Saturday, December 31, 2011

CÁCH TRỊ PHIỀN NÃO - HT Thích Nhật Quang

Chiều nay là buổi thỉnh nguyện của thiền viện, sẵn việc Thầy đến đây thăm, có câu chuyện chia sẻ với đại chúng. Thiền viện đang xây dựng, chư huynh đệ mới ra lãnh trọng trách, chúng vào tu cũng mới, các vị tịnh nhân cư sĩ, ở gia đình chỉ biết đi học và vòi vĩnh tiền bạc của cha mẹ để đóng học phí hay ăn quà. Bây giờ phát tâm vào chùa tu, sống đời sống tập thể, làm quen với nếp sinh hoạt thiền môn nên các con còn bỡ ngỡ chưa quen. Nếp sống sinh hoạt tập thể này mang tính cộng trụ, vì vậy Lục hòa là xương sống, là tham mưu chỉ đạo cho cuộc sống của chúng ta.
Lục hòa nói đủ là Lục hòa cộng trụ, gồm có thân hòa đồng trụ tức cùng ở yên một chỗ, khẩu hòa vô tránh nghĩa là lời nói luôn hòa thuận không được tranh cãi, ý hòa đồng duyệt tức tâm ý luôn vui vẻ, giới hòa đồng tu là cùng nhau gìn giữ giới của Phật tu hành chân chánh, kiến hòa đồng giải những suy tư hiểu biết về Phật pháp cùng bàn luận thông suốt, lợi hòa đồng quân tức là chia sẻ như nhau về lợi dưỡng. Tất cả chúng ta cùng sống trong tinh thần lục hòa như vậy chắc chắn vui và tiến mãi trên đường tu.
Có một thời gian Thầy vừa lớn lên cũng bị anh em dị nghị chuyện này chuyện nọ. Thầy không biết quí vị đó tốt hay có ý gì với mình, nhưng một số vị lớn tuổi luôn nhắc nhở rằng những ai dám nói dám làm là người tốt. Thầy cứ tin như vậy và tự nhủ lòng vàng thiệt không sợ lửa. Nhiều vị lo sợ Thầy bị kẻ xấu có ý não hại. Thầy thầm nghĩ mình tu hành có cái gì đâu để mà hại. Hiện thời Thầy chỉ là một tăng sĩ không có sự nghiệp, tài năng, địa vị gì hết. Hại cái gì? Ai có thể hại mặt đất. Do vậy Thầy sống bình thường, nhưng thật ra cái bình thường đó là một sự cố gắng hết lòng của Thầy.
Thầy nghĩ sống trong đại chúng, có lỗi mình sám hối, không lỗi ta cứ an vui bình thản, ai nói gì thì nói. Các con nên nhớ mọi việc chúng ta làm hay nghĩ đều có chư Phật, chư Bồ-tát thiện thần ủng hộ chứng minh. Vì vậy đại chúng chính là môi trường tốt nhất có thể nuôi dưỡng và bảo vệ công phu tu hành của chúng ta. Lúc nào cũng vậy, đức Phật luôn ở trong lòng Thầy. Hồi xưa chưa hiểu về thiền nhưng Thầy thấy đức Phật vô cùng gần gũi và ngài sẵn sàng chỉ đạo, hướng dẫn mình tu hành vượt thoát bể khổ trầm luân. Hồi nhỏ Thầy cô độc lắm nhưng luôn thể hiện sự cương quyết. Đối diện với những câu chuyện, những nhân vật nghịch duyên, Thầy không sợ hãi, cứ tin trong lòng có Phật là qua hết.
Nghèo khó, khen chê, được mất… luôn là những cơ hội để chúng ta vươn lên. Tập sống bình thường trước mọi cảnh duyên tức là tập chủ động lấy mình. Không nên để ý chuyện người, chỉ lo việc bổn phận của mình. Thầy nghĩ điều này các con có thể thực hiện được. Các con cũng nên tin như vậy. Có lúc đối diện với những sự việc mà Thầy dường như tắt lối hết đường đi, bao tử đau dữ dội. Thiên hạ nói bệnh bao tử là bệnh phiền não. Đúng như vậy. Một khi phiền não quấy nhiễu thì đừng nói bao tử mà lục phủ ngũ tạng của chúng ta sẽ rối tung lên. Cho nên thương mình thì đừng đẩy mình vào đường cùng làm chi. Buông hết mọi vọng lự đi, đừng thèm nghĩ ngợi gì nữa, tự nhiên sẽ khỏe thôi. Những lời này là kinh nghiệm sống, các con đừng bỏ qua, hãy cất nó vào tay nãi, về sau sẽ thấy rất cần thiết. Thầy luôn luôn nói thật lòng và tin tưởng các con cũng thật lòng.
Lúc nhỏ đau bao tử, Thầy không biết uống thuốc gì và cũng không nghĩ phải đi bác sĩ. Thầy nghiền ngẫm suy nghiệm mong tìm ra một thứ gì đó để uống, và nghĩ rằng mình có Phật, Phật sẽ chỉ đạo hướng dẫn Thầy uống thuốc hết bệnh. Như người có chiếc gối, trong chiếc gối có ông tiên. Khi cần người đó cầm chiếc gối lên nói điều ước, rồi bỏ chiếc gối xuống thì mọi việc sẽ được như ý. Thầy nghĩ đức Phật trong lòng cũng vậy, Ngài đầy đủ trí tuệ dẫn đạo cuộc đời mình. Các con biết không, chỉ có tu mới trừ được phiền não, tu mới giải tỏa hết bệnh tật. Bao giờ chúng ta cương quyết thực hiện tâm nguyện của mình nên trình trước Tam Bảo, có thế lực tu mới mạnh và vững.
Về cách trị phiền não như thế này: Phật nói phiền não không thật nhưng bây giờ nó bám trên thân tứ đại, chi phối thân tâm nhọc nhằn đây, làm sao nói nó là giả? Khi nào chúng ta tu đạt đạo, thấy rõ bản chất nó không cố định, không thật, chỉ nhìn nó cười thôi. Hiện tại chúng ta đang sống, đi đứng, ăn uống, tiếp cận mọi cảnh duyên, có đối tác rõ ràng nên nói không thật thì không được, có mà giả có. Các vị Tổ thuộc tông Hoa Nghiêm nói vọng tưởng giả có, vì chúng sanh chấp là thật nên khổ. Phật tổ, thiện hữu tri thức, các bậc thầy luôn răn nhắc phiền não điên đảo là giả, không thật có nhưng để vượt qua nó, chúng ta phải thực sự có lực dụng mới giải tỏa nổi loại dây mơ rễ má này.
Đối với bệnh bao tử, có người khuyên nên ăn cháo nếp, họ bày cách ăn làm sao cho dễ, nhưng Thầy thấy rườm rà quá vì thêm một điều gì đó là thêm phiền não. Chúng ta nên để ý điều này, trong lòng thêm một vấn đề gì dù ngọc ngà châu báu cũng thấy mệt. Cho nên chúng ta cứ cắn răng chịu đựng, sử dụng cái mình sẵn có thì sẽ giảm nhẹ rất nhiều. Thầy hay nói câu: “Trời trưa nắng gắt, gánh nặng đường xa, bước lên đoạn đường dốc ngược càng đi càng đuối sức. Người khôn thì không để bất cứ thứ gì thêm vào gánh, phải thải dần hết đồ trong gánh ra đi cho nhẹ, cuối cùng bỏ luôn gióng gánh”. Nên nhớ đường đã xa dốc lại ngược, dù cho chất thêm ngọc ngà châu báu đều là nặng nhọc thôi.
Nếu biết đem Phật pháp vào trong đời sống thì chúng ta sẽ tìm ra được một lối thoát. Các con vững niềm tin nơi chánh pháp, vâng theo sự hướng dẫn của chư tôn đức Tăng Ni, hành trì Phật pháp chân chánh, chắc chắn sẽ có niềm vui trong công phu tu tập. Khi có niềm vui rồi chúng ta sẽ vững niềm tin hơn nữa đối với chánh pháp. Một người khi phát tâm tu là đã có niềm vui, càng có niềm vui thì càng vững niềm tin, càng vững niềm tin thì càng siêng tu. Trong các con, đứa nào muốn về nhà hay thối thác sự tu là chưa vững niềm tin đối với Phật pháp. Đó là nói về niềm tin trong đời sống, tiến thêm nữa là tin tâm mình.
Lớp thiền sinh đầu tiên mà ngày xưa Hòa thượng Ân sư huấn luyện trên Chân Không chỉ có 10 người. Ngài dạy “Tôi nuôi mấy chú ba năm chỉ muốn mấy chú tin được tâm mình mà thôi”, nhưng không biết mấy ai đã tin được, vì sao? Vì xuống núi chuyện này chuyện kia vướng víu, buồn giận tham sân nổi dậy, trôi dạt tha hương, không còn nhận ra tâm nữa, biết đâu mà tin! Người thực sự tin tâm mình, chỉ cần quay trở về sống được với tâm thì tất cả những thứ kia sẽ biến dạng, không tồn tại nổi.
Khi bị bệnh, huynh đệ đến giúp đỡ các con thường hay ngại và nói “Tôi không dám làm phiền huynh đệ đâu”, nhưng thực sự một mình rất cô đơn. Khi người ta phụ lo thì không muốn, lúc không ai ngó ngàng tới lại buồn tủi, như thế là mình tự dối lòng. Nên nhớ chúng ta cùng sống trong một mái chùa là đã coi nhau như ruột thịt, cứ thật thà với huynh đệ, không nên ngần ngại. Chúng ta gầy dựng một cuộc sống chân thật bình thường, không nên suy tư đắn đo. Nói thế các con đừng hiểu lầm là Thầy đã hoàn chỉnh. Không, Thầy cũng nhăn nhó, đau đớn, đôi lúc rơi nước mắt mà nuốt ngược vào bên trong. Cho nên Thầy có sáng tác hai câu thơ: “Đường đời vạn lối muôn sầu khổ. Kiên trí ngày đêm nhẫn nhịn nhường”. Đó là cách an ủi động viên bản thân của Thầy những khi gặp khó khăn về thân cũng như tâm.
Chúng ta được sống chung trong một ngôi già lam, xét cho cùng không phải nhân duyên chỉ có trong đời này mà là nhiều đời, cũng từng nguyện từng hứa với nhau như thế nào đó, bây giờ mới cùng tìm đến một nơi, sống tu một chỗ. Phải nói đây là ruột thịt, cho nên người xưa bảo Linh sơn cốt nhục, tức chúng ta cùng một dòng họ Thích, cha là đấng Từ phụ Thích Ca Mâu Ni. Đại chúng cùng nương lời Phật dạy, lấy Lục hòa làm xương sống, siêng năng tu tập ngõ hầu giải tỏa tất cả những gì còn vướng trong tâm, để huynh đệ thật sự nhìn nhau là con một nhà. Chỉ có tu mới giữ được sự an tĩnh, vui vẻ, tươi tắn. Nếu không, phiền não sẽ nổi dậy tấn công chúng ta đi trong đau khổ triền miên.
Trong thời gian Thầy bị đau bao tử, mỗi khi cúi xuống lạy Phật bụng rất đau. Mấy vị biết về Đông y nói coi chừng bị loét bên trong, nếu bị loét phải nằm nhà thương ba đến sáu tháng. Nghe xong, Thầy tự nhủ như vậy là nửa năm nằm trong bệnh viện, ai nuôi, tiền ở đâu, phải làm sao? Vô trong nhà thương xin cơm ăn thì được mà ai nuôi mình đây, rồi tiền đâu mua thuốc men, đóng viện phí, nhất là việc học hành bỏ ngang? Thầy sợ quá nên luôn dặn cái bao tử đừng có bị loét nha. Bấy giờ Thầy nghĩ chỉ ráng tu mới chuyển hóa nổi, không tu cái mặt cứ rầu rầu, quạo lên mất lòng mọi người hết. Tu bằng cách nào? Lúc đó chưa gặp Hòa thượng Ân sư nên Thầy chưa biết tu thiền. Lạy nhiều cúi nhiều không được, nên Thầy tự chế ra một cách tu. Thời gian mọi người nghỉ trưa, Thầy lén lên Chánh điện niệm Phật. Đây là thời gian Thầy niệm Phật nhiều nhất.
Có một Phật tử làm nghề may, cô phát tâm may đồ cúng dường quý thầy. Cô hỏi thăm Thầy:
- Lúc này Thầy có mạnh không?
- Cũng mạnh.
- Thầy tu hành tốt không ?
- Lúc nào mạnh thì tu hành tốt
- Lúc bệnh Thầy tu như thế nào?
- Lúc bệnh càng tu nhiều hơn, cố gắng chuyển hóa những thứ bất như ý của mình bằng lực tu hành.
Cô nghe xong, hơi buồn. Thấy vậy Thầy hỏi:
- Cô sao vậy?
- Con đang có chuyện không vui.
- Vậy tu đi.
Và Thầy hướng dẫn cho cô ấy tu giống như Thầy, sau một thời gian cô hết buồn. Khi chúng ta gặp điều khó khăn mà càng phấn chấn tu thì càng có niềm vui, phiền não, bệnh tật sẽ không làm nhọc mình. Tu được như vậy là có đạo lực. Một khi chúng ta tu đắc lực, tin tưởng lời dạy của chư Phật sẽ hóa giải những cù cặn trong thân tâm. Đây gọi là điều trị bệnh tật bằng công đức hành trì. Nếu chúng ta không biết hóa giải mà chỉ dồn nén phiền não vào bên trong giống như lấy đá đè cỏ, cỏ không chết chỉ nằm xuống và chờ cơ hội bộc phát lên mạnh mẽ hơn mà thôi. Cũng vậy tập khí cố chấp, oán hận, tất cả những cù cặn, phiền não sẽ không bao giờ hóa giải được nếu mình không biết tu. Nhiều người đem lời Phật tổ dạy ca tụng cho Phật tổ nghe, sáng trưa chiều tối đều tụng Bát-nhã mà thấy cái gì cũng còn nguyên, chưa “không” được cái nào cả thì chưa thể gọi là vâng lời Phật dạy.
Tất cả kinh sách, huấn thị của Phật Tổ đều phải được tiêu dung qua công phu tu hành đích thực của chúng ta thì mới có giá trị. Người đã có công phu thực sự tự nhiên toát lên công đức, phong cách dễ mến dễ gần. Cho nên người tu hành là vui, thoải mái, không có phiền não, luôn luôn trang nghiêm và hòa nhã. Hòa thượng Trúc Lâm dạy từng bước tu hành, trải qua từng giai đoạn công phu, chúng ta sẽ có được những phút giây tiểu ngộ. Tiểu ngộ là những cái ngộ nho nhỏ.
Các con đọc kinh thấy chư Phật, chư Bồ-tát giác ngộ, bậc đại nhân giác ngộ, các bậc Thầy của mình giác ngộ là đại ngộ. Chúng ta tu hành cảm nhận được thâm ý của Phật tổ, thấy trong lòng vui thích, đây cũng là ngộ nhưng chỉ nho nhỏ thôi. Kết nối từ lúc bắt đầu đến thiền viện tu hành cho tới 10 năm, 15 năm và bây giờ là đã 30 năm rồi, nếu người nào có sự giác ngộ liên tục, triệt để, đó là triệt ngộ. Đối với chúng sanh thời nay, đại ngộ triệt ngộ không phải là không, nhưng với điều kiện phải kiên quyết, dứt khoát, thẳng đường lối nhà thiền đã vạch sẵn thì sẽ được kết quả mỹ mãn. Phật tổ đã lên tới mức thượng đỉnh, chúng ta đang bò dưới này, nhưng tin tưởng sẽ có ngày mình cũng lên tới đỉnh. Vững niềm tin như vậy nhất định chúng ta sẽ tu hành tới nơi tới chốn.
Đó là vài kinh nghiệm nho nhỏ mà Thầy thể nghiệm từ bản thân. Hồi xưa trước khi lên Chân Không gặp Hòa thượng, vào khoảng thập niên 70 Thầy chưa biết mình có khả năng giác ngộ, tiểu ngộ hay đại ngộ. Lúc đó lăng xăng quá, mặc dù cũng hiểu lời Phật dạy phải có công phu tu hành mới thẩm thấu lẽ đạo, mới thật sự an ổn nhưng trên thực tế mình chỉ đọc tụng suông. Lúc làm chú tiểu cỡ 10 tuổi Thầy đã biết tụng kinh và được nhiều người mến mộ lắm. Trong chùa quê mỗi lần đọc những bài sám, bài kệ, bài kinh ngắn, Thầy được người ta cho năm đồng, ba đồng, xoa đầu khen “Ráng tu nghe con”. Thầy thích lắm. Vào chùa cùng mấy huynh đệ nhỏ, đi tụng kinh người ta rất thương, lớn lên quen biết được nhiều Phật tử ủng hộ và có tình cảm làm mình lao xao. Thầy phải nhờ sự tu hành hóa giải, mới dần qua hết những giai đoạn rối rắm thời tăng trẻ.
Trong thời tụng kinh phải có sự hòa hợp. Hòa hợp thế nào? Người xướng giọng trầm thì chúng ta tụng giọng trầm, đánh mõ nhanh chúng ta tụng nhanh. Nếu xướng cao xướng bổng chúng ta cũng phải tụng cao, đánh mõ chậm phải hòa âm chậm. Khi đang tụng, nếu chỉ nghe tiếng của mình thôi thì phải điều chỉnh ngay, tự ý thức sửa lại. Cho nên ngay trong thời tụng kinh là đã tu rồi. Hòa thượng Trúc Lâm dạy tu trong các thời, tu trong mọi hoàn cảnh, bây giờ Thầy rất cảm thông lời này. Nhớ lại hồi nhỏ Thầy thật buồn cười, đi đám được người ta cho đồ ăn cho tiền nên Thầy nghĩ mình làm thầy đám như vậy cũng khỏe, cũng đủ quá rồi. Làm thầy đám một thời gian, lớn lên có người ủng hộ cất chùa mình ở, có gì khó đâu. Tuổi thơ của chúng ta tuy khờ dại, nhưng lại hết sức chân chất, ngộ nghĩnh, dễ thương, phải không các con.
Không phải thành công trong cuộc đời là có danh vị mà là yên vị với những gì mình đang có. Phúc duyên của mình tới đâu chúng ta hưởng tới đó, đừng mong muốn vọng cầu hơn nữa. Như vậy là an vui hạnh phúc. Người hiểu thấu điều này cũng có thể gọi là người hiểu đạo. Bây giờ trước nhất các con tự kiểm lại bản thân và tự lệnh cho mình phải tu. Bởi vì chỉ nhờ tu hành mới hóa giải, mới tẩy sạch độc tố phiền não. Hòa thượng Trúc Lâm dạy: Biết vọng không theo tức là không chấp nhận vọng tưởng phiền não, biết nó giả liền buông. Vọng tưởng dấy khởi biết rõ không thật, nó sẽ không đủ sức kéo lôi chúng ta. Các con an ổn trong công phu tu hành nên vui vẻ, tăng tiến, không để vui buồn, bực bội… làm bận rộn tâm mình.
Hòa thượng Trúc Lâm nhắc chúng ta phải sống với tánh giác. Tánh giác là gì? Là tánh Phật. Phải sống được với tánh Phật của mình mới có thể làm chủ các dấy niệm. Dấy niệm khởi lên phải buông bởi nó không thực, nó chính là phiền não, chúng ta không chấp nhận thì nó tự rút lui thôi. Ngược lại nếu chúng ta chạy theo nó là tạo nghiệp nhân đi trong luân hồi không lối thoát. Hòa thượng dạy chúng ta phải biết thương mình. Thương mình là sao? Biết mình đã lầm, chạy theo luân hồi sinh tử bây giờ dừng lại để dòng luân hồi sinh tử chấm dứt. Vậy thôi.
Tóm lại, nếu chúng ta có công phu tu hành thì phiền não không làm gì được, đồng thời dây mơ rễ má của luân hồi sinh tử ngang đây cắt đứt. Có Phật tử hỏi Hòa thượng: Người tu Tịnh độ phát nguyện niệm Phật cầu sanh về Cực Lạc, người tu thiền không cầu gì hết, vậy khi chết sẽ đi về đâu?”. Dĩ nhiên không về đâu hết, nên mới nói tự tại, ra khỏi trần lao. Tuy nhiên, chỗ này các con cẩn thận nha, công phu chẳng ra gì, chưa làm chủ được mình thì phiền não, tham sân, cố chấp, bệnh tật, bao nhiêu những thứ bất như ý nó đón dẫn mình đi. Những thứ đó dẫn đi thì chỉ có vô ba ngã địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh mà thôi. Hòa thượng nói người tu thiền tự tại muốn đi đâu thì đi, nhưng chúng ta đã tự tại chưa? Nên biết chỗ này hết sức quan trọng, cần phải chính chắn suy xét, chính chắn dụng công.
Tu là giải tỏa bệnh tật, những cù cặn trong tâm sạch hết, đó mới là pháp lực từ công đức hành trì. Cho nên các con phải hành trì, có công đức mới hóa giải được phiền muộn trong đời này và những đời sau. Ni chúng cố gắng phát huy tâm Phật của chính mình, tin vào chất Phật trong ta để nỗ lực phấn phát trí tuệ nơi mỗi người. Chúng ta đã chọn pháp môn tu thiền, đi đúng tinh thần của Hòa thượng Trúc Lâm, được sự ủng hộ của đạo tràng Phật tử, có được phương tiện tu hành tối thắng như thế này, mong đại chúng cố gắng làm sao bước được những bước thật vững. Đây là giai đoạn ban đầu, nếu ai hơi chao đảo một chút thì các duyên khác xen vô sẽ thấy ngán, thối tâm. Do đó các con đừng bao giờ bỏ thêm thứ gì vào gánh của mình, bởi đã quá nặng lắm rồi.
Nên nhớ một khi chúng ta đã gầy dựng được tinh thần giác ngộ thì tất cả mọi phiền não sẽ rơi rụng từ đây. Thầy mong như vậy và tin Thầy trò chúng ta sẽ được như vậy.

Ma vọng tưởng

Chánh Văn:
Ma vọng tưởng này là tự chướng. Tự chướng chẳng không, thì dòng sanh diệt tiếp nối. Điên đảo tán loạn, che chướng bản tâm, do đó người tham thiền cần lưu tâm nhiều ở điểm này. Nay xin đưa ra một vài vọng chướng tiêu biểu để trình bày, như :
-           Vọng tưởng ta ngộ đạo.-           Vọng tưởng ta tu chứng.-           Vọng tưởng ta được định.-           Vọng tưởng ta phát tuệ.-           Vọng tưởng ta biết nhiều.-           Vọng tưởng ta giỏi văn.-           Vọng tưởng ta có danh hiển đạt.-           Vọng tưởng nhiều người cung phụng ta.-           Vọng tưởng ta làm thầy thiên hạ.-           Vọng tưởng nhiều người quy hướng ta.-           Vọng tưởng ta tiếp nối Tổ đăng.-           Vọng tưởng ta sẽ làm Trụ trì.-           Vọng tưởng ta hóa đạo.-           Vọng tưởng ta truyền lục.-           Vọng tưởng nhiều người nối dõi ta.-           Vọng tưởng ta sẽ được nhập tạng. -           Vọng tưởng ta có thần thông.-           Vọng tưởng ta được huyền diệu.-           Vọng tưởng ta rất kỳ đặc.Và có rất nhiều thứ quái lạ như… Ta sẽ sống lâu, ta sẽ cải lão hoàn đồng, ta sẽ bay cao và ta sẽ thành Phật…
Các cuồng vọng như thế, làm rối tâm động niệm, trái với chân thể thanh tịnh của mình. Vì thế, người sơ cơ học đạo phải biết mà ngừa dứt nó.
 
Giảng: 
Trong mọi sinh hoạt hằng ngày, đi đứng, nói năng, ăn nghỉ, làm việc tiếp xúc… trong tất cả các thời. Những việc gì chúng ta đã sắp đặt thì cứ theo đó mà làm. Những gì đột nhiên xen vô thì nhất định phải loại ra vì nó sẽ làm loạn công phu của mình. Dĩ nhiên tất cả những dấy khởi đều là vọng tưởng hết, không thể chấp nhận bất cứ một dấy khởi nào.  
Chúng ta còn sống còn phải làm việc, chung quanh ta còn nhiều sự tiếp xúc. Cho nên phải có tổ chức, có sự sắp đặt nề nếp. Nếu trong khi làm công việc của mình, mà có những dấy khởi ngoài sự sắp đặt thì chúng ta phải buông, để dồn tất cả năng lực tập trung làm một việc cho đạt được kết quả tốt. Đây là phương tiện đầu, tập trung vào một việc làm duy nhất. Nhà thiền gọi đây là giai đoạn người đâu trâu đó.  
Ma vọng tưởng này là tự chướng. Tự chướng chẳng không thì dòng sanh diệt tiếp nối. Chẳng không tức là mình chưa buông, chưa làm chủ được, chưa chiến thắng được. Điên đảo tán loạn, che chướng bản tâm, do đó người tham thiền cần lưu tâm nhiều ở điểm này. Chúng ta không làm chủ được, bị nó kéo đi trôi dạt trong vòng sanh tử luân hồi không có ngày cùng. Bị kéo như vậy thì chúng ta mất mình, không phải là người tu tiến nữa. 
Bị che chướng bản tâm tức tâm không sáng, việc tu hành không tới đâu hết. Nay xin đưa ra một vài vọng chướng tiêu biểu để trình bày, như: 
 - Vọng tưởng ta ngộ đạo. Điều này chúng ta biết rồi, đối với việc ngộ đạo, không phải ngồi đó mà chờ. Phải năng nỗ quyết tử công phu. Công phu đắc lực tức là chúng ta có sức mạnh, tự nhiên thành công. Nếu cứ ngồi đó trông chờ, cầu nguyện mà không chịu công phu hoặc công phu lệnh lạc thì không bao giờ thành tựu được sở nguyện.  
Ở đây chú trọng tập trung vào công phu. Nếu chúng ta còn ngã chấp thì gắng sức dẹp trừ ngã chấp. Chư Tổ trong nhà thiền chỉ nói ngã không. Vì nó không thật, nên không có gì dính dáng với mình hết. Nếu còn ngã chấp thì chúng ta phải tích cực trừ bỏ, đừng để nó kéo lôi quấy rầy mình nữa. Dẹp được nó rồi mới nhẹ nhàng. Người ngộ được lẽ thật này rồi thì thở khì một cái, như trút gánh nặng ngàn cân trong thân tâm vậy.
 Lục Tổ Huệ Năng khi đã triệt ngộ, Ngài nói liên tục: “Nào ngờ tánh mình xưa nay thanh tịnh. Nào ngờ tánh mình vốn không sanh diệt. Nào ngờ tánh mình vốn không dao động. Nào ngờ tánh mình vốn tự đầy đủ. Nào ngờ tánh mình hay sanh muôn pháp.” Tánh ấy sẵn có, nhưng lâu nay bị che chướng, nên chúng ta không nhận ra. Bây giờ có cơ hội mình phủi bỏ những lớp mê mờ che chướng ấy đi, thì nó sẽ hiện bày.  
Ở đây nói đến công phu nội tỉnh của chúng ta. Người tu thiền là người có sức mạnh nội tỉnh, có thần lực phi thường. Như câu chuyện ngài Xá Lợi Phất đang ngồi thiền, có một con quỷ đi ngang qua. Nó dùng cái chày lớn đập lên đầu Ngài. Bình thường với sức mạnh này, nó có thể đập vỡ cả quả núi Tu Di. Nhưng lúc ấy ngài Xá Lợi Phất chỉ hơi ê đầu một chút thôi. Vì Ngài đang trụ trong chánh định.  
Chúng ta tu hành là để phát huy sức mạnh đó. Phát huy từ công phu miên mật của mình. Thấy rõ thật chất của nó không thật nên ta không sợ. Nếu thấy thật thì mình sẽ sợ nó. Đó là điểm cốt lõi trong công phu tu hành của chúng ta. Nhất định không vọng tưởng ta ngộ đạo nên không bị nó kéo lôi. 
- Vọng tưởng ta tu chứng. Tu chứng thì cũng không ngồi đó mà trông đợi được. Phải tu, phải công phu, khi nhân duyên thời tiết đến, thùng sơn lủng đáy thì xong việc.
- Vọng tưởng ta được định.
 - Vọng tưởng ta phát tuệ.
- Vọng tưởng ta biết nhiều. Nói một chút về biết nhiều. Người muốn biết nhiều, không thể ngồi tơ tưởng mà có thể biết chính xác được. Thông thường ở thế gian thì phải học. Học là làm quen, thu thập những kiến thức, những kinh nghiệm của người trước. Từ đó ghi nhớ mới tích lũy thêm sự hiểu biết.  
Người tu không phải biết nhiều như vậy. Muốn có kinh nghiệm, có sự hiểu biết sâu sắc thì trong nội tại phải có thiền định. Có thiền định thì có trí tuệ. Có trí tuệ mới soi rọi tận cùng nguồn bể các pháp. Cho nên người có trí tuệ là người biết triệt để nhất. Người tu chúng ta trước nhất là phải học, sau đó là thiền định. Thiền định phát tuệ thì biết suốt hết. Hai việc này chúng ta đều phải thực hiện hết. Vì sao ? Vì nhất thời chúng ta chưa được thiền định, mà cũng không biết gì hết thì không tu được. Cho nên phải học, học hiểu rồi mới bắt đầu thực hành tu tập. Chỗ này Tổ Qui Sơn nói: Chớ để cuộc đời ngơ ngơ ngáo ngáo, lơ lơ láo láo, ngày tháng qua rồi không tìm lại được.  
- Vọng tưởng ta giỏi văn. Vọng tưởng ta có danh hiển đạt. Vọng tưởng ta được nhiều người cung phụng. Vọng tưởng ta làm thầy thiên hạ. Vọng tưởng nhiều người qui hướng ta. Vọng tưởng ta tiếp nối tổ đăng. Vọng tưởng ta làm trụ trì. Vọng tưởng ta hóa đạo. Vọng tưởng ta truyền lục. Vọng tưởng được nhiều người nối dõi. Vọng tưởng ta nhập tạng v.v… Tất cả những vọng tưởng này coi như là danh văn lợi dưỡng.  
Đối với người tu chúng ta, những danh văn lợi dưỡng này xem như rác rưởi, phải trừ khử gấp. Người xưa làm việc gì cũng xem như đi trên băng mỏng, trên dao nhọn, như dây bò miệng giếng… có gì bền lâu. Vì sao ? Tâm đạo của các Ngài đã sáng. Còn tâm chúng ta chưa sáng nên bị che chướng. Nếu nội tai chưa vững vàng thì làm việc gì cũng gặp trở ngại, cũng bị kẹt vướng. Công đức tu hành theo đó chùng chình, không tiến được. 
Vì vậy trong lúc lãnh trách nhiệm, chúng ta phải luôn tự lo tự gắng. Sắp xếp trong từng điều kiện, từng hoàn cảnh để mỗi ngày mình vừa tu vừa làm tròn bổn phận người trên giao phó. Cổ đức nói: Những cội cổ thụ to lớn, chim chóc các nơi kéo nhau về ngủ nghỉ trên đó thì nạn gãy cành đổ lá không tránh khỏi. Nói thế để làm gì ? Để cảnh tỉnh chúng ta. Chúng ta được hiển đạt, mọi người tìm đến học hỏi là mình phải biết lo sợ. Chỉ người nhìn xa thấy rộng mới rõ được điều này. Cho nên chúng ta phải thận trọng dè dặt từng chút. 
Khi làm gì mà đạo tâm chưa vững, chúng ta nên kiểm nghiệm lại. Trong tất cả các công việc, quan trọng nhất là phải gìn giữ tuệ mạng của mình. Chúng ta đều biết đến phút chót chỉ còn lại phước nghiệp riêng của mình, tất cả đều mất hết. Một khi mình nín thở rồi thì không còn gì nữa. Thân phận của chúng ta khi cha mẹ mới sanh ra rất tốt đẹp, nhưng tuổi tác lớn dần, thân này cũng biến chuyển cho đến khi già suy héo úa rồi tan hoại. Như vậy còn đợi gì mà không chịu công phu, thắng dừng vọng tưởng để không bị nó kéo lôi. Nó không kéo lôi được thì mình có tự chủ.  
Những vọng tưởng kế tiếp như thần thông nhập tạng… Đối với người tu, đó là những vọng tưởng quái lạ. Ta sẽ sống lâu, ta sẽ cải lão hoàn đồng, ta sẽ bay cao, ta sẽ thành Phật… tất cả đều là những ảo vọng mà thôi. Phật là giác, mình không giác mà cầu thành Phật thì thật là nghịch lý. Chỉ giác thì mới thành Phật, không phải cầu. 
Các cuồng vọng như thế làm rối tâm, trái với chân thể thanh tịnh. Vì thế người sơ cơ học đạo phải biết ngăn dứt nó. Nói tóm lại những niệm những vọng tưởng ở trên làm cho mình bị tán tâm. Tán tâm thì mất định, mất định thì tuệ không hiện tiền. Định tuệ không có thì không mong giác ngộ giải thoát.
Có một câu chuyện về Bồ-tát Văn Thù. Hôm đó, Hòa thượng Trụ trì tổ chức lễ hội trang nghiêm để cúng kiến, cầu nguyện, thuyết giảng, làm các việc phúc thiện, chẩn tế. Thời gian kéo dài một hai tháng. Ngài Văn Thù trong hình thức người đàn bà có mang, dẫn một đứa bé và một con chó. Đàn tràng thanh tịnh mà người đàn bà này xuất hiện đã là khó chịu rồi. Thế mà bà ta còn đến thưa với Hòa thượng: “Tôi là người nghèo khổ, rất hoan nghinh việc làm này của quý Ngài. Tôi không có gì cúng dường chỉ có một mớ tóc xin được cúng dường”. Một việc cúng dường lạ đời khiến cho từ Hòa thượng trở xuống, mọi người đều sửng sốt. 
Sau khi cúng dường, bà xin được một bữa ăn, vì khi ấy có lễ chẩn tế. Hòa thượng sai dọn một phần ăn, trong đó một phần cho bà, một phần cho đứa bé, và một phần cho con chó. Ai cũng thấy bực mình người đàn bà, thật chướng đời, đi mà còn dẫn chó dẫn mèo theo. Sau khi ăn xong bà nói với Hòa thượng: “Xin một phần ăn cho đứa bé trong bụng”. Hòa thượng nổi sân, đuổi đi. Không ngờ Hòa thượng vừa nổi sân thì người nữ biến mất, con chó biến thành sư tử. Bồ-tát cỡi sư tử phất phới trong mây. Cả đàn tràng đều quy hướng sám hối.  
Cho nên quan trọng là tâm của chúng ta phải luôn thanh tịnh, đó là gốc. 
 Chú:
Mê mờ bản lý, nên điên đảo vọng tưởng. Vọng tưởng sinh động, thì bản tâm bị che chướng. Loanh quanh mãi trong mê mờ cuồng vọng, tức chân thể thanh tịnh chìm lặn. Khác nào kẻ đi trong đêm đen không đèn đuốc, họa sa hầm sụp hố chắc chắn trước mắt. Người xưa nói : “Đất tâm nếu không, mặt trời trí tuệ tự chiếu”.  
Nơi đây, chúng ta có thể nói cách khác rằng, “nếu chúng ta chịu dừng thì chuyện gì điên đảo ?” Vọng tưởng là gì ? Thử nhìn lại xem. Vốn dĩ là ảo mộng mà ! Lỗi tại chúng ta, cứ cố chấp rồi lao theo. Lao theo nên điên đảo. Đã điên đảo thì vọng càng thêm vọng. Ngay đây, nếu chúng ta biết dừng, còn gì lăng xăng nắm bắt nữa. Còn chăng hư không thênh thang rỗng suốt, cái gì mê mờ chướng ngại cái gì ? Thử nói xem. 
Tóm lại, là chúng ta có chịu dừng hay không ? Dừng thì trời không sáng suốt, đất tâm yên ổn, tuệ nhật hằng soi, thiếu sót chỗ nào ? 
Trái lại,
Rông rêu mải miết, nên hóa điên cuồng. Khổ thay ! Khổ thay ! Có thi rằng:              
               Lớn thay ! Người sức mạnh,                    Biết vọng liền không theo.                     Quê xưa trăng tỏ rạng,                   Tùng xanh tiếng suối reo.                 Khoái thay ! Người biết vọng,                   Miền chân không mở ra.                    Đường xưa tự bày hiện,                  Quê nhà thật không xa.             
              Hương quê thoảng trăng sao,

              Tình quê miền bất nhị.
              Hư không trải gấm hoa,

             Người quê một mình đi !
             Gió ngát hương giải thoát,

             Hoa đơm đóa từ bi.
             
             Tuyết tuôn thành định lực,

            Trăng soi bất tư nghì.
    
        Một tiếng quát !

Câu Chuyện Nhân Duyên

Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ,Vô duyên đối diện bất tương phùng. Âu đó cũng là sự thường, để mọi người đến được với nhau, để mọi sự đến được với mọi sự và người người hữu duyên với mọi sự. Giống như câu chuyện tôi sắp kể dưới đây,đều bắt đầu từ duyên.

Mỗi buổi sáng ngày Tết nguyên đán, có một vị khách viễn xứ về thăm quê nhà. Vị khách đã đến chùa Kim Liên (Nghi Tàm, Hà Nội) lễ Phật, vãn cảnh chùa. Trong sân chùa, một bé trai nhỏ đang ngồi trên chiếc xe bé xinh chơi cùng mẹ như để hưởng được phúc ấm đầu năm. Bỗng đâu, một bé gái cùng đi lễ với gia đình, bước vào cửa chùa. Thấy có em bé, cô bé chạy ùa tới rồi đẩy chiếc xe nôi chạy chơi quanh sân chùa. Trong sáng, hồn nhiên như những thiên thần, chúng vui đùa với nhau như thể đã thân từ nhiều năm trước. Đó chẳng là duyên sao? Vị khách thấy cảnh đó bất chợt thốt lên: “Hai đứa bé này thật có duyên với nhau. Không biết sau này chúng có gặp lại nhau không nhỉ?”.

Nghe thấy vậy, bỗng tôi nhớ về câu chuyện cách đây hơn 30 năm, khi tôi còn rất trẻ. Năm đó tôi mới chừng đôi mươi.

Phải nói thêm rằng, từ nhỏ tôi cũng đã có chút nhân duyên với Đạo Phật, thường xuyên được đi chùa với bà ngoại, theo bà đi làm những việc công đức nhà chùa, ngồi tụng kinh cùng bà….Về duyên, thì như vậy tôi cũng đã bắt đầu được tạo nhân đạo Phật trong tâm trí từ ngày ấy. Thế rồi, khi đã có chút nhận thức, có chút lý lẽ trong đầu, mọi chuyện đã không còn đơn giản. Cuộc sống thực tế khách quan đã tác động tới trực giác của tôi, khiến nhiều thắc mắc về Đạo phật nảy sinh.

Nếu chẳng phải duyên, thì sẽ chẳng có sự trở lại của người thứ hai để “dẫn dắt” tôi đến với Đạo Phật, điều mà cho đến hôm nay, sau 31 năm tôi mới nhận ra. Dạo đó, sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, tôi cùng với bố vào TP.Hồ chí Minh (ngày ấy vẫn còn mang tên Sài gòn) thăm các bác (anh ruột của bố). Trong số các anh chị em, có một người anh họ, người mà tôi luôn yêu quí và kính trọng, đã khai tâm cho tôi ít nhiều về Đạo Phật. Ông đã nghiên cứu, thực hành Đạo Phật và Thiền nhiều năm, nên kiến thức thừa đủ để giải thích cho đứa em mới “nứt mắt” như tôi. Và câu chuyện của anh em tôi với Đạo Phật bắt đầu từ đó.

Bố tôi, xa gia đình bên nội đã lâu, còn tôi lần đầu tiên gặp họ, đáng lẽ có khối chuyện để nói với nhau, nhưng quả thực, tôi không biết từ đâu khiến câu chuyện lại dẫn anh em tôi đến Thiền và Đạo Phật. . . Anh tôi nói rằng, Đạo Phật là giúp cho con người ta thoát khỏi mọi nỗi khổ. Ông giải thích cho tôi mọi điều. Nào là nhân – quả, nào là duyên sinh, luân hồi… ông còn khuyên tôi, nếu có ai đó không tốt với mình, có thể mình không giao thiệp với họ nữa, mà lòng không thù hận gì, khi ấy mình sẽ thấy thanh thản vô cùng. . . Rồi anh tôi nói rằng, con người ta vì cảm nhận được cái ngon, cái đẹp mới đem lòng mê đắm và từ đó mới sinh lòng tham muốn chiếm hữu thành của mình, thế mới có giành giật, đánh giết lẫn nhau để mà chiếm hữu, mới sinh lòng căm ghét, thù hận… vân vân. Nếu bây giờ mình thấy đẹp nhưng chẳng màng, thấy ngon chẳng thèm. . . , thì đâu cần phải tranh giành làm chi. Khi đó làm gì có chiến tranh, như thế sẽ sống thoải mái, nhẹ nhàng sung sướng. Sống ở cuộc đời mà tựa Niết bàn đó. Thế nên Đức Thế Tôn mới dạy: Không tận diệt năm uẩn (là sắc, thụ, tưởng, hành, thức) sẽ không đoạn tận được khổ đau.

Tôi đã không cho là như vậy và thắc mắc: Đã không chơi với người ta, có nghĩa là mình thù hận rồi còn gì, làm sao lại nói là không. Và rằng người ta không tốt với mình, hà cớ gì mình cứ phải nhịn, phải tốt với họ; Hay như phàm đã là con người thì phải có cảm xúc; Phải có yêu, có ghét, có tham vọng và phấn đấu . . . Rất nhiều thắc mắc nảy sinh đối lập với những gì anh tôi đã giải thích. Ngày đó tôi đã khẳng khái nói với ông rằng: Em thấy đạo Phật không tích cực chỉ toàn khuyên con người ta sống thụ động mà thôi. Khi đó ông nói: chừng nào cô thấy không còn “thắc mắc nữa, và cô nhận ra, tin tưởng rằng đạo Phật hoàn toàn đúng. Ấy là cô đã theo được Đạo Phật rồi đó.

Nghe anh tôi nói vậy, nhưng tôi chẳng để tâm. Và dẫu vẫn năng đi chùa với bà,với mẹ, nhưng để nhất tâm đến với Phật thì quả là chưa thể.

Thời gian thấm thoắt quan đi. Khi mái tóc đã điểm sương, và cuộc đời đã cho tôi thấy nhiều điều hơn, giao du rộng hơn và đặc biệt thực tế khách quan cũng được đập vào trực giác tôi nhiều mầu sắc, nhiều hoàn cảnh hơn…thì tôi đã nhận ra rằng anh tôi nói đúng.

Cuộc đời thật khó dự đoán. Tôi chợt nhớ tới một câu hát của Jay Livingston and Ray Evans: “Que sera sera? Que’ sera’ sera’? What ever will be, will be. The futures not ours to see…” – ( lời dịch) Biết ra sao ngày sau? Đời luyến lưu vui cười, khổ đau…Vì sắc duyên là sóng bể dâu… Nào ai biết ngay sau”..

Tôi đã hiểu ra nhiều. Theo giáo pháp của Đức Phật, thì con người ta sống ở đời tất thảy đều là nhân duyên. Và như vậy, là trong mỗi chúng ta, ai ai cũng đều hội tụ 12 nhân duyên: Vô Minh, Hành, Thức, Danh sắc, Lục nhập, Xúc, Thụ, Ái, Thủ, Hữu, Sinh, Lão và cuối cùng là Tử. Chiêm nghiệm từ câu chuyện của mình, tôi đã cảm nhận được điều đó.

Ví như cái duyên đã dẫn tôi sớm đến với Đạo Phật. Song vì Vô minh, nên đã chẳng nhận ra cái đúng của Đạo là vị tha, là xả, mà chỉ thấy cái dở của đời là chấp ngã, nên trong lòng luôn thấy bức xúc, bực bội. Thấy người ta không công bằng với mình thì đem lòng oán hận; thấy mình không được may mắn như người ta thì lấy làm phiền não; Luôn tự phụ, cho mình là giỏi hơn người nên đem lòng khinh miệt…

Từ sự Vô minh ấy mà hành không thuận, tạo nên ác nghiệp cho mình. Bởi luôn cảm thấy bất bình, cộng với bản tính cương trực, nên lời ăn tiếng nói không biết dung hoà. Kết quả là suốt một thời gian dài làm việc trong một cơ quan, tôi đã không được xem là người tiến bộ và không được hưởng những gì đáng lẽ mình được hưởng. Nhưng rồi mọi chuyện đã qua đi. Một cơ may, và cũng lại là nhân duyên đưa tôi sang một bước ngoặt khác trong cuộc đời. Đó là thời điểm tôi chuyển nghề. Tôi đã tưởng mình nằm mơ khi sang làm công việc mới, công việc mà suốt một thời trẻ tôi ngưỡng vọng, ao ước. Đến bây giờ tôi mới lý giải được vì sao tôi gặp được cơ duyên đó, âu cũng là nhân – quả mà thôi. Thân thiện, cư xử tốt với mọi người, đến khi mình cần, sẽ có người giúp đỡ.

Ở công việc mới, tôi có nhiều điều kiện đi đây, đi đó, học hỏi nhiều, mắt thấy tai nghe cũng lắm. “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” là thế. Thêm nữa, mỗi độ tuổi, con người ta cũng có những thay đổi, nhận thức cũng khác, và dần dần tôi đã bớt sân hận, bớt đòi hỏi và đã biết thoả hiệp với cuộc đời… Có thể, vì đã nhận thức được lẽ đó, mà cuộc sống của tôi thật vui vẻ, thoải mái và cảm thấy lòng mình nhẹ nhàng hơn.

Và rồi mỗi ngày, duyên đến với Đạo Phật như càng gần với tôi, được lân mẫn với các vị tăng, ni để trao đổi, học hỏi; gặp gỡ nhiều Phật tử, được giới thiệu, thậm chí có cư sỹ còn tặng những cuốn sách quí về Đạo Phật… Đọc, chiêm nghiệm đã giúp tôi nhìn nhận lại mình rõ ràng hơn.

Cuộc sống thật khó khăn. Chẳng thể ngày một ngày hai mà đến được với Đạo Phật, chẳng phải đã đến rồi mà theo được. Theo rồi chưa chắc đã giác ngộ được …Tất thảy còn phải do duyên nghiệp mà nên. Ấy mới cần phải tu hành, và quan trọng hơn cả phải nhất tâm tin tưởng con đường mình chọn là đúng đắn, tin tưởng rằng, con đường ấy dẫu “xa” hay “gần” thì kiên trì sẽ tới đích. Đó chính là điều tôi nhận ra sau 30 năm, kể từ ngày hai anh em tôi trò chuyện với nhau về Đạo Phật.

Giờ đây, dẫu tôi chưa hiểu Đạo Phật bao nhiêu, và càng chưa tu tập được gì nhiều, bởi cuộc sống còn quá nhiều gian truân buộc mình phải đối mặt. Song, có một điều tôi đã thấy rất rõ ràng, trong cuộc sống hàng ngày, càng xả được nhiều, mình càng thanh thản và thấy cuộc sống có nhiều ý nghĩa.

Thích Châu Triêm

(theo duongvecoitinh)

Xuân trong lòng người tu sĩ

  • chuc-xuan

  • Trời đất luôn luân chuyển trong sự vận động Sinh, Tến, Dị, Diệt; khí tiết thay đổi trong sự giao hòa Xuân, Hạ, Thu, Đông; con người cũng bị chi phối bởi những giai đoạn sinh, lão, bệnh, tử

  • Cuộc đời là sự nối tiếp những cảm xúc, sinh - diệt giữa những cung bậc thăng - trầm, vui - buồn, được - mất, hạnh phúc và đau khổ, …v.v…mà trong triết học gọi là “sự mâu thuẫn nội tại” là tác nhân làm cho loài người có thể đạt đến sự thăng hoa trong tư duy, đạt đến sự phát triển vượt bậc. Chính vì lẽ đó mà truyền thống chư Phật chỉ xuất hiện ở cõi trái đất (Nam – thiện - bội - châu) này, vì chỉ ở cõi nhân loại chúng sanh mới có thể tu tập để đạt đến cõi Phi Tưởng với tuổi thọ 84000 kiếp trái đất và ngược lại cũng chính nơi đây con người cũng có thể bị đọa vào cõi A – Tỳ địa ngục với số tuổi thọ tương đương với cõi Phi Tưởng. Trong kinh Đức Thế Tôn có dạy “Sabbe sankhara anicca” chư hành vô thường. Hành (sankhara) là những vật do nhân duyên kết hợp thành[1][1]. Và tất cả những vật đó đều vô thường (anicca) tức luôn luôn thay đổi, biến chuyển, sinh diệt.

    Trong ý nghĩa của dòng duyên sinh tương tục ranh giới giữa sinh – diệt là không ranh giới, ranh giới của sự giao hòa cũng thế, theo tiến trình sinh diệt của tâm thức thì một khảy móng tay hàng triệu dòng tâm thức đã sanh diệt, còn nói theo khoa hoc phương Tây các tế bào sinh diệt và tái tạo trong từng giây, từng phút; có nghĩa là chúng ta đã từ sinh – diệt trong từng giây, từng phút.

    Triết học Phật giáo dựa trên nền tảng của “lý duyên sinh” vì có cái này thế nên có cái kia và cũng vì cái này mất đi nên cái kia cũng mất đi, cho nên Xuân đến cũng không phải là một sự ngẫu nhiên, mà bởi vì đất trời đã trải qua thời kỳ đông chí, là duyên để cho một mùa xuân ấm áp hiện sinh, cây cối sinh tươi nẩy lộc. Cho nên kiếp người chỉ là một giai đoạn trong vô vàn kiếp sống của vòng luân hồi sinh – tử, hết sanh lại diệt, hết diệt lại sanh. Không có gì là vĩnh hằng và cũng không có gì mất đi. Đời người chỉ là quán trọ, là hạt cát trong cõi sa mạc luân hồi sinh tử, cho nên chúng sinh thường chấp cái huyễn cho là thật, vô thường cho là thường còn, như trong bản dịch của ngài Huyền Trang có câu “不異 , 不異, , 受,想,行,識亦復如是”.“sắcbất dị Không, Không bất dị Sắc; Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc.Thọ, Tưởng, Hành, Thức diệc phục như thị.”[2][2] Chỉ với vài từ ngắn gọn đã hàm chứa một triết lý thâm sâu của Phật đạo về nhận thức bản thể vật chất, siêu thế của vũ trụ “vật chất dang hiện hữu vốn dĩ là không, là sự khế hợp của đất, nước, lửa, gió; của ngũ uẩn”. Nên khi ta nhìn sự vật ở tình trạng bản thể thì tứ đại giai không, pháp hành vốn là huyễn, mà huyễn thì chẳng có gì trường tồn vĩnh cửu. Nên chúng ta, những người con Phật, mang trọng trách “thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh” sống trong sự yêu thương – bình đẳng để xóa tan đi những oan trái, hận thù, những pháp bất thiện, là động lực để mùa Thu úa tàn nhân loại phải kết thúc, xua tan đi một mùa đông giá lạnh của những ích kỷ, bỏn xẻn, tật đố, san tham…v.v… là duyên khai ngộ cho một mùa xuân nhân loại, làm cho cánh hoa ưu đàm của một miền miên viễn giải thoát, trong cõi nhân sinh tạm bợ này, như một thi sĩ Tây Phương đã thốt lên:

    "We are visistors of planet,
    We are here for minety or one hundred years,
    At the very most,
    During that period, we must try to do some thing good,
    Sometihng useful with our lifes,
    If you contribute to other people's happiness,
    You will find the true goad,
    The true meaning of life."

    "Nhân sinh quán trọ bên đường,
    Trăm nằm chỉ một đêm trường chiêm bao,
    Chỉ mong góp nhặt trăng sao,
    Vẽ cho kiếp sống thêm màu sáng tươi,
    Trăm năm ngắn ngủi kiếp người,
    Chỉ mong mang đến nụ cười thế nhân,
    Để trong giấc mộng mong manh,
    Tìm ra hạnh phúc trong lành nơi tâm.

    Dịch thơ: Nguyễn Hoàng Lai

  • Tác giả: Đại đức Phước Định


    [1]  Từ điển Pali-English; sankhara: essential condition; a thing conditioned, mental coefficients.

    [2] Trích từ câu thứ nhì trong bài “Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh” (bài Tâm Kinh, bản dịch của Ngài Huyền Trang, gồm 270 chữ).

  •  
  • (theo phatgiaonguyenthuy)

[sách] UY NGHI NGƯỜI PHẬT TỬ TẠI GIA – Thích Quảng Hướng


Lời ngỏ

“Mái chùa che chở hồn dân tộc Nếp sống muôn đời của tổ tông”.
ApmujThật vậy, mái chùa là tổ ấm và linh hồn của dân tộc, là nơi nuôi dưỡng tâm linh làm nền tảng đạo đức cho con cháu của chúng ta khôn lớn. Người xưa đã có nếp sống cao đẹp như vậy từ bao đời, ngày nay chúng ta cũng phải biết tiếp nối sự nghiệp cao đẹp đó và gìn giữ những gì mà chư vị tiền bối đã gầy dựng.
Để bồi đắp và khai mở tuệ giác vốn có ở nơi mỗi con người thì chúng ta cần phải thực hành theo những gì mà đức Thế Tôn đã dạy, và đó chính là giới học, định học và tuệ học. Trong ba môn học này thì giới luật đóng vai trò căn bản cho những ai đang còn chập chững trên bước đường tu nhân học Phật. Bởi tâm ý của chúng ta vẫn thường xuyên buông lung phóng túng, nói năng và hành động còn nhiều vụng về, thô tháo nên dễ dàng tạo ra phiền não và làm tổn hại đến cho mọi người xung quanh. Vì thế, chúng ta cần phải tìm hiểu, học hỏi về những luật nghi mà đức Thế Tôn đã giảng dạy.
Trong phạm vi tập sách này, chúng tôi chỉ rút ra vài ý căn bản ở chương Uy nghi, trong luậtSa-di và Sa-di Ni, do Hòa Thượng Thích Trí Quang biên dịch và tham khảo thêm một số ý khác trong sách Bước Tới Thảnh Thơi, do Đạo Tràng Mai Thôn biên soạn. Đồng thời, chúng tôi căn cứ vào hiện trạng sinh hoạt của các Phật tử khi đến chùa, rồi biên soạn lại thành tập sách Uy nghi này, với mục đích giúp cho người Phật tử tại gia dễ dàng nắm bắt và ứng dụng vào trong đời sống hàng ngày thêm được nhiều lợi lạc!
Thiết nghĩ, cho dù chúng ta tu tập pháp môn gì đi nữa, giới luật vẫn là nền tảng căn bản của toàn bộ giáo lý đạo Phật. Vì thế, là người học trò của đức Thế Tôn thì chúng ta cần phải học hỏi và thực hành theo lời dạy của Ngài, nhằm phòng hộ và chuyển hóa những tập khí tham, sân, chấp ngã của tự thân, xây dựng nếp sống thanh lương, cao đẹp cho bản thân và cộng đồng xã hội.
Chúng con thành tâm kính tri ân Hòa Thượng Thích Minh Thông, đã quan tâm giảng dạy cặn kẽ về môn Luật học, giúp cho hàng hậu học chúng con được am hiểu để ứng dụng vào trong đời sống hàng ngày được nhiều lợi lạc! Mặt khác, Hòa Thượng còn từ bi hoan hỷ dành thì giờ để chỉ dẫn và chỉnh sửa tập sách Uy nghi này, tạo thêm phần chuẩn xác và lợi ích đến cho người đọc.
Tập sách này được biên soạn với sự cần mẫn và suy nghiệm của tự thân, nhưng không sao tránh khỏi những vụng về, thiếu sót. Do đó, con kính xin chư tôn đức từ bi chỉ dạy và quý thiện hữu tri thức hoan hỷ bổ khuyết cho, để tập sách được hoàn chỉnh và tăng thêm phần lợi lạc!
Biên soạn
Thích Quảng Hướng

Mục lục

Chương I: Đến chùa………………
Chương II: Tiếp xúc với quý Tăng Ni.............
Chương III: Thỉnh quý Thầy về nhà
Chương IV: Làm công quả……..
Chương V: Ăn cơm……………
Chương VI: Vào nhà vệ sinh…….
Chương VII: Quan hệ với các bạn đồng tu…
Chương VIII: Nghe pháp thoại….
Chương IX: Học hỏi đạo lý……
Chương X: Thờ Phật và lạy Phật
Chương XI: Ngồi thiền, kinh hành,
tụng kinh và niệm Phật……………
Chương XII: Bảo vệ môi trường…
Chương XIII: Năm Giới

Chương I - ĐẾN CHÙA

Khi vào cổng chùa thì phải xuống xe, tắt máy dẫn bộ và để đúng nơi quy định. Đến chùa nên mặc áo Tràng, nếu không có thì mặc áo quần dài ống, nhằm thể hiện sự kín đáo, trang nghiêm và lịch sự. Không nên mặc áo ngắn tay để hở nách, quần cụt v.v.. Vì ăn mặc cũng chính là thể hiện tư cách của một con người có đạo đức, văn minh và tiến bộ.
Áo Tràng (áo lễ) thì không nên để nhăn nheo, vo cục, kẹp nách, không vứt bỏ bừa bãi, lung tung, bạ đâu nhét đó. Không nên vừa đi, vừa mặc hay cởi áo Tràng mà phải đứng yên thong thả mặc áo xong rồi mới đi.
Đến chùa hay đi bất cứ ở đâu, dép guốc phải để ngay ngắn, không dẫm lên dép của người khác. Khi đi, không kéo lê dép hoặc giẫm mạnh xuống nền gạch tạo ra tiếng kêu ồn ào, làm động niệm và ảnh hưởng tới sự tu học của người khác. Không chạy nhảy, cười giỡn, huýt gió, ca hát, nói lớn tiếng, gọi từ xa trong khuôn viên chùa. Khi đã uống bia, rượu thì không nên đi đến chùa. Không viện cớ nói dối người nhà là mình đi chùa, nhưng lại đi làm việc khác.

Chương II - TIẾP XÚC VỚI QUÝ TĂNG NI

Khi chào quý Thầy (quý Sư cô) thì phải chắp tay ngang ngực cúi đầu và cung kính. Không nên vừa đi vừa xá chào Thầy hoặc đứng trên cao còn Thầy ở dưới thấp. Không đội mũ nón, đeo kính đen, mặc quần ống cao, ống thấp lôi thôi mà chào Thầy. Không mặc áo quần hở hang đứng ngồi nói chuyện với Thầy. Không ngồi ngả nghiêng hoặc dựa vào tường vách. Không ngồi lắc lư, rung đùi, đong đưa hai chân hay nhịp chân. Nên ngồi trong tư thế ngay thẳng, an ổn và mắt hướng về Thầy. Khi rời khỏi chỗ ngồi, nhớ sắp xếp bàn ghế lại cho ngay ngắn và nhẹ nhàng.
Không nên đi ngang qua gần trước mặt Thầy, trừ khi không còn lối đi nào khác. Không nên đi, đứng hoặc ngồi xoay lưng trước mặt Thầy, trừ khi có những lễ hội đông người và không còn chỗ ngồi nào khác. Khi nói chuyện với Thầy không chắp tay sau lưng, hút thuốc, đứng đối diện, chống nạnh hoặc cách Thầy quá xa, nên đứng dịch qua một bên và gần Thầy để thưa chuyện.
Thầy đang nói chuyện với ai thì không xen vào ngắt lời. Khi gặp Thầy chỉ hỏi những vấn đề liên quan đến sự tu học hoặc việc quan trọng khác, không nên hỏi những chuyện vu vơ, linh tinh.
Khi Thầy đang ăn cơm, tụng kinh, ngồi thiền, làm lễ… thì không đến thưa hỏi mà chỉ lặng lẽ xá chào và lui ra chờ đợi. Khi thấy Thầy đi đến chỗ mình thì phải đứng dậy chắp tay cung kính xá chào.
Không nên bàn tán việc tốt xấu, đúng hay sai của quý Thầy khiến cho người khác mất tín tâm đối với Tam bảo. Nếu trông thấy một vị xuất gia nào đó không giữ gìn uy nghi giới luật thì nên đi đến chắp tay xá chào và thưa chuyện với thái độ cung kính, chân tình để biết rõ ràng về sự việc. Chứ không nên vội vàng phê phán và đi loan truyền cho những người khác biết, trong khi đó mình chưa hiểu rõ được vấn đề. Nếu lỡ vị xuất gia ấy thực sự sai phạm luật nghi thì cũng nhờ vào ngôn từ ái ngữ và thái độ cung kính của mình mà có thể giúp cho vị ấy điều chỉnh lại hành vi sai trái.
Người Phật tử đi ra đường gặp các vị xuất gia thì nên chắp tay cung kính xá chào. Khi trông thấy người xuất gia ôm bình bát đi khất thực thì nên đem thực phẩm đến dâng cúng và chỉ bỏ vào bình bát vị ấy những loại thức ăn, chứ không nên cúng dường tiền bạc. Nếu thấy các vị đi khất thực sau mười hai giờ trưa thì phải biết rằng, họ là những người giả dạng. Bởi người xuất gia chỉ đi khất thực từ sáng sớm cho đến trưa là trở về chùa để thọ trai, chứ không bao giờ đi sau giờ Ngọ.
Đừng bao giờ trước mặt quý Thầy thì tỏ vẻ bằng lòng, nhưng sau lưng lại đem ra bàn luận chuyện phải trái, đúng sai. Nếu ta chưa thấu hiểu điều gì thì cứ thật lòng trình bày với Thầy, không nên biết rồi mà còn hỏi thử. Thầy có dạy bảo điều gì, nên chắp tay trang nghiêm và lắng lòng nghe.
Phật tử đã phát tâm cúng dường cho chùa thì không yêu cầu hoặc đề nghị quý Thầy phải làm theo ý của mình. Vì yêu cầu quý Thầy làm theo ý mình thì sẽ suy giảm phước đức của sự cúng dường và tăng thêm lòng ngã mạn.
Nếu muốn mua vật dụng cá nhân để cúng dường cho quý Thầy thì nên thưa hỏi trước, để thuận tiện cho sự tu học và phù hợp với sức khỏe của quý Thầy. Nếu muốn cúng dường tịnh tài, tịnh vật cho quý Thầy thì nên bỏ vào phong bì kín đáo, trang trọng và với tâm thành kính.
Nếu muốn cúng dường riêng cho một Thầy thì không nên kết nghĩa làm cha mẹ, anh, chị, em nuôi. Người xuất gia đã ra khỏi nhà thế tục, cắt bỏ những ân ái buộc ràng, để gia nhập vào Tăng đoàn xuất thế và là những người đại diện cho Tăng bảo. Vì vậy, không thể nhận người cư sĩ tại gia làm cha mẹ hay anh, chị, em nuôi.
Trong các buổi lễ hay học giáo lý, bao giờ Phật tử cũng phải vào trước để ổn định trang nghiêm và chắp tay xá chào khi Thầy bước vào. Thầy giảng giải có điều gì chưa hiểu thì hãy suy nghĩ cho kỹ càng chứ không cho rằng, Thầy nói dở hoặc kinh nói sai. Bởi mình còn là phàm phu trí lực hạn hẹp chưa thể hiểu tới, do đó không nên tùy tiện nói năng bừa bãi mà tạo tội lỗi. Nếu Thầy có nói thiếu sót điều gì thì hãy đến gặp Thầy và trình bày với cái tâm chân thật.
Nếu muốn tham vấn những gì bế tắc đang gặp phải trong đời sống hằng ngày thì nên thưa trước với Thầy, để Thầy tiện sắp xếp công việc và thời gian mà giảng dạy, chứ không nên tùy tiện lúc nào cũng hỏi. Nếu Thầy đã hoan hỷ đồng ý giảng giải và hẹn giờ gặp thì phải đến đúng giờ. Nếu có công việc đột xuất thì nên gọi điện thoại thưa cho Thầy biết. Tránh gọi điện thoại tới chùa vào những giờ chỉ tịnh (giờ nghỉ ngơi, tịnh niệm), trừ khi có công việc quan trọng.
Nếu muốn đọc tụng kinh sách thì nên thưa thỉnh quý Thầy chỉ dẫn cho mình biết, cần phải đọc tụng những kinh sách gì cho phù hợp với căn cơ tu tập. Phải biết trân quý kinh sách như tôn kính đức Phật và nên giữ gìn cẩn thận, không tùy tiện bạ đâu để đó. Nếu thấy kinh sách dính bụi bặm thì lấy khăn lau chùi sạch sẽ, chứ không nên dùng miệng để thổi.
Muốn thưa hỏi việc gì với Thầy, trước tiên nên nói câu:“Mô Phật bạch Thầy”. Khi Thầy hỏi hay dạy bảo điều gì thì nên dùng câu “Mô Phật” để trả lời, chứ không gật đầu hay làm thinh. Xưng hô với Thầy lúc nào cũng xưng Thầy với con, cho dù Phật tử lớn đến 100 tuổi. Không nên gọi Thầy ơi và gọi lớn tên của Thầy giữa khoảng cách xa mà phải đến gần bên Thầy rồi thưa hỏi. Quý Thầy là đại diện cho Tăng bảo, cho nên phải biết kính trọng quý Thầy như nhau, chứ không nên phân biệt tuổi tác, hạ lạp.
Là người Phật tử thì khi đi đến chùa hoặc gặp mặt nhau ở những nơi khác cũng nên xưng hô bằng pháp danh, hạn chế sử dụng tên đời và chắp tay búp sen xá chào nhau.
Phật tử tại gia không nên tùy tiện cạo tóc như người xuất gia. Nếu vì bị bệnh thì có thể cạo tóc, nhưng không nên mặc y phục thể hiện hình tướng như người xuất gia. Vì ăn mặc như thế khiến cho mọi người lầm tưởng là tu sĩ, nên họ cung kính xá chào thì phước đức của mình sẽ bị suy giảm và nghiệp chướng nặng nề thêm lên.

Chương III - CUNG THỈNH TĂNG NI VỀ NHÀ.

Nếu có việc gì cần thỉnh quý Thầy thì y phục trang nghiêm và tác bạch tại phòng khách, trừ khi Thầy miễn lễ. Nếu muốn thỉnh quý Thầy về nhà làm lễ thì nên chuẩn bị trước mọi thứ cần thiết cho buổi lễ, để tạo thêm phần trang nghiêm và thanh tịnh. Trong các buổi lễ chỉ nên nấu nướng các món ăn chay, tức là làm bằng rau, củ quả thực vật để dâng cúng cho tổ tiên, ông bà và các loại cô hồn khác... Không nên dâng cúng thức ăn mặn, tức là làm bằng các loài động vật. Phải quét dọn, lau chùi sạch sẽ trên bàn thờ Phật và bàn thờ tổ tiên v.v.. trước khi quý Thầy đến nhà làm lễ. Mặt khác, phải biết bố trí chỗ ngồi nghỉ, khăn lau mặt, nước uống và các tiện nghi vệ sinh khác để khi quý Thầy cần sử dụng.
Nước uống, hạn chế dùng những loại có hóa chất. Nên mời quý Thầy dùng nước ép trái cây, nước mía, nước rau má, sữa đậu nành, sữa chua hoặc nước lọc. Chén bát, ly tách… đựng thức ăn, thức uống thì nên để dành riêng khi quý Thầy cần sử dụng.
Khi quý Thầy làm lễ thì mọi người trong gia đình phải quy tụ đầy đủ và cùng nhau chắp tay trì niệm theo sự hướng dẫn của quý Thầy. Khi có người thân qua đời thì đến trình bày cho Thầy biết sự việc, để Thầy hướng dẫn và sắp xếp tang sự. Không nên lo sợ và đi tìm các thầy bùa chú, thầy pháp thuật để xem ngày giờ, tốt xấu. Không nên giết hại các loài động vật để cúng tế khi người thân lâm chung. Bởi việc làm này chỉ tạo thêm ác nghiệp cho bản thân mình và gây ảnh hưởng xấu đối với vong linh.
Khi biết người thân sắp qua đời thì nên đặt tượng Phật đối diện trước người bệnh, đồng thời mở máy niệm Phật hoặc những người thân trong gia đình cùng nhau niệm Phật, để trợ giúp cho người bệnh được ra đi nhẹ nhàng. Không nên than khóc, kêu réo. Bởi làm như vậy chỉ tạo thêm sự quyến luyến, tiếc nuối và sẽ hại đến cho người sắp lâm chung.
Những buổi lễ diễn ra trong gia đình, các phật tử nên thỉnh quý Thầy thuyết giảng Phật pháp cho mọi người có cơ duyên thấm nhuần đạo lý, để ứng dụng vào trong cuộc sống hằng ngày được an vui và hạnh phúc!

Chương IV - LÀM CÔNG QUẢ

Làm công quả cho chùa là một trong những pháp môn tu tạo phước đức. Do vậy, nếu Phật tử tại gia có thời gian và sức khỏe tốt thì hãy đến chùa để yểm trợ cho quý Thầy. Tuy nhiên, làm đến chiều ăn uống xong thì ra về, chứ không nên ở lại qua đêm, trừ khi được chư Tăng trong chùa chấp thuận.
Nếu Phật tử muốn phụ giúp việc gì cho chùa thì phải thưa trước cho quý Thầy biết, chứ không nên tự ý làm. Phải làm việc trong sự hoan hỷ và hết lòng. Không đòi hỏi bất cứ điều kiện gì khi làm công quả. Phải tùy vào sức khỏe và thì giờ cho phép, không nên cố gắng làm để rồi bê trễ công việc ở nhà.
Nếu vào nhà bếp phụ giúp nấu ăn thì làm với tất cả tình thương và tài năng vốn có của mình. Nên ý thức rằng, làm việc ở trong bếp với tất cả sự chú tâm và hoan hỷ là một trong những pháp môn tu tạo phước đức cho tự thân, và cũng là phẩm vật cao quý để cúng dường cho đại chúng.
Phải sắp xếp thời gian cho rộng rãi, đừng để làm trong trạng thái hối hả và hấp tấp. Đi đứng, nấu cơm, nấu canh, cắt gọt, xào rau v.v.. tất cả mọi hành động cần phải làm nhẹ nhàng và uy nghi. Không nên nói chuyện, nhất là những chuyện thị phi không dính líu gì đến sự tu học. Nếu cần hỏi hay nói gì về công việc với người bạn đồng tu thì nên nói ngắn gọn, nhỏ nhẹ vừa đủ nghe. Làm việc chung với các bạn đồng tu trong bếp cũng là dịp để hiểu và thương nhau hơn. Nên luôn luôn hội ý với nhau để công việc được điều hợp tốt đẹp.
Trong lúc nấu ăn thì không nên để tâm trạng bực bội hoặc giận hờn, trách móc ai cả. Bởi khi tâm ý tiêu cực ấy biểu hiện thì sẽ tác động vào thức ăn, thức uống và nó tạo thành độc tố gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của đại chúng. Vì vậy khi nấu ăn, ta phải có tâm hồn an vui và tươi mát!
Rửa rau thì nên rửa cho thật kỹ càng; bởi khi trồng rau, người ta phun thuốc trừ sâu rất nhiều. Vì vậy, khi rửa rau nên thay nước ít nhất là ba lần, và chỉ sử dụng những chiếc thau, chậu riêng cho việc rửa rau. Khi nấu nướng, luôn có những cái thìa riêng dùng để nêm nếm. Khi cần trộn thức ăn bằng hai tay, phải đeo găng tay. Khi sắp thức ăn, phải dùng đũa hoặc thìa. Không gãi đầu, ho hen hoặc khạc nhổ trong nhà bếp. Luôn luôn giữ hai tay cho sạch. Đi vệ sinh xong, phải rửa tay sạch sẽ trước khi tiếp tục công việc. Tránh đổ nước sôi vào bồn nước, ống cống hoặc đổ ra đất. Vì ta làm như thế, sẽ giết chết rất nhiều côn trùng. Các dụng cụ làm bếp sau khi sử dụng phải được lau rửa sạch sẽ và để lại vị trí cũ.
Tránh vào nhà bếp, nếu không có phận sự trong đó. Tránh tụm ba, tụm năm ăn uống, đùa giỡn trong bếp. Không sử dụng chén bát của đại chúng để đựng thức ăn cho các con vật được nuôi trong chùa. Không nên nấu thức ăn mặn cho chó hoặc mèo. Không lấy bất cứ thứ gì ở chùa để đem về nhà dùng, trừ khi được quý Thầy cho phép.

Chương V - ĂN CƠM

Nghe chuông báo giờ thọ thực thì dừng lại mọi việc và tuần tự thứ lớp đi đến Trai đường. Nên kéo ghế nhẹ nhàng và thong thả ngồi xuống. Ngồi ngay thẳng và chờ quý Thầy hướng dẫn tụng kinh trước khi ăn. Trong khi ăn không nên nói chuyện, không suy nghĩ việc quá khứ, tương lai chỉ nhiếp tâm tiếp xúc sâu sắc với thức ăn và mọi người quanh mình.
Ngồi ăn như thế nào để có thể nuôi dưỡng sự hân hoan và niềm biết ơn trong suốt bữa ăn. Trân quý mỗi hạt cơm, mỗi miếng thức ăn, không để động tâm về chuyện ngon dở. Nhai thật kỹ thức ăn để tạo thành chất bổ dưỡng, và đồng thời giúp cho bao tử được dễ dàng tiêu hóa tốt. Khi nhai thức ăn nên ngậm miệng lại; không nên chép miệng, nhai nhóp nhép hoặc lua húp thành tiếng. Đừng ăn miếng quá lớn và tránh khua bát đũa ra tiếng. Không nên đứng dậy giữa bữa ăn, không nên ăn xong đứng dậy trước, trừ khi có công việc quan trọng. Không nên bỏ thừa thức ăn. Buổi chiều nên dùng thức ăn nhẹ và ăn ít.

Chương VI - VÀO NHÀ VỆ SINH

Ở chùa lúc nào cũng có nhà vệ sinh dành cho khách. Vì vậy, Phật tử không tùy tiện đi vào khu vực nhà vệ sinh của chư Tăng.
Muốn đi đại tiện hay tiểu tiện thì nên đi ngay, đừng chần chờ hoặc đợi đến lúc bị thúc bách mới đi. Trước khi vào phải gõ cửa ba lần, dù biết trong ấy không có người. Không nên thúc dục người trong nhà vệ sinh ra nhanh. Không nên đem kinh sách vào đọc. Không nên mặc áo Tràng vào nhà vệ sinh. Không khạc nhổ hoặc rặn ra tiếng. Vệ sinh xong, phải dội nước sạch sẽ. Giấy vệ sinh dùng xong bỏ vào thùng cẩn thận, không nên vứt bừa bãi. Nếu giấy hết thì đi lấy cuộn mới lắp vào cho người đến sau dùng.
Tắm rửa và giặt giũ phải biết tiết kiệm nước và điện. Không nói cười, ca hát hoặc đọc kinh trong khi tắm. Đừng chiếm phòng tắm quá lâu để người tới sau chờ đợi. Không tiểu tiện trong nhà tắm. Không nên treo khăn hoặc quần áo của mình chồng lên vật của người khác. Không để vật cá nhân trong phòng tắm để tránh làm cản trở người đến sau. Xà phòng tắm và dầu gội đầu phải được sử dụng vừa phải, khi dùng xong nên để vào chỗ được quy định. Các chậu, thau khi sử dụng xong, cũng cần được rửa sạch và úp lại.
Khi chải răng, không đi qua đi lại, nói chuyện và cười giỡn. Cúi thấp người xuống bồn khi chải răng, để tránh làm văng nước tung tóe xung quanh.
Không hút thuốc, khạc nhổ nơi có người đi qua lại. Nếu cần thiết thì phải tìm chỗ kín đáo và cúi thấp người xuống để khạc nhổ. Khi ngáp hoặc xỉa răng phải lấy tay che miệng lại.

Chương VII - QUAN HỆ VỚI BẠN ĐỒNG TU

Các Phật tử sinh hoạt chung trong một đạo tràng thì đôi lúc vẫn có sự hiểu lầm, nghi kị lẫn nhau. Do vậy, mỗi khi ta có khó khăn với một người nào đó thì phải tìm mọi cách để hóa giải khúc mắc ấy. Không đi than phiền về người đó với những người khác, nhất là đi tìm đồng minh để chống lại người đó. Đây là mầm mống của sự chia rẽ và xáo trộn. Vì vậy, bất cứ ai sinh hoạt trong đạo tràng cũng phải có bổn phận tìm cách hóa giải ngay từ buổi ban đầu. Luôn ý thức rằng, mỗi cử động, lời nói của ta rồi ai cũng sẽ biết và ta phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về những gì ta đã làm và đã nói. Khi nói ra điều gì về một người nào đó thì nên nói trực tiếp với họ, đừng qua trung gian với người thứ hai.
Nếu có người đến để than thở về những vấn đề của họ đối với người khác, ta hãy tập ngồi lắng nghe để có thể giúp cho người ấy bớt khổ. Lắng nghe với tâm rỗng rang và từ bi để thấu rõ cho hết cội nguồn. Căn cứ trên nhận thức độc lập của ta, và hãy nhìn sâu để hiểu được cả hai phía. Ta cũng nói cho người ấy nghe về những khó khăn, đau khổ cũng như điểm tích cực và dễ thương của người kia, để người ấy nhớ lại hoặc nhìn nhận đó là sự thực. Ta cũng khuyên người ấy đi tới với người kia để thiết lập lại sự truyền thông. Nếu cần, ta tình nguyện đi với người ấy và yểm trợ cho họ có khả năng nói ra hết sự thật. Ta tránh không liên minh với một người để chống lại người khác, tạo thành thế tam giác của sự tranh chấp. Nếu cảm thấy mình không có khả năng để hóa giải cho cả hai phía, thì nên trình bày sự việc một cách trung thực cho Thầy biết.
Người Phật tử đến chùa thì chỉ lo việc học hỏi đạo lý và làm công quả để vun bồi phước đức, chứ không nên xen vào bàn luận việc sinh hoạt hoặc thời khóa tu tập của chư Tăng.
Không nói chuyện thị phi, tốt xấu, đúng sai. Không đem những chuyện ở bên ngoài vào chùa bàn tán mà chỉ một lòng học hỏi và tu tập. Không đi loan truyền những tin tức mà mình không biết chắc chắn là có thật.
Là người đi chùa trước thì phải có bổn phận chia sẻ cho những người đến sau hiểu rõ về việc sinh hoạt tu tập ở chùa.

Chương VIII - NGHE PHÁP THOẠI

Khi tham dự các khóa tu Phật Thất, Bát Quan Trai, khóa tu Một Ngày An Lạc v.v.. đều phải tắt nguồn điện thoại di động, hoặc cài đặt chế độ im lặng, để giữ gìn sự trang nghiêm và thanh tịnh.
Nghe chuông báo giờ pháp thoại thì phải đi ngay, đừng bao giờ vào giảng đường sau giảng sư. Trong khi nghe Thầy thuyết giảng thì phải ngồi ngay thẳng, mắt hướng về vị giảng sư và lắng lòng nghe. Không tùy tiện đứng dậy đi ra, đi vào làm ảnh hưởng đến thính chúng. Nên đi nhà vệ sinh hoặc sắp xếp mọi công việc ổn định trước khi vào giảng đường nghe pháp.
Khi nghe pháp, tụng kinh, tọa thiền, niệm Phật, ăn cơm v.v.. không nên dành chỗ ngồi, mà phải tuần tự thứ lớp, ai vào trước thì ngồi trước và ngồi trong tư thế ngay ngắn, trang nghiêm.
Giáo pháp của đức Thế Tôn được ví như một cơn mưa, có khả năng giúp cho những hạt giống tuệ giác và từ bi nằm trong đất tâm của ta được thấm nhuận, nẩy mầm và sinh trưởng. Vì vậy, trong khi nghe Thầy thuyết pháp, ta phải ngồi cho ngay thẳng với tất cả sự chú tâm và cung kính. Trong quá khứ đã có những người nhờ lắng tâm nghe pháp thoại mà giác ngộ đạo lý giải thoát. Khi Thầy thuyết giảng, nên chuẩn bị trước một quyển sổ nhỏ để ghi chép và chỉ nên ghi chép lại một số ý chính quan trọng.
Không nên ăn uống trong lúc nghe pháp thoại hoặc nói chuyện với người ngồi bên cạnh.
Các thời khóa tu tập, đều phải đi đúng giờ quy định. Không nên lề mề, trễ nải đi vào sau, để đại chúng chờ đợi.

Chương IX - HỌC HỎI ĐẠO LÝ

Mục đích của con người sống trên cuộc đời này là đạt đến sự an lạc và hạnh phúc. Nhưng muốn có hạnh phúc thực sự thì đòi hỏi con người ấy phải có từ bi và trí tuệ. Để sống trọn vẹn với hai chất liệu cao quý này thì chúng ta cần phải học hỏi đạo lý. Do vậy, người Phật tử nên tìm hiểu, tiếp cận và học hỏi đạo lý với chư Tăng Ni, để tuệ giác vốn có trong ta được thắp sáng.
Nếu là người không có điều kiện để đến chùa học đạo thì nên tìm hiểu, học hỏi qua những phương thức như sau: thỉnh băng dĩa, kinh sách tại các nhà phát hành kinh sách Phật giáo về nghe và đọc hoặc vào các website như là:
http://www.giacngo.vn
http://www.daophatngaynay.com
http://www.phattuvietnam.net
http://www.trungtamhotong.org
http://www.nghethuatphatgiao.com
http://www.chuahoangphap.com.vn
http://www.thuongchieu.net
http://www.thuvienhoasen.org
http://www.matthuongnhindoi.com
http://www.langmai.org
http://www.phapam.com
http://www.phoquang.org
http://www.buddhanet.net/budsas
http://www.xaydungtinhhuynhde
Hoặc download chương trình paltalk về máy và cài đặt, sau đó vào những Room Phật giáo để sinh hoạt và học hỏi. Mặt khác, có thể tham vấn với quý Thầy, quý Sư cô qua điện thoại hoặc gửi email… để được giải đáp.
Những người đã phát nguyện quy y Tam bảo và thọ trì Ngũ giới rồi thì phải dành thì giờ để đi chùa học hỏi đạo lý, chứ không nên chỉ đến chùa cúng dường lễ lạy rồi ra về.
Người Phật tử tại gia mỗi khi đã tiếp nhận Ngũ giới, Bát Quan Trai giới hay là Bồ-tát giới thì ít nhất trong mỗi tháng phải đến chùa đọc tụng hoặc thỉnh quý Thầy giảng dạy về ý nghĩa và nội dung những luật nghi mà mình đã thọ. Mặt khác, các Phật tử cũng nên chia sẻ, trao đổi với nhau để cho việc hành trì giới luật đạt được nhiều kết quả tốt đẹp.
Các Phật tử không nên bình luận đúng sai, tốt xấu về các đạo giáo khác. Không cho rằng pháp môn của mình đang tu tập là đúng nhất và xem thường, chê bai những pháp môn, tông phái khác. Bởi các tông phái được hình thành là do đáp ứng nhu cầu cho từng hoàn cảnh, xã hội và căn tánh của mỗi chúng sinh sai khác. Vì thế cho nên, các pháp môn tu tập cũng cần phải có sự uyển chuyển, linh động và thêm phần sáng tạo, nhằm đáp ứng cho đời một cách khế cơ.

Chương X - THỜ PHẬT VÀ LẠY PHẬT

Nếu muốn thỉnh hình tượng Phật, Bồ-tát về nhà để thờ thì không nên chọn hình tượng có sơn phết màu đỏ lên môi, móng tay và móng chân của Ngài. Bởi vì nếp sống của đức Phật rất là giản dị, không bao giờ Thế Tôn ăn mặc lòe loẹt như vậy cả. Do một số nhà làm tượng không hiểu đạo lý, nên đã họa vẽ sai lệch, làm mất đi tính giản dị và uy nghiêm của Ngài. Vì vậy, nếu Phật tử muốn thỉnh tượng Phật về nhà thờ thì nên thưa trước cho Thầy biết, để quý Thầy hướng dẫn và làm lễ An vị.
Thiết kế bàn thờ Phật và Bồ-tát tại tư gia bao giờ cũng để trước hoặc trên bàn thờ tổ tiên. Bố trí bàn thờ không cao hơn đầu người đứng. Vì nếu quá cao thì khó khăn cho việc thắp hương và không thấy rõ bụi bặm để quét dọn lau chùi, cũng như leo lên, leo xuống khá nguy hiểm cho những người lớn tuổi. Mặt khác, thờ Phật quá cao thì ta ít khi để ý tới hình ảnh của Ngài hơn so với ngang tầm mắt. Nếu để hình tượng đức Phật ở những nơi mà hàng ngày ta dễ dàng tiếp xúc thì khi nhìn thấy hình ảnh của Ngài sẽ giúp ta rơi rụng những phiền muộn và lo âu. Do vậy, việc thiết kế và thờ phụng rất là quan trọng.
Nên thường xuyên lau chùi bụi bặm và rút chân nhang trên bàn thờ mỗi ngày. Khi vào nhà ai thấy có thờ Phật, Bồ-tát, chư vị Tổ sư thì nên chắp tay cung kính xá chào và chờ người chủ nhà mời thì mới ngồi xuống.
Khi đi vào chánh điện thì không đội mũ nón hoặc mang dép vào. Không cười giỡn, nói lớn tiếng, huýt gió, ca hát, gọi điện thoại. Mũ nón, áo ấm, túi xách v.v.. phải để đúng nơi quy định. Nếu đem hoa quả, hương đèn, các lễ phẩm đến chùa cúng Phật thì nên trao cho quý Thầy tùy nghi chưng dọn cho phù hợp, chứ không nên tùy tiện đặt để.
Nếu muốn cúng dường tiền bạc thì hãy bỏ vào thùng công đức. Không nên để lung tung trên các bàn thờ Phật hoặc nhét tiền lên hình tượng đức Phật, Bồ-tát và chư vị A-la-hán. Không nên lấy tay xoa vuốt trên hình tượng đức Phật, Bồ-tát và rồi bôi xoa lên thân thể của mình. Bởi vì hành động này, chỉ dành riêng cho những người thiếu sự hiểu biết và mê mờ, họ xem đức Phật như một vị thần linh có quyền năng ban phúc giáng họa, nên mới thể hiện hành động đó. Còn người Phật tử chân chính, hiểu rõ đạo lý nhân quả thì không bao giờ làm như vậy.
Không tùy tiện đánh chuông, trống hay bất cứ pháp khí nào ở trong chùa. Khi có người đang lễ lạy thì không nên đi ngang qua trước mặt. Khi đi ngang qua bàn thờ Phật thì phải cúi đầu. Không chắp tay sau lưng đứng trước tượng Phật và chư vị Bồ-tát.
Không dùng miệng thổi nhang hay đèn khi thờ Phật. Không cầm nhang vừa đi vừa đánh xa (vẫy tay). Mỗi lư hương chỉ cắm một cây nhang, nếu thấy trên lư hương đã có nhang rồi thì chỉ tới lễ lạy thôi chứ không nên đốt thêm nhang.
Khi lễ Phật thì áo quần phải chỉnh tề, trang nghiêm và thanh tịnh. Chắp tay ngang ngực, các ngón tay không so le, tay không cầm vật gì. Không đụng các ngón tay vào cằm hoặc vào lỗ mũi. Khi lạy, đưa hai tay lên ngang trán, rồi hạ xuống ngang ngực trước khi xòe hai tay sang hai bên và lạy xuống. Lạy Phật, năm vóc (đầu, hai tay, hai chân) phải sát đất. Hai bàn chân duỗi thẳng ra, mông áp sát xuống chạm vào hai lòng bàn chân. Tâm thành kính và đọc thầm danh hiệu của Ngài. Khi vừa mới ăn cơm no, thì không nên lễ lạy, vì không tốt cho hệ tiêu hóa.
Không nên xem đức Phật như một vị thần linh có công năng ban phúc giáng họa. Phải hiểu rằng, đức Phật là người cha lành của nhân loại, là bậc Thầy có đầy đủ từ bi và trí tuệ để cứu giúp cho chúng sinh thoát khỏi luân hồi sinh tử. Vì cảm niệm công ơn sâu dày ấy, nên chúng ta thành tâm cúng dường và lễ lạy. Mặt khác, lạy Phật giúp ta diệt trừ tham sân si, cống cao ngã mạn và tiêu trừ nghiệp chướng sâu dày, phước đức ngày càng tăng trưởng.
Là người Phật tử thì không lễ lạy cầu xin mua may bán đắt, xem xăm bói quẻ, nhảy đồng bóng, đốt giấy tiền vàng mã, tin ông này, bà nọ linh thiêng. Những hình thức như thế, chỉ là phương tiện để dẫn dắt cho những người mê mờ đến với đạo, còn đối với người Phật tử chân chính thì phải tin nhân quả nghiệp báo.
Người Phật tử đã quy Tam bảo rồi thì không quy y ngoại đạo tà giáo. Không nghe các học thuyết hoặc những huyền bí nào đó loan truyền một cách vu vơ. Những tác phẩm hoặc băng đĩa v.v.. không có ghi tên tác giả và chưa biết rõ nguồn gốc như thế nào thì không nên xem. Các vị cần phải thưa hỏi với quý Thầy về những ấn phẩm ấy, để cho việc tu học đúng với chánh pháp. Đức Thế Tôn đã từng dạy rằng, tất cả những việc tốt và xấu xảy đến với chúng ta ngày hôm nay, là do cái nhân ta đã gieo trồng từ trước mà có. Do vậy, người Phật tử chân chính thì phải tin nhân quả nghiệp báo, gieo nhân tốt thì gặp quả tốt, chứ không tin vu vơ rồi đi cầu xin ông này, bà nọ.
Là người Phật tử với nhau thì phải có bổn phận khích lệ và sách tấn các bạn đồng tu siêng năng đi chùa học đạo.

Chương XI - NGỒI THIỀN, KINH HÀNH, TỤNG KINH VÀ NIỆM PHẬT

Nghe chuông báo giờ ngồi thiền, phải lập tức ngưng mọi công việc và xem như giờ thiền tập bắt đầu ngay từ lúc ấy. Theo dõi hơi thở có ý thức trong mỗi bước chân đi đến thiền đường. Ngồi thiền là cơ hội để thu nhiếp thân tâm, chế tác chất liệu an lạc và thảnh thơi. Ngồi thiền với đại chúng, ta có thể thừa hưởng năng lượng tập thể và giúp cho ta thực tập dễ dàng hơn.
Nên mặc áo quần mỏng nhẹ và rộng rãi trong khi tọa thiền. Ngồi xuống rồi, lập tức khởi sự điều chỉnh tư thế ngồi và hơi thở. Ngồi lưng thật thẳng mà không cứng. Đầu ngay ngắn, không cúi xuống và cũng không ngửa ra. Đầu và sống lưng làm thành một đường thẳng. Bàn tay phải đặt nhẹ lên bàn tay trái. Buông thư tất cả các bắp thịt, từ các bắp thịt trên mặt xuống đến các bắp thịt trên vai, lưng, cánh tay, bụng và chân. Ngồi thật thoải mái và buông thư, đừng gò bó, đừng gồng mình. Mắt có thể nhắm hoặc mở hé, nhìn xuống khoảng chừng một thước phía trước mặt. Ta nắm lấy hơi thở vào và hơi thở ra để điều phục thân và tâm. Trong suốt buổi ngồi thiền, sử dụng hơi thở có ý thức, đưa tâm về lại với thân, tạo ra trạng thái thân tâm nhất như, duy trì sự tĩnh lặng và sáng suốt.
Nếu thân thể bị đau nhức thì nên sửa lại thế ngồi, miễn là mỗi động tác được đặt trong chánh niệm tỉnh thức và tránh tạo ra tiếng động, làm ảnh hưởng đến người ngồi bên cạnh.
Xả thiền cần phải nhẹ nhàng, không nên thô tháo. Trước tiên, lay động nhẹ đầu về phía trái rồi sang phía phải. Sau đó, xát nhẹ hai bàn tay rồi ấp lên hai mắt cho có sức ấm. Dùng tay xoa bóp từ trên đỉnh đầu xuống toàn thân. Xoa bóp các bắp thịt trên mặt, vai, lưng, ngực, bụng, hai cánh tay và bắp chân. Mỗi nơi xoa bóp khoảng chừng hai mươi lần. Và luôn luôn rõ biết từng hoạt động của cơ thể trong khi xả thiền.
Sau giờ ngồi thiền, ta thực tập đi kinh hành hoặc tụng kinh. Kinh hành là đi chậm rãi khoan thai, mỗi bước chân phối hợp với hơi thở vào hay một hơi thở ra. Ta đi thật tự nhiên, nhẹ nhàng và duy trì khoảng cách giữa ta và người đi trước ít nhất là một mét. Đừng nhìn qua, nhìn lại mà hãy chú tâm tới sự xúc chạm giữa bàn chân và mặt đất. Buông lỏng toàn thân, trên khuôn mặt điểm nhẹ nụ cười hàm tiếu, mỗi bước đi đều có khả năng tỏa chiếu sự thảnh thơi và tự tại như đi trong thế giới của Tịnh độ không khác.
Khi tụng kinh, phải để hết tâm ý vào lời kinh. Nên chú ý từng nhịp mõ để tụng theo với đại chúng cho đều đặn. Không nên bắt giọng quá cao hay quá thấp, mà mỗi âm điệu phải hòa vào với đại chúng.
Khi niệm danh hiệu Phật hoặc chư vị Bồ-tát thì tâm ý phải bám sát vào danh hiệu của các Ngài. Tâm luôn luôn rõ biết từng chữ một; từ chữ đầu tiên cho đến chữ cuối cùng không để kẽ hở. Nghĩa là, không có những ý niệm khác xen lẫn vào, tâm chỉ thuần túy và trọn vẹn với câu niệm Phật.

Chương XII - BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Người Phật tử phải ý thức về việc bảo vệ môi trường xanh, sạch và đẹp từ trong nhà ra ngoài xã hội. Bất cứ đi đến đâu cũng không tùy tiện xả rác bừa bãi. Bởi tình trạngtrái đất bị hâm nóng đã đưa đến nguy cơ động đất, sóng thần, bão lụt... làm phát sinh nhiều bệnh tật và giết chết hàng trăm triệu người trên thế giới. Là học trò của đức Thế Tôn thì phải có lòng từ bi thương xót mọi loài chúng sinh. Tích cực tham gia bảo vệ môi trường, chăm sóc và trồng thêm nhiều cây rừng, nhằm đem lại sự mát mẻ, an bình cho tự thân và cho cộng đồng xã hội.
Ở trong gia đình chúng ta cần phải biết sử dụng các tiện nghi vừa đủ, không nên tiêu sài quá phung phí. Khi dùng điện nước phải hết sức tiết kiệm. Nhớ tắt máy vi tính hoặc các loại máy móc khác sau khi đã sử dụng. Nên dùng loại bóng đèn có thể tiết kiệm được năng lượng. Đi ra khỏi phòng phải nhớ tắt đèn. Nếu không có việc gì cần thiết thì hạn chế việc đi lại, nhằm tiết kiệm xăng dầu và giảm thiểu chất CO2 thải ra làm ô nhiễm môi trường.
Thuốc lau chùi, xà phòng giặt, giấy vệ sinh, giấy viết thư v.v.. nên dùng loại hữu cơ để các thứ này có thể dễ dàng chuyển hóa trở lại. Trong vườn nhà, nên trồng rau trái theo phương thức “sạch”, nghĩa là không nên sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học.
Bao túi ny-lông rất khó phân hủy, dồn chứa lâu ngày sẽ tạo thành những đống rác khổng lồ. Vì vậy, khi đi chợ ta nên đem theo giỏ xách để đựng vật dụng, nhằm giảm thiểu sử dụng túi bao ni-lông.
Chuyển hóa tất cả những thứ rác nào có thể chuyển hóa được như giấy, nhựa, hộp thiếc, thủy tinh, dầu ăn đã chiên nhiều lần, dầu từ máy móc, pin, gỗ cũ, cành lá v.v.. Trước khi đem bỏ thùng rác, ta nên phân loại kỹ lưỡng. Giấy màu, giấy dầu, giấy báo, giấy có chất nhôm và bìa cứng, mỗi loại đều phải để riêng và cột lại thành từng bó. Các chai nhựa phải được súc sạch, tháo nắp để riêng và đạp dẹp để không chiếm chỗ. Sau khi xắt gọt và lặt rau, các loại vỏ trái cây, củ, cuống rau và lá hư đều được cắt nhỏ để dùng làm phân xanh. Trong trường hợp chưa làm kịp, nên đậy lại để tránh ruồi muỗi.

Chương XIII - NĂM GIỚI

Năm Giới tức là năm phép thực tập chánh niệm, biểu hiện được một cách cụ thể giáo lý Tứ Đế và Bát Chánh Đạo, con đường của Phật, con đường của hiểu biết và thương yêu đích thực có khả năng đưa tới trí tuệ, chuyển hóa và hạnh phúc cho bản thân và cho thế giới. Năm Giới mang theo tuệ giác Tương Tức, tức là Chánh Kiến, có khả năng tháo bỏ mọi cuồng tín, cố chấp, kỳ thị, sợ hãi, hận thù và tuyệt vọng. Sống và thực tập theo Năm Giới là chúng ta đã đi vào con đường mà các vị Bồ Tát đang đi. Năm Giới này đại diện cho cái thấy của đạo Phật về một nền Tâm Linh và Đạo Đức Toàn Cầu. Biết rằng đang được đi trên con đường của Phật, chúng ta không còn lý do gì để lo lắng cho hiện tại và sợ hãi cho tương lai.

Giới thứ nhất: Bảo vệ sự sống

Ý thức được những khổ đau do sự giết chóc gây ra, con xin nguyện thực tập nuôi dưỡng tuệ giác Tương Tức và lòng Từ Bi để có thể bảo vệ sinh mạng của con người, của các loài động vật, thực vật và môi trường của sự sống. Con nguyện không sát hại, không để kẻ khác sát hại và không yểm trợ cho bất cứ một hành động sát hại nào trên thế giới, trong tư duy cũng như trong đời sống hằng ngày của con. Thấy được rằng tất cả những bạo động do sự sợ hãi, hận thù, tham vọng và cuồng tín gây ra đều bắt nguồn từ cách tư duy lưỡng nguyên và kỳ thị, con nguyện học hỏi thái độ cởi mở, không kỳ thị và không cố chấp vào bất cứ một quan điểm, một chủ thuyết hay một ý thức hệ nào để có thể chuyển hóa hạt giống cuồng tín, giáo điều và thiếu bao dung trong con và trong thế giới.

Giới thứ hai: Hạnh phúc chân thực

Ý thức được những khổ đau do lường gạt, trộm cắp, áp bức và bất công xã hội gây ra, con nguyện thực tập san sẻ thì giờ, năng lực và tài vật của con với những kẻ thiếu thốn, trong cả ba lĩnh vực tư duy, nói năng, và hành động của đời sống hằng ngày. Con nguyện không lấy làm tư hữu bất cứ một của cải nào không phải do tự mình tạo ra. Con nguyện thực tập nhìn sâu để thấy rằng hạnh phúc và khổ đau của người kia có liên hệ mật thiết đến hạnh phúc và khổ đau của chính con, rằng hạnh phúc chân thực không thể nào có được nếu không có hiểu biết và thương yêu, và đi tìm hạnh phúc bằng cách chạy theo quyền lực, danh vọng, giàu sang và sắc dục có thể đem lại nhiều hệ lụy và tuyệt vọng. Con đã ý thức được rằng hạnh phúc chân thực phát sinh từ chính tự tâm và cách nhìn của con chứ không đến từ bên ngoài, rằng thực tập phép tri túc con có thể sống hạnh phúc được ngay trong giây phút hiện tại nếu con có khả năng trở về giây phút ấy để nhận diện những điều kiện hạnh phúc mà con đã có sẵn. Con nguyện thực tập theo Chánh Mạng để có thể làm giảm thiểu khổ đau của mọi loài trên trái đất và để chuyển ngược lại quá trình hâm nóng địa cầu.

Giới thứ ba: Tình thương đích thực

Ý thức được những khổ đau do thói tà dâm gây ra, con xin học hỏi theo tinh thần trách nhiệm để giúp bảo hộ tiết hạnh và sự an toàn của mọi người, mọi gia đình và trong xã hội. Con biết tình dục và tình yêu là hai cái khác nhau, rằng những liên hệ tình dục do thèm khát gây nên luôn luôn mang tới hệ lụy, đổ vỡ cho con và cho kẻ khác. Con nguyện không có liên hệ tình dục với bất cứ ai nếu không có tình yêu đích thực và những cam kết chính thức và lâu dài. Con sẽ làm mọi cách có thể để bảo vệ trẻ em, không cho nạn tà dâm tiếp tục gây nên sự đổ vỡ của các gia đình và của đời sống đôi lứa. Con nguyện học hỏi những phương pháp thích ứng để chăm sóc năng lượng tình dục trong con, để thấy được sự thật thân tâm nhất như và để nuôi lớn các đức Từ, Bi, Hỉ và Xả, tức là những yếu tố căn bản của một tình yêu thương đích thực để làm tăng trưởng hạnh phúc của con và của người khác. Con biết thực tập Tứ Vô Lượng Tâm ấy, con sẽ được tiếp tục đẹp đẽ và hạnh phúc trong những kiếp sau.

Giới thứ tư: Lắng nghe và ái ngữ

Ý thức được những khổ đau do lời nói thiếu chánh niệm và do thiếu khả năng lắng nghe gây ra, con xin nguyện học các hạnh Ái Ngữ và Lắng Nghe để có thể hiến tặng niềm vui cho người, làm vơi bớt nỗi khổ đau của người, giúp đem lại an bình và hòa giải giữa mọi người, giữa các quốc gia, chủng tộc và tôn giáo. Biết rằng lời nói có thể đem lại hạnh phúc hay khổ đau cho người, con nguyện học nói những lời có khả năng gây thêm niềm tự tin, an vui và hi vọng, những lời chân thật có giá trị xây dựng hiểu biết và hòa giải. Con nguyện không nói năng gì khi biết cơn bực tức đang có mặt trong con, nguyện tập thở và đi trong chánh niệm để nhìn sâu vào gốc rễ của những bực tức ấy, nhận diện những tri giác sai lầm trong con và tìm cách hiểu được những khổ đau trong con và trong người mà con đang bực tức. Con nguyện học nói sự thật và lắng nghe như thế nào để có thể giúp người kia thay đổi và thấy được nẻo thoát ra ngoài những khó khăn đang gặp phải. Con nguyện không loan truyền những tin mà con không biết chắc là có thật, không nói những điều có thể tạo nên những sự bất hòa trong gia đình và trong đoàn thể. Con nguyện thực tập Chánh Tinh Tấn để có thể nuôi dưỡng khả năng hiểu, thương, hạnh phúc và không kỳ thị nơi con và cũng để làm yếu dần những hạt giống bạo động, hận thù và sợ hãi mà con đang có trong chiều sâu tâm thức.

Giới thứ năm: Nuôi dưỡng và trị liệu

Ý thức được những khổ đau do thói tiêu thụ không chánh niệm gây nên, con nguyện học hỏi cách chuyển hóa thân tâm, xây dựng sức khỏe cơ thể và tâm hồn bằng cách thực tập chánh niệm trong việc ăn uống và tiêu thụ. Con nguyện nhìn sâu vào bốn loại thực phẩm là đoàn thực, xúc thực, tư niệm thực và thức thực để tránh tiêu thụ những thực phẩm độc hại. Con nguyện không uống rượu, không sử dụng các chất ma túy, không ăn uống hoặc tiêu thụ bất cứ một sản phầm nào có độc tố, trong đó có mạng lưới internet, phim ảnh, truyền thanh, truyền hình, sách báo, bài bạc và cả chuyện trò. Con nguyện thực tập thường xuyên trở về với giây phút hiện tại để tiếp xúc với những gì tươi mát, có khả năng nuôi dưỡng và trị liệu trong con và xung quanh con, không để cho tiếc nuối và ưu sầu kéo con trở về quá khứ và không để cho lo lắng và sợ hãi kéo con đi về tương lai. Con nguyện không tiêu thụ chỉ để khỏa lấp sự khổ đau, cô đơn và lo lắng trong con. Con nguyện nhìn sâu vào tự tính tương quan tương duyên của vạn vật để học tiêu thụ như thế nào mà duy trì được an vui trong thân tâm con, trong thân tâm của xã hội, và trong môi trường sự sống.
Người Phật tử đến chùa phải nắm vững những uy nghi này, bởi đây là vấn đề căn bản ở bước đầu học Phật, mà Phật tử tại gia cần phải hiểu biết. Nếu chúng ta đến chùa nhưng không hiểu gì về những luật nghi như đã trình bày ở trên thì sẽ dễ dàng tạo ra phiền não, tội lỗi. Vì vậy, chúng ta cần phải học hỏi và thực tập để xứng đáng là người Phật tử chân chính, nhằm góp phần xây dựng nếp sống tốt đẹp, văn minh cho gia đình và cho cộng đồng xã hội .
Thân cận người xuất gia Học hỏi và thực tập Chuyển hóa nghiệp xấu ác Là phước đức lớn nhất.
http://www.chanhdat.com/2011/12/sach-uy-nghi-nguoi-phat-tu-tai-gia.html?showComment=1325266810838#c369164011676423997