Sao gọi là "Nhân duyên"? Nhân là nguyên nhân, chỉ cho những
sự vật chính đó là nhân, trực tiếp sanh ra một vật khác, như hạt lúa lam
nhân sanh ra cây lúa. Duyên là trợ duyên, chỉ cho những vật gì có tánh
cách trợ gíup trực tiếp hay gián tiếp cho vật khác được thành.
A. MỞ ĐỀ
Người đời, vì
không hiểu dự vật trong vũ trụ này từ đâu mà có, cho nên sanh ra nhiều
quan niệm sai lầm. Có người nghĩ rằng vũ trụ do tự nhiên sanh. Có người
lại nghĩ vũ trụ do một vị thần toàn trí, tòan năng tạo ra v.v...
Theo
Đạo Phật thì vũ trụ là vô thỉ, nghĩa là không có điểm khởi đầu, và mọi
sự mọi vật trong vũ trụ không thể đứng riêng một mình mà có được; trái
lại, phải nương nhờ nhau mà thành. Nói một cách khác, từ vật lớn cho đến
vật nhỏ, từ vâth hữu hình cho đến vô hình, đều không ngoài nhân duyên
mà có. Vì thế, trong kinh Phật thường nói: "Chư pháp tùng duyên".
Sự
hiện hữu của loài hữu hình, hay nói riêng của loài người, cũng không
ngoài công lệ ấy được.Muốn hiểu rõ một cách tường tận cái guồng máy của
sự sanh tử luân hồi của kiếp trong bể khổ trần gian, chúng ta cần phải
học lý "Thập nhị nhân duyên". Sau khi hiểu rõ lý thập nhị nhân duyên,
chúng ta lại còn phải tìm hiêu phương pháp để dứt trừ cái vòng lẩn quẩn
sanh tử luân hồi nữa.
Muốn hiểu và dứt trừ cái vòng sanh tử luân
hồi, chúng ta phải học và thực hành pháp quán nhân duyên, mà chúng tôi
xin trình bày trong bài giảng này.
B. CHÁNH ĐỀ
I. ĐỊNH NGHĨA
Sao
gọi là "Nhân duyên"? Nhân là nguyên nhân, chỉ cho những sự vật chính đó
là nhân, trực tiếp sanh ra một vật khác, như hạt lúa lam nhân sanh ra
cây lúa. Duyên là trợ duyên, chỉ cho những vật gì có tánh cách trợ gíup
trực tiếp hay gián tiếp cho vật khác được thành. Như phân, nước, ánh
sáng, nhân công...là trợ duyên giúp cho hạt lúa được thành cây lúa. Vậy
nhân duyên là chỉ cho các vật làm nhân cho nó mà cũng vừa là trợ duyên
cho tất cả vật chung quanh nó.
Chữ "Nhân duyên" lại có nghĩa thứ
hai: Các vật đều là "nhân", các "nhân" đó "duyên" với nhau mà thành ra
các vật khác. Như vôi, gạch, ngói, gỗ v.v...là nhân, các nhân này duyên
nhau (nương giúp) mà thành ra cái nhà. Vì các pháp trùng điệp nhiều lớp
làm duyên cho nhau, mà thành ra vật thế này hay thế khác, nên trong kinh
chép: "Chư pháp trùng trùng duyên khởi".
II. THÀNH PHẦN CỦA NHÂN DUYÊN
Đoạn
trên đã nói: "Các pháp do nhân duyên hòa hợp sanh". Vậy những nhân
duyên gì sanh ra loài hữu tình". Vậy những nhân duyên sau đây:
1. Vô minh, 2. Hành, 3. Thức, 4. Danh sắc, 5. Lục nhập, 6. Xúc, 7. thọ, 8. Ái, 9. thủ, 10. Hữu, 11. Sanh, 12. Lão tủ.
1. Vô minh có nhiều nghĩa và nhiều loại:
a) Theo Đại Thừa giải thích: "Không tỏ ngộ chân tâm gọi là vô minh" (Bất giác đệ nhất nghĩa đế, vị chi vô minh).
b)
Thông cả Đại Thừa và Tiểu Thừa giải thích: "Hiểu biết các pháp không
đúng như thật (hiểu sai lầm), nên gọi là vô minh" (Bất như thật tri chư
đế lý, vị chi vô minh); như vô ngã mà chấp thật ngã, vô pháp mà chấp
thật pháp v.v...
c) Ngoài ra, còn những nghĩa thông thường như: vô minh là không sáng, tối tăm, mờ ám, si mê v.v...
Vô minh, lại có khi để chỉ các phiền não như tham, sân, si. Xưa có người đến chùa hỏi:
Thế nào là vô minh?
Tổ sư trả lời:
Quê mùa dốt nát đến thế, cũng đến chùa hỏi đạo lý !
Ông khách nổi giận, mặt mày đỏ bừng...Tổ sư nói tiếp:
Vô minh là đó (chỉ cái sân), đó là vô minh.
Vô
minh có khi chỉ riêng cho Si tâm sở. Như nói "độc hành vô minh" hay
"tương ưng vô minh" là đều chỉ riêng cho "si tâm sở": Khi nó khởi riêng
một mình, hoặc chung cũng với phiền não, tham, sân v.v...
Vô minh
lại phân ra hai loại: căn bản vô minh và chi mạt vô minh. Như trong
mười hai nhân duyên, cái "vô minh" đầu là căn bản, vì nó là gốc sanh ra
các vô minh sau; còn "ái, thủ, hữu" là chi mạt vô minh. Trong tứ hoặc,
thì kiến hoặc, tư hoặc, trần sa hoặc là chi mạt vô minh; còn vô minh
hoặc là căn bản vô minh. Trong ngũ trụ địa, thì kiến nhất xứ trụ địa,
dục ái trụ địa , sắc ái trụ địa và hữu ái trụ địa là chi mạt vô minh,
còn vô minh trụ địa là căn bản vô minh.
Nói chung lạu, tất cả
phiền não, hoặc thô, hoặc tế của Đại Thừa hay Tiểu Thừa, có tánh cách
làm cho chân tâm bị ẩn, gương trí tuệ lu mờ thì gọi là vô minh.
2.
Hành là hành động , tạo tác. Do vô minh phiền não nổi lên, làm cho
thân, khẩu, ý, tạo tác ra các nghiệp lành hay dữ nên gọi là "hành".
3.
Thức là thần thức, chỉ cho phần tinh thần. Do thân, khẩu, ý, ba nghiệp
tạo tác những nghiệp lành hay dữ nên khi chết rồi, các nghiệp dẫn dắt
thần thức đi lãnh thọ quả báo (thân) khổ hay vui ở đời sau.
4. Danh sắc là thân thể. Trong thân thể người có hai phần:
a) Phần tinh thần (tâm) chỉ có tên kêu gọi, chứ không có hình sắc nên gọi là "danh".
b) Phần thể chất cí hình sắc, nên gọi là "sắc".
5.
Lúc nhập, gọi nôm na là sáu chỗ vào. Khi đã có thân thể rồi, cố nhiên
phải có sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý) là chỗ của sáu trần
(sắc, thinh, hương, vị, xúc và pháp) phản ảnh vào, nên gọi là "lục
nhập".
6. Xúc là tiếp xúc. Trong sáu căn, ngoài sáu trần thường
gặp gỡ tiếp xúc với nhau, như mắt tiếp xúc với sắc, tai tiếp xúc với
tiếng, mũi tiếp xúc với mùi, lưỡi tiếp xúc với vị, thân tiếp xúc với ấm
lạnh, trơn nhám, ý tiếp xúc với pháp trần.
7. Thọ là lãnh thọ.
Khi sáu căn tiếp xúc với sáu trần, rồi lãnh thọ những cảnh vui hay buồn,
sướng hay khổ, hay cảnh binh thường.
8. Ái là ưa muốn. Khi lành
thọ cảnh vui thì sinh lòng tham, muốn làm sao cho được, khi gặp cảnh khổ
thì sanh tâm sân hận, buồn rầu, muốn xa lìa, gặp cảnh binh thường thời
si mê. Đây là cái động cơ thúc đẩy thân, khẩu, ý, taoc tác các nghiệp.
9.
Thủ là giữ lấy, tìm cầu; nói rộng ra là các hành động tạo tác. Do gặp
cảnh thuận thì tham cầu, gặp cảnh nghịch lại sân, si muốn xa lìa; mục
đích là muốn tìm phương này kế nọ để bảo thủ cho được bản ngã của mình.
Do đó mà tạo ra các nghiệp sanh tử.
10. Hữu là có. Vì đời này đã
có nhân lành hay dữ do mình tạo ra, thì đời sau quyết định phải "có" quả
khổ hay vui mà mình phải thọ nhận.
11. Sanh. Là sanh ra. Do "ái,
thủ, hữu" làm nhân hiện tại tạo ra các nghiệp, cho nên qia đời sau,
phải sanh ra đời để thọ quả báo.
12. Lão, tử. Là già, chết. Đã có sanh ra, tất nhiên phải chịu các khổ già và chết v.v...
Mười
hai nhân duyên này liên quan mật thiết với nhau, vừa làm quả cho nhân
trước, vừa làm nhân cho quả sau, nối tiếp không dứt trong thời gian và
làm cho chúng sinh phải mãi mãi xoay tròn trong vòng sanh tử.
III. PHƯƠNG PHÁP QUÁN
Phương pháp quán mười hai nhân duyên có thể chia làm hai phần là: quán Lưu chuyển và quán Hoàn diệt.
1. Quán lưu chuyển
Là quán sát trạng thái sanh khởi và luân lưu của mười hai nhân duyên. Sự quán sát này có ba loại:
a)
Quán sát, trạng thái sanh khởi của mười hai nhân duyên trong quá khứ xa
xôi, từ vô thỉ. Từ vô thỉ, vì vô minh vọng động, làm cho bản tâm thanh
tịnh phản uẩn khuất, như mây áng nên trăng mờ (vô minh), do đó, các vọng
động từ từ sanh khởi (hành), thành ra có tâm (thức) và cảnh, đủ cả thế
giới và chúng sinh (danh sắc); trong thân chúng sinh có sáu căn là chỗ
của sáu trần thường pảhn ảnh vào (lục nhập), rồi căn, trần thường tiếp
xúc (xúc) nhau sanh ra cảm thọ (thọ), nhân thọ sanh ra ưa (ái), vì ưa
mới giữ (thủ); do đó mà có (hữu) sanh (sanh) và già, chêý (lão, tử).
Đây
là nói về trạng thái của mười hai nhân duyên từ vô thỉ, do vô minh vọng
động, tạo tác mà có thế giới và chúng sinh, rồi cứ như thế, tiếp tục
sanh khởi cho đến ngày nay, và mãi mãi về sau v.v...
b) Quán sát
trạng thái lưu chuyển của mười hai nhân duyên trong ba đời: quá khứ,
hiện tại, vị lai. Đây là quán sát sự xoay vần của mười hai nhân duyên
trong thời gian từ quá khứ đến hiện tại, từ hiện tại đến vị lai. Mười
hai nhân duyên cũng như sợi dây chuyền có mười hai vòng, vòng này móc
vào vòng kia, vòng kia móc vào vòng nọ, nối tiếp nhau không có mối manh,
và liên quan cả ba đời: quá khứ, hiện tại, vị lai. Nhưng trong quá khứ
vô minh và hành (căn bản vô minh) làm nhân, sinh ra quả hiện tại (thân
đời này) là "thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ"; quả hiện tại (thân đời
này) trở lại tạo nhân (trong hiện tại) là "ái, thủ, hữu" (chi mạt vô
minh); nhân hiện tại lại sẽ thành quả vị lai(thân đời sau) là "sanh,
lão, tử). Nói tóm lại, do mê hoặc (vô minh) nên tạo nghiệp (hành), vì
tạo nghiệp nên chịu quả khổ, nhân chịu quả khổ, rồi lại mê hoặc tạo
nghiệp v.v...nhân sanh quả, quả lại sanh nhân, nối tiếp trong ba đời,
quanh quẩn trong sáu đường sanh tử luân hồi, như cái bánh xe lăn tròn
trên sợi dây. Chỉ có khác là bánh xe thật thì chỉ có một cái và biến đổi
rất chậm chạp; còn bánh xe mười hai nhân duyên thì vừa chạy tới mà vừa
biến đổi, luôn luôn hoại và thành, thành và hoại...liên tiếp trong ba
đời; quá khứ, hiện tại và tương lai.
c) Quán sát sự sanh khởi và
lưu chuyển của mười hai nhân duyên trong một niệm của hiện tại. Nếu lấy
một khoảng thời gian ngắn trong hiện tại để quán sát, hành giả cũng có
thể thấy được sự sanh khởi và lưu chuyển của mười hai nhân duyên, chứ
không cần phải quán sát ba đời. Nhưnh khi đối cảnh, không rõ các pháp
đều là lưu chuyển (vô minh) mà khởi vọng niệm (hành) phân biệt (thức)
các cảnh vật (sắc); rồi trần cảnh lại phản ảnh vào căn (lục nhập), căn
lại tiếp xúc (xúc) với trần, sanh ra lãnh thọ (thọ), nhân thọ sanh ra ưa
muốn (ái), tím cầu (thủ), do đó tạo ra các nghiệp (hữu) rồi theo nghiệp
thọ quả báo (sanh, lão, tử).
Phân tách ba pháp quán trên, hành giả sẽ rút ra những nhận xét sau đây:
Trong
mười hai nhân duyên, có hai nhóm làm nhơn và hai nhóm làm quả: Một nhóm
nhân quá khứ (gồm có vô minh và hành) và một nhóm nhân hiện tại (gồm có
sanh, lão, hữu).
Về phía quả, thì có một nhóm quả hiện tại (gồm
có thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ) và một nhóm quả vị lai (gồm có
sanh, lão tử).
"Vô⠭inh, hành" là căn bản vô minh, "ái, thủ, hữu"
là chi mạt vô minh. Có thể nói "vô minh, hành" là cái biệt hiệu của "ái,
thủ, hữu", còn "thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ" là cái dị danh của
"sanh, lão, tử". Nói như thế là vì, nếu ta đổi qua tráo lại, sẽ thấy rõ:
trong "ái, thủ, hữu", có "vô minh và hành", còn trong "sanh, lão, tử"
có "thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ".
Vô minh thuộc về "hoặc";
hành thuộc về "nghiệp"; thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, thuộc về
"khổ"; ái thuộc về "hoặc"; thủ, hữu thuộc về "nghiệp"; sanh, lão, tử
thuộc về "khổ".
HOẶC
KHỔ NGHIỆP
Xem bản đồ:
12 nhơn duyên liên quan 3 đời nhơn quả
1. NHƠN (quá khứ)
1. Vô minh (hoặc)
2. Hành (nghiệp
Căn bản vô minh (có ái thủ, hữu)
2. QUẢ (hiện tại)
1. Thức
2. Danh sắc
3. Lục nhập
4. Xúc
5. Thọ
(khổ) Thân hiện tại
3. NHƠN (quá khứ)
1. A驠(hoặc)
2. Thủ (nghiệp)
3. Hữu
Chi mạt vô minh (có vô minh, hành)
2. QUẢ (vị lai)
1. Sanh
2. Lão, tử (khổ)
Thân vị lai
2. Quán hoàn diệt
Là quán sát sự tiêu diệt của mười hai nhân duyên. Có hai cách quán:
a)
Diệt vô minh gốc rễ (căn bản vô minh). Trong phần quán sát trên, hành
giả đã thấy rõ: do vô minh mà có hành, do hành mà có thức v.v...Vậy thì
bây giờ, nếu ta diệt vô minh, thì hành sẽ bị diệt, hành bị diệt thì thức
cũng không có v.v...Hay nói một cách khác: do "mê hoặc" nên tạo
"nghiệp", do tạo nghiệp nên mới chịu quả "khổ". Vậy muốn hết khổ, lẽ tất
nhiên là phải diệt nghiệp, muốn dứt nghiệp trước phải trừ vô minh.
Trừ căn bản vô minh có hai cách:
Đối
với các bậc Đại Thừa Bồ Tát, vì thấy rõ thể tánh chân tâm do vô minh
vọng động mà có thế giới chúng sinh, ngã và pháp, nên các Ngài dùng trí
Bát nhã phá trừ "sinh tướng vô minh", để trở lại với bản thể chân tâm.
Khi đã ngộ được chân tâm rồi, thì tất cả sanh tử luân hồi đều hết. Như
trong Bát nhã Tâm kinh có chép: "Ngài Quán tự tại Bồ Tát khi đi sâu vào
trí Bát nhx Ba la mật đa rồi, thì thấy tất cả năm uẩn đều không, nên
khỏi các điều khổ ách...". Hay như trong kinh Lăng Nghiêm có chép: "Đối
với người tỏ ngộ được chơn tâm, thì mười phương thế giới đều tiêu hết".
Đối
với người không thể phá trừ ngay được căn bản vô minh để trực ngộ chân
tâm, thì phải lần hồi trải qua vô số kiếp tu hành, khi đến địa vị Đẳng
giác, dùng trí Kim cang phá trừ được "sanh tướng vô minh", mới chứng quả
Diệu giác (Phật ).
b) Diệt vô minh ngành ngọn (chi mạt vô minh).
Đối với hàng phàm phu và Tiểu Thừa, căn cơ thấp hẹp, thì không thể trực
tiếp phá trừ vô minh gốc rễ như hai bậc trên, mà chỉ có thể phá trừ vô
minh ngành ngọn là "ái, thủ, hữu". Khi ngành ngọ đã bị chặt rồi, thì gốc
rễ dần dần bị tiêu diệt, như bụi tre mà bị xắn hết cả măng, thì sẽ phải
tàn rụi.
Diệt trừ vô minh ngành ngọn cũng gồm hai phương diện.
Quán
lý: Là dùng lý lẽ để nhận thấy rằng các pháp chỉ do nhân duyên hòa hợp
mà sanh ra, chứ không có thật (không hữu); bởi không có thật, nên không
nên tìm cầu chấp thủ (không thủ). Đã không chấp thủ, thì cũng không tham
muốn (không ái). Nghĩa là bắt đầu quán "hữu", rồi đến "thủ", rồi cuối
cùng là "ái". Nếu ba cái nhân này không có, thì cái quả "sanh, lão, tử"
cũng chẳng có.
Quán sự: Là y theo sự tướng mà quán sát rồi thực
hành. Hành giả bắt đầu quán "ái" trước, rồi đến "thủ" và "hữu". Kinh
chép: "Hữu ái sinh ưu, hữu ái sinh úy, vô sở ái nhạo hà ưu hà úy?".
nghãi là: Bởi có tham muốn thì có lo sợ gì? Vì khi đối cảnh, sanh tâm
tham muốn (ái), nên mới tạo tác ra các nghiệp (thủ), do đó phải chịu
sanh tử luân hồi (hữu). Bấy giờ, nếu đối cảnh không tham ưa (không ái),
thì chẳng tìm cầu chấp thủ ( không thủ), vì không chấp thủ nên chẳng có
sanh tử luân hồi (không hữu). Cũng như trong kinh Lăng nghiêm Phật dạy:
"..Chỉ khi các ông đối cảnh, không khởi vọng niệm phân biệt, thì tham,
sân, si chẳng khởi; tham, sân, si kh khởi thì sát, đạo, dâm, vọng không
sanh...".
Tóm lại, mê hoặc hết (ái) thì nghiệp chẳng có (thủ), nghiệp không thì khổ chẳng còn (hữu).
Trong bốn cách trừ vô minh, chỉ có pháp "quán sự" này dễ dàng và thiết thật nhất, lại hợp với căn cơ của người tu hành hiện tại.
IV. HIỆU QUẢ CỦA PHÁP MƯỜI HAI NHÂN DUYÊN
Hành
giả sau khi thành tựu pháp quán mười hai nhân duyên này, thì sẽ trừ
được tâm si mê là nguyên nhân chính của khổ đau và luân hồi của chúng
sinh. Đức Phật thường bảo: "Sự khổ ở tam đồ chưa hẳn là khổ, chỉ có
người thiếu trí huệ mới là khổ thôi". Xem thế thì đủ biết trừ được tâm
si mê và làm cho trí huệ được phát chiếu là một điều quan trọng bậc nhất
của kẻ tu hành.
Hơn nữa, hành giả còn nhờ pháp quán mười hai
nhân duyên này mà sẽ chứng được quả Duyên giác. Khi Phật chưa giáng
sinh, cũng có nhiều vị tu hành nhờ quán sát sự sanh hóa của vũ trụ mà
được ngộ đạo. Những vị ấy người ta thường gọi là Độc giả, nghĩa là tự
nghiên cứu một mình mà được giác ngộ. Đến khi Phật giáng sinh, chỉ dạy
pháp quán nhân duyên nhièu người y theo pháp qúan này tu hành mà được
giác ngộ, nên gọi là "Duyên giác" (nghĩa là những vị giác ngộ nhờ quán
mười hai nhân duyên).
Chỗ giải thoát của quả vị Duyên gíac và A
La Hán đều giống nhau, nhưng về trí huệ và thần thông thì quả Duyên giác
cao hơn quả A La Hán.
Sau đây là một thí dụ về sự thành tựu pháp
quán mười hai nhân duyên của hai vị đại Đệ tử của đức Phật Thích Ca ,
là Ngài Xá Lợi Phất và Ngài Mục Kiền Liên, lượt thuật theo kinh Nhân
quả:
Ở thành Vương xá, có hai người Bà la môn rấy thông minh trí
huệ, một người tên là Xá Lợi Phất và một người tên là Mục Kiền Liên. Hia
người đều tu theo ngoại đạo, có trên một trăm Đệ tử , và có hứa hẹn với
nhau rằng, nếu ai nghe được pháp mầu trước, thì phải chỉ dạy lại cho
người kia.
Một hôm, ông Xá Lợi Phất đi đường, được nghe mọt vị Đệ
tử của Phật là Tỳ kheo A Xá Bà Kỳ, giảng giải về đạo lý nhân duyên và
tóm tắt lại trong một bài kệ như sau: "Cội gốc của tất cả pháp là nhân
duyên sinh, không ai làm chủ, nếu ai hiểu được pháp này, thì chứng được
đạo chân thật"
Khi nghe xong, ông Xá Lợi Phất liền xa lìa trần cấu, chứng được đạo qủ thanh tịnh.
Lức
trở về, ông Xá Lợi Phất giảng nói lại cho ông Mục Kiền Liên nghe. Ông
này nghe xong, cũng chứng được đạo quả. Hai ông này liền đem 200 Đệ tử
của mình, đến xin Phật cho xuất gia làm Đệ tử.
C. KẾT LUẬN
Để độc giả có một ý niệm chung về bài giảng này và dễ nhớ, chúng tôi xin tóm tắt những yếu điểm sau đây:
A.
Tất cả sự vật không một vật nào riêng biệt mà tồn tại được. Chúng phải
nương tựa vào nhau mới thành vật này hay vật khác. Đó là lý nhân duyên
sanh, hay trùng trùng duyên khởi. Riêng về loài hữu tình như kiếp người
chẳng hạn, thì do mười hai nhân duyên nương nhau mà thành một chuỗi sanh
tử dài vô hạn, nối tiếp từ quá khứ đến hiện tại và vị lai. Tùy theo cái
tác dụng của nó mà mười hai nhân duyên ấy có thể chia làm ba nhóm là:
hoặc (mê mờ), nghiệp (tạo tác) và khổ (kết qủa).
B. Muốn dứt trừ
chuỗi sanh tử dài trong biển khổ đau của cõi tục, phải quán mười hai
nhân duyên. Pháp quán này có hai phần là quán lưu chuyển và quán hoàn
diệt:
1. Quán lưu chuyển. là quán hiện tượng sanh khởi và tiến
triển của mười hai nhân duyên từ vô minh, hành, thức..đến lão, tử. trong
khi quán lưu chuyển hành giả có thể chỉ quán sát sự sanh khởi và tiến
triển của mười hai nhân duyên trong quá khứ, trong hiện tại hay cả trong
quá khứ, hiện tại và tương lai.
2. Quán hoàn diệt. Là quán theo phương pháp làm cho mười hai nhân duyên phải tiêu diệt. Có hai pháp quán hoàn diệt:
a) Một pháp dành cho những bậc đại căn trí, như hạng Đại Thừa Bồ Tát, đó là pháp "diệt căn bản vô minh".
b) Một pháp dành cho những người căn cơ thấp thỏi như chúng ta, đó là pháp "diệt chi mạt vô minh".
Pháp quán sau đây lại chia ra làm hai là quán lý và quán sự:
Quán lý: là quán các pháp không thật có (hữu) nên không chấp thủ (thủ); bởi không chấp thủ nên không tham ái (ái).
Quán
sự: là áp dụng cái lý đã quán ở trên trong hoàn cảnh thực tại: Hành giả
phải cô gắng thực hiện sao cho kho đối cảnh không khởi tâm tham ái
(ái), nhờ không tham ái mới không tạo ác tìm cầu (thủ); do không tìm cầu
nên không có (hữu) thọ quả sanh tử về sau.
Hành giả thành tựu
được pháp quán mười hai nhân duyên này thì sẽ dứt trừ được vô minh,
thoát khỏi sanh tử và chứng được quả vị Duyên giác.
Cầu mong cho
quí vị độc gỉa thấu hiêu được chân giá trị của pháp quán này và tinh tấn
tu hành để đạt được quả vị qúy báu nói trên.
http://www.daophatngaynay.com/vn/phat-phap/giao-phap/quan-tuong/3130-Quan-Nhan-Duyen.html