Wednesday, September 8, 2010

Lời dạy của Thầy

-Bố thí,trì giới,nhẫn nhục nhưng hạnh nhẫn nhục là công đức nhiều nhất,khi mình bị ai chửi,vu oan hay chơi hơn mình mà mình nhẫn nhịn được thì có công đức rất nhiều,mỗi lần CN gặp phải cảnh này CN tự quán chiếu là người đó đang đem công đức cho mình đây,rồi đếm 1 công đức nè,2 công đức nè...cứ như vậy mà cho qua hết,sau đó đi hỏi Thầy vậy con đang tới tầng công lực thứ mấy rồi vậy Thầy ? Thầy nói tới tầng thứ 18 rồi...hihi...


-Những vọng tưởng như là những chùm bọt nước,khi nó khởi lên mình không theo thì nó sẽ vở ra như bong bóng nước,nếu mình chạy theo thì sẽ bị đau khổ hay phiền não,tại sao phải chạy theo những gì đã là qúa khứ...

-Mỗi người có cách nhìn sự việc khác nhau,thí dụ như bác sĩ thì nhìn đâu cũng thấy vi trùng,người thợ cất nhà thì có cách nhìn khác ,người kỷ sư nhìn sự việc khác...cho nên những ai mà phê bình,chê hoặc khen mình thì đừng quan tâm đến chỉ sợ những vị chân tu ,hiểu sâu giáo lý Phật mà phê bình mình thì lúc đó mình mới xem xét lại bản thân coi mình thế nào....

-Mỗi ngày phải quán chiếu thật sâu vào rằng cuộc đời là vô thường,được đó,mất đó,đủ duyên thì hội tụ,hết duyên thì tan ,sống đó rồi chết đó,khỏe mạnh đó rồi bệnh nặng liền đó,nhìn bà lão đi đường thì quán chiếu ngay đến LÃO(GIÀ),thấy đám ma thì quán chiếu sẽ đến ngày tới mình,cái chết sẽ đến bất thình lình sẽ không chừa ai,....nói chung là khi mình nhìn thấy cái gì thì phải qúan chiếu thật nhiều lần cho mình đừng chấp ngả...

-Đang làm gì thì mình phải biết,đang đi thì biết là chân mình đang chạm đất,khi rửa chén thì biết mình đang rửa chén,đang quét nhà thì biết mình đang quét nhà,nếu bạn chú tâm làm như thế khoảng 4 ngày thì bạn sẽ thấy rất khỏe,mặc dù làm rất nhiều việc mà không bị mệt,vì đó là mình đang sống với tâm Phật của mình,cái này Chơn Ngọc đã tập qua nên đem kinh nghiệm chia xẻ với mọi người ,nói vậy chứ CN tu còn yếu lắm chỉ muốn chia xẻ chút ít kinh nghiệm của mình thôi...Mắc cười lần đó CN chăm chú tập vậy khoảng 4,5 ngày gì đó mà cả ngày chỉ thấy có 3 vọng tưởng ,lại đi hỏi Thầy , Thầy hỏi con có lầm lẫn không đây,cả ngày mà chỉ có 3 vọng tưởng ???? Caí này chắc con siêu hơn Thầy rồi(cái này CN nói).

-Nếu bạn mở máy niệm Phật nghe và niệm theo cả ngày lẫn đêm ,3 hoặc 4 ngày đầu thì vọng tưỏng nhiều lắm nhưng đến ngày thứ 7 thì tâm hơi thuần thục ,tự nhiên mình cứ muốn niệm Phật hoài,trong đầu cứ như cái nút, tự động niệm Phật hoài,lúc đó tâm rất an lạc cho dù gặp ai mắng chửi cũng không nổi sân,lúc đó chỉ cảm thấy người chửi mình thật là vô minh và đáng thương thay !(Nhưng ngày không tu thì không được à nghen,phải chơi lại tới cùng).CN nhớ câu nói của HT Thích Thanh Từ là TU LÀ PHẢI HIỀN,đúng vậy nhưng khi tu thì tự nhiên nó hiền bởi vì tự tâm nó không nổi sân thì lấy đâu mà không HIỀN.

Tóm lại tâm Phật của mình là gì?? Theo CN hiểu là tâm không vọng tưởng,khi mình không còn niệm nào thì tự nhiên ông Phật con trong tâm mình sẽ hiện ra,rất vi diệu,sẽ không mệt mỏi ,không phiền não và thay vào đó là cảm giác rất an lạc ,dễ chịu,và tràn đầy hạnh phúc.

Chơn Ngọc chỉ muốn chia xẻ chút ít kinh nghiệm non nớt của mình cho các bạn,nếu có gì sơ sót xin mọi người thông cảm và góp ý thêm cho CN.

Tuesday, September 7, 2010

Luận về sự cảm ứng

TVĐĐ - 09/04/2009
Đức Phật đã dạy rằng tất cả nhân quả thiện ác trên thế gian đều theo nhau như bóng với hình, không sai chạy chút nào. Tuy nhiên, những kẻ không tin tưởng vào luật nhân quả thì cho đó là lời nói ngoa. Ngoài ra, nhiều người do tin tưởng thuyết “An Mạng (an phận thủ thường)” của Khổng Tử nên thường đổ trút tất cả cho số mạng, và chỉ cầu phước báo, cùng thích nghe những điều tốt lành mà bỏ ngoài tai những việc xấu xa tai họa. Thật là những kẻ hàm hồ ngu muội.




Thật ra, cuộc đời sanh tử chỉ như một ngày đêm. Khái niệm luân hồi trong ba thời (quá khứ, hiện tại, vị lai) giống như hôm nay và ngày trước. Ví như trong cuộc sống hằng ngày, lúc mời khách đến nhà dự tiệc, thì phải chuẩn bị đặt để thức ăn nước uống cho trang trọng đầy đủ. Nếu có thiếu sót món chi tức là lo lắng không chu đáo. Đó là lẽ tất nhiên.

Cuộc nhân sanh, những việc thọ mạng dài ngắn (chánh báo), gia sản tài vật (y báo), sự nghiệp công danh, cùng phú quý bần tiện đều tùy thuộc vào nghiệp nhân đã trồng trong tiền kiếp. Những sự thọ dụng trong đời nay đều không phải từ bên ngoài mang đến, mà hoàn toàn là do tự làm tự hưởng. Vì vậy cổ nhân đã có câu : “Muốn biết nghiệp nhân đời tiền kiếp, hãy nhìn báo ứng đang thọ. Muốn biết quả báo đời vị lai, hãy xem đang làm những gì”. Đa số người đời ỷ vào tài năng học thức để đạt công danh phú quý, nhưng chẳng hề biết rằng việc này khó xảy ra, vì chủ yếu chính là do nhân lành đã tự trồng trong tiền kiếp kết hợp với khả năng tài trí trong hiện tại mới tạo dựng được. Do đó, nếu vui mừng hớn hở khi được công danh phú quý thì rất sai lầm. Lại nữa, lúc bị người khác phá mất công danh phú quý, liền khởi tâm oán hận, mà chẳng biết rằng phần phước mình chỉ có thế thôi. Phần phước báo bị người khác phá mất thật ra chẳng phải là của mình mà chính vì thiếu nợ người đó nên phải trả. Vì vậy, đau khổ ưu sầu, oán trời trách đất, thậm chí kết thành cừu oán không thể xả bỏ, thì cũng là sai lầm. Do đó, phải nên biết rằng pháp “An Mạng” của Khổng Tử tức là thuyết nhân quả của Phật giáo. Nếu hiểu được lý “An Mạng” thì sẽ chấp nhận rằng sang hèn được mất đều tùy thuộc vào nhân xưa, vốn tự làm tự thọ. Nghèo cùng hay hiển đạt, mạng ngắn hoặc dài, đều do nhân đời tiền kiếp chủ định. Thật vậy, nếu hiểu rõ và tin tưởng quy luật nhân quả, thì sẽ chấp nhận rằng tất cả sự thọ dụng trong hiện tại đều phát xuất từ những nghiệp nhân đã trồng vào đời tiền kiếp, chớ chẳng phải do người khác đem đến, hay nhờ tài trí mới đạt được. Dẫu có đạt được bằng tài trí, thì đó chẳng qua là phần phước của mình. Thế nên, sao lại khổ sở đắm chấp, lao tâm nhọc sức, lo lắng ưu sầu những việc được mất, thậm chí vọng tích bao oán thù ! Nếu là người thông minh sáng suốt, thì phải thâm tín nhân quả báo ứng, mà không chấp trước vào những việc đắc thất trong hiện tại, chỉ nên căn cứ theo điều kiện hiện hữu, để trồng nhân lành vào ruộng phước cho tương lai. Ví như người nông dân, phải biết chọn đất phì nhiêu để gieo trồng giống tốt, rồi siêng năng cấy cày, thì nhất định sẽ thu hoạch được đầy ắp lúa mạ trong mùa thu. Đây là việc hiển nhiên. Có khác biệt chăng trong sự thu hoạch là do việc bỏ phân bón ít nhiều.




Đức Phật đã dạy : “Cúng dường Phật, Pháp, Tăng thì gọi là gieo nhân lành vào ruộng phước thù thắng. Hiếu thảo với cha mẹ thì gọi là gieo nhân lành vào ruộng phước cung kính. Cứu giúp những kẻ nghèo cùng khốn khổ thì gọi là gieo nhân lành vào ruộng phước tâm thức”. Tôi hy vọng quý vị sẽ không ưu sầu vế những sự được thua còn mất trong quá khứ, mà chỉ lo gieo nhân lành vào ruộng phước cho tương lai. Nếu quý vị giảm bớt tiêu xài vào những việc phung phí hay vô ích cùng biết tiết chế chi tiêu trong việc ăn mặc, rồi dùng những phần được tiết kiệm trồng trong ba loại ruộng phước ở trên, thì không những đời vị lai được tăng phước đức trang nghiêm mà hiện thế thân an tâm lạc, và trở thành người có phước lành bậc nhất. Nếu thường gieo giống lành vào ba loại ruộng phước bên trên, lại còn biết lưu tâm về Phật Pháp như dùng cách niệm Phật để dẹp trừ tâm vọng tưởng, dùng từ bi để chuyển hoá sân si, dùng nhu hoà để cảm hoá cường bạo, dùng khiêm tốn để chiết phục ngã mạn, thì đó là hạnh của bậc Bồ-tát phát đại tâm. Nếu có tín tâm chân thật, thì xứng đáng được gọi là đại trượng phu dũng mãnh tối thắng !



(Trích : Những Lời Khại của Đại Sư Hám Sơn trong Đường Mây Trong Cõi Mộng)

http://thienviendaidang.net/00/baimoidua.php?readmore=13

Ông Bụt của riêng con

Ảnh minh họa



TVĐĐ - 09/06/2010
Mỗi khi đọc truyện cổ tích, con đều chú ý đến hình ảnh một ông cụ hiền từ, râu tóc bạc phơ hiện lên bất ngờ với câu hỏi ấm áp: “Tại sao con khóc?”.

Đó là Bụt - người luôn xuất hiện kịp thời để an ủi, giúp đỡ những người hiền lành, yếu đuối. Mọi khó khăn, trắc trở đều trở nên tốt đẹp, thuận lợi khi ông Bụt ra tay hóa phép.





Con từng ước Bụt sẽ xuất hiện ngoài đời thực để giúp con thực hiện những điều ước, vượt qua những thử thách trong cuộc sống. Con cứ nuôi mãi hi vọng ấy đến khi nhận ra trong căn nhà thiếu hơi ấm của cha mẹ này, con đang có một ông Bụt của riêng mình.

Từ ngày này qua tháng nọ, cha mẹ cứ mải miết với công việc công ty. Lúc con ngủ say cũng là lúc cha mẹ trở về nhà. Cuộc sống của một đứa bé như con sẽ vô vị, trống vắng biết bao nếu như không có ông nội ở cạnh bên.

Từ ngày bà nội mất, ông từ quê lên sống chung với gia đình con. Hai ông cháu trở thành những "đồng minh" thân thiết nhất. Trừ những lúc con đi học, căn nhà lúc nào cũng văng vẳng tiếng ông đọc truyện cho con nghe, tiếng ông giả làm ôtô để con ngồi lên lưng điều khiển, tiếng ông giả làm ông kẹ mỗi khi con không nghe lời…

Có những lúc con bị mấy thằng bé hàng xóm bắt nạt, mếu máo chạy về nhà, ông nội liền ôm con vào lòng an ủi: “Tại sao cháu của nội lại khóc? Ai bắt nạt cháu cưng của nội?”. Lúc ấy, con lại nghĩ đến hình ảnh của ông Bụt trong truyện cổ tích và thôi không mít ướt nữa.

Có hôm, con loay hoay mãi với bài tập thủ công, không thể đan được chiếc rổ nhỏ để ngày mai nộp cho cô giáo. Bị đứt tay, con lại khóc. Ông nội lại ngồi xuống cạnh con, nhẹ nhàng hỏi: “Tại sao con khóc? Cứ mít ướt hoài nhỉ”. Con thút thít kể sự tình, nội cười xòa: “Việc gì chứ đan lát là nghề của nội ở dưới quê đó”.

Thế rồi nội bắt tay vào cứu nguy cho con, đôi mắt không còn nhìn rõ của nội, đôi tay đầy những nếp nhăn của nội vẫn cứ chăm chú chuốt từng lát nan, sợi lạt. Nội còn dạy con đan tỉ mỉ từng bước để làm nên một chiếc rổ xinh xắn. Con tin chắc đó là sản phẩm thủ công tuyệt nhất con từng thấy! Nội chính là ông Bụt của riêng con.

Rồi một ngày, nội rời xa con mãi mãi. Ông Bụt của riêng con chỉ sống với con những tháng ngày hữu hạn, nhưng con biết ông đã giúp con thực hiện được bao điều ước. Những khó khăn, thử thách có lẽ đang đợi con phía trước nhưng con sẽ dũng cảm đối diện và cố gắng vượt qua, bởi con luôn tin có một ông Bụt đặc biệt vẫn đang dõi theo mình…



(TTO)
Nguồn :Thiền Viện Đại Đăng

Monday, September 6, 2010

Sa Di (P.1)(rất hay và vui )