Tuesday, May 18, 2010
Sunday, May 16, 2010
Quan điểm Phật giáo về cơn giận
Sự tức giận, cơn thịnh nộ, sự phẫn nộ, dù gọi nó bằng cái tên gì thì nó vẫn xảy ra với tất cả chúng ta, ngay cả những người Phật tử. Bởi vì Phật tử vẫn còn là một chúng sinh và do đó thỉnh thoảng vẫn có tức giận. Đối với vấn đề này, Phật giáo dạy chúng ta làm gì khi giận hờn? | |||
Giận là một trong ba loại độc dược, hai thứ độc còn lại là tham lam và si mê. Đó là những nguyên nhân đưa con người ta tái sinh trong vòng luân hồi. Do đó, thanh lọc giận hờn là việc làm cần thiết trong việc thực hành Phật giáo. Hơn nữa, giận hờn không được xem là lý do chính đáng hoặc hợp lý. Tất cả sự giận hờn là sự trói buộc của nhận thức về giác ngộ. Song, nhiều bậc thầy có trình độ đều thừa nhận họ thỉnh thoảng có giận hờn, điều này có nghĩa là hầu hết chúng ta đều có giận hờn. Thế nhưng, chúng ta sẽ phải làm gì mỗi khi chúng ta giận? Trước tiên, phải thừa nhận mình đang giận Điều này nghe qua có vẻ như ngớ ngẫn, thế nhưng có bao nhiều lần bạn gặp một ai đó rõ ràng là họ đang giận nhưng họ khăng khăng cho rằng mình không giận hay không ? Có một vài lý do, một số người thừa nhận họ muốn ngăn ngừa cơn giận, rằng họ biết mình đang giận. Đây là không phải là một tinh xảo. Bạn không thể giải quyết một cách tốt đẹp điều gì nếu bạn không thừa nhận mình đang là như vậy. Phật giáo dạy về chánh niệm. Chánh niệm là sự biết rõ về những gì đang xảy ra. Khi chúng ta có cảm giác không hài lòng hoặc một cảm xúc phát sinh, đừng bao giờ đàn áp nó, chạy trốn khỏi nó, hoặc từ chối nó. Thay vì quán sát cơn giận và thừa nhận sự có mặt của nó. Hãy thành thật về chính bạn về những gì xảy ra là điều cần thiết. Điều gì làm cho bạn giận ? Thật quan trọng biết bao, khi chúng ta nhận thức được sự giận hờn được tạo nên chính mình. Nó không phải do người khác tạo nên. Chúng ta thường suy nghĩ rằng giận hờn là nguyên nhân chính được tạo nên bởi một cái gì đó bên ngoài chúng ta, như là người khác hoặc những sự kiện làm ta thất vọng. Thế nhưng, vị thầy dạy thiền đầu tiền của tôi lại thường nói : “Không có ai làm cho bạn giận hờn mà giận hờn được tạo nên bởi chính bản thân bạn” Phật giáo dạy cho chúng ta rằng giận giờn được tạo nên từ tâm bạn. Tuy nhiên, khi bạn giải quyết được sự giận hờn của chính mình, bạn sẽ trở nên minh mẫn. Cơn giận là một thách thức cho chúng ta nhìn sâu chính mình. Hầu hết các cơn giận phát sinh là do chúng ta muốn tự vệ, nó phát khởi từ những lo lắng không giải quyết được hoặc khi “cái tôi” chúng ta thúc giục. Khi người Phật tử nhận ra rằng nguyên nhân giận hờn xuất phát do cái “tôi”, sự sợ hãi gây ra và giận hờn không có thực thể, phù du và không thật. Chúng chỉ là những cảm xúc thường tình. Phải công nhận giận hờn đã làm hạn chế những hành động làm chủ của chúng ta, đồng thời tạo ra vô số những sai lầm cho mọi người chung quanh mình. Giận là sự bê tha Giận là cảm giác khó chịu nhưng lại là một hấp lực. Trong một cuộc phỏng với nhà báo Bill Moyer [1], Pema Chodron[2] cho rằng: “Giận là một lưỡi câu có thể móc dính bất thứ gì khi nó gặp. Đặc biệt khi bị dính mắc vào “cái tôi” (gần như trong vài trường hợp) thì chúng ta có thể bảo vệ cho cơn giận của chính mình. Chúng ta bào chữa cho nó và thậm chí còn nuôi dưỡng chúng’. Phật giáo dạy rằng cơn giận chưa bao giờ được chứng minh là đúng. Tuy nhiên, khi chúng ta tu tập tâm từ bi, một tình thương hướng đến tất cả chúng sinh nhằm mục đích hoá giải sự chấp trước ích kỷ. Tất cả chúng sinh và ta là một chuỗi mắt xích nối kết nhau, không thể tách rời được. Với những nguyên nhân trên, khi chúng ta giận chúng ta phải chăm sóc cơn giận của mình bằng cách không cho nó làm tổn thương người khác. Chúng ta cũng không nên dính mắc vào nó và cho nó một nơi để tồn tại và phát triển trong tâm của mình. Làm thế nào để mời cơn giận đi Nếu bạn đã thừa nhận cơn giận của bạn, và bạn đã kiểm tra nguyên nhân nào làm cho bạn giận, thế nhưng bạn vẫn còn giận. Việc tiếp theo bạn nên làm gì ? Pema Chodron khuyên chúng ta nên nhẫn. Nhẫn có nghĩa là đợi cho lời nói hay hành động của bạn không mang sắc thái của tổn hại. “Nhẫn là tâm lý thiện đầy giá trị” Bà nói. Nó cũng là phẩm chất ưu tú không làm cho mọi thứ leo thang, đồng thời tạo nên nhiều không gian cho người khác nói, bày tỏ niềm cảm xúc của chính họ trong khi bạn không phản ứng gì, mặc dù trong tâm bạn đang phản ứng. Nếu bạn có là thời khoá thực hành thiền, đây là thời gian quan trọng mà bạn làm việc với cái tâm của mình. Ngồi đó trong áp lực mạnh mẽ của cơn giận, im lặng với sự trách móc huyên thuyên về người và mình. Thừa nhận cơn giận và hoàn toàn thông cảm với nó. Ôm lấy cơn giận của bạn với sự kiên nhẫn và trải lòng thương yêu đến tất cả chúng sinh, bao gồm cả chính bạn. Đừng nuôi dưỡng cơn giận. Thật là một điều khó khăn khi không hành động, trong khi cảm xúc của cơn giận vẫn còn ầm ỉ bùng phát trong chúng ta. Cơn giận sẽ làm cho sự cáu kỉnh tràn ngập trong tâm chúng ta, nó bắt buộc chúng ta phải hành động một cái gì đó. Theo các nhà chuyên tâm lý hướng dẫn thì mỗi khi giận chúng ta nên đấm mạnh vào cái gối hoặc la hét thật to vào tường để đuổi cơn giận đi. HT Thích Nhất Hạnh không đồng ý với quan điểm này. “Khi bạn bộc lộ cơn nóng giận bạn nghĩ rằng mình bộc lộ nó ra ngoài là đúng, nhưng điều này không đúng.Thiền sư cho rằng: “Khi bạn bộc lộ cơn giận ra bên ngoài bạn không những bằng lời nói và hành động bạo lực, mà bạn đang nuôi dưỡng hạt giống giận hờn và làm nó trở nên lớn mạnh trong tâm bạn. Chỉ có tình thương và sự hiểu biết mới có thể làm trung hoà cơn giận mà thôi.” Ôm lấy giận hờn bằng tình thương Thỉnh thoảng chúng ta lầm lẫn rằng, sự công kích là biểu hiện của anh hùng và bất bạo động là biểu hiện của hèn nhát. Phật giáo cho rằng đó là một sự nhầm lẫn. Nhượng bộ trước sự thôi thúc của cơn giận, để cho cảm xúc cơn giận dính mắc vào chúng ta và tự do hoành hành quanh ta là một sự yếu đuối. Mặt khác, thừa nhận yếu tố sợ hãi và ích kỷ là gốc rễ của cơn giận thật là mãnh mẽ. Đây chính là quy tắc để suy gẫm về cơn giận. Đức Phật có dạy: “Lấy không giận thắng giận Lấy thiện thắng không thiện Lấy thí thắng gian tham Lấy chơn thắng hư nguỵ” (Kinh Pháp cú, 233) Thực tập như thế với bản thân chúng ta và những người chung quanh, hành trì như thế là sống theo đường lối Phật dạy. Bởi Phật giáo không chỉ là hệ thống của niềm tin mù quáng, hoặc là lễ nghi, hoặc những nhãn hiệu được đính trên áo sơ mi, mà chính nó là “như thị”. * * * T. An dịch từ : Anger and Buddhism, http://buddhism.about.com/od/basicbuddhistteachings/a/anger.htm |
TT. Thích Chơn Thanh lưu lại chiếc lưỡi xá lợi huyền diệu
Thượng Tọa đã cùng với các pháp hữu luân phiên nhập thất tịnh tu, tránh duyên bớt cảnh, một lòng phát nguyện vãng sanh, hầu báo đáp công ơn Thầy Tổ, nguyện sanh về cõi Hoa Liên, là nơi Cực Lạc ở Tây Phương, đến khi thọ mạng vô thường, Phật A Di Đà tiếp dẫn. | |||
Phật giáo toàn thế giới có viên Xá Lợi được nhắc nhở và tôn sùng, đó là Xá lợi lưỡi của Ngài Cưu Ma La Thập được truyền tụng hơn 2000 năm. Cưu Ma La Thập dịch nhiều Kinh từ Phạn ra tiếng Tàu, khoảng 98 Kinh, nay mất lạc chỉ còn độ 50 Kinh. Ngài là người nước Dao Tần, ngày nay gọi là Tân Cương. Cha Ngài là người Ấn Độ, mẹ là công chúa nước Dao Tần. Ngài dịch nhiều Kinh Phật nhất, nên có lời nguyện, nếu Kinh Ngài dịch ra không sai chánh pháp thì, khi lâm chung xin lưu lại chiếc lưỡi để làm chứng tích. Kết quả, Ngài được như ý. Tuy Cưu Ma La Thập dịch nhiều Kinh cho nước Tàu, nhưng Ngài vẫn chưa phải là người dịch đầu tiên. Người đầu tiên là An Thế Cao. An Thế Cao là vua của nước Ba Tư ngày nay. Ngài kế thừa ngôi vua chỉ có nửa năm, nhường ngôi vua cho người chú rồi đi tu Phật, dịch Kinh Phật tại nước Tàu và chết ở đấy! Một nhà sư Việt Nam lưu lại chiếc lưỡi Xá lợi huyền diệu Nhà sư nói đây là Thượng Tọa Thích Chơn Thanh. Nhiều trường hợp, vị Thầy đặt huy hiệu cho đệ tử, lắm khi đã đặt để cả tương lai sự nghiệp của người ấy. Chơn Thanh - một âm thanh, hay một cái gì thanh tịnh, thanh cao chơn thật nhất. Cho nên trong cuộc đời tu hành, Thượng Tọa Chơn Thanh đã dùng âm thanh tiếng nói đi giảng pháp khắp nơi, hoằng truyền giáo Pháp của Phật. Năm 1971, Viện Cao Đẳng Phật học Huệ Nghiêm chính thức khai giảng, do Hòa Thượng Thích Trí Tịnh làm Viện trưởng, Hòa Thượng Thích Bửu Huệ làm Phó Viện trưởng, Thượng Tọa Chơn Thanh theo học suốt chương trình 8 năm tại Viện và mãn khóa vào năm 1977. Tuy nhiên, chương trình học Kinh bộ vẫn tiếp tục đến năm 1991 do Hòa Thượng Trí Tịnh hướng dẫn. THỜI KỲ HÀNH ĐẠO Trong thời gian tu học tại Viện, nhất là từ năm 1966-1975, Thượng Tọa là một trong những cán bộ Phật giáo đi xây dựng cơ sở Phật giáo các tỉnh miền Tây và miền Đông theo chủ trương của Giáo Hội. Đồng thời là một thành viên trong Giảng sư đoàn Trung ương thuộc Tổng vụ Hoằng pháp do Hòa Thượng Thích Huyền Vi làm Tổng vụ trưởng đi truyền bá chánh pháp khắp nơi cho đến ngày Sàigòn đổi chủ. Sau ngày 30/4/1975, chương trình theo dấu chân xưa trở về cảnh cũ của Hòa Thượng Viện chủ chùa Huệ Nghiêm đã đề ra, nhằm tạo thắng duyên trong sự giải thoát, qua pháp môn niệm Phật. Thượng Tọa đã cùng với các pháp hữu luân phiên nhập thất tịnh tu, tránh duyên bớt cảnh, một lòng phát nguyện vãng sanh, hầu báo đáp công ơn Thầy Tổ, nguyện sanh về cõi Hoa Liên, là nơi Cực Lạc ở Tây Phương, đến khi thọ mạng vô thường, Phật A Di Đà tiếp dẫn. Chúng ta chú ý ở đây, sau 30/4/1975, vì hoàn cảnh đất nước, Thầy Chơn Thanh nhiều lần nhập Phật thất niệm danh hiệu A Di Đà Phật. Theo một vị Thượng Tọa, rất gần gũi với T.T. Chơn Thanh đã viết cho chúng tôi, từ đó mỗi ngày giới đức của Thầy càng tỏa chiếu. Giáo hội Phật giáo trong nước mời Thầy ra đảm trách vai trò giáo dục Tăng Ni và Trưởng Ban Hoằng Pháp. Từ đó, “chơn thanh” của Thầy được dùng đến và gót chân Thầy bước khắp mọi miền đất nước. Với giọng nói nhu hòa, Thầy dùng ái ngữ từ tâm hướng dẫn mọi người. Thầy có cuộc sống đơn giản, không tranh đua danh lợi, không mong cầu hưởng thụ. Từ năm 1981 đến 2002, trong suốt trên 20 năm, Thầy dùng cái lưỡi niệm hồng danh A Di Đà Phật và khuyến tấn mọi người niệm Nam Mô A Di Đà Phật, khi Thầy đi giảng pháp. Khi thu thập tài liệu viết về Thầy Chơn Thanh, chúng tôi đọc đi đọc lại nhiều lần, nhưng không thấy nguyên nhân tại sao Thầy Chơn Thanh lưu lại cái lưỡi Xá lợi. Vì vậy, chúng tôi nhiều lần yêu cầu người quen ở Việt Nam tiếp xúc với Thượng Tọa gần gũi với Thầy Chơn Thanh để hỏi mấy điều và được biết 1- Trước khi mất, Thầy Chơn Thanh đã có lời từ giã tại các lớp giảng và khuyến tấn mọi người nên tịnh tâm niệm Phật. Thầy còn chụp hình gởi tặng các Tăng Ni sinh làm kỷ niệm. Như vậy, có nghĩa là Thầy đã biết trước ngày vãng sanh của Thầy. Vậy có lần nào nghe Thầy vô tình hé lộ chăng? Thật ra, ít người tiết lộ điều này, như trường hợp của Sư Bà Trí Thuần, viện chủ chùa Dược Sư cũng không tiết lộ; dù rằng Sư Bà đã để lại chúc thư trước 2 năm. 2- Với ý chí niệm Phật cầu vãng sanh, Thầy Chơn Thanh đã nhập Phật thất mấy lần. Thiên hạ nhiều người tuy cũng tu hành, nhưng lo cho thân sống nhiều hơn là lo cho đạo pháp. Nhưng với Thầy Chơn Thanh, Thầy nhìn rõ thấy cần phải chuyên tâm niệm Phật và luôn luôn dạy người niệm Phật trong suốt 20 năm. Nếu nói rằng, do Thầy có tài xướng ngôn điều khiển các buổi lễ lớn, nên khi vãng sanh Thầy lưu lại chiếc lưỡi Xá lợi thì thật không đúng. Trong sách này, chúng tôi có nhắc lại chuyện Thầy Thiện Thông, trước tu Thiền sau quy hướng Tịnh Độ. Nhờ niệm Phật mà Thầy hết bệnh nặng. Rồi Thầy dịch 3 Kinh Tịnh Độ, học thuộc lòng 48 Đại nguyện của Phật A Di Đà. Khi Thầy lâm chung, Thượng Tọa Như Điển thấy Phật A Di Đà đến rước Thầy. Nhờ đọc bài của T.T. Thích Minh Thông cũng là một giảng sư gần gũi với Thầy Chơn Thanh, chúng tôi thấy ngay chỗ lưu lại “Xá Lợi Lưỡi” của Thầy Chơn Thanh. Thầy Minh Thông viết cho chúng tôi: “Vì hơn 20 năm, Thầy luôn dùng lưỡi này để truyền bá chánh pháp dẫn dắt người ta ra khỏi bến mê. Cũng lại dùng lưỡi này niệm lên hồng sanh A Di Đà Phật. Khuyến tấn mọi người niệm Phật, mau thoát khỏi cảnh khổ”. Đặc biệt, với pháp môn niệm Phật là mình phải tự lực và hành hạnh Phổ Hiền cúng dường cho tất cả chúng sanh. Thầy Chơn Thanh tự mình niệm Phật không ngừng mà còn dạy và nhắc nhở mọi người niệm Phật. Đây mới là thật sự cúng dường. Như chúng tôi đã nói, dùng lưỡi giảng pháp thì các vị Pháp sư chuyên giảng pháp đều làm. Đặc biệt là Thầy Chơn Thanh tự mình niệm Phật và không ngừng giảng dạy cho người khác niệm Phật, khuyên mọi người niệm Phật. Đây là bài học chung cho tất cả những ai muốn được vãng sanh Cực Lạc, phải có công phu thật sự. Nhờ vào công phu thật sự mà Thầy Chơn Thanh biết trước ngày ra đi của Thầy. Thầy Minh Thông viết : “Thầy ra đi rất nhẹ nhàng sau một cơn bệnh nhẹ, giữa tiếng trợ niệm của những người đồng tu”. Tại sao Thầy Chơn Thanh ra đi được tốt đẹp như thế? Vì trong ngót 20 năm qua, Thầy chẳng vướng bận lo lắng tiền bạc chùa chiền. Thân tâm Thầy thanh tịnh chỉ biết đi giảng pháp, dạy người niệm Phật cầu vãng sanh và tự mình niệm Phật. Hãy nghe lời bình phẩm của Thầy Minh Thông nói về Thầy Chơn Thanh. “Thầy Chơn Thanh là một nhà sư điềm đạm nhu hòa luôn luôn hy sinh vì mọi người. Quả thật Thầy đã hành hạnh Phổ Hiền Bồ Tát”. |