Saturday, July 10, 2010

Về Thăm Đất Phật Tập 4 - Phim Ký Sự Phật Giáo tại Ấn Độ




http://www.youtube.com/watch?v=Sn1yXdNxsy8&feature=related

Về Thăm Đất Phật Tập 3 - Phim Ký Sự Phật Giáo tại Ấn Độ





http://www.youtube.com/watch?v=RD0z_SALAjk&feature=player_embedded#!

Friday, July 9, 2010

Vạn vật đều có tánh linh

Một buổi tối cuối thế kỷ 20, lúc ở trường đại học Hồ Nam khi xem một màn ảnh làm cảm động trời đất, tôi không cầm lòng được khóc ré lên!

Tỉnh Thanh Hải có một vùng sa mạc thiếu nước trầm trọng, mỗi người một ngày chỉ dùng 2 lít nước do đội quân đóng quân ở rất xa vận chuyển lại. Hai lít nước không chỉ dùng để uống, mà còn vo gạo, rữa rau… còn phải cho gia súc kéo uống, gia súc kéo thiếu nước không thể được, khát à!



Có một ngày, bổng ở đâu hiện ra một con bò già, mà được mọi người cho là nó rất trung thành và thật thà. Nó quá khát giẫy giụa tuột ra khỏi dây cương mạnh mẽ xông vào con đường trong sa mạc mà đoàn xe chuyển nước đi qua, đợi một hồi đợi đoàn xe chuyển nước đến, nó chạy nhanh đến đứng sững giữa đường. Các chiến sĩ chuyển nước trước đây cũng đã gặp qua tình hình chặn đường của những con gia súc như vậy nhưng những con động vật trước không buất khuất kiên cường như con bò này.



Đoàn vận chuyển nước có quy định. Xe chuyển nước giữa đường không để mất đi một giọt, càng không thể tuỳ tiện cho nước. Những quy định này xem ra cũng thật khắt khe nhưng vì bất đắc dĩ. Từng giọt nước này đều là khẩu phần của mỗi người rồi



Trong sa mạc người và vật đều như vậy, nó đứng đó một hồi lâu như vậy , thậm chí làm tắt đường, các tài xế phía sau bắt đầu chưởi rũa. Có vài tài xế tính tình nóng nảy dùng dầu châm đốt con bò tội nghiệp đó nhưng nó vẫn không động đậy, kiên cố như núi Thái, không chịu dùn bước. Đến khi chủ nó tìm đến, ông ta rất hổ thẹn nắm một cây roi dài quất lên trên thân yếu ớt của nó. Toàn thân như nát nhừ, không thể đi được, cây roi cũng nhuốm đỏ màu máu, nhuốm đỏ thân nó, nhuốm đỏ cả một vùng cát vàng sa mạc và nhuốm đỏ cả một buổi chiều tà. Nó kêu lên một tiếng thảm thiết hoà với tiếng gió tàn khồc u ám lạnh lẻo của sa mạc hiện ra cảnh tượng sao mà bi tráng. Người tráng sĩ đứng kế bên bật khóc, người tài xế bị cản xe cũng oà lên khóc. Cuối cùng, người tráng sĩ nói: “thôi, để tôi vi phạm luật lệ vậy. Tôi chấp nhận xử phạt”. Anh ta cầm bát của mình lấy khoảng 2 lít nước trong xe để trước mặt con bò, nhưng nó không uống bát nước trước mặt mà nó đã cực khổ có được, nó ngước mặt lên trời rống lên một tiếng dài, dường như nó đang kêu gọi.Trong ráng chiều, không xa từ phía sau đống cát chạy ra một con bò con. Con bò mẹ bị thương nặng nhìn con bò con tham lam uống sạch bát nước, le lưỡi ra liếm liếm đôi mắt đáng thương của bò con. Con nghé cũng liếm mắt mẹ. Mọi người lẳng lặng nhìn. Những giọt nước mắt chảy dài của tình mẫu tử lăn xuống .

Tia nắng cuối ngày đã tắt, hai mẹ con không đợi chủ gọi, lặng lẻ cùng chúng tôi đi về. Một buổi tối của cuối thế kỷ 20, khi tôi xem cảnh này trên ti vi, tôi hiểu ra cái khổ của mẫu thân. Tôi và vô số những người đang ngồi trước ti vi đã bật khóc, những giọt nước mắt nóng hổi cuồn cuộn trào ra.

Vì thế, tôi thành kính khẩn cầu quý vị xem xong mẩu chuyện này nên đối xử tốt với tất cả những sanh mệnh dù lớn hay nhỏ xung quanh ta bởi vì chúng đều có tính linh, đều có cha mẹ, con cháu, gia đình của chúng. Chúng cũng như con người chúng ta, đều có khát vọng được vui vẽ, hạnh phúc. Chúng ta thế nào đành lòng làm tổn hại chúng ư? Lại cầu mong bạn hãy đối xử tốt với mẹ, bởi vì đối với chúng ta, mỗi người mẹ đều có tình thương đậm đà và thắm thiết hơn con bò mẹ kia rất nhiều!…Xin thành tâm, thành tâm khẩn cầu tất cả đều biết yêu thương và tôn trọng mạng sống lẫn nhau để có một cuộc sống thật bình yên. Xin kính chúc tất cả quý vị đều hưởng trọn vẹn niềm hạnh phúc của cuộc sống.

VƯỚNG MẮC KHI TU THIỀN

Diệu Anh
Những ngày tôi đến với Phật Pháp thật nhẹ nhàng, Phật pháp đã dần dần thấm vào từng làn da thớ thịt của tôi. Tôi đã có những thắc mắc và đã lắng nghe…Ngày đầu tiên đến nghe pháp được gặp thầy Tỉnh Thiền. Thầy hướng dẫn tôi ngồi thiền, ngồi kiết già, rồi hướng dẫn tôi tận tình từ cách ngồi sao cho đúng và điều hòa hơi thở, lúc đó đầu óc tôi mông lung chỉ thắc mắc sao phải ngồi thiền nhỉ?
Tôi nghe tất cả lời Thầy và lúc đó nghĩ sự nhiệt tình của Thầy chỉ như là nghĩa vụ, nhưng đến giờ này đây khi ngồi Thiền tôi mới thấy sự tận tụy đó đã cho tôi một pháp tu nhẹ nhàng, giải tỏa căng thẳng trong công việc trong cuộc sống phức tạp. Thầy nói thân mình không có thật, những cái bóng và vọng tưởng sẽ diễn ra trong đầu óc, lởn vởn hết hình tướng này sang hình tướng khác, hết niệm này lại đến niệm khác, ý nghĩ không lúc nào dừng, ngồi lâu dần tâm sẽ trở về tĩnh lặng, Thầy nói nghe tất cả để rồi không nghe gì cả, nên ai nói gì làm gì đau buồn mình cũng nghe để rồi mà không nghe ….

Thầy Tỉnh Thiền đang hướng dẫn các bạn TN tọa thiền ( Diệu Anh tác giả bài viết ngồi ngoài cùng bên phải)
Về đến nhà tôi thắc mắc mãi, sao thầy lại nói thế nhỉ? Phải mất mấy tháng trời tôi mới bắt đầu hiểu ra và từng giờ từng phút tôi thực hành trong cuộc sống nhưng trên thực tế thật là khó khăn!

Trong những ngày nóng nực, khi tôi thấy sân hận nổi lên lại chợt nghĩ đến thân không có thật thì ý nghĩ cũng không có thật nên vội vàng sám hối ngay. Thế có nghĩa là tôi vẫn còn chấp ngã, vẫn còn chưa buông những điều cần buông, có nghĩa là khó tìm đạo giữa đời thường không?

Sáng hôm qua chỉ vì vui miệng tôi lại nói dối, nói xong lai giật mình mà chưa sám hối gì cả. Chiều đến đi làm về, thấy bạn tôi nói nặng lời một lần, tôi liền nhớ lời thầy dặn hiện tại mình bị người ta làm cho khổ đau bao nhiêu thì tức là kiếp trước mình đã làm cho người ta khổ từng ấy, tôi nghe mà không phản ứng. Tiếp lần thứ hai, lần thứ ba …và tự nhiên trong một phút giây nào đó con rắn sân hận trỗi dậy và tôi đã nói lại với bạn luôn… Lúc ghen ghét người này, ghanh tị với người kia vì người ta hơn mình chợt lại nhớ tới lời thầy: Người ta có làm gì mình đâu mà mình ghét họ vô lý quá, chỉ vì người ta đẹp hơn cũng ghét, người ta được hơn mình cũng ghét. Tại do mình kém phước hơn mà thôi. Tôi lại thấy cần sám hối .

Đêm đó mình suy nghĩ sao tôi lại làm như vậy, tôi muốn kiểm điểm tâm mình xem sao mình lại cáu, sao mình lại dối, để thanh lọc tâm mình, sáng mai mình lại xin lỗi bạn. Tôi tự hứa cố gắng siêng năng tu tập, để tiến bộ hơn trên con đường chuyển hóa nội tâm.

Tôi có dịp ở trên Tây Thiên ba ngày, lúc ở trên đó tôi thấy mình còn may mắn hơn nhiều bạn là được các Thầy chỉ bảo tận tình từng chút một mà sao hiểu biết mình vẫn còn nông cạn, các bạn dù sinh hoạt khó khăn hơn chúng tôi, thời gian học còn ít nhưng các bạn rất chăm, các bạn nhớ và hiểu biết về Phật Pháp hơn chúng tôi nhiều, các bài học đều lấy từ trên mạng và tự học là chủ yếu, và các bạn đoàn khác có ý thức mà đoàn chúng tôi còn phải học nhiều .
Các bạn thanh niên trong Đoàn TN Trần Thái Tông TV Sùng Phúc tại Hội trại ở Tây Thiên

Ở Tây Thiên tôi mới thấy được tinh thần lục hòa mà Thầy dạy chúng tôi thiết thực biết chừng nào, từ đi đứng nằm ngồi đến ăn ngủ, đều rất đoàn kết và rất tôn trọng các đoàn bạn, từ tinh thần đó chúng tôi không sanh tâm phân biệt và mặc dù kết quả không được như ý muốn không làm chúng tôi chản nản buồn phiền…

Ấn tượng nhất với Tôi là nhớ đến ngọn lửa linh thiêng trên núi Tây thiên giữa bao cuồng phong bão tố vẫn cháy, cháy sáng lan tỏa khắp nơi như soi sáng dẫn dắt những kẻ vô trí như chúng tôi đi theo con đường chánh đạo.

Quỹ thời gian hạn hẹp làm tôi có gắng gom góp từng chút duyên để tu tập, có những lỗi đã phạm rồi lại phạm. Khi lâm vào hoàn cảnh khó khăn, những phiền não, khổ đau lại sinh khởi. Ý kiềm chế không được nó sẽ biểu hiện ra hành vi, nếu không thì cũng qua miệng lưỡi thốt ra những lời không được hay đẹp, êm ái. Đó là việc thường tình đa số mắc phải. Nếu có hiện trạng trên thì phải luôn làm chủ tâm ý và chuyển hóa không cho nó phát tác.
Đúng là:
Một thoáng ham vui, vui rồi khổ
Hối hận thì thôi! Đã muộn rồi .
Nếu biết thế này đừng ham muốn,
Thì đâu lãnh chịu khổ họa đây.

Bởi do một niệm bất giác ban đầu lầm lẫn, dần dần đưa chúng ta vào vòng trói buộc. Phải biết rằng tất cả hoàn cảnh trong cuộc sống hiện tại đang lưu chuyển đều do ta tạo ra trong quá khứ chứ không ai khác. Nhưng cái nào phải, đúng thì nhận còn cái nào sai quấy lại đổ cho kẻ khác hay đổ thừa cho hoàn cảnh mà không chịu nhận lỗi do mình tạo.Thật là mâu thuẫn.

Khi đang khổ, người ta bị mặc cảm và sống trong bất an. Nếu không giải tỏa nỗi khổ ấy thì lâu ngày sẽ thâm nhập vào tim gan tạo thành bệnh tâm sinh lý. Trong giao tiếp với công đồng xã hội họ khó làm chủ được mình, đôi khi thể hiện bằng những thái độ cộc cằn thô lỗ dễ gây sự với ngườii xung quanh, họ chỉ biết nói ra những lời than trách để tiết hận và cho như vậy là giảm bớt khổ đi nhưng thực tế họ đang làm khổ bản thân và những người lân cận cũng khổ theo vì liên lụy.

Những gì ta lãnh thọ trong cuộc sống hiện tại là do ta gây nhân trong quá khứ, mà từ nhân đến quả phải trải qua một thời gian, khi hội đủ duyên thì quả thành tựu, nên lý nhân quả như cán cân công lý không bao giờ thiên lệch. Nếu thân, miệng, ý hành động theo chân thiện mỹ thì chiêu cảm quả báo tốt lành an vui. Bằng ngược lại gieo nhân bất thiện thì gánh lấy quả xấu ác, làm lành nhiều thì hưởng nhiều, tạo ác lắm thì thọ nhận khổ đau chẳng ít.

Những tính xấu bản thân nó đã gây mệt mỏi cho chủ nhân của nó, Phật pháp đã chỉ tận gốc nguyên nhân để giúp con người đừng dính mắc vào. Khi đã chấp thân là có thật thì quyền lợi của mình là trên hết mình sẽ làm tất cả điều đó vì bản thân.Thầy dạy tôi từ ngày còn bỡ ngỡ lên chùa: Ai đánh mình mình lại phải cảm ơn lại, vì mình đã trả bớt được nợ trong quá khứ, đó chính là Bồ Tát nghịch hạnh đang thử thách mình. Lúc đó tôi không hiểu tại sao lại như thế. Sau này khi hiểu luật nhân quả và luân hồi mới biết được mình đã tạo tội từ muôn kiếp trước, và không biết đã trôi lăn bao nhiêu kiếp trong lục đạo luân hồi.

Tôi cũng nhận ra rằng khi mình tranh dành hoặc mình muốn hơn người khác, hả dạ bực tức, thì thực tế mình cũng chẳng dành đựợc phần hơn hoặc thậm chí mình còn tạo nhân xấu và hậu quả khổ đau, còn khi nhịn một chút thực ra chẳng mất mát gì mà lại được sự tự tại và an lạc.

Tôi thường cảm nhận được một điều dùng những cách xấu để tranh đoạt thì thường thường phần lợi đang nằm về phía mình, nhưng đối với Đạo thì đó là một thiệt thòi rất lớn. Đối với những người thường chịu thiệt thòi thì đường đạo họ được nhiều lợi lớn, bởi những người này đã có được trí tuệ phát xuất từ nội tâm nhìn rõ được chân tướng và xả bỏ được tham sân.

Tôi quỳ trước Tam Bảo nguyện cầu Tam bảo hộ trì cho chúng con đầy đủ nghị lực vượt qua mọi khó khăn của của cuộc sống, tiêu trừ ba chướng: nghiệp chuớng, báo chướng, phiền não chướng và giữ gìn năm giới hoàn trong sạch để được làm người tốt trong đời này và đời sau.