Pháp môn niệm Phật, không luận là già, trẻ, nam, nữ, sang, hèn, giàu, nghèo, chỉ cần tin sâu Phật là đạo sư của ba cõi, cha lành của bốn loài, tin và niệm đó thì diệt tội hằng sa, được phước vô lượng. Dưới đây sẽ cử ra chuyện thật được cảm ứng để làm chứng minh.
Mười hai năm trước ở đường Trung Hoa khu Bắc Đài Trung có một gia đình nhỏ là người từ Sa Lộc dời đến Đài Trung ở, chủ nhân là Trần tiên sinh, vợ ông ta họ Lâm tên là A Kiều, bà này ở quê từ lâu đã bị bệnh triền miên, đứa con lớn là Chấn Trung tuy mới tám tuổi, lại rất biết chuyện, hầu hạ thuốc men v.v… chẳng rời khỏi bên mẹ. Có một hôm ban trưởng ban niệm Phật là sư tỷ Trần Kim Chi đến nhà của nó (Chấn Trung), nhìn thấy A Kiều nằm trên giường rên rỉ, có trạng thái của bệnh tình rất nguy kịch, đứa con Chấn Trung kia đang ở bên mẹ rơi nước mắt, sư tỷ Trần Kim Chi thấy rồi, lòng từ bi tự nhiên phát sanh, liền nói với bà Trần rằng: “A Kiều à! Cô nên niệm Thánh hiệu cứu khổ cứu nạn Quán Thế Âm Bồ Tát, cầu nguyện Bồ Tát khiến cho bệnh tình sớm hồi phục, mạnh khỏe trở lại”. Lúc đó A Kiều thều thào nhỏ giọng “Tôi không biết niệm”. Sư tỷ Trần Kim Chi nói: “Cô không biết niệm, con cô niệm cũng vậy, cô chỉ cần lắng tâm nghe, trong tâm duyên theo tiếng niệm là được rồi”, Sư tỷ Kim Chi lại đi thỉnh về một bức tranh Tây phương Tam Thánh lộng trong khung kiếng, treo trên bức tường đối diện với chỗ A Kiều nằm, rồi dạy cho Chấn Trung chắp tay, học niệm A Di Đà Phật và Quán Thế Âm Bồ Tát. Đứa bé này rất thông minh, không bao lâu đã học được rồi. Cứ như thế niệm hơn hai tiếng đồng hồ, lại còn dạy nó hồi hướng, cầu nguyện Phật Bồ Tát mau đến cứu giúp cho bệnh của mẹ mau được bình phục. Chấn Trung đều có thể nhất nhất y giáo phụng hành, bèn luôn luôn ở trước Phật niệm Phật van cầu, trước mắt A Kiều, mặt thì đối Thánh tượng vạn đức trang nghiêm, bên tai lại nghe được Thánh hiệu vạn đức hồng danh, trong tâm bèn cảm nhận được có chỗ nương tựa.
Xưng niệm Thánh hiệu Phật Bồ Tát là việc chẳng thể nghĩ bàn. Đứa con Chấn Trung kia vì cầu cho mẹ khỏi bệnh, hàng ngày thành khẩn niệm Phật, chưa đến một tuần lễ, quả nhiên xuất hiện kỳ tích. Có một hôm mới sáng sớm nó kêu lên rất vui sướng: “Má à! tối qua con chiêm bao thấy một người nữ mặc áo trắng cầm một bó cỏ thuốc dài như cây rau hẹ cho má ăn, má nhận qua tay liền cho vào trong miệng, con nhìn thấy rất là rõ ràng. Ngài còn nói với con ngài là Quán Thế Âm Bồ Tát, do vì bệnh của má chỉ cần ăn loại cỏ thuốc này, liền được bình an”. A Kiều nghe xong cảm thấy rất là kỳ lạ, bà ta cũng nói với con rằng: “Chấn Trung à! Mẹ đêm qua cũng chiêm bao thấy một người nữ cầm một bó cỏ thuốc dài kêu má ăn, má liền lấy cỏ thuốc cho vào trong miệng nhai và nuốt xuống. Sáng sớm vừa thức dậy, trong lòng mát mẻ, cảm thấy bệnh tình nhẹ đi rất nhiều”. Từ đó bệnh của A Kiều ngày càng hồi phục mạnh khỏe, mẹ con đồng hưởng niềm vui tự nhiên của đạo. Hơn nữa trong tâm linh nhỏ của Chấn Trung đã gieo trồng được căn lành rất là sâu dày, cho nên mỗi ngày trước khi đi học, nó nhất định đến trước Phật xin phép, chắp tay đảnh lễ nói: “A Di Đà Phật! Con phải đi học đây”. Tan học về nhà lại nhất định trước tiên đến trước bàn Phật vẫn cứ chắp tay đảnh lễ nói: “A Di Đà Phật! Con về rồi”. Ngày nào cũng thế, tập hoài thành quen.
Mười hai năm trước ở đường Trung Hoa khu Bắc Đài Trung có một gia đình nhỏ là người từ Sa Lộc dời đến Đài Trung ở, chủ nhân là Trần tiên sinh, vợ ông ta họ Lâm tên là A Kiều, bà này ở quê từ lâu đã bị bệnh triền miên, đứa con lớn là Chấn Trung tuy mới tám tuổi, lại rất biết chuyện, hầu hạ thuốc men v.v… chẳng rời khỏi bên mẹ. Có một hôm ban trưởng ban niệm Phật là sư tỷ Trần Kim Chi đến nhà của nó (Chấn Trung), nhìn thấy A Kiều nằm trên giường rên rỉ, có trạng thái của bệnh tình rất nguy kịch, đứa con Chấn Trung kia đang ở bên mẹ rơi nước mắt, sư tỷ Trần Kim Chi thấy rồi, lòng từ bi tự nhiên phát sanh, liền nói với bà Trần rằng: “A Kiều à! Cô nên niệm Thánh hiệu cứu khổ cứu nạn Quán Thế Âm Bồ Tát, cầu nguyện Bồ Tát khiến cho bệnh tình sớm hồi phục, mạnh khỏe trở lại”. Lúc đó A Kiều thều thào nhỏ giọng “Tôi không biết niệm”. Sư tỷ Trần Kim Chi nói: “Cô không biết niệm, con cô niệm cũng vậy, cô chỉ cần lắng tâm nghe, trong tâm duyên theo tiếng niệm là được rồi”, Sư tỷ Kim Chi lại đi thỉnh về một bức tranh Tây phương Tam Thánh lộng trong khung kiếng, treo trên bức tường đối diện với chỗ A Kiều nằm, rồi dạy cho Chấn Trung chắp tay, học niệm A Di Đà Phật và Quán Thế Âm Bồ Tát. Đứa bé này rất thông minh, không bao lâu đã học được rồi. Cứ như thế niệm hơn hai tiếng đồng hồ, lại còn dạy nó hồi hướng, cầu nguyện Phật Bồ Tát mau đến cứu giúp cho bệnh của mẹ mau được bình phục. Chấn Trung đều có thể nhất nhất y giáo phụng hành, bèn luôn luôn ở trước Phật niệm Phật van cầu, trước mắt A Kiều, mặt thì đối Thánh tượng vạn đức trang nghiêm, bên tai lại nghe được Thánh hiệu vạn đức hồng danh, trong tâm bèn cảm nhận được có chỗ nương tựa.
Xưng niệm Thánh hiệu Phật Bồ Tát là việc chẳng thể nghĩ bàn. Đứa con Chấn Trung kia vì cầu cho mẹ khỏi bệnh, hàng ngày thành khẩn niệm Phật, chưa đến một tuần lễ, quả nhiên xuất hiện kỳ tích. Có một hôm mới sáng sớm nó kêu lên rất vui sướng: “Má à! tối qua con chiêm bao thấy một người nữ mặc áo trắng cầm một bó cỏ thuốc dài như cây rau hẹ cho má ăn, má nhận qua tay liền cho vào trong miệng, con nhìn thấy rất là rõ ràng. Ngài còn nói với con ngài là Quán Thế Âm Bồ Tát, do vì bệnh của má chỉ cần ăn loại cỏ thuốc này, liền được bình an”. A Kiều nghe xong cảm thấy rất là kỳ lạ, bà ta cũng nói với con rằng: “Chấn Trung à! Mẹ đêm qua cũng chiêm bao thấy một người nữ cầm một bó cỏ thuốc dài kêu má ăn, má liền lấy cỏ thuốc cho vào trong miệng nhai và nuốt xuống. Sáng sớm vừa thức dậy, trong lòng mát mẻ, cảm thấy bệnh tình nhẹ đi rất nhiều”. Từ đó bệnh của A Kiều ngày càng hồi phục mạnh khỏe, mẹ con đồng hưởng niềm vui tự nhiên của đạo. Hơn nữa trong tâm linh nhỏ của Chấn Trung đã gieo trồng được căn lành rất là sâu dày, cho nên mỗi ngày trước khi đi học, nó nhất định đến trước Phật xin phép, chắp tay đảnh lễ nói: “A Di Đà Phật! Con phải đi học đây”. Tan học về nhà lại nhất định trước tiên đến trước bàn Phật vẫn cứ chắp tay đảnh lễ nói: “A Di Đà Phật! Con về rồi”. Ngày nào cũng thế, tập hoài thành quen.