Sunday, November 2, 2008

Niệm Phật Đối Trị Vọng Tưởng


Niệm Phật là phải lấy kinh hành niệm Phật làm chính, khi nào quý vị mỏi thì ngồi xuống nghĩ ngơi, giờ giấc ngủ nghĩ, cố gắng giảm thiểu tới mức tối đa. Bởi vì ngủ là hôn trầm, người nào ngủ nhiều, chứng tỏ người đó còn nhiều hôn trầm. Hôn trầm là lạc vào vô minh. Nhiều vọng tưởng là trạo cứ. Không riêng gì trong lúc niệm Phật, nếu làm việc mà hôn trầm hoặc trạo cử đều bị chướng ngại. Trong nhà Phật gọi hai thứ chướng ngại này là hôn trầm, trạo cử.

Trạo cử là tâm xao xuyến, không định, bị nhiều vọng tưởng chi phối.

Hôn trầm là u mê, không sáng suốt, ngủ gục.

Bình thường chúng ta không thấy có vọng niệm, khi ngồi yên xuống, vọng niệm nổi lên rất nhiều. Có người cho là do niệm Phật, thưa quý vị, không phải như thế, không phải do niệm Phật mà sanh nhiều vọng niệm. Thực tế trong lúc bình thường, chúng ta đã có rất nhiều vọng niệm rồi, nhưng chúng ta không để ý đến khi ngồi yên lặng xuống niệm Phật, muốn thu nhiếp tâm lại mới phát giác rõ ràng như thế thôi.

Với hai loại chướng ngại này Phật có chỉ cho chúng ta phương pháp đối trị.

Thứ nhất: Đối trị vọng tưởng.

Nếu vọng tưởng nhiều dùng phương pháp chỉ Tịnh, nghĩa là trụ ở một chỗ hoặc là trụ ở câu danh hiệu Phật hay niệm Phật ở trong tâm cũng được, nếu không niệm thành tiếng có thể lắng nghe người khác niệm, chỉ cần dụng tâm chuyên nhất, vọng niệm tự nhiên tan biến. Tuyệt đối không nên tạo tác thêm vọng niệm, nghĩa là đừng có ý nghĩ miễn cưỡng, dẹp tắt vọng tưởng, nếu không sẽ vọng tưởng tăng thêm vọng tưởng. Do đó vọng tưởng nhiều bao nhiêu cũng mặc kệ, đừng để ý để làm gì, hãy dồn hết tinh thần, ý chí tập trung vào câu danh hiệu Phật hoặc tâm trung vào quán tưởng. Quán tưởng điều gì đây? Tưởng hình Phật, đến tưởng hảo của Phật. Tóm lại, cần phải tập trung tinh thần, ý chí mới có thể tiêu trừ được vọng tưởng. Hầu hết tất cả những nguyên tắc dụng công đều nhằm mục đích tiêu trừ vọng tưởng, hôn trầm, tạp niệm để hồi phục lại bản tánh giác ngộ của mình. Nói chung trong nhà Phật, bất luận sử dụng công nào đều hy vọng đạt được ba mục đích này.

Thứ hai: Phương pháp đối trị hôn trầm.

Nếu trong lúc ngồi niệm Phật bị hôn trầm, tốt hơn hết hãy đứng lên lạy Phật. Lạy Phật và kinh hành niệm Phật đối trị hôn trầm rất có hiệu quả.

Lạy Phật làm cho tinh thần tỉnh thức, trong lúc lạy Phật, điểm đặc biệt cần lưu ý là lạy Phật để sám hối. Bởi vì nghiệp chướng, tập khí của chúng ta rất là nặng nề, cho nên trong niệm Phật đường nhất là người sơ học, nếu mỗi ngày đạt tiêu chuẩn trên 300 lạy là rất tốt, rất có lợi.

Chúng ta thường nghe trong Đại Thừa Kinh Điển nói rằng: Tu hành trong thời mạt pháp, niệm Phật là pháp môn thù thắng nhất. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bày nói tám vạn bốn ngàn pháp môn, đó không phải là bản ý của Ngài, chỉ vì ứng cơ thuyết pháp để dẫn độ chúng sanh mà thôi.

Vãng Sanh Tây Phương

Trong " Vãng sanh truyện" chúng ta thấy có rất nhiều người do công phu niệm Phật được vãng sanh rất tự tại, biết trước giờ giấc ra đi, không một chút bệnh hoạn, gương mặt lại tươi đẹp hơn lúc bình thường.

Nhiều người không hiểu lại cho rằng:" Niệm Phật mới ba năm đã vãng sanh", là phải chết, ây da! Tôi sợ lắm, thôi thôi, đừng bảo tôi niệm Phật nữa.

Những người có ý nghĩ như vậy, vì họ không hiểu được ý nghĩa, giá trị cao đẹp của sự vãng sanh, nên mới bị những suy nghĩ tham sống sợ chết, luyến tiếc trần cảnh để phải chịu trôi lăn mãi trong luc đạo luân hồi.

Pháp môn niệm Phật không có sinh tử, vãng sanh không phải là chết, vãng sanh là sống mà ra đi. Còn chết là không thể vãng sanh. Cho nên pháp môn này còn gọi là pháp môn không sanh, không diệt. Vì trong lúc vãng sanh quý vị rất tỉnh táo và thấy Phật tới rước rồi theo Phật ra đi. Lúc đó cái xác tạm bợ của thế gian này không còn dùng nữa. Sau khi lên đến cõi Tây Phương Cực Lạc quý vị sẽ được một thân tướng trang nghiêm đep đẽ y như đức Phật A Di Đà. Như vậy tuyệt đối không phải chết.

Cho nên tôi thường nói với quý vị rằng: Pháp môn này là pháp môn không già, không bệnh, không chết. Quý vị hãy yên tâm, dừng bước, lắng lòng nhất hướng mà chuyên niệm. Tôi nói đây là sự thật, chẳng phải dối gạt quý vị để làm gì, chỉ cần quý vị chuyên tâm niệm Phật, tới lúc tâm được thanh tịnh thì tất cả chuyện khổ đều không còn nữa, gương mặt lúc nào cũng tự tại vui cười, vì vui tươi nên không già. Người xưa có câu " ưu tư khiến cho người mau già" lo buồn khiến quý vị rất dễ lão hóa.

Hiện giờ chúng ta còn đang mang cái nghiệp báo thân này, sống chết không một chút tự do. Những lúc khổ quá, thọ mạng chưa hết, muốn chết mà vẫn phải sống, đến khi có phước báu nhiều rồi, muốn sống thêm vài năm để hưởng thụ nhưng thọ mạng đã dứt, chừng đó muốn sống vẫn phải chết.

Do đó, khi quý vị phát tâm niệm Phật hoặc vào niệm Phật đường niệm Phật, thân tâm, thế giới, vạn duyên bên ngoài, tất cả đều buông xuống hết, chỉ còn câu hồng danh A Di Đà Phật với niềm vui đạo hạnh tràn ngập trong lòng, đó gọi là pháp hỷ sung mãn. Sự chuyên cần tu tập đến lúc công phu thành khối, quý vị sẽ không còn ràng buộc bởi cái khổ của bệnh già và chết, chừng đó sanh tử tự tại, muốn ra đi lúc nào tùy ý, muốn ở lại thế gian sống thêm vài ba năm cũng được. Lúc này cái sống của quý vị hoàn toàn mang ý nghĩa cao đẹp và tự biết mình sẽ phải làm những điều gì.

Người đạt mức sanh tử tự tại là người hội đủ phước báu lên thế giới Tây Phương Cực Lạc để hưởng thụ. Họ không ra đi mà tình nguyện ở lại vì xét thấy còn rất nhiều người có duyên với mình, mình phải giúp đỡ họ, phải độ cho họ, hi vọng có thể dẫn dắt thêm nhiều người cùng nhau về Tây Phương.

Lý do sống chính đáng như thế tuyệt đối không phải vì tham sống sợ chết hay để hưởng thụ ở thế gian này. Thực ra sự hưởng thụ trên thế gian này. Thực ra sự hưởng thụ trên thế gian làm sao sánh bằng Thế giới Cực Lạc ở Tây Phương! Cái nhà mà chúng ta cho là đẹp và sang trọng nhất, đối với người cõi Tây phương Cực Lạc họ không màng đến, bởi vì nhà cửa của họ ờ là thất bảo cung điện, sàn nhà toàn bằng lưu ly ( cẩm thạch), đường đi trải bằng vàng, thức ăn chỉ cần nghĩ đến liền hiện ra, đồ vật mọi thứ đều do tâm nghĩ tưởng mà hiện hình.

Do tập khí ở thế gian nên có lúc khởi niệm ăn uống đến khi gián ngộ lại thức ăn liền biến mất. Cho nên nhà ở cõi Tây Phương Cực Lạc trống không, sạch sẽ vô cùng. Và, không cần có nhà bếp. Quý vị thấy cuộc sống như vậy có sung sướng không? Còn chúng ta đây, đồ đạc chất chứa đầy nhà, muốn dọn dẹp cho gọn gàng sạch sẽ cũng phải mất nhiều thời giờ và phiền phức vô cùng. Cho nên người niệm Phật đến khi công phu thành tựu rồi, nếu xét thấy mình không đủ duyên hóa độ chúng sanh ở thế gian này họ đều mong sớm được lên Tây Phương Cực Lạc để hưởng phước.

Sau khi lên đến thế giới Cực Lạc rồi, mỗi ngày được thấy Phật, được cúng dường mười vạn ức Phật. Trong Kinh Di Đà Phật mười vạn ức Phật, thực tế quý vị có thể cúng dường vô lượng hằng hà sa số Phật. Sở dĩ ngài nói ít hơn như vậy vì Phật rất từ bi, ngài biết sự tỉnh thức của chúng sanh còn rất hạn chế, lên đến đó rồi mà đôi lúc còn khởi tâm nghĩ nhớ về ngôi nhà cũ và những người thân còn ở thế gian. Do đó ngài, mới phương tiện, mà nói cúng dường con số ít hơn thực tế như vậy và bảo chúng ta còn thể trở lại thăm thế gian bất cứ lúc nào đều có thể được.

Thế giới Tây Phương Cực Lạc trang nghiêm đẹp đẽ như thế. Đi đến đâu cũng có những thành tựu tốt đẹp như thế. Vì sao chúng ta không tranh thủ đi sớm?

Một pháp môn có thể thành tựu dễ dàng như vậy. Đối với các vị Bồ tát thành tựu ở những pháp môn khác, nếu không nhập vào cảnh giới này, đều cho là một pháp môn khó tin, khó hiểu.

Cũng giống như chúng ta nói với mọi người rằng niệm Phật dường là nơi rất tốt, rất thù thắng để tu tập. Họ nghe qua dễ gì tin ngay. Nhưng sau vài ngày đến đây niệm Phật rồi họ mới chịu tin. Một việc nhỏ ở thế gian này mà người đời còn không hiểu không tin được, nói gì đến cảnh giới thù thắng, viên mãn ở thế giới Tây Phương Cực Lạc.

Từ chuyện nhỏ suy rộng đến chuyện lớn. Chúng ta có thể nhận thức được phần nào để tăng trưởng thêm niềm tin và thiện căn của mình hầu đem hết tâm nguyện của mình ra niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ. Chắc chắn sẽ được thành tựu.

Niệm Phật Giải Trừ Nghiệp Chướng


Pháp môn Tịnh độ, một pháp môn hiện bày bốn chữ " Tiện lợi- dễ dàng" một cách rõ rệt. Nếu quý vị không hiểu được những lý luận trong kinh cũng không thành vấn đề, cũng vẫn có thể thành tựu.

Nếu bảo không cần hiểu nghĩa lý trong kinh chỉ một lòng thành tâm niệm Phật mà có thể thành tựu, vậy thì tôi vẫn phải giảng kinh thuyết pháp nữa để làm gì? Sở dĩ tôi vẫn phải mỗi ngày thuyết giảng không ngừng, đem những lời hay ý đẹp của đức Thế Tôn ra nói là mong quý vị hiểu, mong quý vị giác ngộ. Bởi quý vị đây không đủ phước báu suốt ngày vọng tưởng, suy nghĩ lung tung. Vậy thì ai là người có đủ phước báu? Là những người thật thà, chất phác, suốt ngày chỉ ôm giữ một câu A Di Đà Phật, việc gì cũng không nghĩ tưởng. Do đó, công phu niệm Phật của quý vị khi đã đến mức không còn mảy may vọng niệm, chỉ còn một câu A Di Đà Phật, thì lúc đó Tam tạng mười hai bộ Kinh điển, mà Thế Tôn suốt 49 năm thuyết pháp đều là dư thừa. Quý vị cũng không cần đến nghe tôi giảng giải nữa.

Cho nên Phật độ chúng sanh, có hai hạng người dễ độ nhất.

Một là những người thượng căn lợi trí, vừa nghe qua liền thông đạt, liễu ngộ, dứt sạch vọng niệm.

Hai là những người thật thà ngu dốt, họ không cần tìm hiểu nhiều, bảo họ niệm Phật là họ cứ ngoan ngoãn, thật tình chấp trì, không nghỉ tưởng điều gì ngoài niệm Phật. Thứ ba là những người lưng chừng thích " khiên vác" ôm đồm, tìm hiểu suy nghĩ lung tung. Quý vị biết không, chúng ta thuộc loại người thứ ba này đó, loại người nhiều rắc rối. Cho nên đức Thế Tôn suốt 49 năm khó nhọc, mỗi ngày không ngừng nói pháp cũng vì những người nhiều rắc rối như chúng ta. Ngài phải đem pháp ly ác giảng nói tỉ mỉ ra cho chúng ta.

Mong rằng sau khi quý vị đã hiểu rõ rồi thì phải biết buông xả, không có vọng niệm là người có đại phước báu, tuyệt đối không phải có nhiều tiền tài, có địa vị cao, người có địa vị, tiền tài tuy được hưởng thụ đời sống vật chất, hưởng độ vài ba năm, sau khi chết rồi sẽ ra sao? Tam đồ, lục đạo phải chịu luân hồi, như thế có phải là phước đâu? Nếu tâm không chút vọng tưởng, suốt ngày chỉ câu A Di Đà Phật, người này chỉ vài năm sau là đã thành Phật được rồi. Hiểu được như thế, quý vị mới biết công đức niệm Phật thật vô cùng thù thắng, không gì sánh bằng. Đức Thế Tôn sở dĩ phải bày ra phương tiện nói ba thừa, chỉ vì muốn dẫn độ chúng sanh mà thôi. Mục đích duy nhất của Ngài là mong chúng ta một đời có thể thành Phật.

Có người hoài nghi rằng:" tôi rất ngu si, chậm hiểu, nghiệp chướng lại sâu dày, có thể thành Phật được không?" Trong Kinh điển Phật thường nói:" chỉ cần một câu danh hiệu Phật, có thể tiêu trừ 80 ức kiếp sanh tử tội nặng" quý vị thử nghĩ xem, suốt ngày một đêm ở Niệm Phật đường, quý vị đã niệm được rất nhiều tiếng. Vậy thì tính xem, tội chướng của quý vị đã tiêu trừ bao nhiêu rồi. Điều này chắc thật không sai, vì lời Phật nói không hề hư dối, chắn chắn có hiệu quả tốt, không thể nghĩ bàn.

Thế nhưng, vì sao nhiều người niệm Phật suốt ngày đêm mà nghiệp chướng vẫn còn đầy? Bởi vì nghiệp chướng của người này quá nhiều. Do đó công đức niệm Phật của một ngày đêm dù là giúp họ tiêu trừ đi rất nhiều mà vẫn chưa dứt sạch. Cho nên cần phải mỗi ngày đến niệm Phật, mỗi ngày giảm bớt thêm nghiệp chướng.

Phật dạy chúng ta rằng: năng lực quan trọng nhất để giải trừ nghiệp chướng trong lúc niệm Phật là không hoài nghi, không xen tạp, không gián đoạn. Với ba yếu tố này năng lực của không xen tạp mạnh nhất, nếu quý vị giữ được liên tục không gián đoạn trong ba năm, cho dù nghiệp chướng sâu dày bao nhiêu của vô lượng kiếp đều có thể giải trừ hết. Làm sao để biết được không còn nghiệp chướng? Hãy nhìn lúc quý vị vãng sanh, có thể ra đi bằng cách ngồi hoặc đứng rất tự tại. Sau khi sanh về cõi Tây Phương Cực Lạc, không phải trụ ở cảnh giới phàm thánh đồng cư, cũng không phải trụ ở Tứ độ Vãng sanh mà dự vào hàng Thượng Phẩm vãng sanh.

Câu danh hiệu Phật giải trừ nghiệp chướng thật là bất khả tư nghì. Cho nên Ngài Từ Vân Quán Đảnh Pháp Sư trong lời chú giải của bộ Kinh Vô Lượng Thọ nói:" Chúng sanh nào từ vô lượng kiếp tạo tội, tạo nghiệp cực ác, cực sâu dày. Bao nhiêu Kinh luận, tất cả các sám pháp đều không thể sám trừ được". Cuối cùng vẫn còn một phương pháp có thể cứu vãn, đó là phương pháp niệm Phật. Cho thấy công đức niệm Phật thật là to lớn, thù thắng vô cùng.

Thân người khó được,Phật Pháp khó nghe-04

Chả đậu nành chay


Công thức:
-1 chén đầy xác đậu nành
-1 muỗng cafe ca` ri
-4 muỗng canh bột năng
-1 muỗng canh bột nêm chay.
-1 muỗng cafe đường
-1/2 muỗng cafe muối
-1 muỗng canh xả bầm
Trộn đều và vắt miếng bỏ vào lò nướng.

Công thức này đơn giản nhưng ăn rất béo và ngon.