Saturday, June 12, 2010

Yêu là khổ

Ngoài bản chất từ bi hay thương người và sẵn sàng cảm thông giúp đỡ, Ðại đức Ananđa rất khiêm nhã, phong cách uy nghi, lại thêm sắc diện sáng tươi khả ái đã vô tình khiến cho một thiếu nữ say mê cuồng nhiệt. Câu chuyện như vầy:

Có một hôm mùa hè nóng bức, Ðại đức hữu sự đi đường xa, lúc trở về Kỳ viên tịnh xá ánh nắng gay gắt như đốt cháy thịt da, khiến Ðại đức khát nước khô cổ, mồ hôi nhễ nhại. Vừa lúc ấy, một thiếu nữ đang xách nước xuất hiện như một cứu tinh. Quá vui mừng, Ðại đức đến gần và lên tiếng:

- Này tín nữ, bần đạo đi đường xa nên khát nước, nếu không thấy phiền xin tín nữ vui lòng cho bần đạo ít nước giải khát.

Nghe lời nói vô cùng lịch sự tao nhã, thiếu nữ ngước lên nhìn, nàng giựt mình mất bình tĩnh, vừa bước lui vừa nói:

- Thưa Ðại đức, tôi không dám dâng nước cho Ðại đức đâu. Ðại đức cũng không nên uống nước này vì Ðại đức là dòng dõi quí tộc, còn tôi là dòng nô lệ thấp hèn.
- Tín nữ không nên nghĩ như vậy. Bần đạo là người vô giai cấp. Bần đạo là Thích tử Sa môn chứ không phải vua chúa, bà la môn, thương gia hay lao động, mà chỉ là một con người như tín nữ vậy.
- Tôi chỉ sợ làm hoen ố đến Ðại đức vì Ðại đức nhận nước từ tay người khác giai cấp, mà kẻ ấy lại là tôi, một giai cấp hèn hạ, nô tỳ và chính cá nhân tôi cũng bị đắc tội. Chớ thực ra tôi đâu tiếc rẻ gì với Ðại đức – Nàng trả lời với giọng nhẹ nhàng và xúc động.
- Tín nữ này, sự hoen ố và tội lỗi không bao giờ có nơi người nặng lòng từ bi và nhiều nhân ái. Sự hoen ố và tội lỗi chỉ có trong hành vi bất thiện. Như vấn đề này, bần đạo là người xin nước, tín nữ là người thí nước, tất cả đều là hành động đạo lý, mà hành động đạo lý thì không thể bị hoen ố và có tội, trái lại nó là chất nước trong sạch để tẩy rửa những vật dơ bẩn. Truyền thống giai cấp mà Bà la môn giáo chủ xướng không tạo được sự bình đẳng mà chỉ tạo thêm sự ngăn cách, làm tổn thương nhân phẩm. Ðức Tôn Sư của bần đạo có dạy rằng: không có giai cấp trong dòng máu cùng đỏ, không có sự bất bình đẳng trong giọt nước mắt cùng mặn. Tất cả sự thật, bần đạo đã giải bày, nếu tín nữ có thể cho được thì xin đổ nước vào cái bát này.

Nàng cảm thấy thấm thía, ngọt ngào qua lời nói vừa thành thật vừa hữu lý của Ðại đức. Ðấy là lần đầu tiên trong đời bất hạnh của nàng mới được nghe, nhất là lời nói đó phát xuất từ con người, mà đời cho là thượng lưu quí tộc. Dư âm lời nói dường như cứ ngân nhẹ trong tai nàng. Bàn tay dịu dàng, trịnh trọng đổ nước vào bát Ðại đức trong tư thế quì một chân, còn Ðại đức Ananđa thì đứng cúi xuống nhận nước và uống một cách ngon lành. Nàng ngước nhìn Ðại đức uống nước mà niềm vui tràn ngập cả tâm hồn.

Uống xong Ðại đức phúc chúc:

- Cầu cho tín nữ được nhiều hạnh phúc.

Nàng nghiêng thùng nước và mời:

- Bạch Ðại đức, xin Ðại đức uống thêm cho thật hết khát.
- Vừa đủ rồi tín nữ ạ!
- Bạch Ðại đức, làm sao tôi có hân hạnh được biết quí danh Ðại đức?
- Tín nữ có từng nghe Ananđa, thị giả của Ðức Phật bao giờ chưa?
- Dạ có.
- Có từng thấy mặt không?
- Dạ không.
- Chính tín nữ đang tiếp chuyện với Ananđa đó.

Nàng bàng hoàng vì sung sướng ngập lòng. Quả thật, nàng chưa bao giờ dám mơ ước được thấy mặt con người bằng xương bằng thịt huống chi được hầu chuyện cùng Ðại đức Thị giả của Ðức Thế Tôn. Hào quang của sự sung sướng tỏa chiếu ra ngoài sắc mặt và ánh mắt. Nàng nói thật nhẹ, giọng nói hơi run:

- Bạch Ðại đức, thật là một diễm phúc lớn cho tôi được gặp Ðại đức, người có giới hạnh, có danh vị mà tôi cứ tưởng là mình nằm mộng.

Ðại đức Ananđa từ giã nàng và về Kỳ Viên tịnh xá. Ðược một đổi đường, Ðại đức nghe tiếng chân người phía sau, bèn quay lại nhìn thì thấy thiếu nữ ban nãy. Ðinh ninh nhà cô ta ở cùng đường, nên Ðại đức cứ tiếp tục đi, không nghi ngờ chi cả. Nhưng khi đến gần cổng chùa không còn ngã rẻ, Ðại đức quay nhìn lại, vẫn thấy nàng lẽo đẽo theo sau, cặp mắt đắm đuối nhìn mình, bèn dừng bước, chờ nàng đến gần, và hỏi:

- Tín nữ đi về đâu?
- Dạ, tôi đi về chùa Kỳ viên.
- Tín nữ vào đó để làm gì?
- Ðể được gặp Ðại đức và trò chuyện với Ðại đức.
- Tín nữ không nên vào đây nếu không có lý do chính đáng, vì đây là chỗ ở của chư tăng. Tốt hơn, tín nữ nên về nhà.
- Tôi không về nhà nữa. Tôi thương Ðại đức. Ðời tôi chưa bao giờ gặp ai khả kính, khả ái như Ðại đức.
- Này tín nữ, Ðức Tôn Sư dạy rằng: muốn biết người tốt xấu phải ở chung lâu ngày, nhận xét vô tư và phải phán quyết sáng suốt. Ở đây, tín nữ mới gặp bần đạo một lần thì làm sao dám quả quyết là bần đạo khả kính, khả ái. Nếu bần đạo đã mượn danh Ðại đức Ananđa, thì tín nữ nghĩ sao? Thôi tín nữ hãy về nhà, đừng vào chùa bất tiện lắm.
- Dù Ðại đức là ai, tôi vẫn thương Ðại đức.
- Tín nữ, Ðức Tôn Sư dạy rằng: yêu là khổ. Yêu sanh ra lo sợ. Yêu là nguồn gốc của mọi tội lỗi. Tín nữ không sợ khổ sao?
- Thưa Ðại đức, tôi sợ khổ và không muốn bị khổ. Mọi người trên thế gian cũng như tôi. Tuy nhiên, tôi muốn được thương yêu đặc biệt là yêu thương Ðại đức.
- Làm sao được hở tín nữ? Vì nhân quả lúc nào cũng liên quan mật thiết. Cái nhân thương đã gieo, thì cái quả khổ phải gặt.
- Ðại đức nói vậy, chớ tôi nào thấy khổ. Tôi chỉ thấy vui sướng và hạnh phúc khi được gặp gỡ, chuyện trò với Ðại đức, người mà tôi yêu thương, quí kính nhất đời.
- Nếu sau này không gặp bần đạo nữa thì tín nữ có khổ không?
- Chắc chắn là phải khổ nhiều lắm.
- Như vậy chứng tỏ yêu là khổ.
- Không phải vậy. Ðó là do sự xa cách người thương, chớ không phải do bản chất sự thương yêu.
- Nếu xa cách người không thương thì có khổ không ?
- Dạ không.
- Này tín nữ, như vậy tín nữ đã tự thú nhận rằng chính sự thương yêu là nguyên nhân của đau khổ.
- Bạch Ðại đức, sự đau khổ mà Ðại đức vừa nói đó là sự đau khổ của người không được thương yêu, nếu được thương yêu thì đâu có khổ.
- Tín nữ đã từng được yêu thương lần nào chưa?
- Từ trước thì chưa.
- Nếu chưa từng được yêu thương thì tín nữ làm sao biết chắc là không đau khổ. Người bốc lửa dù cố ý hay vô tình cùng bị nóng phải không tín nữ?
- Dạ phải.
- Vậy thì cái khôn ngoan nhất là đừng bốc lửa thì không nóng, cũng như không yêu là không khổ.
- Bạch Ðại đức, dù Ðại đức có giải thích cách nào tôi cũng yêu Ðại đức. Nếu Ðại đức không chấp nhận tình yêu đơn phương của tôi, thì Ðại đức cứ nhận tôi như một người giúp việc trung thành để tôi được phục dịch Ðại đức và riêng tôi cũng cảm thấy hạnh phúc và mãn nguyện.
- Thật tội cho tín nữ quá! Tại sao tín nữ lại thương một người như bần đạo, trong khi tình thương yêu của bần đạo đã hiến dâng trọn vẹn cho Ðức Tôn Sư rồi. Thú thật với tín nữ, trái tim bần đạo không còn khoảng trống. Bần đạo cũng không thể chấp nhận tín nữ như người giúp việc, vì điều này Ðức Tôn Sư đã cấm chỉ. Bần đạo thông cảm nỗi lòng tín nữ, song bần đạo không thể vượt ra ngoài khuôn khổ luật định. Tín nữ hãy về đi. Không khéo chư vị tỳ kheo, sa-di thấy được thì họ sẽ chê trách bần đạo. Vả lại, nơi đây rất gần hương thất Ðức Bổn Sư. Tín nữ hãy nên tự trọng.

Ðức Bổn Sư nghe rõ câu chuyện đối đáp giữa hai người, bèn lên tiếng hỏi:

- Chuyện gì đó Anan?
- Bạch Thế Tôn, một thiếu nữ đòi theo đệ tử vào chùa.
- Hãy cho cô ta vào, và dẫn đến đây gặp Như Lai.

Ðại đức Ananđa hướng dẫn thiếu nữ vào bái kiến Ðức Phật. Ðức Tôn sư hỏi:

- Ananđa, câu chuyện xảy ra thế nào mà cô đây đòi theo ngươi vào chùa?

Sau khi nghe Ðại đức Ananđa tường thuật, Ðức Tôn Sư hỏi thiếu nữ:

- Này tín nữ, tín nữ thương Ananđa phải không?
- Bạch Ðức Thế Tôn phải.
- Tín nữ thương chổ nào?
- Ðệ tử thương cặp mắt.
- Tín nữ này, mắt là nơi qui tụ một số thần kinh hệ và hai cục thịt mềm, chứa đựng nhiều trược chất: nước mắt, cức ghèn, nước nhờn và mủ máu. Vậy tín nữ còn thương cặp mắt của Ananđa nữa không?
- Bạch Ðức Thế Tôn, nếu vậy thì đệ tử thương cái mũi của Ananđa.
- Này tín nữ, cái mũi cũng là nơi liên kết một số thần kinh hệ, bên trong chứa nhiều trược chất: nước mũi, cức mũi, nước nhờn… và rất hôi hám. Vậy tín nữ còn thương cái mũi của Ananđa nữa không?

Nàng mắc cở, đâm liều, cứ nói thương cái này đến thương cái khác. Nàng nói thương bộ phận nào thì Ðức Tôn Sư đều giải thích cái uế trược của nó. Cuối cùng nàng cúi đầu yên lặng. Ðức Phật dạy:

- Tín nữ ơi, xác thân này chỉ là cái bị da, được tạo dựng lên bằng xương thịt và máu mủ, các vật uế trược thường trực chảy theo cửu khiếu, là nhà trọ, là nghĩa trang của các loại sinh trùng, là ổ bịnh tật, là nhà vệ sinh cố định, nếu không chịu khó rửa ráy thường xuyên thì mùi hôi thúi sẽ xông ra tức khắc. Tín nữ ơi, xác thân này sở dĩ đẹp đẽ là nhờ da thịt bên ngoài che đậy các vật uế trược bên trong, cũng như quan tài được sơn phết màu mè, được trau chuốt trơn láng mà bên trong là tử thi hôi thúi. Không ai ưa thích quan tài có tử thi sình thúi. Vậy tại sao tín nữ lại ưa thích xác thân có nhiều trược chất và sinh trùng?

Lẽ ra, giọt nước cành dương đã rủ sạch lòng trần. Nhưng tội nghiệp nàng, vì nàng quá thương yêu Ðại đức Ananđa, thương đắm đuối, cuồng nhiệt, quên thân phận hiện tại, quên cuộc sống cách ngăn, quên cả sự hiện diện tôn quí và pháp âm mầu nhiệm của Ðức Bổn Sư. Tâm trạng nàng chỉ nghĩ đến Ðại đức Ananđa. Trái tim nàng chỉ có hình ảnh độc nhất của người nàng yêu. Quả thật tình yêu của nàng là tình yêu đơn phương, song nàng bất chấp, vì trong cái cay đắng ấy nàng vẫn cảm thấy thú vị ngọt ngào.

Thỉnh thoảng, ánh sáng chánh pháp lóe lên trong tâm hồn nàng, rồi vụt tắt thật nhanh như điện trời. Nàng như chiếc xe tuột dốc mà bộ phận thắng đã hư. Lửa ái dục đang bốc cháy rực trời mà nước cam lồ chưa dập tắt được. Nàng suy nghĩ lung lắm, tìm phương cách nào để được gần gủi Ðại đức Ananđa nhưng vấn đề hoàn toàn bế tắt. Thất vọng nàng bái biệt Ðức Phật ra về. Nàng cũng không quên liếc nhìn Ðại đức Ananđa như trao gởi hẹn hò.

Thời gian nàng gặp gỡ Ðại đức Ananđa rồi theo Ðại đức về chùa bái kiến Ðức Phật đã hết nữa ngày. Trời chiều bãng lãng. Nàng phập phòng lo sợ sự vắng mặt quá lâu của mình sẽ trở nên đại tội nếu chủ nhà cần gọi. Vì đã có lần nàng bị hành hạ tàn nhẫn chỉ vì cái lỗi này. Thật tội nghiệp cho thân phận và kiếp sống tôi đòi.

Nhưng may mắn làm sao! Suốt thời gian ấy chủ nhà tuyệt nhiên không gọi đến nàng. Một sự kiện ngoại lệ. Có lẽ đây là Phật lực.

Ðêm ấy nàng Cô-ki-la trằn trọc, thao thức suốt canh trường. Mở mắt thì nóng rát, mệt mỏi; nhắm mắt thì hình ảnh Ðại đức Ananđa hiện lên như thiên thần bất tử. Giác quan thứ sáu của nàng gần như không còn đối tượng, ngoại trừ hình ảnh của Ðại đức Ananđa. Nàng tâm niệm tên Ðại đức liên tục không gián đoạn, như tín đồ ngoan đạo niệm hồng danh Ðức Bổn Sư. Thỉnh thoảng hình ảnh từ bi thanh tịnh của Ðức Bổn Sư hiện lên trong tiềm thức và nàng cũng cảm thấy yên tịnh đôi phần. Nàng cũng có cảm giác của khách lữ hành giữa trưa hè nắng gắt được núp bóng tàn cây. Nhưng cuối cùng hình ảnh từ bi, thanh tịnh của Ðức Phật mờ dần, nhường cho hình ảnh khả ái của Ðại đức Ananđa ngự trị. Tội nghiệp, nàng hoàn toàn bất lực trước trận giặc tình, nên đã tự mâu thuẩn với nổi niềm riêng.

Tiếng gà đã gáy sang canh. Tiếng gáy thúc dục, liên hồi báo hiệu bình minh mới. Gió mai thổi hơi sương luồn qua cửa sổ khiến nàng cảm thấy phấn khởi và tỉnh táo. Nàng đứng lên cởi bỏ áo choàng, chuẩn bị thức ăn sáng cho chủ. Mặc dù bận rộn, nàng vẫn không quên được hình bóng của Ðại đức Ananđa. Nàng thầm van vái thần linh xui khiến cho Ðại đức sáng nay đi khất thực ngang qua nhà nàng đang ở.

Nắng mai khiến nàng dễ chịu. Làm xong bổn phận, nàng ra đứng trước cửa, cặp mắt mơ màng, nhìn xa xăm. Bỗng nàng trông thấy một vị tỳ kheo ni, tay ôm bình bát, mình mặc áo cà-sa đang đi khất thực và tiến tới nhà nàng. Một ý nghĩ khác thường thoáng hiện qua tâm thức, khiến nàng sung sướng như bắt được vàng.

- Tỳ kheo ni! Ta sẽ xuất gia làm tỳ kheo ni, sẽ được ở gần Kỳ viên tịnh xá, sẽ có cơ hội gặp gỡ chuyện trò với người thương.

Quyết định xong, nàng xin nghỉ việc, đến chùa bái kiến Ðức Thế Tôn và xin xuất gia. Ðức Thế Tôn thấy rõ thiện duyên thánh quả của nàng nên Ngài hoan hỉ chấp thuận và cho ở chung với ni chúng gần Kỳ viên tịnh xá. Sau khi xuất gia, tân ni cô tích cực học tập, làu thông kinh luật, hạnh kiểm trang nghiêm, thu thúc lục căn, sống hòa mình, có kỷ cương và rất đẹp lòng ni chúng. Yếu tố giúp nàng thành công trong nếp sống phạm hạnh là đức tính trầm lặng.

Mặc dù tinh tiến vượt bực nhưng nàng cũng không tránh khỏi xao xuyến khi Ðại đức Ananđa đến dạy đạo tại ni viện mỗi buổi chiều. Có một lần, nàng được nghe Ðức Bổn Sư thuyết pháp về phiền não là tham ái, sân hận và si mê. Ngài dạy:

- Cả ba thứ phiền não đều thiêu đốt chúng sanh thường trực, nhất là hạng chúng sanh chịu dưới quyền sai sử của nó. Nhưng tính chất khinh trọng khác nhau: tham ái tội nhẹ, khó diệt. Sân hận tội nặng dễ trừ. Si mê vừa nặng tội vừa khó dứt. Người xuất gia, mặc dù cuộc sống xa cách tham ái nhưng nếu tâm hồn còn bị sai sử thì con đường giải thoát vẫn còn ngưng trệ. Ví như khúc gỗ tươi, dù để nơi khô ráo cũng không phải là nhiên liệu phát hỏa.

Nghe xong bài pháp, nàng lãnh hội trọn vẹn và cảm nhận sâu xa. Nàng tự thẹn, vì thấy mục đích xuất gia của mình không phải để tẩy trừ phiền não hoặc để liễu ngộ Niết bàn mà chỉ vì muốn được gần gủi người yêu. Quả thật mình đã hành động liều lĩnh, thiếu sáng suốt, vì như thế có khác nào để dầu gần lửa, tránh sao cho khỏi bốc cháy một sớm một chiều.

Càng suy nghĩ càng xao xuyến, hoang mang. Vả lại, nàng cũng chưa thấy Ðại đức Ananđa có một cử chỉ đặc biệt nào đối với nàng. Ðành rằng sự gặp gở người yêu là hạnh phúc, song hạnh phúc ấy quá nhỏ nhoi nếu đem so sánh với nỗi buồn cô đơn dầy xéo, và nỗi khổ đọa đầy của kiếp sống cách ngăn. Chiếc áo cà-sa là bức tường ngăn cách giữa nàng và Ðại đức. Một sự ngăn cách hữu hình, nhưng không thể san bằng vượt thoát. Nàng cảm tưởng như bất thần bị tạt nước đá vào mặt. Tâm trạng nàng chán chường tuyệt vọng.

Nàng cố quên Ðại đức Ananđa bằng cách tích cực trau dồi kinh luật. Nàng rất sợ sự gián đoạn của thời gian và khoảng trống của không gian. Tuy đã cố gắng và phấn đấu nhưng hình ảnh Ðại đức Ananđa cứ hiện lên như thiên thần đối diện. Nàng hoàn toàn bất lực trong ý niệm chạy trốn tình yêu. Vì tình yêu là nam châm mà trái tim nàng là một loại kim khí.

Một hôm, nàng đưa một cô ni bạn đến gặp Ðại đức. Vốn bẩm tánh nhã nhặn lịch sự, Ðại đức tiếp nàng rất niềm nở, đạo tình. Nàng sung sướng và vui mừng chi xiết. Nàng cảm thấy cuộc đời sáng tươi, đáng yêu, đáng sống. Tâm trạng nàng như hoa xuân đang nở rộ, như lúa háp gặp mưa. Nhưng trước khi nàng ra về, Ðại đức nhắc khéo:

- Này cô, từ nay, nếu không có lý do chính đáng thì cô đừng nên đến đây. Còn nếu có điều chi thắc mắc liên quan đến giáo lý, thì nên hỏi, khi tôi đến dạy đạo tại quí viện.

Ðêm ấy nàng đã khóc rất nhiều. Có lẽ, nước mắt đã chảy ra suốt đêm trường. Nàng cảm thấy vừa buồn khổ, vừa tủi hờn, vừa đau đớn. Sự đau khổ trào dâng, nàng uất nghẹn nói một mình đứt quảng:

- Phải mà, ông ta có bao giờ nghĩ đến mình đâu. Lòng dạ gì mà như sắt đá!

Một ni cô ngủ gần nghe tiếng nấc giữa đêm khuya, bèn lật đật đến hỏi:

- Kokilà, có sao không?
- À, không có sao, Sumitra. Tôi vừa trải qua cơn ác mộng khủng khiếp quá. Thành thật cám ơn Sumitrà đã thương tình lo lắng cho tôi.
- Ðức Phật dạy, người rãi lòng từ bi sẽ không nằm thấy ác mộng. Kokilà có nhập từ bi quán trước khi ngủ không?
- À, vậy là trước khi ngủ phải rãi lòng từ bi thì sẽ không nằm mơ thấy ác mộng phải không?
- Phải.
- Ðêm nay, trước khi ngủ tôi đã quên, không nhập từ bi quán. Tôi thành thật xin lỗi vì đã vô tình làm kinh động giấc ngủ Sumitrà.

Sau khi Sumitrà đi rồi, Kokilà nghĩ đến thân phận bèo bọt của mình. Quả thật đời nàng là một chuổi dài bất hạnh. Lúc chưa xuất gia thì nàng là một kẻ nô tỳ bằng thể xác, đến khi được xuất gia thì nô lệ bằng tâm hồn. Thật vậy, người bị mắc bẫy tình thì tha nhân không gỡ được mà phải tự lực giải thoát. Nàng chợp mắt trong tình trạng uể oải, mỏi mòn khi trời gần sáng. (xem tiếp Sự luyến ái nam nữ sẽ phá hủy toàn bộ yếu tố trách nhiệm)

http://www.quangduc.com/

Friday, June 11, 2010

10 lỗ thủng khổng lồ nhất thế giới

Cập nhật, 19/5/2010Số lần xem: 102 | Nhận xét: 4

Trong công cuộc tìm kiếm của loài người, rất nhiều “lỗ thủng” khổng lồ của Trái đất đã được phát hiện. Dưới đây là danh sách 10 hố sâu bao gồm cả tự nhiên và do con người tạo nên trên bề mặt trái đất khiến ai cũng phải kinh hoàng.

1. Darvaza Gas Crater-Turkmenistan
lo hong lon nhat the gioi


Vào năm 1971 các nhà địa chất đã phát hiện ra mỏ khí đốt khổng lồ tự nhiên dưới lòng đất. Trong khi đào hố sâu này để khai thác khí ga thì một hố sâu khổng lồ đã xuất hiện. Để ngăn ngừa chất độc hố sâu này đã được phép ngừng hoạt động. Nó tiếp tục cháy cho đến ngày nay mà không có điểm dừng lại.

2. Kimberley Diamond Mine-South Africa
lo hong lon nhat the gioi

The Kimberley Diamond Mine (được biết đến là Big Hole) được biết đến là một trong những hố sâu lớn nhất thế giới. Từ năm 1886 đến năm 1914 50.000 công nhân mỏ đã làm việc trong hố sâu này với cuốc, xẻng. Họ đã tìm kiếm được 2.722 kg kim cương. Hiện tại hố sâu này đang được đề nghị như một di sản của thế giới.

3. Monticello Dam-California
lo hong lon nhat the gioi
Hố sâu này nằm ở Napa County, California, United States. Nó giống như một đập tràn khổng lồ với tốc độ 48.000 foot/giây.

4. Bingham Canyon Mine-Utah

lo hong lon nhat the gioi
Bingham Canyon Mine là một mỏ đồng trên dãy núi Oquirrh, Utah. Nó sâu 1,2 km và rộng 4 km. Nó là một trong những hố sâu nhân tạo lớn nhất thế giới.

5. Great Blue Hole-Belize

lo hong lon nhat the gioi
Great Blue Hole là hố sâu dưới lòng nước nằm bên bờ biển Belize. Nó có chiều rộng 1.000 foot và sâu 400 foot.

6. Mirny Diamond Mine-Siberia

lo hong lon nhat the gioi
The Mirny Diamond Mine sâu 525m và có đường kính 1.200m. Nó là lần đầu tiên một trong những viên kim cương Pipes lớn nhất được phát hiện. Hiện tại nó đã ngừng hoạt động. Khi còn hoạt động một chiếc xe tải lớn phải mất 2 giờ đồng hồ để đi từ miệng hố xuống đáy của nó.

7. Diavik Mine-Canada

lo hong lon nhat the gioi
Diavik Mine thuộc khu vực lãng thổ Northwest của Canada. Nó được phát hiện vào năm 2003. Nó đã sản xuất ra 8 triệu carat (tương đương với 1.600kg) kim cương mỗi năm.

8. Sinkhole-Guatemala
lo hong lon nhat the gioi

Năm 2007, hố sâu 300 foot này được hình thành trong khu vực khoảng 10 ngôi nhà ở Guatemala, làm thiệt mạng 2 người và khiến hàng nghìn người phải đi di cư. Hố sâu này được gây ra do mưa và những dòng nước ngầm dưới mặt đất.

9. Udachnaya Pipe-Russia

lo hong lon nhat the gioi
The Udachnaya Pipe là một mỏ kim cương ở Nga. Những chủ nhân của nó có kế hoạch chấm dứt các hoạt động tại đây vào năm 2010. Hố sâu này được phát hiện vào năm 1955 và sâu 600m.

10. Chuquicamata-Chile

lo hong lon nhat the gioi
Chuquicamata là hố sâu ở Chi Lê. Đây là mỏ sản xuất ra nhiều đồng nhất trên thế giới mặc dù nó không phải là mỏ đồng lớn nhất. Nó có chiều sâu lên đến 850m.


http://360.xunghe.vn/?xn=viewblogtopicdetail&newsID=27693&catID=2176&u=2763

Ngắm hoa sen “khổng lồ” trên sông Hương


Phật giáo khắp nơi - Phật giáo khắp nơi
Written by Đại Dương (Dân Trí)

Nhân dịp Đại lễ Phật đản 2010, các tăng ni phật tử của Giáo hội Phật giáo Thừa Thiên - Huế đã cùng nhau làm tác phẩm “7 đóa sen hồng nâng gót tịnh” gồm 7 bông sen “khổng lồ” được thả trên dòng sông Hương, biểu trưng cho 7 bước đi của đức Phật.

Mỗi đóa sen cao 3,2m, rộng 7m, làm bằng vải hồng được đặt trên phao lớn. Riêng về ban đêm 7 đóa sen được thắp sáng bằng đèn neon. Nhìn từ xa trông như những bông sen “khổng lồ” lung linh giữa dòng Hương Giang thơ mộng.


Tác phẩm nghệ thuật này nhằm diễn tả điển tích Đức Phật lúc mới sinh ra đã đi 7 bước, mỗi bước chân nở ra một đóa sen hồng, sau đó lưu lại trên thế gian. Những ai thấy được toàn bộ 7 đóa sen sẽ được diễm phúc và may mắn.

Nằm ở vị trí đẹp nhất trên sông Hương, đoạn từ cầu Phú Xuân và cầu Bạch Hổ, ở mỗi góc nhìn sen đều gắn liền với di tích hay cảnh vật hai bên bờ sông như bia Chiến sĩ trận vong, bến Nghinh Lương Đình, khách sạn La Residence, UBND tỉnh TT-Huế… hay bóng cây xanh mát, dòng nước trong xanh quyến rũ.

7 đóa sen “khổng lồ” sẽ “ở” cùng với du khách cho đến hết kỳ lễ hội Festival Huế 2010.

Mời độc giả cùng chiêm ngưỡng những đóa sen hồng khổng lồ ở dưới các góc nhìn khác nhau mà chúng tôi vừa ghi được.

7 đóa sen “khổng lồ”.


LUẬT NHÂN QUẢ

I. ĐỊNH NGHĨA

1.- Luật:

Có người cho rằng đã gọi là luật thì tất phải có một đấng Thiêng liêng nào, người nào, hay xã hội đặt ra. Quan niệm này có nghĩa hẹp hòi và nông cạn. Luật ở đây là luật thiên nhiên, luật tự nhiên, nó bao trùm cả vũ trụ, vạn vật, chớ không nằm trong phạm vi của loài người, hay trong một xã hội nào. Người ta có thể khám phá ra luật ấy, chứ không thể đặt ra luật ấy được. Đức Phật, mặc dù là một Đấng Giảc ngộ, cũng không đặt ra luật ấy, Ngài chỉ là người đã dùng trí huệ sáng suốt của mình, để vạch cho mọi người thấy rõ ràng cái luật nhân quả đang điều hành trong vũ trụ mà thôi.

2.- Nhân quả:

Nhân là nguyên nhân, Quả là kết quả. Nhân là cái hạt, Quả là cái trái do hạt ấy phát sinh. Nhân là năng lực phát động, Quả là sự thành hình của năng lực phát động ấy. Nhân quả là một định luật tất nhiên, có tương quan mật thiết với nhau và chi phối tất cả mọi sự mọi vật.

II. NHỮNG ĐẶC TÍNH CỦA LUẬT NHÂN QUẢ

1.- Nhân quả là một định luật nằm trong lý nhân duyên:

Nhân quả là một định luật, mới ngó thì rất giản dị, nhưng nếu càng đi sâu vào sự vật để nghiên cứu thì lại càng thấy phức tạp, khó khăn. Trong vũ trụ mọi sự vật không phải đơn thuần tách rời từng món, mà có liên quan mật thiết với nhau, xoắn lầy nhau, đan lấy nhau ảnh hưởng lẫn nhau, tương phản nhau, thừa tiếp nhau. Để nói đúng trạng thái chằng chịt giữa sự vật, đạo Phật thường dùng danh từ “Nhân duyên”, nghĩa là mọi sự, mọi vật có ra là nhờ duyên với nhau, nương vào nhau, hay tương phản nhau mà thành, chứ không có một cái nào đứng biệt lập được. Trong sự phức tạp của sự vật ấy, tìm ra được cái nhân chánh của quả, hay cái quả chính của nhân, không phải là việc dễ. Do đó mà nhiều người không quen suy nghĩ tìm tòi sâu xa, sanh ra nghi ngờ thuyết “Nhân quả”. Thí dụ: hạt lúa có thể làm nhân cho những chẹn lúa vàng là quả trong mùa gặt sau, nếu người ta đem gieo nó xuống đất; nhưng nó cũng có thể làm cho người ta no bụng, biến thành máu thành thịt trong cơ thể và thành phân bón cho cây cỏ, nếu chúng ta đem nấu nó để mà ăn. Như thế một nhân chính có thể thành ra quả này hay quả khác, nếu những nhân phụ khác nhau: muốn hạt lúa ở mùa này thành chẹn luá ở mùa sau, thì phải có đất, có nước, có ánh sáng, có không khí, có thời gian, có nhân công; muốn nó thành máu huyết thì phải nầu, phải ăn, phải có bộ máy tiêu hóa. Cho nên, khi nói nhân quả là tách riêng sự vật ra khỏi cái chung cùng toàn thể của vũ trụ, lấy một khía cạnh nào đó, đề dễ quan sát, nghiên cứu, chứ muốn nói cho đúng thì phải dùng hai chữ “Nhân Duyên”. Cũng như một nhà khoa học, khi muốn nghiên cứu một bộ phận nào trong cơ thể, khu biệt, cắt xén bộ phận ấy ra khỏi cơ thể, để nghiên cứu cho dễ, chứ thật ra bộ phận ấy không phái biệt lập, mà trái lại có liên quan mật thiết đến toàn cả cơ thể.

2.- Một nhân không thể sinh ra quả:

Như chúng ta đã thấy ở đoạn trên, sự vật trong vũ trụ này đều là sự tổ hợp của nhiều nhân duyên. Cho nên không có một nhân nào có thề tự tác thành kết quả được, nếu không có sự giúp đỡ của nhiều nhân khác. Nói rằng hạt lúa sinh ra cây lúa, là nói một cách giản đị cho dễ hiểu, chứ thật ra hạt lúa không thể sinh ra gì được cả; nếu để nó một mình giữa khoảng trống không, thiếu không khí, ánh sáng, đất, nước, nhân công.

Cho nên, khi nghe ai tuyên bố rằng mọi vật do một nhân sinh ra, hay một nhân có thể sinh ra vạn vật; ta có thể chắc chắn rằng người ấy nói sai.

3.- Nhân thế nào thì quả thế ấy:

Nếu ta muốn có quả cam thì ta phải ương hạt giống cam; nếu ta muốn có hạt đậu thì ta phải gieo giống đậu. Không bao giờ ta trong cam mà lại thấy đậu, hay trồng đậu mà lại được cam. Người học đàn thì biết đàn, người học chữ thì biết chữ. Nói một cách khác nhân với quả bao giờ cũng đồng một loại với nhau. Hễ nhân đổi thì quả cũng đổi. Nếu nhân đổi ít thì quả cũng đổi ít, nếu nhân đổi nhiều thì quả cũng đổi nhiều.

Quả còn tùy thuộc ở những duyên phụ, mà trong đạo Phật gọi là tãng thượng duyên hay trợ duyên. Thí dụ: Hạt lúa là nhân; đất, nước, không khí, ánh sáng, nhân công, là trợ duyên. Nếu trồng lúa mà thiếu nước thì hạt lúa bị lép. Khi chúng ta muốn có những trái cam thật to, chúng ta hãy ghép cái mụt cây cam vào gốc cây bưởi. Vậy cái kết quả tốt đẹp là những trái cam to lớn, nhiều nước ấy, không phải chỉ do cái mụt cam, mà còn do gốc bưởi nữa. Cho nên khi chúng ta muốn có cái kết quả như thế nào đó, thì phải hội cho đủ điểu kiện, nghĩa là cho đủ nhân duyên, thì kết quả mới được như ý ta mong muốn. Có nhiều người muốn được kết quả như thế này, nhưng lại không hội đủ nhân duyên như thế ấy, nên kết quả đã sai khác với ý mong muốn của mình, và do đó, họ đâm ra nghi ngờ sự đúng đắn của luật “Nhân quả”.

4.- Trong nhân có quả, trong quả có nhân:

Chính trong nhân hiện tại đã có hàm chứa cái quả vị lai; cũng chính trong quả hiện tại đã có hình bóng của nhân quá khứ. Một sự vật mà ta gọi là nhân, là khi nó chưa biến chuyển, hình thành ra cái quả mà ta quan niệm; một sự vật mà ta gọi là quả là khi nó biến chuyển hình thành ra trạng thái mà ta đã quan niệm. Một vật đều có nhân và quả: đối với quá khứ thì nó là quả, nhưng đối với tương lai thì nó là nhân. Nhân và quả đáp đổi nhau, tiếp nối nhau không bao giờ dứt. Nhờ sự liên tục ấy, mà trong một hoàn cảnh nào, người ta cũng có thể đoán biết quá khứ và tương lai của một sự vật hay một người. Trong kinh thường nói: “Dục tri tiền thế nhân, kim sanh thọ giả thị; yếu tri hậu thế quả, kim sanh tác giả thị” (muốn biết cái nhân đời trước, thì cứ xem quả đời nay đương thọ; muốn biết cái quả về sau thế nào thì cứ xét cái nhân đang tác động trong hiện tại). Cũng như thấy trong kho lẫm, năm nay có chứa lúa (quả) thì biết năm vừa qua có làm ruộng (nhân). Còn muốn biết sang năm trong lẫm có lúa không (quả) thì cứ xem năm nay có làm ruộng hay không (nhân) (trừ trường hợp bỏ tiền ra mua lúa non, thì không kể).

5.- Sự phát triển mau và chậm từ nhân đến quả:

Sự biến chuyền từ nhân đến quả có khi mau khi chậm, chứ không phải bao giở cũng diễn tiến trong một thời gian đồng đểu.

Có những nhân và quả xảy ra kế tiếp nhau, theo liền nhau, nhân vừa phát khởi thì quả đã xuất hiện. Như khi ta vừa đánh xuống mặt trống (nhân) thì tiếng trống liền phát ra (quả), hay khi hai luồng điện âm và dương vừa gặp nhau, thì ánh sáng liền bừng lên.

Có khi nhân đã gây rồi, nhưng phải đợi một thời gian, quả mới hình thành, như từ khi gieo hạt giống cho đến lúc gặt lúa, cần phải có một thời gian ít nhất là bốn tháng.

Có khi từ nhân đến quả cách nhau từng chục năm, như đứa bé mới cắp sách đi học cho đến ngày thành tài, phải qua một thời gian ít nhất là mười năm.

Có khi cần đến một vài trăm năm, hay nhiều hơn nữa, quả mới xuất hiện, chẳng hạn như từ ý niệm giành độc lập của một quốc gia đến khi thực hiện được nền độc lập ấy, cần phải trải qua bao thế kỷ.

Vì lý do mau chậm trong sự phát hiện của các quả, chúng ta không nên nóng nảy hấp tấp mà cho rằng cái luật nhân quả khônghoàn toàn đúng, khi thấy có những cái nhân chưa phát sinh ra quả.

III. PHÂN TÍCH HÀNH TƯỚNG CỦA NHÂN QUẢ TRONG THỰC TẾ

Như các đoạn trên đã nói, nhân quả chi phối tất cà vũ trụ vạn hữu, không có một vật gì, sự gì, động vật hay thực vật, vật chất hay tinh thần, thoát ra ngoài luật nhân quả được.

Đến đây, để có một quan niệm rõ ràng về luật nhân quả, chúng ta hãy tuần tự phân tách hành tướng của nhân quả trong các chủng loại nằm trong vũ trụ:

1.- Nhân quả trong những vật vô tri vô giác:

Nước bi lửa đốt thì nóng, bị gió thổi thì thành sóng, bị lạnh thì đông lại. Nắng lâu ngày thì đại hạn, mưa nhiều thì lụt, gió nhiều thì sanh bão.

2.- Nhân quả trong các loài thực vật:

Hạt cam thì sanh cây cam, cây cam thì sanh trái cam. Hạt ớt thì sanh cây ớt, cây ớt thì sanh trái ớt. Nói một cách tống quát: giống ngọt thì sanh quả ngọt, giống chua thì sanh quả chua, giống đắng thì sanh quả đắng, giống nào thì sanh quả ấy.

3.- Nhân quả trong các loài động vật:

Loài chim sanh trứng; nếu ta gọi trứng là nhân, khi ấp nó thành con là quả; con chim ấy trở lại làm nhân, sanh ra trứng là quả.

Loài thú sanh con, con ấy là quả. Con thú lớn lên trở lại làm nhân, sanh ra con là quả.

4.- Nhân quả nơi con người:

a) Về phương diện vật chất.- Thân tứ đại là do hấp thụ khí huyết của cha mẹ, và do hoàn cảnh nuôi dưỡng. Vậy cha mẹ và hoàn cảnh là nhân, người con trưởng thành là quả và cứ tiếp nối vậy mãi, nhân sanh quả, quả sanh nhân không bao giờ dứt.

b) Về phương diện tinh thần.- Những tư tường và hành vi trong quá khứ tạo cho ta những tánh tình tốt hay xấu, một nếp sống tinh thần trong hiện tại; tư tưởng và hành động quá khứ là nhân, tánh tình, nếp sống tinh thần trong hiện tại là quả. Tánh tình và nếp sồng này làm nhân để tạo ra những tư tưởng và hành động trong tương lai là quả.

Phương diện tinh thần này, hay nói theo danh từ nhà Phật, phương diện nội tâm, là phần quan trọng. Vậy chúng ta phải đặc biệt chú ý đến hành tướng của nó.

i.- Nhân quả của tư tưởng và hành vi không tốt:

a) Tham: Thấy tiền của người nổi lòng tham lam, sanh ra trộm cắp, hoặc giết hại người là nhân; bị chủ đánh đập hoặc chém giết, phải mang tàn tật, hay bị nhà chức trách bắt giam trong khám đường, chịu những điều tra tấn đau khố là quả.

b) Sân: Người quá nóng giận đánh đập vợ con phá hạị nhà cửa, chém giết người không gớm tay là nhân; khi hết giận, đau đớn nhìn thấy vợ con bịnh hoạn, nhà cửa tiêu tan, luật pháp trừng trị phải chịu nhiều điều khổ cực, là quả.

c) Si mê: Người say mê sắc dục, liễu ngõ hoa trường không còn biết sự hay dở, phải trái, đó là nhân. Làm cho gia đình lủng củng, thân thể suy nhược, trí tuệ u ám, là quả.

d) Nghi ngờ: Suốt đời cứ nghi ngờ việc này đến việc khác, ai nói gì cũng không tin, ai làm gì cũng không theo đó là nhân. Kết cuộc không làm nên được việc gì cả, đến khi lâm chung, buông xuôi hai bàn tay trắng, đó là quả.

đ) Kiêu mạn: Tự cho mình là hơn cả, khinh bỉ mọi người, chà đạp nhân phẩm người chung quanh, là nhân; bị người ghét bỏ, xa lánh, sống một đời lẻ loi, cô độc là quả.

e) Nghiện rượu trà: Chung nhau tiền bạc ăn nhậu cho thỏa thuê là nhân, đến lúc say sưa, chén bát ngổn ngang, ghế bàn nghiêng ngã, nhiều khi rầy rà chém giết nhau, làm nhiều điều tội lỗi, phải bị phạt vạ và tù tội là quả.

g) Say mê cờ bạc: Thấy tiền bạc của người muốn hốt về mình, đắm đuối quanh năm suốt tháng theo con bài lá bạc, là nhân; đến lúc của hết, nhà tan, nợ nần vây kéo, thiếu trước hụt sau, là quả.

ii.- Nhân quả của tư tưởng và hành vi tốt:

Như trên chúng ta đã thấy, những tư tưởng hành vi xấu xa, tạo cho con người những hậu quả đen tối, nhục nhã, khd như thế nào, thì những tư tưởng và hành vi đẹp đẽ tạo cho con người những hậu quả xán lạn, vinh quang và an vui cũng như thế ấy.

Người không có tánh tham lam, bỏn xẻn thì tất không bị tiền của trói buộc, tất được thảnh thơi. Người không nóng giận, tất được sống trong cảnh hiền hòa, gia đình êm ấm; người không si mê theo sắc dục, tất được gia đình kính nể, vợ con quí chuộng, trí tuệ sáng suốt, thân thể tráng kiện, người không hay ngờ vực, có đức tin, thì hăng hái trong công việc, được người chung quanh tin cậy và dễ thành tựu trong đường đời, người không kiêu ngạo thì được bạn bè quí chuộng, niềm nỡ tiếp đón, tận tâm giúp đỡ khi mình gặp tai biến. Người không rượu chè, cờ bạc thì không đến nỗi túng thiếu, bà con quen biết kính nể yêu vì ... Những điều trên này, tưởng không cần phải nói nhiều, quí độc giả cũng thừa biết. Hằng ngày, quanh chúng ta, những cảnh tượng nhân và quả ấy diễn ra không ngớt. Mở một tờ báo hằng ngày ra, chúng ta thấy ngay những bài học nhân quả: trước vành móng ngựa kẻ này bị hai năm tù vì tội ăn trộm; kẻ kia giết người cướp của bị lên máy chém; kẻ nọ say mê cờ bạc thụt két bị tịch biên gia sản; cô kia ngoại tình bị chồng chém v.v...

Nói một cách tổng quát, về phương diện vật chất cũng như tinh thần, người ta gieo thứ gì thì gặt thứ ấy. Người Pháp có câu: “Mỗi người là con đẻ của công nghiệp mình” (chacun est le fils de son oeuvre).

IV. LỢI ÍCH DO SỰ HIỂU BIẾT LUẬT NHÂN QUẢ ĐEM LẠI CHO CHÚNG TA

Khi chúng ta đã biết rõ luật Nhân quả, nhưng nếu chúng ta không đem nó ra ứng dụng trong đời sống của chúng ta, thì sự hiểu biết ấy trở thành vô ích. Cho nên chúng ta đã hiểu rõ luật nhân quả thì phải cố gắng thật hành cho được bài học ấy trong mọi trường hợp. Nếu chúng ta biết đem luật nhân quả làm một phương châm hành động và suy luận, thì chúng ta sẽ thuộc lượm được rất nhiều lợi ích:

1.- Luật nhân quả tránh cho ta những mê tín dị đoan, những tin tưởng sai lầm vào thần quyền:

Luật nhân quả cho chúng ta thấy được thực trạng của sự vật, không có gì là mơ hồ, bí hiểm. Nó vén lên tất cả những cái màn đen tối, phĩnh phờ của mê tín, dị đoan đang bao trùm sự vật. Nó cũng phủ nhận luôn cái thuyết chủ trương vav do một vị Thần sinh ra và có uy quyền thưởng phạt muôn loài. Do đó, người hiểu rõ luật nhân quả sẽ không đặt sai lòng tin tưởng của mình, sẽ không cầu xin một cách vô ích, không ỷ lại thần quyền, không lo sợ, hoang mang.

2.- Luật nhân quả đem lại lòng tin tưởng vào chính con người:

Khi đã biết cuộc đời là do nghiệp nhân của chính mình tạo ra, mình là người thợ tự xây dựng đời mình, mình là kẻ sáng tạo, mà không tin tưởng ở mình thì còn tin tưởng ở ai nữa? Lòng tự tin ấy là một sức mạnh vô cùng quí báu, làm cho con người dám hoạt động, dám hy sinh, hăng hái làm điều tốt, vì những hành động tốt đẹp ấy, ho biết sẽ là những cái nhân quí báu đem lại những kết quả đẹp đẽ.

3.- Luật nhân quả làm cho chúng ta không chán nản, không trách móc:

Người hay chán nản, hay trách móc, là vì đã đặt sai lòng tin của mình, là vì đã có thói quen ỷ lại ở kẻ khác, là vì đã hướng ngoại. Nhưng khi đã biết mình là động lực chính, là nguyên nhân chính của mọi thất bại hay thành công, thì còn chán nản trách móc ai nữa? Đã biết mình là quan trọng như thế chỉ còn lo tự sửa mình, lo thôi gieo nhân xấu để khỏi phải gặt quả xấu, thôi tạo giống ác để khỏi mang quả ác.

V. MỘT THÁI ĐỘ CẦN THIẾT TRONG KHI ÁP DỤNG LUẬT NHÂN QUẢ: NGHĨ ĐẾN QUẢ TRƯỚC KHI GÂY NHÂN

Chúng ta đã thấy rõ những ích lợi do sự hiểu biết luật nhân quả đem lại cho mỗi chúng ta. Đến đây chúng tôi muốn dành riêng một đoạn, để nhấnn mạnh vào một điểm vô cùng quan trọng, mà nếu chúng ta biết triệt để khai thác trong khi áp dụng luật nhân quả, thì lợi ích sẽ vô cùng rộng lớn. Đó là trong mọi hành động của chúng ta, bao giờ cũng nên nghĩ đến quả, mà trồng nhân. Những người không nghĩ đến quả mà cứ gieo nhân bừa bãi, thì thế nào cũng gặt nhiều tai họa, gây tạo cho mình nbh điều phiền phức, có khi làm ung độc cả cuộc đời, cả sự sống. Chỉ có những người nông nỗi, liều lĩnh mới không nghĩ đến ngày mai, mới sống qua ngày. Chứ những người sáng suốt làm việc có kế hoạch khôn ngoan, thì bao giờ cũng nhắm cái đích, rồi mới đi tới, hình dung rõ ràng cái quả rồi mới trồng nhân.

Câu chuyện sau đây có thể chứng minh một cách hùng hồn ý nghĩa nói trên:

Xưa có một vị Hiền giả nêu ở giữa chợ một tấm bảng như sau:

“Ai chịu trả một ngàn lượng vàng,

Tôi sẽ bán cho một bài học”.

Tấm bảng treo đã nhiều ngày mà không ai thèm hỏi đến. Một hôm, một vị vua, nhân đi dạo chơi ngang qua chợ, trông thấy, động tánh hiếu kỳ, mới đến chỗ Hiền giả, lấy một ngàn lượng vàng, hỏi mua bài học ấy.

Sau khi nhận đủ số vàng, nhà Hiền triết đưa bài học ra. Bài học vỏn vẹn chỉ có một câu giản dị như sau:

“Phàm làm việc gì, trước phải xét kết quả của nó về sau”.

Các quan tùy tùng thấy vậy, xầm xì với nhau: “Nhà vua bị gạt! Một câu nói như thế, có hay ho gì đâu mà phải mua đến một ngàn lượng vàng?”

Trong lúc đó, nhà vua cũng phân vân, không hiểu bài học giản dị ấy, tại sao lại đắt giá đến thế?

Khi về cung, nhà vua cứ suy nghĩ mãi về câu nói ấy. Trong lúc ấy như mọi đêm khác, trong cung đều có mở yến tiệc linh đình, cung phi mỹ nữ ca hát suốt đêm, để nhà vua mặc tình vui chơi với tửu sắc. Nhưng hôm nay, vì bị bài học của nhà Hiền triết ám ảnh, bắt vua suy nghĩ:

“Nếu ta say mê tửu sắc mãi như thế này, thì kết quả sẽ ra sao? Thân thể sẽ suy nhược tinh thần tiều tụy và mau chết, việc triều đình phế bỏ, rồi sẽ đi đến chỗ mất nước, dân chúng trở thành nô lệ cho ngoại bang, đời đời nhục nhã và khổ đau! ...”

Nhận thấy rõ cái kết quả xấu xa nghuy hiểm của tửu sắc như thế, vua liền truyền lịnh dẹp ngay yến tiệc, ca hát, và bd từ đó vua lo chỉnh đốn lại nước nhà, sửa sang binh bị ...

Hai năm sau, một nước láng giềng đem binh đến cướp nước, nhà vua nhờ sớm giác ngộ, lo xây dựng cho nước được hùng cường, nên đã đuổi lưi được quân giặc. Bấy giờ nhà vua mới tự bảo:

“Bài học của nhà Hiền triết quý giá lắm! Một ngàn lượng vàng còn rẻ”.

Nhà vua bèn ra lịnh chép bài học ấy, dán khắp tất cả mọi nơi, cho đến mâm cơm, chén nước cũng truyền khắc vào.

Một hôm có người trong hoàng thân muốn tiếm đoạt ngôi vua, nên thuê quan Ngự y một số tiền lớn để thừa lúc vua đau, tráo dâng thuốc độc. Lãnh tiền xong, quan Ngự y sau khi chế thuốc độc xong, lén rót vào chén, định dâng lên vua uống, nhưng khi nhìn thấy mấy chữ khắc trong chén:

“Phàm làm việc gì, trước phải xét kết quả của nó về sau”.

Quan Ngự y sực tỉnh và suy nghĩ: “Tội thí vua này, nếu bị phát giác ra, sẽ bị tru di tam tộc, chứ không phải tầm thường”. Quan Ngự y sau khi xét kết quả việc làm của mình gớm ghê như thế, nên đã đổ chén thuốc và thú tội với nhà vua. Nhà vua thấy quan Ngự y đã biết ăn năn hối cải như thế, nên rộng lòng ân xá và còn ban cho một số tiền bạc to tát nữa. Nhờ bài học này, nước nhà khỏi mất, dân tộc khỏi làm nô lệ cho ngoại bang, nhà vua khỏi chết, nên vua cho bài học này là vật báu vô giá.

Vậy chúng ta cũng nên đem bài học này áp dụng vào mọi công việc hằng ngày của chúng ta. Khi chúng ta ham mê cờ bạc, nên nhớ cái kết quả của nó sẽ là vong gia bại sản, thiếu trước hụt sau, nợ nần đòi hỏi. Khi lăm le muốn gần tửu sắc, hãy xét đến kết quả của nó sẽ làm thân thể hao mòn, đa mang tật bệnh, danh giá chôn vùi. Khi nóng giận muốn làm hại người, nên xét cái kết quả của nó về sau là “oan oan tương báo”, hại người tất sẽ bị người hại lại. Khi móng niệm tham lam tiền bạc của cải của người, nên xét kết quả về sau là tù tội gông xiềng v.v...

Tóm lại, nếu chúng ta biết đem bài học nhân quả này mà áp dụng trong tất cả mọi công việc làm hằng ngày của đời mình, thì chúng ta sẽ thấy tánh tình và hành vi của chúng ta mỗi ngày cải tiến, các việc sái quấy sẽ giảm bớt, và từ địa vị người vượt lên địa vị thánh, hiền, không phải là điều không làm được.


http://www.tangthuphathoc.com/nhanqua/nhonquanghiepvaluanhoi-01.htm