Wednesday, May 30, 2012

Ba Món Ăn Dân Dã Từ Bã Đậu Nành




Ba Món Ăn Dân Dã Từ Bã Đậu Nành
Sữa đậu nành được xem là một thức uống bổ dưỡng, chữa được các chứng bệnh như tim mạch, ung thư, thận… Bã đậu nành cũng là một trong những nguyên liệu để chế biến món ăn ngon, vì trong bã đậu có rất nhiều chất xơ.
Dưới đây là 3 món ăn làm từ bã đậu nành mà bạn có thể thực hiện:
Ba món ăn dân dã từ bã đậu nành 1
Bã đậu nành xào lá cách:
Ba món ăn dân dã từ bã đậu nành 2
Để làm món này bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau:
  • Giá sống
  • Lá cách, Dừa nạo
  • Các gia vị đường, muối, bột ngọt.
Cách thực hiện:
  • Lá cách lựa lá vừa ăn, rửa sạch, xắt nhuyễn; giá sống rửa sạch, để ráo; dừa nạo lấy nước cốt đậm đặc (số lượng nhiều ít tùy theo bã đậu nành).
  • Cho bã đậu nành, nước cốt dừa, gia vị (đường, muối, bột ngọt) nêm vừa ăn, đổ vào chảo xào khô, trút ra tô để riêng.
  • Phi dầu tỏi thơm, đổ giá sống cùng với gia vị (bột nêm) vào chảo xào cho cọng giá săn lại.
  • Tiếp đến, cho bã đậu nành (đã xào) cùng với giá trộn đều. Cuối cùng, cho lá cách xắt nhuyễn vào xào chín.
  • Món này cuốn bánh tráng với rau sống (rau thơm, dấp cá, dưa leo…) chấm nước tương ớt chua cay ăn rất ngon.
Khô bã đậu nành:
Ba món ăn dân dã từ bã đậu nành 3
  • Bã đậu nành cho vào vợt, để ráo.
  • Sả bằm nhuyễn cùng với ớt chín cho vào tô trộn đều với bã đậu nành đã nêm gia vị đường, muối, bột ngọt, xào cho khô (nhớ nêm gia vị đậm đà).
  • Chờ đậu nành nguội vắt thành từng viên tròn, dẹp (đường kính khoảng 3 – 4 cm).
  • Cho tất cả vào sàng hoặc rổ phơi nắng khoảng 2 ngày, khi bã đậu khô lại là được. Khi ăn nướng vàng trên lửa hồng.
  • Món này ăn với cháo trắng hay đồ chua (cóc, ổi, xoài xanh…) rất tuyệt.
Bã đậu nành nướng lá cách (hoặc lá lốt):
Ba món ăn dân dã từ bã đậu nành 4
  • Nguyên liệu: lá cách, dừa nạo và các gia vị đường, muối, bột ngọt.
  • Xào bã đậu nành với chút dầu ăn.
  • Trải lá cách, cho bã đậu vào cuốn lại.
  • Dùng que tre xiên một xiên khoảng 5 cuốn, nướng trên than hồng. Món này ăn nóng, chấm với tương xí muội.

Thuốc trị đẹn




 Còn thuốc này khi con của CN lúc còn nhỏ ,bị nổi đẹn khg ăn uống gì được ,chỉ cần bôi 1 chút bột thuốc này vào chổ nổi đẹn là ngày mai hết liền ,CN biết được từ 1 cô bạn người Tàu ,chỉ cho CN nhiều loại thuốc Tàu hay lắm ,ngay cả người lớn mình mà bị  nóng qúa lở miệng ,bôi cái này vô là ngày mai hết liền ,khi rắc thuốc này vào nó mát lắm ,làm cho thật dễ chịu ,thế là hết bệnh ngay . Có thân là có khổ  , bệnh này bệnh kia hoài ,chán thật .....

Thuốc trị đau bụng ,ói mửa rất hay

                         Thuốc trị đau bụng trúng thực rất hay  ,trẻ nhỏ phải hỏi kỹ trước khi dùng nhé các bạn .


 Mấy ngày nay chắc ăn nhằm bột mì căn nhiều qúa hay ăn trúng nhằm cái gì khg biết nữa  mà cái bụng đau khiếp luôn ,nó hành CN khoảng 4 ngày , đau chịu khg nổi ,ban đêm cứ đau miết khg ngủ được ,uống đủ thứ thuốc tây hết mà cũng khg hết bệnh .......hôm nay OX mới kêu uống thử thuốc tàu xem ,chứ đau kiểu này hoài chắc phải đi nhà thương qúa . CN nghe tới bác sĩ và nhà thương là sợ lắm ,cho nên uống thử xem sau .  Mà mới uống vào là thấy cái bụng đang đau mà hết liền ,hay thật . Cái gì chứ về mổ xẻ thì bác sĩ Mỹ họ giỏi ,còn trị về đau bụng ,ói mửa ,trúng thực ,bác sĩ bắt cử ăn thấy tổ luôn ,chứ đâu có cho 1 viên thuốc nào uống đâu ,vì con CN bị bệnh này hoài nên CN rành lắm . Bốn ngày nay CN sợ ăn luôn ,cả ngày đói bụng lắm nhưng khg  dám ăn , vì ăn gì vào 1 chút  là "pay the price" liền ......nhờ vậy mà sụt 4 pounds .....bệnh hoài kiểu này chắc tui thành nữa người mẫu qúa ....size 0 ....))))

Sắt Son


 Tác giả: Phạm Tín An Ninh
1. Sắt Son
Không ngờ tôi lại là người bưng tấm ảnh chị Ngà theo sau quan tài của chị. Và cũng chính tôi là người đào huyệt chôn chị. Đám ma của chị 
có lẽ là một đám ma buồn nhất mà tôi chứng kiến. Có cái chết nào lại 
không buồn. Những ngày ở trong trại “cải tạo”, tôi đã từng khiêng xác vài 
người bạn tù đi chôn ở ven triền núi hoang vắng đến lạnh lẽo, trong cảnh 
nhá nhem của buổi chiều đông trên khu núi rừng Việt Bắc. Nhưng đó là 
chuyện trong tù, còn hôm nay ngay trên làng quê mình, chị Ngà đến nơi 
an nghỉ cuối cùng mà không có một người ruột thịt tiễn đưa, ngay cả 
cái áo quan cũng do bà con láng giềng góp tiền mua cho chị.
Chị nằm bên cạnh cha mẹ cùng người em trai, trên một ngọn đồi đầy những 
cỏ may và cây hoa bộng giếng, nhìn xuống cái làng quê mà gần cả một đời
 chị sống quanh quẩn ở đây, cô đơn, lặng lẽ.
Chôn cất xong, mọi người ra về, tôi nán lại, dựng tấm bia bằng gỗ trước mộ 
chị. Khi ngồi một mình nắn nót viết cái tên của chị lên tấm gỗ, nước mắt tôi 
ràn rụa, mơ hồ như thấy mình đang trở về cái thời nào đó thật xa xăm.
Ngày xưa cha tôi làm thầy giáo, dạy trường Pháp Việt. Tôi mồ côi mẹ từ 
lúc mới lên ba, cho nên những ngày đi dạy học ông thường dắt tôi theo. 
Đến lớp, ông giao tôi cho mấy anh, chị học trò lớn của ông để tôi vừa chơi 
vừa học. Nhờ vậy mà lúc còn bé tí xíu tôi đã biết “con ngựa cheval nhảy qua 
hòn núi montagne ăn cỏ herbe uống nước de l’eau“.
Trong số các anh chị dạy tôi học, tôi thích nhất là chị Ngà. Chị là con gái lớn 
của ông bà Tần, chuyên nuôi tằm, bán tơ, một gia đình thuộc hàng khá giả 
trong làng, có ngôi nhà ngói lớn, ờ cách nhà ông bà nội tôi chỉ mấy cái vườn 
cây. Chị Ngà có làn da trắng, mái tóc thật dài. Lúc nào gặp tôi chị cũng 
cười và nói năng nhỏ nhẹ. Nghe cha tôi nói lại, chị hiền lành ngoan ngoãn và 
học rất giỏi, nên là một trong số học trò cưng của cha tôi. Thấy tôi mồ côi
 mẹ, lại là con của thầy mình, nên chị rất thương tôi. Ngay cả những ngày nghỉ,
 chị cũng thường ghé lại nhà ông bà nội, dắt tôi đi chơi, mua cho tôi mấy 
con bò, con gà bằng đất. Có điều tôi ít khi đến nhà chị, vì rất sợ những con tằm.
 Tôi bảo đó là những con sâu, mặc dù chị tốn bao nhiêu công sức để nói về
 lợi ích của con tằm đã làm nên tơ lụa, và những con bướm đẹp đẽ đang bay
 ngoài vườn kia là hoá thân từ chính những con tằm. Nhưng lúc ấy tôi 
nghĩ là chị đã kể từ một chuyện thần thoại nào đó nên không tin những điều chị
 nói.
Cả một thời ấu thơ, lớn lên ở nhà ông bà nội, ngoài cô Út ra, chị Ngà là người 
mà tôi gần gũi nhiều nhất. Chị có một người em trai tên Ngọc, lúc nhỏ tôi 
rất phục tài đá banh của anh. Gần như không trận bóng nào có anh mà thiếu
 tôi trong hàng khán giả nhi đồng. Nhờ anh mà đội bóng cùa làng tôi giữ chức
 vô địch mấy năm liền trong huyện. Tôi mê anh đá banh, nhưng nhiều cô gái 
trong làng thì mê anh đẹp trai, cao lớn. Sau này anh đăng vào lính thủy quận 
lục chiến. Nghe nói anh đánh giặc hăng lắm, nên mới ba năm đã lên tới 
chức trung sĩ. Lâu lâu về phép dắt theo cô bồ có mái tóc quăn, trông anh oai 
phong lắm.
Khi tôi từ giã quê lên tỉnh học, cũng là lúc chị Ngà ra nghề làm cô giáo, 
dạy một lớp nhỏ trường làng, rồi lấy chồng. Tôi cũng vinh dự được mời, và 
quà cưới tôi cho chị hôm ấy là bức tranh chân dung của chị do chính tay 
tôi vẽ. Tưởng chồng chị là ai, hoá ra là anh Phúc, cũng là học trò của cha tôi,
 học trên chị một lớp, người cùng làng. Nghe nói anh học giỏi, nhưng 
thầm lặng, ít nói và không thích giao du với bạn bè. Anh là con trai một 
của bà ba Tịnh. Bà góa chồng từ lúc nào tôi không biết. Chỉ nghe người ta 
bảo ông Tịnh theo vợ bé, là một cô đào trong gánh hát rong, rồi biệt tăm luôn.
Anh Phúc thi đậu lấy bằng primaire, nhưng viện cớ mẹ goá con côi, nên không
 đi làm công chức như những người khác, mà lại tự mình khai thác một khu 
vườn bên kia sông Gốc, trồng nhiều loại cây và có ao nuôi cá. Trong làng ai 
cũng khen anh biết tính toán và có lòng hiếu thảo
Trong đám học trò của cha tôi cũng có vài anh khác ngắm nghé chị Ngà, 
nhưng vâng lời cha mẹ, chị lấy anh Phúc, bởi anh là con một của bà mẹ góa,
 được nhà nước cho miễn dịch, khỏi phải đi lính xa nhà, để chị còn được gần
 gũi săn sóc ông bà khi đến tuổi già. Đám cưới nhà quê, nhưng khách khá 
đông, mà hầu hết là bạn học của hai người và cũng là học trò của cha tôi.
Trong lễ cưới, sau khi cô dâu chú rể lạy tạ cha mẹ hai bên, rồi xin được lạy
 cha tôi một lạy để đền ơn sư. Cha tôi cầm tay anh chị dặn dò nhiều thứ, 
tôi không nhớ hết, chỉ còn mang máng hai tiếng thủy chung.
Từ ngày chị Ngà lấy chồng tôi ít có dịp gặp lại chị. Mặc dù nhà chồng chị 
cũng không xa mấy, nơi ven làng, bên con sông Gốc, mà phía bên kia sông là
 khu vườn của anh Phúc và cánh rừng tiếp giáp với dãy trường sơn.
Tôi gặp lại chị đúng vào một ngày buồn, chỉ đứng nhìn chị ấy khóc. Anh Ngọc,
 em trai duy nhất của chị, bị tử trận đâu trong Rừng Sát. Cha mẹ chị ngất xỉu
 khi nhận chiếc quan tài mà không hề được báo trước. Đám ma hôm ấy nghiêm
 trang lắm, có cả ông quận và mấy anh lính bồng súng chào đi theo. Tôi dìu 
chị đi sau linh cửu, tiễn đưa anh Ngọc đến nơi an nghỉ cuối cùng.
Điều làm tôi – và nhiều người – ngạc nhiên là trong đám ma của anh Ngọc, 
không ai nhìn thấy mặt anh Phúc, chồng chị. Mọi người thì thầm “cha nào con 
nấy, chắc là lại mê con đào hát nào, bỏ con Ngà rồi!’’
Tội nghiệp cho chị và oan cho anh Phúc. Vì trước đó mẹ anh Phúc đã thay
 mặt con trai xin lỗi gia đình sui gia, bởi anh Phúc ốm nặng bất ngờ phải nằm 
bệnh viện.
Hai tháng sau, một trận lụt lớn tràn qua làng tôi, kéo theo một số nhà cửa và 
trâu bò, nhưng không có ai chết, ngoại trừ cái tin anh Phúc bị nước cuốn đi, 
khi anh còn ở khu vườn bên kia sông Gốc, chưa kịp về nhà. Mẹ anh Phúc rước
 thầy ngồi đồng đi tìm xác anh Phúc suốt mấy ngày liền, nhưng người ta 
nghĩ là xác anh đã trôi ra biển.
Trong nhà cũng lập bàn thờ, nhưng chị Ngà nhất định không chịu để tang. 
Chị bảo linh tính báo cho chị biết là anh Phúc, chồng chị vẫn còn sống. 
Có thể, xác anh đã trôi giạt đến một nơi nào đó rồi được người ta cứu như
 câu chuyện nàng Thúy Kiều mà chị thường đọc cho cha mẹ chị nghe…
Tôi rời quê vào Sài gòn học, rồi sau đó đi lính. Lâu lâu nghỉ phép về quê, 
tôi tìm đến thăm chị. Sau ngày cha mẹ mất, chị nghỉ dạy học, bán ngôi nhà 
ngói lớn của ông bà, đem tiền bạc về xây lại ngôi nhà mẹ chồng thành 
ngôi nhà lớn ba gian, mua luôn cả khu vườn bên cạnh có trồng đủ loại cây 
ăn trái. Chị dành lại một số tiền mở một nhà máy xay xát nhỏ, nuôi bà mẹ 
chồng bị đau bệnh mấy năm nay, chỉ nằm một chỗ.
Trong làng, có người thì bảo chị ấy “khôn nhà dại chợ, bán nhà cha mẹ để 
gây dựng nhà chồng, và mang cả bàn thờ cha mẹ, em út sang bên ấy, không
 sợ tủi hổ vong linh”. Nhưng cũng có người, trong đó có ba tôi, thì khen chị,
 bảo là “xuất giá thì phải tùng phu, con Ngà nó làm vậy là đúng theo sách 
thánh hiền!“
Không hiểu có phải vì chị nghe lời dặn dò của ông Thầy, từng khai tâm 
và dìu dắt chị nên người, thuộc lòng hai chữ thủy chung, nên dù chồng đã 
biệt tích từ lâu, chị vẫn ở vậy, thờ phụng nhà chồng, trong lúc chị vẫn còn
 trẻ và có nhan sắc trong vùng. Có mấy ông thầy giáo ở xa đổi tới từng mon 
men đến chị nhưng chị khước từ.
Ngày mẹ chồng chết, cũng chỉ có mỗi một mình chị mặc áo tang. Nghe 
nói cái đám ma đúng vào một ngày gió mưa, ảm đạm. Người ta không chỉ 
thương cho người chết, chẳng có chồng con trong phút lâm chung, mà còn 
tội nghiệp cho cả cô dâu, một mình cô đơn đi sau quan tài, tiễn đưa bà mẹ 
chồng về nơi chín suối, mà cũng đưa cuộc đời mình vào chốn quạnh hiu.
Chiến tranh càng lúc càng leo thang. Sau ngày mấy ông tướng nghe theo Mỹ 
hạ bệ và giết hai anh em ông Ngô đình Diệm, không biết đất nước có thực sự
 khá hơn không, nhưng ở quê tôi thì không còn bình yên như trước nữa. 
Một vài người làm việc trong chính quyền bị ám sát. Cứ vài ba tuần lại có
 một cuộc đụng độ giữa các toán dân vệ với quân du kích. Ba tôi phải bỏ
 quê, về sống ở thành phố, giao ngôi nhà từ đường của ông bà nội cho 
cô Út tôi chăm nom thờ phượng.
Tôi về phép thăm ba tôi đúng vào ngày giỗ ông nội, nên hai cha con cùng 
về thăm quê. Tôi gặp chị Ngà khi vừa bước chân vào nhà ông nội. Chị đến 
đây từ sáng sớm, phụ cô tôi dọn dẹp nhà cửa, bàn thờ, chùi bóng mấy bộ 
lư đồng và mấy tấm liễn. Thấy ba tôi, chị vòng tay cúi đầu thưa Thầy như 
cái hồi còn bé. Chị nắm tay tôi, miệng nở nụ cười. Nhưng nhìn trong đôi 
mắt chị, tôi thấy phảng phất buồn.
Không biết ba tôi thay đổi quan niệm từ lúc nào, sau đám giỗ, ông bảo tôi 
tìm chị Ngà, dặn chị ở lại cho ông nói chuyện. Ông khuyên chị Ngà nên
 bước thêm bước nữa, hy vọng còn sinh đẻ được để có mụn con, hầu tránh 
cảnh tuổi già đơn chiếc, chẳng có ai lo lắng cho mình. Hôm ấy tôi cũng phụ 
họa nhiều điều và hứa sẽ làm mai cho chị. Lần này Chị không một mực khước
 từ, nhưng xin để tang mẹ chồng cho đủ ba năm. Tôi giận chị nhưng cũng 
cảm phục tấm lòng thủy chung của chị.
Tháng tư bảy mươi lăm, khi chị Ngà chưa mãn tang mẹ chồng, thì cả miền 
nam để tang cho đất nước. Cái “đại thắng mùa Xuân” của những người 
Cộng sản đã gây biết bao nhiêu thê lương tang tóc. Ba tôi bị bắt trong lúc tôi
 còn theo đơn vị từ Cao nguyên “di tản chiến thuật” vào các địa danh xa lạ 
ở tận Long An tham dự những trận đánh cuối cùng cô đơn và buồn tẻ.
Miền Nam mất. Trong lúc những người Cộng Sản ngơ ngác hò reo chiến 
thắng, tôi lặng lẽ quá giang đủ các loại xe trở về quê. Tìm tới trại tù Đá Bàn,
 một mật khu lúc trước nằm sâu trong núi, nơi ba tôi bị giam giữ, nhưng
 cuối cùng tôi vẫn không được phép gặp ba tôi. Tôi về nhà ông nội thăm 
bà cô út và thắp hương từ biệt trước bàn thờ gia tộc.
Cô tôi đau lòng cho biết, người ký lệnh bắt ba tôi là một anh học trò của 
chính ông ngày trước. Anh bỏ nhà lên núi rồi tập kết ra Bắc. Bây giờ đang 
giữ một chức vụ khá lớn trong Uỷ Ban Quân Quản.
Cô tôi chưa kể hết câu chuyện thì chị Ngà đến. Chị nắm chặt hai bàn tay tôi,
 không nói điều gì. Tôi thấy chị đang khóc. Tôi nghĩ là chị thương và lo lắng
 cho cha con tôi trong cái cảnh sa cơ này. Tôi lấy lại bình tĩnh, chưa kịp nói 
lời trấn an, thì chị nhìn tôi nghẹn ngào:
- Em, em.. xin Thầy và em tha thứ cho chị. Chị không ngờ.., chị thật sự không 
ngờ.
Và chính tôi cũng không ngờ. Anh học trò ký lệnh bắt cha tôi chính là anh 
Phúc, chồng của chị. Tôi rút nhanh tay ra khỏi bàn tay của chị. Dường như
 đây là lần đầu tiên trong đời, nhìn những giọt nước mắt – mà lại nước mắt 
của một người rất gần gũi thân quen – lòng tôi dửng dưng không hề xúc động.
 Tôi có cảm giác đắng cay của một người bị lừa gạt và phản bội. Tôi giận 
cho tình đời và thầm ân hận là cha tôi đã từng “nuôi ong tay áo”.
Tôi từ biệt làng quê và bà cô cả một đời nuôi nấng chăm lo cho tôi từ thời tấm bé, bước vào trại “cải tạo” với ngổn ngang trăm mối trong lòng.
 Tự dưng tôi mất mát gần như tất cả mọi thứ trên đời, kể cả những tình cảm
 mà tôi cứ ngỡ là nó sẽ không bao giờ mai một,
Hơn tám năm trong nhiều trại tù từ nam ra bắc, bị hành hạ đói khổ khốn cùng.
 Tôi sống còn có lẽ là nhờ những giấc mơ về quá khứ. Trong đó tôi bắt gặp
 lại hầu hết bóng dáng những người thân yêu của cái thời hạnh phúc. Và khuôn
 mặt xinh đẹp hiền hậu dễ thương của chị Ngà vẫn thường hiện lên rõ nét, 
mặc dù khi đầu óc tỉnh táo, tôi đã cố gắng xua đuổi hình ảnh ấy ra khỏi ký ức 
mệt mỏi của mình. Tôi thương chị mà hận chị. Tôi nghĩ là chị đã đồng lõa
 với nhà chồng để lừa gạt chúng tôi hơn mười mấy năm qua.
Ra khỏi tù, tôi không được phép về sống chung với vợ con ở thành phố 
Ninh Hòa, quê vợ. Lý do hết sức đơn giản là: chính quyền ở đó không nhận
 tôi tạm trú. Công an tỉnh bắt buộc tôi phải về “trình diện chính quyền” nơi
 sinh quán. Tôi lại một mình khăn gói về quê cũ, mà ở đó chỉ còn một bà cô
 già goá bụa sống âm thầm trong ngôi nhà từ đường có mái ngói âm dương 
của ông bà nội tôi để lại.
Nghe tin tôi về, bà con hàng xóm đến thăm. Mới hơn tám năm mà trông ai 
cũng già nua, khắc khổ. Trong số đó tôi để ý một người đàn bà, đứng ngoài
 cửa nhìn tôi, đôi mắt thất thần, đầu tóc rối bù, áo quần rách rưới bẩn thỉu. 
Tôi ngờ ngợ nhớ tới một người. Nhưng khi vừa đứng lên định bước tới hỏi 
thăm, thì bà ta vụt chạy về phía sau vườn. Tôi ngẩn người khi cô tôi bảo nguời
 đàn bà ấy chính là chị Ngà, vợ anh Phúc ngày xưa.
Buổi tối, sau khi dắt tôi lên căn nhà thờ thắp hương lạy ông bà, cô tôi đóng 
kín cửa, khêu ngọn đèn dầu, ngồi kể cho tôi bao nhiêu nỗi niềm tâm sự. 
Cha anh Phúc – theo lời tiết lộ sau này từ những người thân tín của anh Phúc –
 thực ra không hề theo một ả hát rong nào cả, mà bỏ làng vào bưng từ khi
 anh Phúc mới lên mười. Ông đã chết từ lâu, nhưng hàng năm vợ con vẫn 
nhận được thư ông do một vài người lạ mặt mang tới. Trong mấy lá thơ, 
hầu hết là khuyến khích anh Phúc nối gót cha đi theo bọn chúng. Trước khi
 lên núi, anh Phúc làm quen, rồi tỏ ra yêu chị Ngà, nhưng thực ra đó là kế 
hoạch đã được bọn chúng giao cho anh Phúc phải thi hành, để giải quyết
 việc nuôi nấng mẹ của Phúc, mà họ biết là bà đã trở thành goá bụa từ lâu rồi.
Những ngày làm vườn bên kia bờ sông, anh Phúc đã hoạt động cho phía bên kia.
 Dưới căn hầm trong khu vườn là sào huyệt từng che dấu cho nhiều cán bộ. 
Sau một trận tấn công chiếm trụ sở xã bất thành, sợ hành tung bại lộ, anh Phúc
 đã lên núi rồi tập kết luôn ra Bắc, sau khi dựng lên vở kịch chết trôi trong trận 
lụt năm nào.
Tất cả mọi việc không phải chỉ để qua mắt mọi người, mà còn đánh lừa cả chị 
Ngà. Chị nhẹ dạ cả tin, nên ban đầu cứ tưởng chồng mình còn sống bị trôi giạt
 ở đâu đó, nên vẫn chờ đợi trong hy vọng. Sau một thời gian dài bặt vô âm tín,
 chị mới nghĩ là anh đã chết. Tội nghiệp, chị không hề biết là mình đã bị lừa
dối để uổng phí cả một đời xuân sắc.
- Thế bây giờ ông Phúc ở đâu và vì sao chị Ngà lại ra nông nỗi? Tôi hỏi.
- Sau ngày 30-4 chưa đầy một tháng, thằng Phúc đưa vợ con từ ngoài Bắc vô
 đây, dành lấy ngôi nhà do công sức của con Ngà gầy dựng, trong đó phần lớn 
là tài sản của chính cha mẹ nó. Con Ngà phải ra phía góc vườn che một cái 
chòi tranh để trú nắng trú mưa.
- Còn cái máy xay xát ở đâu mà trông chị nghèo khổ đến như vậy? Tôi thắc 
mắc
- Họ mang vào hợp tác xã. Thời gian đầu họ cho con Ngà làm công nhân xay 
lúa, nhưng lại trả lương bằng bo bo. Chỉ sau vài tháng tất cả các máy xay xát
 tâp trung về huyện, nó bị mất việc.
- Bây giờ gia đình ông Phúc vẫn còn bên ấy? Con không muốn có ngày gặp 
mặt ông ta.
- Thực ra nó dành nhà, nhưng chỉ ở một vài tháng rồi cho gia đình một “đồng 
chí”nào của nó cũng từ ngoài Bắc vào tá túc, trong khi chờ chia chác những
 ngôi nhà lớn mới tịch thu. Sau đó thằng Phúc bán cả nhà lẫn vườn tược 
lại cho người khác, vào thành phố nhận một chức hàm lớn hơn. Con Ngà
 nó phát điên từ dạo ấy. Ngày nghe tin ba con chết trong trại tù cải tạo, nó 
như một kẻ không hồn. Ban đêm, người ta nghe tiếng nó gọi Thầy ơi, Thầy ơi
 rồi khóc nức nở.
Tôi theo cô Út, đi dọc theo phía sau mấy khu vườn, tìm đến chị Ngà. Trong căn
 chòi lụp xụp tối tăm, chị Ngà đang ngồi thẫn thờ trên cái giường tre như 
một pho tượng cũ. Trên đầu giường có ba tấm ảnh của cha mẹ chị và anh Ngọc,
 em chị, nhem nhuốc, úa màu. Không ngờ cái ngày đổi đời, người chồng biệt 
tăm bao nhiêu năm bây giờ bỗng dưng về, trở thành ông lớn thì cuộc đời của 
chị lại tàn tạ bi thảm như hôm nay. Tôi ngồi xuống bên cạnh chị, ôm đôi 
vai gầy còm của chị mà trong lòng tựa hồ như bao nhiêu vết chém.
- Chị Ngà ơi, chị vẫn mãi mãi là chị của em mà. Em thương chị và sẽ lo lắng 
cho chị.
Chị Ngà ngồi bất động. Rồi bất ngờ òa lên khóc. Cô cháu tôi càng dỗ dành an 
ủi, chị lại càng khóc to hơn, tôi nghe tiếng ấm ức nghẹn trong cổ họng chị. 
Tôi năn nỉ, khóc lóc với chị bao nhiều lần mới đón được chị về ở chung trong 
nhà ông nội. Tôi mang mấy tấm ảnh của cha mẹ chị và anh Ngọc về để một 
góc trên bàn thờ gia tộc. Từ ngày ấy chị khá hơn xưa. Những lúc ngồi tâm 
tình với cô cháu tôi, chị vui vẻ bình thường như thuở còn con gái, nhưng 
cũng có nhiều đêm khuya chị ngồi trước bàn thờ lẩm bẩm một mình và khóc
 sụt sùi. Từ ngày có chị, tôi cũng thấy mình đỡ bớt cô đơn, và có lúc còn thấy 
mình hạnh phúc trở lại với cái thời thơ dại.
Vậy rồi chị lìa bỏ thế gian này cũng thật bất ngờ. Buổi sáng thức dậy sớm,
 tắm rửa xong chị thay quần áo mới, kẹp lại mái tóc, trông chị trẻ ra. Cả ngày
 hôm ấy chị cười đùa hồn nhiên vui vẻ, ngồi ôn lại bao nhiêu kỷ niệm của 
những ngày tôi còn bé, và chị còn là cô học trò cưng của ba tôi. Khi vui, trí óc
 chị trở nên minh mẫn lạ thường. Chị còn nhớ bao nhiêu điều mà chính tôi đã 
quên từ lâu lắm. Trước khi đi ngủ, chị còn ôm đầu tôi vào lòng, nhại một câu 
hát đã lâu “may mà có em đời còn dễ thương..”. Và sau đêm hôm ấy, chị 
không bao giờ thức dậy nữa.
Trước ngày vượt biển, phải cắt ruột bỏ quê mà đi, tôi đến nghĩa trang gia tộc 
thắp hương cho ông bà và mẹ tôi, rồi đến thăm mộ chị cuối cùng. Trong lúc 
cầm ba nén hương đứng trước mộ chị, tôi nghĩ đến thuyết luân hồi của nhà 
Phật, và hình dung bây giờ chị Ngà đang sống ở một thế giới khác, xinh đẹp 
và rất hạnh phúc với một người chồng xứng đáng, bởi chị là một nguời đàn bà 
thánh thiện, sắt son.
Một con bướm trắng không biết từ đâu bay lại đậu trên tấm bia bằng gỗ, mà 
chính tay tôi đã dựng lên cho chị, nhịp nhịp đôi cánh rồi vụt bay theo cơn gió 
lốc, biến mất trong bầu trời xanh.
(Viết vào ngày giỗ thứ hai mươi của chị Ngà)
Phạm Tín An Ninh

Cải lương English

Tu là chuyển nghiệp nặng thành nhẹ

 Hồi từ đầu năm đến giờ CN xui tàn canh gió lạnh luôn ,năm nay mắc phải cái hạn sao La Hầu ,hết bị phiền não đã rồi chuyển qua bị bệnh muốn chết  ,rồi nhờ có người vu oan giá hoạ cho mình cho nên  hết bệnh luôn.....hummm nếu cho  chọn lựa thì : bị bệnh nặng hay chọn bị người vu oan ?  Bị bệnh thì bị hành cả đêm ngủ khg được ,còn bị người vu oan giá hoạ thì bị phiền não chút xíu .....chọn cái nào ta ? Để suy nghĩ vài ngày mới chọn được ....)))) mà "nghiệp" nó có cho mình chọn lựa khg nhỉ ?  Cái này phải đi hỏi lại mới được .  Mà lạ lắm ,lần nào mà ngay năm xui tháng hạn của CN , nếu khg bị ai kiếm chuyện thì mình bị bệnh gần chết luôn ,đến khi sợ chết qúa ,CN ráng làm phước và phóng sanh thì  có người lại chửi mắng và vu oan cho mình ,thế là tự nhiên "con  bệnh "chạy đâu mất tiêu ,nhưng thay vào mình cũng bị phiền não thấy mồ tổ .....mới mấy ngày nay ,tự nhiên nghe được 1 tin rất giựt gân ,có người vu oan nói là nhờ CN phóng sanh dùm mà CN ích kỷ khg chịu làm dùm .....lại thêm 1 tin động trời ,CN nghe xong rồi hỏi : vậy à ! thế à ! ( bắt chước thiền sư thứ thiệt ,oan ức khg cần biện bạch ...) ( làm bộ làm tỉnh vậy sao đó vô phòng đóng cửa đập đồ......mà ngu sao đập đồ nhà mình chứ ,qua nhà mụ ấy  đập .....hìhì...)....nói chơi chứ mình phải mang ơn người vu oan cho CN ,nhờ vậy mà CN mới hết bệnh nhanh vậy  ,chứ khg thôi nằm dẹp 1 chổ khg cách nào ngồi dậy nổi ......CN lấy ví dụ vậy thì dễ hiểu há các bạn ,khỏi cần nói chi cao siêu ,nghe xong lại quên tất tần tật hết ......mỗi khi nghe các Thầy giảng ,CN thích các Thầy cho ví dụ rõ ràng ,dễ hiểu ,dễ nhớ hơn ,nhiều khi nghe 1 bài pháp CN chỉ nhớ những mẫu chuyện vui thôi ,còn mấy cái kia thì trả về cho Thầy hết ....))))
  Cũng còn may  mình là woman ,chứ phải là nam nhi chắc bị  "oan gia " trao cho 1 đứa con rơi ,rồi nói là của mình thì chết chắc >>>))))
 HT Tịnh Không có nói : ai mà kiếm chuyện ,vu oan cho ta là lấy cái xui dùm cho ta đó .....bây giờ chính bản thân trải nghiệm mới thấy lời HT nói qủa thật khg sai ,đúng 100 % luôn . Cho nên ai mà bị người ta vô cớ lại kiếm chuyện hay vu oan cho mình ,thì đừng vội buồn mà phải mừng hết lớn luôn ,vì người ta đã rinh đi bớt những cái xui xẻo của mình ,mình khỏi bị vào nhà thương nằm dài hạn ,mình có thể khỏe mạnh bay nhảy tung tăng khắp nơi .....và nếu họ có vu oan cho mình ,thì trước sau gì sự thật cũng hiển bày ,sự thật lúc nào cũng là sự thật ,mình khg cần đính chính ,bào chữa chi cho mệt ,còn ai mà tin 1 chiều ,thì người đó cũng khg đáng để mình kết bạn .

Tuesday, May 29, 2012

TỘI ÁC RỪNG XANH





NGHIỆP CHƯỚNG CỦA CON NGƯỜI _ĐĐ. THÍCH GIÁC TỊNH giảng

Phần 1 :



Phần 2 :



Phần 3 :



Phần 4 :



Phần 5 :



Phần 6 :



Phần 7 :



Phần 8 :



Phần 9 :



Phần 10 :



Hiệu lực cầu nguyện _ Thầy Thích Phước Tịnh giảng

Phần 1 :



Phần 2 :

Thực tập chánh niệm _ Thầy Thích Phước Tịnh giảng

Vượt thoát sầu khổ _ Thầy Thích Phước Tịnh giảng

Cuộc Hợp Tan - Thượng Tọa Thích Phước Tịnh

Monday, May 28, 2012

Tập thể dục thẩm mỹ (cách tập này rất có hiệu qủa )


Phần 1 :



Phần 2 :

Điều kiện vãng sinh Tịnh Độ - Thích Nhật Từ


Sunday, May 27, 2012

Nhân Duyên

http://tinhthuy.net/tch_2004.html

CN đang nghe bài nhân duyên mà Thầy Chân Hiếu đã giảng ,rất hay ....Thầy nói có 2,3 chuyện mà CN rất đng ý là : Thầy nói nếu niệm Phật nhiều  thì sẽ giải những nghiệp xui xẻo cho mình rất nhiều ,nghiệp  nặng thành nhẹ ,và nhẹ thì hết xui .....vì khi mình niệm Phật và Bồ Tát ,thì các Ngài đã âm thầm theo giúp đỡ mình , và mọi việc xảy ra với mình là do cái nhân tiền kiếp mà mình đã gây tạo , cho dù mình tài ba xoay sở kiểu nào ,nhưng khi nghiệp tới thì cũng khó mà tránh nổi ......chỉ có chăm lo niệm Phật và làm phước thì mới mong giải bớt nghiệp cũ của mình thôi ....cho nên nếu hiểu sâu được lý nhân duyên ,thì khi gặp cảnh gì ngang trái mình sẽ hiểu và cho qua 1 cách nhẹ nhàng ,khg oán hận hay uất ức chuyện bất công gì đã xảy đến cho mình . Nhắc đến đây CN nhớ lại hồi xưa ,khi mình bị oan gia làm cho thất điên ,bát đảo ,CN đã vào phòng Phật lạy sám hối rất nhiều ,nhưng trong lúc lạy sám hối mình vẫn còn uất ức nhiều việc lắm ,CN mới vái Ngài Quán Thế Âm cho con biết được tiền kiếp của con với người đó đi Ngài ,vậy con mới vui lòng trả nợ xưa ,chứ bây giờ con quên hết  chuyện tiền kiếp mà bắt con trả kiểu này thì thật lòng con uất hận lắm ......CN cầu nguyện cả ngày vậy ,thì đêm hôm đó ,CN thấy 1 người đàn bà mặc nguyên bộ đồ trắng ,dẫn CN lại chổ nào lạ lắm .và chiếu phim cho CN xem kiếp trước của mình (tự trong tâm CN hiểu vậy ,chứ người đàn bà đó khg có nói gì với CN hết á ....)......trời ,xem thấy được tiền kiếp của CN và người oan gia đó ,thì ra kiếp trước bà ta giựt chồng của mình ,rồi mình cũng đâu có vừa ,chơi lại bả te tua đến bà ta phải đi nhảy lầu tự tử ,rồi sau đó khg biết sau mình cũng tự lấy súng bắn vào đầu chết luôn .......hèn gì kiếp này gặp lại "đấu " với nhau tới tối tăm mặt mũi hết ......cho nên sau giấc mơ đó CN mới chấp nhận trả nợ cũ ,bằng cách bả có kiếm chuyện thì mình nhịn hết , và mình lấy ân trả oán ,bả càng đối xử tàn tệ với mình thì mình mua hạt xoàn tặng cho bả hoài .....híhí....cho nên mới mau hết nợ ,chứ cứ qùng quằng hoài thì ngàn kiếp cũng trả chưa xong món nợ máu ngày xưa ta đã lỡ gây ra .....CN đã gặp rất nhiều cảnh kỳ lạ lắm ,mà có muốn khg tin cũng khg được ,cũng may kiếp này biết được đạo Phật nên mới dừng tay ,quay đầu là thấy bờ  ...hihi.... 

Càri tofu chay

 

Tanya cũng rất thích món cari đậu hũ chay, mình thích hơn là cari gà nữa á :)) Hôm thứ 7 nấu một nồi đãi bạn bè nên chụp hình để viết recipe share với mọi người.

- 2 miếng đậu hũ trắng, cắt ra từng miếng vuông nhỏ và chiên vàng 
- 1 lon nấm rơm 
- 6-7nấm đông cô 
- 1 lon bắp non 
- 1 lon măng loại slice mỏng  
- 6-7 củ khoai lang 
- 1 cây sả bầm, 1 cây sả để nguyên 
- vài lá thơm bay leaves 
- 1 lon nước cốt dừa 14oz 
- 2 lon vegetable broth 

- nấm đông cô ngâm qua đêm, xả lại nước lạnh vài lần rồi cắt bỏ cái cuốn và cắt nấm ra làm 3 hoặc làm 4 tùy ý. Bắc nước sôi để tí muối và để nấm vào luộc cỡ 10min rồi trút ra xả lại nước lạnh lần nữa....lầm vậy nấm không còn mùi hôi 
- nấm rơm, bắp non và măng trút ra rổ bỏ nước trong lon. Bắc nồi nước sôi để tí muối và để các thứ vào trụng sơ qua rồi trút ra rổ xả lại nước lạnh. 
- lấy cái chén cho vào bột cari, muối, đường, garlic and onion powder...trộn lại và nếm có vị mặn mặn ngọt ngọt. 
- lấy cái thao lớn để đậu hũ, nấm, bắp và măng vào và ướp với gia vị vài tiếng hoặc qua đêm cho thấm

 

- khoai lang gọt vỏ và chia ra làm 2 phần...một phần củ lớn cắt miếng vuông, 1 phần củ nhỏ để xay nhuyễn 
- lấy cái nồi để 2 lon vegetable broth + 1 lon nước lạnh, cho 1 cây sả và lá bay leaves vào, chờ sôi riu riu thì hả mấy miếng khoai lang nhỏ vào nấu cho mềm. Khi khoai mềm thì vớt khoai ra để vào cái blender xay nhuyễn, xay xong thì cho lại vào nồi nước broth....xay khoai để trong nước để làm cho nước broth có mùi thơm và béo và có màu vàng đẹp tự nhiên



- bắc chảo lên bếp, để tí dầu và sả tỏi bầm nhuyễn cho thơm thì để đậu hũ và các thứ vào xào cỡ 5-10min...xào tới khi nào thấy mấy miếng đậu hũ và nấm có mùi thơm thì mình trút qua bên nồi nước  broth. Nếu thấy ít nước thì cho thêm nước lạnh vào nồi, nước broth phải sấp sấp đậu hũ và các thứ.

 

- sau khi để đậu hũ vào nồi thì nêm nếm đường muối và bột nêm mushroom theo khẩu vị, nếu thấy ít mùi cari thì mình lấy thêm bột cari pha với nước cho tan rồi bỏ vào nồi....riu riu hầm cỡ 25-30 thì cho vào 1 lon nước cốt dừa, nếu thích béo nhiều thì để nhiều hơn...Vì trong nồi nước đã có khoai lang xay đã có vị béo nên Tanya thấy 1 lon nước cốt dừa là đủ. 
- sau khi để nước cốt dừa thì nêm nếm thêm lần nữa rồi mới để khoai lang. Chờ nước sôi riu riu thì tắt lửa liền, vì nồi nước còn rất nóng nên khoai sẽ từ từ chín....như vậy sẽ giữ miếng khoai còn nguyên đẹp không bị rã, Tanya không chiên khoai trước vì không thích bị dầu. 

Nồi cari đậu hũ chay hôm thứ 7 đây...ăn với bún hoặc bánh mì, được mọi người nhiệt tình ủng hộ (thank you..hihi)



Múc cari ra tô, rãi hành ngò và ớt cay cay nha....yummy.....


http://tanya-sweethome.blogspot.com/2012/05/cari-tofu-chay.html

CÔNG DỤNG CỦA TRÁI BƠ

Veggie Cooking Club: Paté Chay

Chả chay - Kroger.vn Chúng ta hãy cùng nấu ăn

Đậu Hủ Khìa

Bột Chiên Sài Gòn - Fried dough

Kem chiên

Saturday, May 26, 2012

Chú Tiểu ngây thơ

Tha Thứ - ĐĐ Thích Thiện Thuận giảng

Phần 1 :

Phần 2 :

Thân cận bạn tốt


                                          
                                 Một thời Thế Tôn trú ở núi Gijjhakùta, dạy các Tỷ kheo:
Thành tựu bảy chi phần, này các Tỷ kheo, là người bạn cần phải thân cận, cần phải giao thiệp, cần phải hầu cận, dầu có bị xua đuổi. Thế nào là bảy?
Khả ái, khả ý; tôn trọng; đáng được bắt chước; nhà thuyết giả; kham nhẫn lời nói; nói lời sâu kín; không có hối thúc những điều không hợp lý.
Thành tựu bảy pháp này, này các Tỷ kheo, Tỷ kheo là người bạn, cần phải thân cận, cần phải giao thiệp, cần phải hầu hạ, dầu có bị xua đuổi.
Khả ái và đáng kính/Ðáng bắt chước, thuyết giả/Kham nhẫn các lời nói/Nói những lời thâm sâu/Không hối thúc ép buộc/Những điều không hợp lý/Ai có những pháp này/Ở đời, người như vậy/Người ấy là bạn hữu/Với ai cần bạn hữu/Người mong muốn lợi ích/Với lòng từ ai mẫn/Dầu có bị đuổi xua/Hãy thân cận bạn ấy.
(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ III, chương 7, phẩm Chư thiên, phần Bạn hữu [2], VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.323)

LỜI BÀN:
Tục ngữ Việt Nam có câu “Học thầy không tày học bạn” để nói lên tầm quan trọng và ảnh hưởng từ những người bạn tốt. Có không ít người vươn lên thành công trong cuộc sống nhờ có duyên lành được bạn tốt dắt dìu, nâng đỡ. Tuy vậy, tìm được bạn tốt để kết thân, gần gũi và học hỏi, cùng nhau hướng thiện cũng không phải là điều dễ dàng.
Theo kinh nghiệm của Thế Tôn, một người bạn tốt mà ta cần nương tựa để học hỏi, trước hết dung mạo phải dễ nhìn, tính cách hiền lành dễ thương. Kế đến, người bạn tốt luôn có những hành động và ứng xử đẹp đẽ khiến ta khâm phục. Không chỉ làm tốt mà người ấy còn nói hay. Những lời động viên chân thành, góp ý ngăn can hợp lý, chia sẻ đồng cảm sâu sắc có tác dụng đánh thức ta trước những cám dỗ, quyết định sai lầm. Người bạn tốt luôn biết nhẫn nhịn, không nóng nảy cộc cằn. Nhờ trầm tĩnh nên bạn rất sâu sắc và vững chãi trong cuộc sống. Bạn tốt là người có thể hơn ta về nhiều phương diện nhưng lại luôn tôn trọng, không hề chi phối mà chỉ trợ duyên soi sáng giúp ta tự quyết định lấy công việc của mình.
Những ai gặp được bạn hiền, hội đủ những tố chất tốt đẹp như trên là một phước báo lớn, cần nương tựa suốt đời để noi gương, học hỏi. Khoan nói đến việc bạn chỉ bảo cho ta điều gì mà chỉ cần được gần gũi, thân cận, thân thiết với người tốt thôi cũng đã có thật nhiều lợi ích. Năng lượng hiểu biết và yêu thương nơi bạn sẽ lan tỏa và thấm đẫm tâm ý chúng ta một cách nhẹ nhàng, khiến ta luôn bình an và tỉnh thức.
Trải lòng để học thầy, học bạn và học nơi tất cả mọi người trong cuộc sống xung quanh cùng với sự suy ngẫm, chiêm nghiệm sâu sắc, chắc chắn sẽ giúp chúng ta từng bước trưởng thành.

Thích Quảng Tánh

  


                                          
                              

Thành tâm sám hối


Bất cứ ai hiện hữu trong cuộc đời này, cũng đều có thể phạm phải những lỗi lầm, sai sót dù ít hay nhiều. Bởi khi tâm ý mê mờ, thiếu sáng suốt thì mọi hành động, nói năng của ta rất dễ dàng vấp phải những lầm lỡ, sơ suất gây khổ đau cho bản thân và ảnh hưởng không nhỏ đến với kẻ khác, đó là lẽ đương nhiên. Do vậy, thành tâm ăn năn các tội lỗi mà mình đã tạo ra, và lập nguyện thận trọng đừng để những hành vi sai trái tiếp diễn là việc làm đáng được mọi người trân trọng, quý mến và noi theo!
Sám hối là hành động tích cực, hướng tâm về nẻo thiện, không chạy trốn sự thật và khao khát được sửa đổi bản thân để thăng hoa cuộc sống. Hay nói cách khác, sám hối là tẩy sạch các cấu uế tội lỗi bởi tham sân si che ám, giúp cho thân tâm trong sáng, an tịnh và mới mẽ. Sám là từ bỏ những lỗi lầm mà trước đó chúng ta đã vi phạm. Hối là phát nguyện từ nay về sau ta không bao giờ lập lại các hành vi thiếu ý thức như trước đây và đồng thời thay đổi cái nhìn tích cực, sâu rộng hơn đối với muôn loài trong thực tại. Như vậy, sám hối là việc làm cụ thể, thiết thực mà mỗi một con người cần phải thực thi, để đem lại lợi ích an vui cho tự thân và cho cuộc đời này.
Trong thực tế, có những người mắc phải tội lỗi nặng nề hầu như vô phương cứu chữa. Họ sống với tâm trạng sợ hãi lo âu, ăn không ngon ngủ chẳng được yên vì những cơn ác mộng kéo dài. Mặc dù họ có của cải vật chất dư thừa, nhưng đời sống thì lại cô đơn trống vắng, vì chẳng có ai muốn đến gần tiếp xúc và chuyện trò. Tuy nhiên, mọi thứ trên cuộc đời này đều có thể thay đổi, không có gì thực sự cố định cả. Do đó, đối với những người làm điều bất thiện nhưng họ biết thành tâm ăn năn hối cải và quyết chí tu hành thì vẫn có thể chuyển hóa được nghiệp xấu ác, trở thành một con người lương thiện hữu ích cho gia đình và xã hội!
Cùng với ý này, trong kinh Trung Bộ II có đề cập đến sự kiện Đức Thế Tôn hóa độ cho tên sát nhân khét tiếng Angulimàla (Vô Não). Angulimàla là tên giết người không gớm tay, sau khi hạ sát, nó lại còn chặt ngón tay của người ta để xâu thành một tràng chuỗi và đeo vào cổ. Angulimàla chỉ sống đơn độc ở rừng núi, mỗi khi bóng dáng của nó xuất hiện trong thành phố thì dân chúng đều phải kinh hãi và lẩn tránh. Hành động của Angulimàla quả thật độc ác, không một ai có thể chấp nhận và tha thứ. Nhưng may thay! Có lẽ Angulimàla đã gieo trồng phước đức từ nhiều kiếp lâu xa cho nên hôm nay anh ta may mắn gặp được Thế Tôn, và được Ngài khai thị về ý nghĩa đạo lý làm người. Nhờ vậy, Angulimàla có cơ hội sám hối tội lỗi đã gây tạo và phát nguyện xuất gia tu hành, sau một thời gian ngắn Angulimàla chứng được quả vị A-la-hán.
Thế giới ngày nay cũng có những hạng người điên loạn như thế, họ đi khủng bố khắp nơi, khiến cho dân chúng khắp nơi cứ mãi phấp phòng lo âu, sợ hãi. Hiện nay, các nước trên thế giới ngoài việc đầu tư ngân quỹ để phòng chống bão lụt, động đất, sóng thần liên tục xảy ra, còn phải hao phí ngân quỹ khá nhiều vào việc ngăn ngừa nạn khủng bố chiến tranh, ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế toàn cầu. Thật là xót thương cho những hạng người mang phải nghiệp chướng nặng nề như thế! Giá mà các vị ấy biết ăn năn, sám hối tội lỗi như Angulimàla, buông bỏ khí giới và quay về nẻo thiện thì nhân loại sẽ được an bình hạnh phúc biết bao nhiêu!
“Bao nhiêu lầm lỗi cũng do tâm Tâm tịnh còn đâu giấu lỗi lầm Sám hối xong rồi lòng nhẹ nhõm Ngàn xưa mây bạc vẫn thong dong
Đức Thế Tôn dạy rằng, có hai hạng người đáng được tán thán khen ngợi là kẻ có trí. Này các Tỷ-kheo, có hai loại người có trí. Thế nào là hai? Người có phạm tội là thấy có phạm tội, và người chấp nhận người khác như pháp phát lộ tội của mình. Này các Tỷ-kheo, có hai loại người có trí này” (Tăng Chi Bộ, Chương hai).
a97_thumb13
Thực chất, trừ các bậc Thánh đã toàn thiện, còn chúng ta, sống trong đời này không ai tránh khỏi lầm lỗi, vụng dại. Do đó, điều quan trọng là mỗi người phải tự nhận biết những hành động sai trái của mình đã gây tạo mà sám hối, chừa bỏ. Nguyện giữ tâm hồn cho trong sáng, dù chỉ một vết lỗi nhỏ nhặt cũng đừng để vi phạm thì đó chính là hành động của người có trí tuệ.
“Chớ xem thường lỗi nhỏ Mà cho là không nguy Giọt nước nhỏ li ti Dần dần đầy chum lớn.
Tuy vậy, có không ít người vẫn thiếu ý thức về vấn đề này. Người ta không muốn hối lỗi, cầu tiến mà phó thác cuộc đời của mình cho số phận định đoạt. Khi tạo ra cái nhân xấu ác thì họ không biết nghĩ đến hậu quả phải trả ở ngày mai. Dù biết rằng, việc làm ấy hết sức tai hại nhưng họ vẫn cứ mặc nhiên tạo tác ác nghiệp, đến khi hệ quả khổ đau được hình thành thì người ta lại kêu trời trách đất và đổ lỗi cho số phận, do trời đã định, v.v… quả thật là mâu thuẫn. Mặt khác, có những người sám hối theo kiểu van xin cầu nguyện, họ tìm đến những nơi gọi là “linh thiêng” để cầu khẩn van xin, hoàn toàn nhờ vào tha lực với mục đích mong muốn được chạy tội. Những hành động mê mờ như thế, chỉ tạo thêm cái lỗi lừa dối chính mình, khiến cho lòng tham muốn ngày càng bành trướng thêm hơn.
Thực ra, sám hối không phải là việc làm mang tính chất cầu khẩn van xin, mà phải thực sự thành tâm ăn năn sửa đổi lỗi lầm, biết hỗ thẹn với chính mình, khi lỡ gây tổn hại cho kẻ khác. Cụ thể hơn, chúng ta cần phải siêng năng học hỏi đạo lí, để thấu hiểu lời Phật dạy và thực hành trong mọi lúc mọi nơi. Khi đi đứng, lúc nằm ngồi, ăn cơm rửa bát, lái xe, quét dọn nhà cửa, kinh hành niệm Phật, v.v… chúng ta cần phải thường trực chánh niệm tỉnh giác để nhận biết các ý niệm sinh diệt, đến và đi. Khi tâm hồn tĩnh lặng sáng suốt, ta sẽ phát hiện ra được đâu là ác pháp sinh khởi và đâu là thiện pháp, để từ đó mỗi lời nói và hành động của ta đều phát huy đúng mức với lẽ thật, đem lại lợi ích thiết thực cho tự thân và cho cuộc đời này.
Thiết nghĩ, là một con người thì ai cũng mong muốn được an vui hạnh phúc và ưa thích người khác thương yêu, quý trọng mình. Tuy nhiên, vì hoàn cảnh nghiệp lực đẩy đưa khiến cho ta lâm vào tình trạng bế tắc nghèo khổ, túng thiếu và bất hạnh. Từ đó, ta chán ngán sự đời nên bỏ mặc cho số phận định đoạt và cuối cùng trở thành một con người hư đốn, vô nghĩa. Thực ra, bản chất của cuộc sống vốn dĩ vô thường; thân tâm và hoàn cảnh đều được thay đổi trong từng giây từng phút. Và chúng vận hành theo hai chiều hướng khác nhau, một là theo chiều hướng tiêu cực và thứ hai là tích cực. Nếu ta thường xuyên tiếp xúc với các đối tượng không lành mạnh thì sẽ đi theo chiều hướng tiêu cực và dĩ nhiên là dẫn tới khổ đau, hệ lụy. Ngược lại, theo chiều hướng tích cực là ta biết gần gũi và học hỏi với những người có phẩm chất đạo đức cao đẹp. Và chính vì sự thay đổi tự nhiên đó, cho nên những người nghèo khổ vẫn có thể giàu sang sung sướng, còn kẻ bất nhân, hung tàn cũng có thể trở nên hiền lương đạo đức. Miễn là, ngay trong hiện tại họ biết khắc phục những lỗi lầm và tiếp xúc với các bậc thiện tri thức thì chắc chắn đời sống của họ sẽ được chuyển đổi theo hướng đi sáng đẹp.
Để trở thành một con người lương thiện, sống đời hạnh phúc an vui, chúng ta cần phải thành tâm sám hối về những hành động lầm lỡ của mình bằng những việc làm cụ thể ngay trong đời sống thường nhật. Vận dụng hết khả năng của tự thân để làm lợi ích cho cuộc đời bằng cách bố thí tài vật cho kẻ cơ nhỡ thiếu thốn, cúng dường Tam bảo, hiến tặng niềm vui cho người, v.v… và vấn đề quan trọng hơn hết chính là sống chánh niệm tỉnh giác trong mỗi giây phút. Khi ta thực hành phước huệ song tu một cách trọn vẹn như thế thì nghiệp chướng tiêu trừ, thiện căn tăng trưởng, vượt thoát mọi ràng buộc khổ đau và đạt được niềm an vui giải thoát ngay trong đời sống hiện tại.
Viên Ngộ