Watch THƯƠNG và GHÉT 3, ĐĐ Thích Phước Tiến in Faith Videos | View More Free Videos Online at Veoh.com
Sunday, January 16, 2011
THƯƠNG và GHÉT 3, ĐĐ Thích Phước Tiến
Watch THƯƠNG và GHÉT 3, ĐĐ Thích Phước Tiến in Faith Videos | View More Free Videos Online at Veoh.com
Bánh xèo chay
-1 bọc bột gạo
-1 bọc đậu xanh cà khg vỏ (ngâm mềm),khi bỏ vào máy sinh tố xay chung với nửa cup cơm nguội(cho xốp và giòn)và nước cốt dừa(thay thế nước)(khi có đậu xanh này vào sẽ có màu đẹp và nó bùi bùi,béo béo ngon) .Đem pha chung với 1 bịt bột gạo(Ở trên)
-Tôm chay và thịt chay
-đâu xanh đem hấp
-củ sắn xắt cọng mỏng mỏng(bánh xèo phải có củ sắn mới ngon)
-dá
-Bột nêm chay và chút xíu đường.
-Rau thơm đủ loại,dưa leo,xà lách.
Ăn món này thì tuyệt đối phải có nước mắm chay ngon và đồ chua ngon.Sau đây là công thức làm nước mắm chay rất ngon,Chơn Ngọc làm ai cũng khen ngon đó,thế là đem công thức cho mấy chị Phật tử nấu bếp trong Chùa nấu mỗi tuần cho Phật tử đến Chùa ăn:
Nước mắm chay bằng nước táo(apple juice) (cách này rất ngon)(nguồn từ amthucchay.blogspot.com)
1 bình nước táo (apple juice)2 quarts
1 thẻ đường tán
1 tới 3 muỗng canh muối (người cữ muối thì 1 muỗng)
Nấu nước táo với đường, muối cho kẹo còn lại phân nửa (1 quart, lấy chiếc đũa nhúng vô xem ướt tới đâu, nấu tới còn phân nửa phần ướt của chiếc đũa) là xong. Khi nào ăn cho thêm ớt bằm. Các bạn làm xong để nguội cho vô tủ lạnh tiện lắm. Có thể để dành ăn 3 tuần trong tủ lạnh.
Dưa chua
-1 cup đường
-2 cups nước sôi nguội
-3/4 cup dấm
-1 chúm tay tí xiú muối ( khoảng 1/5 muỗng càfê muối)
Cách này rất ngon,rất vừa ăn.
Tạp chí Pháp LE POINT phỏng vấn Đức Đạt Lai Lạt Ma
5:24:00 AM
No comments
Dalai Lama at 8th Edition of the Summit of Nobel Peace Prize Laureates in Rome - Day 1
Dưới đây là phần chuyển ngữ của một bài phỏng vấn Đức Đạt -Lai Lạt-Ma do tạp chí LE POINT của Pháp thực hiện và đăng ngày 22 tháng 1 năm 2007. Bài phỏng vấn nêu lên nhiều vấn đề liên quan đến tín ngưỡng, thời sự, xã hội và đồng thời nhắc đến một lời tiên đoán từ nhiều tháng trước của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma về một trận động đất giết hại 20 000 người ở bắc Ấn độ (xem phần phụ lục).
Trong tháng giêng [2007] một trận động đất lớn ở bang Gujerat (Ấn độ) làm cho 20 000 người thiệt mạng đã được Đức Đạt-Lai Lạt-Ma tiên đoán trước...
Le Point: Thưa Ngài, trận động đất ấy có phải là một điềm bất hạnh cho nước Ấn hay không ?
Đức Đạt-Lai Lạt-Ma: Tôi cũng không biết, tuy nhiên chắc chắn đấy là kết quả phát sinh từ các nghiệp không tốt. Không có khổ đau nào bất công, cũng không có khổ nào vô cớ... Nếu như khổ đau không phải là hậu quả phát sinh từ nghiệp trong quá khứ thì thế giới này phải là một thế giới vô cùng ác độc và phi lý. Tuy nhiên muốn thấu triệt được những hiện tượng hiển nhiên ấy phải tin vào sự tái sinh, nếu không ta sẽ không thể nào hiểu được tại sao một đứa trẻ vô tội hay một thiếu phụ chưa bao giờ làm hại ai phải gánh chịu những đau đớn lớn lao. Bất cứ một hành động nào cũng đưa đến hậu quả ngay hôm nay hay ngày mai, trong kiếp sống này hay kiếp sống khác. Quy luật trên đây không chỉ tác động trên bình diện cá nhân mà còn bao gồm cả một tập thể hay một quốc gia.
Le Point: Ngài có nghe nói đến chuyện "bò điên" hay không ?
Đức Đạt-Lai Lạt-Ma: Vâng, dĩ nhiên là có... Bắt những sinh vật ăn cỏ phải ăn những thực phẩm chế tạo bằng thịt thì thật là vô cùng khiếp đảm ! Quý vị cũng hiểu chúng ta sinh ra từ Thiên nhiên, là thành phần của Thiên nhiên, và Thiên nhiên cung ứng cho chúng ta mọi nhu cầu cần thiết. Chúng ta chưa biết phải đền ơn Thiên nhiên ra sao mà còn ra sức khai thác các tài nguyên sẵn có và không hề trả lại cho Thiên nhiên bất cứ gì, hơn thế nữa chúng ta còn làm đảo lộn cả trật tự thiên nhiên. Nếu tiếp tục hành động như thế dù đối với thực vật, động vật hay con người chúng ta sẽ phải nhận lãnh những hậu quả tai hại. Xin đừng phá hoại Thiên nhiên !
Le Point: Vậy thì Ngài chống lại việc nhân giống vô tính (clonage - cloning) ?
Đức Đạt-Lai Lạt-Ma: Vâng, đúng như thế... Những gì Thiên nhiên tạo ra đều hoàn hảo và chúng ta không có quyền chạm vào đấy.
Le Point: 40% người Đức không ăn thịt. Ngài nghĩ như thế nào về sự kiện ấy ?
Đức Đạt-Lai Lạt-Ma: Chúng ta chỉ có thể tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn khi nào chúng ta không giết hại thú vật. Vì lý do vệ sinh, cố tránh không nên ăn thịt.
Le Point: Tháng rồi Ngài có tham dự hội nghị thế giới về "Bhagavad-Gita" [Thánh Kinh của Ấn giáo]. Ngài có biết là kinh "Gita" chấp nhận sự hung bạo khi phải bênh vực vợ con, biên thùy và nền văn hóa của mình hay không ?
Đức Đạt-Lai Lạt-Ma: Có chứ, tuy nhiên chúng tôi đâu phải là Ấn giáo. Theo quan điểm Phật giáo, động cơ thúc đẩy gây ra sự hung bạo mới chính là điều quan trọng. Quý vị có biết sự tích sau đây về tiền thân của Đức Phật hay không : có một lần Ngài cùng với năm trăm người khác đang lênh đênh trên một chiếc ghe lớn. Trong số năm trăm người ấy có một tên sát nhân mưu đồ giết hết 499 người kia để cướp tiền bạc của họ. Vị tiền thân Đức Phật cố thuyết phục hắn nhưng vô ích. Ngài tự hỏi :"Vậy phải làm sao bây giờ ? Nếu giết tên sát nhân sẽ cứu được 499 mạng người nhưng phải gánh chịu nghiệp ác ; nếu không giết hắn, hắn sẽ giết hết anh chị em của mình trên chiếc ghe này". Sau cùng vị tiền thân quyết định giết tên sát nhân và chấp nhận gánh chịu nghiệp ác. Tuy nhiên hành động đó của vị tiền thân không những cứu được 499 mạng người mà còn giúp tên sát nhân tránh khỏi nghiệp hung dữ vì đã không giết hại những người vô tội. Hành động ấy tất nhiên cũng mang lại nghiệp lành !
Le Point: Theo cách lý luận của Ngài thì bom hạt nhân có thể xem như chánh đáng...
Đức Đạt-Lai Lạt-Ma: Chuyện ấy lại khác, phức tạp hơn nhiều. Rất khó để bào chữa cho quả bom trước sự tàn khốc do chiến tranh hạt nhân gây ra, dù cho quả bom được sử dụng với một chủ đích tốt. Nhân đây, tôi cũng thấu hiểu mối lo âu của người dân Ấn : quý vị cũng hiểu là năm cường quốc trên thế giới ép buộc nước Ấn không được có bom hạt nhân, thế nhưng lại tự cho mình có cái quyền ấy. Như thế vừa bất công lại vô cùng nguy hiểm. Người Ấn phải đương đầu với những mối đe dọa từ phương tây lẫn phương đông [Pakistan và Trung quốc].
Le Point : Vậy phá thai có phải là một hành động hung bạo hay không ?
Đức Đạt-Lai Lạt-Ma: Nhất định đúng như thế, tốt hơn nên tránh. Tôi đồng ý nên sử dụng các phương pháp như dùng thuốc ngừa thai hoặc bao cao-su [Ngài dấu ngón tay trỏ của mình dưới vạt áo đỏ và bật cười dòn].
Le Point : Thế Ngài nghĩ sao về đồng tính luyến ái ?
Đức Đạt-Lai Lạt-Ma: Đấy là gì mà những người Phật giáo chúng tôi gọi là "hành động tính dục thiếu hạnh kiểm" ("mauvaise conduite sexuelle" - "wrong sexual behaviour"). Các cơ quan tính dục sinh ra là để sử dụng vào việc sinh sản giữa nam giới và nữ giới, trên quan điểm Phật giáo những gì lệch lạc đều không thể chấp nhận [Ngài đếm trên đầu ngón tay] : giữa đàn ông với đàn ông, giữa đàn bà với đàn bà, bằng miệng, bằng hậu môn, hay bằng tay...
Le Point : Ngài cũng chống cả việc cải đạo ?
Đức Đạt-Lai Lạt-Ma: Nhất định là chống ! Quý vị là những người Thiên chúa giáo, quý vị đang làm một việc hoàn toàn lỗi thời và quá xa xưa, đấy là việc nhiệt tình lôi kéo người khác theo tôn giáo của mình (prosélytisme - proseletysm). Tại Mông cổ chẳng hạn, các nhà truyền giáo Thiên chúa giáo cải đạo cho hàng nghìn người trước kia theo Phật giáo Tây tạng. Đồng thời người Trung quốc tại Tây tạng khuyến khích các vị cố đạo của quý vị cải đạo những người đồng hương của chúng tôi. Tại các vùng miền đông Ấn độ các nhà truyền giáo người Mỹ sử dụng các phương tiện tài chính để cải đạo các bộ tộc miền núi nghèo đói, cô lập họ với cội nguồn, văn hóa và lối sống lâu đời của tổ tiên họ để lại. Như thế thật không hợp lý : thế giới phải ngày càng cởi mở hơn. Quý vị thi hành việc cải đạo, đấy là một hình thức chiến tranh chống lại các dân tộc khác và các nền văn hóa khác không giống với dân tộc và văn hóa của quý vị. Như thế không đúng với thông điệp của đức Chúa Trời (Christ) !
Le Point : Thưa Ngài, Ngài có biết là một triệu người Pháp đến gần với Phật giáo hay chăng ?
Đức Đạt-Lai Lạt-Ma: Thế à ? Người ta bảo với tôi là con số này lên đến 5 triệu kia mà [Ngài cười] ! Tôi xin trả lời câu hỏi này bằng hai cách khác nhau : trên khía cạnh tích cực người Pháp rất thích tìm hiểu và học hỏi - thật vậy tôi còn nhớ lần đầu tiên đến Pháp vào khoảng năm 1973 thì phải, tôi vô cùng ngạc nhiên vì các ký giả đã đặt các câu hỏi rất cao siêu gần với lãnh vực triết học ; trái lại ngày nay tôi nhận thấy Phật giáo Tây tạng trên đất Pháp tương tợ như là một phong trào và người Pháp có vẻ dễ thay đổi quan điểm - đấy là gì mà tôi không tán thành - điều đó chứng tỏ nền móng tín ngưỡng lâu đời không hề ăn sâu vào văn hóa của quý vị, sự bành trướng dễ dàng của Phật giáo đã chứng minh điều ấy.
Le Point : Vậy có thể xem đấy là một phong trào Phật giáo ?
Đức Đạt-Lai Lạt-Ma: Có vẻ như thế ! Và tôi không tán thành một "phong trào" Phật giáo. Hơn nữa tôi nghĩ rằng người Pháp theo Thiên chúa giáo đã lâu đời vì thế cứ giữ lấy tín ngưỡng của mình. Tốt nhất cứ bảo tồn giá trị truyền thống của mình. Chỉ khi nào đã suy nghĩ thật cẩn thận và cân nhắc kỹ lưỡng và thấy Phật giáo có thể mang lại một cái gì đó nhiều hơn so với Thiên chúa giáo thì khi đó mới nên theo Phật giáo.
Le Point : Có đúng là Đức Giáo hoàng đang cố gắng tìm cách ngăn chận sự suy tàn của Thiên chúa giáo hay không ?
Đức Đạt-Lai Lạt-Ma: Đúng, hành động như thế rất tốt ; hơn nữa tôi còn nhận thấy Giáo hoàng thật tuyệt vời, là một vị thầy tâm linh thành thực quan tâm đến các vấn đề đang chi phối thế giới ngày nay. Ngược lại, hơn một lần, tôi không đồng ý với cách Ngài gọi "Á châu là mảnh đất truyền bá Phúc âm trong niên kỷ thứ III" : Sự kiện ngày nay tại Tây phương không mấy khi có người đến nhà thờ và thiên hướng giảm sút không phải là một lý do để tìm cách cải đạo những người nghèo khổ ở Đông phương và để đào tạo các tu sĩ, các bà xơ (soeur) ở Ấn độ [rất nhiều nhà truyền giáo và các bà xơ Thiên chúa giáo hoạt động tại Phi châu chẳng hạn, là người Ấn gốc Kérala hay Tamil Nadu]*. Tốt hơn hết là Giáo hoàng nên chăm lo sự an lạc tâm linh cho những người Thiên chúa giáo ngay trên quê hương của quý vị : hiện nay sự khủng hoảng tâm linh đang thật sự xảy ra tại Tây phương, sự khủng hoảng đó đòi hỏi những phương thuốc hữu hiệu.
Le Point : Thế nhưng Thiên chúa giáo và Phật giáo cùng chia sẻ một số giá trị nào đó, có đúng thế không ?
Đức Đạt-Lai Lạt-Ma: Hoàn toàn đúng như thế : cùng nêu cao tình yêu thương đồng loại, chủ trương lòng từ bi, sự tha thứ và giúp con người vượt lên các thói hư tật xấu... Tất cả các tôn giáo lớn đều mang mục đích giống nhau. Tuy nhiên phải nói Phật giáo có đôi chút khác biệt với Thiên chúa giáo : chúng tôi tin có vô lượng kiếp - và quý vị chỉ tin có một kiếp. Quý vị tin có một Vị Sáng Tạo - và chúng tôi thì không. Quý vị tin có sự tự do ý chí (libre arbitre - free will) - và chúng tôi thì nhất quyết đấy là do nơi nghiệp...
Le Point : Ngài thích những chính trị gia nào nhất ?
Đức Đạt-Lai Lạt-Ma: Nhất định phải là Gorbachev : ông ta đơn thương độc mã dám chống lại cả một hệ thống mà người ta tin rằng không thể nào lay chuyển được - tôi tin rằng lịch sử sẽ ghi nhớ tên ông, dù cho ông từng bị Eltsine (Yeltsin) làm cho lu mờ ; Vasclav Havel : cởi mở, duy linh, dân chủ, bất bạo động từ trong thâm tâm mình ; Jimmy Carter : ông có vẻ như một người vô tích sự, nhưng thực ra rất tích cực và đã giữ một vai trò trung gian trong nhiều cuộc tranh chấp ; Mao Trạch Đông [Đức Đạt-Lai Lạt-Ma cười]...: quý vị ngạc nhiên à ? Trong giai đoạn đầu, ông ta là một nhà lãnh đạo cách mạng đưa Trung quốc ra khỏi sự nghèo đói và lạc hậu của thời Trung cổ, sau đó thì ông ta mới trở nên một tên đồ tể thật khiếp đảm.
Le Point : Ngài hy vọng khi nào có thể trở về Tây tạng ?
Đức Đạt-Lai Lạt-Ma: Rất khó nói trong tình thế hiện nay. Các cuộc tiếp xúc với người Trung quốc vừa được tái lập qua sự trung gian của em tôi, thế nhưng người Trung quốc là bậc thầy trong nghệ thuật nói thế này làm thế khác, hoàn toàn trái ngược lại với lời nói. Tuy rằng trước đây từ năm 1954 đến 1959, tôi vẫn thành thực nghĩ xứ Tây tạng có thể thừa hưởng chế độ xã hội chủ nghĩa mà Mao rất tha thiết và chúng tôi có thể thỏa hiệp với nhau. Thế nhưng từ năm 1957, người Trung quốc đối xử quá cứng rắn với Tây tạng - và do đó đã xảy ra cuộc nổi dậy vào năm 1959 và đã bị nghiền nát bằng sắt máu.
Le Point : Có khi nào Ngài nghi ngờ điều gì hay không ?
Đức Đạt-Lai Lạt-Ma: Có, nhất định là có, trong tất cả mọi lãnh vực - nhưng không bao giờ tôi nghi ngờ bản chất vững chắc của Phật giáo như : tứ diệu đế, bất bạo động, lòng từ bi. Trái lại tôi không chắc lắm là có đến mười ngàn vị Phật [Ngài cười thật to như sấm vang] !
Le Point : Vai trò của phụ nữ sẽ ra sao trong thế kỷ XXI này ?
Đức Đạt-Lai Lạt-Ma: Người phụ nữ sẽ giữ một vai trò ngày càng quan trọng hơn. Sự tranh đấu nữ quyền cũng trở nên quan trọng và mang lại nhiều đổi mới : chẳng hạn như ở Tây tạng người phụ nữ từng bị ít nhiều kỳ thị qua bao thế kỷ. Tuy nhiên cũng nên hiểu là một số các vị lạt-ma thuộc các cấp bậc thật cao đã tái sinh làm người phụ nữ, và tôi có thể nói rằng hoàn cảnh người phụ nữ Tây tạng có thể tốt hơn nhiều so với các chị em người Trung quốc.
Le Point : Ngài mến mộ các phụ nữ nào nhiều nhất ?
Đức Đạt-Lai Lạt-Ma: Golda Meir, Indira Gandhi, Bandaranaike [cựu Thủ tướng Sri Lanka]. Và sau hết là bà Mitterand, bà là một phụ nữ thật tuyệt vời, là người Pháp quý vị thật may mắn !
Le Point : Nước Tây tạng tự do sẽ đóng một vai trò như thế nào tại Á châu ?
Đức Đạt-Lai Lạt-Ma: Hai vai trò : nước Tây tạng phi quân sự và phi vũ khí hạt nhân có thể làm trái độn giữa hai quốc gia Á châu khổng lồ là Ấn độ và Trung quốc, hai nước này luôn kình chống nhau từ khi giành được độc lập ; vai trò thứ hai là tất cả các con sông lớn của Á châu là Brahmapoutre, Trường giang, Mê-kông, Indus, Sutlej đều bắt nguồn từ Tây tạng, các sông này bị người Trung quốc làm ô nhiễm, người Tây tạng chúng tôi chỉ mong ước có dịp trả lại sự tinh khiết cho các con sông này. Nước Tây tạng sẽ giữ một vai trò vừa chính trị vừa môi sinh trong cộng đồng thế giới.
Le Point : Đây là câu hỏi cuối cùng, thưa Ngài thế ngài Karma-pa** (Cát-mã-ba) thứ XVII hiện nay ra sao ?
Đức Đạt-Lai Lạt-Ma: Chính quyền Ấn độ vẫn không cho phép ngài trở về tu viện Rumtek [trụ sở truyền thống của dòng Karma-pa tọa lạc tại bang Sikkim thuộc vùng Hy-mã Lạp-sơn đang bị người Trung quốc tranh giành - Ấn độ không muốn ngài Karma-pa đến Sikkim vì sợ đụng chạm đến Trung quốc]. Tuy nhiên, ngài đúng thật là vị tái sinh của ngài Karma-pa trước đây. Ngài là một nhà sư trẻ rất chân thật, đầy thiện chí, chúng tôi đang chăm lo việc giáo huấn thật cẩn thận cho ngài. Chính quyền Ấn độ nên tin tưởng nơi ngài, nếu không lớn lên biết đâu ngài vẫn còn mang một chút tình càm kém thân thiện đối với chính quyền Ấn.
Le Point : Có phải ngài Karma-pa sẽ thừa kế Ngài hay không ?
Đức Đạt-Lai Lạt-Ma bật cười lớn và lấy tay bấm vào nút "Ngưng" của máy thu âm và nói : "Stop" !
* Các lời giải thích thêm trong hai ngoặc kép [...] thuộc vào bản chính của bài báo (không phải của người dịch).
** Ngài Karma-pa thứ XVII tên là Urgen Trinley Dorjee, 15 tuổi (vào năm 2007), là vị tái sinh của ngài Karma-pa XVI. Một phái bộ do Đức Đạt-Lai Lạt-Ma gởi đi đã khám phá ra ngài trong một gia đình du mục ở Tây tạng vào năm 1992. Ngài bị người Trung quốc bắt giữ, mặc dù họ cũng công nhận ngài chính thực là vị hóa thận của ngài Karma-pa XVI. Sau cùng vị thiếu niên trẻ tuổi trốn thoát được và dùng đường bộ vượt sang Ấn độ và tìm đến tu viên Dharamsala.
Phụ lục
Lời tiên tri của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma
Vào tháng tám năm 2006 , Đức Đạt-Lai Lạt-Ma tiên đoán một cuộc động đất sẽ xảy ra trước tháng hai năm 2007 tại miền bắc Ấn. Lời tiên đoán của Ngài sau đó được xác nhận bởi vị tiên tri chính thức Nechung của chính phủ lưu vong Tây tạng đặt tại thị trấn Dharamsala trong vùng bắc Ấn dưới chân Hy-mã lạp-sơn. Ngay sau lời tiên đoán này vị đoạt giải Nobel hòa bình cho tổ chức các buổi lễ tan-tra theo định kỳ đều đặn khẩn cầu cho Dharamsala tránh khỏi tai ương. Về phía vị Bộ trưởng Tôn giáo và Văn hóa của chính phủ lưu vong là Tashi Wangdi cũng như những người Tây tạng nói chung đều tin rằng động đất là hậu quả của những nghiệp xấu, ông cũng đã đích thân đứng ra tổ chức một buổi lễ đặc biệt. Trong toàn vùng Hy-mã Lạp-sơn thường xảy ra động đất, nhất là vào năm 1986 (Đức Đạt-Lai Lạt-Ma suýt bị một mảng trần nhà trong gian phòng của Ngài rơi trúng ; sau đó tòa nhà cư trú của Ngài được xây dựng lại đúng theo tiêu chuẩn chống động đất). Trận động đất do Đức Đạt-Lai Lạt-Ma tiên đoán đã thật sự xảy ra tuy ở xa hơn về phía tây thuộc bang Gujerat. Thị trấn Dharamsala (thuộc bang Himachal Pradesh nằm về phía bắc) không hề hấn gì. F.G.
Bures-Sur-Yvette, 09.11.10
(xem bài cùng dịch giả)Hoang Phong chuyển ngữ
Dưới đây là phần chuyển ngữ của một bài phỏng vấn Đức Đạt -Lai Lạt-Ma do tạp chí LE POINT của Pháp thực hiện và đăng ngày 22 tháng 1 năm 2007. Bài phỏng vấn nêu lên nhiều vấn đề liên quan đến tín ngưỡng, thời sự, xã hội và đồng thời nhắc đến một lời tiên đoán từ nhiều tháng trước của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma về một trận động đất giết hại 20 000 người ở bắc Ấn độ (xem phần phụ lục).
Trong tháng giêng [2007] một trận động đất lớn ở bang Gujerat (Ấn độ) làm cho 20 000 người thiệt mạng đã được Đức Đạt-Lai Lạt-Ma tiên đoán trước...
Le Point: Thưa Ngài, trận động đất ấy có phải là một điềm bất hạnh cho nước Ấn hay không ?
Đức Đạt-Lai Lạt-Ma: Tôi cũng không biết, tuy nhiên chắc chắn đấy là kết quả phát sinh từ các nghiệp không tốt. Không có khổ đau nào bất công, cũng không có khổ nào vô cớ... Nếu như khổ đau không phải là hậu quả phát sinh từ nghiệp trong quá khứ thì thế giới này phải là một thế giới vô cùng ác độc và phi lý. Tuy nhiên muốn thấu triệt được những hiện tượng hiển nhiên ấy phải tin vào sự tái sinh, nếu không ta sẽ không thể nào hiểu được tại sao một đứa trẻ vô tội hay một thiếu phụ chưa bao giờ làm hại ai phải gánh chịu những đau đớn lớn lao. Bất cứ một hành động nào cũng đưa đến hậu quả ngay hôm nay hay ngày mai, trong kiếp sống này hay kiếp sống khác. Quy luật trên đây không chỉ tác động trên bình diện cá nhân mà còn bao gồm cả một tập thể hay một quốc gia.
Le Point: Ngài có nghe nói đến chuyện "bò điên" hay không ?
Đức Đạt-Lai Lạt-Ma: Vâng, dĩ nhiên là có... Bắt những sinh vật ăn cỏ phải ăn những thực phẩm chế tạo bằng thịt thì thật là vô cùng khiếp đảm ! Quý vị cũng hiểu chúng ta sinh ra từ Thiên nhiên, là thành phần của Thiên nhiên, và Thiên nhiên cung ứng cho chúng ta mọi nhu cầu cần thiết. Chúng ta chưa biết phải đền ơn Thiên nhiên ra sao mà còn ra sức khai thác các tài nguyên sẵn có và không hề trả lại cho Thiên nhiên bất cứ gì, hơn thế nữa chúng ta còn làm đảo lộn cả trật tự thiên nhiên. Nếu tiếp tục hành động như thế dù đối với thực vật, động vật hay con người chúng ta sẽ phải nhận lãnh những hậu quả tai hại. Xin đừng phá hoại Thiên nhiên !
Le Point: Vậy thì Ngài chống lại việc nhân giống vô tính (clonage - cloning) ?
Đức Đạt-Lai Lạt-Ma: Vâng, đúng như thế... Những gì Thiên nhiên tạo ra đều hoàn hảo và chúng ta không có quyền chạm vào đấy.
Le Point: 40% người Đức không ăn thịt. Ngài nghĩ như thế nào về sự kiện ấy ?
Đức Đạt-Lai Lạt-Ma: Chúng ta chỉ có thể tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn khi nào chúng ta không giết hại thú vật. Vì lý do vệ sinh, cố tránh không nên ăn thịt.
Le Point: Tháng rồi Ngài có tham dự hội nghị thế giới về "Bhagavad-Gita" [Thánh Kinh của Ấn giáo]. Ngài có biết là kinh "Gita" chấp nhận sự hung bạo khi phải bênh vực vợ con, biên thùy và nền văn hóa của mình hay không ?
Đức Đạt-Lai Lạt-Ma: Có chứ, tuy nhiên chúng tôi đâu phải là Ấn giáo. Theo quan điểm Phật giáo, động cơ thúc đẩy gây ra sự hung bạo mới chính là điều quan trọng. Quý vị có biết sự tích sau đây về tiền thân của Đức Phật hay không : có một lần Ngài cùng với năm trăm người khác đang lênh đênh trên một chiếc ghe lớn. Trong số năm trăm người ấy có một tên sát nhân mưu đồ giết hết 499 người kia để cướp tiền bạc của họ. Vị tiền thân Đức Phật cố thuyết phục hắn nhưng vô ích. Ngài tự hỏi :"Vậy phải làm sao bây giờ ? Nếu giết tên sát nhân sẽ cứu được 499 mạng người nhưng phải gánh chịu nghiệp ác ; nếu không giết hắn, hắn sẽ giết hết anh chị em của mình trên chiếc ghe này". Sau cùng vị tiền thân quyết định giết tên sát nhân và chấp nhận gánh chịu nghiệp ác. Tuy nhiên hành động đó của vị tiền thân không những cứu được 499 mạng người mà còn giúp tên sát nhân tránh khỏi nghiệp hung dữ vì đã không giết hại những người vô tội. Hành động ấy tất nhiên cũng mang lại nghiệp lành !
Le Point: Theo cách lý luận của Ngài thì bom hạt nhân có thể xem như chánh đáng...
Đức Đạt-Lai Lạt-Ma: Chuyện ấy lại khác, phức tạp hơn nhiều. Rất khó để bào chữa cho quả bom trước sự tàn khốc do chiến tranh hạt nhân gây ra, dù cho quả bom được sử dụng với một chủ đích tốt. Nhân đây, tôi cũng thấu hiểu mối lo âu của người dân Ấn : quý vị cũng hiểu là năm cường quốc trên thế giới ép buộc nước Ấn không được có bom hạt nhân, thế nhưng lại tự cho mình có cái quyền ấy. Như thế vừa bất công lại vô cùng nguy hiểm. Người Ấn phải đương đầu với những mối đe dọa từ phương tây lẫn phương đông [Pakistan và Trung quốc].
Le Point : Vậy phá thai có phải là một hành động hung bạo hay không ?
Đức Đạt-Lai Lạt-Ma: Nhất định đúng như thế, tốt hơn nên tránh. Tôi đồng ý nên sử dụng các phương pháp như dùng thuốc ngừa thai hoặc bao cao-su [Ngài dấu ngón tay trỏ của mình dưới vạt áo đỏ và bật cười dòn].
Le Point : Thế Ngài nghĩ sao về đồng tính luyến ái ?
Đức Đạt-Lai Lạt-Ma: Đấy là gì mà những người Phật giáo chúng tôi gọi là "hành động tính dục thiếu hạnh kiểm" ("mauvaise conduite sexuelle" - "wrong sexual behaviour"). Các cơ quan tính dục sinh ra là để sử dụng vào việc sinh sản giữa nam giới và nữ giới, trên quan điểm Phật giáo những gì lệch lạc đều không thể chấp nhận [Ngài đếm trên đầu ngón tay] : giữa đàn ông với đàn ông, giữa đàn bà với đàn bà, bằng miệng, bằng hậu môn, hay bằng tay...
Le Point : Ngài cũng chống cả việc cải đạo ?
Đức Đạt-Lai Lạt-Ma: Nhất định là chống ! Quý vị là những người Thiên chúa giáo, quý vị đang làm một việc hoàn toàn lỗi thời và quá xa xưa, đấy là việc nhiệt tình lôi kéo người khác theo tôn giáo của mình (prosélytisme - proseletysm). Tại Mông cổ chẳng hạn, các nhà truyền giáo Thiên chúa giáo cải đạo cho hàng nghìn người trước kia theo Phật giáo Tây tạng. Đồng thời người Trung quốc tại Tây tạng khuyến khích các vị cố đạo của quý vị cải đạo những người đồng hương của chúng tôi. Tại các vùng miền đông Ấn độ các nhà truyền giáo người Mỹ sử dụng các phương tiện tài chính để cải đạo các bộ tộc miền núi nghèo đói, cô lập họ với cội nguồn, văn hóa và lối sống lâu đời của tổ tiên họ để lại. Như thế thật không hợp lý : thế giới phải ngày càng cởi mở hơn. Quý vị thi hành việc cải đạo, đấy là một hình thức chiến tranh chống lại các dân tộc khác và các nền văn hóa khác không giống với dân tộc và văn hóa của quý vị. Như thế không đúng với thông điệp của đức Chúa Trời (Christ) !
Le Point : Thưa Ngài, Ngài có biết là một triệu người Pháp đến gần với Phật giáo hay chăng ?
Đức Đạt-Lai Lạt-Ma: Thế à ? Người ta bảo với tôi là con số này lên đến 5 triệu kia mà [Ngài cười] ! Tôi xin trả lời câu hỏi này bằng hai cách khác nhau : trên khía cạnh tích cực người Pháp rất thích tìm hiểu và học hỏi - thật vậy tôi còn nhớ lần đầu tiên đến Pháp vào khoảng năm 1973 thì phải, tôi vô cùng ngạc nhiên vì các ký giả đã đặt các câu hỏi rất cao siêu gần với lãnh vực triết học ; trái lại ngày nay tôi nhận thấy Phật giáo Tây tạng trên đất Pháp tương tợ như là một phong trào và người Pháp có vẻ dễ thay đổi quan điểm - đấy là gì mà tôi không tán thành - điều đó chứng tỏ nền móng tín ngưỡng lâu đời không hề ăn sâu vào văn hóa của quý vị, sự bành trướng dễ dàng của Phật giáo đã chứng minh điều ấy.
Le Point : Vậy có thể xem đấy là một phong trào Phật giáo ?
Đức Đạt-Lai Lạt-Ma: Có vẻ như thế ! Và tôi không tán thành một "phong trào" Phật giáo. Hơn nữa tôi nghĩ rằng người Pháp theo Thiên chúa giáo đã lâu đời vì thế cứ giữ lấy tín ngưỡng của mình. Tốt nhất cứ bảo tồn giá trị truyền thống của mình. Chỉ khi nào đã suy nghĩ thật cẩn thận và cân nhắc kỹ lưỡng và thấy Phật giáo có thể mang lại một cái gì đó nhiều hơn so với Thiên chúa giáo thì khi đó mới nên theo Phật giáo.
Le Point : Có đúng là Đức Giáo hoàng đang cố gắng tìm cách ngăn chận sự suy tàn của Thiên chúa giáo hay không ?
Đức Đạt-Lai Lạt-Ma: Đúng, hành động như thế rất tốt ; hơn nữa tôi còn nhận thấy Giáo hoàng thật tuyệt vời, là một vị thầy tâm linh thành thực quan tâm đến các vấn đề đang chi phối thế giới ngày nay. Ngược lại, hơn một lần, tôi không đồng ý với cách Ngài gọi "Á châu là mảnh đất truyền bá Phúc âm trong niên kỷ thứ III" : Sự kiện ngày nay tại Tây phương không mấy khi có người đến nhà thờ và thiên hướng giảm sút không phải là một lý do để tìm cách cải đạo những người nghèo khổ ở Đông phương và để đào tạo các tu sĩ, các bà xơ (soeur) ở Ấn độ [rất nhiều nhà truyền giáo và các bà xơ Thiên chúa giáo hoạt động tại Phi châu chẳng hạn, là người Ấn gốc Kérala hay Tamil Nadu]*. Tốt hơn hết là Giáo hoàng nên chăm lo sự an lạc tâm linh cho những người Thiên chúa giáo ngay trên quê hương của quý vị : hiện nay sự khủng hoảng tâm linh đang thật sự xảy ra tại Tây phương, sự khủng hoảng đó đòi hỏi những phương thuốc hữu hiệu.
Le Point : Thế nhưng Thiên chúa giáo và Phật giáo cùng chia sẻ một số giá trị nào đó, có đúng thế không ?
Đức Đạt-Lai Lạt-Ma: Hoàn toàn đúng như thế : cùng nêu cao tình yêu thương đồng loại, chủ trương lòng từ bi, sự tha thứ và giúp con người vượt lên các thói hư tật xấu... Tất cả các tôn giáo lớn đều mang mục đích giống nhau. Tuy nhiên phải nói Phật giáo có đôi chút khác biệt với Thiên chúa giáo : chúng tôi tin có vô lượng kiếp - và quý vị chỉ tin có một kiếp. Quý vị tin có một Vị Sáng Tạo - và chúng tôi thì không. Quý vị tin có sự tự do ý chí (libre arbitre - free will) - và chúng tôi thì nhất quyết đấy là do nơi nghiệp...
Le Point : Ngài thích những chính trị gia nào nhất ?
Đức Đạt-Lai Lạt-Ma: Nhất định phải là Gorbachev : ông ta đơn thương độc mã dám chống lại cả một hệ thống mà người ta tin rằng không thể nào lay chuyển được - tôi tin rằng lịch sử sẽ ghi nhớ tên ông, dù cho ông từng bị Eltsine (Yeltsin) làm cho lu mờ ; Vasclav Havel : cởi mở, duy linh, dân chủ, bất bạo động từ trong thâm tâm mình ; Jimmy Carter : ông có vẻ như một người vô tích sự, nhưng thực ra rất tích cực và đã giữ một vai trò trung gian trong nhiều cuộc tranh chấp ; Mao Trạch Đông [Đức Đạt-Lai Lạt-Ma cười]...: quý vị ngạc nhiên à ? Trong giai đoạn đầu, ông ta là một nhà lãnh đạo cách mạng đưa Trung quốc ra khỏi sự nghèo đói và lạc hậu của thời Trung cổ, sau đó thì ông ta mới trở nên một tên đồ tể thật khiếp đảm.
Le Point : Ngài hy vọng khi nào có thể trở về Tây tạng ?
Đức Đạt-Lai Lạt-Ma: Rất khó nói trong tình thế hiện nay. Các cuộc tiếp xúc với người Trung quốc vừa được tái lập qua sự trung gian của em tôi, thế nhưng người Trung quốc là bậc thầy trong nghệ thuật nói thế này làm thế khác, hoàn toàn trái ngược lại với lời nói. Tuy rằng trước đây từ năm 1954 đến 1959, tôi vẫn thành thực nghĩ xứ Tây tạng có thể thừa hưởng chế độ xã hội chủ nghĩa mà Mao rất tha thiết và chúng tôi có thể thỏa hiệp với nhau. Thế nhưng từ năm 1957, người Trung quốc đối xử quá cứng rắn với Tây tạng - và do đó đã xảy ra cuộc nổi dậy vào năm 1959 và đã bị nghiền nát bằng sắt máu.
Le Point : Có khi nào Ngài nghi ngờ điều gì hay không ?
Đức Đạt-Lai Lạt-Ma: Có, nhất định là có, trong tất cả mọi lãnh vực - nhưng không bao giờ tôi nghi ngờ bản chất vững chắc của Phật giáo như : tứ diệu đế, bất bạo động, lòng từ bi. Trái lại tôi không chắc lắm là có đến mười ngàn vị Phật [Ngài cười thật to như sấm vang] !
Le Point : Vai trò của phụ nữ sẽ ra sao trong thế kỷ XXI này ?
Đức Đạt-Lai Lạt-Ma: Người phụ nữ sẽ giữ một vai trò ngày càng quan trọng hơn. Sự tranh đấu nữ quyền cũng trở nên quan trọng và mang lại nhiều đổi mới : chẳng hạn như ở Tây tạng người phụ nữ từng bị ít nhiều kỳ thị qua bao thế kỷ. Tuy nhiên cũng nên hiểu là một số các vị lạt-ma thuộc các cấp bậc thật cao đã tái sinh làm người phụ nữ, và tôi có thể nói rằng hoàn cảnh người phụ nữ Tây tạng có thể tốt hơn nhiều so với các chị em người Trung quốc.
Le Point : Ngài mến mộ các phụ nữ nào nhiều nhất ?
Đức Đạt-Lai Lạt-Ma: Golda Meir, Indira Gandhi, Bandaranaike [cựu Thủ tướng Sri Lanka]. Và sau hết là bà Mitterand, bà là một phụ nữ thật tuyệt vời, là người Pháp quý vị thật may mắn !
Le Point : Nước Tây tạng tự do sẽ đóng một vai trò như thế nào tại Á châu ?
Đức Đạt-Lai Lạt-Ma: Hai vai trò : nước Tây tạng phi quân sự và phi vũ khí hạt nhân có thể làm trái độn giữa hai quốc gia Á châu khổng lồ là Ấn độ và Trung quốc, hai nước này luôn kình chống nhau từ khi giành được độc lập ; vai trò thứ hai là tất cả các con sông lớn của Á châu là Brahmapoutre, Trường giang, Mê-kông, Indus, Sutlej đều bắt nguồn từ Tây tạng, các sông này bị người Trung quốc làm ô nhiễm, người Tây tạng chúng tôi chỉ mong ước có dịp trả lại sự tinh khiết cho các con sông này. Nước Tây tạng sẽ giữ một vai trò vừa chính trị vừa môi sinh trong cộng đồng thế giới.
Le Point : Đây là câu hỏi cuối cùng, thưa Ngài thế ngài Karma-pa** (Cát-mã-ba) thứ XVII hiện nay ra sao ?
Đức Đạt-Lai Lạt-Ma: Chính quyền Ấn độ vẫn không cho phép ngài trở về tu viện Rumtek [trụ sở truyền thống của dòng Karma-pa tọa lạc tại bang Sikkim thuộc vùng Hy-mã Lạp-sơn đang bị người Trung quốc tranh giành - Ấn độ không muốn ngài Karma-pa đến Sikkim vì sợ đụng chạm đến Trung quốc]. Tuy nhiên, ngài đúng thật là vị tái sinh của ngài Karma-pa trước đây. Ngài là một nhà sư trẻ rất chân thật, đầy thiện chí, chúng tôi đang chăm lo việc giáo huấn thật cẩn thận cho ngài. Chính quyền Ấn độ nên tin tưởng nơi ngài, nếu không lớn lên biết đâu ngài vẫn còn mang một chút tình càm kém thân thiện đối với chính quyền Ấn.
Le Point : Có phải ngài Karma-pa sẽ thừa kế Ngài hay không ?
Đức Đạt-Lai Lạt-Ma bật cười lớn và lấy tay bấm vào nút "Ngưng" của máy thu âm và nói : "Stop" !
* Các lời giải thích thêm trong hai ngoặc kép [...] thuộc vào bản chính của bài báo (không phải của người dịch).
** Ngài Karma-pa thứ XVII tên là Urgen Trinley Dorjee, 15 tuổi (vào năm 2007), là vị tái sinh của ngài Karma-pa XVI. Một phái bộ do Đức Đạt-Lai Lạt-Ma gởi đi đã khám phá ra ngài trong một gia đình du mục ở Tây tạng vào năm 1992. Ngài bị người Trung quốc bắt giữ, mặc dù họ cũng công nhận ngài chính thực là vị hóa thận của ngài Karma-pa XVI. Sau cùng vị thiếu niên trẻ tuổi trốn thoát được và dùng đường bộ vượt sang Ấn độ và tìm đến tu viên Dharamsala.
Phụ lục
Lời tiên tri của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma
Vào tháng tám năm 2006 , Đức Đạt-Lai Lạt-Ma tiên đoán một cuộc động đất sẽ xảy ra trước tháng hai năm 2007 tại miền bắc Ấn. Lời tiên đoán của Ngài sau đó được xác nhận bởi vị tiên tri chính thức Nechung của chính phủ lưu vong Tây tạng đặt tại thị trấn Dharamsala trong vùng bắc Ấn dưới chân Hy-mã lạp-sơn. Ngay sau lời tiên đoán này vị đoạt giải Nobel hòa bình cho tổ chức các buổi lễ tan-tra theo định kỳ đều đặn khẩn cầu cho Dharamsala tránh khỏi tai ương. Về phía vị Bộ trưởng Tôn giáo và Văn hóa của chính phủ lưu vong là Tashi Wangdi cũng như những người Tây tạng nói chung đều tin rằng động đất là hậu quả của những nghiệp xấu, ông cũng đã đích thân đứng ra tổ chức một buổi lễ đặc biệt. Trong toàn vùng Hy-mã Lạp-sơn thường xảy ra động đất, nhất là vào năm 1986 (Đức Đạt-Lai Lạt-Ma suýt bị một mảng trần nhà trong gian phòng của Ngài rơi trúng ; sau đó tòa nhà cư trú của Ngài được xây dựng lại đúng theo tiêu chuẩn chống động đất). Trận động đất do Đức Đạt-Lai Lạt-Ma tiên đoán đã thật sự xảy ra tuy ở xa hơn về phía tây thuộc bang Gujerat. Thị trấn Dharamsala (thuộc bang Himachal Pradesh nằm về phía bắc) không hề hấn gì. F.G.
Bures-Sur-Yvette, 09.11.10
(xem bài cùng dịch giả)Hoang Phong chuyển ngữ
---o0o---
Trình bày: Tịnh Tuệ
Trình bày: Tịnh Tuệ
Cập nhật: 01-02-2010
Saturday, January 15, 2011
Noodles Alfredo
11:40:00 PM
No comments
Ingredients :
- 1 (8 ounce) package wide egg noodles
- 1/2 cup butter
- 1/2 cup heavy whipping cream
- 1 cup grated Parmesan cheese
- 1 tablespoon dried parsley
- 1/4 teaspoon salt
- ground black pepper to taste
Directions
- Cook noodles according to package directions.
- Meanwhile, heat butter or margarine and cream in a small saucepan over low heat until butter or margarine is melted. Stir in cheese, parsley, and salt and pepper; keep warm over low heat.
- Drain pasta. Toss with sauce to coat.
Subscribe to:
Posts (Atom)