Friday, November 20, 2009

PHƯƠNG PHÁP THỞ LÀM HẠ ÁP HUYẾT SAU 5 PHÚT .


Vì nhận thấy rằng bệnh Cao áp huyết không được theo dõi và kiểm soát thường xuyên mỗi ngày, sẽ đem lại hậu quả tai biến mạch máu não gây tử vong hoặc tê liệt bán thân bất toại cho nhiều người, đã làm cho mọi người phải lo lắng sợ hãi, nên chúng tôi đã nghiên cứu và thực tập thành công một phương pháp thở làm hạ áp huyết sau 5 phút để cống hiến cho qúy vị bệnh nhân bị bệnh cao áp huyết trên toàn thế giới biết cách kiểm soát được áp huyết của mình ngỏ hầu thoát khỏi được căn bệnh nan y này.

1-. Cách tập thở và dụng cụ cần thiết trong khi tập :

Chúng ta cần một máy đo áp huyết (hiệu microlife tiện lợi hơn), một cây đèn cầy (nến):

Qúy vị ngồi vào bàn, đặt đèn cầy được thắp sáng, cách 60cm. Dùng máy đo áp huyết bên tay trái, đo áp huyết trước khi tập thở ( thí dụ áp huyết đo được 185/120mmHg).

Tắt máy và giữ nguyên máy đo ở tay. Hai tay đặt trên bàn tự nhiên, người ngồi trong tư thế thoải mái. Tưởng tượng cây đền cầy đang cắm trên bánh sinh nhật trong một bữa tiệc mà mọi người khách đang ngồi chung quanh.

Chúng ta thở hơi ra đều đặn, đủ để thổi cho ngọn lửa đèn cầy lung lay liên tục như gặp gió nhưng không tắt, và tập hơi thở làm sao mà không cố sức, bụng không gò cứng, không nâng ngực, nâng vai, nhất là không cho mọi người biết là mình đang thổi ngọn đền cầy. Khi thổi vào ngọn đèn cầy khoảng 6-10 hơi, thì bắt đầu bấm máy đo áp huyết, rồi vẫn tiếp tục thổi hơi ra đều đều cho đến khi máy ngưng, xem áp huyết xuống được bao nhiêu, nếu thở đúng, áp huyết sẽ xuống ngay ( thí dụ 120/70mmHg), thở chưa đúng lắm, áp huyết xuống chậm (thí dụ 170/100mmHg hoặc 160/100mmHg).

Tắt máy đo, lập lại cách thở như trên một lần nữa rồi đo lại, áp huyết sẽ xuống tiếp ( thí dụ 140/90mmHg). Tắt máy đo, lập lại lần thứ ba, áp huyết sẽ xuống đến mức lý tưởng của người không bị bệnh ( thí dụ 120/80mmHg).

Nếu cứ tiếp tục thở như trên, có thể áp huyết xuống thấp nhất dưới 100/60mmHg, nhưng có một điều lạ chỉ hơi choáng váng, rồi không cần tập thở nữa, đo lại áp huyết sẽ giữ ở mức trung bình, thí dụ như 120/75mmHg chẳng hạn, nó không bị nguy hiểm giống như trường hợp uống thuốc bị tụt áp huyết làm mệt chóng mặt xây xẩm.

2-. Trên đây là phương pháp căn bản để hướng dẫn qúy vị biết cách tập thở làm hạ áp huyết sau 5 phút tập luyện. Đã có người hỏi tôi rằng, áp huyết được ổn định bao lâu, nếu không uống thuốc áp huyết lên lại thì sao ? Để tránh tình trạng áp huyết lên trở lại, chúng ta không cần phải tập một ngày 2-3 lần với máy đo, với đèn cầy nữa, mà khi đi, đứng, nằm, ngồi, làm việc, bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, thay vì khi chúng ta vui vẻ chúng ta huýt sáo, thì chúng ta tập thổi hơi ra suốt ngày, đó là cách tập thở khí công, chứ không cần phải đợi khi áp huyết lên cao mới tập thở, được như thế, áp huyết của qúy vị lúc nào cũng được ổn định, tránh được bệnh căng thẳng thần kinh (stress), nhức đầu, chóng mặt, đi lảo đảo, đau nhức chân tay, đau cổ gáy vai, mất ngủ, ăn uống không tiêu, táo bón. Cuối cùng, cũng xin qúy vị nên tham khảo với bác sĩ gia đình của mình để xem có cần uống thuốc hay thay đổi liều thuốc hay không để tránh bị phản ứng phụ của thuốc.

3-. Nguồn gốc của phương pháp làm hạ áp huyết sau 5 phút, được rút ra từ kinh nghiệm văn hóa cổ truyền Việt Nam. Khi những người dân quê thổi bếp lửa để nấu cơm, họ nhóm lửa và thổi lửa làm sao cho ngọn lửa mau cháy nhanh, và thổi 20-30 hơi không bị mệt, đó chính là cách làm hạ áp huyết, cho nên họ không bao giờ bị bệnh cao áp huyết. Nếu qúy vị không biết tập thổi ngọn đèn cầy, qúy vị thử thổi mạnh 20-30 hơi như những người thổi bếp lửa thì áp huyết cũng xuống dưới mức bình thường ngay, nhưng sau đó nhịp tim sẽ đập rất mạnh trên 100, xuất mồ hôi trán và xây xẩm, còn tập thở khí công là một phương pháp luyện hơi thở nhẹ nhàng đều đặn, có lợi ích tăng cường sức khỏe, tăng hồng cầu và sức đề kháng của cơ thể hơn là những người không tập luyện.

Đây là một món qùa Việt Nam dành cho qúy vị bị bệnh cao áp huyết trên toàn thế giới, chúc qúy vị tập luyện có kết qủa, và không còn sợ hãi bị bệnh cao áp huyết nữa. Nếu qúy vị nhận thấy phương pháp này có lợi ích thiết thực cho nhiều người, xin qúy vị vui lòng hướng dẫn cho những vị trong Hội Cao Niên, Hội Rồng Vàng, Hội Người Gìa, hoặc dịch ra các ngôn ngữ địa phương nơi qúy vị cư ngụ, để truyền bá phổ biến rộng rãi trên báo chí cho mọi người, đó cũng là một công tác từ thiện cứu người vậy.

Dù xây chính bậc phù đồ, Không bằng làm phước cứu cho một người.

Thầy Đổ Đức Ngọc ( Y học khí công Việt Nam )

Đối với người tu tịnh độ, hóa giải xung đột vô cùng quan trọng - Hóa giải xung đột gia đình .

Hiện tượng không hoà thuận trong gia đình rất phổ biến, vợ chồng bất hòa, xung đột thường xảy ra. Nguyên nhân do đâu? Do quan niệm mình đúng, người khác không đúng; cả hai đều nhìn thấy không đúng của đối phương thì làm sao có thể hòa thuận. Trước khi kết hôn, chúng ta thường nhìn người yêu với con mắt lý tưởng hóa, mọi thứ thuộc về người đó đều đẹp, đều vừa mắt, nhờ vậy mới có thể đi đến kết hôn. Đó là trạng thái tâm lý trước hôn nhân. Tuy nhiên, nếu vĩnh viễn nghĩ đối phương là đúng, là tốt, khi có mâu thuẫn, chúng ta dành phần sai về mình, cam kết sửa đổi thì gia hòa vạn sự hưng. Ghi nhớ cái tốt của người mới có thể hòa thuận, có thể hóa giải xung đột, và thực sự xúc tiến an định hòa bình. Gia đình là tế bào của xã hội, là tổ chức cơ bản nhất. Nhà nhà hòa thuận thì xã hội hòa thuận, đất nước giàu mạnh. Mọi người đều phản tỉnh, đều biết khuyết điểm ở chính mình. Nói người khác sai chính là sai lầm to lớn. Ngày nay, đa số chúng ta phạm phải sai lầm này. Người khác làm gì có sai lầm, đạo lý này hiếm người hiểu được, chỉ có Phật Bồ Tát hiểu. Vì sao nói người khác thảy đều không có lỗi? Vì sai ở ngay chính chúng ta.

Cảnh tùy tâm chuyển”, tâm là tâm của chính mình, bên ngoài là cảnh giới tùy theo tâm mình mà thay đổi. Bên ngoài bất thiện do tâm ta bất thiện, chính ta chuyển cảnh giới thành bất thiện. Khi tâm thiện rồi, cảnh giới bên ngoài chẳng phải thiện hết rồi sao? Cho nên hãy nghĩ lại xem sai là do đâu, sai ở chính mình do phiền não tập khí khởi hiện hành. Giới-Định-Huệ không khởi hiện tiền, đức Phật thường giảng trong đại kinh “tất cả chúng sinh đều có trí tuệ đức tướng của Như Lai”, trí tuệ đức tướng của chúng ta không thể hiện bày, do tham sân si mạn, tự tư tự lợi,… khởi hiện hành làm cho con người xảy ra xung đột, còn nếu là trí tuệ đức hạnh tướng hảo thì sẽ không xảy ra xung đột lẫn nhau. Vì chính tâm chúng ta không tốt, trong tâm có tự tư tự lợi, có danh vọng lợi dưỡng, có tham sân si mạn, có năm dục sáu trần, nên sai lầm lớn là ở chính mình. Trong kinh giáo đại thừa đức Phật thường nói: “trong tự tánh thảy đều không có”. Đại sư Huệ Năng là người khai ngộ, trong đàn kinh ngài cũng nói “vốn dĩ không một vật, chỗ nào dính bụi trần”. Trong tâm thanh tịnh, trong chân như bổn tánh của chính mình không hề có thứ gì, trong sạch thuần khiết, chỉ có trí tuệ, đức tướng. Mê mất đi tự tánh của chúng ta, đem trí tuệ biến thành phiền não, đem đức năng biến thành ác trược, việc xấu nào cũng làm, đem tướng hảo biến thành thô xấu, biến thành đời ác năm trược, biến thành ba cõi sáu đường, do đâu mà ra? Do chính chúng ta biến hóa ra. Tự mình biến ra, tự mình hưởng thọ, thì còn có thể trách ai.

Cho nên nói sai là hoàn toàn sai ở chính mình. Thực tế hiện tại mọi người đều sai, cả thế gian đều sai. Do đó người giác ngộ rất khổ, người giác ngộ không thể cứu nổi thế gian. Tuy nhiên người giác ngộ có thể cứu chính mình, chúng sinh mê hoặc cùng với người giác ngộ bất hòa, người giác ngộ có thể hòa thuận với chúng sinh mê hoặc, vì người giác ngộ không tranh với họ. Họ muốn tiền, chúng ta đưa tiền, muốn danh đưa danh, muốn thứ gì, ta cho thứ đó. Chúng ta không mong cầu thì không xảy ra xung đột. Vì cả hai cùng tham cầu nên mới xảy ra xung đột. Người mê cho rằng nếu không tranh thì không được, người trí hiểu rõ nhường nơi này, thì lại được ở nơi kia, có khi còn được nhiều hơn cái đã cho. Càng xả càng được nhiều, không cần phải cầu. Đó là đạo lý đức Phật đã dạy nhưng đáng tiếc, chúng sinh lại không tin.

Pháp Sư Tịnh Không
Cẩn Dịch: Vọng Tây Cư Sĩ

Cảnh Giới Thiền ( cố lão hòa thượng Tuyên Hóa )



Ngồi Thiền, ngồi tới lúc trong không có thân tâm, ngoài không có thế giới, xa gần đều trống rỗng thì mới đạt đến chỗ không có ngã-tướng, không có nhân-tướng, không có chúng-sinh-tướng, không có thọ-giả-tướng; cũng là lúc "tâm quá khứ không có, tâm hiện tại không có, tâm vị lai cũng không có." Ðạt tới cảnh giới này chưa phải là đắc được công phu thật sự, cũng chẳng có gì đặc biệt đâu. Dù quý vị ngồi được một giờ, hay ngồi được mười giờ, nhẫn đến ngồi suốt một tháng, mười tháng, đó chẳng qua là công phu của quý vị có được chút ít tương ưng, chỉ mới được chút ít cảnh giới khinh an mà thôi. Trải qua cảnh giới nhẹ nhàng khinh an, cứ tiếp tục tham Thiền thì quý vị sẽ nhập cảnh giới Sơ-Thiền.

Sơ-Thiền-Thiên gọi là "Ly Sanh Hỷ Lạc Ðịa," tức là cảnh giới xa rời những lạc thú của chúng sanh. Tại cảnh giới "Ly Sinh Hỷ Lạc Ðịa, quý vị rất mau nhập Ðịnh. Trong lúc nhập Ðịnh, hơi thở sẽ ngừng hẳn-không ra không vào, không đi không đến-giống như con rùa tới mùa đông thì rụt đầu vào mu, đình chỉ sự hô hấp bên ngoài, song sự hô hấp ở bên trong vẫn tiếp tục. Ðó là hiện tượng "đông miên." Người tham Thiền, khi nhập Ðịnh thì ngừng thở, nhưng khi xuất Ðịnh thì vẫn hít thở như thường. Quý vị hãy chú ý! Tới cảnh giới này quý vị chớ khởi vọng niệm: "A! Ngừng thở rồi!" Khi vọng niệm ấy nảy sinh thì hô hấp sẽ tiếp nối ngay. Do đó không thể thiếu cảnh giác, bằng không quý vị sẽ lỡ mất cơ hội và phải làm lại từ đầu.

Từ Sơ-Thiền, nếu quý vị tinh tấn tu tập thì sẽ nhập Nhị-Thiền. Nhị-Thiền-Thiên gọi là "Ðịnh Sanh Hỷ Lạc Ðịa," tức là trong cảnh giới Ðịnh, niềm hỷ lạc sanh khởi. Nên có câu:

Thiền duyệt vi thực, Pháp hỷ sung mãn.

(Thiền vị là thức ăn, sung mãn niềm vui Pháp.)

Nhập cảnh giới này, chẳng những ngừng thở, mà tim cũng ngừng đập. Mạch tim chỉ ngừng chớ không phải dứt hẳn, nên khi xuất Ðịnh sẽ trở lại bình thường.

Từ Nhị-Thiền, nếu quý vị tiến tu thì nhập Tam-Thiền. Tam-Thiền-Thiên gọi là "Ly Hỷ Diệu Lạc Ðịa," nghĩa là xa rời mọi sự hoan lạc thô thiển, chỉ còn niềm vui vi tế, vô cùng vi diệu. Nhập cảnh giới Ly Hỷ Diệu Lạc Ðịa, thì không những hơi thở ngừng, tim hết đập, mà ý niệm cũng dứt hẳn, hệt như một người chết vậy. Lúc ý niệm dứt thì mọi vọng tưởng mông lung cũng dứt.

Khi hơi thở ngừng lại máu huyết hết dưỡng khí nên sự tuần hoàn cũng đình chỉ, do đó tim cũng không đập, không còn có mạch nữa. Lúc ấy tạp niệm chẳng còn. Giả sử hơi thở là gió, mạch là sóng, mà ý niệm là nước-nếu gió im thì sóng lặng, nước tự nhiên yên tịnh. Ðó chính là đạo lý "giớ ngừng, sóng lặng" vậy. Ðây là tác dụng tạm thời lúc nhập Ðịnh chứ không phải là dứt hẳn như khi chết. Lúc nào muốn phục hồi hơi thở hay mạch đập thì chúng lại hoạt động bình thường.

Từ Tam-Thiền mà tinh tấn tu Thiền-định thì nhập cảnh giới Tứ-Thiền. Tứ-Thiền-Thiên gọi là "Xả Niệm Thanh Tịnh Ðịa," nghĩa là xả bỏ niềm vui vi diệu của Tam-Thiền, tâm niệm thanh tịnh. Hơi thở ngừng, huyết mạch ngừng, ý niệm ngừng; song cảnh giới ấy cũng phải xả bỏ luôn thì lúc đó bản tánh Chân-như thanh tịnh mới hiện tiền. Cảnh giới này, quý vị chớ nghĩ lầm là xuất sắc hay đặc biệt, bất quá chỉ là ở cõi Tứ-Thiền mà thôi, chưa phải là cảnh giới chứng đắc Ðạo-quả. Ðây vẫn còn là địa vị phàm phu, bởi vì dục vọng chưa đoạn tuyệt. Từ cảnh giới này, nếu quý vị tu phép Tà-định của ngoại đạo thì sẽ nhập Vô Tưởng Thiên, thọ hưởng cảnh giới vô cùng an lạc. Nhưng nếu quý vị tu phép Chánh-định thì sẽ nhập Ngũ Bất Hoàn Thiên, tức là cảnh giới của bậc chứng quả.

Nếu chứng được Sơ-quả A-la-hán, tức là quả vị Tu-đà-hoàn, thì không những khi nhập Ðịnh không còn vọng niệm, mà khi đi đứng nằm ngồi đều chẳng có vọng tưởng, chẳng có chấp trước. Ðạt được Sơ-quả thì chỉ mới đoạn được tám mươi tám phẩm kiến-hoặc (sự mê mờ do cái thấy) trong Tam-giới mà thôi. Hãy còn bảy vòng sinh tử nữa, chứ chẳng phải chứng Sơ-quả là nhập Niết-bàn được đâu. Lúc chứng được Sơ-quả, bất luận là gặp cảnh giới gì cũng không bị dao động, "đối cảnh vô tâm" (gặp cảnh, không khởi tâm tưởng), duy chỉ có Ðạo-tâm, chuyên nhất tu Thiền. Giả như cảnh giới bên ngoài có trang nghiêm, đẹp đẽ ra sao, như là gái đẹp, trai bảnh, cũng không thể làm cho tâm quý vị dao động. Lúc bấy giờ quý vị cũng chẳng tham tiền, tham sắc, tham danh, tham ăn, hay tham ngủ nữa. Mọi thứ đều không tham thì mới có thể gọi là chứng quả. A-la-hán Sơ-quả đi không gây ra tiếng động bởi vì chân họ cách xa mặt đất ba phân. Vì sao vậy? Vì thánh-nhân đắc quả có lòng từ bi, sợ rằng sẽ đạp chết các côn trùng nhỏ, nên mới đi trong hư không.

Quý vị hãy chú ý! Không được tự xưng là đã chứng ngộ khi chưa chứng ngộ, hay là đã đắc quả khi chưa đắc quả. Như thế là phạm giới vọng ngữ, tương lai phải đọa địa ngục kéo lưỡi. Tôi phải nói trước cho quý vị rõ, còn tin hay không là tùy ở quý vị. Trong số Phật tử có kẻ chưa khai ngộ mà cứ tự rêu rao là đã khai ngộ, đó là hành vi không thể chấp nhận được. Dù thật quý vị đã khai ngộ, quý vị cũng không nên khoe khoang: "Tôi khai ngộ rồi! Tôi có Ngũ-Nhãn Lục-Thông rồi nè!" Quý vị chớ tự tuyên truyền, tự mình quảng cáo cho mình; vì như thế thật chẳng có ý nghĩa gì cả.

Ngay cả Phật và Bồ-tát, các Ngài cũng không tự tuyên truyền, tự quảng cáo. Nếu có ai biết vị này là Bồ-tát hay vị kia là Phật hóa thân thị hiện ở thế gian, thì các Ngài liền biến mất. Ðời Ðường có hai vị Ðại-sư, một vị là Hàn Sơn, một vị là Thập Ðắc. Hàn Sơn là hóa thân của Ðức Văn Thù Sư Lợi Bồ-tát, còn Thập Ðắc là hóa thân của Ðức Phổ Hiền Bồ-tát. Cả hai ngài Hàn Sơn và Thập Ðắc vốn là quý vị đồng tu rất thân với nhau. Ngài Thập Ðắc khi còn thơ ấu được Phương-trượng Phong Can đem về Chùa Quốc Thanh nuôi nấng và dạy bảo. Ngài Thập Ðắc chuyên việc nấu nước trong nhà trù và mỗi ngày góp nhặt đồ ăn thừa cho vào ống trúc đem cúng dường ngài Hàn Sơn. Ngài Hàn Sơn thì ngụ ở động Nguyệt-quang trên núi Thiên-thai, mỗi ngày tới Chùa Quốc Thanh nhận đồ thừa để ăn. Hai ngài tâm đồng ý hiệp, thường cười đùa bỡn cợt với nhau, nên cả chùa ai cũng cho các ngài là hai người điên, chẳng ai đếm xỉa gì đến họ cả. Không ai biết rằng hai ngài là Bồ-tát hóa thân, du hý ở nhân gian để cứu độ những chúng sanh cần được độ.

Một hôm, quan Thái-thú Lã Khưu Yên tới gặp Hòa-thượng Phong Can và hỏi rằng: "Thưa Thiền-sư, trong quá khứ chư Phật và Bồ-tát thường hóa thân tới thế giới này, vậy thời nay chư Phật và Bồ-tát có còn hóa thân tới cõi này nữa hay không?"

Ngài Phong Can đáp: "Có chớ! Bất quá ngài không nhận ra mà thôi. Bây giờ tại Chùa Quốc Thanh núi Thiên-thai, vị Thầy chuyên nấu nước ở nhà trù chính là Phổ Hiền Bồ-tát đấy. Thầy có một người bạn là Hàn Sơn, tức là Văn Thù Bồ-tát. Sao ngài nói chẳng có ai?"

Lã Thái Thú nghe xong rất vui mừng, bèn đi gấp đến Chùa Quốc Thanh để đảnh lễ hai vị Bồ-tát Hàn Sơn và Thập Ðắc.

Thầy Tri-khách Chùa Quốc Thanh thấy quan Thái-thú đến viếng thì ân cần tiếp đãi. Nhưng khi nghe vị quan này muốn gặp Hàn Sơn và Thập Ðắc thì ngạc nhiên vô cùng, chẳng biết vì sao ông ta lại muốn gặp hai người điên này. Tuy không hiểu được lý do, Thầy cũng dẫn quan Thái-thú tới nhà trù. Bấy giờ đúng lúc hai ngài Hàn Sơn và Thập Ðắc đang cười nói bô bô như hai kẻ điên khùng khiến ai cũng nực cười. Nhưng Lã Thái Thú vô cùng cung kính đảnh lễ hai Ngài, rồi cũng hết sức cung kính thưa: "Ðệ tử là Lã Khưu Yên xin thỉnh cầu quý Ðại Bồ-tát từ bi dạy bảo cho kẻ mê muội này!"

Ngài Thập Ðắc hỏi: "Ông làm gì thế?"

Thái-thú đáp: "Con nghe Hòa-thượng Phong Can dạy rằng hai Ngài là hóa thân của Ðức Văn Thù và Ðức Phổ Hiền. Bởi vậy con đặc biệt tới đây để xin đảnh lễ và khẩn cầu quý Ngài khai thị cho con."

Ngài Thập Ðắc nghe xong thì vừa thụt lùi vừa nói: "Ngài Phong Can nói nhảm! Ngài Phong Can nói nhảm! Ngài Phong Can là hóa thân của Ðức A Di Ðà, sao không lạy Ngài mà lại tới đây quấy rầy chúng tôi?"

Nói xong thì chạy ra khỏi chùa, lên tới động Nguyệt-quang núi Thiên-thai rồi, cả hai ngài nhập vào vách đá. Thái-thú thấy vậy vô cùng thất vọng bởi vì hai vị Bồ-tát đã ẩn mình trong vách đá, không ra nữa. Ông ta nghĩ thầm: "Thôi hãy về lạy Ðức Di Ðà vậy!"; nhưng khi y về tới chùa thì mới hay Ngài Phong Can cũng đã viên tịch. Ðúng là "đang diện thác quá" (vuột mất cơ hội trước mắt). Cho nên có câu rằng:

"Ðối diện với Ðức Quán Thế Âm mà chẳng nhận ra được Ngài."

Trong Thiền-đường này cũng có Quán Thế Âm Bồ-tát, song tôi không thể tiết lộ cho quý vị biết được, để Ngài khỏi bị quý vị đuổi chạy mất!

(Thiền thất 12/1980)

Read more: http://giotphudu.blogspot.com/2009/03/canh-gioi-thien-co-lao-hoa-thuong-tuyen.html#ixzz0XKWNdI6G

Thursday, November 19, 2009

Poor Vs Rich