Friday, January 2, 2009

Tự đại và lỗi lầm(2-11)

Tự đại và lỗi lầm(1-11)

Thursday, January 1, 2009

Điều bất ngờ về trái bơ

Trái bơ không chỉ thích hợp cho việc chăm sóc da hay làm đẹp, mà còn là một loại hoa quả rất ngon và bổ dưỡng. Trái bơ đặc biệt tốt cho người béo phì và đang trong giai đoạn ăn kiêng, bởi lẽ nó không những giúp cho họ thoả mãn về vị giác, lại có thể giúp đạt được mục đích giảm cân.
Image
Chứa chất béo có lợi
Một nghiên cứu về tác dụng của trái bơ do các chuyên gia Mexico thực hiện cho thấy trái bơ có chứa rất nhiều dưỡng chất, rất có lợi cho sức khoẻ con người. Đặc biệt là đối với người béo phì hay người đang trong giai đoạn ăn kiêng.

45 tình nguyện viên đã ăn trái bơ liên tục trong vòng 1 tuần và các kết quả xét nghiệm sau đó cho thấy hàm lượng cholesterol độc hại trong máu của họ đã giảm đi rõ rệt, trung bình khoảng 17%.

Đó là do trong trái bơ có chứa rất nhiều chất beta - sitosterol, điều này đồng nghĩa với hàm lượng lipoprotein và triglycerides (thành phần chất béo gây hại) giảm xuống, và họ hầu như không còn bị đe doạ bởi nguy cơ mắc các bệnh đột quỵ hay tim mạch.
Không nên quá “lạm dụng”
Trái bơ chứa rất nhiều dưỡng chất, rất tốt cho quá trình ăn kiêng. Trong quá trình ăn kiêng, các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyên bạn nên hạn chế tới mức thấp nhất “nạp” vào cơ thể các chất béo từ bơ, phomat, hay sữa. Thế nhưng việc làm đó thật chẳng dễ dàng chút nào vì bạn đã quen với việc ăn chúng hàng ngày, hơn nữa đối với một số người đó còn là món khoái khẩu. Bạn đừng quá lo lắng về điều này, vì bạn hoàn toàn có thể thay thế tất cả chúng bằng trái bơ, vừa có tác dụng kích thích vị giác nhất là các chất béo trong trái bơ lại không gây béo phì.

Tuy vậy, bạn cũng không nên quá” lạm dụng” trái bơ, bạn nên ăn nó một cách điều độ, nếu ăn quá nhiều chẳng những trái bơ không thể phát huy hết công dụng mà còn có thể gây cho bạn những rắc rối. Trong một ngày bạn chỉ nên dùng khoảng 2 thìa cà phê tương đương với 1/6 quả bơ thế là đủ bởi lẽ với mỗi thìa cà phê trái bơ, cơ thể bạn đã được cung cấp 5g chất béo và 55 đơn vị calo.

Không nên thái rau trước khi rửa

Sau khi thái nhỏ rau mùng tơi, bà Lân (Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội) thường rửa lại lần nữa "cho đỡ nhớt", mặc dù cô con gái phản đối vì cho rằng sẽ làm mất vitamin.
Image
Vitamin C dễ mất đi khi rửa rau. Ảnh: Corbis.
Ngoài ra, mỗi lần nấu canh rau ngót, bà Lân thường tuốt rau, vò nát rồi mới rửa kỹ, nước ra xanh lè. Bà cho rằng rau ngót phải vò như vậy thì nấu mới nhừ và ra chất bổ, và khâu rửa rau được để lại sau cùng vì như thế mới đảm bảo sạch sẽ.

Khi nấu rau bí, bà cũng vò thật kỹ các lá nhằm làm mất các lông tơ. Các lá rau khi lên đĩa không còn hình dạng, trở nên nát vụn và mất hương vị. Những lá không non lắm thì xơ hết ra do bà vò xong mới rửa kỹ.

Theo tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng, tập quán chế biến rau như trên không chỉ làm món ăn giảm ngon, mà còn làm mất đi rất nhiều vi chất dinh dưỡng trong rau, đặc biệt là các vitamin.

Rau là thực phẩm chủ yếu cung cấp vitamin C cho cơ thể, trong khi chất này lại rất dễ bị hao hụt qua quá trình bảo quản, xử lý và đun nấu. Rau mua về nếu để thêm một ngày đã mất đi 26% lượng vitamin C. Việc thái nhỏ, vò nát hay ngâm rau trong nước lạnh (nhất là ở trạng thái vụn) càng làm mất nhiều chất này.

Tiến sĩ Lâm khuyên các bà nội trợ nên rửa sạch rau trước khi cắt, thái hay làm các động tác sơ chế khác. Với các loại rau cần vò, chỉ nên làm nhẹ tay.

Ngoài ra, để giữ được lượng vi chất, nhất là vitamin C trong rau, bạn nên mua rau thật tươi về ăn trong ngày, không nên mua một lần cho mấy hôm liền. Khi luộc, nên hạn chế mở vung vì đó cũng là "cửa" thất thoát vitamin C.

Thời gian đun nấu chỉ nên vừa đủ, vì nếu kéo dài cũng làm mất vi chất. Khi chế biến xong nên ăn ngay để hạn chế sự hao hụt các chất bổ, tránh để quá lâu.