Thursday, November 19, 2009

Thầy lang chữa khỏi bệnh xơ gan cổ trướng ( xã Minh Sơn - huyện Đô Lương - tỉnh Nghệ An ) Read more: http://songvuisongkhoe.blogspot.com/2007/10/thy-


Với cái tâm của người thầy thuốc, ông Nguyễn Trọng Phùng, tại xóm Trung Minh - xã Minh Sơn - huyện Đô Lương - tỉnh Nghệ An đã cứu sống nhiều bệnh nhân xơ gan cổ trướng.

Ông Phùng sinh ra trong một gia đình có nghề bốc thuốc chữa bệnh gia truyền. Thuốc chữa bệnh là thuốc nam phối hợp với thuốc bắc. Cho đến nay, thực tế không đếm xuể con số người bị bệnh gan - mật tìm đến nhà ông...

Một ngày nắng tháng 6 miền Trung như đổ lửa, tôi tìm đường về ngôi làng nhỏ Trung Minh - Minh Sơn - Đô Lương - Nghệ An theo lời đồn về một “ông lang” có tài chữa bệnh gan.

Con đường ngoằn ngoèo sau luỹ tre làng miên miết chân đồi dẫn tới một xóm nhỏ với những ngôi nhà ngói cũ. Không cần hỏi, tôi cũng biết mình đã tìm đến đúng địa chỉ. Bởi cạnh nhà ông Phùng người và xe đông đúc.

Thật lạ, nhà ông Phùng chữa bệnh lại không có biển báo, chỉ những nhà hàng xóm trông xe, cho khách ở trọ thì bày biển “Trông xe vào nhà ông Phùng”.

Khách đông, phải chờ đến trưa tôi mới gặp được ông Phùng. Tôi vào ngồi cùng những bệnh nhân chờ lấy thuốc. Có khoảng 40 người đang ngồi chờ tới lượt đưa đơn để được bốc thuốc. Họ từ khắp nơi trên cả nước đến đây: Hà Tây, Hải Phòng, Ninh Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế...

Nhiều nhất tất nhiên vẫn là những người Nghệ An. Tôi hỏi thăm người đàn ông ngồi ngay bên cạnh, mái tóc đã bạc phơ, gân guốc. Ông là Hoàng Ngũ ở Tuyên Hóa - Quảng Bình, 67 tuổi, bị xơ gan cổ trướng. Ông đã đi chữa ở Bệnh viện TW Huế, được xác định là bị xơ gan cổ trướng giai đoạn cuối, bụng cứng đơ, to phình. Bệnh viện TW Huế bó tay, ông tìm đến bệnh viện Việt Nam - Cu Ba nhưng bệnh viện cũng trả về.

Những tưởng đã vô phương cứu chữa thì may mắn thay, ông nghe những người dân làng bên truyền tin có thầy Phùng chữa gan rất giỏi ở Đô Lương - Nghệ An. Các con ông đã khẩn cấp đưa ông vượt qua mấy trăm cây số để gặp thầy.

Đến nơi, thầy Phùng bắt mạch và gật đầu vì đã tìm ra được nguyên do căn bệnh của ông, thầy kê đơn cho thuốc. Đợt một ông được thầy cho năm thang thuốc mang về sắc uống, bệnh ông bắt đầu đỡ và chỉ sau 4 đợt thuốc khoảng 20 thang ông Ngũ đã khỏi bệnh!

Tuy nhiên, hai năm sau, do ông không kiêng rượu, thuốc lá nên bệnh lại tái phát. Các con ông lại một lần nữa đưa ông đến nhà ông Phùng. “Lần này thì phải quyết tâm kiêng rượu, thuốc theo lời thầy thôi!”- Ông Ngũ nói, khuôn mặt già nua ánh lên vẻ lạc quan.

Phía bên tay trái ông Ngũ, anh Đinh Văn Thướng, quê ở Thường Tín, Hà Tây đang mân mê tờ giấy xét nghiệm men gan từ bệnh viện TW Huế. Anh bị viêm gan B, không có biểu hiện gì ra ngoài, song men gan rất cao. Từ Hà Tây anh đã tìm đến ông Phùng theo lời mách bảo của bà con lối xóm, có người làng anh bị viêm gan A và đã được điều trị khỏi nhờ thuốc của ông Phùng.

Anh đã khám và đã uống xong một đợt thuốc. Anh vừa đi xét nghiệm lại, men gan đã giảm đi nhiều. Anh vào lần này để lấy thuốc đợt hai. Anh bảo, theo lời thầy Phùng thì chỉ cần ba đợt thuốc khoảng từ 15 đến 20 thang thuốc là bệnh sẽ khỏi. Anh Lê Văn Huỳnh, ở Lệ Thuỷ, Quảng Bình không chờ chúng tôi hỏi nói luôn: ở Huế, tiếng của ông Phùng ai mà không biết.

Như tôi đây, bị xơ gan vào khám và chữa trị tại bệnh viện TW Huế nhưng không đỡ, tình cờ được mọi người mách bảo ra đây, may quá là may, tôi đã uống đợt thứ nhất rồi. Vào Huế khám lại thì đỡ khoảng sáu mươi phần trăm. Lần này tôi cũng ra để lấy thuốc đợt hai. Thật không có ông Phùng thì chẳng biết những người bệnh nghèo như chúng tôi sẽ thế nào nữa.

Cám ơn những người bệnh, tôi rời khỏi phòng chờ vào khu khám bệnh, nơi ông Phùng đang bắt mạch cho bệnh nhân, để xem người thầy thuốc mà những người bệnh hết lòng khen ngợi kia là như thế nào?

Căn phòng nhỏ chật chội và cũ kỹ, khoảng chừng mười mét vuông được quây thành một ô vuông nhỏ nhắn để tiếp những người bệnh, tấm lưới che ngang cách một cái bàn gỗ để bệnh nhân đưa tay bắt mạch. Ở phòng khám này không có một dụng cụ y tế nào ngoài năm ngón tay hồng hào của ông Phùng.

Theo ông trừ những căn bệnh như ung thư thì ông cũng như tất cả các thầy thuốc khác trên thế giới đều phải bó tay, còn những bệnh liên quan đến gan như xơ gan cổ trướng, viêm gan A, viêm gan B, u gan, viêm gan cấp... thì chưa có trường hợp nào ông Phùng chịu bó tay.

Ông Phùng không để ý đến sự quan sát của tôi. Khuôn mặt người thầy thuốc 71 tuổi hồng hào và phúc hậu, dáng người ông nhỏ nhắn và điềm tĩnh. Giọng nói trầm, ấm áp chất giọng miền Trung. Khi bắt mạch, khuôn mặt ông đăm chiêu đến lạ. Như thể thần thái của ông bị từng mạch đập trong cơ thể người bệnh cuốn vào, lắng nghe, chẩn đoán.

Nghề chữa bệnh gan gia truyền đến ông Phùng là ba đời. Mỗi ngày, bình quân ông tiếp khoảng 50 người từ khắp mọi miền đến khám chữa bệnh. Vị chi mỗi năm có khoảng 5000 - 6000 người tìm đến nhà ông.

Tính từ đời ông Phùng, khoảng gần 50 năm khám chữa bệnh, thì biết đã có bao nhiêu ngàn người đặt chân đến mảnh đất này? Những cuốn sổ bệnh án từ cách đây mấy chục năm ông vẫn giữ, hàng chồng, hàng chồng, những cuốn sổ đã úa màu, biến dạng vì các chú mối tinh nghịch quấy quả, những nét chữ đã mờ dần theo năm tháng. Nhưng ông vẫn giữ lại để làm tư liệu.

Trong số đó có tên nhiều người bị bệnh gan, đi Đông đi Tây, hết thuốc ta thuốc Tây rồi mà vẫn chẳng khỏi lại tìm đến ông,… thường thì ông chỉ cho tối đa khoảng 20 thang thuốc và họ khỏi bệnh? Mà thuốc của ông, chỉ 10 nghìn đồng một thang cho người lớn, 6 nghìn đồng cho trẻ em cộng với tiền khám bệnh, người lớn 10 nghìn đồng, trẻ em 5 nghìn đồng.

Uống thuốc phải đi với một chế độ kiêng khem. Việc mua thuốc cũng có quy định riêng. Viêm gan cấp, mỗi lần khám được mua 3 chén; Viêm gan B, xơ gan uống trong vòng 3 tháng, mỗi tháng 6 thang, mỗi tháng 5 ngày uống khoảng 18 thang thì khỏi bệnh(?).

Người trong tỉnh được lấy 3 thang thuốc một lần khám, người ngoại tỉnh được “ưu tiên” lấy 5 thang. Sau đó bắt buộc phải đến khám lại để lấy thuốc tiếp. Người nhiều tiền muốn lấy thêm thuốc cũng không được! Ngược lại ông Phùng thường ưu tiên cho những bệnh nhân nghèo, những bệnh nhân nặng.

Tôi được nghe kể nhiều chuyện về những người bệnh đến nơi này. Anh Thu - con trai vị giám đốc bệnh viện Việt Nam - Ba Lan của Nghệ An bị một vết chấm sáng ở gan, dấu vết của bệnh viêm gan mãn tính. Các bệnh viện đều chẩn đoán là anh bị ung thư gan, trả về.

Còn nước còn tát, anh tìm đến ông Phùng. Chỉ sau 5 đợt thuốc, bệnh anh khỏi! Còn có niềm vui nào lớn hơn khi “người chết” được “sống lại”. Gia đình anh mang ơn, năm nào cũng đến thăm “thầy Phùng”. Có lẽ anh Thu là một trong nhiều trường hợp đã được ông Phùng chữa khỏi từ những sự chẩn đoán sai của các cơ sở y tế khác?


Ông Phùng (trái) và người bệnh
Nhiều vị quan chức cao cấp cũng đã tìm về đây. Năm 1988, Trung tướng Na - khỏn, ủy viên TW Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Lào, trong dịp đến làm việc tại Quân khu 4 có hỏi thăm Trung tướng Tư lệnh Nguyễn Quốc Thước: có biết ai chữa gan không, vì chính ông bị xơ gan cổ trướng.

Ngay lúc đó, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước điện sang Ban y tế Tỉnh ủy Nghệ An hỏi thăm vì cũng đã hơn một lần Trung tướng nghe nói đến ông Phùng. Khi đã biết thông tin chính xác, Tư lệnh cho xe về Minh Sơn - Đô Lương đón ông Phùng ra Vinh khám bệnh cho vị Tướng Lào.

Ban đầu ông Phùng không đi, nhưng sau đó vì nghĩ đến quan hệ ngoại giao của hai nước nên vị lương y đã xuống Vinh khám bệnh. Trung tướng Nguyễn Quốc Thước kể lại: “Có một câu nói của ông Phùng cho đến giờ tôi vẫn còn nhớ.

Ông bảo: “Không phải là tôi kiêu ngạo không đi theo xe xuống khám bệnh cho vị tướng Lào, mà vì khi tôi xuống đây khám cho một người thì ở nhà còn có năm mươi người bệnh chờ tôi, nhiều người từ nơi xa đến, không kịp giờ khám họ lại phải trọ lại thêm một ngày, khổ thân ra. Chỉ một câu nói đó thôi cũng đủ cho thấy tấm lòng của ông Phùng.

Là một thầy thuốc chữa bệnh gia truyền nhưng ông Phùng biết kết hợp với các phương pháp khoa học hiện đại như bắt buộc bệnh nhân phải có giấy xét nghiệm men gan của bệnh viện TW trong một số trường hợp như viêm gan B. Ông Phùng là một trong những thầy thuốc hiếm thấy ở Việt Nam mình!”.

Khi bệnh của Tướng Na - khỏn đã được chữa khỏi, về Lào, ông đã giới thiệu cho Đại tướng Si-Fon(?), ủy viên Bộ Chính trị và nhiều người bạn Lào sang chữa, chính Trung tướng Nguyễn Quốc Thước giới thiệu cho Thượng tướng Nguyễn Chơn về gặp ông Phùng để khám khi có triệu chứng về gan.

Trong chuyến công tác tại Nghệ An, Thượng tướng đã đáp máy bay về gặp ông Phùng. Cả xã Minh Sơn ai cũng vui. Được biết sau khi chữa khỏi bệnh, Tướng Na - khỏn có nhã ý tặng ông Phùng một món quà có giá trị, là một chiếc xe ôtô con để tiện đi lại nhưng ông Phùng từ chối!

Ông không nhận một món quà nào, ngoài 10 nghìn đồng một thang thuốc của bệnh nhân. Người nhiều tiền cho quà ông không nhận, nhưng người nghèo đến tìm ông, ông chữa bệnh mà không lấy tiền.

Anh Nguyễn Thống, con rể của ông Phùng kể lại rằng, có những người bệnh như anh Trần Đình Đồng, 42 tuổi, ở Kiến An, Hải Phòng bị xơ gan, cổ trướng, bệnh viện Bạch Mai trả về; anh Phan Đình Thanh, thị trấn Cày, Thạch Hà, Hà Tĩnh bị xơ gan cổ trướng, bệnh viện Bạch Mai trả về; anh Nguyễn Đình Thái u gan, bệnh viện Chợ Rẫy trả về…

Họ đều đã đến ông Phùng và căn bệnh tưởng vô phương cứu chữa của họ đã biến mất sau những thang thuốc gia truyền của ông Phùng (?) Có câu chuyện cách đây hai năm, người trong làng ngoài xóm ai cũng nhớ, một người mù ở huyện Thanh Chương, Nghệ An cùng một đứa con nhỏ tìm đến nhờ ông Phùng chữa bệnh cho con bà, nhưng cuối cùng chính bà mới là người mắc bệnh viêm gan A.

Ông Phùng đã bắt mạch và cho thuốc bà mà không lấy tiền vì hoàn cảnh của người đàn bà kia rất khó khăn. Thật khó tin, nhưng bà con chòm xóm ai chẳng biết tính ông Phùng, từ ngày xửa ngày xưa, người trong làng có bệnh đến chữa, không có tiền trả, thì trả bằng cân thóc, con gà, người nghèo quá, ông Phùng cho thuốc về uống mà không có một đòi hỏi nào. Thời buổi này mà vẫn có những vị lương y như thế thật là hiếm thấy.

Khoảng hơn 11 h trưa nhiều người bệnh vẫn còn chờ ngoài sảnh, nhưng đã đến giờ nghỉ. Ông Phùng ra đón chúng tôi vào nhà, ông niềm nở, nhưng chợt nghiêm khắc nói: Có một vài người xưng là nhà báo cũng đến đây ngỏ ý viết bài nhưng chưa viết đã đưa ra giá, xin nói thật là tôi đây không cần quảng cáo!

Gia đình tôi đã ba đời làm nghề bốc thuốc, lấy Đức cứu người là chính, đâu có cần quảng cáo. Hiện nay bệnh nhân đã đông lắm rồi, khách đông nữa thì chúng tôi không đủ thuốc cho người bệnh, phải đi hàng trăm cây số để lấy thuốc, con cháu cũng phải vất vả nhiều. Mà cô thấy đấy, tiền thu vào cũng chỉ vừa đủ chi phí thôi.

Làm thầy thuốc phải giữ chữ tín, người đời mới phục, mình sống nhân đức còn để phúc cho con cháu. Tôi có mười hai đứa con, chín trai, ba gái, tôi vẫn quan niệm của cải của tôi là đó. Mười hai đứa con, sinh ra và lớn lên trong những ngày tháng khó khăn nhất của đất nước, đạn bom, nghèo đói, vậy mà đứa nào cũng lớn khôn khỏe mạnh thế là mừng vui lắm rồi.

Tiền bạc rồi cũng đến thế mà thôi. Tôi vẫn dạy các con tôi rằng, gia truyền gì thì cũng phải học, phải đọc sách thánh hiền. Vô học, bất thuật. Tổ tiên tôi để lại một tủ sách cổ, những cuốn sách thuốc quý giá tôi đã thuộc làu làu từ những năm 20 tuổi, khi bắt đầu được bố tôi truyền nghề.

Nghề bắt mạch phải chính xác, muốn vậy phải học, học một cách kiên trì. Tôi vẫn dạy các con tôi rằng làm thuốc chỉ để làm giàu là bất lương! Không được ăn xổi. Nghề gì qua loa được chứ nghề bốc thuốc thì phải bằng mọi giá cứu người trước đã.

Thời của tôi khổ lắm. Khổ mới phải cố gắng. Con cái tôi dẫu sao vẫn ở một thời đại khác, vì thế mà tôi sợ. Tôi vẫn canh cánh một nỗi lo... Nỗi lo từ thời cụ tổ tôi về một nghề gia truyền đã mấy đời tồn tại.

Nói đến đây, gương mặt vị lương y đăm chiêu lạ lùng. Ông như đang hồi ức về những ngày xa xưa, những ngày ấu thơ ở cái xóm nghèo Trung Minh, nơi ông phải tự mình bươn chải những bước đầu tiên trong cuộc đời để có được ngày hôm nay.

Từ ngày trẻ bôn ba khắp nơi, trong Nam ngoài Bắc sang Lào để tìm thuốc. Những ngày gian khổ xa nhà, mày mò những bước đầu tiên về nghề y ở trường y học Tuệ Tĩnh… Hiện nay ông đang truyền nghề cho anh con trai thứ Nguyễn Trọng Tạo, anh Tạo đã tốt nghiệp trường Trung cấp Y – Nghệ An, đang ở nhà bắt mạch kê đơn cùng ông Phùng.

Anh con trai út Nguyễn Trọng Chung, hiện đang học năm thứ tư khoa Y học cổ truyền trường Đại học Y, Hà Nội. Ông Phùng ước mong sẽ được sang Trung Quốc một chuyến để tìm kiếm một vài nguồn tư liệu để phục vụ cho việc viết một cuốn sách của mình nhưng có nhiều lý do khiến ông chưa đi được, một trong những lý do cơ bản theo ông là chưa đủ tiền!

Câu chuyện đang dở dang thì có tiếng bà Phùng gọi đâu đó. Tôi xin phép ra về để ông Phùng còn nghỉ ngơi kịp giờ khám buổi chiều với bao nhiêu bệnh nhân đang chờ đợi.

Trên đường về ngoằn ngoèo sỏi đá chang chang nắng, hanh hao gió Lào của xứ Nghệ, tôi vẫn nghe văng vẳng lời nói của ông Phùng: Giàu nghèo gì nghề thuốc này đâu cô. Mỗi người được trời ban cho một phận.

Trần Hoàng Thiên Kim (tienphongonline.com)

Phần bổ túc :

ở huyện em có ông lang An, chuyên về gan. Bố em vài năm trước bị gan nhiễm mỡ, cắt thuốc của cụ nữa năm, cộng với chế độ ăn hợp lý mà cụ yêu cầu, thế là khỏi liền.Bà hàng xóm nhà ông ngoại em bị sơ gan cổ chướng, 3 năm trước cững cắt thuốc của cụ, bây giờ đi gặt nhoay nhoáy rồiCụ nổi tiếng về các bệnh gan lắm. Nếu chị quen ai ở huyện Hoài Đức Hà Tây, hỏi họ thì ai cũng biết cụ đấy. chị đến Xã Vân Canh (Từ Hà nội đến ngã tư Nhổn rẽ trái khoảng 3km), hỏi cụ Lang An thì ai cũng biết.


BÀI THUỐC BÍ TRUYỀN CỦA MỘT TỬ TÙ TRUNG HOABa ngày trước khi bị hành hình, một người Mỹ gốc Hoa quyết định tiết lộ một bài thuốc bí truyền mà dòng tộc của ông chỉ truyền cho con trai chứ không truyền cho con gái. Trước khi mọi người cùng biết bài thuốc mà ông sắp tiết lộ, bài thuốc đã truyền đến đời thứ 5. Bài thuốc thật đơn giản, dễ nhớ bởi có 2 vị: Bán liên chi 1 lạng, Bạch hoa xà thiết thảo 2 lạng. Hai vị này trộn chung và nấu uống thay trà. Điều kỳ diệu là nó chủ trị và ngăn ngừa được bệnh ung thư - một căn bệnh Tây y vẫn còn bó tay. Nó thực sự hiệu nghiệm với ung thư gan, dạ dầy, dạ con và ung thư vú. Thuốc có tác dụng mát gan, tiêu mỡ, lọc máu, trị huyết áp cao, ho nóng, trị nhức mỏi xương cốt và bệnh nhức đầu, mất ngủ.Bán liên chi và Bạch hoa xà thiết thảo là cây cỏ không độc, có rất nhiều ở đất nước ta. Trong chiến tranh, bộ đội dùng Bạch hoa xà thiết thảo trị rắn cắn, viêm loét... Thuốc có tác dụng tiết các chất dơ bẩn trong cơ thể. Do vậy, trong những lần uống đầu sẽ đi đại tiểu tiện đều nhiều lần trong ngày. Các chất hôi, chất mủ đều theo phân, nước tiểu ra ngoài cơ thể. Sau đó, uống thường xuyên thì mỗi ngày đi tiểu thoải mái và sạch, đó là lúc thuốc có hiệu nghiệm, tinh thần của người bệnh minh mẫn, khoẻ khoắn, chứng đau đầu tan biến. Trường hợp ung thư ngoài da thì dùng nước uống, sắc giã lấy nước đắp lên vết lở.Trong thời gian uống thuốc, bệnh nhân không uống các chất có độc cồn. Vì cồn sẽ làm loãng thuốc, bớt công dụng thuốc. Thuốc uống thay trà vì nó có vị dịu ngọt dễ uống. Bởi vậy già trẻ, gái trai ai cũng có thể dùng được.Bài thuốc mang lại hiệu quả khả quan cho người bệnh. Một thương gia Nhật Bản kinh doanh khách sạn ở Tokyo bị ung thư gan. Ông sang Mỹ điều trị bằng bài thuốc này và sau 4 tháng điều trị bệnh ông đã thuyên giảm, hiện nay vẫn còn sống. Thấy bài thuốc có thể cứu nhân độ thế ông bèn hiến cho Dưỡng đưòng Phật giáo Tokyo, Phật giáo Tokyo biết ở TP. HCM có nơi chữa bệnh từ thiện của Phật giáo, bèn tặng lại cho nhà thuốc Tuệ Tĩnh Đường. Với bài thuốc này, bạn có thể mua ở bất kỳ tiệm thuốc đông y nào. Trong quầy hàng thuốc Nam - chợ Phan Thiết bạn chỉ tốn 6.500 đ là có thể mua được và nấu uống trong nhiều ngày.

Bạn cho mình địa chỉ và 1 số chi tiết về ông Lang Hạnh được không? bố bạn mình cũng bị giống bố bạn. Trước khi vào viện đã uống thuốc của ông Phùng ở Nghệ An rồi nhưng thuốc cũng tuỳ từng người hợp thôi. Mà đợt trước (cuối năm 2005) bạn mình đã về nhà ông ý nhưng toàn con ông ý chữa thôi chứ ông ý k ra tay đâu.


ĐC ông lang Hạnh:

Thôn Thanh Lũng, Tiên Phong, Ba Vì, Hà Tây

ĐT NR: 034.862331

DTDD: 0912066416

Phản Ảnh Của Đệ Tử

Về Việc Phá Thai

Sư Cô Hằng Vân trả lòi các câu hỏi.

 

Kinh Lăng Nghiêm nói: “Do lòng ưa thích lưu chuyển thành chủng tử; do giao cấu phát sanh, hấp dẫn nghiệp tương đồng. ”, một khi thụ thai, tức có sanh mạng !

HỎI: Nếu như người mẹ đang mang thai, sau khi soi siêu âm phát hiện thai nhi trong bụng có tật bẩm sinh, như bị chứng bệnh chậm phát triển Down (hội chứng Down) chẳng hạn, xin hỏi có thể vì thế mà phá thai hay không ?

ĐÁP : Phá thai nằm trong giới sát, thuộc về sát thai nên vẫn là phạm tội sát nhân. Trên căn bản, nếu như là sẩy thai tự nhiên, hoặc là thai chết trong bụng, thì đó là do sinh mạng của thai nhi tự nhiên kết thúc, cho nên không kể phạm giới sát. Tuy nhiên, nếu như cố ý làm việc phá thai, đây tức là phạm giới sát.

 

HỎI : Nhưng nếu cha mẹ nuôi nấng đứa con tàn tật bẩm sinh này thì chẳng phải là họ phải cực khổ suốt một đời hay sao ?

ĐÁP : Dĩ nhiên là cực khổ lắm, nhưng điều này là do có nhân duyên quả báo bên trong. Vì khi đứa con có khuyết tật đến đầu thai, là do có duyên với cha mẹ. Có câu “Vợ chồng là do tiền duyên, thiện duyên, ác duyên; không duyên thì chẳng gặp. Con cái vốn do nợ túc căn đời trước, thiếu nợ, trả nợ; không nợ thì chẳng đến.” Con đến đầu thai, phải có ba duyên thành thai là duyên cha, duyên mẹ, và duyên của chính đứa bé. Trong Kinh Lăng Nghiêm nói: “Đồng nghiệp ràng buộc lẫn nhau mà hợp, mà tách rời, mà thành, mà chuyển hóa. Cái thấy phát sáng thì sinh hình sắc, thấy sáng thì ý tưởng thành hình. Nghịch ý thì ghét nhau, cùng ý thì thích nhau. Do lòng ưa thích lưu chuyển nên thành chủng tử; do thâu nạp niệm tưởng nên thành ra bào thai. Do có nhân duyên thai bào phát triển qua cac giai đoạn Yết La Lam, Át Bồ Đàm v.v ....” Gọi là “đồng nghiệp”, là nghiệp của đứa bé và nghiệp của cha me có cùng nhân duyên. Do đồng nghiệp nên sanh ra một thứ tình thương lẫn nhau, tức như keo và sơn quyện dính vào nhau. Do đó mà có những chúng sanh sinh ra từ thai, từ trứng, từ sự chuyển hóa, từ ẩm ướt.

Con người khi đến làm người, thì thức thứ tám đến trước tiên; lúc chết thì thức thứ tám rời đi sau chót. Thần thức vừa rời đi, trên thân liền lạnh; thức chưa đi, thân vẫn không thể lạnh. Cho nên nói “đi sau đến trước làm chủ nhân”. Con người từ sau khi chết cho đến lúc đầu thai thân mới thì trong khoảng thời gian thức thứ tám ở giữa này được gọi là “Thân Trung Ấm” hay còn gọi là “Thân Trung Hữu". Thân Trung Ấm nhìn mọi vật đều thấy một màn tối đen, cái gì cũng chẳng nhìn thấy. Nhưng thân này có duyên với người cha, người mẹ nào, hoặc quan hệ cha con, mẹ con, tức là có cùng một loại nghiệp báo tương đồng. Lúc đó dù cách xa ngàn muôn dặm nhưng khi cha mẹ chăn gối ăn nằm, Thân Trung Ấm sẽ thấy một tia ánh sáng nhỏ, sự vô minh của nó liền dấy động, lúc này liền có một luồng sức hút như nam châm hút sắt, không kể khoảng cách xa đến đâu, đều có thể hút nó sang đến để đến đầu thai ! Đây gọi là “Do lưu giữ lòng ưa thích nên thành chủng tử; do giao cấu phát sanh, hấp dẫn nghiệp tương đồng.

Sau khi thụ thai thì tuần thứ nhứ được gọi là “Yết La Lam”, nghĩa là “khối đặc trơn đục như sữa". Tuần thứ hai gọi là “Át Bồ Đàm”, tức là do khối đặc trơn biến thành hình thai. Về sau thì phát triển dần thành thân hình vậy.

Trong pháp “Mười Hai Nhân Duyên” nói rõ Vô minh duyên hành, vô minh tức là ngườI nam, ngườI nữ sanh ra một thứ tình ý yêu thương, sau đó mớI có chuyện phòng the. “Hành duyên thức”, có hành vi của hai tính phái, theo đó thì có một thứ thức, đây tức là “Nạp tưởng vi thai” cái thức này. Trong lúc này, “Thân Trung Ấm” đầu thai, cũng tức là nói, lúc này đã có sinh mạng rồi. Cho nên giữa con cái và cha mẹ đều có một thứ nhân duyên đặc thù, dầu cho con cái có mang chứng bệnh dị tật gì, cũng đều có một nghiệp duyên đặc biệt cần phải nhận lấy.

Hồi xưa không có máy dò siêu âm nên thọ thai gì thì đều hạ sanh ra, bây giờ có máy dò siêu âm một khi soi rọi thấy là chứng ngu đần, liền đem phá bỏ, tưởng là đem dẹp bỏ đi cái phiền não về sau. Kỳ thật, thông thường những thứ duyên này chẳng phải là một thứ duyên lành, nhưng người làm cha mẹ phải nhận lấy bào thai đó. Nếu như cha mẹ chẳng cảm thông cho nó, lại đem nó giết đi, điều nầy sẽ càng làm tăng duyên ác với nhau trong quan hệ ác duyên này, không chừng trong đời sau nữa thì lại càng ghê gớm hơn, như “Kinh Lăng Nghiêm” đã nêu trong “Thập nhị loại sanh”, có một loại chúng sanh gọi là “Phi Vô Tưởng”, loài chúng sanh nầy chẳng phải là không có tư tưởng, mà là tư tưởng bất bình thường. Tỷ như một loài chim cú sau khi sanh ra thì sẽ ăn thịt chim mẹ, lấy máu thịt của mẹ để nuôi thân mình. Khoa học cũng phát hiện ra một loài bọ hung ăn thịt mẹ nó. Vì sao nó phải ăn thịt mẹ, bởi vì trong đời quá khứ, họ có mối oán thù rất sâu.

Chẳng hạn có trường hợp lấy thù báo ân như trong quá khứ con là ân nhân của mẹ, mà mẹ không biết đã dùng đủ mọi cách làm con chết, để con chết không nhắm mắt mà lại chẳng có cách tố oán. Cho nên trong đời này nó sanh làm con của người, mới ăn thịt mẹ nó. Đại loại là như thế, bên trong đó đều có một thứ nhân duyện quả báo. Tuy nhiên người thế gian chẳng hiểu rõ nhân quả. Cho nên khi nghĩ là bào thai có vấn đề thì cho rằng có thể phá bỏ; điều này có thể nói là trải sương lên tuyết. Trên căn bản một cái bào thai như thế không nên phá bỏ, mà là phải am hiểu để xóa trả nghiệp duyên.

HỎI: Nếu một cô gái bị cưỡng hiếp có thai, có thể được phá thai hay không?

ĐÁP : Tình trạng nầy khiến người ta rất là thương xót. Nhưng mà, nếu như vì thế mà đi phá thai thì đây là giết hại một sanh mạng. Cho nên ở trong tình huống bất hạnh như vậy, vẫn nên để đứa trẻ ra đời mà không phá thai. Tuy nhiên, suốt cuộc đời người con gái nầy có thể phải chịu nhiều đau khổ, nhưng từ góc độ nhân quả mà nói, đây là cách làm tương đối ổn thỏa hơn.

Phá thai, trong xã hội hiện nay là một sự lạm dụng bừa bãi, tôi kể một câu chuyện có thật, để quý vị lấy làm cảnh giác. Có một vị cư sĩ kể lại lúc bà mẹ của ông sắp vãng sanh trước đó một khoảng thời gian thì các hành vi của bà biến thành giống như là có ba con người, một chốc đổi thành như một bé trai, một lát lại biến thành một em bé gái, một hồi nữa thì trở lại hình dáng người thật của bà; lúc biến thành bé gái, bà còn biết theo ông cư sĩ ấy nhõng nhẽo. Nguyên là bà mẹ của ông ấy trong quá khứ đã từng phá thai hai lần, một lần thai nam, một lần thai nữ; bây giờ mấy thai này đến tìm “MẸ”, gá vào thân người “MẸ”. Cho nên trên đời nầy mọi người đều chỉ nhìn thấy được một bề mặt của cái “QUẢ”.

Chúng ta thử ngẫm nghĩ xem, con cái sau khi sanh ra đời đều là núm ruột được thương yêu nâng niu hết mức, được sự đùm bọc đầy đủ không thiếu sót mảy may. Thế khi hủy phá đứa trẻ trong thai, thì cho dù là con cái đến do duyên thiện, cũng biến thành duyên ác, trở thành thù hận, thành ra “quỷ tí hon khó hòa giải".

Trong “Kinh Lăng Nghiêm” có đề cập đến: “Nếu dùng tài vật, hoặc công sức lao lực bồi thường đủ thì nợ sẽ tự chấm dứt. Nếu như giữa lúc trả nợ đó lại giết hại thân mạng hoặc ăn thịt lẫn nhau thì như thế mãi cho đến trải qua vô số kiếp nhiều như hạt bụi nhỏ cứ sát hại ăn nuốt lẫn nhau, giống như bánh xe xoay chuyển lúc lên cao lúc xuống thấp, xoay chiều đổi thế liên tục chẳng ngưng nghỉ. Trừ khi tu XA-MA-THA hoặc đến khi Phật ra đời, nếu không chẳng thể ngơi nghỉ.” Đây là nói giữa chúng sanh với nhau có nợ về phương diện tiền bạc, thì dầu là sanh thân người hoặc thân súc sanh, hoặc ở đời này hoặc đời sau, hoặc là dùng tiền vật, hoặc dùng công sức lao lực, phải trả sòng phẳng cho nhau, nợ trả đủ rồi, nghiệp báo như vậy đối với nhau đều chấm dứt. Trong sự âm thầm này tuy là không có người chủ chốt nhất định, nhưng bởi do quan hệ nghiệp lực, không ai muốn bị thiệt thòi, cho nên tuyệt đối không nên lợi dụng lẫn nhau, chỉ sau khi trả nợ công bằng thì món nợ mới tự nhiên ngưng dứt được.

Thế nhưng nếu như là món nợ mạng sống thì sao? Lúc kết oán lẫn nhau thì hoặc đem đối phương giết hại hoặc ăn thịt đối phương. Anh ăn thịt của tôi, thì tôi sẽ giết thân mạng anh; tôi ăn thịt anh, thì anh lại sẽ giết thân tôi; giống như bánh xe lăn mãi chẳng có lúc ngừng. Ngoại trừ được sức chánh định Lăng Nghiêm hoặc có Phật ra đời để giải trừ tướng nghiệp tội nầy. Chỉ đến lúc đó đôi bên đều rõ biết lẫn nhau rồi, không tạo thêm nghiệp, như thế mới chấm dứt món nợ được. Nếu không thì biển máu thù sâu nầy, thì rất khó dập tắt.

Thảo nào Tuyên Công Thượng Nhân từng bảo: “Ta phải khuyên mọi người đừng có phá thai nữa, hãy suy nghĩ mà xem, một sanh mạng chưa kịp ra đời thì đã thành hồn oan, khắp nơi là những tiểu quỷ đòi mạng, quý vị bảo xã hội sẽ yên ổn hay sao? Những tiểu quỷ nầy cần thiết gặp người có đạo hạnh, không tham tài lợi, mới có thể siêu độ họ được. Nhựng tiểu quỷ này rất khó hòa giải! Rất khó giải quyế việc này, vì vậy nghiệp tội tràn ngập khắp nơi, làm sao an ổn cho được?”

HỎI: Người bạn thân của tôi là bác sĩ phụ khoa, nếu một thai phụ có khó khăn về kinh tế hoặc đã có con cái đông đúc v.v.. , thì bác sĩ đó có thể giúp bà ấy phá thai được không?

ĐÁP: Khoãng 30 năm về trước, hồi tôi chưa xuất gia, tôi xem trên báo có một bài viết của một cô y tá. Cô ấy kể lại rằng tại bệnh viện nơi cô làm việc, các y tá trẻ không dám trực ca đêm. Vì sao? Bởi vì trong phòng giải phẫu phá thai ở tầng lầu hai vào ban đêm thường hay vọng lại tiếng khóc của trẻ sơ sinh, cho nên các y tá trẻ bị hoảng sợ không dám trực đêm. Nhưng do gia cảnh nên cô y tá ấy tình nguyện làm ca đêm, vì như thế có thể chăm lo gia đình cô thuận tiện hơn; vả lại cô có can đảm hơn, nên cô nhận làm y tá trực đêm. Sự việc thế nào? Dù phòng giải phẫu ở lầu hai của bệnh viện lúc về đêm vắng người thường hay vang vọng rõ ràng tiếng trẻ con khóc, cô cũng chẳng lấy làm lạ cứ tiếp tục trực ca đêm của cô.

Có một hôm lúc cô sắp tan ca vào lúc sáng sớm thì có một thai phụ sắp sửa lâm bồn đến bệnh viện, người sản phụ trông vẻ rất lo âu. Khi cô trở lại trực đêm tối hôm đó thì nghe biết sản phụ kia đã hạ sanh được con, nhưng vì sanh khó nên đã mất mạng. Không may cha của đứa bé cũng chẳng đến bệnh viện nên đứa bé được đặt trong phòng dưỡng nhi. Cô chẳng biết do nhân duyên gì, tự nhiên đặc biệt ân cần chăm sóc đứa bé; có lẽ là do thương hại đứa bé bị mất mẹ!chăm sóc đứa bé qua một thời gian thì đến một hôm, khi cô đến nhận ca trực, cô y tá ban ngày bảo cô là hôm nay cha của đứa bé đã đến nhận con mang về rồi.

Sau khi trẻ được bồng đi rồi thì ngay đêm đó khi cô y tá bất chợt ngủ gục, trong mơ màng cô thấy bà mẹ sanh khó kia đến, nói với cô: “Cám ơn cô đã giúp tôi săn sóc cho đứa bé nhiều ngày qua, tôi thật rất cám ơn cô. Tôi sẽ phụ giúp cô chăm sóc các em bé khác.” Kể từ đêm hôm đó, khi cô đến trực ca, phòng giải phẫu lầu hai không còn tiếng khóc của trẻ sơ sinh vang vọng lại nữa !

Qua câu chuyện này, quý vị bảo là các thai nhi chưa sanh ra đời chẳng có tánh linh hay sao? Chúng chỉ là một khối thịt chăng? Khối thịt cắt ra là thịt chết; trên thân người chúng ta cũng đều có thịt, cái gì khiến thịt trên thân chúng ta hoạt động, trở thành một phần của sinh mạng chúng ta. Thai bào bám theo khối thịt này phát triển thành linh tánh của con người thì phải làm sao? Nếu đem thai bào cắt ra khỏi cơ thể người me, thì tánh linh của thai bào đi đâu? Thai nhi có thể trở thành cô hồn lang thang trong cõi giới u linh chăng? Nó phải đi tìm ai để đòi món nợ (tánh mạng) này đây?

Có một cô con gái, vì trẻ người non dạ, thời học sinh đã từng đến một nhà thương phá thai; bấy giờ thai thì phá rồi, vết thương thân tâm tuy vậy khó mà bình phục. Vài năm sau, tại trước cửa bệnh viện này đã xảy ra tại nạn ngay nơi ngã tư đường hồi cô ấy đi phá thai ngang qua. Cho nên, việc làm phá thai này đối với người mẹ và thai nhi đều bị thương tổn cả thân và tâm !

Có một hôm, có vị nữ cư sĩ đưa ông bác sĩ phụ sản khoa của bà đến đạo tràng. Tại sao? Vì ông bác sĩ nầy bị chứng bệnh ung thư, hy vọng nương vào Phật lực và Bồ-Tát cứu giúp ông. Ông ấy nói với tô rằng ông rất chú trọng sức khỏe, mỗi ngày đều vận động để gìn giữ sức khỏe, nhưng chẳng biết tại sao lại có thể bị chứng bệnh ung thư. Tthật ra, trong xã hội ngày nay với phong trào phá thai tấp nập, các bác sĩ hành nghề bác sĩ khoa phụ sản càng không thể không thận trọng! Chức trách người bác sĩ là “Tế thế cứu người”; phá thai cho người chính là phản ngược sự “cứu người”. Gieo nhân gì, hái quả nấy. “NGHIỆP” là do hành vi chúng ta mỗi ngày gây tạo ra; “NHÂN” là thỉnh thoảng chúng ta mới tạo ra, nhân nầy gieo trồng rồi, tương lai hái quả này. Như mùa xuân gieo hạt giống, hạt giống nầy gieo trồng xuống phải đợi đến mùa thu mới có thu hoạch. Từ lúc gieo trồng đến khi hát quả, đây gọi là “Gieo nhân hái quả”. “Nghiệp” này, tức là từ mùa xuân đến mùa thu, trong thời gian này quý vị làm nhiều chuyện, tức là quý vị thường hay làm việc gì thì đây là “nghiệp”. Lấy thí dụ trên mà nói thì cô gái trẻ đi phá thai một lần, đây tức là “nhân”; bác sĩ khoa phụ sản thường hay phá thai cho người thì đây tức là “nghiệp”. Cái nghiệp này quý vị thường hay làm, tthì có thể sẽ bị lảnh thọ quả báo bất cứ lúc nào, làm thiện tức là thiện nghiệp, làm ác tức là ác nghiệp.

“Bồ Tát Giới” trong “Kinh Phạm Võng” nói: “Đệ tử Phật không được tự mình giết, bảo người giết, dùng phương tiện giết, khen ngợi việc giết, thấy giết lòng vui theo,. Không dùng bất kỳ phương pháp nào, ngay cả đọc chú, để giết hại. Không đươc tạo nhân giết hại, duyên giết hại, phương pháp giết hại, nghiệp giết hại. Cho đến hễ chúng sanh nào có mạng sống, thì không được cố ý giết hại.” "Tự mình giết" tức là tự chính mình hành động kết liễu mạng sống của kẻ khác; cũng bao gồm tự mình kết liễu mạng sống của chính mình. “Bảo người giết” là tự mình tuy là không giết hại nhưng bảo người hành động giết, hoặc sai người thay mình đến nơi khác để giết, như vậy cũng giống chính mình giết chết, tội đều nặng như nhau.

Tôi kể câu chuyện thật xảy ra về việc “Bảo người giết”. Vào thập niên 80, có một vị Giám Đốc từ Đông Nam Á xa xôi đến Vạn Phật Thánh Thành để cầu thỉnh Thượng Nhân cứu giúp vì thân ông mắc bệnh ung thư. Thượng Nhân đưa ông vào trong Vạn Phật Bảo Điện của Thánh Thành, trước Chư Phật Bồ Tát mười phương và tứ chúng phát lồ sám hối, để cứu vãn nghiệp tội của ông. Ông kể ông phạm nghiệp ác một cách thảm khốc vô nhân đạo về nhân “miệng” vì ăn thịt chúng sanh như ăn óc khỉ, chân ngỗng v.v... Tiếp theo, Thượng Nhân hỏi ông: “Ông có từng giết người không?” Ông nói: “Tuyệt đối không có! Ngoại trừ khi tôi uống rượu say lái xe, vô ý đụng chết người mà không biết.” Thượng Nhân lại hỏi: “Thế vợ của ông thì sao?” “Chao ôi! Tôi nhớ ra rồi, tôi có từng bảo bà nhà tôi phá thai!” Cho nên, những sinh mạng này đều đến để đòi nợ ông ! Do đó, nếu có người hỏi quý vị là có nên phá thai không thì cần phải khuyên họ chớ nên phá thai. Đừng bao giờ nói: “Nếu gặp khó khăn trở ngại thì đem đứa nhỏ phá bỏ đi.” Nếu quý vị bảo người phá thai thì bị xem là bảo người giết.

Quý vị trì giới thì có công đức của trì giới; phá giới thì có nghiệp tội của phá giới. Nói theo lý nhân quả, dù có hay không có thọ giới, nhân quả đều tồn tại. Việc giết thai là sai lầm, trên nhân quả trong âm thầm đều phải đối trả lẫn nhau. Tôi đã từng thấy giữa những bài vị siêu độ, có mười mấy bài vị thai nhi chưa ra đời cùng có chung một bà mẹ cầu siêu cho chúng, xem thấy khiến tâm tôi lo sợ cho bà mẹ đã mắc nợ quá nhiều sanh mạng ! Con người hiện tại vô tri chẳng biết nên tạo thành sự vô tri trong đời vị lai; tương lai chẳng biết lại càng khiến người thêm vô tri, giống y trái cầu tuyết càng lăn càng lớn thêm!.

HỎI : Xin phép hỏi Pháp Sư có cái nhìn thế nào về THÁNG CHÍN là tháng phá thai?

ĐÁP : Đây là chuyện hơn 10 năm về trước, một phóng viên truyền thông có hỏi tôi về vấn đề nầy. Bấy giờ tôi chẳng hiểu tại sao tháng chín là tháng phá thai? Người phóng viên truyền thông trả lời: “Bởi vì học sinh nghỉ hè, cho nên rất nhiều chuyện xảy ra giữa quan hệ trai gái. Sau khi có thai rồi, học sinh phải trở về tựu trường vào tháng chín, thì đi phá thai.” Vậy đó, mười mấy năm trước phong trào như thế, bây giờ càng khỏi phải nói nữa. Điều này kể ra, thật sự mọi người đều có trách nhiệm.

1. Từ cách ăn uống mà nói : Con người thì nên uống sữa người (mẹ), nhưng bây giờ trẻ con đại đa số uống sữa bò nuôi lớn; bò là thú, thú thì có tánh thú, người ta dùng sữa của thú để nuôi lớn con cái. Dứt sữa rồi sau đó lại là thịt cá ê hề, đồ ăn ngọt, thức ăn chiên xào. Dùng những thứ đồ ăn thức uống như vậy để nuôi trẻ con, bầy trẻ trông thấy bề ngoài hình như cao lớn nhanh chóng, sinh lý trưởng thành mau lẹ, nhưng chẳng có cơ sở sức khỏe thật sự, đồng thời dục niệm cũng nặng, mức độ tâm lý thành thục chính chắn không đủ theo kịp sự trưởng thành của sinh lý.

2. Lạm dụng bừa bãi mạng lưới thông tin (internet) : Khi chúng ta hưởng dùng phương tiện khoa học kỹ thuật, phong trào này đưa đẩy cả thế hệ trẻ vào trong sự lạm dụng tin học truyền thông làm mất đi sự che chở bảo vệ, cám dỗ quá lớn mạnh nên rất khó giữ thân không nhiễm hư xấu, cũng chẳng biết cách giữ thân tránh khỏi bị nhiễm hư xấu.

3. Về phương diện giáo dục mà nói : Giáo dục là phải dạy người “hiểu đạo lý”, chẳng phải “danh lợi”. Nhưng giáo dục hiện nay thì đi ngược lại với đạo lý. Cả thế hệ trẻ chẳng thọ nhận nền giáo dục thấm nhuần đạo đức, tức giống như không có gốc rễ, cứ theo dòng nước dần dần bị cuốn trôi, mất đi căn bản làm người.

Vì vậy, thức ăn làm tăng lòng dục vọng ham muốn, mạng truyền thông đưa đường dẫn lối sự ham muốn, đường lối giáo dục sai lầm lạc hướng…, học sinh tự nhiên rất dễ dàng phóng túng hành động theo sự đòi hỏi của lòng ham muốn tình dục, nên tháng phá thai ra đời ! Nếu có thể cải thiện giáo dục, ăn uống, tiết chế giảm thiểu tác dụng tiêu cực của khoa học kỷ thuật, nâng cao quan niệm đạo đức v.v... thì mới mong sau này hoàn toàn mất hẳn danh từ “Tháng phá thai”!

KẾT LUẬN

Có một lần, tôi tham dự một cuộc hội nghị, chủ đề là: “Sự ảnh hưởng của Phật giáo đối với xã hội.” Riêng cá nhân tôi cảm thấy: Lấy Phật pháp cải tạo lòng người, đây tức là sự ảnh hưởng lớn nhất ! Đem thân phận người xuất gia của tôi mà nói, tôi thấy không nhất định cần phải đi ra ngoài làm một số công việc, như thế mới có thể giúp ích xã hội; mà là, đem quan niệm đúng đắn đến với mọi người, ảnh hưởng đến người người để họ đều có quan niệm đúng đắn. Giống như hiện nay chúng ta bàn thảo đến chuyên đề phá thai, đây là một sự thật nghiêm trọng đã tồn tại trong xã hội rồi, nếu như người người có quan niệm đúng đắn thì sẽ giúp cho rất nhiều sinh mạng. Cho nên, đem lại cho mọi người tri kiến (biết và thấy) đúng đắn, đây tức là một phần của sự hành trì Phật pháp vậy !

 

Gần Mực Thì Đen, Gần Đèn Thì Sáng

Hòa Thượng Tuyên Hóa

Nếu các em có bạn trai hay bạn gái khi còn quá nhỏ thì cuối cùng các em sẽ bị thương tổn. Cũng giống như cắt đi một cái mầm nhỏ trước khi nó được phát triển toàn diện. Có ích lợi gì?

Tất cả các em học sinh! Những ngày đẹp nhất trong cuộc đời là thời gian trước tuổi hai mươi; được xem là "thời vàng son". Thời gian này, các em chưa mất bản chất trong sáng hay Phật tính của các em. Trong thời gian này các em cũng dễ bị hoàn cảnh ảnh hưởng . Nếu các em gần những người tốt , thì các em sẽ trở thành tốt. Nếu các em giao du với những người không tốt, thì các em sẽ trở nên xấu. Đây là đạo lý "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.".

Nếu như gặp được thầy tốt bạn lành, các em sẽ học được học vấn thật sự, trở thành người có phẩm hạnh đoan chánh; trái lại, hễ gặp phải thầy bạn không tuân theo quy củ nề nếp học đường thì sẽ bị ảnh hưởng của họ, trở thành những kẻ không theo nề nếp trái với phong cách truyền thống đạo đức luân lý dân tộc. Các em nếu bị sơ ý vấp nhầm lỗi nhỏ thì sẽ thành con ngựa giở chứng phá đàn; còn nếu cố ý phạm phải tội lớn, thì sẽ trở thành phần tử hư hỏng thối nát của xã hội. Hãy đem lòng khắc ghi ! Tự tánh của các em vốn trong trắng thuần khiết như mảnh vải trắng tinh, hễ tiêm nhiễm hư đốn thì trở thành xám tối, tiêm nhiễm vẫn đục tồi bại sẽ biến thành màu vàng hoen ố . Các em đang được học tập trong hoàn cảnh ưu tú, tương lai nhất định phải làm người có lợi ích cho xã hội, cải thiện xu hướng nề nếp xã hội, phải có tinh thần biết hy sinh cái tự ngã nhỏ bé của cá nhân mình để hoàn thành cái đại ngã rộng lớn của tất cả đại chúng trong toàn thể xã hội cùng nhân loại và chúng sanh trong mười phương pháp giới.

Điều quan trọng nhất là nữ sinh không nên đi tìm bạn trai, và nam sinh không nên tìm kiếm ban gái. Mỗi một em học sinh phải giữ cương vị phái tính của mình về vấn đề giao tiếp bạn bè. Không phải là các em không được có bạn trai hay bạn gái; tuy nhiên các em gái nên đợi đến khi hai mươi tuổi và các em trai nên đợi đến hai mươi lăm tuổi mới nên có bạn trai hay bạn gái. Làm được như vậy, các em sẽ không bị thương tổn. Nếu trẻ em đi tìm bạn khác phái trước khi cơ thể trưởng thành thì cuối cùng sẽ bị thương tổn. Vì thế dù cho các em muốn lập gia đình, các em nên đợi cho đến lúc các em được hai mươi hay hai mươi lăm tuổi.

Vì lý đó này tại Vạn Phật Thánh Thành trường nam và truờng nữ được tách biệt. Các em không nên lén lút tìm kiếm bạn trai hay bạn gái. Nếu tôi biết được rằng các em làm như vậy, thì các em sẽ bị đuổi. Các em nên để ý về điều này.

Tôi không ngăn cấm các em có bạn trai hay bạn gái. Điểm muốn nói ở đây là nếu các em tìm kiếm bạn trai hay bạn gái trước khi trưởng thành thì các em sẽ không thể là học sinh giỏi hay là con người tốt. Các em mỗi người nên là một học sinh giỏi và là một con người tốt để các em có thể làm những điều ích lợi trong tương lai. Nếu các em có bạn trai hay bạn gái khi còn quá nhỏ thì các em cuối cùng sẽ bị thương tổn. Cũng giống như cắt đi một cái mầm nhỏ trước khi nó được phát triển tòan diện – nó sẽ vô dụng và cuối cùng chỉ là cỏ dại. Nếu để cho những khao khát tình dục phát triển qu sớm, các thế hệ kế tiếp sẽ trở nên tệ hại hơn. Để lựa ra những hạt giống xuất sắc để trồng trot, chúng ta phải đợi cho đến khi cây trưởng thành; cỏ dại thì chỉ là vô dụng. Tương tự như vậy, nếu các em hẹn hò với người khác phải khi còn quá nhỏ thì những hành động như vậy thật quá hấp tấp!

Trẻ em trong quốc gia này luôn xem vô tuyến truyền hình (ti vi). Chúng xem vô tuyến truyền hình nhiều đến nỗi biết đi tìm bạn trai hay bạn gái khi mới bảy hay tám tuổi. Điều này thật vô cùng nguy hại. Trong tương lai, nếu khuynh hướng này tiếp tục, đất nước này sẽ không có những kẻ tài năng. Tại sao lại như vậy? Vì mọi người đều hoàn toàn lầm lẫn.

Mười Hai Nhân Duyên

Hòa Thượng Tuyên Hóa Lược Giảng

(Trích trong “Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh Phi Đài Tụng Kệ” )

“Mười Hai Nhân Duyên” cho chúng ta biết "Chúng ta chết như thế nào là tùy thuộc vào cách sống của chúng ta.".

Một đoạn trong Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh "... không vô mình hay diệt tận vô mình, cho đến không già chết hay diệt tận của già và chếr (vô vô mình diệc vô vô mình tận nãi chí vô lão tử diệc vô lão tử tận.)" là nói đến Mười Hai Nhân Duyên. Mười Hai Nhân Duyên là lý do con người ờ trong chu kỳ sanh từ bất tận. Chuỗi Mười Hai Nhân Duyên bao gồm: Vô Minh là duyên (tạo điều kiện) cho Hành (hành động), Hành là duyên cho Thức, Thức là duyên cho Danh Sắc, Danh Sắc là duyên cho Lục Nhập (tức là sáu giác quan), Lục Nhập là duyên cho Xúc, Xúc duyên Thọ, Thọ duyên Ái (ưa thích, ham muốn), Ái duyên Thủ, Thủ duyên Hữu, Hữu duyên Sanh, Sanh duyên Lão Tử.

"Vô Minh" là gì? "Vô Mình" là sự thiếu hiểu biết . Trong ngôn ngữ hàng ngày thi gọi là " bị lẫn lộn". Nghĩa là quý vị không hiểu rõ cái thật. Vì quý vị bị lẫn lộn và không hiểu rõ nên mới có những sinh hoạt mê lầm sai trái. "Sinh hoạt sai lầm" trong ý nghĩa này là quý vị làm những điều mà đáng lý không nên làm. Những sinh hoạt sai lầm này đưa đến nhận thức giả tạo hay là ý thức. Ý thức dẫn đến lầm lẫn danh và sắc. Lầm lẫn danh sắc đưa đến lầm lẫn lục nhập. Bởi con người có sáu giác quan, dữ kiện bên ngoài đưa vào cơ thể và trí óc qua sáu giác quan này. Từ lầm lẫn thâu nhận của giác quan, khởi sanh lầm lẫn tiếp xúc. Khi có lầm lẫn tiếp xúc thì người ta muốn lầm lẫn cảm thọ. Từ lầm lẫn cảm thọ sanh ra lầm lẫn yêu thương hay ham muốn. Từ lầm lẫn ham muốn, nảy sanh lầm lẫn nắm bắt. Một khi có lầm lẫn nằm bất, thì có lầm lẫn thành. Từ lầm lẫn thành, người ta lại sanh. Từ sanh mà có già và chết.

Những nhân duyên này khởi đầu từ vô mình hay lầm lẫn. Vì con người mê lầm từ đầu, nên mê lầm đến cuối; họ mê lầm trôi lăn từ đời này đến đời kế, và đến đời kể họ vẫn lầm mê. “Mười Hai Nhân Duyên” bắt đầu từ trạng thái tâm mê muội, và giải thích nguyên nhân làm chúng ta mê muội. Tiếc thay, người đời thường không hiểu được đạo lý này. Trong khi thật sự “Mười Hai Nhân Duyên” dạy chúng ta rằng: "Chúng ta chết như thế nào là tùy thuộc vào cách sống của chúng ta.”. Không may, vì người đời không hiểu rõ, họ đã làm ngược lại đạo lý này. Kết quả là những vấn đề rắc rối của họ càng ngày càng lớn hơn đến nỗi họ mang thai. Lúc đó vấn để sẽ càng rắc rối hơn nữa khi thay vì sanh đẻ đứa bé, họ lại phá thai khi thai nhi chỉ mới được vài tháng.

Các dục vọng của con người, dù đó là ham muốn về thức ăn hay tình dục, do đâu mà ra? Tất cả đều là sản phẩm của vô mình. Vô mình chỉ là một tên khác của mê lầm. Khi niệm tưởng phát khởi, một mong muốn hành động liền theo sau. Vì có vô minh, nên có sinh họat tình dục. Những sinh họat tình dục mê lầm bắt nguồn từ trạng thái bị mê lầm, đây là "Vô Minh duyên Hành". Khi có hoạt động mê lầm thì ý thức mê lầm khởi sanh, và khởi sự tạo nên sự phân biệt mê lầm. Ý thức này còn được gọi là "thân trung ấm" (là thân hiện hữu trong khoảng giữa từ lúc chết đến khi có thân kể tiếp). Khi người đàn ông và đàn bà quan hệ tình dục, nếu thân trung ấm này có những nhân duyên liên hệ gia đình với hai người này, thì thân trung ấm này sẽ tìm cách sanh trở lại làm con của họ. Mối duyên ràng buộc giữa ý thức của thân trung ấm và hai người đang quan hệ tinh dục đó mạnh đến nỗi dù xa cả hàng ngàn hay hàng vạn dậm, và dù chỉ có một đốm sáng nhỏ nhoi phát ra bởi hai người lúc quan hệ tình dục, thân trung ấm sẽ thấy ánh sáng đó và sẽ đến chỗ hai người đó để trở thành bào thai trong lòng mẹ. Do đó mới nói rằng "Hành duyên Thức".

“Thức duyên Danh Sắc ". Câu này có nghĩa khi bào thai trở nên hiện hữu thì có "danh xưng và hình tướng". "Danh" chỉ bốn uẩn thọ, tưởng, hành, thức, trong khi sắc là nói đến sắc uẩn. Bốn trong năm uẩn (tức là thọ, tưởng, hành, thức) hiện hữu từ lúc trong lòng mẹ nhưng chỉ là những danh xưng; chưa thành hình. Khi hài nhi được sinh ra, tất cả năm uẩn (tức là danh và sắc) đều đầy đủ, sáu giác quan hay nơi để cảm nhận (mắt, tai, mũi, lưỡi, xúc giác và ý) cũng vậy.

Đây gọi là “Danh Sắc duyên Lục Nhập". Sáu cơ quan cảm nhận nầy cùng với sáu đối tượng của cảm nhận (hình sắc, âm thanh, mùi vị, cảm giác xúc chạm, và đối tượng tâm thức) là khởi sanh ý thức về cái thấy, cái nghe, mùi, vị, xúc chạm và ý nghĩ. Khi tất cả sáu cơ quan cảm nhận hiện hữu đầy đủ, đứa bé bắt đầu biết liên hệ tiếp xúc với ngọai cảnh Vì thế, nên mới nói: "Lục Nhập duyên Xúc". Sau khi có sự tiếp xúc, đứa bé bắt đầu có cảm giác thọ nhân tiếp xúc; ví thế "Xúc duyên Thọ". Khi có cảm thọ, lòng yêu thích phát khởi (như là ưa thích hoàn cảnh vui sướng dễ chịu, và ghét hoàn cảnh không vừa ý). Vì thế, "Thọ duyên Ái (ưa thích)”. Sau khi sự ưa thích khởi sanh, đứa bé mong muốn để tìm kiếm và nắm bắt những gì nó thích. Vì thế " Ái duyên Thủ (nắm bắt)". Sau khi đã sở hữu cái mình ham muốn, việc nắm bắt sở hữu nầy đưa đến sự hình thành (trong dục giới, sắc giới hay vô sắc giới). Vì thế gọi là "Thủ duyên Hữu". Bước kế tiếp là " Hữu duyên Sanh "; nghĩa là do sự nắm bắt và bám chấp, lại có sự tiếp tục tái sinh. Sau cùng " Sanh duyên Lão Tử (già và chết)". Sau khi Sanh thì sẽ đến Già và Chết . Toàn bộ diễn trình này là vòng quay "Mười Hai Nhân Duyên”.

Nếu không có Vô Minh thì sẽ như thế nào? Thì sẽ không có Hành (sinh hoạt). Nói một cách khác, khi Vô Minh bị tiêu diệt, thi Hành bị tiêu diệt. Khi Hành bị tiêu diệt thì Thức bị tiêu diệt. Khi Thức bị tiêu diệt thi Danh Sắc bị tiêu diệt. Khi Danh Sắc bị tiêu diệt thì Lục Nhập bị tiêu diệt. Khi Lục Nhập bị tiêu diệt thi Xúc bị tiêu diệt. Khi Xúc bị tiêu diệt thi thì Thọ bị tiêu diệt. Khi Thọ bị tiêu diệt thì Ải bị tiêu diệt. Khi Ải bị tiêu diệt thị Thủ bị tiêu diệt. Khi Thủ bị tiêu diệt thì Hữu bị tiêu diệt. Khi Hữu bị tiêu diệt thì Sanh, Lão và Tử đều bị tiêu diệt. Đó là cách để chấm dứt chu kỳ Mười Hai Nhân Duyên. Do đó mới nói rằng: “Không vô minh tận vì tự tánh không”.

Khi tất cả mười hai nhân duyên liên hệ lẫn nhau nầy ngưng hiện hữu thì giống như bầu trời trong vắt xa thắm vạn dậm, giống như ánh trăng vằng vặc phản chiếu trên mặt nước trong. Nếu quý vị thật sự hiểu thấu đáo “Mười Hai Nhân Duyên” thì sẽ thấy giống như uống nước, khi quý vị khát nước và uống nước vào, thì quý vị sẽ tự mình biết được là nước đó nóng hay lạnh. Nếu quý vì không thật sự dụng công để tu hành và tỉnh ngộ hiểu được đạo lý “Mười Hai Nhân Duyên” thì thật vô dụng dù cho quý vị có nói rằng “Ồ, Mười hai nhân duyên là tất cả đều không, không, không!".