Showing posts with label Phật pháp. Show all posts
Showing posts with label Phật pháp. Show all posts

Tuesday, December 25, 2018

Chia sẻ kinh nghiệm về công phu niệm Phật ( Bởi Đạo tràng Tu Phật )


Sách luận giải về pháp môn niệm Phật hiện đang lưu hành rất nhiều, do đó, hành giả thiển nghĩ điều quan trọng mật thiết hơn là chia sẻ kinh nghiệm của bản thân khi hành trì theo Pháp môn này, mong sao có thể mang lại Pháp lạc thiết thực cho công phu tu hành của Đại chúng. Vì vậy, vấn đề được đặt ra là ta phải thực hành niệm Phật như thế nào để được “nhất tâm bất loạn”?
1. Giới Đức nghiêm trì
Dù là cư sĩ tại gia hay tu sĩ xuất gia thì Giới luật là điều căn bản tối trọng, là nền tảng cần yếu cho sự tu hành giải thoát. Nếu không nghiêm trì Giới luật thì Tăng-bảo bất thành, Tam-bảo khiếm khuyết, mạng mạch Phật Pháp tại thế gian sẽ tự diệt, từ đó chúng sanh sẽ lại đắm chìm trong vô minh tăm tối. “Giới còn thì Ta (Phật – Pháp) còn vậy” – Đó là lời Phật trao truyền, phó thác, cảnh tỉnh hàng hậu học muôn đời về sau thúc liễm tu chơn, hộ Pháp Như Lai cửu trụ Ta-Bà!
gioi-dinh-hue
Nói rốt ráo thì nhiếp Tâm thành Giới, nghĩa là Tâm tịch tịnh thì Giới đức tròn đầy – viên mãn. Để tâm tịch tịnh thì không có con đường nào khác ngoài Giới – Định – Huệ, tức hành giả phải hạ thủ công phu tham Thiền – niệm Phật – trì Chú để đoạn tận Tham – Sân – Si, trưởng dưỡng tâm Từ – Bi – Hỷ – Xả. Ngoài ra, trong cuộc sống thường nhật, hành giả cần giữ cho 3 thời Thân – Khẩu – Ý trong sạch, y theo Bát Chánh Đạo và Lục Độ mà hành trì, làm mọi việc thiện – tránh làm điều ác dù nhỏ nhặt đến đâu. Cho nên, trì Giới tu hành nào có phải chỉ trì 5 hay 10 giới (cho cư sĩ), 250 hay 348 giới (cho tu sĩ) mà thôi.
Khi GIỚI thể tròn đầy, nhờ tu hành chơn chánh và tinh tấn dụng công không buông lung, giải đãi mà công phu niệm Phật sẽ tự có ĐỊNH lực. Khi ĐỊNH lực sâu dày thìHUỆ khai mở (có nhiều tầng bậc). Cứ thế nhẫn lực hành trì theo thời gian, đến khi Giới – Định – Huệ tròn đầy (tuy ba nhưng không khác), tâm hạnh viên mãn thì thành tựu Niệm Phật Ba-la-mật hay Niệm Phật Tam Muội. Do đó, Giới là điều cần yếu cho sự tu tiến trên lộ trình hướng tới giác ngộ – giải thoát (dù niệm Phật, tham thiền hay trì chú).
2. Niệm Phật phải niệm từ TÂM (TỌA THIỀN NIỆM PHẬT)
Vì sao? Trực tâm niệm Phật thì tâm mau chuyên nhất, công phu mau tiến vì niệm Phật tức NIỆM TỰ TÂM (Tánh Phật của chính mình). Nếu dùng miệng niệm thì đó là dụng tướng âm thanh để niệm Phật, kết quả không sao sánh bằng.
toa-thien-niem-phat
Thực hành: Tốt nhất là ngồi kiết già (nếu già yếu hay bệnh tật, sức khỏe không cho phép thì có thể ngồi bán già), thân ngay thẳng, mắt nhắm vừa kín, khởi câu niệm Nam mô A Di Đà Phật trong tâm sao cho niệm sau tiếp nối niệm trước miên mật không gián đoạn. Có đôi điều lưu ý:
–   Mắt phải nhắm vừa kín để tâm chuyên nhất nơi Phật hiệu. Nếu mở hờ thì mắt thấy cảnh trần sẽ động tâm phân biệt, nghĩ tưởng mông lung mà ảnh hưởng đến hiệu quả công phu. Cũng cần nói thêm, nếu công phu miên mật thì sẽ có lúc mắt tự hơi hé mở “chẳng động” như ta thường thấy ở các tượng Phật. Đây là trạng thái của Định, là ứng hiện tự nhiên mà không hề tác ý bởi tâm niệm vẫn miên mật chuyên nhất nơi Phật hiệu. Còn công phu chưa sâu dày đạt đến “sự tự nhiên” đó thì mắt phải nhắm vừa kín mới tốt được.
–   Giữa niệm trước kết thúc bằng chữ Phật và niệm sau bắt đầu bằng chữ Namtrong câu Phật hiệu “Nam mô A Di Đà Phật”, hành giả phải trì liên tục sao cho không gián đoạn, không kẽ hở đan xen, như dòng nước chảy không ngừng. Nếu có vọng niệm xen vào thì đừng dụng tâm gạt bỏ nó đi vì có khác gì vọng lại thêm vọng trên đầu. Tốt nhất là chỉ chú ý nơi câu niệm Phật, TÂM NIỆM – TAI LẮNG NGHE – TRÍ GHI NHẬN KHẮC SÂU TỪNG TỪ TỪNG CHỮ TRONG CÂU PHẬT HIỆU, ngoài ra đều “không biết” thì vọng nếu tự đến sẽ tự đi mà thôi. Làm được thế thì sự tiến bộ sẽ trên từng giờ, từng ngày mình công phu. Điều này chỉ tự mình biết mà thôi.
–   Không kết hợp niệm Phật với hơi thở mà hỏng đại sự. Muốn nhất tâm thì chỉ duy nhất nơi câu niệm Phật mà dụng công, sao lại kết hợp hít vào đếm niệm mấy tiếng, rồi thở ra biết niệm mấy câu… Làm như thế thì chẳng khác gì tự mình chủ trương sanh vọng, mong đạt “nhất tâm” sao có thể được (?)!
–   Không liên tưởng khi niệm Phật. Nhiều người đang công phu, khi thì lại tưởng nhớ bài giảng pháp về niệm Phật của vị Hoà-thượng này, lúc thì lại nhớ về công đức niệm Phật mà mình đọc được đó đây, hoặc tính đếm mình niệm được bao nhiêu lần… Như trên nói, tất cả đều là vọng làm tán loạn tâm, khiến tâm khó trụ nhất như nơi câu Phật hiệu.
–   Không tính đếm mình niệm Phật bao nhiêu lần. Cũng vậy, không kể mình lạy Phật sám hối bao nhiêu lạy. Lạy đến khi không còn sức nữa thôi. Nghiệp tạo sâu dày bao đời, nay niệm Phật – lạy Phật cũng tính đếm thì với tâm địa nhỏ hẹp như thế, công phu chỉ uổng công vô ích, trách sao giậm chân tại chỗ.
–   Tự xưa nay, câu niệm Nam mô A Di Đà Phật đã đi sâu vào tâm khảm bao đời người con Phật, bao bậc minh Tâm kiến Tánh cũng nương nơi câu niệm này mà xuất sanh. Nay lại thay “Di” thành “Mi” gây bao điều luận bàn vô bổ khiến lao nhọc thân tâm, chẳng lợi lạc gì cho công phu mà chỉ xáo trộn thật hư. Xét rõ, họ tên cha mẹ, ông bà, tổ tiên, ta còn không dám nghĩ phạm, huống gì Phật danh của vị cổ Phật, ai có thể thay đổi? Gương giác ngộ xưa từ câu “Nam mô A Di Đà Phật” còn đó, chẳng lẽ tất cả đều là hư nguỵ? Ai đủ phước trí sẽ tự biết mình nên thế nào.
3. Công phu TỌA THIỀN NIỆM PHẬT 
vo-niem-tam-muoi
Niệm Phật tức hành giả nương nhờ Chánh niệm Nam mô A Di Đà Phật (tự lực + tha lực) để thu nhiếp vọng tâm, tịnh hóa nghiệp chướng bao đời. Đến khi công phu thuần thục sẽ đạt nhất tâm bất loạn, tức trong tâm chỉ còn duy nhất câu niệm Phật miên mật không ngừng. Tinh tấn như vậy mà không tự mãn, khoe khoang, giải đãi, chấp trước…, đến khi công hạnh tròn đầy thì câu niệm Phật sẽ tự biến mất từng từ, từng chữ rồi mất hẳn, không thể khởi lên được nữa dù hành giả vẫn đang trì niệm. Nói cách khác, tâm hành giả không còn trụ vào câu Phật hiệu – tâm Vô Trụ, đạt đến cảnh giới Vô Niệm. Lúc đó, không niệm mà niệm – niệm mà không niệm, thành tựu Niệm Phật Tam Muội (Niệm Phật Ba-la-mật), hành giả kiến Tự Tánh Phật.
Khi mới công phu, hành giả nên tập trung hết tâm lực niệm Phật lúc tọa thiền (kiết già hay bán già) sao cho có hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra, hành giả nên tập niệm Phật khi đang làm việc, ăn uống, ngủ nghĩ… trong sinh hoạt thường nhật, giúp tâm định tĩnh chuyên nhất với mọi động – tịnh, trần cấu ở đời thường.
Khi công phu đạt Niệm Phật Ba-la-mật thì hành giả có thể làm chủ tâm mình niệm Phật trong mọi thời – mọi sinh hoạt mà tâm vẫn nhất như, không bị thức trần chi phối.
Rõ thấy, tu Phật chơn chánh nào có gì là dễ đâu bởi tham-sân-si là gốc rễ bao đời, phải tự mình điều phục thân tâm, sám hối tu hành mà thôi chứ không ai khác, kể cả Phật, giúp được. Hãy giác lấy vạn sự vô thường, tiền tài danh lợi như cỏ rác, sống đời tạm bợ, sanh tử chẳng hẹn trong chớp mắt nào có từ ai. Công danh sự nghiệp ở đường đời còn không ai trải thảm cho mình đi, huống gì đại sự liễu sanh thoát tử, minh tâm kiến tánh của chính mình khi tu Đạo. Hãy nhẫn nhục và tinh tấn tu chơn!
4. Vãng sanh
Thử nghĩ xem, khi sống tạo bao điều bất thiện huân tập trong tâm thì vài câu niệm Phật lúc tàn hơi có thể giúp “thăng” sao. Nếu không tu hành chơn thật thì vãng sanh là chuyện xa vời. Còn chân thật niệm Phật đạt được NHẤT TÂM nhẫn đến VÔ NIỆMthì không nguyện vãng sanh cũng đã vãng sanh hay kiến Tánh rồi, dù chưa mạng chung. Nhân-Quả công bằng!
sen-vo-nhiem-4
Lưu ý: điều kiện duy yếu để được vãng sanh trong nguyện lực của Đức Phật A Di Đà làNIỆM PHẬT NHẤT TÂM BẤT LOẠN trước khi lâm chung, chứ không phải niệm Phật “loạn tâm” với nhiều vọng tưởng, tạp niệm đan xen. Rõ ràng, khi khoẻ mạnh dụng công phu, tâm niệm còn chưa chuyên nhất nổi thì lúc sắp lâm chung, sức tàn lực kiệt, nghiệp lực nhiều đời chiêu cảm khiến tâm tán loạn, hốt hoảng, thất kinh… mà rất khó hay chẳng thể nhớ câu niệm Phật, hỏi sao vãng sanh được chứ (?). Quý vị tự nghiệm rõ lý này mà lo miên mật công phu, đừng nghĩ vãng sanh là chuyện dễ mà mãi mê tạo nghiệp, chẳng sám hối lo tu, phút cuối bèn niệm trả đối phó thì thác đi phải trôi lăn trong Lục đạo Tam đồ khổ não, hối hận muộn màng. “Thân Người khó được, Phật Pháp khó nghe”, xin đừng dễ duôi, biếng lười, giải đãi…!
5. Vô chấp, vô tranh
sen-vo-nhiem-3
Người tu Mật chê kẻ tu Thiền, người tu Thiền chê kẻ niệm Phật… Chê bai lẫn nhau chỉ mang tội phỉ báng Phật-Pháp mà đoạ địa ngục. Tâm địa như vậy dẫu có niệm Phật muôn vạn lần (hay tham thiền, trì chú), dẫu có thao thao Kinh điển, luận giải tài giỏi đến đâu cũng chỉ là kẻ tà tâm hành tà hạnh, tà nghiệp. Người tu hành tuyệt đối đừng phạm!
Diệu Bổn-Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật _()_
Diệu A Di Đà Phật _()_
Cổ Thiên

Monday, January 23, 2017

Ma tới để giúp qúy vị tu đạo


"Quý vị nên nhớ: Tu Ðạo không phải là chuyện dễ. Hễ quý vị muốn tu Ðạo thì có ma tới phá. Ma này không phải chỉ từ một nơi, mà từ bốn phương tám hướng kéo tới. Có thứ là ma bịnh, có thứ là ma phiền não; lại có thiên ma, nhân ma, quỷ ma và cả yêu ma nữa. Chúng ma kéo tới từ chỗ quý vị chẳng ngờ chẳng biết, làm cho Ðạo-tâm của quý vị lung lay, khiến quý vị thối lui trên đường tu tập. Chúng dùng đủ cách để dụ dỗ, uy hiếp, đe dọa, khiến quý vị phải thối chuyển, mất Ðịnh-lực, rồi bỏ tu luôn..." 


Hoà Thượng Tuyên Hoá
Trước đây tôi có nói: "Nếu ai tĩnh tọa được một chốc lát thì còn hơn là xây hằng sa tháp bảy báu." Có vị ngồi trong Thiền-đường, nghĩ vẩn vơ rằng: "Tĩnh tọa một giây phút mà công đức còn hơn xây tháp bảy báu"; rồi nghĩ lui nghĩ tới, nên dù là một tích tắc cũng chẳng tĩnh tọa đặng, do đó một tí công đức cũng chẳng có được! Vì sao? Thì cũng giống như nhận ngón tay làm mặt trăng, chỉ thấy ngón tay chỉ mặt trăng mà không nhìn thấy mặt trăng, rồi cho rằng có công đức vô lượng! Vô lượng ư? Quý vị chỉ ngồi đó với vô lượng vọng tưởng thôi!
Lại nói: "Tôi có thể phóng hào quang chiếu khắp vũ trụ! Tôi có thể phóng hào quang chiếu khắp vũ trụ!" Cảnh giới này chẳng cần quý vị nghĩ tới, chẳng cần quý vị nói ra, mà cần quý vị thực hành. Nếu quý vị có khả năng chân chính thanh tịnh nhập Ðịnh thì mới phóng đặng hào quang chiếu khắp vũ trụ. Không thể nhập Ðịnh, nghĩ ngợi vớ vẩn chẳng ích lợi gì. Nghĩ lui nghĩ tới thì cũng đều là vọng tưởng, cách xa thực tại đến tám vạn bốn ngàn dặm.
Lại có vị nghĩ rằng: "Làm sao để tôi nhập Ðịnh? Làm sao để tôi khai ngộ?" Nếu quý vị có vọng tưởng đó, thì làm cách gì quý vị cũng chẳng thể nhập Ðịnh, chẳng thể khai ngộ. Vì sao? Vì quý vị chỉ dụng công hời hợt ngoài da mà thôi, chứ chẳng phải dụng công nơi Trí Bát-nhã. Quý vị toàn là hướng ra ngoài tìm kiếm. Chẳng hướng nội mà tìm, thì mãi mãi chẳng tìm ra.
Quý vị hãy làm bác-sĩ điện liệu (electrotherapist) để giúp thế gian này. Hãy cứu giúp chúng sanh đang sống trong bầu không khí ô nhiễm này để họ có thể thành Phật trong một bầu không khí trong lành. Bây giờ quý vị phải ngồi tĩnh lặng, đừng có quá nhiều vọng tưởng, và tôi hy vọng quý vị biết rõ điều đó. Tôi đã giảng cho quý vị nghe về phương pháp điện liệu làm cho không khí trong sạch rồi. Quý vị hãy thử xem, coi hiệu quả ra sao?
Hôm nay là ngày thứ hai của Thiền-thất, quý vị đã "lên đường" chưa? "Lên đường" có nghĩa là lên con đường Chánh-giác, con đường Bồ-đề. Quý vị đã đề khởi được câu "Niệm Phật là ai" chưa? Quý vị đã buông bỏ vọng tưởng chưa? Nếu chưa đề khởi được câu "Niệm Phật là ai?" thì hãy mau mau làm đi. Phải tập như "mèo rình chuột" vậy, kiên nhẫn chăm chú chờ chuột. Lại cũng giống như "gà mẹ ấp trứng," một lòng một dạ nhớ nghĩ đến đám gà con sắp nở. Lại cũng giống như "rồng giữ hạt châu," cẩn thận chuyên nhất giữ chặt hạt bảo châu. Lúc nào cũng dụng công thì mới hy vọng thành tựu.
Chúng ta tu hạnh "ngày ăn một bữa, đêm chẳng nằm mà ngủ" là cách tu khổ hạnh mà tôi dám nói rằng hay nhất thế giới. Ðặc biệt là lúc đả Thiền-thất, mỗi ngày ngồi mười hai giờ, đi nhiễu sáu giờ. Sự thực hành khắc khổ này đòi hỏi Thiền-sinh phải ăn uống cho đầy đủ. Do đó tại Trung Quốc, khi nào có đả Thiền-thất, mỗi đêm mọi người đều được cho ăn hai cái bánh bao lớn nên ai cũng thích thú lắm. Song ở đây không có cái lệ này. Do đó bữa trưa, quý vị nên ăn thêm một chút, ăn cho no để đủ sức đi nhiễu hoặc chạy.
Giới luật nhà Phật quy định "nhật trung nhất thực," tức là mỗi ngày chỉ ăn một bữa vào giờ ngọ (mười hai giờ trưa) mà thôi. Về sau, lệ này đổi thành "quá ngọ bất thực," tức là sau mười hai giờ trưa thì không được dùng bữa, nhưng buổi sáng có thể ăn cháo điểm tâm. Vì không phải ăn sau giờ ngọ nên việc này không phải là phạm giới.
Trong khóa Thiền, nếu ăn không đủ no thì sẽ không có đủ sức ngồi Thiền, đi nhiễu hay chạy, do đó có thể sinh ra thối chuyển. Vì sao? Nếu quý vị tham Thiền đến tối, bao tử quý vị sẽ cồn cào và trách quý vị là đã quá ích kỷ, chỉ biết tu hành, chỉ chú tâm muốn khai ngộ, chẳng quan tâm đến nó, khiến nó phải đau khổ. Nó hỏi quý vị tu Ðạo gì mà một chút từ bi cũng không có. Thế là nó chẳng hợp tác với quý vị nữa, khiến quý vị dễ thối tâm, không còn muốn tu hành, uổng phí công phu khi trước. Bởi vậy trong khóa Thiền, quý vị cần phải ăn cho đủ no mới có năng lực để mưu cầu trí huệ giải thoát.
Hôm nay tôi kể cho quý vị nghe câu chuyện "Ăn bánh bao lúc đả thất." Ðây là chuyện có thật, không phải bịa đặt. Ở chùa Thiên Ðồng tại tỉnh Ninh-Ba bên Trung Quốc, có vị phương trượng tên Mật Vân. Ngài là một vị Minh nhãn Thiện-tri-thức. Thầy Duy-na cũng là một vị Minh nhãn Thiện-tri-thức. Song lòng từ bi của Thầy Duy-na thì quá rộng lớn còn lòng từ bi của Phương-trượng thì lại hạn hẹp. Ngài Mật Vân thì có tác phong "Ma-ha-tát chẳng để ý đến ai cả," còn ngài Duy-na thì chủ trương "Bồ-đề Tát-đỏa thích lo chuyện người." Vì hai vị có tư tưởng khác biệt nên lối cư xử cũng xung khắc.
Trong lúc đả Thất, ai cũng dũng mãnh tinh tấn ngồi Thiền, cầu trí huệ giải thoát. Một đêm nọ vị Duy-na từ bi này thấy đại chúng vì quá đói bụng nên chẳng còn tinh thần nào ngồi Thiền được. Có vị bị hôn trầm, có vị thì tâm tán loạn, hoặc nếu không ngủ gật thì cũng "ngồi sụm." Bình thường, khi ngồi Thiền người ta cao khoảng ba thước tây, nhưng vì bụng đói quá, không ngồi thẳng lưng được, phải khòm xuống nên chỉ còn cao hơn một thước, do đó gọi là "ngồi sụm." Khi hiện tượng này xảy ra thì chẳng ai còn tiếp tục ngồi Thiền được nữa. Thầy Duy-na thấy vậy mới nẩy lòng thương và muốn giữ sức khỏe cho đại chúng, Thầy bèn nhập Ðịnh, dùng thần thông vào nhà bếp lấy cắp một ít cơm cháy đem phân phát cho mỗi người một ít. Khi ngồi Thiền xong, mọi người mở mắt ra thì thấy trên đùi họ có một miếng cơm cháy, liền rón rén ăn hết. Bởi vì "người là sắt, cơm là thép," nên ai ăn vào cũng khôi phục lại tinh thần. Lúc đi nhiễu, cũng không cảm thấy mệt mỏi. Chẳng còn như trước, vì bụng đói không thể đi nhiễu được nên phải ngồi qua một bên để nghỉ mệt.
Sau khi Thầy Duy-na có lòng từ bi này lấy cắp cơm cháy liên tiếp hai ngày để cho đại chúng ăn điểm tâm, thì đến ngày thứ ba bị vị Phương-trượng phát giác ra chuyện ăn cắp nên bị đuổi ra khỏi chùa.
Sự việc này xảy ra như sau: Buổi sáng ngày thứ ba, Thầy quản lý nhà bếp phát hiện ra rằng cơm cháy ngày hôm qua đã biến mất và Thầy nghi rằng đã bị chuột ăn hết. Vì là nhiệm vụ của Thầy, nên Thầy mới báo cáo chuyện này lên ngài Phương-trượng để xin ý kiến. Ngài Phương-trượng dạy rằng: "Ðược rồi, phải bắt con chuột đó!" Ðến tối, ngài Phương-trượng nhập Ðịnh quán sát mới phát giác là Thầy Duy-na đã trộm cơm cháy của nhà bếp trong lúc nhập Ðịnh. Nhân đó Ngài mới đem nhục thân của Thầy Duy-na giấu dưới ghế ngồi. Lúc Thầy Duy-na xuất Ðịnh thì không thấy "nhà" (nhục thân) của Thầy đâu nữa. Thầy tìm kỹ khắp nơi thì cuối cùng mới thấy nhục thân mình nằm ở dưới ghế nên kéo nó ra. Bấy giờ, Ngài Phương-trượng mới bảo: "Thầy làm gì vậy? Thầy quả là một con chuột lớn. Thầy dám ăn cắp cơm cháy ở nhà bếp hả? Thầy có biết là Thầy đã phạm giới không? Ai phạm giới phải bị đuổi ra khỏi chùa! Ngày mai Thầy phải đi. Chúng tôi không thể lưu giữ Thầy ở đây nữa!"
Thầy Duy-na thưa: "Bạch Ngài, Ngài đuổi tôi thì được rồi, song tôi muốn xin Ngài một việc, mong Ngài thuận cho."
Vị Phương-trượng hỏi: "Thầy sắp ra đi, còn muốn yêu cầu gì nữa?"
Thầy Duy-na thưa: "Các Thiền-sinh nhất định phải được ăn đủ no thì mới có thể dụng công tu hành. Nếu ăn không no, chắc chắn chẳng thể tu hành được. Do đó tôi mới vào nhà bếp lấy trộm cơm cháy để cho đại chúng dùng, chẳng phải để tôi ăn. Tôi hy vọng Ngài Phương-trượng từ bi, mỗi tối cho mỗi người ăn hai cái bánh bao. Ðược vậy thì tôi xin cúi đầu đảnh lễ Ngài. Tôi ra đi rồi, chẳng còn gì thắc mắc nữa!"
Vị Phương-trượng suy nghĩ và thấy có lý: "Ðược rồi! Tôi sẽ thỏa mãn lời yêu cầu của Thầy." Từ đó về sau, khi nào đả Thiền-thất, mỗi người được ăn hai cái bánh bao vào buổi tối.
Thầy Duy-na lại hỏi Phương-trượng: "Thưa Ngài, tôi nên đi về đâu?"
Phương-trượng đáp: "Thầy hãy đến tỉnh Tứ-xuyên xây dựng đạo tràng. Các vị hộ pháp ở đó có thiện duyên với Thầy."
Bấy giờ Thầy Duy-na mới dùng phép Thần-túc-thông để đến tỉnh Tứ-xuyên. Thầy thấy hai cây quế cao to, cành lá sum sê, nên ngồi Thiền giữa hai cây quế ấy. Nhiều vị hộ pháp và cư sĩ thấy Thầy ngồi Thiền dưới gốc cây, nhận ra Thầy là bậc chân tu, một vị cao tăng đức hạnh, do đó họ xây một ngôi chùa dưới hai cây quế ấy lấy tên là "Song Quế Ðường." Tại đây, Thầy truyền Pháp và thâu nhận đệ tử. Về sau, rất nhiều người tham Thiền được khai ngộ và Thầy trở thành vị Tổ đầu tiên.
Tham Thiền cũng như uống nước, nóng hay lạnh chỉ tự mình biết lấy. Dụng công tới chỗ vững vàng thì mình tự biết; dụng công mà chưa thành thục thì cũng chỉ có mình tự hay. Ai dụng công đã vững, đã thành thục thì cần phải liên tục nỗ lực. Kẻ chưa dụng công tới đâu cả thì chớ biếng nhác. Trong lúc tham gia Thiền-thất, quý vị phải buông xả hết mọi thứ. Có câu:
"Ðề khởi được, buông xả được."
"Ðề khởi được" cái gì? Ðề khởi được câu "Niệm Phật là ai?"
"Buông xả được" thứ gì? Buông xả được mọi vọng tưởng. Phải buông xả được vọng tưởng và sự nghĩ ngợi lăng xăng thì trí huệ mới nảy sinh. Không buông xả được vọng tưởng thì dụng công sẽ không có kết quả.
Trong bảy ngày này, quý vị phải dũng mãnh tinh tấn, đừng sinh một mảy may tâm trạng biếng nhác hay một chút hoài nghi. Hãy cùng nhau dụng công. Khi dụng công tới chỗ "không thấy có mình, không thấy có người" thì sẽ khai ngộ. Nếu dụng công tới chỗ "phi sắc, phi không" thì sẽ hợp nhất với Ðức Như Lai. Nếu quý vị chưa hiểu được cảnh giới "phi sắc, phi không" thì thật đáng hổ thẹn.
Vì sao dụng công mà không được tương ưng? Vì thói quen, tập khí từ vô lượng kiếp đến nay quá sức sâu dày; do đó, tâm muốn hướng tới con đường Bồ-đề mà thân thì chẳng chịu tiến tới, cứ muốn thối lui. Quý vị phải biết rằng hễ tập khí, thói quen quá nặng nề, nghiệp chướng dày sâu, thì càng cần phải buông xả vọng tưởng. Buông xả vọng tưởng không khó, quý vị chỉ cần quên mình đi là vọng tưởng hết ngay. Chỉ vì còn có cái "tôi" nên quý vị mới không thể quên bẵng được mình.
Khi tu hành ở Thiền-đường, quý vị phải tu làm sao cho "trên không biết có trời, giữa không biết có người, dưới không biết có đất." Trời, đất, người không còn, đông tay nam bắc cũng tiêu tan, thì lúc ấy một niệm cũng không khởi và toàn thể chân-tâm sẽ hiện bày. Quý vị sẽ đắc được "toàn thể đại dụng."

Nếu suốt ngày khởi vọng tưởng thì công phu sẽ không tương ưng. Do đó, phải dụng công tới chỗ không sinh khởi một niệm nào cả. Khi đi, không biết là mình đang đi; khi đứng, không biết là mình đang đứng; khi nằm, không biết là mình đang nằm; khi ngồi, không biết là mình đang ngồi. Ði, đứng, nằm, ngồi đều chẳng hay biết:
Cả ngày ăn cơm, nhưng chưa nuốt một hạt gạo.
Cả ngày mặc áo, nhưng chưa mặc một sơi tơ.
Lúc ấy, quý vị với hư không hợp làm một. Nếu hợp làm một với hư không thì mới hốt nhiên dung thông; đột nhiên quý vị sẽ hiểu rõ mọi sự. Ðó là cảnh giới đốn ngộ.
Ðốn ngộ là do bình thường dụng công, dụng đến chỗ tương ưng thì mới hốt nhiên khai ngộ. Nếu bình thường không dụng công thì không thể đốn ngộ được. Cũng như trẻ con sau khi sinh ra, nhờ ngày ngày được nghe tiếng nói nên tới một lúc nào đó chúng tự nhiên biết nói. Khi chúng thốt ra lời đầu tiên thì cũng tương tự như lúc chúng ta khai ngộ. Khi chúng bắt đầu biết đi, thì bước đầu tiên cũng có thể ví như lúc chúng ta khai ngộ vậy. Làm sao chúng đi được bước đầu tiên? Do bởi ngày nào chúng cũng nhìn thấy người lớn đi đi lại lại, cảnh tượng ấy huân tập vào đầu óc chúng, khiến chúng tự nhiên tập tễnh bước đi. Chúng ta dụng công cũng phải như vậy-hôm nay dụng công, ngày mai cũng dụng công. Tiếp tục như vậy, khi công phu chín muồi, không còn khởi ý tưởng gì, hết bặt vọng niệm, thì quý vị sẽ khai ngộ.
Sự khai ngộ do ngày ngày dụng công tu hành hoặc do từng giờ từng phút dụng công tu hành rồi đến khi công phu đã chín muồi thì chợt khai ngộ, là sự khai ngộ do dụng công tu hành trong đời này.
Có người hỏi: "Tôi thấy vị kia chẳng chịu dụng công tu hành gì cả, song tới Thiền-đường chưa được bao lâu thì bỗng nhiên khai ngộ. Ðó là vì sao?" Trường hợp này khá đặc biệt đấy. Ðó là vì kiếp này tuy y không dụng công tu hành, song kiếp trước y đã tu rồi. Không phải chỉ tu bình thường, mà từng giờ từng phút y đều tu, và chỉ thiếu một chút nữa là khai ngộ. Do đó, trong kiếp này gặp được hoàn cảnh y liền khai ngộ.
Ðốn-ngộ tuy là tức khắc khai ngộ, song cần phải vun bồi thiện căn từ kiếp trước. Giống như làm ruộng vậy-mùa xuân gieo giống, mùa hạ cày cấy, thì mùa thu mới thâu hoạch. Nếu mùa xuân không gieo hạt thì mùa thu làm sao có thâu hoạch? Có câu:
"Một phần canh tác thì một phần thâu hoạch."
Người tu Ðạo chúng ta cũng phải như thế-bất luận là khai ngộ hay chẳng khai ngộ đều phải dũng mãnh tinh tấn, nỗ lực tiến tới. Hy vọng trong một phút giây tối hậu chúng ta sẽ đạt kết quả, nhận ra "bản lai diện mục" của mình.
Vì sao chúng ta không nhận ra được "bản lai diện mục" của mình? Bởi vì tướng Ngã (cái "tôi") chưa trừ, lòng ích kỷ chưa dứt. Nếu không còn tướng Ngã và lòng ích kỷ thì có thể nhận ra "bản lai diện mục" ngay.
Nếu quý vị không muốn nhận ra "bản lai diện mục" thì không thành vấn đề-tu cũng được, không tu cũng xong, bởi vì quý vị chẳng có hy vọng gì cả. Song, người tu Ðạo nhất định cần phải có hy vọng. Ðó là hy vọng hiểu rõ mình từ đâu tới, rồi đi về đâu, muốn biết được mình từ đâu sinh ra và chết rồi thì đi về đâu. Nếu muốn biết "bản lai diện mục" của mình ra sao, thì quý vị phải không sợ khổ, sợ khó, sợ gian nan-như thế thì mới có thể phản bổn hoàn nguyên, đắc được "thân kim-cang bất hoại."
Chúng ta làm gì trong Thiền-đường? Chính là rèn luyện "thân kim-cang bất hoại." Một khi đã là "thân kim-cang bất hoại," thân ta ắt hẳn chẳng còn biết khổ sở, chẳng còn biết đau đớn. Do đó nếu chúng ta cứ sợ khổ sợ đau thì không làm sao thành tựu được "thân kim-cang bất hoại." Thân bất hoại này là do rèn luyện mà thành. Và công việc chúng ta đang làm đây chính là rèn luyện "thân kim-cang bất hoại"-rèn luyện thân này cho được kiên cố, vĩnh viễn không hư hoại.
Nghe vậy, có vị nghĩ rằng: "Tôi tu hành không phải vì cái 'túi da thối' này. Rèn luyện nó thành bất hoại để làm gì chứ?" Không sai! Lý luận của quý vị đúng lắm; song, "thân kim-cang bất hoại" mà tôi nói đây không phải là "túi da thối" này. Vậy thì là gì? Là "thân kim cang bất hoại" của tự-tánh, cũng là Pháp-thân và huệ-mạng, mà cũng chính là "thân kim cang bất hoại" của tự-tánh nguyên thủy thanh tịnh.
Quý vị nên nhớ: Tu Ðạo không phải là chuyện dễ. Hễ quý vị muốn tu Ðạo thì có ma tới phá. Ma này không phải chỉ từ một nơi, mà từ bốn phương tám hướng kéo tới. Có thứ là ma bịnh, có thứ là ma phiền não; lại có thiên ma, nhân ma, quỷ ma và cả yêu ma nữa. Chúng ma kéo tới từ chỗ quý vị chẳng ngờ chẳng biết, làm cho Ðạo-tâm của quý vị lung lay, khiến quý vị thối lui trên đường tu tập. Chúng dùng đủ cách để dụ dỗ, uy hiếp, đe dọa, khiến quý vị phải thối chuyển, mất Ðịnh-lực, rồi bỏ tu luôn.
Quý vị ngồi Thiền tới một trình độ kha khá thì sẽ có ma tới thử thách xem Ðạo-lực của quý vị ra sao. Có khi chúng hóa hiện làm kẻ nam hay người nữ với dáng mạo đẹp đẽ để dụ dỗ-nếu không động tâm thì quý vị vượt qua được thử thách, nếu động tâm thì quý vị sẽ đọa lạc. Ðây là điều vô cùng quan trọng, quý vị hãy nhớ cho kỹ! Hễ sẩy chân lỡ bước là ôm hận ngàn đời!
Khi cảnh giới hiện ra để thử thách kẻ tu hành, thì chúng ta cần phải xét xem cảnh giới ấy là giả hay thật. Dùng phương cách gì? Rất đơn giản: niệm "A Di Ðà Phật," chuyên nhất không loạn, chẳng khởi vọng tưởng. Nếu cảnh giới ấy là giả thì nó sẽ từ từ biến mất. Nếu là cảnh giới thật thì càng niệm, cảnh ấy càng hiện ra rõ ràng. Ai ngồi Thiền không hiểu phương pháp này sẽ bị "tẩu hỏa nhập ma" và Ðạo-nghiệp sẽ tiêu tan. Lại có kẻ tự cho rằng mình đã nhập ma-cảnh, do đó sẽ bỏ lỡ cơ hội khai ngộ.
Lúc còn trẻ tôi có nghe nói rằng: "Tu Ðạo thì có ma." Tôi không tin, lại còn kiêu ngạo nói: "Ma gì tôi cũng không sợ! Tôi chẳng sợ bất kỳ thứ yêu ma quỷ quái nào!" Tôi cho rằng nói như thế cũng không sao, chẳng có gì đáng e ngại. Nào ngờ chẳng bao lâu quả có ma lại phá tôi. Ma gì? Ma bịnh! Lần ấy tôi bịnh nặng, hôn mê suốt bảy, tám ngày, chẳng hay biết gì cả. Bấy giờ mới biết là công phu tu hành chưa đủ nên không vượt qua được thử thách. Yêu ma quỷ quái, thiên ma ngoại đạo, tôi đều không sợ; chỉ sợ ma bịnh-không hàng phục được nó, mà cũng không chịu đựng nổi nó. Do đó, người tu Ðạo chớ có khoe khoang, tự đắc, nói rằng mình chẳng sợ gì cả. Nếu quý vị tự mãn tự đắc thì rắc rối sẽ kéo tới ngay!
Người tu Ðạo cần phải thế nào? Cần phải khiêm nhường, cẩn thận giống như đang đi trên bờ vực sâu, hay bước trên mặt băng mỏng vậy. Lúc nào cũng phải hết sức thận trọng, đề cao cảnh giác, thì mới tu Ðạo được. Nói tóm lại, hãy "nói ít, ngồi thiền nhiều"; đó là căn bản của việc tu hành.
Người tu hành thành tựu được Ðạo-nghiệp là nhờ ai trợ giúp? Chính là ma đấy! Cũng như muốn cho lưỡi dao được bén thì phải mài, người tu hành phát huy được ánh sáng trí huệ cũng là nhờ ma lại giúp. Do đó, quý vị hãy xem ma như là hộ pháp vậy. Cho nên có câu:
Kiến sự tỉnh sự xuất thế gian
Kiến sự mê sự đọa trầm luân.
(Thấy việc, hiểu rõ: xuất thế gian,
Thấy việc, si mê: chịu đọa lạc.)
Nếu quý vị có khả năng giác ngộ, gặp cảnh liền hiểu thấu suốt, thì quý vị sẽ siêu xuất thế giới. Nếu quý vị không thể giác ngộ, gặp chuyện gì thì mê mờ chuyện ấy, ắt sẽ đọa địa ngục. Cho nên, người tu Ðạo không sợ gặp ma, chỉ sợ chẳng có Ðịnh-lực. Ma tới là giúp quý vị, thử thách quý vị, xem quý vị có công phu, có Ðịnh-lực hay không. Nếu quý vị có công phu, có Ðịnh-lực, thì bất luận là thứ ma gì đi nữa, chúng cũng không làm quý vị dao động tinh thần được.
Người tu hành lúc nào cũng phải treo mấy chữ "vấn đề sống chết" ngang mày, lúc nào cũng nghĩ cách để liễu sinh thoát tử. Quý vị nên biết rằng không có việc gì trọng yếu hơn "sinh tử sự đại?uot; cả. Nếu chuyện sinh tử chưa giải quyết, quý vị sẽ không biết vì sao mình sinh ra và chết rồi thì đi về đâu. Do đó, chưa chân chính thông suốt "vấn đề sống chết" thì cần phải nỗ lực dụng công; bằng không thì sẽ vĩnh viễn bị vòng sinh tử luân hồi ràng buộc, không sao giải thoát được.

Trên đường Ðạo, quý vị hãy nghĩ tới "vấn đề sống chết" này, xem chúng ma như là kẻ hộ pháp giúp mình tu hành. Ai chửi quý vị, đánh quý vị, chính là giúp đỡ quý vị tu hành. Ai nói thị phi về quý vị, gây khó khăn cho quý vị, cũng chính là để giúp quý vị tu hành. Nói tóm lại, khi nghịch cảnh kéo tới, quý vị cứ thuận theo nó mà nhẫn chịu. Hãy coi chúng như là những bạn bè tới để trợ giúp cho quý vị thì phiền não sẽ hết. Hễ hết phiền não thì trí huệ phát sinh. Có trí huệ chân chính thì tất cả ma quái không còn cách gì làm cho tâm quý vị dao động nữa.
Vì sao chúng ta bị cảnh giới của yêu ma làm cho dao động? Bởi vì trí huệ của chúng ta chưa viên mãn. Vì trí huệ không viên mãn nên gặp việc gì cũng sinh mê muội, không nhận thức được rõ ràng-ngã tướng, nhân tướng, chúng sinh tướng, thọ giả tướng đều nẩy sinh, và phiền não cũng theo đó mà trỗi dậy. Nếu quả có trí huệ, thì không có những vấn đề ấy đâu!
Hoà Thượng Tuyên Hoá

Saturday, January 14, 2017

Nguyên nhân chính khiến cho thế gian hoại là Tham, sân, Si.


Nguyên nhân chính khiến cho thế gian hoại là Tham, sân, Si.
Thời nào chúng sanh bị tham trói buột mạnh, khi đến thời hoại sẽ bị hoại do lửa, vì nhân tham ấy nóng như lửa.
Thời nào chúng sanh bị sân trói buột mạnh, khi hoại sẽ hoại do nước, vì nhân sân này ác liệt ví như nước acít.
Thời nào chúng sanh bị si mê trói buột mạnh, khi hoại sẽ hoại do gió, vì nhân si ấy ví như gió acít. Vì nhân tham, sân, si có tác hại như thế nào, cho nên Lokadhātu - thế gian giới - mới bị hoại như đã trình bày.

A , vậy là hiện giờ vùng nào mà bị lủ lụt ngập qúa trời là đa số dân vùng đó bị tâm sân qúa mạnh . Còn bị cuồng phong bão tố là do tâm si ( nghĩa là khg chịu lo tu đó ) thì sẽ bị bão tố hoài .

Chư thiên ( nói về các tầng trời và chư thiên )




Không giống như con người, chư thiên không cần phải trải qua 9 hay 10 tháng thai nghén trong dạ con của mẹ. Vào thời điểm xuất hiện trong cõi trời, họ được sinh ra với vóc dáng đầy đủ, với thân thể trưởng thành.
Chư thiên, giống như nhân loại là những người thừa hưởng các thiện nghiệp của chính mình trong quá khứ. Tuy nhiên, họ thọ hưởng các dục lạc vô cùng cao cấp so với những gì con người nếm trải qua mà thật không thể so sánh được. Sắc đẹp kiêu kỳ và lộng lẫy, âm thanh, mùi, vị, và các xúc chạm mà chúng ta nếm trải trong cõi người chỉ là ẩn dụ về sắc đẹp và dục lạc vi diệu
Trong Kinh Māgandiya (Māgandiya Sutta) của Trung Bộ Kinh. Đức Phật giảng:
“Ví như, này Māgandiya, một gia chủ hay con trai một người gia chủ, giàu sang, tài vật nhiều, sở hữu nhiều, sống thọ hưởng một cách đầy đủ, một cách sung mãn, năm dục trưởng dưỡng, các sắc pháp do mắt nhận thức, khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, liên hệ đến dục, hấp dẫn, các tiếng do tai nhận thức... các hương do mũi nhận thức... các vị do lưỡi nhận thức... các xúc do thân nhận thức, khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Vị ấy, sau khi làm thiện thân hành, sau khi làm thiện khẩu hành, sau khi làm thiện ý hành, khi thân hoại mạng chung, được sanh lên thiện thú, Thiên giới, đời này, cọng trú với chư Thiên ở cõi trời Ba mươi ba. Vị ấy ở đây, trong rừng Nandana, được chúng Thiên nữ vây quanh, thọ hưởng năm thiên dục trưởng dưỡng một cách đầy đủ, một cách sung mãn.
Vị ấy thấy người gia chủ hay con người gia chủ đang thọ hưởng năm dục trưởng dưỡng một cách đầy đủ, một cách sung mãn. Này Māgandiya, Ông nghĩ thế nào? Thiên tử ấy, được chúng Thiên nữ vây quanh, thọ hưởng năm thiên dục trưởng dưỡng một cách đầy đủ, một cách sung mãn, vị ấy có ước vọng được như người gia chủ ấy, hay con người gia chủ ấy; hay năm dục trưởng dưỡng thuộc loài Người, hay trở lui về với các dục thuộc loài Người?”
“Không có vậy, thưa Tôn giả Gotama! Vì sao vậy? Vì thiên dục, thưa Tôn giả Gotama, là thù diệu hơn, vi diệu hơn nhân dục.”
Chúng ta bây giờ có thể hiểu rằng ngay cả dục lạc thù diệu nhất của loài người không thoát ngoài sự trần tục và tầm thường khi so sánh với các thiên dục mà chư thiên ham thích thọ hưởng.
Hơn nữa, tuổi thọ của con người là ngắn khi so với tuổi thọ của chư thiên.
Theo như kinh tạng ghi lại , chúng ta có 6 cõi trời dục giới.
1 Cõi Tứ đại vương(catummahārājā) Một ngày đêm ở cõi Tứ đại vương bằng 50 năm cõi nhân loại, tuổi thọ 500 năm tuổi trời, tính theo nhân loại là 9 triệu năm,
2 Cõi Tam thập tam thiên (tāvatiṃsa)  Một ngày đêm cõi Ba mươi ba bằng 100 năm cõi nhân loại, tuổi thọ chư thiên cõi Ba mươi ba là 1.000 năm, tính theo nhân loại là 36 triệu năm .
3 Cõi Dạma (yāmā) một ngày đêm trên cõi này tương đương với 200 năm cõi nhân loại, tuổi thọ chư thiên cõi Dạma là 2.000 năm tuổi trời, tương đương với 144 triệu năm cõi nhân loại ,
4 Cõi Đẩu-suất (Tusitabhūmi): Cõi này dành cho những người tạo phước thiện balamật (pāramī). Bồtát Chánh đẳng giác, Bồtát Bích chi (paccekabodhisatta) Bồtát Thượng thủ thinh văn, kiếp áp chót thường tái sinh về cõi này.
Một ngày đêm cõi này bằng 400 năm cõi người; tuổi thọ chư thiên cõi này là 4.000 tuổi, tương đương với 516 triệu năm cõi nhân loại
5 Cõi Hóa lạc thiên (nimmānarati) Một ngày đêm ở cõi này bằng 800 năm cõi người, tuổi thọ chư thiên ở cõi này là 8.000 tuổi, tương đương với 2064 triệu năm cõi nhân loại .Đây là quả của sự tu tập thiền định còn non kém, nhưng cũng đạt đến chi hỷ của thiền.
6 Cõi Tha hóa tự tại (paranimmitavasavattī).Một ngày đêm ở cõi này bằng 1.600 năm cõi nhân loại; tuổi thọ chư thiên ở cõi này là 1600 năm, tương đương với 8256 triệu năm cõi nhân loại .Đây là quả phước của sự tu tập thiền chỉ đạt đến cận định.
Sự tái sanh vào các cõi thiện dục giới này chủ yếu do các thiện nghiệp từ bố thí ,trì giới và tham thiền…

Tuy nhiên nhân tái sanh trong 16 cõi sắc giới và 4 cõi Vô sắc giới  chỉ do quả phước của bậc thiền tạo ra. Do vậy ở cõi sắc giới được phân chia thành 4 cõi tùy theo tầng thiền mà người đó đắc được vào giờ phút lâm chung.

1 Tầng sơ thiền : gồm 3 cõi: Cõi Phạm chúng thiên  (Brahmapārisajjabhūmi),tuổi thọ bằng 1/3 kiếp trái đất , cõi Phạm phụ thiên (Brahmapurohitabhūmi) tuổi thọ ½ kiếp trái đất và cõi Đại phạm thiên (Mahābrahmābhūmi) tuổi thọ bằng 1 kiếp trái đất.

2 Tầng Nhị thiền có 3 cõi là: Cõi Thiểu quang thiên (Parittābhābhūmi) tuổi thọ 2 kiếp trái đất, cõi Vô lượng quang thiên (Appamāṇābhābhūmi) tuổi thọ 4 kiếp trái đất ,và cõi Quang âm thiên (Ābhassarābhūmi)tuổi thọ 8 kiếp trái đất.

3 Tầng Tam thiền có 3 cõi là: Cõi Thiểu tịnh thiên (Parittasubhābhūmi) tuổi thọ 16 kiếp trái đất, cõi Vô lượng tịnh thiên (Appamāṇasubhābhūmi) tuổi thọ 32 kiếp trái đất ,và cõi Biến tịnh thiên (Subhākiṇṇābhūmi) tuổi thọ 64 kiếp trái đất.

4  Tầng Tứ thiền có 7 cõi là: Cõi Quảng quả (Vehappalābhūmi) tuổi thọ 500 kiếp trái đất, cõi Vô tưởng (Asaññasattabhūmi)tuổi thọ 500 kiếp trái đất và 5 cõi Tịnh cư (Suddhāvāsa) .Tuy nhiên , ở cõi Tịnh Cư Năm cõi Tịnh cư là nơi dành cho thiền chứng của bậc Thánh Anahàm và bậc thánh Alahán .Phàm nhân hay bậc Thánh Sơ quả, Nhị quả không thể tái sinh về nơi này, nên 5 cõi này còn được gọi là Thánh cư (ariyavāsa).

5 cõi Tịnh cư gồm cõi vô phiền (avihābhūmi) tuổi thọ 1000 kiếp trái đất, Cõi Vô nhiệt (atappābhūmi)tuổi thọ 2000 kiếp trái đất.Cõi Thiện kiến (sudassābhūmi)tuổi thọ 4000 kiếp trái đất.Cõi Thiện hiện (sudassībhūmi)tuổi thọ 8000 kiếp trái đất, Cõi Sắc cứu cánh (akaniṭṭhābhūmi)tuổi thọ 16000 kiếp trái đất.
Nơi cõi Sắc Cứu cánh có Bảo tháp Cūḷamanī tôn trí bộ vương phục cùng tóc của Bồtát Siddhattha (Sĩ-đạt-ta).
Khi Bồtát xuất gia, Đại Phạm thiên Ghaṭikāra từ cõi Sắc Cứu cánh xuống, dâng cho Bồtát 8 món y cụ của bậc xuất gia và mang bộ vương phục cùng tóc cắt bỏ của Bồtát mang về tôn trí trong Bảo tháp Cūḷamanī.

Cõi Vô sắc có 4 là: cõi Không-vô-biên-xứ (ākāsānañcāyatanabhūmi) tuổi thọ 20 ngàn kiếp trái đất, cõi Thức-vô-biên-xứ (viññāṇañcāyatanabhūmi)tuổi thọ 40 ngàn kiếp trái đất, cõi Vô-sở-hữu-xứ (ākiñcāyatanabhūmi)tuổi thọ 60 ngàn kiếp trái đất.và cõi Phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ (nevasaññānāsaññāyatana bhūmi)tuổi thọ 84 ngàn kiếp trái đất.

Tuổi thọ con người thật là quá ngắn! So với tuổi thọ của chư thiên, tuổi thọ của chúng ta thật không hơn một phần nhỏ. Tuy nhiên, mặc dù tuổi thọ của họ thì vô cùng dài, nhưng họ cũng vẫn phải chết vào một ngày nào đó.
Chư thiên chết vì 4 nguyên nhân
1. Thọ mạng chấm dứt.
2. Phước thiện trước kia chấm dứt.
3. Vì họ quên thọ thực. Và,
4. Khởi sanh ý thức có nguồn gốc từ sân hận.
Mặc dù hai nguyên nhân chết đầu tiên thì dễ hiểu nhưng hai nguyên nhân cuối thì không. Hãy để tôi giải thích thêm: Bởi vì thiên dục là rất vi diệu, chư thiên say mê vui thú đến nỗi quên giờ thọ thực. Khi họ làm như vậy, thân họ trở nên bị tiêu hoại và kiệt sức. Không có vật thực, ngay cả chư thiên cũng chết. Đây là nguyên nhân chết thứ ba – cái chết được quy kết đơn giản là do quên ăn.
Nguyên nhân chết thứ tư được gây ra bởi sự sanh khởi ý thức bắt nguồn từ sân hận. Đôi khi sự bất mãn sanh khởi khi thấy người khác thành công. Sự bất mãn này có thể có các đặc tính ganh ghét, bực bội, căm ghét, đố kỵ – không hoan hỷ với sự thịnh vượng của người khác. Chức năng của nó là không ham thích vận may hay hạnh phúc của người khác.
Ganh ghét, đố kỵ có thể sanh khởi chỉ với tâm có nhân là sân. Sân hận, ganh ghét và đố kỵ khiến tâm nóng nảy, mệt mỏi và kiệt sức. Nếu không kìm hãm, thái độ này có thể đem lại cái chết của một vị thiên.
Bởi vì ganh ghét, bất mãn và không vui thích với sự thịnh vượng và thành công của người khác, một vài thiên nhân chết.
Bây giờ chúng ta biết bốn nguyên nhân có kết quả là cái chết của chư thiên. Nhưng điều gì xảy ra khi thiên nam hay thiên nữ đó
sắp sửa chết?
Chúng ta hãy xem lại bài pháp của Đức Phật. Bài pháp này lấy trong chương ba của Itivuttaka. Trong đó Đức Phật giảng:
“Này các Tỷ-kheo, khi nào một Thiên nhân sắp sửa mệnh chung từ bỏ thân chư Thiên, có năm tướng xuất hiện ra trước: "Các vòng hoa héo úa, áo quần bị uế nhiễm, mồ hôi chảy ra từ nách, thân sắc trở thành xấu xí, Thiên nhân không hoan hỷ tại chỗ ngồi chư Thiên”
Vòng hoa xinh đẹp mà một vị thiên nhân đeo từ lúc sanh ra thì rất thơm. Những thiên hoa này luôn tươi tắn và tiếp tục nở hoa suốt cuộc đời lâu dài của thiên nhân. Chỉ gần lúc thiên nhân đó sắp sửa chết thì vòng hoa ấy héo úa.
Cũng vậy, áo quần của thiên nhân thì luôn luôn đẹp đẽ và sạch sẽ. Không bao giờ cần phải giặt chúng. Tuy nhiên, khi một thiên nhân sắp sửa chết, áo quần của vị ấy trở nên uế nhiễm.
Loài người chúng ta phải chịu nóng và lạnh, nhưng chư thiên thì không. Loài người chúng ta cần phải làm việc nhưng chư thiên thì không cần làm việc. Loài người ra mồ hôi, chư thiên thì không bao giờ ra mồ hôi. Chỉ khi một thiên nhân sắp sửa chết thì mồ hôi mới chảy ra từ cơ thể.
Những thiện nghiệp quá khứ của một thiên nhân tạo ra các nhân quyết định các điều kiện sống của kiếp hiện tại nơi cõi trời. Càng nhiều thiện nghiệp mà họ đã làm trong quá khứ, thì tuổi thọ của họ càng cao, sắc đẹp càng lộng lẫy, hạnh phúc càng nhiều, và danh tiếng và uy quyền càng lan rộng và thù thắng. Duy chỉ vì thiện nghiệp quá khứ mà các chúng sanh được sanh ra trong cõi trời cùng với đoàn tùy tùng lớn
Khi một thiên nhân muốn ăn thì đơn giản là các vật thực ngon lành xuất hiện. Giống con người,
chư thiên cũng ăn thức ăn, nhưng không giống loài người là hệ thống tiêu hóa của họ không sinh ra chất thải. Không có nhà vệ sinh ở cõi trời. Thế giới của họ thật là tuyệt biết bao! Nó phải thật là xinh đẹp và sạch sẽ biết bao! Cũng vậy, thân thể của họ thì sáng ngời, phát sáng và ánh sáng rực rỡ. Tuy nhiên, khi họ sắp sửa chết, hào quang của họ cũng dần trở nên yếu ớt hơn và mờ dần.
Mặc dù thế giới chư thiên là cõi hạnh phúc mà thiên nhân vui thích thọ hưởng. Khi một thiên nhân sắp sửa chết, không tìm thấy có sự thích thú nhiều nữa. Năm dấu hiệu báo trước này có luôn luôn xuất hiện với tất cả thiên nhân khi họ sắp sửa chết không?
Điều này được giải thích trong Chú giải Trung Bộ Kinh:
“Trong các thiên nhân, một số có nhiều phước báu, một số thì không. Khi các thiên nhân có nhiều phước báu sắp sửa chết, năm dấu hiệu báo trước xuất hiện. Nhưng với thiên nhân có ít phước báu, năm dấu hiệu báo trước không xuất hiện. Đây là sự khác nhau giữa họ.”
Khi một thiên nhân có ít phước báu chết, thân thể họ biến mất như ngọn lửa của một ngọn đèn và vị ấy tái sanh ở bất kỳ ở một trong các cõi dục.
Vào thời điểm khi chư thiên nhận biết các dấu hiệu báo trước của việc đến gần cái chết, họ nói ba lời để cổ vũ vị ấy:
“Từ đây, Hiền giả hãy đi đến cõi lành! Sau khi đi đến cõi lành, hãy nhận được những gì khéo nhận được. Sau khi nhận được những gì khéo nhận, hãy khéo an trú”
Khi điều này được giảng, một vị Tỷ-kheo bạch Đức Phật: “Bạch Thế Tôn, thế nào được gọi là đi đến cõi lành của chư Thiên? Bạch Thế Tôn, thế nào được gọi là nhận được những gì khéo nhận được của chư Thiên? Bạch Thế Tôn, thế nào được gọi là khéo an trú của chư Thiên?”
“Này các Tỷ-kheo, được địa vị làm người được gọi là đi đến cõi lành của chư Thiên.”
Con người chúng ta luôn hướng đến sự an vui và thiên lạc như cảnh giới của của thiên, nhưng ở đây Đức Phật lại nói rằng sự đi đến cõi lành của chư Thiên lại là địa vị làm người. Vì sao vậy?
Bởi vì, ở cõi người, có rất nhiều cơ hội để làm các thiện nghiệp như cúng dường (dāna), trì giới (sīla) và thực hành thiền Định (samatha) và thiền Vipassanā. Với minh sát trí , người đó có thể thoát ra khỏi sự thiêu đốt của các phiền não trong tam giới và đạt được sự an lạc bất tử của Niết Bàn.Vì các lý do này mà cõi người được gọi là cõi lành.
Do vậy , tất cả chúng ta hãy trân trọng cơ hội mình đang có .

Mình ghi chú thêm nhé : 

Như ở trên có nói : " Mặc dù hai nguyên nhân chết đầu tiên thì dễ hiểu nhưng hai nguyên nhân cuối thì không. Hãy để tôi giải thích thêm: Bởi vì thiên dục là rất vi diệu, chư thiên say mê vui thú đến nỗi quên giờ thọ thực. Khi họ làm như vậy, thân họ trở nên bị tiêu hoại và kiệt sức. Không có vật thực, ngay cả chư thiên cũng chết. Đây là nguyên nhân chết thứ ba – cái chết được quy kết đơn giản là do quên ăn."  ---- caí naỳ mình thấy rất đúng , là có lần mình nằm mơ thấy 1 vị tiên nhân tự xưng là bạn của mình hồi tiền kiếp mới tu thành tiên và dẫn mình đi lên cỏi trời chơi , mình thấy là lên trên đó chơi vui lắm luôn á , mình thấy có rất nhiều tiên nữ và nói là chị em ruột của mình , rồi dẫn mình lại 1 chổ cảnh đẹp tuyệt vời luôn , và mình thấy mình và những chị em đó ngồi vắt vẻo trên mây chơi vậy đó , và khi mình cảm thấy đói bụng thì mấy người đó kêu mình hãy tưởng tượng ra thức ăn gì thì sẽ biến ra caí đó , thế là mình nói mình thik ăn đào tiên ( chắc lúc đó  còn nhớ xem phim Tề Thiên ) , mình thấy cứ biến ra trái cây lung tung hết , rồi vừa ăn vừa giỡn vui lắm , ăn xong rồi còn quăng hạt trái cây xuống trái đất và hô biến thành con này con kia nữa chứ , mà mình thấy vui kinh khủng luôn á , chơi đã đời  1 hồi thì mình chợt nhớ tới con trai của mình qúa nên mấy người đó mới đưa mình về cõi traí đất naỳ lại ....khi mình kể cho mấy ông Sư Phụ nghe thì SP kêu mình đừng bao giờ tu về cỏi trời , vì cõi đó vui qúa lo chơi khg à nên rất là khó tu....mà vui thật á , chơi tới khg còn biết trời đất gì luôn , cứ bay qua bay lại giỡn và đi chơi tối ngày à , vui qúa thì làm sao mà tu được chứ  :) 

Hiểu về Thiên Ma Ba Tuần - ( giải thích thêm tại sao người tu khá chút thì bị ma phá )


Mình đọc baì naỳ xong mới hiểu được mấy năm trước tại sao trong lúc mình ham tu thì gặp đủ chuyện rất là vô lý xảy ra với mình , làm mình tức tối đến tận cùng , thối bồ đề tâm kinh khủng , phải nghỉ tu 1 thời gian dài , thì ra là bị ma phá đến mức độ đó . Kinh khủng thật , khg phải ma phá là mình thấy ma , hay bị ma nhập , mà là ma nó khiến cho những người trong gia đình và những người quen ( nói chung là đi đâu gặp ai củng bị hết ) làm cho mình nản lòng đến tận cùng , ta nói nó nản lòng tới tận đỉnh điểm luôn vậy đó , bất công với mình kinh khủng , tiếc là mình khg vượt qua được , nếu đọc bài naỳ sớm thì chắc mình khg bị vướng mắc  lâu đến vậy , giờ chắc đã lên level khá tí rồi :) 


Trong 6 tầng trời dục giới thì cõi Tha hoá tự tại thiên (cõi dục giới cao nhất, chỗ ở của thiên ma).
Cõi Dục giới  >>    1. Tứ Thiên Vương.  2.  Đao Lợi Thiên.  3.  Dạ Ma Thiên.  4.  Đô Sử Đa Thiên.  5.  Lạc Biến Hóa Thiên.  6.  Tha Hóa Tự Tại Thiên (Cõi Thiên Ma Ba Tuần)

Chúng sanh ở Dục giới là 12 loại: 
1. Địa ngục,
2. Súc sinh,
3. Ngạ quỷ,
4. Nhân,
5. A Tu La,
6. Tứ Thiên Vương,
7. Đao Lợi Thiên,
8. Dạ Ma Thiên,
9. Đâu Suất Thiên,
10. Hóa Tự Tại Thiên,
11. Tha Hóa Tự Tại Thiên,
12. Ma Thiên.

Thiên ma là vị vua cai quản cõi dục giới bao gồm : 6 cõi trời dục giới và các cõi dục bên dưới. Bất cứ chúng sinh nào muốt thoát khỏi sự cai quản của y đều bị thiên ma quấy nhiễu.
Vì sao thiên ma (còn gọi là ma ba tuần) gây ảnh hưởng nhiều đến cõi giới con người?

Thiên ma là vị vua cai quản cõi dục giới bao gồm : 6 cõi trời dục giới và các cõi dục bên dưới. Bất cứ chúng sinh nào muốt thoát khỏi sự cai quản của y đều bị thiên ma quấy nhiễu.

Đối tượng của thiên ma là các vị tu hành thoát khỏi các cõi dục giới.

Trong kinh Thủ Lăng nghiêm, Đức Thế Tôn nói: “Ông sẽ bị quấy nhiễu bởi một loại ma từ ngũ ấm của ông, hoặc là ma từ cõi trờì, hoặc mắc quỷ, thần, hoặc gặp ly, mỵ. Nếu tâm không sáng suốt, ông sẽ nhận lầm kẻ giặc là con.”

Giải thích về sự quấy nhiễu này HT.Tuyên Hoá  nói: Tại sao thiên ma từ trên trời đến để quấy rầy ông? Vì ông, người tu hành, đã tu tới chỗ có định lực. Ông có một tí định lực không có gì quan trọng, nhưng cung điện của ma vương bị rúng động giống như bị động đất vậy. Vì ma vương cũng có thần thông, nên khi cung điện của nó bị rúng động , nó liền quan sát: A! Tại sao cung điện của ta lại vô duyên vô cớ rung rinh, tan vỡ thế nầy? Nó khám phá ra trên thế gian có người sắp sửa thành tựu đạo nghiệp; định lực của người tu đó khiến cho cung điện của nó đỗ vỡ. Thiên ma mới suy nghĩ: Mày muốn phá diệt tao hả? Tao sẽ phá hủy định của mày trước!Cho nên, nó đến phá hoại định lực của người tu hành.

Tự Điển Minh Thông  giải thích "Ma Ba Tuần, Ba Tuần Du, Ba Tỳ -Pàpiyàn, Màra Pàpìmàn Ma Ba Tuần, Trung Hoa dịch là Ác giả là người ác, Sát giả là kẻ giết hại pháp thân huệ mạng của người thiện, kẻ lúc nào cũng theo phá những người thực hành điều lành, tu tập chánh pháp."

Ma còn vụ cho một việc làm đen tối trái với việc làm tốt v.v... không nhất thiết là ma, theo nhà Phật thì Ma Ba Tuần, ma vương này ở chót đỉnh của tầng trời thứ 6 là Tha Hóa Tự Tại Thiên thuộc về Dục Giới
(Dục giới, Sắc giới và Vô Sắc giới) chúng thường nhiểu loạn tâm trí của những bậc tu hành chân chánh, khiến dục người phát tâm làm tốt thối thất tâm tốt của họ, mà sanh ra nhiều việc làm không tốt để kết quả là phải nhận những điều xấu ác về sau.

Ma nghĩ rằng: “Ta hãy dạy bảo các Phạm chí, Cư sĩ rằng: ‘Ngươi hãy đi đến mà chửi, mà đập, mà phá, mà rủa xả Sa-môn tinh tấn kia’. Vì sao vậy? Khi bị chửi, bị đập, bị phá, bị rủa xả, biết đâu chúng nó chẳng nổi ác tâm để ta dễ lợi dụng”.

“Bấy giờ ác ma bèn xúi dục các Cư sĩ, Phạm chí. Các Cư sĩ, Phạm chí ấy chửi, đập phá, rủa xả Sa-môn tinh tấn. Các Cư sĩ, Phạm chí ấy hoặc dùng cây đánh, hoặc lấy đá ném, hoặc vác gậy đập, có khi gây thương tích Sa-môn tinh tấn, có khi làm rách toạc áo, có khi làm bể bình bát. Bấy giờ trong số Cư sĩ Phạm chí ấy do nhân duyên này thân hoại mạng chung phải đến ác xứ, sanh trong địa ngục. Chúng sanh vào đó rồi, suy nghĩ như vầy, ‘Ta phải thọ khổ này, lại phải thọ cực khổ hơn nữa. Vì cớ sao? Vì chúng ta đã đối xử tàn ác với Sa-môn tinh tấn vậy’’.

Hành giả “tự bảo là đã đủ rồi, không căn cứ gì. Bỗng có lòng đại ngã mạn phát ra như thế cho đến lúc lòng mạn, quá mạn và mạn quá mạn hoặc lòng tăng thượng mạn hoặc lòng tỵ liệt mạn một thời đều phát ra. Trong tâm còn khinh thập phương Như lai huống nữa là các bậc dưới như Thanh văn duyên giác. Ây gọi là thắng giải quá cao không trí tuệ để tự cứu….Nếu nhận là bậc chứng thánh thì một phần giống ma đại ngã mạn vào trong tim gan…”

Thiên ma hay biết được yếu điểm của người tu hành cũng như người không biết tu hành, nó liền dùng thần lực để xui người thân, bạn bè của người đang tu hành để quấy phá con đường tu hành của người đó, nó khiến ta chửi nhau, đánh nhau, nổi sân, nổi tham, hiện những vọng tưởng xấu để quấy phá, để làm cho người đó bị rơi vào tội ác khẩu hay những tội lỗi khác để đẩy người đó bị đọa vào những đường khổ. Nên thật sự cảnh giác với những ác ma trên.

Nên Nhẫn – từ bi – xí xóa – tu phước – niệm Phật – Phóng sinh – bố thí – biết đủ - Không tham – không sân – không si,… để không bị nó phá.

Sunday, January 8, 2017

QUY CHẾ THIỀN ĐƯỜNG



Sát na tĩnh tọa phước vô biên,
Hơn tạo hằng sa tháp bảy báu,
Tháp báu cuối cùng nát thành bụi,
Một niệm tịnh tâm thành chánh giác.
QUY CHẾ THIỀN ĐƯỜNG
Thiền viện là đạo tràng chuyên tu Thiền, tiếp nối ngọn đèn định tuệ của Phật, Tổ. Thiền Đường là trọng tâm của Thiền viện, tập trung sức sống công phu của đại chúng, thắp sáng chánh pháp Như Lai.
Thiền đường có quy củ, chúng tăng tinh tiến tu hành là mạng mạch Như Lai không gián đoạn, tông môn vững chắc lâu dài.
Do đó, mỗi Thiền sinh khi bước vào Thiền Đường đều phải có thái độ trân trọng, dứt khoát, thẳng tiến công phu, buông lại tất cả duyên ngoài. Những quy chế dưới đây phải được tuân thủ với tâm chân thành.
1-. Vào Thiền Đường phải giữ thân tâm trang nghiêm, thanh tịnh không tán tâm nói chuyện, cười đùa, cử chỉ thô tháo làm động niệm đại chúng.
2-. Không được đến trễ sau Lễ Phật và xuống sớm trước hồi hướng, tam tự quy y, trừ có trách nhiệm đặc biệt được sự hứa khả của Thầy Trụ Trì.
3-. Thiền sinh đến trễ sau khi hô Thiền thì không được vào Thiền Đường và phải tự xấu hổ ra trước chúng sám hối.
4-. Hô Thiền là giây phút trang nghiêm, người hô Thiền phải giữ tâm thanh tịnh, định tỉnh, giúp hành giả phấn chấn tinh thần, không được tập thử, cười đùa, chế biến theo ý riêng.
5-. Khi hành giả bị hôn trầm được vị giám Thiền dùng Thiền bảng giúp cảnh tỉnh, phải có thái độ chân thành biết ơn, khiêm tốn chấp tay xá tạ, không được tỏ thái độ sân hận, thô lỗ, chống trái. Ngược lại vị giám Thiền cũng tỏ thái độ tôn trọng hành giả, không được khinh thường.
6-. Trong giờ tọa Thiền không ai được đánh thức hành giả gọi ra ngoài, trừ trường hợp đặc biệt được sự chấp thuận của Thầy Trụ Trì.
7-. Không được giữa chừng xả trước nhìn qua ngó lại, cúi trước ngữa sau mất oai nghi.
8-. Xả Thiền đúng phương pháp Thiền viện đã hướng dẫn, không được tự ý xen vào những cách thức riêng hoặc có cử chỉ thô tháo thiếu oai nghi.
9-. Xả Thiền xong, bồ đoàn, tọa cụ xếp lại ngay ngắn đúng vị trí trong tư thái nhẹ nhàng, không hấp tấp và không để lại Thiền Đường những vật dụng cá nhân.
10-. Những vi phạm quy chế Thiền Đường do Thầy Trụ Trì hoặc vị giám Thiền trực tiếp xử lý.

Thursday, December 8, 2016

Người điếc nghe Kinh - HT Tuyên Hóa

( Ngài là HT Tuyên Hóa đó nha ) 
  Lúc ở Hương Cảng, Ngài có một đệ tử tại gia tên là Lưu Quả Quyên đã trên sáu mươi tuổi. Bà bị điếc nên không thể trò chuyện với ai hay cùng người bàn lời thị phi. Bà thường lần chuỗi tràng, không ngừng niệm Phật. Lúc Ngài giảng kinh, thuyết pháp, bà tuy tuổi đã cao, nhưng mỗi tối đều leo núi đến chùa đúng 7 giờ để dự khóa giảng. Bà không quản trời mưa hay gió, ngày ngày đều leo lên cả ba trăm bậc thang cấp đến chùa nghe kinh. Người điếc nghe kinh thật hiếm báu vô cùng. Khi buổi giảng kết thúc khoảng 9 giờ hơn, bà lại một mình xuống núi đi trên đường mòn không một ngọn đèn soi lối. Vậy mà bà ta thành tâm, tinh tấn mỗi ngày đều đặn lên Chùa.
Mùa Hè năm 1953, Ngài giảng Kinh A Di Đà. Bà Lưu như thường lệ nhất định mỗi ngày đều sớm đến nghe Kinh. Mồng 2 tháng 5, trước khi khai Kinh đại chúng đồng niệm: “Nam Mô Liên Trì Hải Hội Phật Bồ Tát,” bỗng nhiên bà Lưu cả mừng bật nói: A! Các vị niệm Nam Mô Liên Trì Hải Hội Phật Bồ Tát, tôi nghe rõ cả.
Từ đó tai bà nghe được như thường. Đây chính do công đức nghe Kinh mà ra, tuy bà không cầu mà vẫn được cảm ứng. Sau khi hết bị điếc, bà càng siêng năng niệm Phật, nhưng ma chướng lại đến; vì đôi khi để thử thách những vị tu hành nghiêm túc. Một khi người tu nỗ lực học Phật, nghiệp báo của những tội lỗi cũ phát hiện nhanh chóng và làm cho sự tu bị trở ngại. Nên có bài học là, “ Người Phật tử muốn thành Phật thì phải chịu sự khảo nghiệm của quỷ ma.”
Bà Lưu chợt mang bệnh kỳ lạ, mà triệu chứng của bệnh này là bà ta chỉ thích ăn. Bà bị ám ảnh bởi thức ăn và bà ăn uống suốt ngày từ sáng cho đến tối không ngừng. Cứ khoảng hai giờ đồng hồ là bà phải ăn một bữa, trong một ngày bà ta phải ăn ít nhất là mười lần. Nếu không ăn, bà cảm thấy càng khó chịu hơn. Các Bác sĩ Đông, Tây đều không tìm ra được nguyên nhân, lại cũng không phải trong bụng bà có sán lãi. Vậy mà Bà đã ráng nhẫn chịu bệnh này trong hai năm. Đến mồng 7 tháng 2 năm 1954, khi Ngài từ Đại Tự Sơn trở về Tây Lạc Viên, bà bẽn lẽn thưa:
- Sư Phụ, trong bụng con có người nói chuyện.
- Bụng bà có người nói chuyện? Vậy có phải là thai nhi đó không?
- Bạch Sư Phụ, con đã ngoài sáu mươi tuổi rồi ạ!
- Vậy nó nói những gì?
- Sáng sớm này, con lấy bột nếp để làm bánh ăn và khi con vừa ăn được một miếng thì có tiếng trẻ nít trong bụng con nói: “Tôi không thích ăn thứ này.”  Con nghe rất rõ ràng và chính xác.
- Vậy bà trả lời sao?
- Con nói: “Mi không thích món nầy vậy mi đòi ăn món nào? Ăn no là đủ rồi, còn kén chọn này nọ làm gì?”  Thế rồi con không nghe nó nói chi cả.
- Nếu những đứa bé trong bụng bà đã biết nói chuyện, vậy thì bà phải mau giúp cho chúng nó ra ngoài. Tối nay khi trở về nhà (khi Hòa Thượng đi vắng, bà Lưu ở lại trông chùa) vào lúc nửa đêm, bà hãy nấu cho một tô mì nóng hổi ngon lành, rồi quỳ trước bàn thờ thắp hương cúng dường và tịnh tâm niệm Phật.
Bà trở về nhà làm y lời Ngài, trong lúc niệm Phật, mơ mơ, màng màng bà thấy có ba đứa bé bụ bẩm khả ái từ trong bụng bà thoáng đi ra, chúng tranh nhau để ăn tô mì hấp dẫn kia. Đột nhiên có một luồng khí và bà thấy Ngài Hộ Pháp Vi Đà dùng hai tay, xách lỗ tai của ba đứa bé mà lôi đi, và bà lập tức cảm thấy trong bụng nhẹ nhàng, dễ chịu. Từ đó bệnh đói của bà không cần thuốc mà khỏi.
Trong ba đứa nhỏ kháu khỉnh kia, hai đứa là cắc kè tinh còn đứa thứ ba là nhái tinh; tin hay không là do bạn. Bà bị bệnh lạ lùng này là do quả báo đời trước, bà đã không tin có bệnh kỳ quái như vậy. Thế nên đời nay trong một đêm nọ bà mơ thấy có ba đứa bé khoảng hai, ba tuổi mủm mỉn, tròn trịa tai to đầu bự rồi khởi niệm tham ái mà chiêu cảm ba con quỷ nhỏ kia nhập vào. Do đó việc đầu tiên của người tu đạo là phải khử trừ lòng tham ái.