Tuesday, March 10, 2009

Cá Chay (Vegetarian Fish)

Ingredients:
-Roasted seaweed sheets (the kind used to make sushi)
-300g bread crumbs
-50g dried bean curd sheets
-100g gluten flour
-salt taste
-water or vegetable broth

What to Do:
Soak bean curd sheets in hot water for a few mins or until soft and pliable, shred into small pieces. Mix together bread crumbs, bean curd, and gluten flour. Add vegetable broth slowly to form a dough. Line a flat surface with a piece for plastic wrap top with a layer of seaweed. Add dough and tightly wrap into the shape of a log. Steam for 30-40 mins. Cool and use to cook various dishes.

***Because my vegetarian dishes are prepared with “Buddhist Laws” in mind; besides not using meats and animal products, I do not use garlic, onions, leeks, chives, or any type of alcohol. However, if your main goal in being vegan cooking is to just avoid meats, feel free to add the any of the mentioned above to spice up you dishes.***

Tôm Chay (Vegetarian Prawns)

Ingredients:
-100g potato
-50g potato starch
-75g gluten flour
-water or vegetable broth
-orange food coloring
-salt, sugar to taste

What to Do:
Steam and mash potatoes. Mix together potato starch, mashed potatoes, and flour. Add water to form a smooth dough. Knead dough for at least 15 mins. Shape into prawns and brush with orange food coloring. Steam for 15 mins. Use prawns to cook various vegetarian dishes.

***Because my vegetarian dishes are prepared with “Buddhist Laws” in mind; besides not using meats and animal products, I do not use garlic, onions, leeks, chives, or any type of alcohol. However, if your main goal in being vegan cooking is to just avoid meats, feel free to add the any of the mentioned above to spice up you dishes.***

http://pwmf.blogspot.com/2006/01/tm-chay-vegetarian-prawns.html

Monday, March 9, 2009

Sự Tích Ðức Phật Di Lặc

THÂN THẾ VÀ Ý NGHĨA TÊN NGÀI

Ngài người dòng Bà-la-môn ở Nam-Thiên-Trúc; thân sinh tên là Ba-bà-Lợi, họ A-Dật-Ða, tên là Di-Lặc. A-Dật-Ða nghĩa là Vô năng thắng, hạnh tu và lòng Từ Bi của Ngài không ai sánh kịp, Di-Lặc dịch là Từ thị, nghĩa là có lòng Từ rộng lớn. Sở dĩ gọi là Từ thị là vì khi mẹ Ngài chưa thọ thai thì từ tâm rất kém, khi thọ thai Ngài thì phát tâm từ bi. Lại trong một kiếp trước, Ngài làm vị tiên tên là Nhất Thế Trí Quang, nhờ Ðức Phật dạy pháp tu Từ tâm tam muội, Ngài tu pháp ấy đến khi thành Phật, nên gọi Ngài là Từ thị.


II. TIỀN THÂN CỦA NGÀI

Trong một tiền kiếp đời Ðức Phật Ðại Thông Trí Thắng, Ngài cùng Ðức Phật Thích Ca đồng thời phát Bồ Ðề Tâm tu các pháp lành. Ðến đời Ðức Phật Nhựt Nguyệt Ðăng. Ngài cũng xuất gia tu hành, nhưng Ngài có lòng từ bi, lại thiếu hạnh tinh tấn, nên khi Ðức Phật Thích Ca thành Phật, Ngài mới lên vị Bồ Tát bổ xứ, nghĩa là sẽ thành Phật trong một đời sau. Ngài được Ðức Phật Thích Ca thọ ký sẽ thành Phật Di Lặc sau này tại hội Long Hoa.

III. HạNH TU, HạNH NGUYệN CỦA NGÀI
  1. Hạnh tu - Ngài nhờ Ðức Phật Nhật Nguyệt Ðăng dạy tu pháp tu Duy Thức mà ngộ nhập được viên thông. Chúng sanh đều chấp trước các pháp, các danh tướng của thế gian là thực có (kiến kế), nên bị danh tướng ràng buộc. Sự thật các pháp đều y nơi nhơn duyên giả hợp mà in tuồng có sanh, có diệt (y tha). Chung quy các pháp không ra ngoài một chơn tánh viên mãn thành tự (viên thành thật).
  2. Hạnh nguyện - Hiện nay Ngài ở trên cõi Ðâu Suất nội viện, độ thoát cho vô số chúng sanh. Ngài thường ngồi trên pháp tọa sư tử, thân thể trang nghiêm, trí hạnh đầy đủ. Do lòng từ bi và hạnh nguyện rộng lớn của Ngài, nên những ai sanh lên cõi Ðâu Suất nội viện thì không còn thối đọa; vì tất cả những hiện tượng trên thế giới ấy đều là tiếng thuyết pháp khuyến tu, nhứt là được sự hộ trợ của Ngài. Ðến khi nhơn loại sống lâu trên tám vạn tuổi, Ngài mới hiện sanh và thành Phật dưới cây Long Hoa.
IV. MỘT HÓA THÂN CỦA NGÀI

Một thời kia, sau khi Ðúc Phật Thích Ca nhập diệt, Ngài hiện thân làm một vị Hòa thượng tại đất Minh Châu huyện Phụng Hóa tên là Khê Thử. Mình Ngài rất to lớn, tánh tình hoan hỷ nói năng khác thường, ngủ nghỉ không chọn sang hèn. Ngài thường quảy đãy vải đi khất thực, đem về nuôi trẻ con, và thường làm những việc rất ly kỳ, mắt phàm không thể hiểu được. Người đời thường gọi là Bố Ðại Hòa Thượng (Vị Hòa Thượng mang đãy vải). Trước khi thị tịch, Ngài có di chúc bài kệ:

"Di Lặc thiệt là ta.
Phân thân như bằng sa
Thường hiện làm thường dân,
Mắt phàm không thấy ta."

Hiện nay, người ta thờ Ngài tại Chùa Nhạc Lâm ở Trung Hoa.

V. BIỂU TƯỚNG VÀ LÒNG QUI NGƯỠNG CỦA PHẬT TỬ

Hiện nay các chùa thờ tượng: Ðức Phật Thích Ca là Ðức Phật hiện tại, ngồi ở giữa; A-Di-Ðà là Ðức Phật quá khứ ngồi bên tả Ðức Thích Ca, Ðức Di Lặc là Ðức Phật vị lai, ngồi bên hữu Ðức Thích Ca. Tượng Ngài Di Lặc cũng giống như các Ðức Phật khác. Có chỗ tạc hình Ngài thân thể to lớn, mặt mày vui vẻ hoan hỉ vô cùng, để thị hiện từ tâm hoan hỷ của Ngài. Lại có sáu đứa con nít leo trên mình chọc Ngài. Ngài vẫn hoan hỷ tự tại, vui vẻ như thường. Sáu đứa con nít là biểu hiệu cho sáu thức luôn luôn quấy rầy phá rối Ngài. Nhưng Ngài đã tu phép quán Duy thức, cho nên dầu bị quấy rầy Ngài cũng như không, tự tại vui vẻ như thường. Tượng này là phỏng theo sự tích Ngài Bố Ðại Hòa Thượng.

Ðức Phật Di Lặc là vị Bồ Tát bổ xứ, sẽ thành Phật trong một kiếp sau. Ngài tượng trưng cho lòng từ, hoan hỷ, cho vui, nên Phật tử luôn luôn tôn thờ.

Niệm hiệu Ngài tức là:

  • Niệm hạnh hoan hỷ, luôn luôn vui vẻ tự tại không bị hoàn cảnh xung quanh chi phối.
  • Cầu mong Ngài trở về hóa độ và hộ trì cho lòng thành kính của mình.
  • Kết duyên với Ngài mong sau này dự vào hội Long Hoa được Ngài giáo hóa.
(Phật Pháp Ngành Thiếu; Thích Minh Châu, Thích Ðức Tâm, Thích Thiện Ân, Thích Chân Trí)

Long Thọ Bồ Tát Khai Thị Niệm Phật

HT Thích Thiền Tâm

Long Thọ Đại Sĩ, tiếng Phạn gọi là Nagarjuna, người dòng Phạm chí, ứng thế ở xứ Nam Thiên Trúc, sau Phật diệt độ bảy trăm năm. Tương truyền ngài sanh dưới cây A Châu Đà Na, cây này có năm trăm vị Long thần ở, lại nhờ Long Vương Bồ Tát mà thành đạo, nên lấy hiệu là Long Thọ.



Trong quyển Tam Bảo Cảm Ứng Lục có trích dẫn: "Theo kinh Kim Cang Chánh Trí, thì thời qúa khứ, ngài Mã Minh đã thành Phật, hiệu là Đại Quang Minh Như Lai. Ngài Long Thọ hiệu là Diệu Vân Tướng Như Lai. Lại theo kinh Đại Trang Nghiêm Tam Muội, ngài Mã Minh là vị cổ Phật hiệu Nhật Nguyệt Tinh Minh. Ngài Long Thọ là Diệu Vân Tự Tại Vương Phật". Truyện Phú Pháp Tạng cũng nói về ngài như sau: "Bản vị nguyên là Phật Diệu Vân, Ứng tích ở ngôi Hoan Hỷ Địa". Truyền ký về ngài có nhiều điểm thần kỳ, như việc mở thiết tháp ở Nam Thiên Trúc học về Mật giáo; được Đại Long Bồ Tát đem vào hải cung đọc kinh Hoa Nghiêm và các kinh điển Đại Thừa. Vì thế, ngài một thân mà kiêm làm Tổ sư của tám tông phái Phật Giáo.

Sau khi đắc pháp với Tôn Giả Ca Tỳ Ma La, làm vị Tổ thứ bốn bên Thiền tông. Long Thọ Đại Sĩ đi hoằng hóa các nơi mà có trứ thuật nhiều bộ luận. Trong luận Tỳ Bà Sa của ngài viết có đoạn khen ngợi về Tịnh Độ như sau:

Nếu người muốn thành Phật
Xưng niệm A Di Đà
Ứng thời vì hiện thân
Nên nay con quy mạng.

Do sức nguyện Phật kia
Mười phương chư Bồ Tát
Đến nghe pháp cúng dường
Nên con cúi đầu lễ.

Các Bồ Tát cõi ấy
Đầy đủ những tướng hảo.
Thân đẹp tự trang nghiêm
Nên con lạy quy y.

Chư Bồ Tát Cực lạc
Mỗi ngày trong ba thời
Cúng dường Phật mười phương
Nên con cúi đầy lạy.

Nếu người trồng căn lành
Nghi thì hoa không nở
Kẻ lòng tin thanh tịnh
Hoa nở được thấy Phật.

Hiện tại Phật mười phương
Dùng các thứ nhân duyên
Khen công đức Di Đà
Nên con quy mạng lễ.

Cõi Cực Lạc nghiêm đẹp
Mầu nhiệm hơn thiên cung
Công đức rất sâu dầy
Nên con lễ chân Phật.

Ngài lại tạo bộ luận Đại Trí Độ, trong đoạn khai thị về pháp môn Tịnh độ có dạy:" Niệm Phật tam muội có thể trừ các thứ phiền não và những tội đời trước. Các pháp tam muội khác, có môn trừ được nghiệp dâm, không thể trừ được nghiệp sân, có môn trừ được nghiệp sân, không thể trừ nghiệp dâm. Có môn trừ được ba độc, tham, sân, si, không thể trừ các tội đời trước. Môn Niệm Phật tam muội có thể trừ các thứ phiền não và các thứ tội chướng. Lại nữa, Niệm Phật tam muội có phước đức lớn, hay độ chúng sanh. Chư Bồ Tát muốn mau diệt tội chướng, được nhiều phước đức, sớm độ chúng sanh, không chi hơn tu môn Niệm Phật tam muội.

Hỏi: Bồ tát phải thường ở cõi trần lao để giáo hóa chúng sanh, sao lại nguyện sanh về Tịnh Độ?

Đáp: Nếu chưa vào Vô sanh nhẫn của Bồ Tát vị, chưa được thọ ký, chưa đến ngôi Bất Thối chuyển, mà xa lìa chư Phật, tất sẽ chìm trong biển phiền não, hư mất hết các căn lành! Như thế, đã không thể độ mình, làm sao độ chúng sanh được? Ví như, kẻ dùng chiếc thuyền không bền chắc để đưa người, khi gặp sóng to gió lớn, tất thuyền sẽ bị hư rã, mình và người đều chết đắm. Lại như người đem ấm nước sôi đổ vào ao băng tuyết, muốn cho ao băng tuyết tiêu tan, ban sơ chỉ tan được chút ít , kết cuộc chính nước sôi ấy sẽ trở thành băng tuyết. Bồ tát chưa vào Vô sanh pháp vị mà xa lìa chư Phật cũng lại như thế! Nếu Bồ Tát chưa đủ nhẫn lực, chưa đủ phương tiện, muốn dùng chút ít công đức để ra hóa độ chúng sanh, sự lợi ích tuy có đôi phần, nhưng trái lại chính mình sẽ bị đọa lạc.

Lại nữa, nếu bồ Tát mắt thường thấy sắc tướng của Phật, tại thường nghe âm thanh Phật nói, thì tâm sẽ được thanh tịnh, được pháp lạc, được trí huệ lớn, kế đó y theo lời dạy tu hành, tất sẽ mau giải thoát. Gặp Phật được vô lượng sự lợi ích như thế, tại sao không nhất tâm cầu về cõi Phật? Như trẻ thơ không nên rời mẹ, người đi xa không rời lương thực, lúc nóng bức không rời gió nước trong mát, tiết nghiêm hàn không rời sưởi ấm, sang sông không rời thuyền câu, đau bệnh không rời thuốc hay; Bồ Tát không rời chư Phật còn qúa hơn các việc như trên. Tại sao thế? Bởi dù là cha mẹ, hàng thân thuộc, bậc thiện tri thức, ngôi vua chúa, hay các đấng thiên vương cũng không thể làm lợi ích cho chúng sanh bằng Phật. Chư Phật có đủ năng lực đưa loài hữu tình lìa các cảnh khổ, lần lần tiến lên ngôi vị Thế Tôn....

Hỏi: Làm thế nào để thường được gần gũi chư Phật?

Đáp: Chúng sanh luân hồi từ vô thỉ kiếp, tạo vô lượng tội chướng nhân duyên. Cho nên, dù có tu phước đức, trí tuệ vẫn kém ít, dù có tu trí huệ, phước đức cũng không được bao nhiêu. Bồ tát khi cầu Phật đạo, cần phải thực hành sanh nhẫn và pháp nhẫn. Do thực hành sanh nhẫn, đối với tất cả chúng sanh phát tâm từ bi hỷ xả, nên diệt được tội chướng trong vô lượng kiếp, sanh vô lượng phước đức căn lành. Do thực hành pháp nhẫn, nên phá hết các vô minh về pháp chấp, sanh vô lượng trí tuệ. Nếu hai hạnh ấy được hòa hiệp, thì đời đời không xa rời chư Phật.

Lại một hạnh: Ví như chúng sanh tâm dục nặng; thì đọa làm thân dâm điểu; tâm sân nặng thì thọ sanh trong loài độc trùng. Nếu kẻ nào thường niệm Phật, ưa thích cõi Phật, không tham phước báu cõi nhân thiên, tất sẽ tùy tâm mến trọng của mình, quyết được sanh về Tịnh độ, thường gần gũi chư Phật...."

Về sau, ngài Long Thọ phú pháp cho Tôn Giả Ca Na Đề Bà, rồi nhập định như con ve bỏ xác mà hóa.

Trong kinh Lăng Già, về ngài Long Thọ, đức Phật đã có lời huyền ký với Đại Huệ Bồ Tát rằng:

Đại Huệ ông nên biết
Chứng sơ Hoan hỷ địa
Đời vị lai sẽ có
Sau khi ta nhập niết bàn
Tôn hiệu là Long Thọ
Tỳ kheo danh đức lớn
Duy trì pháp của ta
— nước Nam Thiên Trúc
Trong thế gian hiển ngã
Phá các tông Hữu, Vô.

Như thế, ngài Long Thọ ứng tích là bậc Sơ Địa Bồ Tát Bi Trí rộng sâu, một thân làm Tổ Sư của tám tông, mà vẫn phát nguyện cầu sanh Tịnh Độ.