Người tu cần phải diệt trừ lòng sân hận, giận hờn, thù ghét, căm tức. Vì lòng sân có sức tác hại như lửa, nó thiêu đốt chủ nhân. Chúng ta hay nổi sân vì bị trái ý, bị người khác làm tổn thương, rồi từ đó ta ghim trong lòng. Cho nên mỗi lần gặp lại hay nghĩ đến người đó thì ta rất khó chịu, bực bội, và rất dễ nổi sân. Người khổ sở nhất là ta chứ không phải người kia. Muốn diệt trừ lòng sân, ngoài việc quán tâm từ, chúng ta cần thực tập thêm phép quán Tha thứ như sau: 1. Nếu tôi đã từng làm ai đau khổ và tổn thương bằng tư tưởng, lời nói hay hành động thì tôi xin tất cả hãy từ bi tha thứ cho sự si mê lầm lạc của tôi.2. Tôi xin mở lòng từ bi tha thứ cho những người, vì si mê lầm lạc, đã từng làm tôi đau khổ và tổn thương.3. Tôi xin tha thứ cho những điều lầm lẫn vụng dại của tôi và nguyện cố gắng sửa đổi.4. Cầu xin cho tất cả mọi người biết tha thứ cho nhau và không ôm ấp hận thù.
Câu thứ nhất xin người tha thứ cho ta, câu thứ hai ta tha thứ cho người, câu thứ ba ta tha thứ cho chính mình, và câu thứ tư ta cầu mong cho mọi người biết tha thứ lẫn nhau.
Ban đầu bạn học thuộc lòng bài thiền quán này và tập nhớ lại một cách tổng quát trong lúc ngồi thiền, sau đó bạn đi xa hơn vào chi tiết nghĩa là xét lại mình đã làm người nào đau khổ, người đó là ai ? Bạn đã làm tổn thương họ ra sao ? Bằng lời nói hay hành động ? Và sau cùng bạn thầm xin người đó tha thứ cho bạn.
Có người rất kiêu căng, ngạo mạn, nhiều khi biết mình có lỗi nhưng không chịu nhận lỗi và xin lỗi. Thực tập câu thứ nhất sẽ giúp cho họ bớt kiêu căng và thông cảm niềm đau của kẻ khác.
Có người biết nhận lỗi và xin lỗi nhưng trái lại hay ghim trong lòng những niềm đau nên khó bỏ qua hoặc tha thứ cho kẻ đã làm mình tổn thương. Thực tập câu thứ hai sẽ giúp cho họ mở tâm độ lượng bao dung.
Có người biết tha thứ cho kẻ khác một cách dễ dàng nhưng lại không tha thứ được cho mình mỗi khi lầm lỗi. Họ mang mặc cảm tội lỗi và tự trách móc mình như: tại sao tôi dở quá, tại sao tôi có thể làm những chuyện ngu si tồi bại như vậy, v.v... Thực tập câu thứ ba sẽ giúp cho họ biết thương yêu và tha thứ cho chính mình.
Câu thứ tư tập cho tâm mở rộng hướng đến tất cả chúng sinh.
Thực tập quán tha thứ thì tâm ta trở nên nhẹ nhõm, phiền não, bực tức tự động rơi rớt, và lòng thương sẽ mở rộng.
Thích Trí Siêu
http://trisieu.free.fr/phatphap/quanthathu.htm
Câu thứ nhất xin người tha thứ cho ta, câu thứ hai ta tha thứ cho người, câu thứ ba ta tha thứ cho chính mình, và câu thứ tư ta cầu mong cho mọi người biết tha thứ lẫn nhau.
Ban đầu bạn học thuộc lòng bài thiền quán này và tập nhớ lại một cách tổng quát trong lúc ngồi thiền, sau đó bạn đi xa hơn vào chi tiết nghĩa là xét lại mình đã làm người nào đau khổ, người đó là ai ? Bạn đã làm tổn thương họ ra sao ? Bằng lời nói hay hành động ? Và sau cùng bạn thầm xin người đó tha thứ cho bạn.
Có người rất kiêu căng, ngạo mạn, nhiều khi biết mình có lỗi nhưng không chịu nhận lỗi và xin lỗi. Thực tập câu thứ nhất sẽ giúp cho họ bớt kiêu căng và thông cảm niềm đau của kẻ khác.
Có người biết nhận lỗi và xin lỗi nhưng trái lại hay ghim trong lòng những niềm đau nên khó bỏ qua hoặc tha thứ cho kẻ đã làm mình tổn thương. Thực tập câu thứ hai sẽ giúp cho họ mở tâm độ lượng bao dung.
Có người biết tha thứ cho kẻ khác một cách dễ dàng nhưng lại không tha thứ được cho mình mỗi khi lầm lỗi. Họ mang mặc cảm tội lỗi và tự trách móc mình như: tại sao tôi dở quá, tại sao tôi có thể làm những chuyện ngu si tồi bại như vậy, v.v... Thực tập câu thứ ba sẽ giúp cho họ biết thương yêu và tha thứ cho chính mình.
Câu thứ tư tập cho tâm mở rộng hướng đến tất cả chúng sinh.
Thực tập quán tha thứ thì tâm ta trở nên nhẹ nhõm, phiền não, bực tức tự động rơi rớt, và lòng thương sẽ mở rộng.
Thích Trí Siêu
http://trisieu.free.fr/phatphap/quanthathu.htm