Wednesday, August 31, 2011

Lá mè muối chua


    Lá mè này rất dễ trồng ,năm nay CN busy qúa cho nên để cho lá mè này cao tới nửa người ,tưởng là khg ăn được vì lá già qúa nhưng khi đem ướp kiểu này thì ăn ngon lắm .

Vật liệu:

-40 lá mè ( sesame leave )
-1 cup xì dầu hiệu kikoman
-2 muỗng càfe bột ngọt.
-4 muỗng canh mật ong
-4 muỗng canh dầu mè
-1 muỗng canh dấm
-1/3 cup nước lọc .
-4 muổng canh mè rang .

Cách làm :

-Lá mè rửa sạch ,để ráo ,cho vào thau và đổ toàn bộ vật liệu vào trộn đều . Để ở ngoài 2 giờ ,sau đó để vào tủ lạnh và để ăn từ từ . Lá mè làm kiều này ăn rất là thơm mè ,chua chua .Ăn kèm với thịt nướng chay ( bột mì căn chế ra làm thịt ....)
 
     Bonus vai nhanh lan :



Tuesday, August 30, 2011

BẢN CHẤT CỦA THÂN _ TT Thích Thông Phương giảng ( RẤT HAY)


CN thích Thầy giảng lắm ,nhiều câu thật sâu sắc và chỉ rõ cho mình thấy đúng lẽ thật của cuộc đời .....CN thích là Thầy giảng  theo kinh nghiệm tu tập của mình  hàng ngày chứ khg phải chỉ theo trên sách vở ......Thầy tu rất chăm chỉ  trong nhiều năm ,thật đúng là 1 vị Thầy tu chân chính  ......


Monday, August 29, 2011

Ý NGHĨA NGÀY LỄ VU LAN _ HT Thích Thanh Từ giảng tại Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt



HT đã giảng là mỗi ngày mình phải tập cho tâm mình tốt thì khi chết tâm mình sẽ vào cõi Phật hoặc cõi Trời ,còn hàng ngày tâm mình huân tập những xấu xa thì khi mất thân này sẽ đi vào cảnh giới xấu....


http://thientongvietnam.net/audio/Adm_BaiGiang.asp?id=0107

Chánh ngữ và bốn giới hạnh về ngôn ngữ

Trong thời đại thông tin bùng nổ của chúng ta, với đủ mọi thứ báo chí, TV, radio, email, websites, blogs… chúng ta nói/viết rất nhiều và nghe/đọc cũng rất nhiều. Ngôn ngữ tràn ngập đường phố, tràn ngập không gian thật, và tràn ngập không gian ảo. Vì vậy, trong mọi loại tội lỗi gây ra ngày nay, có lẽ là tội lỗi từ lời nói và chữ viết là nhiều nhất.
Phật pháp có bốn giới hạnh về ngôn ngữ, tức là bốn điều cấm kị về lời nói: vọng ngôn, ỷ ngữ, lưỡng thiệt, và ác khẩu.
1. Vọng ngôn là nói dối. Có nói thành không, không nói thành có.
Trong luật pháp còn có khái niệm “misleading” (dẫn đi lạc), tức là nói một nửa giấu một nửa để cho người ta hiểu lầm. Ví dụ : “Anh yêu em trọn đời” (nhưng anh không nói ra là anh dự tính chẳng bao giờ cưới em làm vợ). Trên nguyên tắc thì câu nói yêu em là đúng, ngoại trừ nó thiếu phần sau nên nó được dùng để lừa con gái người ta.
2. Ỷ ngữ là thêu dệt. Có 1 thêu dệt thêm thành 10, để nói xấu người khác (kiểu các blog nhảm nhí), hoặc lường gạt người khác (kiểu người bán hàng không thành thật).
3. Lưỡng thiệt là hai lưỡi. Tức là đâm thọc đầu này đầu kia để thiên hạ đánh nhau.
4. Ác khẩu là lời hung ác.
Ngày nay trong các diễn đàn và thư rác, nhất là các diễn đàn và thư rác có mùi chính trị, bốn loại ngôn ngữ cấm kị này tràn ngập. Chúng hủy hoại văn hóa và trí tuệ của chúng ta. Những người dùng những loại ngôn ngữ này đầu độc chính họ và những người khác. Họ làm dòng thông tin của xã hội mất chính xác vì toàn dối trá, làm người ta ngu dốt vì tiêu thụ thông tin dối trá, và làm người ta hung ác vì tiêu thụ ngôn từ và ‎ý tưởng hung ác.
Một xã hội toàn thông tin rác tạo ra người dốt và ác, thì xã hội đó chỉ có thể là trộm cướp.
Ngày nay, vì các lối nói và viết như thế tràn lan, ta chỉ nói đó là “thiếu văn hóa”.
Nhưng, sự thật là trong rất nhiều trường hợp, đó là hình tội. Ví dụ: Nói dối hay thêu dệt trên blog về một người nào đó có thể là tội vu khống hay mạ lị. Nói dối để lấy tiền của người là tội lừa lọc.
Trong các truyền thống tâm linh, bốn cách nói trên (vọng ngôn, ỷ ngữ, lưỡng thiệt, ác khẩu) là tội lỗi.
Trên phương diện phát triển tâm lý con người, chúng làm cho nhiều người trong xã hội thành ngu dốt, hung ác, và thiếu phẩm cách.
Trên phương diện ngoại giao và quản lý, chúng là cơn bệnh mà bệnh nhân bị mất sự tin tưởng và kính trọng của người khác, cho nên người đó ngóc đầu lên không được trên đường sự nghiệp.
Vì vậy, hàng ngày, khi bạn đọc thì lựa bài mà đọc, nghe thì lựa bài mà nghe, nói hay viết thì lựa từ mà dùng.
Đối nghịch lại với 4 loại ngôn ngữ xấu này, là “chánh ngữ”.
Chánh ngữ là một trong tám nhánh đường giác ngộ (bát chánh đạo).
Chánh ngữ là lời nói thành thật, chính xác, hòa ái.
Chánh ngữ là nói/viết với chánh niệm—tức là tập trung tư tưởng vào lời nói hay chữ viết mình đang dùng, với một trái tim thiện hảo mong mang lại yêu thương, tích cực, và phúc lợi cho những người nghe/đọc mình.
Ngôn ngữ có thể là một trong tám nhánh đường đưa đến giác ngộ–giải thoát ta khỏi biển si mê—hay là một nghiệp tội đẩy ta xuống địa ngục tối tăm của ngu dốt.
Cho nên, các bạn, hãy lựa lời mà nói/viết.
Chúc các bạn một ngày chánh ngữ.
Mến,
Hoành


 CN suu tam tu :

http://trandinhhoanh.wordpress.com/2011/08/17/chanh-ng%E1%BB%AF-va-b%E1%BB%91n-gi%E1%BB%9Bi-h%E1%BA%A1nh-v%E1%BB%81-ngon-ng%E1%BB%AF/

THỊT CHÀ BÔNG CHAY


Xườn non chay ngâm nỡ vài giờ - dùng napkin lau khô xé xợi - nêm bột nêm chay + tí muối ướp vài giờ.
cho lên chảo nóng xấy khô 1 hồi, đem cho vào rá mây dùng đáy bát chà bông, và dùng tay xé sợi. Lại cho vào chảo đem xấy tiếp. Cứ thế làm độ 4-5 lần tùy theo lượng làm ít hay nhiều. Ăn với cháo trắng rất ngon.
 
http://tracytran.blogspot.com/2007/08/tht-ch-bng-chay.html

Sunday, August 28, 2011

Bò kho chay


 Hôm bửa bão bùng qúa nên mới làm 1 nồi bự  ,định ăn cả tháng ...hihi...

Cách làm bò viên chay :
-10 oz bột mì căn ( Vital gluten wheat )
-1 cup rưởi nước soup chay ( đã nêm nếm vừa ăn và thơm thơm như gia vị bò kho,black bean sauce ,quế khâu ,cam thảo ,hột cà na đã nấu trước nữa tiếng )
Các bạn chú ý kỹ là bỏ nước soup trên vào thau bự trước ,sau đó cho bột từ từ vào thì nó sẽ khg bị cứng ,chứ bỏ bột trước rồi cho nước soup vào sau là bột mì căn sẽ rất là dai ....



Nước soup cho bò kho chay :
-Cà rốt ,củ sắn,bắp cải ....nấu cho mềm ,rồi cho gia vị nấu bò kho,2 muỗng càfê black bean paste, tomatoes paste (khoảng 4 muỗng canh ) , đậu đỏ trong lon,đậu trắng trong lon ,và 1 bịt đậu lema bean trong freezer .......Xả bầm nhuyễn khử với dầu ăn cho vàng chờ tắt lò là đổ vô . Vì bột mì căn dai cho nên phải nấu lửa nhỏ khoảng 5 tiếng mới mềm . Các bạn nhớ nêm soda dừa thêm cho ngọt nước , và sữa ông thọ thêm khoảng 4 muỗng canh .Nấu lạt lạt ,ngọt ngọt ăn với bánh mì , mì căn khi ăn chấm thêm với muối tiêu chanh thì vừa ăn,khg sợ bị mặn . Có thể ăn chung với bánh phở ,kèm theo ít lá quế và dá thì ngon tuyệt .Chúc các bạn làm thành công 

Ghi chú thêm là bột mì căn này chất đạm nhiều lắm đó nha .

Friday, August 26, 2011

Cố gắng dành 15 phút mỗi ngày cầu nguyện cho gia đình bình an,thế giới bớt thiên tai .

 Dạo này  động đất ,mưa gió bão bùng liên tục ,mấy năm nay thiên tai xảy ra khắp nơi trên thế giới ,rất nhiều người thiệt mạng ....tháng trước  tiểu bang của CN ở  khu north east  tự nhiên nửa đêm nghe nổ 1 cái đùng thật lớn ở dưới lòng đất .....cảnh sát,xe chửa lửa chạy lại xem coi cái gì....cuối cùng cũng khg tìm ra được cái gì nổ nữa ....nhiều lúc mình cảm thấy có 1 cái gì đó lớn lắm sắp xảy tới ....nghe băng giảng  của những vị HT lớn ,thì HT đã nói là trái đất hiện  giờ trong thời gian hoại (cũng giống như thân người sanh, lão, bệnh ,tử...còn trái đất thì sanh ,trụ,hoại ,diệt )......theo kinh nói (CN khg biết kinh nào nhưng mấy Thầy kể lại ) là  tương lai sau này nước sẽ ngập hết trái đất này và sẽ phát hỏa thật lớn ....lửa và nước sẽ dâng lên rất cao ,sẽ làm ảnh hưởng đến những vị tiên ở cung trời thấp ......  cho nên mỗi ngày các bạn nhính chút thời gian 15 phút thôi  ,niệm Phật hay ngồi thiền chi cũng được ,miễn sao lóng tâm ý mình cho đừng suy nghĩ gì hết khoảng 15 phút 1 ngày thôi ,còn ai tu giỏi thì tu cả ngày luôn cũng được :))))   để cầu nguyện cho gia đình ,bà con mình được bình an , mỗi ngày nhớ Phật thì lúc gặp nguy biến Phật và Bồ Tát sẽ đến cứu mình .....còn khg định tâm được thì theo nhạc niệm Phật này mà niệm theo nhé các bạn .

Link nhạc niệm Phật rất hay :

http://thuvienphathoc.blogspot.com/2011/05/nhac-niem-bo-tat-quan-am-rat-hay.html

Thursday, August 25, 2011

Bát Đoạn Cẩm ( tập bài này mỗi ngày rất tốt )



Người chị dâu chồng của CN tập cái này 2 năm nay ,chị ấy nói trị đau lưng rất hay và làm cho người rất khỏe .

Cử chỉ lời nói, trưng bày thành bại

Vào thời đại Xuân Thu (1), người ta chỉ cần nhìn cử chỉ lời nói của một người là có thể biết người ấy sẽ thành công hay thất bại. Những lời tiên đoán đó luôn luôn chính xác. Chúng ta có thể cứu xét những chuyện ấy qua các cuốn sách sử như Tả Truyện (2) hay Quốc ngữ (2).
Nói chung, mọi dấu hiệu hoạ phước sắp xảy đến đều nảy mầm từ nội tâm rồi biểu hiện ra ngoài hành vi con người. Như người nhân hậu rộng lượng sẽ có thái độ chững chạc bình tĩnh, thường được phước. Người khắc khe hẹp hòi sẽ có thái độ bộp chộp nóng nẩy, thường gặp họa. Người thường không thấy xa, tưởng rằng họa phước là việc hên xui may rủi không thể tiên đoán trước được. 
Theo nguyên tắc, lòng chân thành là lòng hạp với trời. Muốn đoán phước sắp đến hay không chỉ cần biết người ấy có lòng thiện hay không. Muốn đoán hoạ sắp đến hay không chỉ cần biết người ấy có lòng ác hay không. Muốn tìm phước tránh họa, điều cần thiết nhất là việc sửa lỗi bản thân, sau mới nói đến việc làm thiện.
 
(1) Xuân Thu : Vào cuối đời nhà Chu (khoảng 500 năm trước tây lịch), thế lực của Chu vương suy yếu, các chư hầu không còn thần phục sự cai trị của Chu vương nữa. Thời đại đó là thời đại Xuân Thu. Khổng Tử sống trong thời đại đó, thấy xã hội loạn lạc, đạo đức chôn vùi, Khổng Tử ghi hết mọi chuyện xảy ra vào cuốn sách sử mang tên là Xuân Thu.
(2) Tả Truyện, Quốc Ngữ : là hai cuốn sách sử nổi tiếng vào thời đại Xuân Thu. Quốc Ngữ ghi chép những chính trị lớn của các nước. Cón Tả Truyện ghi lại những chuyện nhỏ hơn.
 
Yếu tố sửa đổi
 
1.  Biết xấu hổ
Người muốn sửa lỗi, việc đầu tiên là phải biết xấu hỗ. Nghỉ đến các bậc thánh hiền ngày xưa cũng là con người như chúng ta, nhưng tại sao họ có thể gương mẫu ngàn đời mà chúng ta lại thân bại danh liệt. Vì ta đắm mê trần duyên, làm lén những việc trái với lương tâm, tưởng không ai biết liền ưởn ngực làm như vô tội. Như vậy sẽ có ngày sống như con thú mà không hay. Trên đời không gì xấu hỗ cho bằng điều đó. Mạnh tử nói: « "Biết xấu hỗ" đối với con người rất quan trọng ». Người biết xấu hỗ sẽ ngang hàng với thánh hiền, còn không biết xấu hỗ thì chẳng khác gì như con thú. Đó là chỗ then chốt của việc sửa lỗi.
 
2.  Biết lo sợ
Điều thứ hai là phải biết lo sợ. Trên có trời dưới có đất, chúng ta không thể qua mặt được quỷ thần. Dù chúng ta ở nơi kín đáo mà thiên địa quỷ thần vẫn hằng theo dõi ta. Nếu ta có lỗi nặng ắt sẽ giáng ta trăm điều tai hoạ. Nếu có lỗi nhẹ ắt sẽ giảm liền phước thọ. Chúng ta không lo sợ sao được?
Không những thế, ở những nơi riêng tư không ai thấy đều có quỷ thần canh phòng gắt gao. Dầu ta giấu diếm tội lỗi kín đáo, nguỵ trang khéo léo chăng nữa, nhưng đối với họ, những gì ta nghĩ trong lòng họ đều biết hết, không lừa gạt được ai. Một khi bị người khác biết tẩy thì ta không còn giá trị gì nữa. Vậy không lo sợ sao được ?
Không những thế, dù là tội lỗi đầy trời, nếu ta còn một hơi thở vẫn còn có thể hối cải kịp thời. Người xưa có người cả đời làm ác, nhưng trước khi lìa đời, ăn năn lỗi lầm, phát một niệm thiện, liền được qua đời trong an lành. Cho nên người ta nói : « Một niệm mãnh liệt, cũng đủ để tẩy sạch được tội ác trăm năm ». Tỷ như một hang cốc tối tăm ngàn năm, vừa thắp lên ngọn đuốc thì ngàn năm tối tăm ấy liền tan mất. Cho nên không cần biết là tội lỗi nhiều ít hay lâu mau, điều quan trọng là phải biết hối cải.
Nhưng đời người vô thường, thân thể dễ hoại. Một khi hơi thở thở ra không hít vào nữa thì lúc đó muốn hối cải cũng đã muộn. Trên trần gian này cũng đã thối nát tiếng tăm. Tuy có con hiếu cháu ngoan vẫn không cách nào rửa sạch dùm được. Dưới cõi âm sẽ bị đoạ vào địa ngục ngàn kiếp, dù có thánh hiền, Phật, bồ tát, có lòng thương xót chăng nữa cũng chẳng thể cứu vớt được gì. Vậy không lo sợ sao được ?
 
3.  Có cương quyết
Thứ ba, là có lòng cương quyết. Con người không muốn sửa lỗi chỉ vì trốn tránh không dám đương đầu với sự thật. Chúng ta phải phấn chấn lên, không do dự, không chần chừ. Phạm lỗi lầm nhỏ như bị gai đâm, phải lễ ngay tại chỗ. Phạm lỗi lầm lớn như bị rắn độc cắn ngón tay, phải chặt liền tức khắc. Phải dứt khoát không chút chần chừ do dư. Làm được như vậy mới có ích lợi như quẻ Phong Lôi (1) vậy.
Nếu đầy đủ cả ba yếu tố trên thì gặp lỗi mới có thể sửa liền được. Như tuyết xuân gặp nắng rọi, lỗi lầm nào chẳng không tiêu tan ? Nhưng lỗi lầm con người có thể sửa trên sự việc, sửa theo lý luận hay sửa trong nội tâm. Hình thức sửa khác nhau và kết quả đem lại cũng khác nhau.
 
(1) Quẻ Phong Lôi : Trong Kinh Dich, quẻ Phong Lôi là một quẻ mang đặc tính ích lợi. Ví gió thổi và sấm nổ hổ trợ lẫn nhau mà tạo ích lợi.
 
Hình thức sửa đổi
 
a. Sửa theo viêc
Như hôm trước sát sanh, nay cấm sát sanh. Như hôm trước nóng giận, nay cấm nóng giận. Như vậy là sửa trên sư việc. Kềm ngọn mà không sửa gốc, điều đó rất khó, vì gốc bịnh vẫn còn. Kềm được tật này, tật khác lại trồi lên. Cho nên sửa ngọn không phải là môt phương pháp trừ sạch được bịnh gốc.
b. Sửa trên lý
Người khéo sửa lỗi, trước khi đặt điều cấm phải biết suy nghĩ lý do tại sao. Như lỗi sát sanh, phải hiểu rằng : Trời thích muôn loài vượng sống, không thích tàn sát. Mỗi loài vật đều muốn sống, đều sợ chết. Giết chúng để nuôi thân ta, lương tâm nào chấp nhận? Hơn nữa, đối với những loài vật bị giết, nào bị dao cắt, nào bị chảo chiên, những khổ đau đớn, thấu đến cốt tủy. Còn đối với chúng ta, giết chúng để trưng bày cao lương mỹ vị, ăn xong rồi cũng hết. Nếu ta thay thế bằng ăn chay vẫn có thể no bụng. Tại sao lại phải giết chúng để tổn phước của mình ?
Hơn nữa, nghĩ đến những loài vật có sanh mạng đều có linh tánh và tri giác. Mà đã có linh tánh và tri giác thì chúng với ta cùng một bản thể. Chúng ta đã cảm thấy xấu hổ vì không đủ đạo đức để chúng kính ta thân ta (*), mà sao lại còn mỗi ngày giết chúng để chúng mãi thù ta oán ta ? Khi nghĩ đến như thế, sẽ thấy miếng thịt mà đau lòng thương xót, làm sao nuốt nổi ?
Như hôm trước nóng giận, nên nghĩ rằng : Ai cũng có sự sơ sót, ta phải thông cảm. Nếu ai xâm chạm đến ta một cách phi lý, vậy lỗi người đó, can chi với ta? Có gì mà giận?
Lại nghĩ thêm: Không hào kiệt nào mà tự cao, cho mình là đúng hết. Không người trí thức nào mà cứ oán trời trách người khi gặp những chuyện không vừa ý. Khi sự việc xảy đến không vừa ý, chỉ vì đức hạnh ta tu còn kém, lòng chân thành chưa đủ để cảm ứng trời mà thôi. Nếu mọi việc chúng ta đều biết tự xét lại, thì dù gặp người hủy báng ta đó đều là cơ hội cho ta rèn luyện. Ta phải cảm thấy mừng mới đúng, có gì mà phải tức giận ?
Hơn nữa, nếu ta nghe lời phỉ báng mà không giận, thì dù lời hủy báng ác độc đến đâu, chẳng khác nào như đem lửa đốt trời, chẳng cháy được gì, rồi cũng sẽ tắt. Ngược lại, nếu nghe những lời phỉ báng mà nổi giận. Dù hết lời biện hộ, chẳng khác nào như con tằm nhả tơ, tự trói buộc mình mà thôi. Sự nóng giận tai hại vô ích. Mỗi lần gặp lỗi lầm ta đều phải bình tĩnh sáng suốt để thấy lý của nó, khi lý đã rõ thì việc làm lỗi tự động sẽ dứt.
 
c. Sửa trong tâm  
Thế nào là sửa trong tâm ? Lỗi lầm thiên hình vạn dạng đều do tâm tạo. Nếu tâm ta không động (1) thì thiện ác (2) đâu mà có ? Những thói hư tật xấu như háo sắc, ham danh, tham của, hay nóng giận, v.v. đâu cần sửa từng điều một, chỉ cần một lòng hướng thiện là chánh niệm hiễn bày trong lòng, tà niệm tất nhiên không chổ dung thân. Như mặt trời mọc lên thì quỷ quái phải tìm đường lẩn trốn. Đây là chỗ then chốt của lý này. Tội do tâm tạo, sửa cũng do tâm. Như muốn trừ một cây độc, chỉ cần đốn ngay gốc, đâu cần bẻ từng lá và chặt từng nhánh ?
Nói chung, phương pháp hay nhất là sửa tâm vì khi gặp cảnh, tâm luôn thanh tịnh. Ta biết rõ những gì đang xẩy ra trong tâm. Nếu thấy tâm động, vọng niệm nổi lên, ta liền phát hiện mà không theo. Không theo thì lỗi đâu mà có ? Trong trường hợp áp dụng phương pháp sửa tâm không được, ta có thể dùng phương pháp lý luận để loại tà niệm. Nếu vẫn làm không được, ta còn có phương pháp giới luật để cấm cản. Ta có thể áp dụng cả ba phương pháp cùng một lúc vẫn không sao. Nhưng nếu chỉ cố chấp vào phương pháp thấp mà bỏ hẳn phương pháp cao là không hay rồi đó.
 
(1) Tâm động : khi ngoại cảnh liên quan đến ta (chấp ngã), lòng bị tác động và trở nên nóng bổng (động) mà ý nghỉ (vọng niệm) nổi lên, liền có phản ứng hành động. Ngược lai, nếu tu tâm có công phu, khi gặp cảnh, lòng bình tỉnh, trí sáng suốt.
(2)  Tâm không động không thiện ác : Như đi ngoài đường gặp người bên cạnh té xỉu. Ngay lúc đó, ý nghỉ chưa khởi, ta phản ứng theo bản tánh, không có thiện ác. Sau lúc đó, nếu tâm động thì người thiện tính theo thiện, người ác tính theo ác.
 
Kết quả sửa đổi
Khi phát nguyện sửa đổi , chúng ta một mặt cần đến bạn bè nhắc nhở, mặt khác phải xin quỷ thần chứng minh gia hộ. Thành tâm sám hối, ngày đêm không ngừng. Sớm thì sau 7 ngày, 14 ngày, trễ thì một tháng, hai tháng hay nhiều nhất là ba tháng sẽ có kết quả. Như lòng cảm thấy nhẹ nhàng khoan khoái, trí tuệ bừng sáng. Vì thế khi gặp phải những chuyện rắc rối khó giải quyết hay những việc nhỏ nhoi buồn phiền ta đều có thể giải quyết nhanh chóng rõ ràng. Khi gặp chuyện oán thù đều có thể hoà giải thành vui. Hoặc nằm mơ thấy nhả ra đồ dơ bẩn, hoặc thấy Phật, Bồ tát đưa tay tiếp đón, hoặc thấy nhẹ nhàng bay bổng, hoặc thấy lâu đài lộng lẫy, cờ và lọng bằng châu báu v.v… Những cảnh thù thắng đó nói lên nghiệp tội đã được tiêu trừ. Nhưng đừng nên vì vậy mà kiêu ngạo thoả mãn, làm đứt đoạn con đường tiến lên.
Ngày xưa có ông Cự Bá Ngọc. Lúc ông hai mươi tuổi đã cảm thấy không còn lỗi gì để sửa nữa. Nhưng khi ông lên hai mươi mốt tuổi, nhìn lại tuổi hai mươi vẫn còn sót lại lỗi chưa sửa hết. Lên hai mươi hai tuổi vẫn còn thấy lỗi của tuổi hai mươi mốt chưa sửa hết. Vẫn còn thấy mình còn lờ dờ, chưa hết mình. Cứ thế cố gắng cải sửa thêm nữa và thêm nữa, từ năm này qua năm nọ, mãi đến năm năm mươi tuổi, vẫn còn thấy năm bốn mươi chín tuổi còn sót lỗi. Ngày xưa người ta sửa lỗi kỹ lưỡng đến như thế đó.
Chúng ta đều là giới phàm phu, lỗi lầm đầy mình. Xưa không thấy lỗi nay thấy lỗi là chứng tỏ ta đã có tiến bộ, có thêm trí tuệ. Nếu nhìn lại quá khứ mà không thấy lỗi nào, thật sự người đó sống quá hời hợt không thấy gì cả.
Ngược lại, nếu con người có nhiều lỗi lầm sâu nặng, sẽ có những triệu chứng như tâm thần bị hỗn loạn bế tắt, hay lãng trí trầm trọng. Hay tự nhiên cảm thấy bực bội không lý do. Hoặc gặp người phẩm hạnh cao quý thì cảm thấy hổ thẹn, ủ ê. Hoặc nghe người bàn luận điều đúng lẽ phải mà cảm thấy không vui. Hoặc giúp người lại bị người hiểu lầm oán trách. Hoặc ngủ không yên, nhiều ác mộng. Nếu trầm trọng sẽ phát ngôn bừa bãi, điên cuồng. Đó là tướng của người làm nhiều tội ác. Nếu ai cảm thấy mình đúng trong trường hợp này nên lập tức quyết chí phấn đấu cải sửa, dứt khoát bỏ hết những tánh ác tật xấu, làm lại đời mới. Đùng nên trễ nãi.
http://www.dharmasite.net/LieuPhamTuHuan.htm#1q

Lời dạy con

Khổng tiên sinh đoán ta năm 53 tuổi sẽ mất, tuy ta chưa hề cầu sống lâu, nhưng đến năm đó vẫn bình an trôi qua. Đến năm nay ta đã 69 tuổi (1) rồi. Kinh Thư nói : « Thiên mạng không nên tin, vì mạng người không cố định ». Lại nói : « Chỉ có mạng người mới có thể thay đổi ». Những lời trên không sai chút nào. Ta nhờ vậy mà hiểu được rằng : Những ai cho rằng họa phúc là do mình tạo thì  đó là lời thánh hiền. Còn cho là trời định, thì đó chẳng qua là lý luận của giới phàm tục mà thôi.
Số mạng của con chưa biết sẽ ra sao. Cho dù con đang sống trong thời vinh quang, lỗi lạc, cũng phải nghĩ như đang thất bại, bị bỏ rơi. Cho dù gặp thời thuận lợi, suông sẽ, nên nghĩ như gặp xui xẻo, trắc trở; Cho dù đời sống hiện giờ ăn mặc đầy đủ vẫn phải nghĩ như đang nghèo đói, thiếu thốn. Cho dù được người quý trọng kính yêu cũng phải nghĩ như lúc sợ hãi lo âu. Cho dù sống trong thời được nhiều tiếng tăm, uy quyền đều phải nghĩ như mình còn thấp hèn. Cho dù có học thức giỏi cũng phải nghĩ như mình còn nông cạn.
Nhìn xa phải nghĩ đến truyền bá đức hạnh của tổ tiên. Nhìn gần phải nghĩ đến che giấu lỗi lầm của cha mẹ. Nhìn trên phải nghĩ đến đền ơn tổ quốc. Nhìn dưới phải nghĩ đến tạo hạnh phúc cho gia đình. Đối ngoại phải nghĩ đến giúp người lúc cần. Đối nội phải nghĩ đến ngăn chặn ý nghĩ tà xấu của mình.
(1) Liễu Phàm sống đến 74 tuổi.
Đo lường tiến bộ
Mỗi ngày đều phải thấy lỗi sửa sai. Nếu một ngày không thấy lỗi tức là ngày ấy đã hài lòng trôi qua. Như vậy phải xem như mất đi một ngày cơ hội để tiến bộ.Trong thế gian này không thiếu gì người thông minh tài giỏi. Nếu những người ấy không chịu trau dồi thêm đức hạnh, không chịu mở mang thêm sự nghiệp, chẳng qua chỉ vì thích an vui hiện tại, không muốn cải sữa mà thôi. Uổng phí cả một đời.
Thuyết lập mạng của thiền sư Vân Cốc là một lý lẽ tinh túy nhất, thâm thuý nhất, chân thực nhất, đúng đắn nhất mà con phải gắng sức nghiền ngẫm cho kỹ rồi hết lòng áp dụng trong đời sống, đừng để thì giờ uổng trôi.

http://www.dharmasite.net/LieuPhamTuHuan.htm#1q

Wednesday, August 24, 2011

Các bà nội trợ làm cách nào để tu Bồ Tát đạo ngay trong đời sống hàng ngày.

Trích trong Tịnh Tông Nhập Môn - Pháp Sư Tịnh Không (Phụ lục)





Các bà nội trợ làm cách nào để tu Bồ Tát đạo ngay trong đời sống hàng ngày.

Mỗi ngày làm một số công việc lập đi lập lại hoài nhất định sẽ cảm thấy buồn chán, nhất là những bà nội trợ hình như vĩnh viễn cảm thấy không có ngày nào giải thoát ra được, rất nhiều người cảm thấy quá khổ não! Nếu như có thể đem quan niệm này đổi ngược lại thì sẽ cảm thấy vô cùng sung sướng. Trong quan điểm thông thường của phàm phu chúng ta có cái ‘ngã’ (tôi). Tôi đang làm, tôi rất khổ, tại sao tôi phải làm cho họ hưởng? Càng suy nghĩ phiền não càng nhiều. Nếu học Bồ Tát đạo, phát nguyện phổ độ chúng sanh, thì cách nhìn cách suy nghĩ của họ sẽ khác liền.

Hành Bồ Tát đạo đầu tiên là phải tu ‘bố thí ba la mật’. Những bà ‘nội trợ Bồ Tát’ trong khi săn sóc lo lắng phục vụ cho mọi người trong gia đình là đang tu bố thí ba la mật đó. Bố thí gồm có bố thí tài, bố thí pháp, và bố thí vô uý. Bố thí tài có nội tài và ngoại tài. Ngoại tài là kiếm tiền cúng dường nuôi duỡng người trong nhà. Nội tài là dùng sức lực và đầu óc của mình phục vụ cho người trong nhà. Làm việc nhà có đầy đủ hết ba loại bố thí này. Nếu bạn sắp xếp dọn dẹp trong nhà được gọn gàng sạch sẽ làm cho mọi người trong nhà rất thoải mái dễ chịu, hàng xóm láng giềng phải hâm mộ khen ngợi, đây là ‘trì giới ba la mật’. Trì giới nghĩa là giữ luật lệ. Bạn có đủ nhẫn nại để làm, không cảm thấy mệt nhọc, đây là ‘nhẫn nhục ba la mật’. Mỗi ngày phải cải tiến hy vọng là ngày mai sẽ được tốt hơn hôm nay, đây là ‘tinh tấn ba la mật’. Tuy là mỗi ngày làm rất nhiều việc trong nhà, tâm địa vẫn thanh tịnh, một tí gì cũng không nhiễm, đây là ‘thiền định ba la mật’. Tâm thanh tịnh thường sanh trí huệ, pháp hỷ sung mãn, đây là ‘bát nhã ba la mật’. Như vậy thì biết rằng, tất cả lục độ ba la mật của Bồ Tát đều nằm trong sự lau bàn, quét nhà, giặt áo, nấu cơm, tất cả đều thành tựu viên mãn. Ðây cũng giống như trong kinh Hoa Nghiêm, Thiện Tài đồng tử biểu diễn đi học Bồ Tát hạnh, tu Bồ Tát đạo.

Bạn đem công việc nhà làm được tốt đẹp tức là làm gương tốt cho tất cả bà nội trợ trên thế gian, cho tất cả gia đình. Như vậy có thể độ được người hàng xóm, mở rộng ra thì có thể ảnh hưởng đến xã hội, quốc gia, thế giới, cho đến tận hư không biến pháp giới. Cho nên mới biết Bồ Tát ở nhà quét dọn, lau bàn, nấu cơm, giặt áo đều là đại nguyện đại hạnh độ tất cả chúng sanh trong hư không pháp giới. Ðây là học Phật, là chánh niệm, là thật tướng của chư pháp, nếu có thể quan sát như vậy thì sẽ đạt được pháp hỷ sung mãn (niềm vui của đạo) thì làm sao còn sanh phiền não nữa! Học Phật nhất định phải đem thực hành trong đời sống sanh hoạt thường ngày, nếu không như vậy thì vô dụng. Nếu hiểu được điểm này rồi từ đó suy ra, đi làm ở công ty thì cũng tu lục độ ba la mật. Bồ Tát ở mọi ngành mọi nghề, thị hiện ra người nam, nữ, già, trẻ, thân phận vai trò không giống nhau, đều trong môi trường sinh hoạt của mình tu học, tất cả đều bình đẳng giống nhau, tất cả đều đứng hạng nhất, không có hạng nhì.

Lời dạy của đại sư Thiện Đạo

Nếu bỏ chuyên niệm để tu tạp nghiệp thì trong trăm kẻ hiếm có một hai người được vãng sanh, trong cả ngàn người hiếm được ba bốn người được vãng sanh.


Vì tạp duyên loạn động, đánh mất chánh niệm; vì chẳng tương ứng với bổn nguyện của Phật; vì trái nghịch giáo pháp, vì chẳng thuận lời Phật; vì hệ niệm chẳng tương tục; vì tâm chẳng liên tục nghĩ báo ân Phật; vì tuy tu hành mà thường tương ứng danh lợi; vì ưa gần tạp duyên gây chướng ngại chánh hạnh vãng sanh của mình lẫn người.



Hỏi: Vì sao chẳng dạy tu quán mà chỉ dạy thẳng chuyên xưng niệm danh hiệu?





Ðáp: Chúng sanh chướng nặng, cảnh vi tế mà tâm thì thô phù, thần thức lao chao nên khó thành tựu pháp quán. Vì thế, đức Ðại Thánh bi mẫn khuyên ngay nên chuyên xưng danh hiệu, chính là vì danh hiệu dễ xưng, hễ niệm liên tục liền vãng sanh.



Nếu có thể niệm niệm liên tục, lấy lúc hết mạng làm hạn thì mười người tu mười người được vãng sanh, trăm người tu trăm người được vãng sanh. Vì sao vậy?



Do vì không có tạp duyên bên ngoài nên được chánh niệm, vì tương ứng với bổn nguyện của Phật, vì chẳng trái giáo pháp, vì thuận theo lời Phật.



Nếu bỏ chuyên niệm để tu tạp nghiệp thì trong trăm kẻ hiếm có một hai người được vãng sanh, trong cả ngàn người hiếm được ba bốn người được vãng sanh.



Vì sao vậy? Vì tạp duyên loạn động, đánh mất chánh niệm; vì chẳng tương ứng với bổn nguyện của Phật; vì trái nghịch giáo pháp, vì chẳng thuận lời Phật; vì hệ niệm chẳng tương tục; vì tâm chẳng liên tục nghĩ báo ân Phật; vì tuy tu hành mà thường tương ứng danh lợi; vì ưa gần tạp duyên gây chướng ngại chánh hạnh vãng sanh của mình lẫn người.



Xin hết thảy mọi người khéo tự suy nghĩ. Ði, đứng, nằm, ngồi đều phải chú tâm khắc kỷ, ngày đêm đừng quên. Trong niệm trước vừa mạng chung thì trong niệm sau liền sanh, vĩnh viễn hưởng pháp lạc vô vi cho đến khi thành Phật, há chẳng phải là vui sướng lắm ư?









Trích yếu lời phán định hai cách tạp tu và chuyên tu Tịnh nghiệp của đại sư Thiện Ðạo (đời Ðường)

KINH PHẬT THUYẾT A DI ĐÀ giảng giải - H.T Tuyên Hóa (P9)

Nầy Xá-lợi-phất, cõi nước Cực Lạc, thành tựu công đức, trang nghiêm như thế! Lại này Xá-lợi-phất, cõi nước Phật kia, thường trỗi nhạc trời, vàng ròng làm đất, ngày đêm sáu thời, mưa hoa Mạn-đà-la cõi trời. Chúng sanh ở cõi ấy, cứ mỗi sáng sớm, thường dùng đãi y, đựng các hoa đẹp, đem cúng dường mười vạn ức Phật ở phương khác, vừa đến giờ ăn, trở về nước mình, ăn cơm, kinh hành.


Ðức Phật Thích Ca nói: Này Xá-lợi-phất, cõi nước Cực Lạc thành tựu công đức trang nghiêm như thế. Tại đó thường có chư Thiên trỗi nhạc trời, vàng ròng dùng làm đất, ngày đêm sáu thời (đầu ngày, giữa trưa, cuối ngày, đầu hôm, giữa đêm, cuối đêm. Ba thời của ngày, ba thời của đêm cộng lại là sáu thời) đều có mưa hoa Mạn-đà-la.

Mạn-đà-la hoa, là tiếng Phạn, dịch là "Tự ý hoa", mình muốn thế nào nó ra thế ấy, rất là vừa ý. Hoa này còn gọi là Ðại bạch hoa.

Chúng sanh ở cõi ấy, cứ mỗi sáng sớm (sáng sớm mặt trời mới vừa mọc), thường dùng đãi y (túi vải), đựng các hoa đẹp, đem cúng dường mười vạn ức Phật ở phương khác. Thời gian cho việc cúng hoa rất ngắn, khoảng chừng một bữa ăn. Tại sao những chúng sanh ấy chỉ có một thời gian rất ngắn đi khắp được mười vạn ức cõi nước của chư Phật? Nhơn vì các vị ấy chứng được tám đại tự tại ngã, tùy tâm như ý, được như ý thông, tự do đi đến chỗ mình muốn đến. Cho nên khi chúng ta lễ Phật nên quán thân thể chúng ta có cùng khắp vô lượng cõi nước chư Phật ở mười phương và đang đảnh lễ trước chư Phật. Chúng ta có thể quán tưởng pháp giới như vậy, vì thân thể chính là pháp giới vậy. Cho nên có bài kệ:

Nếu ai muốn hiểu biết

Tất cả Phật ba đời

Phải quán Pháp giới tánh

Tất cả duy tâm tạo.

Trở về nước mình, nước mình tức là thế giới Cực Lạc. Ăn cơm, kinh hành, ăn cơm xong liền đi kinh hành; kinh hành tức là đi tản bộ sau khi ăn cơm.

Này Xá-lợi-phất, cõi nước Cực Lạc thành tựu công đức trang nghiêm như thế! Lại này nữa Xá-lợi-phất, cõi nước kia thường có các loài chim màu sắc kỳ diệu, như Bạch Hạc, Khổng Tước, Anh Võ, Xá-lợi, Ca-lăng-tần-già, Cộng Mạng. Những thứ chim này, ngày đêm sáu thời, hót lên tiếng hòa nhã, tiếng ấy diễn xướng Năm Căn, Năm Lực, Bảy Bồ-đề Phần, Tám Thánh Ðạo Phần.

Ðức Phật vốn đợi ngài Xá-lợi-phất thưa hỏi, ngài Xá-lợi-phất vẫn chưa biết hỏi nên Phật lại nói tiếp theo cho đại chúng nghe: Này Xá-lợi-phất! Cõi nước Cực Lạc thường có những loài chim nhiều màu kỳ lạ, lại có chim Bạch Hạc, Khổng Tước, Anh Võ, Xá-lợi, Ca-lăng-tần-già, Cộng Mạng...

Những loài chim này màu sắc đặc biệt đẹp đẽ, trắng trắng xanh xanh, hoặc nhiều màu xen lộn, như giống Phụng Hoàng trên thế gian này. Anh Võ biết nói tiếng người, nếu người ta dạy nó nói tiếng Trung Hoa nó sẽ nói tiếng Trung Hoa, dạy nó nói tiếng Anh nó cũng biết nói tiếng Anh. Thấy có người tới, nó biết nói: "Có khách, có khách", hoặc nói: "Hello, how are you!" Cho nên nếu có người dạy nó niệm danh hiệu Phật, chúng nó cũng có thể nhờ vào công đức niệm Phật mà vãng sanh về thế giới Cực Lạc ở phương Tây.

Xá-lợi tức là Thu Lộ, mắt nó rất đẹp. Ca-lăng-tần-già là tiếng Phạn, dịch là Hảo Thanh điểu, hoặc Hảo Âm điểu. Vì khi mới khải mỏ, còn ở trong trứng mà tiếng kêu của nó hay hơn các con chim con khác, cho nên gọi là Hảo Âm điểu.

Chim Cộng Mạng là thứ chim một thân mà có hai đầu, có ai đã thấy chim đó chưa? Chúng mắc phải quả báo này là do kiếp trước lúc làm người, tâm dâm quá nặng. Hai vợ chồng ái ân quá nặng, suốt ngày chỉ ân ái nhau thôi, dâm tâm không dứt nên phải đọa lạc làm loài chim hai đầu. Thức tâm có hai mà quả báo phải thọ lại đồng nhau. Ấy gọi là "chim Cộng Mạng, thức khác mà báo đồng." Vì thế người ta không nên có tâm dâm dục thái quá, nếu không sẽ có thể đọa làm loài chim Cộng Mạng đấy!

Có người nói: "Tôi thích làm thứ chim đó!" Ta đừng nên cho làm chim là việc rất tốt. Phải biết rằng những loại phi cầm ấy, sau khi sống hết kiếp chim rồi có thể sẽ đọa vào địa ngục thọ khổ. Ðừng cho rằng chúng nó rất tự do, muốn bay thì bay, muốn đáp thì đáp, tương lai quả báo đáng sợ không thể tưởng tượng nổi đấy. Người có trí không làm việc ngu si thì không bị đọa lạc, người không trí huệ mới tạo nghiệp mà đọa lạc.

Các loài chim ấy ngày đêm sáu thời hót lên tiếng hòa nhã. Sáu loài chim này ngày đêm sáu thời đều hót lên tiếng hòa nhã, xướng họa lẫn nhau, phát ra âm nhạc rất êm dịu. Thực ra những loại chim này là do công đức của Phật A Di Ðà hóa hiện ra, giúp Phật nói pháp khiến cho pháp âm lan khắp. Vì ở thế giới Cực Lạc phương Tây không có các khổ, không có quả báo ba ác đạo địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh.

Tiếng ấy diễn xướng, diễn là biểu diễn, xướng là ca hát bất cứ người nào nghe đến đều rất vui thích. Pháp âm mà bọn chim diễn xướng biểu hiện Năm Căn, Năm Lực, Bảy Bồ-đề Phần, Tám Thánh Ðạo Phần.

Năm Căn là: Tín căn, Tấn căn, Niệm căn, Ðịnh căn và Huệ căn. Năm căn biểu thị cho mầm móng Bồ-đề, có thể khiến cho tâm Bồ-đề tăng trưởng, khi tăng trưởng rồi thì có một thứ sức mạnh nên gọi là năm lực.

Năm Lực là: Tín lực, Tấn lực, Niệm lực, Ðịnh lực và Huệ lực.

Bảy Bồ-đề Phần:

1. Trạch Pháp Bồ-đề phần, còn gọi là Trạch pháp giác phần.

2. Tinh Tấn Bồ-đề phần, còn gọi là Tinh Tấn giác phần.

3. Hỷ Bồ-đề phần, còn gọi là Hỷ giác phần.

4. Trừ Bồ-đề phần, trừ thô hoặc.

5. Xả Bồ-đề phần, xả bỏ tế hoặc.

6. Ðịnh Bồ-đề phần

7. Niệm Bồ-đề phần.

Bảy Bồ-đề phần còn gọi là Bảy Giác Chi. Trong ba mươi bảy Ðạo phẩm chỉ bảy chi này được tên là giác. Nhân vì trước tu Bốn Niệm Xứ, Năm Căn, Năm Lực vẫn chưa giác ngộ, sau tu Tám Chánh Ðạo đã giác ngộ, chỉ có khoảng giữa tu bảy pháp Giác phần này từ mê mà ngộ, do chưa giác ngộ mà giác ngộ cho nên được tên là Giác. Bảy Bồ-đề Phần này rất quan trọng, các đệ tử Phật nên nhớ kỹ.

Tám Thánh Ðạo Phần, tức tám Chánh đạo: Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.

1. Chánh kiến: Ðây không phải là cái thấy của mắt thấy, mà là cái thấy của kiến giải trong tâm. Thế nào là kiến giải chính xác? Tức là dùng hành vi vô lậu để quan sát kiến giải của chính mình có chính xác hay không, tức là vật phi lễ chớ nhìn, cái gì không chánh đáng thì không nên xem, vì bất chánh là tà kiến. Ví dụ thầy Tỳ-kheo thấy người không chánh đáng thì không nên nhìn. Cho nên các Tỳ-kheo đều không đi xem phim, không ca múa hát xướng, cũng không cố đi xem nghe. Nếu thích đi xem thì không phải là có chánh kiến, thậm chí trong lòng có nghĩ tưởng đến cũng là không chánh kiến. Nhưng nếu có việc không chánh đáng ở trước mắt, cũng không nghĩ đó là bất chánh mà cho là chánh đáng, đó cũng là chánh kiến.

2. Chánh tư duy: Tư duy là ở bên trong, người ta không thể thấy được, chính mình phải dùng trí huệ vô lậu. Tôi nhiều lần giảng cho quý vị nghe về vô lậu, nhưng càng giảng quý vị càng lậu thêm. Giả sử có được chút trí huệ nào cũng bị chảy sạch hết. Nước trí huệ rịn chảy hết thì có lửa vô minh sanh ra. Pháp mà tôi giảng cho quý vị nghe là pháp hay nhất mà cả trong thiên hạ này không pháp nào hay hơn. Nếu không chịu chú ý, chẳng nghe cho kỹ thì dù Ðức Phật Thích Ca tái thế cũng cứu không được quý vị. Vô lậu tức là không có tà tư tà kiến. Không có tâm dâm dục tức là vô lậu. Có tâm dâm dục tức là hữu lậu. Chánh tư duy tức là vô lậu, tà tư duy tức là hữu lậu. Tư duy thuộc về tâm, cũng là ý. Trong ý niệm không khởi một niệm không chính đáng nào tức là Chánh tư duy.

3. Chánh ngữ: Là trong lời nói của chính mình không có một chút ý nào dâm loạn. Những lời nói ra đều thật đứng đắn. Nếu ai có nói với mình những lời không đứng đắn, mình cũng phải nói với họ những lời đứng đắn mà không được dùng lời không đứng đắn đáp lại. Ðó tức là chánh, là khẩu nghiệp thanh tịnh. Trên đời này bất cứ người nào cũng gặp phải điều ấy. Nếu có ai nói những lời không đứng đắn, chẳng cần phê bình họ nói không đúng, mà không nên tiếp cận với họ là được. Nhưng mặt khác, bạn không cần cho họ là nói lời không chánh đáng, thế thì không chánh đáng cũng biến thành chánh đáng. Chánh tư duy tức là ý thanh tịnh, mà chánh ngữ là khẩu nghiệp thanh tịnh.

4. Chánh nghiệp, là thân nghiệp thanh tịnh. Dùng trí vô lậu để trừ bỏ tà nghiệp của bản thân. Tà nghiệp là gì? Cũng tức là niệm dâm dục. Một số người mượn câu "Không tức là sắc, sắc tức là không" mà hành động sai quấy, đây tức là tà nghiệp. Trí vô lậu tức là trí huệ không có những thứ không chánh đáng. Có người chỉ có tà huệ, bảo họ làm việc đứng đắn thì họ không biết làm, nhưng nếu bảo họ làm việc bậy bạ (như hành dâm...) thì họ thông minh hơn những người khác, đó là tà nghiệp. Chánh nghiệp thuộc về thân nghiệp.

5. Chánh mạng. Chánh mạng đối lại với tà mạng. Sao gọi là tà mạng?

i) Hiện tướng khác người để hiện bày việc kỳ lạ. Những người này biểu hiện ta đây không giống với người khác: "Các vị xem tôi đây khác với mọi người!" Như ở Hương Cảng có một vị Pháp sư người Trung Hoa cố ý đắp y Tiểu thừa. Ở Ðài Loan cũng có những người như vậy, mục đích của họ chỉ là lôi kéo sự chú ý của người khác để được cúng dường. Một số người có mắt như mù, liền cho họ là bảo bối rồi đến cúng dường.

ii) Tự nói mình có công đức. Những người này tự khoe khoang công đức của chính mình, nói Viện Dưỡng Lão kia là của tôi lập nên, hoặc nói tôi xuất ra bao nhiêu tiền để làm trường học, độ được một số đệ tử, lập nên một số cảnh chùa, cúng dường mấy trăm vị Hòa thượng. Tóm lại, đó là sự khoe khoang công đức của mình. Kỳ thực, chỉ có những người ngu si mới tin được lời họ; còn người có trí huệ, giả sử nhắm mắt lại, chỉ nghe họ nói cũng có thể biết được đó là lời nói khoác.

iii) Bói toán. Gieo quẻ, tính toán số mạng tốt xấu cho người khác. Những hạnh nghiệp này chẳng phải chỉ người tại gia, mà người xuất gia cũng có làm. Họ có thể nói với kẻ dễ tin: "Anh nên đưa tôi một triệu bạc để làm việc thiện, nếu không thì ngày mai có thể phải chết đấy!" Kẻ ấy nghe nói một triệu có thể mua được tánh mạng thì đâu phải là nhiều, liền đồng ý đưa ngay. Nhưng đâu có biết rằng giả sử không đưa tiền cũng không nhất định ngày mai phải chết. Hoặc họ nói: "Ngày mai anh có thể gặp được một việc tốt đẹp. Chỉ cần hôm nay anh đưa trước năm mươi lượng vàng làm việc công đức, thế nào ngày mai anh cũng được năm trăm lượng vàng." Kẻ ấy nghĩ thầm: "Một lượng lãi tới mười lượng, có gì mà tiếc!" Thế rồi bị lường gạt. Kết quả ngày thứ hai chẳng những không có vàng, cả đến thầy bói cũng không thấy đâu nữa, bèn cho là đã gặp bậc thần tiên.

iv) Lớn tiếng ra oai. Có những vị Thầy thích lớn tiếng hò hét vô duyên cớ, khiến cho người nể sợ. Những người ấy còn cho rằng vị Thầy này tiếng nói rổn rảng mà cung kính vị ấy. Ðây tức là tà mạng. Nếu khi giảng pháp, phòng rộng lớn mà người đông, thì có thể giảng kinh lớn tiếng. Nhưng nếu có micro thì không cần phải to tiếng quá. Cứ nói chuyện bình thường, chẳng cần phải hò hét lớn tiếng. Người lớn tiếng ra oai lại chẳng biết đó là một trong năm thứ tà mạng.

v) Nói lên sự cúng dường để khích động người khác. Ví dụ nói: "Anh biết không! Tôi đến nhà cư sĩ ăn một bữa trai thật ngon, họ còn dùng nấm mèo trắng, nấm đông-cô... để đãi tôi, thật là một bữa ngon quá sức!" Hoặc đến nhà một cư sĩ niệm câu thần chú để khiến người khác cho họ ăn ngon. Một khi niệm chú như thế, vị cư sĩ ấy cảm thấy chính mình phải nên cúng dường một ít thức ăn, thậm chí không có tiền, phải đi vay mượn để mua đồ chay cúng dường vị Thầy. Ðâu biết rằng vị Thầy ấy đã phạm vào năm thứ tà mạng rồi.

6. Tinh tấn: Có Chánh tinh tấn và Tà tinh tấn. Sao gọi là Chánh tinh tấn? Giống như chúng ta đang lễ Phật, niệm Phật suốt ngày không nghỉ ngơi, đó là Chánh tinh tấn. Nếu bạn đi đến chỗ khác nói chuyện khào, càng nói càng hăng, khoa chân múa tay, đó gọi là Tà tinh tấn, không có lợi ích chi, lại chẳng có tác dụng gì. Sao gọi là Chánh tinh tấn? Chánh tinh tấn chính là làm việc có ích. Sao gọi là Tà tinh tấn? Tức là làm việc vô ích, ví như đối với Phật pháp phải dụng công, nhưng lại lười biếng chỉ nói chuyện tào lao lười biếng cũng như, khi nghe kinh, không luận bận rộn cách mấy cũng phải đến nghe kinh, đến để hộ trì pháp hội, đó gọi là Chánh tinh tấn. Nếu vốn không bận việc gì, nhưng cũng không đến nghe kinh, đó gọi là không tinh tấn. Giống như chúng ta ở đây có mấy vị cư sĩ, hễ xem phim thì rất tinh tấn, chịu đi long nhong đường lớn hẻm nhỏ mà chẳng đến nghe kinh, có pháp hội mà chẳng đến hộ trì, đó đều là không tinh tấn. Chánh tinh tấn là không luận ở chỗ nào có pháp hội thì đến ủng hộ, hộ trì đạo tràng. Nếu khoái đánh bài, cờ bạc... đó là Tà tinh tấn.

7. Chánh định: Chánh định là Tam-muội, còn gọi là Chánh thọ. Chánh định là dùng trí huệ vô lậu để tu định, thứ định này tất cả cảnh giới tà không thể lay động được. Tôi giảng kinh cho quý vị nghe, quý vị nhớ được một câu thì đi đến bất cứ đâu cũng dùng không hết. Nhưng nếu quý vị không nhớ được câu nào, quên sạch hết thì đi đến đâu sẽ bị cảnh giới ấy lay chuyển, chạy theo cảnh giới ấy, đó là không có chánh định. Có người nói: "Tôi biết tôi không có chánh định." Ðã biết là không có, sao không dùng chánh định? Cũng như có mấy người nọ, khi nghe tôi giảng điều gì đó đều nói: "I know, I know." Ðã biết sao còn phạm phải sai lầm?

8. Chánh niệm: Chánh niệm là niệm trí huệ vô lậu, không còn hữu lậu nữa. Không còn hữu lậu tức là không có tâm dâm dục. Không có tâm dâm dục tức chánh niệm. Có tâm dâm dục tức là tà niệm. Có người nói: "Người ấy có tâm dâm dục đối với tôi, nhìn thấy mắt họ là biết ngay." Nếu không có tâm dâm dục, sao lại đi nhìn vào mắt người ta? Mình có tâm gì? Chính mình nếu không có tâm dâm dục, làm sao biết người ta có? Nếu không có thì là thanh tịnh hoàn toàn, trong sạch không nhiễm ô, chính mình không có chút tư tưởng nào về việc đó cả thì làm sao biết được kẻ đối diện mình có tâm dâm dục? Vậy thì rõ ràng là không diệt trừ tâm dâm dục, không dứt tâm dâm dục chính là tà niệm, không phải chánh niệm.

Các pháp như thế ấy, chúng sanh ở nước kia nghe âm thanh này rồi, thảy đều niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng. Này Xá-lợi-phất, ông chớ cho chim này thiệt là do tội báo sanh ra. Tại sao thế? Vì cõi nước của Phật kia không có ba ác đạo. Này Xá-lợi-phất, cõi nước của Phật kia còn không có tên của ác đạo, huống chi là có thật. Các thứ chim ấy đều là do Phật A Di Ðà muốn cho tiếng Pháp âm truyền khắp mà biến hóa ra như thế.

Các pháp như thế ấy, là chỉ cho Năm Căn, Năm Lực, Bảy Bồ-đề Phần, Tám Thánh Ðạo Phần đã nói ở trước; hai mươi lăm Ðạo Phẩm này cộng với Bốn Niệm Xứ, Bốn Chánh Cần, Bốn Như Ý Túc, thành ra Bảy Khoa, Ba Mươi Bảy Ðạo Phẩm.

Chúng sanh ở nước kia, là chúng sanh ở thế giới Cực Lạc, nghe thấy những âm thanh diễn xướng của các loài chim ở trên rồi, thảy đều niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm về Tam Bảo. Này Xá-lợi-phất, đừng cho rằng những chim này là từ tội báo sanh ra! Ðừng cho rằng những chim này là từ ba ác đạo sanh ra! Tại sao thế? Vì lẽ gì? Vì thế giới Cực Lạc kia không có ba ác đạo, ba ác đạo là địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, thì làm sao có các loài chim này được? Phật nói: "Này Xá-lợi-phất, ta nói cho ông biết: Cõi nước của Phật kia còn không có tên của ác đạo. Ở thế giới Cực Lạc ngay đến tên của ba ác đạo còn không có nữa, huống chi lại có ba ác đạo thiệt hay sao? Tất cả đều không có cả. Những loài chim này đều là do nguyện lực của Phật A Di Ðà muốn cho Pháp âm truyền khắp mà biến hóa ra như thế." Ðây đều là giúp cho Pháp âm truyền khắp mà dùng thần thông biến hóa ra các thứ chim ấy, chớ chúng không phải do ba ác đạo biến hóa ra đâu. Không giống như cõi nước của chúng ta đây, súc sanh là từ súc sanh đạo biến hóa ra.

Này Xá-lợi-phất, cõi nước Phật kia, gió nhẹ lay động các hàng cây báu và các lưới báu, phát ra âm thanh vi diệu, giống như trăm nghìn thứ âm nhạc đồng trỗi một lượt. Ai nghe tiếng này rồi, tự nhiên đều sanh tâm niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng. Này Xá-lợi-phất, cõi nước Phật kia thành tựu công đức trang nghiêm như thế.

Phật nói: "Này Xá-lợi-phất! Ta nói cho ông nghe đôi chút về tình hình của thế giới Cực Lạc: Cõi nước Phật kia gió nhẹ lay động, gió nhẹ là gió rất dịu, gió không lớn, chỉ nhè nhẹ thôi, thổi vào bảy lớp hàng cây, bảy lớp lưới báu, phát ra âm thanh vi diệu, trên lưới báu đều có chuông rung, một khi gió thổi qua đều rung vang lên. Thứ tiếng vang này cũng giúp cho người ta niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng. Giống như trăm ngàn thứ âm nhạc đồng trỗi một lượt. Thứ âm thanh này cũng giống như trăm ngàn thứ âm nhạc đồng tấu một lượt. Ai nghe rồi, người nghe thứ âm nhạc này, không phải là nghe rồi lại nảy sanh ý nghĩ bất tịnh, mà là nghe rồi tự nhiên sanh ra tâm niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng. Tâm niệm: Nam mô A Di Ðà Phật, Nam mô A Di Ðà Pháp, Nam mô A Di Ðà Tăng.

Có người nói: "Nam mô A Di Ðà Phật, câu này thì có, sao lại có Nam mô A Di Ðà Pháp được?" - Bởi vì đó là pháp của Phật A Di Ðà nói ra. Lại cũng là chúng tăng của Phật A Di Ðà giáo hóa mà có. Thế thì tại sao không nói: "Nam mô A Di Ðà Tăng" được ư? Cho nên đừng có thắc mắc! Những điều tôi giảng là một nghệ thuật mới mẻ đấy! Cũng giống như tôi giảng cho quý vị nghe về Niết-bàn như thế này. Niết là không sanh, Bàn là không diệt; không sanh tâm dâm dục, không diệt trí huệ. Cho nên Phật đạt cảnh giới Niết-bàn thì không có tâm dâm dục nữa. Ngài thanh tịnh, không nhiễm trước, không có ý tưởng nam nữ, tự tánh thường sanh trí huệ cho nên không diệt.

Này Xá-lợi-phất, cõi nước Phật kia, thành tựu công đức trang nghiêm như thế! Này Xá-lợi-phất! Cõi nước Cực Lạc thành tựu được công đức và trang nghiêm như thế đó.

Này Xá-lợi-phất, ý ông nghĩ sao? Tại sao Ðức Phật kia có tên là A Di Ðà? Này Xá-lợi-phất, Ðức Phật kia có ánh sáng vô lượng, chiếu suốt mười phương cõi nước không bị chướng ngại, cho nên có tên là A Di Ðà. Lại này Xá-lợi-phất, mạng sống của Phật kia và nhân dân của Ngài, vô lượng vô biên a-tăng-kỳ kiếp, cho nên có tên là A Di Ðà. Này Xá-lợi-phất, Phật A Di Ðà thành Phật đến nay đã mười kiếp. Lại này Xá-lợi-phất, Ðức Phật kia có vô lượng vô biên chúng đệ tử Thanh văn đều là bậc đại A-la-hán, không thể tính đếm mà biết được; các chúng Bồ-tát cũng nhiều như thế.

Phật lại nói: "Này Xá-lợi-phất!" Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni đặc biệt có lòng thương nghĩ đến ngài Xá-lợi-phất: "Ðồ đệ này quả thật có được ít nhiều trí huệ, nhưng lại không biết hỏi, để ta nói cho ông ấy biết!" Ý ông nghĩ sao? Trong ý nghĩ của ông, ông cho là như thế nào? Tại sao Ðức Phật kia có tên là A Di Ðà? Ðáng lẽ câu này là của ngài Xá-lợi-phất hỏi, mà ngài không biết hỏi, ngờ nghệch giống như đang nhập định vậy, cho nên Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni hỏi giúp và đáp thay cho ngài: Này Xá-lợi-phất, Ðức Phật kia có ánh sáng vô lượng. A Di Ðà dịch là vô lượng quang, cho nên nói Ðức Phật kia có ánh sáng vô lượng chiếu suốt mười phương cõi nước không bị chướng ngại, chiếu suốt mười phương cõi nước mà không có gì ngăn che ánh sáng ấy được. Cho nên có tên là A Di Ðà, vì thế nên gọi Ngài là Phật A Di Ðà. Lại này Xá-lợi-phất! Lại còn một nghĩa nữa: Mạng sống của Phật kia và nhân dân của Ngài đều vô lượng vô biên A-tăng-kỳ kiếp, mạng sống của Phật A Di Ðà và nhân dân của Ngài có đến vô lượng vô biên a-tăng-kỳ kiếp. A-tăng-kỳ là tiếng Phạn, dịch là vô lượng số. Cho nên có tên là A Di Ðà, vì thế nên gọi Ngài là Vô Lượng Thọ Phật. Phật A Di Ðà thành Phật đến nay đã mười kiếp, từ khi Ðức A Di Ðà thành Phật đến nay đã kéo dài mười đại kiếp, mạng sống tương lai cũng vô lượng vô biên. Lại này Xá-lợi-phất, Ðức Phật kia có vô lượng vô biên chúng đệ tử Thanh văn, Ðức Phật A Di Ðà ở thế giới Cực Lạc có rất nhiều đồ đệ là hàng Thanh văn. Ðều là bậc A-la-hán, những vị ấy đều đã chứng quả A-la-hán vô lậu, đều là những người không có tâm dâm dục. Không thể tính đếm mà biết được, chẳng phải là số lượng tính kể bằng con số mà tính đếm được. Các chúng Bồ-tát cũng nhiều như thế. Số chúng Thanh văn đã nhiều như thế thì số chúng Bồ-tát cũng nhiều như chúng Thanh văn, không thể dùng con số mà tính đếm được.

Này Xá-lợi-phất, cõi nước Phật kia thành tựu công đức trang nghiêm như thế! Lại này Xá-lợi-phất, cõi nước Cực Lạc, chúng sanh sanh về đều là bậc A-bệ-bạt-trí. Trong đó có nhiều vị Nhất sanh bổ xứ. Số đó nhiều đến nỗi không thể tính đếm mà biết được, chỉ có dùng số vô lượng vô biên A-tăng-kỳ để nói. Này Xá-lợi-phất, chúng sanh nghe được điều này, phải nên phát nguyện, nguyện sanh về nước kia. Tại sao thế? Vì được cùng ở một chỗ với các bậc thượng thiện nhơn. Này Xá-lợi-phất, không nên cho rằng có chút ít nhơn duyên phước đức căn lành mà được sanh về nước kia đâu.

Này Xá-lợi-phất, cõi nước Phật kia thành tựu công đức trang nghiêm như thế! Cõi nước ấy đã thành tựu công đức quá nhiều như trên đã nói. Lại này Xá-lợi-phất, cõi nước Cực Lạc, chúng sanh sanh về đều là bậc A-bệ-bạt-trí. A-bệ-bạt-trí là tiếng Phạn, dịch là Bất thối chuyển. Có ba thứ bất thối chuyển: Vị bất thối, Hạnh bất thối và Niệm bất thối.

Vị bất thối là không lui lại hàng Nhị thừa, cũng không từ Nhị thừa lui xuống hàng phàm phu.

Niệm bất thối là mỗi ngày càng tăng thêm ý niệm tu hành.

Hạnh bất thối là tu hành mỗi ngày một tăng tiến thêm.

Tóm lại, chẳng cần biết tu hành được bao nhiêu ngày, hễ nghỉ một lần, nghỉ tức là thối lui. Bất thối chuyển nơi Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác tức là bất thối chuyển nơi Phật quả. Trong đó có nhiều vị Nhất sanh bổ xứ, trong đó có rất nhiều chúng sanh chỉ một đời có thể bổ xứ ở ngôi vị Phật, có thể thành Phật. Một đời đến trong hoa sen, tức có thể thành Phật. Số đó nhiều đến nỗi không thể tính đếm mà biết được. Số mục này có nói cũng không hết được số nhiều, chẳng phải là tính số thí dụ mà có thể biết được. Chỉ có số vô lượng vô biên A-tăng-kỳ để nói, chỉ có thể nói A-tăng-kỳ là có vô lượng vô biên vô lượng số mà thôi.

Này Xá-lợi-phất, chúng sanh nghe được điều này, phải nên phát nguyện, nguyện sanh về nước kia. Này Xá-lợi-phất, tất cả chúng sanh nghe được đạo lý mà Ðức Phật Thích Ca chúng ta đã nói, đều phải nên phát nguyện sanh về thế giới Cực Lạc. Tại sao thế? Vì được cùng ở một chỗ với các bậc thượng thiện nhơn. Ðó là nguyên nhơn gì? Ðạo lý gì? Tại vì có thể cùng với các chúng Thanh văn, Bồ-tát...đồng ở một chỗ với nhau. Này Xá-lợi-phất, không nên cho rằng có chút ít nhơn duyên phước đức căn lành mà được sanh về nước kia. Này Xá-lợi-phất! Nói thì nói như thế, nhưng người không có căn lành, không có phước đức thì không cách nào sanh về thế giới Cực Lạc được. Phải là người có căn lành lớn, phước đức lớn, đời đời kiếp kiếp tu hành các Ba-la-mật, mới có thể sanh về thế giới Cực Lạc được. Không như thế thì không có cơ hội nào gặp được môn diệu pháp này, cho nên nói là "Không nên cho rằng có chút ít nhơn duyên phước đức căn lành mà được sanh về nước kia đâu."

Cơm Cháy chiên giòn CHAY

Cơm nguội trãi ra mâm có trãi tấm foil và thoa dầu - đem đi bake 45 phút @ 250*F -- thoa 1 tầm foil khác phủ lên mâm cơm rồi lật úp ngược lại vào 1 cái mâm nướng khác -- để vô lò bake tiếp 45 phút nữa -- đem ra gỡ miếng --- đem chiên giòn --- rưới nước mắm chua ngọt chay -- để vô lò để ráo là mỡ lò bake 350*F khi lò đủ nhiệt độ kêu tít thì tắt lò mà cứ để mâm cơm trong đó cho đến khi nguội -- rắt chà bông chay và rắt rong biển rang -- ăn thì chan thêm nước mắm chay nếu thích. Bài viết tương tợ: -CƠM CHÁY CHIÊN PHỒNG

http://tracytran.blogspot.com/2011/06/com-chay-chien-gion-chay.html

Yaourt ViệtNam





hủ sành này của cô KimAnh/Cậu Phiệt cho - mua từ VN. 1 lon sữa Ông Thọ

hủ yaourt cái 6 oz. đây là hủ plain yogurt có live cultures cho nên dùng 1 hủ cũng đã quá đủ làm rồi.

loại hủ nhựa yaourt lớn này mua ở siêu thị Maximax VN -

$8.000 vn/5 hủ = 44 cent USD

mỗi đợt làm được 15 hủ

1 lon sữa đặc Ông Thọ

1 lon nước sôi (dùng lon sữa mà đong)

2 lon sữa tươi hâm âm ấm (100-110*F) rờ tay vào sữa thấy âm ấm là được

1 hủ yaourt cái (plain yogurt mua chợ mỹ)

1 ấm nước sôi

--Sữa đặc vào thau, cho nước sôi 1 lon vào khúây tan sữa rồi cho 2 lon sữa ấm vào - sữa sẽ ở nhiệt độ ấm (khoãng 100 - 110*F) - Quậy đều hủ yaourt cái mới cho vào sữa hoà chung - cho vào hủ yaourt chuẩn bị sẵn, đậy nắp hủ yaourt - xắp hủ vào nồi hay thau có nắp cho nước sôi trong ấm vào - đậy nắp lại - để 12 giờ sau - lấy ra mỡ nắp hủ yaourt lau ráo nước, đóng hủ lại, cho yaourt vào tủ lạnh ăn dần.

Yaourt cái là Live Cultured nên chỉ cần 1-2 tsp để cấy thôi cũng đủ gây chua rồi và đủ làm đặc yaourt mới.

http://tracytran.blogspot.com/2009/08/yaourt-vietnam.html

Mash potatoes and sauce chay



                              Meat ball chay này bở qúa ,khg ngon,rảnh chút tự làm chắc ngon hơn.

 Hôm nay  CN định khg post món này vì thấy đơn giản qúa ,ai cũng biết làm ....nhưng khi ăn thử thấy ngon ngon ( hay tại ăn dễ khg biết nữa.... ) cho nên post đại  lên , khi khg có nhiều thời gian thì làm dã chiến kiểu này ăn cũng ngon .

Sauce chay( cho mash potatoes):
- 1/2 cup nước ấm .
-4 muỗng canh soda dừa
-1 muỗng càfê bột ngọt
-2 muỗng canh kikoman soy sauce ( loại nâu đậm )
-1/2 muỗng càfê ngũ vị hương .
-2 muỗng càfê dầu ăn.
-3 muỗng canh bột năng đã pha sền sệt với nước lạnh.

Bắt lên lò nấu cho sôi và bỏ bột năng vào nấu cho sền sệt lại . Các bạn chú ý muốn món ăn chay được đậm đà chút thì nên "thay thế soda dừa bằng đường" và cho vào "thêm ngủ vị hương" vào cho thêm mùi vị đậm đà và thêm dầu ăn kha khá vào thì bảo đảm thơm ngon .

Mash potatoes :

Theo chỉ dẫn trong hộp mash potatoes flakes ,nhưng CN khg bỏ nước lạnh mà thay thế vào sửa tươi và cho "thêm 2 muỗng canh sữa bột + 1/2 càfê bột ngọt" . Vì làm thử nên CN làm cho 2 người ăn , khi ăn thử thấy ngon qúa,béo lắm nha và khi chan nước sauce lên thì thơm vô cùng,cái này làm chơi mà ăn thiệt .....khoảng 10 phút là có ăn ,nhanh ,gọn ,ngon ..... Meatball chay thì mua trong tiệm ,sauce cà cũng nấu dã chiến luôn .Chúc các bạn làm thành công ,tăng  giảm thêm tùy theo khẩu vị từng người nhé .

Chú ý : CN nghe nói bột nêm chay hay bột nêm chicken broth ăn còn độc hơn là bột ngọt cho nên xài bột ngọt thấy có lý hơn ,khg biết có phải vậy khg nữa ?

Tuesday, August 23, 2011

Đi bộ chân không trên sỏi, đá trị bệnh




                      Đi bộ lên miếng đá tròn này khoảng 30 phút mỗi ngày sẽ trị hết  bệnh  rất hay ,khi mình khg có bệnh gì thì khi đi lên miếng này sẽ khg bị đau ,còn mình bị đau chổ nào ở bàn chân là sẽ bị bệnh gì đó theo vị trí huyệt đạo trên hình trên bàn chân.CN đi thử rồi khg bị đau gì hết còn những người quen thì bị đau lắm đi khg được,họ phải chống tay lên bàn ,nương nhẹ người rồi ráng tập từ từ ,khi huyệt đạo trong người thông thì bệnh gì cũng hết ( mình bị bệnh là do bị bế tắt huyệt nào trong người )


 Hôm qua đi tiệc nhà chị chồng ,cả đám ngồi nói chuyện rất vui ,nhớ hồi xưa khi còn trẻ gặp nhau thì nói chuyện con cái ,nhà cửa ,làm ăn giờ càng ngày càng già,mấy ông anh chồng,con lớn sắp về hưu  hết thì xúm lại nhau nói chuyện tếu  1 hồi thì tự động bắt qua chuyện "bệnh và tử" ...mà cứ y như 10 lần là hết 10 ,nói 1 hồi là tự nhiên câu chuyện nhảy qua bệnh này ,bệnh kia rồi người này người kia mới chết ,rồi ....vân vân và vân vân....làm 2 vợ chồng Chơn Ngọc  trẻ nhất trong đám  cũng bị ám ảnh cái khổ "già" sắp đến ,làm hại mỗi buổi sáng chạy lại kiếng nhìn cái mặt bị ám ảnh có thêm 1 " dấu chân chim" mờ ảo  trên đuôi mắt....(tưởng ra ấy mà...hihi...)...nhưng nhờ biết Đạo và có Phật A Di Đà nương theo nên mình bớt sợ  2 điều khủng khiếp ấy sắp đến ....nhưng ông chồng CN thì sợ  già lắm a , khi mấy đứa con hỏi "how old are you Daddy ?" , ông chồng always said : I am 18 . Con trai lớn của CN bảo : I don't believe you ,what year were you  born ,Daddy ?  ......Ông chồng nói liền : 1993.......Con trai xách máy tính ra tính liền...bấm bấm ,tính tính 1 hồi  sao mà trúng bóc ,xoay qua bảo : why are you lying about your age Daddy ? ....thế là 2 cha con ngồi cải qua cải lại......điếc luôn với 2 cha con nhà này...... anyway  main story  mà CN  muốn chia sẽ hôm nay là mấy anh ,chị em chồng tôi có 1 người bà con, bị bệnh tùm lum hết nhưng khi  tập đi  chân không trên những hòn sỏi tròn tròn ( loại bằng mủ )  ,mỗi ngày đi bộ trên những hòn sỏi tròn tròn đó khoảng nữa tiếng  thì 1 thời gian sau là bệnh tiểu đường hạ xuống,cau máu cũng hết ,mắt sáng ra (khg còn mờ như xưa ),đi bác sĩ thử thì bệnh gì cũng hết......nghe nói vậy nên cả đám người gia đình bên chồng CN xúm nhau tập theo vậy , vì đa số  huyệt đạo trong người mình nằm ở lòng bàn chân .Hồi xưa CN xem ti vi thấy và biết rồi nhưng mình chưa tận mắt thấy ai đã tập đi bộ kiểu này mà hết bệnh ,giờ những người bên chồng tận mắt thấy mới tin theo ......bởi vậy trăm nghe khg bằng chính mắt mình thấy , từ đó phăng ra trong việc tu hành cũng vậy ,đừng nói nhiều mà phải thực hành cho nhiều ,thân giáo thì tốt hơn là lý thuyết nhiều qúa.....muốn độ cho những người trong gia đình tu tập thì chính bản thân mình phải là tấm gương sáng cho người noi theo ,còn chưa được thì trốn luôn ,nhất định khg lộ chân tướng ....hihi....

Monday, August 22, 2011

Sunday, August 21, 2011

Những nét đặc biệt của người tu _ HT Thích Nhật Quang giảng rất hay

 Thầy giảng rằng khg có trò vui nào mà đủ sức để giải tỏa hết những bất an,bất ổn trong lòng của  ta ......


Link  sau đây :

http://thuongchieu.net/index.php?option=com_content&view=article&id=1775:nhng-net-c-bit-ca-ngi-tu-&catid=25:-ht-thich-nht-quang&Itemid=341

Friday, August 19, 2011

CÁC THẾ YOGA TẬP LUYỆN CƠ THỂ MỖI NGÀY RẤT TỐT.

CÁC THẾ YOGA (ASANA)


Yoga là một khoa học trị liệu cổ xưa đã được thử nghiệm và tinh lọc qua hàng ngàn năm. Nó là một chuỗi các bài tập giúp con người một phương cách sống lành mạnh và hợp tự nhiên .Yoga nguyên thủy là những bài tập thể dục bất động được chia ra hàng trăm thế đứng, thế nằm, hay thế ngồi và không mang theo một tư tưởng tôn giáo nào. Yoga không chỉ giảm căng thẳng, người trẻ trung, vui vẻ , phòng và chữa một số bệnh mà còn tạo vóc dáng đẹp .
Dù có tác dụng chậm hơn so với trí não nhưng yoga vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn và cải tạo vóc dáng. Khi tập các động tác yoga, nguồn năng lượng thừa tiêu hao dần nhưng lại không thấy đói, không thèm ăn, trái lại với người gầy, khi đã đạt đến mức cân bằng thì sẽ nảy sinh nhu cầu cần cung cấp năng lượng nhiều. Yoga có sự điều chỉnh tùy theo thể trạng từng người, điều phối được cả lượng mỡ trong cơ thể, nơi nào cần thì đắp vào, sẽ lấy đi nơi nào thừa. Đây là lợi ích mà không phải môn thể dục nào cũng làm được.

Tập Yoga bao gồm:

1/ Khởi động và các bài tập hít thở - học cách thở đúng. Yoga nhấn mạnh đến việc thở đúng phương pháp để có được tối đa lượng sinh lực hấp thụ vào trong mỗi hơi thở.

Bước đầu cơ bản là:

Hít, thở: Chậm, đều và sâu.
Thở ra: Hóp bụng dưới vào (phần rún).
Hít vào: Phình bụng dưới ra.
Giai đoạn từ hít qua thở, từ thở qua hít: Nín hơi (vừa đủ ở mức không thấy khó chịu).
Trong khi tập các tư thế ngoài các trường hợp ngoại lệ : các động tác đưa ra trước, kéo vào trong hoặc vặn mình thì THỞ RA ; các động tác căng giản hay mở rộng lồng ngực , thì HÍT VÀO . Ngưng nghỉ hay thư giản đều THỞ RA . Nín hơi phần lớn sau khi THỞ RA .

2/Tập các tư thế asana ( điều thân). Đây là các động tác tạo ra một sức ép tinh tế trên các tuyến nội tiết, ngăn ngừa hầu hết các bệnh. Các asana giữ cho cơ thể và tâm trí luôn hòa hợp, gia tăng sự dẻo dai của cơ thể, duy trì dáng vẻ. Tiếp đến là các động tác xoa bóp sau khi tập những tư thế asana. Đây là các bài tập giúp kích thích tuyến bã nhờn nằm dưới da tiết xuất chất dầu tự nhiên. Và nó kích thích hệ thống thần kinh, gia tăng tuần hoàn máu, giữ làn da luôn tươi trẻ.

3/Những người tập yoga cũng nên tập ngồi thiền, ngồi bất động, im lặng, tay và chân khoanh lại, mắt nhắm lại. Lúc ấy là đầu óc ta hoàn toàn không nghĩ ngợi gì, tất cả các cơ quan trong cơ thể đều được nghỉ... Đỉnh cao của yoga là thiền. Đây là phương pháp khoa học tập trung tâm trí một cách nhẹ nhàng. Thiền làm dịu hệ thống thần kinh trung tâm, cũng như nhịp thở, nhịp tim và huyết áp. Thiền giúp gia tăng trí lực, trực giác nhạy bén, giảm stress, độ lượng và cởi mở hơn.

Có 3 điều kiện để tập thiền :

1-Thể dục bất động: Người tập Thiền sẽ đặt mình vào một vị trí bất động trong một thời gian dài hay ngắn tùy theo cơ thể và sự tập luyện, có thể năm phút một thế tập hay vài tiếng đồng hồ.
2-Khép kín: Việc tập Thiền phải được thực hiện trong một môi trường kín đáo, không tiếng ồn, để tránh phân tâm.
3-Cưỡng chế: Những động tác Thiền không đơn giản như ngồi thẳng, mà là những thế cần phải bẻ tay, chân, đầu, cổ, thân, lưng... theo một hướng nào đó.

Tất cả những động tác thể dục bất động này, phối hợp với việc thở đúng cách sẽ làm trẻ hóa cơ thể và tự trị được một số bệnh. Như chúng ta đã biết, con người sống được là nhờ đường, nước, và khí Oxy là yếu tố quan trọng nhất cho sự sống. Thiếu đường, người ta sẽ kiệt sức và chết dần. Thiếu nước, thì sinh ra đủ thứ bệnh. Nếu thiếu hai yếu tố này, con người cần phải có những cách điều trị riêng để duy trì được cuộc sống. Nhưng với Oxy, chỉ cần thiếu ở não trong 2, 3 phút là chết ngay. Bình thường, máu luân chuyển khí Oxy đến các tế bào một cách quân bình. Tuy nhiên, nếu có phần nào trong cơ thể phải "gồng" lên, hoặc bẻ cong đi, máu sẽ luân lưu tại chỗ đó mạnh hơn, như vậy, sẽ mang đến Oxy nhiều hơn. Vì vậy, nếu chúng ta ép những bộ phận cơ thể theo một hướng nào đó, chúng ta sẽ làm cho những nơi đó trẻ lại và từ đó, sẽ ngăn được những căn bệnh sinh ra bởi phần cơ thể thiếu Oxy ấy.
Sau một thời gian tập luyện và ngồi thiền, người tập sẽ thấy bớt và biến mất sự căng thẳng, đầu óc trở nên minh mẫn. Các bệnh tật của cơ thể đều liên hệ chặt chẽ với tinh thần. Sự suy yếu tinh thần ảnh hưởng rõ nét lên hệ thống miễn dịch của cơ thể khiến chúng không làm tròn chức năng là tấn công những vật thể lạ. Sự căng thẳng về tình cảm, lo âu, sợ sệt, thất vọng, bất an... tạo nên sự mất thăng bằng về nội tiết tố, vốn ảnh hưởng sâu đậm lên tính tình của con người, mà gây nên bệnh. Vì vậy, các động tác yoga giúp sửa chữa và điều khiển các tuyến nội tiết khiến chúng làm việc bình thường và kiểm soát tốt. Quân bình tâm trí thể xác, giảm stress, giúp cho tinh thần mạnh mẽ, có thể đối phó với các thách thức của cuộc sống. Nó giúp cho trí não không có các ý nghĩ thô thiển, mà tập trung tư tưởng, kiểm soát được phương hướng...
Để đạt kết quả như mong muốn, nên cố gắng nhưng không quá sức. Phải chuyên chú vào động tác đang thực hiện.
Thời gian một buổi tập chung cả điều thân và điều khí: khoảng 30 phút (sáng hoặc tối) hoặc chia làm 2 buổi : sáng và chiều trước các buổi ăn , cho mỗi ngày (cơ thể chúng ta thường cứng vào buổi sáng và mềm vào buổi chiều, nên sự phân nhỏ này không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc tập) , và 5 hay 6 ngày trong một tuần.
Khi ốm đau hay cơ thể có vấn đề nên tạm ngưng.
Tập luyện đúng sẽ thấy tinh thần phấn chấn, cơ thể khoan khoái, sắc diện tươi hồng. Tập sai sẽ thấy ngược lại.
Khi đã chọn môn yoga nên duy trì thường xuyên, luyện tập cả đời. Kinh nghiệm cho thấy, ai đã hiểu và nhận biết được tác dụng của yoga thì rất đam mê, ngày nào không tập là cảm thấy bứt rứt khó chịu.
 
Sau đây là các thế tập của YOGA

Thở luân phiên
(Anuloma Viloma)



Có nhiều cách thở .

Ðây là cách thở căn bản gọi là Anuloma Viloma ( alternate nostril , thở luân phiên ).
Mỗi buổi tập nên tập thở 15 phút .
Dùng bàn tay phải để đóng lỗ mũi lại .
Co hai ngón trỏ và giữa đưa vào cận lỗ mũi . Ngón cái đặt bên phải mũi. Hai ngón út và áp út bên trái mũi .
Ðóng lỗ mũi dùng ngón cái ép lỗ mũi phải lại hoặc hai ngón út và áp út ép lỗ mũi trái lại .
Thở theo tỉ số 2-8-4 : Hít vào ( 2 ). Giữ hơi thở ( 8 ). Thở ra (4 ).
Ðóng lỗ mũi phải . Hít vào lỗ mũi trái . Ðếm 4 lần .
Ðóng hai lỗ mũi .Giữ hơi thở đếm 16 lần .
Mở lỗ mũi phải . Thở ra lỗ mũi phải . Ðếm 8 lần .
Ðóng lỗ mũi trái . Hít vào lỗ mũi phải . Ðếm 4 lần .
Ðóng hai lỗ mũi .Giữ hơi thở . Ðếm 16 lần .
Mở lỗ mũi trái .Thở ra lỗ mũi trái . Ðếm 8 lần .


Nén hơi (Uddiyana Bandha)


Tập thở lúc bụng trống .

Ngồi thế tọa thiền , hoặc đứng ( đầu gối hơi cong xuống , hai tay để trên đầu gối ).
Hít vào , thở ra bằng mũi .
Hít hơi sâu vào , rồi thở ra mạnh và nhanh , đưa hết hơi ra ngoài .
Nín thở . Mở rộng buồng ngực giống như hít hơi vào ( nhưng chưa hít hơi thực - bước nầy gọi là hít hơi giả tạo ).
Thóp bụng dưới vào ( phần rún ) .
Hít hơi từ từ vào bụng đồng thời phình bụng dưới ra .
Nén hơi thở lên trên và ra phía sau hướng về cột xương sống .
Thở ra từ từ
 
Tọa thiền (Padmasana)



Ngồi xếp bằng thoải mái (bán già) hoặc gác chân nọ lên đùi chân kia (kiết già) , lưng thẳng, hai bàn tay mở ngửa, để trên đầu gối, ngón cái và ngón trỏ bấm vào nhau. Nhắm mắt, tập trung tư tuởng vào khoảng trước mắt để chỉ thấy một bức tường tối đen. Chầm chậm hít không khí vào. Ngay từ khi bắt đầu hít vào, phải tưởng tượng thấy hơi thở vào đi qua mũi, xuống tới ngực rồi mới tới bụng. Nén hơi tại bụng chừng hai, ba giây, rồi từ từ thở ra. Khi khí ra hết, đếm "Một!" trong đầu. Chầm chậm hít vào lần thứ hai, thứ ba... cho tới 10 lần. Chú ý: Nếu hay ngồi cong người về đằng trước, thì phải kiếm một bức tường, để dựa lưng vào cho thẳng. Tập ngồi thật thẳng góc với mặt đất sẽ bớt được bệnh đau thắt lưng. Người hay ngồi cong lưng làm cho các khớp xương ở thắt lưng dúm vào nhau về phía trước, và đè lên giây thần kinh, gây đau lưng. Sau một thời gian ngồi và thở đã quen, thì tăng lần thở lên 20, hoặc 30 lần. Từ từ tập trung tư tưởng để nhìn "xuyên qua" màng mắt, mặc dầu vẫn nhắm, nhưng dần dần sẽ thấy một vùng sáng trước mắt thay cho vùng đen, và dường như nhìn được mọi vật trước mặt một cách rõ ràng. Chửa bệnh tim mạch, mất ngủ, căng thẳng .

YOGA gồm có tất cả là 50 bài tập.. từ từ Au sẽ post hết đủ 47 thế tiếp theo .Hy vọng cả nhà mình & tất cả đều khỏe mạnh dẻo dai
 
Bái tổ (Padmasana II)



Ngồi xếp bằng, hai tay chắp lại, hít thở. Thế nầy giống như thế tọa thiền , nhưng hai tay chấp lại . Thế này có thể ngồi lâu.

Chào thái dương(suryanamaskar)



Các động tác sau đây phải làm chậm rải và liên tục . Thế nầy kích thích đến toàn bộ cơ thể : hệ tuần hoàn , hệ hô hấp, hệ thần kinh , hệ tiêu hóa . Ðây là bài tập khởi động để cho toàn bộ cơ thể ấm lên .

Có 12 động tác :

1- Ðứng thẳng . Hai chân khép vào nhau . Hai tay chấp lại trước ngực như đang cầu nguyện .
2- Hít vào . Ðưa hai tay lên khỏi đầu và ngược ra sau . Ngửa đầu ra sau . Ngưng lại một giây .
3- Thở ra . Ðưa hai tay về phía trước . Cúi gập người xuống . Ðưa hai tay xuống đất để tay và trán chạm vào ống chân . Mặt nhìn ra sau .
4- Hít vào . Ðưa chân trái ra sau đồng thời gập đầu gối phải lại . Thở ra .
5- Hít vào . Ðưa chân phải ra sau khép vào chân trái . Giữ hơi thở một giây .
6- Thở ra . Hạ mình xuống . Ðưa hai khuỷu tay lên . Ðể bàn tay , càm, đầu gối và ngón chân chạm đất .
7- Hít vào . Ngửa mặt, ưởn vai và ngực lên trên . Phần rốn và chân chạm đất . Thở ra . Ðưa đầu và vai trở xuống đất .
8- Hít vào . Ðưa mình lên . Thở ra .
9- Hít vào . Trở về vị trí như bước 4 .Ðưa chân trái ra trước giữa hai tay .
10-Thở ra . Chân phải đưa ra trước , để hai chân sát vào nhau .
11- Hít vào . Ðưa hai tay lên cao và ngược ra sau. Ưởn mình ra trước . Giữ hơi thở một giây .
12-Thở ra . Trở về bước đầu tiên .Chấp hai tay trước ngực . Giữ lưng và chân thẳng .
 
Từ từ em sẽ post lên hết các thế tập và chị sẽ còn thích nhièu thế khác nữa ..nhưng căn bản của YOGA vẫn là hơi thở ..chị ráng tập thở cho đúng nhe

Chào thái âm

( chandranamaskar)








Các thế nầy giống như các động tác chào thái dương , nhưng co giản nhiều hơn ở hông, vai . Bài tập chào thái dương dùng để tập vào buổi sáng. Còn bài tập chào thái âm dùng để tập vào các buổi khác trong ngày .( Hai hình chỉ hai cách tập hơi khác nhau một chút )
1- Ðứng thẳng . Hai chân khép vào nhau . Hai tay chấp lại trước ngực như đang cầu nguyện .
2- Hít vào . Ðưa hai tay lên khỏi đầu và ngược ra sau . Ngửa đầu ra sau . Ngưng lại một giây .
3- Thở ra . Ðưa hai tay về phía trước . Cúi gập người xuống . Ðưa hai tay xuống đất để tay và trán chạm vào chân . Mặt nhìn ra sau .
4- Hít vào . Bước chân trái ra sau và đưa thẳng chân ra .
Chân phải đứng thẳng . Thở ra . Ðưa mũi chạm vào chân phải . Hít vào .
5- Cong đầu gối phải lại .Cúi xuống sát ngực. Nhìn về trước . Thở ra .
6- Hít vào . Ðưa hai tay lên đầu . Thở ra .Ưởn người ra sau . Hít vào .Ðưa tay ra trước ngực . Hạ người xuống . Ðưa chân phải ra sau ngang với chân trái . Thẳng lưng . Thở ra . Hít vào rồi thở ra . Hạ người xuống . Cong hai khuỷu tay lên . Tay, càm, đầu gối và ngón chân chạm đất .
7- Hít vào . Ngửa mặt, ưởn vai và ngực lên trên .Phần rốn và chân chạm đất . Thở ra .
8- Hít vào . Ðưa người lên . Thở ra . Ðứng dậy .
9- Hít vào . Chân trái bước ra trước . Ðứng thẳng chân trái . Ðưa thẳng chân phải ra sau . Ðưa mũi chạm vào chân trái . Thở ra .
10- Cúi xuống sát hông . . Hít vào . Ðưa hai tay lên đầu . Thở ra . Ưởn người ra sau . Hít vào . Trở về vị trí cũ . Thở ra .
11- Hít vào . Bước chân phải ra trước chạm vào chân trái . Cúi đầu xuống . Hai chân đứng thẳng . Mủi chạm vào hai đầu gối . Thở ra .
12- Hít vào . Trở về thế đứng thẳng .
13-Thở ra . Trở về bước đầu tiên .Chấp hai tay trước ngực . Giữ lưng và chân thẳng .
 
Khúc Long (Supta Virasana)



Nằm thẳng, không gối đầu, hai tay để xuôi và sát hai bên suờn .
Hítvào .Ðưa hai tay lên khỏi đầu và chấp hai bàn tay lại . Mắt nhìn lên trên .
Hai chân kéo thẳng ra . Hai bàn chân thẳng đứng .
Thở ra . Từ từ co hai chân lên gần bụng . Ưỡn bụng lên cao, càng cao càng tốt, hít thở như trên chừng 10 lần.
Sau đó, co hai chân lên ngực , dùng hai tay ôm chặt lấy hai đầu gối, đồng thời ngững đầu lên và ép càm vào ngực. Thở hết hơi ra .

Phân thân(Shavasana)


Bài tập nầy có thể tập trên giường trước khi ngủ .
Nằm thẳng, không gối đầu, hai tay để cách xa hai bên suờn,hai bàn tay để ngửa , hai chân dang ra .
Càm hơi ngước lên trên để lưng nằm sát đất . Miệng hơi mở ra . Nhắm mắt .
Hít thở thật chậm, thật sâu, mỗi một lần thở ra, thì đếm.
Đến lần thứ 10 thì bắt đầu đi vào giai đoạn phân thân, tức là tưởng tượng chia "mình" thành hai nguời . Hảy tưởng tượng mình đang nằm nổi trên mặt đất , thư giản hoàn toàn , khỏe khoắn , an bình và tưởng chừng như có luồng năng lượng đang chảy vào thân thể của mình . Rồi trở về trạng thái cảm giác bình thường ( cảm giác từ ngón chân lên đến đỉnh đầu ) trước khi mở mắt ra
 
Rắn hổ mang
(Bhujangasana)




Nằm sấp trên mặt đất . Hai chân chụm lại . Hai tay xuôi xuống vai . Hai bàn tay úp xuống . Ðể trán chạm đất .
Hít vào . Nhấc đầu lên từ từ . Chống hai tay và ưởn người ra sau . Co hai khuỷu tay lại .
Thở hết hơi ra . Từ từ đưa người xuống , trở lại bước đầu tiên .
Thế nầy kích thích tiêu hóa , tăng cường sự lưu thông khí huyết ở lưng , hông , cổ .


Thiên nga

(Hamsasana)




Bước đầu theo thế nhi tọa : Ngồi bẹp trên hai bắp chuối . Hai đầu gối co lại. Lưng bàn chân chạm đất . Cúi người xuống sát bụng và đùi . Ðưa hai tay thẳng trước đầu và úp hai bàn tay xuống đất .
Hít vào . Nhón các ngón chân lên . Ðẩy hai tay lên đồng thời nhấc đầu và ngực lên. Thở ra .
Hít vào .Ðưa hai tay thẳng .Ưởn người và đầu ngửa ra sau . Nín thở .
Thở ra . Từ từ hạ vai và ngực xuống sát đất . Trở về bước đầu tiên .
 
Ngồi dạng chân
(Upavishta Konasana)







Ngồi và banh hai chân ra trước mặt , sát mặt đất .
Cong hai đầu gối lại và đưa hai bàn chân chụm vào nhau .
Ngồi thẳng lưng . Nhìn lên trên . Hít vào . Thở ra . Hít vào .
Cúi đầu xuống hai bàn chân . Thở ra . Nín thở .
Từ từ hít vào đồng thời nhấc đầu lên .
Dang chân phải ra , tay nắm lấy ngón chân cái kéo vào . Thở ra và ngưng lại vài giây .
Hít vào .Tiếp tục với chân trái .
Thở ra và ngưng lại vài giây .
Hít vào . Thở ra . Kéo hai bàn chân chụm lại vào nhau .
Hít thở vài cái thật sâu .
Lập lại 3 hoặc 4 lần .
 
Cái cày
(Halasana)







Nằm thẳng lưng .Hai chân khép lại . Hai tay xuôi xuống vai . Hai bàn tay úp xuống đất .
Hít vào đồng thời đưa hai chân lên cao . Thở ra .
Hít vào đồng thời đưa hai chân qua khỏi đầu . Nhấc hông lên cao . Có thể đưa hai tay lên chịu vào hông . Thở ra .
Hạ hai chân xuống đất phía sau đầu . Nếu người không dẽo chỉ cần đưa hai chân lên cao.
Giữ thế nầy trong vài giây .
Hít vào . Thở ra . Từ từ nhấc hai chân lên và đưa chân trở về vị trí cũ .
Có thể đưa hai tay chịu vào hông . Nhớ thở ra trong khi hạ chân xuống .
Nhắm mắt lại , hít thở vài cái thật sâu . Tập lại vài lần .
 
Phục hổ
(Balasana)




Ngồi bẹp trên hai đầu gối co lại. Lưng bàn chân chạm đất . Ðể hai tay lên đùi . Hai bàn tay úp xuống .
Hít sâu vào . Rồi thở ra .
Ðưa hai tay thẳng trước đầu và úp hai bàn tay xuống đất .
Cúi người xuống sát bụng và đùi . Trán chạm đất .
Ðưa hai tay ra sau , bàn tay ngửa .
Giữ lại thế nầy một vài giây . Hít thở nhẹ nhàng .
Trở lại thế đầu tiên .  
==

 
Trang này hay quá ,gửi các bạn lớp dưỡng sinh và các bạn ...già làm tài liệu TẬP LUYỆN CƠ THỂ MỖI NGÀY RẤT TỐT
http://bbqt.com/forum/index.php?/topic/6587-cac-th%E1%BA%BF-yoga-asana/