Sunday, December 5, 2010
Friday, December 3, 2010
Muốn Thành Phật Tất Bị Ma Phá
HT Tuyên Hóa giảng:
Vạn Phật Thành là nơi các Thánh nhân tu đạo, cho nên ma vương đến nhiễu loạn tâm người tu đạo thanh tịnh. Vì muốn chiến thắng Thánh nhân và chiếm độc bá một phương, cho nên Ma vương mới gây phiền phức khắp nơi để Thánh nhân phải đầu hàng và quỳ gối xưng thần. Quý vị nên kiên nhẫn, đừng thối chí và tuyệt đối không được dựng cờ trắng đầu hàng. Quý vị phải phấn đấu cho đến cùng và thắng lợi sau cuối sẽ thuộc về quý vị. Cho nên nói: “Muốn thành Phật ắt bị ma phá, muốn làm người tốt thời oan nghiệt tìm.” Kẻ không có đủ đức hạnh sẽ tùy theo gió thổi bập bềnh nổi trôi rồi đọa lạc. Người có đủ đức hạnh sẽ không bị ma vương làm dao động. Tại sao vậy? Bởi đời đời kiếp kiếp họ đã có căn tu hành thâm hậu, thành thử bất cứ ma gì họ cũng không sợ.
Vạn Phật Thành là nơi các Thánh nhân tu đạo, cho nên ma vương đến nhiễu loạn tâm người tu đạo thanh tịnh. Vì muốn chiến thắng Thánh nhân và chiếm độc bá một phương, cho nên Ma vương mới gây phiền phức khắp nơi để Thánh nhân phải đầu hàng và quỳ gối xưng thần. Quý vị nên kiên nhẫn, đừng thối chí và tuyệt đối không được dựng cờ trắng đầu hàng. Quý vị phải phấn đấu cho đến cùng và thắng lợi sau cuối sẽ thuộc về quý vị. Cho nên nói: “Muốn thành Phật ắt bị ma phá, muốn làm người tốt thời oan nghiệt tìm.” Kẻ không có đủ đức hạnh sẽ tùy theo gió thổi bập bềnh nổi trôi rồi đọa lạc. Người có đủ đức hạnh sẽ không bị ma vương làm dao động. Tại sao vậy? Bởi đời đời kiếp kiếp họ đã có căn tu hành thâm hậu, thành thử bất cứ ma gì họ cũng không sợ.
Tật xấu mà chúng ta thường hay phạm là thích được người ta tán thán và ưa được tâng bốc. Như khi được người khen
một câu thôi là mình đã thấy lâng lâng mê mẩn tinh thần rồi. Vậy làm sao thành được Phật đây? Tự chính mình cũng
không biết, không rõ. Nếu có thể giữ giới và tu định, chúng
ta sẽ có trí huệ. Khi đã có trí huệ rồi, chúng ta sẽ không động tâm bởi những lời khen chê, phỉ báng. Nếu ai phỉ báng
mình, trong lòng mình cũng không chút gì bực bội; nếu có người khen mình, lòng mình cũng không chút gì mừng vui.
Thực ra, sự khen chê hoặc phỉ báng chỉ là những thứ gió của
thế gian, gọi là “Tám gió thổi không động.”
Sao gọi là bát
phong, tám gió? Ðó là xưng, cơ, khổ, lạc, lợi, suy, hủy, dự; tức là:
khen ngợi, chê bai, khổ sở, vui vẻ, lợi lộc, suy yếu,
hủy báng và danh dự. Nếu bị tám gió nầy thổi đến mà tâm bị dao động,
thế tức là quý vị không có nền tảng vững vàng.
Cái gì gọi là nền tảng? Ðó là đức hạnh. Người không đủ đức
hạnh thì tánh tình rất nóng nảy, vô minh cũng rất nặng nề. Người có đức hạnh sẽ không nóng giận, và có thể biến hóa
vô minh thành trí tuệ. Cho nên, chúng ta tu hành là phải lo bồi dưỡng đức hạnh.
Người học Phật phải chú trọng đến đức hạnh và không được làm những chuyện thất đức, vì đó là chân đế của sự
tu hành. Muốn tiêu trừ nghiệp chướng, chúng ta phải cúng dường. Vì cúng dường có thể bồi phước, bồi huệ, cho nên
chúng ta phải tu đạo, tu đức. Bằng không, dù chúng ta có tu
Lục Ðộ cũng chẳng có tác dụng đâu. Lục độ được lập ra là
để cho chúng ta chuyên tu đạo, tu đức. Người tu hành nếu không chú trọng đến đạo đức thì sẽ tạo nghiệp!
Giảng ngày 9 tháng 11 năm 1985
Vì Sao Trước Khi Nhập Niết Bàn, Phật Không Nhận Cúng Dường?
Khi Phật sắp nhập Niết Bàn, vì sao Ngài không nhận cúng dường? Bởi Phật đã đạt thành thân kim cang bất hoại,
cho nên Ngài không ăn uống. Việc ăn hay không ăn đối với Ngài chẳng có quan hệ chi, tức là ăn cũng được, không ăn
cũng được. Ðâu có giống như chúng ta, hễ thiếu ăn một bữa
thì khổ sở như là thiếu hụt dữ lắm vậy. Thậm chí nếu không
ăn no, mình cảm thấy như bị lỗ vốn một cách nặng nề.
Thiền tông có câu danh ngôn:
“Trọn ngày ăn cơm, nhưng chưa ăn
một hạt gạo. Cả ngày mặc áo, mà chưa mặc một sợi tơ.”
Câu nói nầy có phải là vọng ngữ không? Nếu phân tách kỹ
càng, chúng ta sẽ thấy rất có đạo lý. Vị đó tuy có ăn cơm,
mặc áo, nhưng tâm ông ấy không có ở đấy. Thế thì tâm ông ấy
ở đâu? Tâm ông ấy đang niệm niệm, nhất tâm nhất ý tham cứu
thiền thoại đầu. Chưa đến lúc “nước cạn đá lộ” thì ông chưa
buông lỏng. Như thế mà ông khắc ghi kỳ hạn thủ chứng để làm mục tiêu.
Ðức Phật Thích Ca nói:
“Sau khi ta nhận dùng bát cháo
sữa của nữ mục đồng, ta bèn đến gốc cây Bồ-đề tu hành và
thành Chánh Giác.” Uống xong bát cháo sữa, thân thể Ngài được khôi phục, mạnh khỏe trở lại. Nhưng nếu Ngài không
ăn thời cũng được thôi. Khi Phật ở Tuyết Sơn tu khổ hạnh sáu năm, nơi đó không phải tại Hy Mã Lạp Sơn, mà là vùng
phía nam sông Hằng. Mỗi ngày Phật chỉ ăn một hạt mè, một hạt lúa mạch mà cũng không chết đói. Tuy ốm như que củi,
nhưng tinh thần Ngài vẫn rất khỏe mạnh. Bởi thế mới nói là đức Phật ăn cũng được, không ăn cũng được, không có
vấn đề gì.
Do bởi Phật có ăn hay không thì cũng được, cho nên
trước khi nhập diệt, Ngài mới thọ nhận sự cúng dường cuối
cùng của ông Thuần Ðà. Mục đích của Ngài là vì nghĩ đến đại chúng. Thế nào là vì đại chúng? Làm sao mà Ngài có
thể thay mặt đại chúng để ăn? Như có câu:
“Tự mình ăn thì tự mình no, tự mình sanh tử thì tự mình dứt.” Nói cách
khác, Phật vì đại chúng trong pháp hội nên đã nhận lần cúng
dường sau cùng của ông Thuần Ðà. Ngài nhận cúng dường cũng vì chúng tôi, vì quý vị và tất cả chúng sanh hiện nay.
Vì sao lại nói như thế? Bởi vì Phật từ bi giúp duyên cho
chúng sanh gieo trồng chút ít phước căn. Nếu Phật không ăn uống, chúng sanh chúng ta sẽ không có nơi để gieo phước
báu. Phật vì cho chúng sanh trồng phước điền, cho nên Ngài không ăn mà ăn, ăn mà không ăn. Nếu như Phật không ăn
thì chúng sanh sẽ không có nơi để trồng phước điền, mà đệ
tử Phật cũng chẳng có cơm để ăn.
Phật hoàn toàn vì đệ tử mà nhận của cúng dường, gọi là:
“Nê long tuy bất năng giáng vũ, kỳ vũ tất giả long; Phàm tăng
tuy bất năng chủng phước, cầu phước tất giả tăng,”
nghĩa là
rồng đất tuy không thể làm mưa, nhưng muốn cầu mưa tất phải dùng rồng giả. Phàm tăng tuy không thể trồng phước,
nhưng muốn cầu phước tất phải nhờ phàm tăng. Ðấy là có sự hỗ tương lẫn nhau chứ không phải mê tín. Vì ứng theo
cơ duyên của chúng sanh mà Phật miễn cưỡng tiếp nhận sự cúng dường, chứ không phải cho rằng Phật sao mâu thuẫn,
ăn rồi lại nói không ăn. Chúng ta phải hiểu rõ điều nầy, vì
đây cũng là để phá tan sự chấp trước của con người.
Cư sĩ Thuần Ðà tuy là người làm công, nhưng ông đã
cúng dường với tấm lòng thành khẩn, thiết tha, không có chút ý đồ gì. Vì thế Phật mới nhận sự cúng dường của ông.
Ông tự bảo rằng mình có căn gốc nghèo cùng (không có Tam Bảo), cho nên ông hy vọng đức Phật sẽ bạt trừ cái cùng
căn đó đi. Bởi vì mục đích duy nhất của ông là muốn gieo căn lành cho chúng sanh, chứ không phải cho chính mình.
Ðó là tinh thần của Bồ Tát vậy.
Con người chúng ta không nên sợ cái căn nghèo cùng.
Vì căn nghèo không thể chướng ngại được con đường đạo, mà chỉ sợ có căn ma thôi. Căn ma tức là tà tri tà kiến. Nếu
người có tà tri tà kiến, bất luận tu pháp môn nào, họ tuyệt
đối sẽ không bao giờ có được sự tương ứng. Dù cho họ có
bản lãnh gì đi nữa thì cũng như là nói về thức ăn mà không được ăn, là đếm tiền dùm cho người, bận rộn vì người khác
mà tự mình không được sự lợi ích gì cả.
Cư sĩ Thuần Ðà làm những việc mà người khác không
thể làm, nhường được cái mà người ta không thể nhường, cho nên ông đã không tranh giành với một ai. Khi mọi người
đã cúng dường xong hết, ông mới cúng dường. Tuyệt đối là ông không có giành trước với ai. Tôi tin rằng thời gian
ông ta chờ đợi rất là lâu. Hơn nữa ông ăn những thứ người
khác không thể ăn, chịu đựng những gì người khác không thể chịu đựng. Do đó ông mới là bậc long tượng trong giữa
muôn người. Bởi vì ông Thuần Ðà có đầy đủ hai chữ “chân
thành,” cho nên đức Phật mới tiếp nhận sự cúng dường của
ông. Vì sao ông Thuần Ðà có được cái nhân duyên đó? Bởi kiếp xa xưa kia ông đã tu phước, tu huệ, tu đạo và tu đức.
Do nhiều công đức tu hành đó, cho nên đời nầy ông mới có
thể làm được một vị bố thí viên mãn.
Giảng ngày 8 tháng 11 năm 1985
Sao Gọi Là Ðịnh Kiên Cố?
Sao gọi là định kiên cố? Thì là tâm hằng thường không thay đổi, cũng tức là tâm Bồ Ðề không thối chuyển. Ai có
thể thường tinh tấn thì là người ở trong định. Sao gọi là Kim
Cang Ðịnh? Tức là cái khả năng không bị cảnh giới xoay chuyển và có thể chuyển được cảnh giới. Khả năng nầy cũng
có thể tùy duyên bất biến, bất biến tùy duyên, đó là Kim Cang Ðịnh. Kim Cang Ðịnh không có một hình tướng nào cả,
nó chỉ là tâm Bồ Ðề bất hoại thôi.
Chúng ta là người tu đạo, khi đạt đến trình độ tương đương,
phù hợp thì chúng ta sẽ không còn vọng tưởng, không còn dục niệm, cũng không bị thất tình lục dục sai khiến, cũng sẽ
không tùy tiện khóc, tùy tiện cười. Vì sao? Bởi vì chúng ta đã
có Kim Cang Ðịnh. Hơn nữa, chúng ta sẽ không tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không tự lợi, không vọng
ngữ. Vì sao thế? Vì chúng ta đã có định kiên cố rồi.
Cho nên nói: “Na Già thường trong định, không lúc nào là không định,” (Na Già là Rồng, nhưng đây ý chỉ cho tánh
định kiên cố của đức Phật.) lúc nào nơi đâu cũng đều ở trong
Ðịnh. Về Ðịnh nầy, nếu mức thượng thì thông suốt vạn cổ,
còn mức hạ thì đạt đến vạn kiếp, không sau không trước, thời thời đều nhập định. Người tu đạo mà đạt được tâm định
như thế, đó tức là họ đang đi đến con đường Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác. Họ cần phải tiếp tục bước tới, đã
tinh thông còn muốn tinh thông hơn nữa và dũng mãnh tinh tấn cho đến khi thành Phật.
Quý vị đừng tưởng rằng Kim Cang Ðịnh là có hình tướng. Thật ra, nó chính là tâm kiên cố bất động. Quý vị nghĩ thử
xem! Nếu không phải là như thế, vậy rốt cuộc đến trình độ
nào mới là Kim Cang Ðịnh đây? Có người nói: “Tổ sư Ca Diếp nhập Kim Cang Ðịnh và không xuất định. Ngay cả khi
Phật nhập Niết Bàn, Tổ cũng không hay biết.” Tổ sư Ca Diếp
không phải là nhập Kim Cang Ðịnh mà là nhập lão định. Bởi Ngài già rồi,
thành thử Ngài ngồi mà không động đậy. Mãi cho đến nay, tổ
sư Ca Diếp vẫn còn nhập định tại núi Kê Túc ở Vân Nam, chứ Ngài
không có nhập Niết Bàn. Tổ chờ Phật Di Lặc giáng thế đấy.
Rồi phụng mạng lời di chúc của đức Phật Thích Ca, Tổ sẽ đem y
cà sa truyền trao lại cho đức Phật Di Lặc, là vị Phật thứ năm của thời
Hiền Kiếp. Khi hoàn thành
sứ mạng, Tổ mới nhập Niết Bàn.
Giảng ngày 5 tháng 11 năm 1985sứ mạng, Tổ mới nhập Niết Bàn.
Subscribe to:
Posts (Atom)