Showing posts with label bài mới. Show all posts
Showing posts with label bài mới. Show all posts

Tuesday, December 25, 2018

Chia sẻ kinh nghiệm về công phu niệm Phật ( Bởi Đạo tràng Tu Phật )


Sách luận giải về pháp môn niệm Phật hiện đang lưu hành rất nhiều, do đó, hành giả thiển nghĩ điều quan trọng mật thiết hơn là chia sẻ kinh nghiệm của bản thân khi hành trì theo Pháp môn này, mong sao có thể mang lại Pháp lạc thiết thực cho công phu tu hành của Đại chúng. Vì vậy, vấn đề được đặt ra là ta phải thực hành niệm Phật như thế nào để được “nhất tâm bất loạn”?
1. Giới Đức nghiêm trì
Dù là cư sĩ tại gia hay tu sĩ xuất gia thì Giới luật là điều căn bản tối trọng, là nền tảng cần yếu cho sự tu hành giải thoát. Nếu không nghiêm trì Giới luật thì Tăng-bảo bất thành, Tam-bảo khiếm khuyết, mạng mạch Phật Pháp tại thế gian sẽ tự diệt, từ đó chúng sanh sẽ lại đắm chìm trong vô minh tăm tối. “Giới còn thì Ta (Phật – Pháp) còn vậy” – Đó là lời Phật trao truyền, phó thác, cảnh tỉnh hàng hậu học muôn đời về sau thúc liễm tu chơn, hộ Pháp Như Lai cửu trụ Ta-Bà!
gioi-dinh-hue
Nói rốt ráo thì nhiếp Tâm thành Giới, nghĩa là Tâm tịch tịnh thì Giới đức tròn đầy – viên mãn. Để tâm tịch tịnh thì không có con đường nào khác ngoài Giới – Định – Huệ, tức hành giả phải hạ thủ công phu tham Thiền – niệm Phật – trì Chú để đoạn tận Tham – Sân – Si, trưởng dưỡng tâm Từ – Bi – Hỷ – Xả. Ngoài ra, trong cuộc sống thường nhật, hành giả cần giữ cho 3 thời Thân – Khẩu – Ý trong sạch, y theo Bát Chánh Đạo và Lục Độ mà hành trì, làm mọi việc thiện – tránh làm điều ác dù nhỏ nhặt đến đâu. Cho nên, trì Giới tu hành nào có phải chỉ trì 5 hay 10 giới (cho cư sĩ), 250 hay 348 giới (cho tu sĩ) mà thôi.
Khi GIỚI thể tròn đầy, nhờ tu hành chơn chánh và tinh tấn dụng công không buông lung, giải đãi mà công phu niệm Phật sẽ tự có ĐỊNH lực. Khi ĐỊNH lực sâu dày thìHUỆ khai mở (có nhiều tầng bậc). Cứ thế nhẫn lực hành trì theo thời gian, đến khi Giới – Định – Huệ tròn đầy (tuy ba nhưng không khác), tâm hạnh viên mãn thì thành tựu Niệm Phật Ba-la-mật hay Niệm Phật Tam Muội. Do đó, Giới là điều cần yếu cho sự tu tiến trên lộ trình hướng tới giác ngộ – giải thoát (dù niệm Phật, tham thiền hay trì chú).
2. Niệm Phật phải niệm từ TÂM (TỌA THIỀN NIỆM PHẬT)
Vì sao? Trực tâm niệm Phật thì tâm mau chuyên nhất, công phu mau tiến vì niệm Phật tức NIỆM TỰ TÂM (Tánh Phật của chính mình). Nếu dùng miệng niệm thì đó là dụng tướng âm thanh để niệm Phật, kết quả không sao sánh bằng.
toa-thien-niem-phat
Thực hành: Tốt nhất là ngồi kiết già (nếu già yếu hay bệnh tật, sức khỏe không cho phép thì có thể ngồi bán già), thân ngay thẳng, mắt nhắm vừa kín, khởi câu niệm Nam mô A Di Đà Phật trong tâm sao cho niệm sau tiếp nối niệm trước miên mật không gián đoạn. Có đôi điều lưu ý:
–   Mắt phải nhắm vừa kín để tâm chuyên nhất nơi Phật hiệu. Nếu mở hờ thì mắt thấy cảnh trần sẽ động tâm phân biệt, nghĩ tưởng mông lung mà ảnh hưởng đến hiệu quả công phu. Cũng cần nói thêm, nếu công phu miên mật thì sẽ có lúc mắt tự hơi hé mở “chẳng động” như ta thường thấy ở các tượng Phật. Đây là trạng thái của Định, là ứng hiện tự nhiên mà không hề tác ý bởi tâm niệm vẫn miên mật chuyên nhất nơi Phật hiệu. Còn công phu chưa sâu dày đạt đến “sự tự nhiên” đó thì mắt phải nhắm vừa kín mới tốt được.
–   Giữa niệm trước kết thúc bằng chữ Phật và niệm sau bắt đầu bằng chữ Namtrong câu Phật hiệu “Nam mô A Di Đà Phật”, hành giả phải trì liên tục sao cho không gián đoạn, không kẽ hở đan xen, như dòng nước chảy không ngừng. Nếu có vọng niệm xen vào thì đừng dụng tâm gạt bỏ nó đi vì có khác gì vọng lại thêm vọng trên đầu. Tốt nhất là chỉ chú ý nơi câu niệm Phật, TÂM NIỆM – TAI LẮNG NGHE – TRÍ GHI NHẬN KHẮC SÂU TỪNG TỪ TỪNG CHỮ TRONG CÂU PHẬT HIỆU, ngoài ra đều “không biết” thì vọng nếu tự đến sẽ tự đi mà thôi. Làm được thế thì sự tiến bộ sẽ trên từng giờ, từng ngày mình công phu. Điều này chỉ tự mình biết mà thôi.
–   Không kết hợp niệm Phật với hơi thở mà hỏng đại sự. Muốn nhất tâm thì chỉ duy nhất nơi câu niệm Phật mà dụng công, sao lại kết hợp hít vào đếm niệm mấy tiếng, rồi thở ra biết niệm mấy câu… Làm như thế thì chẳng khác gì tự mình chủ trương sanh vọng, mong đạt “nhất tâm” sao có thể được (?)!
–   Không liên tưởng khi niệm Phật. Nhiều người đang công phu, khi thì lại tưởng nhớ bài giảng pháp về niệm Phật của vị Hoà-thượng này, lúc thì lại nhớ về công đức niệm Phật mà mình đọc được đó đây, hoặc tính đếm mình niệm được bao nhiêu lần… Như trên nói, tất cả đều là vọng làm tán loạn tâm, khiến tâm khó trụ nhất như nơi câu Phật hiệu.
–   Không tính đếm mình niệm Phật bao nhiêu lần. Cũng vậy, không kể mình lạy Phật sám hối bao nhiêu lạy. Lạy đến khi không còn sức nữa thôi. Nghiệp tạo sâu dày bao đời, nay niệm Phật – lạy Phật cũng tính đếm thì với tâm địa nhỏ hẹp như thế, công phu chỉ uổng công vô ích, trách sao giậm chân tại chỗ.
–   Tự xưa nay, câu niệm Nam mô A Di Đà Phật đã đi sâu vào tâm khảm bao đời người con Phật, bao bậc minh Tâm kiến Tánh cũng nương nơi câu niệm này mà xuất sanh. Nay lại thay “Di” thành “Mi” gây bao điều luận bàn vô bổ khiến lao nhọc thân tâm, chẳng lợi lạc gì cho công phu mà chỉ xáo trộn thật hư. Xét rõ, họ tên cha mẹ, ông bà, tổ tiên, ta còn không dám nghĩ phạm, huống gì Phật danh của vị cổ Phật, ai có thể thay đổi? Gương giác ngộ xưa từ câu “Nam mô A Di Đà Phật” còn đó, chẳng lẽ tất cả đều là hư nguỵ? Ai đủ phước trí sẽ tự biết mình nên thế nào.
3. Công phu TỌA THIỀN NIỆM PHẬT 
vo-niem-tam-muoi
Niệm Phật tức hành giả nương nhờ Chánh niệm Nam mô A Di Đà Phật (tự lực + tha lực) để thu nhiếp vọng tâm, tịnh hóa nghiệp chướng bao đời. Đến khi công phu thuần thục sẽ đạt nhất tâm bất loạn, tức trong tâm chỉ còn duy nhất câu niệm Phật miên mật không ngừng. Tinh tấn như vậy mà không tự mãn, khoe khoang, giải đãi, chấp trước…, đến khi công hạnh tròn đầy thì câu niệm Phật sẽ tự biến mất từng từ, từng chữ rồi mất hẳn, không thể khởi lên được nữa dù hành giả vẫn đang trì niệm. Nói cách khác, tâm hành giả không còn trụ vào câu Phật hiệu – tâm Vô Trụ, đạt đến cảnh giới Vô Niệm. Lúc đó, không niệm mà niệm – niệm mà không niệm, thành tựu Niệm Phật Tam Muội (Niệm Phật Ba-la-mật), hành giả kiến Tự Tánh Phật.
Khi mới công phu, hành giả nên tập trung hết tâm lực niệm Phật lúc tọa thiền (kiết già hay bán già) sao cho có hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra, hành giả nên tập niệm Phật khi đang làm việc, ăn uống, ngủ nghĩ… trong sinh hoạt thường nhật, giúp tâm định tĩnh chuyên nhất với mọi động – tịnh, trần cấu ở đời thường.
Khi công phu đạt Niệm Phật Ba-la-mật thì hành giả có thể làm chủ tâm mình niệm Phật trong mọi thời – mọi sinh hoạt mà tâm vẫn nhất như, không bị thức trần chi phối.
Rõ thấy, tu Phật chơn chánh nào có gì là dễ đâu bởi tham-sân-si là gốc rễ bao đời, phải tự mình điều phục thân tâm, sám hối tu hành mà thôi chứ không ai khác, kể cả Phật, giúp được. Hãy giác lấy vạn sự vô thường, tiền tài danh lợi như cỏ rác, sống đời tạm bợ, sanh tử chẳng hẹn trong chớp mắt nào có từ ai. Công danh sự nghiệp ở đường đời còn không ai trải thảm cho mình đi, huống gì đại sự liễu sanh thoát tử, minh tâm kiến tánh của chính mình khi tu Đạo. Hãy nhẫn nhục và tinh tấn tu chơn!
4. Vãng sanh
Thử nghĩ xem, khi sống tạo bao điều bất thiện huân tập trong tâm thì vài câu niệm Phật lúc tàn hơi có thể giúp “thăng” sao. Nếu không tu hành chơn thật thì vãng sanh là chuyện xa vời. Còn chân thật niệm Phật đạt được NHẤT TÂM nhẫn đến VÔ NIỆMthì không nguyện vãng sanh cũng đã vãng sanh hay kiến Tánh rồi, dù chưa mạng chung. Nhân-Quả công bằng!
sen-vo-nhiem-4
Lưu ý: điều kiện duy yếu để được vãng sanh trong nguyện lực của Đức Phật A Di Đà làNIỆM PHẬT NHẤT TÂM BẤT LOẠN trước khi lâm chung, chứ không phải niệm Phật “loạn tâm” với nhiều vọng tưởng, tạp niệm đan xen. Rõ ràng, khi khoẻ mạnh dụng công phu, tâm niệm còn chưa chuyên nhất nổi thì lúc sắp lâm chung, sức tàn lực kiệt, nghiệp lực nhiều đời chiêu cảm khiến tâm tán loạn, hốt hoảng, thất kinh… mà rất khó hay chẳng thể nhớ câu niệm Phật, hỏi sao vãng sanh được chứ (?). Quý vị tự nghiệm rõ lý này mà lo miên mật công phu, đừng nghĩ vãng sanh là chuyện dễ mà mãi mê tạo nghiệp, chẳng sám hối lo tu, phút cuối bèn niệm trả đối phó thì thác đi phải trôi lăn trong Lục đạo Tam đồ khổ não, hối hận muộn màng. “Thân Người khó được, Phật Pháp khó nghe”, xin đừng dễ duôi, biếng lười, giải đãi…!
5. Vô chấp, vô tranh
sen-vo-nhiem-3
Người tu Mật chê kẻ tu Thiền, người tu Thiền chê kẻ niệm Phật… Chê bai lẫn nhau chỉ mang tội phỉ báng Phật-Pháp mà đoạ địa ngục. Tâm địa như vậy dẫu có niệm Phật muôn vạn lần (hay tham thiền, trì chú), dẫu có thao thao Kinh điển, luận giải tài giỏi đến đâu cũng chỉ là kẻ tà tâm hành tà hạnh, tà nghiệp. Người tu hành tuyệt đối đừng phạm!
Diệu Bổn-Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật _()_
Diệu A Di Đà Phật _()_
Cổ Thiên

Tuesday, November 7, 2017

Cách tỉa rau củ qủa ra hoa hồng



Thursday, October 26, 2017

THUỐC TRỊ HO



Vào mùa Đông khí lạnh thường gây ra những cơn HO dai dẳng. Ban đầu thì ho có đờm, sau đó là ho khan, cổ họng lúc nào cũng thấy ngứa bên trong và phải ho cho đở…ngứa! Ho quằn quại, ho muốn đứt cuốn họng. Nếu ngậm miệng lại thì có thể kềm chế cơn ho, nhưng hể mở miệng để nói một hai ba tiếng là bắt đầu ngứa cổ và phải ho liên tục, ho đỏ cả mày mặt, chảy cả nước mắt, ho dai dẵng hơn cả ĐẮC KỸ HO GÀ ngày xưa!
Bản thân tôi đã nhiều năm qua, khi đến mùa tuyết đổ là HO! Mấy năm trước, khi bị ho, tôi được BS cho uống đủ loại thuốc ho từ nhẹ tới nặng nhất, kèm theo trụ sinh nhưng cũng không dứt được cơn ho! Sau tình cờ lục trong tủ thuốc gia đình, thấy có một vỉ Lincomycin 500mg, lấy uống thử ngày 3 lần, mỗi lần 1 viên, uống độ 2 ngày thì dứt được cơn ho (phước chủ may thầy!)
Năm nay cơn ho quái ác lại đến khi vùng tôi ở bị bão tuyết . Tưởng vẫn là thuốc tiên, tối bèn lấy Lincomycin ra uống (đã mua thêm trử sẵn cho chắc ăn), không ngờ thuốc nầy hết hiệu nghiệm, vẫn ho, kéo dài cả tháng trời ! May có một người bạn MỄ chỉ cho một cách trị ho độc đáo, không tốn nhiều tiền (trong vòng 10 đô), tôi thử 1 lần trước khi đi ngủ, và như là một phép lạ!? Mới tối qua, tôi còn ho dữ dội, vậy mà hôm sau thức dậy, mở cửa ra ngoài sân ngắm trời, mặc dầu bên ngoài còn lạnh, nhưng trong cổ họng không thấy ngứa và ho nữa! – Trước hết mình vào tiệm bán Liquor mua 1 chai rượu Whiskey nhỏ (độ 3 đồng),nhãn hiệu nào cũng được miễn ruột nó là whiskey là ok.
– Vào Walmart mua 1 chai mật ong nhỏ thôi và thêm vài trái chanh (chanh xanh hay vàng đều được).
Cách làm :
– 1 thìa café rượu,
– 1 thìa mật ong, Cho 2 thứ vào 1 cái tách rồi nặn vào đó 10 giọt chanh (chanh muối càng tốt)), quậy đều. Dùng 1 nắp nhựa đậy trên cái tách rồi bỏ vào microwave đun trong 10 second (chỉ 10 second thôi!), sau đó lấy ra dùng thìa quậy đều rồi nhâm nhi từng thìa một cho đến hết.
Dùng trước khi đi ngủ
Tối 1 lần, Sáng thức dậy 1 lần, và buổi trưa 1 lần nữa
BẢO ĐẢM UỐNG XONG 3 LẦN THÌ SẺ THẤY DỨT HO NGAY!
Nguyễn Văn Tư , CSVSQ K18/HQ

https://khicongydaovietnam.wordpress.com/2010/12/05/bai-337/

Saturday, May 6, 2017

Bánh cống Sóc Trăng ( cách này làm thấy ngon nè )





1 kí lô gram bột là 2 lít nước

1Kg = 2.2 pounds

2 lít nước là  8.4 cups


Tóm lại : 2.2 pounds bột gạo = 8.4 cups nước ( đậu nành đã xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố )

Friday, May 5, 2017

Hỏi đạo thêm từ những vị Sư Phụ cách dạy con và mở máy niệm Phật nghe thì những vong linh có nghe được không ?


   Hôm nay có nhân duyên gặp được SP cho nên mình củng học hỏi được thêm rất nhiều việc , những vị SP naỳ tu củng khá lâu năm , rất tinh thông về kinh và luật của Phật cho nên trả lời những câu hỏi làm mình rất hài lòng , cho nên ghi ra đây để chia sẻ cùng các bạn nhé .

 Mình hỏi SP về cách dạy con cái ở Mỹ như thế nào nhất là mấy đứa con teenager ? ( vì Phật có dạy đủ thứ trong Kinh hết á  cho người dân Ấn Độ hồi xưa mà có duyên gặp được Phật )

  SP bảo : làm cha mẹ mình khg thể dùng quyền lực để áp đặt con mình , mà phải cố gắng xem con như là 1 người bạn rất thân , nhưng củng đừng qúa thân như đưá bạn thân của nó thì nó củng khg coi trọng mình ( giống như có những bà mẹ Mỹ muốn con gọi mình bằng tên luôn , cái đó thì khg được ) , SP nói nhất là caí tuổi con mình mới lớn , cái ngã , caí tự aí của nó rất cao , nếu khg khéo , khg hiểu được nó  sẽ rất là khó dạy chúng nó . Rồi SP mới lấy thí dụ , SP nói có cô Phật tử kia , con trai của cô gần tới sinh nhật thì xin Cô tổ chức sinh nhật , mà nói có 1 lần , sau đó khi tới ngày SN thì mời cả đống bạn bè tới nhà làm SN , vì khg có xin lần nữa cho nên Cô la con ngay ngaỳ SN , làm mất mặt nó trước mặt bạn bè cho nên sau ngày SN em naỳ quạo qúa khg thèm đi học luôn và củng khg thèm ăn uống tới mấy ngày luôn , cứ trốn và năm trong phòng suốt . Cô hoảng qúa nên mới gọi Thầy hỏi phải làm sao ? Thầy mới khuyên , cô nên vô phòng ngồi gần con trai và nói xin lỗi nó , tuy vai là là người mẹ  nhưng cô hãy nói xin lỗi với con trai và nói là Má đã sai , con đừng buồn Má nhé , hãy tha lỗi cho Má . Sau khi nói xong thì con trai bật dậy ôm Cô và khóc qúa trời , nó củng nói là rất thương Cô , rồi sau đó thì em chịu đi học và vâng lời lại . Cho nên SP nói tuy là vai cha mẹ nhưng khi thấy có lỗi l àmình phải xin lỗi con liền mới được , và khg thể áp đặt , bắt buộc con mình làm những điều mà nó khg thích , vì khi làm vậy thì mỗi ngày nó build up ác cảm với mình , nó sẽ dựng lên bức tường vô hình ngăn cách giữa mình và nó , rồi sau này mình nói caí gì nó sẽ chống lại và khg bao giờ nghe lời mình . Cho nên phải rất là hiểu tâm lý con caí thì mới dạy nó được .

 Mình mới hỏi caí vụ mở nhạc niệm Phật hay kinh Phật cho hương linh nghe thì họ có nghe được không ?

   SP bảo : khg nghe được , vì hương linh họ chỉ  hiểu được khi mình suy nghĩ trong đầu cái gì , còn maý móc điện tử thế gian này thì họ khg thể nghe được nếu mình mở bỏ đó và ở 1 nơi khác . Cho nên khi mình mở máy nghe giảng kinh hay máy niệm Phật , vì mình nghe và hiểu , suy nghĩ cho nên vong linh họ mới hiểu và tu tập theo mình , thì cả 2 cùng lợi lạc .

Thưa Thầy , khi con phóng sanh hay làm phước , cúng chùa này kia mà con muốn cho hết phước cho những người trong gia đình con thì có được không ?

 SP bảo : khg được hay củng tùy là người nhận họ có mở tâm hoan hỷ  vì mình phóng sanh hay làm phước không , và từ đó phước báo họ hưởng được củng khác nhau . Theo Kinh Địa Tạng thì khi làm phước thì người làm hưởng 70 phần trăm  , còn người nhận được 30 % . SP củng nói thêm là khi biết mình làm phước hay phóng sanh vì họ , họ mở tâm ra hoan hỷ theo , rất thích những việc mình làm , và phát tâm muốn giải thoát cho những con vật khỏi bị giết chết thì khi mình hồi hướng họ sẽ hưỏng được phước báo nhiều hơn , nói chung đạo Phật quan trọng nhất là ở cái tâm của mình , tâm thaàh , tâm tốt thì sẽ có phước báo rất là nhiều . Còn nếu làm bởi vì muốn danh tiếng hay vì 1 mục đích nào đó thì cái phước mình hưởng được rất là ít , cho nên nhiêù người khi làm việc thiện người ta muốn giấu tên là vậy , khg muốn phô trương lung tung .

Còn 1 vài câu hỏi nữa , mình sẽ ghi tiếp later vì giờ qúa khuya rồi , buồn ngủ qúa  :) Chúc các bạn tu hành tinh tấn nhé , rảnh mình sẽ ghi thêm SP dạy mình về phong thủy cho xem , hay lắm đó và phong thủy là có thật đó .Nhất là cách bày trí trên bàn thờ  Phật như thế nào và sắp đặt như thế nào cho đúng cách .



  

Wednesday, April 5, 2017

Bánh bò hấp - New York / Steam honeycomb cake


Sunday, April 2, 2017

Đa nghi qúa mức là 1 triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt


 Đây có thể là những biểu hiện của bệnh tâm thần phân liệt. Bệnh nhân thường xuyên nghi ngờ cả với người thân, có hành vi theo dõi, kiểm tra... hoặc có những ý nghĩ sai lệch, không phù hợp với hoàn cảnh thực tế.
Vị chuyên gia cho biết người bệnh  xuất hiện những ý nghĩ kỳ lạ, không thể giải thích được như cho rằng có người đang theo dõi, hại mình và người thân của mình, hoặc có người biết mọi ý nghĩ, chi phố hành vi, việc làm của mình... Một số bệnh nhân lại cho rằng bản thân có khuyết điểm tội lỗi không thể tha thứ, có thể nảy sinh ý tưởng và hành vi tự sát.
Tâm thần phân liệt là một rối loạn có thể điều trị. Trong quá trình này, người bệnh vẫn làm việc, sinh hoạt bình thường với nhân viên y tế, người thân.

Sunday, March 5, 2017

Gói bánh tét chay


 Hôm gần tết busy qúa nên gói có 5 đòn bánh à , ăn ngon qúa cho nên ra mùng gói thêm vài đòn nữa :)  Nếu chuẩn bị trước như trụng lá và lau lá cho sạch , nếp ngâm trước , đậu xanh thì mình ngâm 1 đêm , để ráo , sau đó nêm nếm cho vừa ăn rồi bỏ vào gói , vậy thôi , khg cần phải nấu đậu trước đâu cực công lắm , mà khi ra bánh thì đậu nó vẫn nát biến và ăn ngon vô cùng ......   khi thèm gói vài đòn bánh củng nhanh lắm ..... mình nấu bánh 1 đêm , gói xong khoảng 4 giờ chiều , bắt lên bếp nấu tới 2 giờ sáng sau đó mình vặn lửa thật nhỏ để tới sáng , rồi vặn lửa lớn nấu thêm 30 phút nữa ..... nếp nó ra mềm ngon lắm , đậu củng nát hết và ngon vô cùng , có thêm trứng muối nữa  yummy..... làm cái này cho mấy người ăn chay được luôn .... nấu xong phơi cho ráo nước sau đó bỏ tủ đá liền , khi nào ăn thì bỏ ra cho tan đá tí rồi đem hấp lại   hay microwave hơi lâu tí , ngon lắm . Mình thích đem chiên sau đó gói rau cải chấm nước mắm chua ăn , ui ngon lắm luôn :) nếu nêm nếm gia vị đậm đà vào nếp và đậu thì ăn khg còn ngon hơn là đem chiên nữa ....


Vì khg thik  thịt mỡ nên mình cho lòng đỏ trứng muối vào , ăn củng ngon lắm . 



Friday, March 3, 2017

Nếu giấc mơ là thật ? :)



Nhớ khoảng mấy năm trước có lần mình nằm mơ thấy có 1 bà lão nhìn mặt nhăn nheo lắm , trong mơ mình thấy bà lão đó khi gặp mình thì rất là mừng , và rưng rưng muốn khóc , rồi bà lão đó nói là đã đi tìm mình tới 700 trăm năm rồi đến bây giờ mới gặp được mình , và bà lão ấy muốn lại gần và ôm mình nhưng khg thể tới gần mình được ( củng khg biết tại sao ) ..... mình thì chẳng biết  bà lão ấy là ai mình mới hỏi : ủa con có quen với bà sao ? Và bà là ai ? Bà mới nói : ta là  vú nuôi của con , và có 1 kiếp  con là công chúa Huyền Trân . Sau khi ta chết thì ta đã đi tìm con  rất lâu , ta tìm con khắp nơi mãi tới hôm nay mới tìm  được con ...... mà trong mơ mình thấy bà lão đó thương mình lắm , nói chuyện với mình mà vừa khóc vừa cười và muốn ôm mình nhưng lại gần mình khg được .....

   Thế là khi tỉnh dậy thì gần sáng , mình cứ suy nghĩ về giấc mơ đó hoài mới lên google tìm về lịch sử của công chúa Huyền Trân xem sao ..... sau khi đọc và so sánh , tính toán về cái năm thì thấy thật , cái năm mà công chúa Huyền Trân chết tới giờ tính ra là 700 năm nhỉ ? ( Công chúa mất ngày mồng 9 tháng giêng năm Canh Thìn - 1340 )  . Mà lạ 1 cái là khi mình đọc về lịch sử ghi chép lại thì mình thấy có 4 điểm trùng hợp với mình  , thứ nhất là mình rất thích nghe băng giảng của Sư Ông Thanh Từ , mà khi hỏi lại đệ tử của Sư Ông thì có nghe kể lại là củng có 1 ông nào đó hồi nào giờ khg từng biết Sư Ông vì ở tận ngoài Bắc , nhưng củng nằm mơ và thấy được có người nói kiếp trước của ông ta là 1 tướng hầu kế bên vua Trần Nhân Tông và là 1 tay đắc lực của vua thời đó , và chỉ đường cho đi tìm Sư Ông , và có nói rõ ràng vua Trần Nhân Tông hồi xưa giờ là Sư Ông Thích Thanh Từ tái sanh lại . Mình nghe Thầy kể lại . Và ông đó củng lật đật từ ngoài Bắc mà chạy vô tới trong nam tìm gặp Sư Ông , khi gặp được thì ổng mừng và khóc qúa trời qúa đất luôn . Còn mình thì chưa có cơ hội gặp được Sư Ông nhưng lần đầu tiên khi nghe được video của Sư Ông là tự nhiên mình củng khóc , khg hiểu tại sao luôn và từ đó thì đi collect toàn bộ video của Sư Ông để post lên mạng ( vì hồi năm 2009 tìm trên mạng rất ít video của Sư Ông , toàn là mp3 khg à mà nghe khg rõ nữa ) ..... mà lạ cái là mỗi khi mình sắp gặp nạn hay đang gặp nạn gì đó ( bị bệnh nặng ) thì mình năm mơ thấy Sư Ông tới nhà mình và khuyên mình ráng tu , rồi thấy Sư Ông để tay lên đầu như là trị bệnh cho mình nữa , sau đó thức dậy thì mình thấy khoẻ trong người lắm , có nhiều cái lạ lùng lắm .... khi mình hỏi mấy ông Sư Phụ khác thì SP bảo là có , có thể là Sư Ông đến độ cho mình trong mơ thật . Mà mình nằm mơ thấy 3 lần như vậy đó , những lần đó là mình bị nạn rất nặng . ( À mà có vài lần đi xem bói ( những ông thầy bói này tương đối coi đúng về tương lai ) thì đa số đều nói là nếu mình có gặp nạn gì thì nên vái cửu huyền thất tổ của mình , vì họ rất mạnh và có nhiều thần lực lắm , mà ngay cả những ông Sư Phụ tu lâu năm của mình củng bảo mình vậy đó , lạ thật ! Hèn chi mỗi lần ai mà có tâm xấu muốn hại mình là y như họ gặp nạn liền tay đó ) .

  Mà khi đọc lại câu chuyện viết về công chúa Huyền Trân thì có nói là công chúa có lập am tu lúc cuối đời .... mà hồi nào giờ từ khi biết đạo đến giờ thì khg hiểu sao mình rất thích tu trong am nha  , thích lắm luôn á , mình khg bao giờ mà thích vô chùa tu , mình chỉ thích có 1 chổ riêng biệt  như caí am mà tu vậy thì thích vô cùng .... vì có lần về VN đi lại cái Chùa kia , mình thấy có khoảng 20 cái am nằm chung quanh chánh điện  Chùa , mình nhìn thấy thì lúc đó thích lắm , thích vô cùng luôn , nhưng khi Hòa Thượng kia hỏi mình muốn tu khg HT cho 1 cái am thì mình khg chịu  :)  còn mê đời mà tu sao nổi :) 

   Rồi có 1 vài điểm giống nữa nhưng đó là trong phạm vi private của mình khg thể kể trên đây được :) Nhưng nói chung lại mỗi lần xem video của Sư Ông Thanh Từ mình cảm giác như Sư Ông là 1 người cha ruột của mình vậy , cảm giác rất là thân thuộc , mà cùng họ với Sư Ông nữa mới lạ khg nhỉ ? :)  Và kiếp này  mình củng bị rất nhiều thị phi và những sự vu oan cho mình nhiều lắm , củng giống như kiếp xưa vậy đó . Chắc là khi biết tu thì ai củng bị vậy hết qúa :) Như Sư Ông Thanh Từ , HT Trí Quảng , có vài SP của mình , HT Tuyên Hóa , ai ai củng bị người ta vu oan đủ thứ hết , khi mình nghe băng giảng mình mới biết :)

http://www.tinmoi.vn/su-that-huyen-tran-cong-chua-tu-thong-voi-tran-khac-chung-011275185.html

(Tinmoi.vn) Viết về công chúa Huyền Trân, cả chính sử và dã sử đã tốn khá nhiều giấy mực để luận “công” và “tội” của nàng. 
Việc nàng thuận theo ý phụ vương là thái thượng hoàng Trần Nhân Tông về làm phi của vua Chế Mân nước Chiêm Thành đã góp phần thắt chặt tình bang giao giữa hai nước, tạo mối thâm tình để chống kẻ thù chung là giặc Nguyên Mông vẫn đang ngày đêm nhòm ngó và đặc biệt là việc dâng châu Ô, châu Lý của vua Chế Mân để cầu hôn nàng (vùng đất Thuận Hóa - Phú Xuân - Thừa Thiên Huế ngày nay) đã giúp nước ta mở rộng bờ cõi về phía Nam.
Hình ảnh Sự  thật Huyền Trân công chúa “tư thông” với Trần Khắc Chung số 1Chân dung công chúa Huyền Trân. Ảnh minh họa
Nhưng lịch sử cũng đặt ra nhiều câu hỏi xung quanh cuộc đời nàng: Làm thế nào Huyền Trân công chúa có thể thoát khỏi nước Chiêm Thành mà không phải chịu án “hỏa táng” theo vua Chế Mân khi nhà vua băng hà? Làm thế nào để nàng và đoàn hộ tống có thể sống sót trở về sau hơn một năm lênh đênh trên biển, vượt qua những hải khẩu chi chít của nước Chiêm Thành với đội quân tinh nhuệ thiện chiến hay lũ hải tặc luôn đêm ngày rình rập? Và tại sao, sau hơn một năm trời, đoàn thuyền mới trở về? – Đó cũng là mấu chốt của nghi án mối tình giữa Huyền Trân công chúa và quan Hành khiển thượng thư tả bộc xạ Trần Khắc Chung – vị tướng trẻ tài ba, mưu lược được nhà Trần cử sang Chiêm quốc để tìm cách rước công chúa về nước.
Chuyến tàu định mệnh và nghi án “tư thông”
Trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư có đọan chép như sau: Theo tục lệ Chiêm Thành, chúa chết thì bà hậu của chúa phải vào giàn thiêu để chết theo. Vua biết thế, sợ công chúa bị hại, sai bọn Khắc Chung, mượn cớ là sang viếng tang và nói với người Chiêm: ”Nếu công chúa hỏa táng thì việc làm chay không có người chủ trương, chi bằng ra bờ biển chiêu hồn ở ven trời, đón linh hồn cùng về, rồi sẽ vào giàn thiêu”.
Hình ảnh Sự  thật Huyền Trân công chúa “tư thông” với Trần Khắc Chung số 2Công chúa Huyền Trân được gả sang nước Chiêm Thành. Ảnh minh họa
Một sự việc quan trọng như thế mà nhà chép sử chỉ gói gọn trong chừng ấy dòng một cách hết sức sơ sài. Điều đó đã gây ra bao sự hiểu nhầm đáng tiếc, cho rằng trong hơn 1 năm lênh đênh trên biển ấy Huyền Trân và Trần Khắc Chung đã có cơ hội tư thông với nhau.
Từ đó đến nay lẻ tẻ cũng có một vài tiếng nói phản biện nhưng hầu như chưa ai bỏ công nghiên cứu, phân tích thật kỹ lưỡng, nghiêm túc về sự việc trên để minh oan cho Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông, Trần Khắc Chung và công chúa Huyền Trân. 
Cuộc giải cứu Huyền Trân chắc chắn là có nhiều điều bí ẩn. Triều đại nhà Trần vì một lý do tế nhị nào đó mà không muốn công khai vụ việc này. Những người trực tiếp tham gia vụ giải cứu  như Trần Khắc Chung, Đặng Vân… đã mang theo bí mật ấy xuống mồ. Vì thế những kẻ thâm thù với triều đại nhà Trần, với thượng tướng Trần Khắc Chung sau này có cớ để đơm đặt, suy diễn.
 Sự thật Huyền Trân có “tư thông” với Trần Khắc Chung?

Chỉ cần tinh ý ta cũng có thể nhận thấy những điều hết sức phi lý trong đoạn văn trên của Ngô Sĩ Liên. Nên nhớ là giai đoạn lịch sử ấy (1220- 1340), mối bang giao giữa hai nước Đại Việt và Chiêm Thành hết sức tốt đẹp. Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông hai nước đã từng liên kết với nhau. Vua Chiêm đã từng mang quân ra tận Nghệ An giúp Trần Nhân Tông. Vua Trần Nhân Tông đã từng cử hàng nghìn binh mã, hàng trăm chiến thuyền ứng viện giúp chủ tướng Chế Mân đánh thắng Toa Đô khi Toa Đô hùng hổ đưa 5 nghìn quân, 100 hải thuyền, 250 chiến thuyền tấn công Chiêm Thành (năm 1282 - 1285). Việc Thái thượng hoàng và vua đồng tình gả công chúa “cành vàng lá ngọc” Huyền Trân cho Chế Mân (vua nước Chiêm) và Chế Mân dâng tặng hai châu Ô - Lý cho Đại Việt làm sính lễ đã nói lên mối bang giao tốt đẹp đó. Đây là chiến lược Hòa – Thân của cả hai nước để liên minh chống giặc xâm lược phương Bắc. Không lẽ chỉ vì sợ công chúa Huyền Trân bị đưa lên giàn thiêu theo tục lệ người Chăm khi Chế Mân băng hà mà Trần Nhân Tông và Trần Anh Tông lại làm một việc chẳng lấy gì quang minh chính đại như vậy đối với một nước láng giềng đang hết sức thân thiện với nước mình? Chuyện Trần Nhân Tông và Trần Anh Tông sợ Huyền Trân bị đưa lên giàn hỏa thiêu là có thật. Chuyện Thái thượng hoàng và vua cử thượng tướng Trần Khắc Chung đi giải cứu Huyền Trân là có thật. Nhưng sự việc không phải đơn giản như mấy dòng sao chép sơ sài của tác giả ĐVSKTT. Nhiệm vụ đặt ra cho vụ giải cứu này là bằng mọi giá cứu được Huyền Trân nhưng không làm tổn thương mối bang giao hai nước. Đó là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn, buộc Thái thượng hoàng và vua phải “chọn mặt gửi vàng”. Thượng tướng Trần Khắc Chung là một sự lựa chọn thích hợp và sáng suốt nhất. Ông vừa có tài quân sự vừa có tài ngoại giao. Chính Toa Đô cũng đã phải kính nể tài ứng đối của Trần Khắc Chung.
Chính Trần Khắc Chung đã có công lớn trong cuộc chiến thắng quân Nguyên - Mông vào năm 1289 (đúng năm Huyền Trân ra đời) và sau đó được phong chức Đại Hành Khiển. Khi trao nhiệm vụ cho Trần Khắc Chung chắc chắn Thái thượng hoàng và vua đã lường trước một số tình huống và dự kiến một vài kế sách ứng phó. Trong bối cảnh mối quan hệ đang tốt đẹp của hai nước thì thượng sách vẫn là dùng con đường ngoại giao, cực chẳng đã mới dùng đến biện pháp quân sự. Theo một số tư liệu đáng tin cậy thì vua Chế Mân băng hà vào tháng 5 - 1306, tháng 9 Huyền Trân sinh thái tử Đa Da và mãi tháng 10 năm đó đoàn giải cứu của Trần Khắc Chung mới đến kinh đô Chiêm Thành đóng tại Quy Nhơn (Bình Định). Cuộc giải cứu kéo dài gần một năm trời. Tháng 8 năm 1307 đoàn mới đưa được Huyền Trân trở về Thăng Long. Bao nhiêu sự việc phức tạp xảy ra trong thời gian đó. Trước hết là vị thế của Huyền Trân. Nàng giờ đường đường là hoàng hậu của nước Chiêm, phải sống trong hậu cung có quân lính canh phòng nghiêm ngặt ngày đêm nên việc tiếp cận với nàng đâu phải dễ dàng. 
Hơn nữa, nàng đang thời kỳ sinh nở nên việc tiếp cận lại càng khó khăn. Như vậy buộc lòng Trần Khắc Chung và đoàn giải cứu phải chờ đợi ít nhất là ba, bốn tháng. Trong thời gian đó Trần Khắc Chung tranh thủ tiến hành công tác ngoại giao, thuyết phục vừa nhu vừa cương để người Chăm buộc lòng đồng ý cho đưa Huyền Trân về nước. Điều này thì Trần Khắc Chung vốn có biệt tài.
Lại còn Huyền Trân nữa. Chắc gì Huyền Trân đã đồng ý trở về cố quốc trong hoàn cảnh chồng vừa mất chưa mãn tang và thái tử Đa Da vừa mới lọt lòng? Trong một năm chung sống với Chế Mân nàng thấu hiểu vì sao cha nàng đã chọn Chế Mân làm con rể. Chuyến ghé thăm Chiêm Thành (vào năm 1301) gần 9 tháng trời, Trần Nhân Tông quá hiểu về cốt cách và tài năng của Chế Mân. Chế Mân là một vị anh hùng của người Chiêm thời đó. Đâu phải như thiên hạ chào xáo: Tiếc thay cây quế giữa rừng/ Để cho thằng Mán, thằng Mường nó leo. Chức danh Hoàng hậu của Huyền Trân được Chế Mân và triều đình sắc phong đủ cho ta thấy tình cảm tốt đẹp của cặp đôi “trai anh hùng, gái thuyền quyên” này. Đứa con mới sinh của nàng cũng là một bằng chứng cho tình cảm tốt đẹp đó. Thuyết phục nàng trở về cố quốc đâu phải là chuyện dễ dàng. Tất cả đều phải có thời gian và phụ thuộc vào tài ăn nói của Trần Khắc Chung. 
Chuyện Khắc Chung “dùng thuyền nhẹ cướp lấy công chúa đem về, rồi tư thông với công chúa” là hoàn toàn bịa đặt. Có người đã chứng minh khá thuyết phục rằng một chiếc “thuyền nhẹ” làm sao thoát được màng lưới thủy quân hùng mạnh và dày đặc đã từng đánh tan 5 nghìn quân, 100 hải thuyền, 250 chiến thuyền của Toa Đô; làm sao chuyên chở đủ lương thực, nước uống cho đoàn giải cứu trong gần một năm trời; làm sao bảo đảm được tính mạng của một phụ nữ chân yếu tay mềm vừa mới sinh con lênh đênh trên biển những khi sóng to gió lớn? Nếu chiếc “thuyền nhẹ” đó thoát ra khỏi vòng vây của thủy quân Chiêm Thành trong thời gian nhanh nhất (vì chậm sẽ bị bắt) thì làm gì có chuyện gần một năm “loanh quanh” trên biển mới về đến kinh đô Thăng Long. Chuyện này đâu dễ dàng qua mắt bá quan văn võ triều đình nhà Trần thời đó. 
Lịch sử hai nước không ghi lại một cuộc rượt đuổi nào hay một sự tổn thất về người nào trong cuộc giải cứu. Và sau khi Huyền Trân về nước một thời gian khá dài không hề thấy phía Chiêm Thành động tĩnh gì. Điều đó cho chúng ta phỏng đoán khả năng cuộc giải cứu đã được tiến hành bằng biện pháp ngoại giao và công đầu thuộc về tài thuyết phục của Trần Khắc Chung. Bởi thế mà sau khi ông mất, triều đình ban tặng cho ông chức Thiếu sư (chức danh xếp hàng thứ hai thời bấy giờ).
Hình ảnh Sự  thật Huyền Trân công chúa “tư thông” với Trần Khắc Chung số 4Đền thờ Huyền Trân ở Huế
 Chuyện một phụ nữ vừa chết chồng - người chồng mà nàng rất mực yêu thương và kính trọng; vừa mới buộc lòng xa lìa đứa con mình mới sinh cùng với việc công chúa đang ở trong thời gian hậu sản, về phương diện y học thì thời gian hậu sản nầy kéo dài vài tháng đến nửa năm, nếu như cách đây 700 năm với hiểu biết vệ sinh, phòng bệnh và các phương tiện, thuốc men chăm sóc cho một sản phụ sau khi sinh nở thì còn rất lạc hậu, đâu có cắt tầng sinh môn, đâu có trụ sinh, phòng cách ly vô trùng như bây giờ, vả lại đối với công chúa đây là lần sinh đầu tiên trong đời, sinh con so khó khăn gấp nhiều lần sinh con rạ, thời gian để lành vết thương hay rách âm đạo, thời gian để co hồi tử cung, hoặc nhiễm trùng hậu sản và phần phụ có thể kéo dài rât lâu, theo phong tục tập quán của người Việt Nam thời gian "Phong Long" là 3 tháng 10 ngày, ngưòi ta thường thường có thói quen treo trứớc phòng sản phụ một nắm lá cây có cây xương rồng, đó là một dấu hiệu, nhắc nhở cho người đàn ông biết chỉ được phép vào phòng vợ và tư thông sau khi cây xương rồng này khô đi !!!! đây chỉ là đầu  thế kỷ XX mà còn nằm than nằm lửa huống hồ gì ở thế kỷ thứ XIV thì e rằng thời gian hậu sãn này còn kéo dài lâu hơn nữa.Điều đó cho thấy về phương diện thuần túy Y học khẳng định chắc chắn rằng chuyện tư thông là chuyện khó có thể xảy ra được.
Hơn nữa việc tư thông với một người đàn ông bằng tuổi cha chú mình liệu có xảy ra? Còn Trần Khắc Chung vốn được Thái thượng hoàng và vua hết lòng tin tưởng, đang giữ một trọng trách trong triều đình, lại theo đạo Phật, là môn đệ của môn phái Thiền Tông, từng viết lời bạt cho tập Tuệ trung thượng sĩ do nhà sư Pháp Loa biên soạn và Trần Nhân Tông hiệu đính… có lẽ nào lại đi làm cái việc xằng bậy ấy? 
Lê Vy
Nguồn : Người đưa tin

Friday, February 17, 2017

Khai Tâm: Gói bánh chưng



Wednesday, February 15, 2017

Bánh bông lan ( bánh birthday cake trái cây )


              Bánh này con gái mình tự trang trí , 2 ẻm trang trí bánh xong rồi dọn dẹp gọn gàng cho mình hết luôn  :) Khoái nhất là cái khâu dọn dẹp giúp mình đấy :)



Chuẩn bị : 

Phần lòng trắng trứng đánh trước và đánh riêng : 

- 4 egg white (cân nặng cỡ 150gr)
- 1/3 cup sugar 

Đánh phần lòng đỏ riêng :


- 8 egg yolks (dùng trứng lớn có trọng lượng cỡ 65gr)
- 1/4cup sugar
- 50ml veggies oil ( gần 1/4 cup ) ( mình thay thế butter cho thơm nhưng bánh ra hơi khô )

75ml nuớc lạnh ( hơn 1/4 cup chưa tới nửa cup ) ( nước lạnh này mình có thể thay thế nước chanh dây , hay nước cam , sửa tươi , nước gì mà mình thích củng được ) 
-  0.4 cup cake flour (  100gr cake flour) ( nhớ rây cake flour và baking powder chung với nhau và để riêng trong tô ) 
- 1/2tsp baking powder


Cách làm bánh sponge cake : 

- Mình tách lòng trắng và lòng đỏ để riêng , sau đó bỏ lòng trắng vào máy kitchen aid đánh trước , khoảng 5 phút thì cho đường vào và mở máy maximum mix cho tới khi lòng trắng cứng lại dính trên cây đánh .  Sang qua cái tô bự để 1 hồi mix sau . 

                                Mượn đỡ hình từ Sweet home blog .

Sau đó mình khg cần rửa máy , cho lòng đỏ trứng( tổng cộng 8 lòng đỏ trứng )  vào đánh cho nó ngả màu vàng nhạt , sau đó cho đường , dầu ăn , nước vào đánh 1 chút , rồi cho bột   cake và baking powder vào mix 1 hồi cho đều . 

 Đổ phần lòng đỏ ra tô bự và múc lòng trắng trứng vô từ từ và quậy theo 1 chiều kim đồng hồ , chỉ 1 chiều thôi quậy theo vòng tròn vòng tròn , tô lòng trắng trứng đó chia làm 3 và bỏ vô 3 lần và quậy như vậy đó . Nếu sợ thì fold nó lại , múc từ dưới lên và fold bột lại until lòng trắng trứng mix đều  với nhau lại hết . 

 Lấy giấy parchment wax paper lót lên khuôn thì khg cần cho dầu ăn gì hết , nướng chín rồi đổ nó ra ngoaì thôi dễ hơn là đổ bột thẳng trong khuôn sẽ khó lấy ra 

  Nướng 350 độ F , khoảng 30 phút . Lấy tăm ghim thử , bột khg dính tăm là bánh  chín . Khi nướng nhớ dời cái dỉ trong lò nướng để ở khoảng giữa thì bánh sẽ khg bị khét đáy .