Tuesday, July 20, 2010

TÁM BÀI KỆ CHUYỂN HOÁ TÂM

Diệu Thao chuyển thoát ý sang Việt ngữ từ
"THE EIGHT VERSES ON TRANSFORMING THE MIND"
by Geshe Langri Thangpa

Con quyết đạt mục đích tối thượng,
Cao quý hơn cả ngọc như ý,
Vì lợi ích tất cả chúng sinh,
Là đời đời trân quý mọi loài.

Nguyện khi tiếp xúc với chúng sinh,
Con sẽ hạ mình thật xuống thấp
Từ đáy lòng chân thật thân tình,
Thường tôn kính xem trọng mọi người.

Nguyện luôn luôn quán xét tâm mình,
Từng hành động khởi đầy phiền não,
Sẽ tàn hại con và sinh linh,
Xin nguyện thấu suốt, rồi đoạn tận.

Kìa người khó thương nhiều sân hận,
Chất chứa đầy phiền não, bi quan,
Xin được ôm họ như báu châu,
Kho tàng hiếm quý vừa tìm được.

Và đây những người từng đố kỵ,
Hành hung, vu khống cùng miệt thị,
Con xin nhận lãnh phần thua thiệt,
Nhường họ phần thắng lợi vinh quang.

Còn người được giúp đỡ tận tình,
Hoặc người con đặt trọn niềm tin,
Lại trở mặt hất hủi tàn nhẫn,
Con vẫn kính như bậc tôn sư.

Sau cùng xin dâng mọi phúc lạc,
Ðến chúng sinh gần cũng như xa,
Và xin nhận đớn đau tủi hờn,
Của chúng sinh từng là Mẹ Cha.

Con nguyện, tất cả ước nguyện này,
Không nhiễm “ tám trần cấu thế gian*,”
Nguyện thấy rõ các pháp huyễn ảnh,
Ðể buông bỏ, rời xa chấp trước.

(Con chân thành cảm tạ Thượng tọa Thích Trí Siêu đã sửa và góp ý. Công đức này của Thầy, con nguyện hồi hướng cho chúng sinh và con đều có đủ những ước nguyện trên )

Diệu Thao
Ottawa , Dec 25/04


--------------------------------------------------------------------------------

* Tám trần cấu thế gian : Atthalokadhamma. Còn được gọi là Bát Pháp hay Bát Phong. Tám pháp thế gian đó là: ÐƯỢC, MẤT; DANH THƠM, TIẾNG XẤU; CA TỤNG, KHIỂN TRÁCH; HẠNH PHÚC, ÐAU KHỔ.


--------------------------------------------------------------------------------

Monday, July 19, 2010

Phần 3 : Giải trừ nghiệp chướng

HT Tinh Khong

Pháp môn Tịnh độ, một pháp môn hiển bày bốn chữ tiện lợi dễ dàng một cách rõ rệt. Nếu quý vị không hiểu những lý luận trong kinh, cũng không thành vấn đề, vẫn có thể thành tựu. Nếu bảo không cần hiểu nghĩa lý trong kinh, chỉ một lòng thành tâm niệm Phật, mà có thể thành tựu, vậy tôi vẫn phải giảng kinh thuyết pháp nữa để làm chi ? Sở dĩ tôi vẫn phải mỗi ngày thuyết giảng không ngừng, đem những lời hay ý đẹp của đức Thế Tôn ra nói là vì mong quý vị hiểu, mong quý vị giác ngộ, bởi vì quý vị đây không đủ phước báo, suốt ngày vọng tưởng, suy nghĩ lung tung. Vậy ai là người có đủ phước báo ? Là những người thật thà chất phác, suốt ngày chỉ ôm giữ một câu A Di Đà Phật, việc gì cũng không nghĩ tưởng. Do đó công phu niệm Phật của quý vị có thể đến lúc không còn vọng niệm, chỉ còn một câu A Di Đà Phật, thì lúc đó tam tạng, mười hai bộ kinh điển mà Thế Tôn suốt 49 năm thuyết pháp đều là dư thừa, quý vị không cần đến đây nghe tôi giảng giải nữa.

Cho nên Phật độ chúng sanh có hai hạng người dễ độ : Một là những người thượng căn lợi trí. Vừa nghe qua liền thông đạt, liễu ngộ dứt sạch vọng niệm.

Hai là những người thật thà ngu dốt, họ không cần tìm hiểu nhiều. Bảo họ niệm Phật là họ cứ ngoan ngoản, thật tình chấp trì, không nghĩ tưởng điều gì ngoài niệm Phật. Còn loại Thứ ba là những người lưng chừng thích khiêng vác ôm đồm, tìm hiểu suy nghĩ lung tung. Quý vị biết không ? Chúng ta thuộc loại người thứ ba này đó, loại người nhiều rắc rối.

Cho nên đức Thế Tôn suốt trong 49 năm khổ nhọc mỗi ngày không ngừng nói pháp cũng vì những người nhiều rắc rối như chúng ta. Ngài phải đem pháp ly ác giảng nói tỉ mỉ ra cho chúng ta, mong rằng sau khi quý vị đã hiểu rõ rồi thì phải biết buông xả. Trên thế gian này, người biết buông xả, không có vọng niệm là người có đại phước báo ; tuyệt đối không phải có nhiều tiền tài, địa vị cao. người có địa vị tiền tài chỉ được hưởng thụ đời sống vật chất độ vài ba năm, sau khi chết rồi sẽ ra sao ? Tam đồ lục đạo phải chịu luân hồi, như thế có phải là phước đâu ? Nếu tâm không chút vọng tưởng, suốt ngày chỉ câu A Di Đà Phật, người này chỉ vài năm sau là đã thành Phật được rồi. Hiểu được như vậy thì quý vị mới biết công đức niệm Phật thật vô cùng thù thắng, không gì sánh bằng.

Đức Thế Tôn sở dĩ phải bày ra phương tiện nói ra ba thừa, chỉ vì muốn dẫn độ chúng sanh mà thôi. Mục đích duy nhất của Ngài là mong cho chúng ta một đời có thể thành Phật. Có người hoài nghi rằng : ỡ Tôi rất ngu si, chậm hiểu, nghiệp chướng lại sâu dày, có thể thành Phật được không ? ữ Trong kinh điển, Phật thường nói : ỡ Chỉ cần một câu danh hiệu Phật có thể tiêu trừ 80 ức kiếp sanh tử tội nặng ữ. Chúng ta thử nghĩ xem : Suốt một ngày một đêm ở niệm Phật đường, chúng ta đã niệm được rất nhiều tiếng, vậy thử tính xem tội chướng của chúng ta đã tiêu trừ được biết bao nhiêu rồi. Điều này chắc thật không sai ! Vì lời Phật nói không hề hư dối, chắc chắn có hiệu quả tốt, không thể nghĩ bàn. Thế nhưng, vì sao nhiều người niệm Phật suốt một ngày đêm mà nghiệp chướng vẫn còn đầy ? Bởi vì nghiệp chướng của người này quá nhiều. Do đó, công đức niệm Phật một ngày đêm dù giúp họ tiêu trừ đi rất nhiều, mà chưa dứt hẳn. Cho nên cần phải mỗi ngày đều niệm Phật, mỗi ngày giảm bớt đi nghiệp chướng. Phật dạy chúng ta rằng : ỡ Năng lực quan trọng nhất để giải trừ nghiệp chướng trong lúc niệm Phật là không hoài nghi, không xen tạp, không gián đoạn ữ. Với ba yếu tố này, năng lực của không xen tạp mạnh nhứt. Nếu chúng ta giữ được liên tục, không gián đoạn trong 3 năm, cho dù nghiệp chướng sâu dày bao nhiêu của vô lượng kiếp đều có thể giải trừ hết. Làm sao biết được không còn nghiệp chướng ? Hãy nhìn lúc quý vị vãng sanh, có thể ra đi bằng cách ngồi hoặc đứng rất là tự tại. Sau khi về cõi Tây phương Cực Lạc, không phải trụ ở cảnh giới phàm thánh đồng cư, cũng không phải trụ ở tứ độ vãng sanh mà dự vào hạng thượng phẩm vãng sanh.

Câu danh hiệu Phật giải trừ nghiệp chướng thật là bất khả tư nghì. Cho nên ngài Từ Vân Quán Đảnh Pháp Sư, trong lời chú giải của bộ kinh Vô Lượng Thọ nói : ỡ Chúng sanh nào từ vô lượng kiếp tạo tội tạo nghiệp cực ác, cực sâu dày, bao nhiêu kinh luận, tất cả các sám pháp đều không thể sám trừ được, cuối cùng vẫn còn một phương pháp để có thể cứu vãn, đó là phương pháp niệm Phật ữ. Cho thấy công đức niệm Phật thật là to lớn, thù thắng vô cùng.

Pháp môn tha lực

HT Tinh Khong giang

Chỉ cần sanh về thế giới Tây phương Cực Lạc, chúng ta sẽ chứng cảnh giới tam ma địa. Tất cả cảnh bất sinh diệt này, sự chứng đắc này thật ra hoàn toàn không phải do công phu ở chính mình, mà do một phần tha lực của đức Phật A Di Đà hỗ trợ, cho nên pháp môn Tịnh độ còn gọi là pháp môn tha lực. Nói một cách rõ hơn, tự lực là năng lực của chính mình, y theo lời dạy của chư Phật mà niệm Phật để có thể hàng phục được những tập khí.

Một khi công phu niệm Phật thành khối, nhờ sức gia trì của Phật A Di Đà, sanh về thế giới Cực Lạc, vào được cảnh giới Tây phương gọi là tha lực.

Pháp môn nhị lực này là pháp môn duy nhất được chư Phật đề cập trong Tịnh độ tông. Ngoài sự chứng nhập cảnh giới tam ma địa, còn đạt nhất thiết Đà La Ni. Đà La Ni là tiếng Phạn, người Trung Hoa dịch là tổng trì. Tổng là hợp tất cả các pháp. Trì là giữ, làm theo tất cả giáo lý của Phật. Nói theo danh từ hiện nay tổng trì Đà La Ni là toàn toàn bộ nguyên tắc dạy chúng ta làm tất cả điều thiện, xa lìa các điều ác.

Hôm nay chúng ta cùng nhau tụ về nơi này để niệm Phật, cũng có thể gọi là ỡ tổng trì Đà La Ni ữ, bởi vì suốt một ngày một đêm, chỉ duy nhất giữ câu A Di Đà Phật. Tất cả những vọng niệm, suy nghĩ khác không còn nữa. Vọng niệm không còn, những việc ác không thể xảy ra, như vậy là xa lìa tất cả ác. Một câu vạn đức hồng danh thiện pháp cao tột của thế gian và xuất thế gian, chúng ta chấp trì từng câu liên tiếp không ngừng, để tăng trưởng thiện căn, đó là tất cả điều thiện. Ý nghĩa câu ỡ đắc nhứt thiết Đà La Ni ữ là như vậy. Khi bước chân vào niệm Phật đường, chúng ta đã đạt được ỡ nhất thiết Đà La Ni ữ, nhưng khi vừa ra khỏi, liền quên mất công phu niệm Phật. Tuy nhiên, một tuần 7 ngày, chúng ta có được một ngày chuyên nhất niệm Phật, đạt tâm không sanh không diệt nhất thiết đà là ni. Như vậy, chúng ta cũng đã giỏi lắm rồi !

Mỗi tuần 1 ngày đến niệm Phật, niệm liên tiếp ba năm, công phu của chúng ta đáng nể phục lắm. Khi có thì giờ rổi rảnh, mỗi ngày đều niệm Phật trong vòng ba năm thôi, chúng ta sẽ thành Phật ngay. Bao nhiêu nghiệp tội trong bao nhiêu lượng kiếp đều dứt sạch. Trong quyển Vãng Sanh Truyện, những người niệm Phật được vãng sanh ngay trong kiếp hiện tại này của chúng ta thật nhiều vô số kể. Người niệm Phật vãng sanh có nhiều hình thức : Có người đứng, có người ngồi tự biết trước giờ ra đi, không một chút bịnh hoạn, ra đi một cách vui vẻ tự tại, đẹp đẽ trang nghiêm. Kết quả vãng sanh này đều do công phu niệm Phật chuyên cần.

Phần 1 : Rộng mở tâm lượng

Pháp Sư Tịnh Không khai thị Pháp Môn Tịnh Độ


Trong việc tu học Phật pháp, muốn tự nâng cao cảnh giới của chính mình, có rất nhiều phương pháp. « Mở rộng tâm lượng » là một trong các phương pháp đó.

Trong đại thừa kinh điển, chúng ta thấy các vị pháp thân đại sĩ, tức là những người đã minh tâm kiến tánh, tâm lượng của các ngài rộng lớn như hư không, bao trùm cả pháp giới, vì thế, cái nhìn của các ngài đối với tất cả chúng sanh trong hư không và khắp pháp đều bình đẳng. Thế nào là bình đẳng ? Vô niệm là bình đẳng, còn có niệm là không bình đẳng. Phật trụ vô niệm.

Trong Kinh Kim Cang có câu : « Ưng vô sở trụ, sở trụ vô trụ » . « Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm », vô trụ tất cả là Phật trụ, mà vô trụ là vô niệm.

Chúng sanh trong chín pháp giới còn có chỗ để trụ. Ví như :

Chư Bồ Tát trụ ở cảnh giới Lục Độ.
Duyên Giác trụ ở Nhân Duyên.
Thanh Văn trụ ở Tứ Đế.
Ngạ quỷ ở cảnh giới Tham.
Địa ngục trụ nơi Sân.
Súc sinh trụ ở cảnh Si Mê.

Tâm của tất cả chúng sanh nầy đều còn chỗ để trụ, để dính mắc. Nói cách khác là tâm của chúng ta như thế nào, thì cảnh giới của chúng ta như thế đó.

Phàm phu chúng ta muốn trụ nơi cảnh giới vô trụ của Phật, là điều không thể đạt được. Tuy nhiên, Phật thường dạy cho chúng ta một phương pháp vô cùng thù thắng và tiện lợi, để có thể dự vào cảnh giới vô trụ của các ngài. Đó là pháp môn niệm Phật.

Bồ Tát trụ ở nơi lục độ ; chúng ta trụ nơi Phật trụ. Như vậy chúng ta được nâng cao hơn đẳng cấp của Bồ Tát, thế nhưng, tiếng niệm Phật của chúng ta phải tương ưng. Thế nào gọi là tương ưng ? Mỗi một tiếng niệm Phật, chúng ta phải trải lòng từ bi của mình đến với tất cả chúng sanh trong hư không và lan rộng đến khắp pháp giới. Mỗi tiếng niệm Phật đều vì lợi ích chúng sanh, đều mang lòng ban vui cứu khổ đến cho mọi loài.

Có người hỏi : « Tiếng niệm Phật của chúng ta thực tế có lan rộng đến hư không khắp pháp giới hay không ? » Khẳng định là được !

Trong kinh Phật nói : « Tướng không rời tâm, tâm không rời tướng ». Cái chân tâm của chúng ta, nguyên gốc của nó rộng khắp hư không, trùm khắp pháp giới. Sở dĩ tiếng niệm Phật của chúng ta không hoà nhập vào với hư không, là vì chúng ta còn nhiều vọng tưởng, phân biệt và chấp trước làm chướng ngại bản năng tự nhiên của mình. Nếu âm ba của tiếng niệm hoà nhập với âm ba của tâm, tức chân tâm lan rộng vào hư không, tiến sâu vào khắp các pháp giới, cho dù chư Phật thuyết pháp ở xa xôi, bất luận nơi nào, một khi tâm đã lắng động, không còn chướng ngại chúng ta vẫn có thể nghe được âm thanh lời pháp của các ngài rõ ràng, vì tâm từ bi của các ngài luôn trải rộng đến cõi Ta Bà này của chúng ta, cũng như chúng sanh ở các pháp giới khác. Đây là sự thật, không hề hư dối.

Vậy thì âm ba của Phật có thể rộng khắp, âm ba phàm phu của chúng ta cũng có thể rộng khắp, cho nên mở rộng tâm lượng trong pháp môn niệm Phật là một phương pháp rất vi diệu, rất đặc biệt thù thắng, có thể khiến phàm phu trong một kiếp được bình đẳng, được thành Phật.

Người thật sự biết niệm Phật, sự lợi ích, niềm an lạc mà họ đạt được, phàm phu chúng ta không thể nào hiểu thấu, mà họ cũng không thể giải thích rõ cho chúng ta, vì có giải thích, chúng ta cũng không hiểu. Giống như ai uống nước, tự người đó biết nóng hay lạnh, mùi vị ngọt đắng ra sao vậy. Nguyên tắc thuyết pháp của chư Phật cũng thế ! Những điều chúng sanh có thể hiểu được, các ngài mới nói ; nếu không hiểu được, tuyệt đối đều không nói.

Tóm lại, công phu niệm Phật có đắc lực hay không, chúng ta có thể thấy biết qua cảnh giới tâm lượng và sắc tướng của người đó.

Một khi công phu niệm Phật đắc lực rồi, chắc chắn trên gương mặt của chúng ta sẽ luôn tỏ ra niềm vui an lạc tự tại, trong đạo Phật gọi là pháp hỷ sung mãn.

Chúng ta đọc kinh sách thường nghe những người tu hành chứng quả A La Hán, là hàng thánh đạt tới mức chánh định, thân tâm an ổn, không còn thối chuyển. Tất cả những người do công phu thiền định mà tâm không ô nhiễm chuyện buồn lo, thân xa lià cảnh vui khổ của thế gian, đều được chứng nhập vào cảnh giới tam ma địa, tức là cảnh giới không còn sanh diệt. Phàm phu chúng ta nếu còn một phẩm vô minh chưa dứt đoạn muốn chứng vào cảnh giới cao cấp này, chỉ còn cách nương theo pháp môn tiện lợi nhất, đó là niệm Phật cầu sanh Tịnh độ.