏng vấn, nghiên cứu… đặc biệt là những chị em bị khối u vú, tử cung, buồng trứng, xơ gan cổ trướng như chị Nhung, chị Mận, chị Thảo, anh Biên ngườI cùng xã và một số ở địa phương khác dùng bài thuốc trên đã khỏi bệnh, lao động bình thường.

Khi chúng tôi từ trong Nam ra gặp chị (chiều ngày 12/1/2007), phải chờ mãi tối mịt chị mới ở đồng về, trông chị rất khoẻ mạnh, chỉ còn dị tật là bên thái dương hơi phình to so vớI bên phải. Chị cùng chồng vui vẻ: “… dù đã khỏi nhưng vẫn phải kiên trì uống bài thuốc trên liên tục, thay cho uống nước hàng ngày…”.

Sưu tầm : từ Internet ...