Monday, November 14, 2011

Cuộc Đời Đức Phật Qua Tranh Ảnh


Bồ Tát Hộ Minh Tiền sanh của Đức Phật

Sau nhiều kiếp tu hạnh Bồ Tát, Ngày sanh lên cung trời Đâu Suất làm chủ Nội Viện, danh hiệu là Bồ Tát Hộ Minh. Quán xét thấy quốc vương Tịnh Phạn và hoàng hậu Ma Da ở cõi Diêm Phù Đề có nhân duyên nhiều kiếp làm cha mẹ, nên Ngài quyết định giáng thần.


Hoàng Hậu Ma Da Nằm Mộng Thọ Thai

Bấy giờ, hoàng hậu Ma Da vợ vua Tịnh Phạn nước Ca Tỳ La Vệ, nằm mộng thấy voi trắng đi xuống vòng quanh bà ba vòng rồi từ hông bên phải mà vào, từ hôm đó bà thọ thánh thai một bậc Như Lai Đại Giác.


Thái Tử Đản Sanh Bảy Bước Nở Hoa

Đức Phật giáng sanh từ bên hông phải của mẹ trong vườn Lâm Tỳ Ni, với bảy đóa sen đỡ bước, một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất mà rằng: "Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn" (trên trời dưới đất, chỉ có trí huệ siêu phàm của bậc Giác Ngộ mới là tôn quý). Khi ấy là lúc rạng sáng ngày mùng 8 tháng 4 năm 623 trước Công nguyên.


Lễ đặt Tên Thái Tử

Đức Phật giáng sanh ở cõi đời này với thân tướng cao quý của bậc Chuyển Luân Thánh Vương cùng cốt cách phi phàm báo hiệu bậc thánh nhân xuất thế. Vua cha rất yêu quý thái tử, làm lễ đặt tên là Tất Đạt Đa, họ là Thích Ca.


Tiên A Tư Đà Xem tướng Thái Tử

Vua Tịnh Phạn thỉnh tiên nhân về hoáng cung xem tướng cho thái tử. Xem xong, tiên bật khóc mà thốt rằng: "Với 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp của thánh nhân, thái tử sau này sẽ thành bậc Giác Ngộ vĩ đại! Chỉ đáng thương cho tôi đã già không còn được nghe lời pháp giải thoát của Ngài".


Ngồi Nhập Định Thấy Chúng Sanh Khổ

Năm lên bảy tuổi, một hôm theo cha dự lễ cày ruộng. Nhìn thấy cảnh xâu xé lẫn nhau của mọi loài, thái tử sanh lòng thương xót. Ngài ngồi dưới bóng mát của tàn cây chiêm nghiệm về lẻ sống ở đời với trạng thái suy tư mà vào thiền quán.


Văn Võ Thái Tử Hơn Người

Tuy chỉ mới vừa 16 tuổi nhưng thái tử đã tinh thông tất cả văn chương và võ học đượng thời. Mặc dù văn võ song toàn là người tương lai kế vị ngai vàng, Ngài cũng không hề có chút gì tỏ ra ngạo mạng, huênh hoang mà luôn nhân từ nhã nhặn.


Kết Hôn Với Công Chúa Da Du Đà La

Năm 17 tuổi, thái tử sánh duyên cùng công chúa Da Du Đà La xinh đẹp và hạ sanh được một người con trai đặt tên là La Hầu La. Tuy sống trong cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con xinh, nhưng lòng thái tử vẫn luôn phảng phất đôi điều suy ngẫm về lẽ vô thường của hạnh phúc.


Thái Tử Yêu Thương Mọi Người Sâu Sắc

Với lòng yêu người thương vật, luôn tươi cười và bình đẳng với tất cả mọi tầng lớp trong xã hội, nên thái tử và công chúa được nhân dân vô cùng kính mến, nồng nhiệt đón chào, triều thần nể vị tôn vinh: Thiệt là một đấng minh quân thời thịnh trị.


Dạ Tiệc No Say Lộ Thể Xấu Xí

Môt hôm, sau yến tiệc do vua cha thiết đãi nhằm muốn dùng cảnh hoan lạc vui tươi để giữ chân người ở cung son kế vị ngai vàng, thái tử bất chợt nhìn thấy cảnh say sưa lăn lóc của mọi người sau khi vui vẻ khiến Ngài nhận ra bản chất thực của cuộc sống. Từ đó, lòng suy tư ngày càng trĩu nặng trên gương mặt trẻ của vị thái tử đương triều.


Dạo Bốn Cửa Thành Thấy Bốn Tướng Khổ

Sau khi dạo bốn cửa thành, chứng kiến cảnh sanh - già - bệnh - tử của chúng sanh cùng dáng dấp trang nghiêm thoát tục và ý nghĩa của sự tu tập để giải thoát sự ràng buộc của một vị Sa môn. Thái tử thấm thía hơn nữa nỗi khổ đau của kiếp nhân sinh và Ngài quyết trí xin phép vua cha xuất gia tìm đường giải thoát.


Nữa Đêm Từ Biệt Vợ Con

Tuy không được sự đồng thuận của phụ vương với chí nguyện xuất gia tìm đạo, nhưng bởi nhân duyên tu tập nhiều đời thôi thúc. Thế rồi, vào một hôm nọ khi màn đêm buông trùm khắp kinh thành, mọi người đang chìm vào giấc mộng. Thái tử lặng lẽ từ biệt vợ và con, bỏ lại sau lưng đền đài lầu các, nhẹ nhàng rời khỏi cung vàng, thực hiện chí nguyện xuất gia tìm đạo.


Rời Cung Xuất Gia

Giữa khuya mùng 8 tháng 2, cảnh vật lặng yên, đầy trời sao sáng. Với ánh sao khuya như dẫn lối, trăng non đưa đường, thái tử cùng người hầu Xa Nặc cưỡi ngựa Kiền Trắc, vượt dòng A Nô Ma, quyết chí xuất gia tầm đạo, cứu độ chúng sanh thoát khỏi sanh - già - bệnh - tử, đoạn diệt phiền não đau khổ, sanh tử luân hồi.


Kiếm Huệ Cắt Tóc

Dòng A Nô Ma là dấu ấn lịch sử khi thái tử Tất Đạt Đa quyết tâm tìm cầu chân lý. Bên bờ sông khi ánh trăng vàng còn in trên mặt nước khuya, Ngài tự tay cắt mái tóc xanh, cởi hoàng bào gởi Xa Nặc đem về hoàng cung dâng lên vua cha tạ tội. Từ đây, Ngài bắt đầu dấn thân trên con đường tu hành, tầm cầu giải thoát để tìm ra lẽ đạo nhiệm mầu.


Liễu Ngộ Trung Đạo Xả Bỏ Khổ Hạnh

Sáu năm khổ hạnh nơi rừng già, biết bao chướng ngại với nhiều pháp môn. Mỗi ngày, Ngài chỉ ăn một hạt mè, một hạt gạo cho đến khi kiệt sức. Một hôm nghe tiếng đàn giữa không trung, Ngài chợt hiểu rằng tu theo lối khổ hạnh ép xác thì không thể tìm ra con đường giải thoát, chỉ có tu theo trung đạo là con đường duy nhất vô cùng thực tiễn, hợp lý và hữu ích để dẫn đến sự giải thoát hoàn toàn.


Mục Nữ Cúng Dường

Sau khi ngộ ra lý trung đạo, rời bỏ lối tu khổ hạnh ép xác sai lầm. Ngài rời khỏi chỗ ngồi, đến dòng Ni Liên tắm gội sạch sẽ. Sau đó Ngài đến ngồi tu tập dưới cội cây Bồ Đề và nhận bát cháo sữa từ nàng chăn cừu Tu Xa Đề cúng dường.


Thề Nếu Chứng Đạo Bát Này Xin Chảy Ngược Dòng

Sau khi dùng xong bát cháo sữa, sức khỏe Ngài dần bình phục, tâm hồn sảng khoái, khí lực được phục hồi. Ngài đứng dậy đi đến bờ sông Ni Liên thả chiếc bát xuống dòng nước và nói: "Nếu ta được chứng thành Phật quả thì chiếc bát này phải nổi trên mặt nước và trôi ngược dòng sông". Để minh chứng cho lời thề nguyện của Ngài, chiếc bát từ từr tôi ngược dòng nước chảy.


Long Vương Hộ Pháp

Từ dòng sông Ni Liên, Ngài trở lại gốc cây Tất Bát La, dùng cỏ Cát Tường lót làm tòa ngồi. Ngài ngồi tư thế kiết già mà phát đại nguyện rằng: "Dù cho thịt nát xương tan, nếu không tìm ra chánh đạo, ta quyết không rời khỏi cội cây này". Thệ nguyện rung động đất trời, cảm đến Long Thần hiện thân che mưa chắn gió khi Ngài nhập định tầm tu.


Ma Nữ Chướng Ngại

Sự tinh tấn tu hành của thái tử làm chấn động cảnh giới Ma vương Ba Tuần, vì thế Ma vương sai ba cô con gái đến dùng sắc đẹp quyến rũ, thân hình mê hoặc, để Ngài lung lay ý chí, từ bỏ sự tu hành, nhưng Ngài vẫn giữ chí tư duy, ngồi yên bất động.


Địa Thần Bảo Hộ Người Tu

Ma vương nhìn thấy thái tử không bị sắt đẹp cám dỗ, ma nữ dao động nên vô cùng tức giận, bèn điều khiển thế giới ma quân đến bao quanh dọa nạt, nhất quyết không để cho Ngài chứng đạo. Lúc này có vị Kiên Lao Địa Thần từ dưới đất hiện thân, cảm phục ý chí kiên định tầm tu của thái tử. Địa thần vuốt mái tóc dài, nước từ mái tóc cuồn cuộn chảy thành dòng làm ngập trôi tất cả ma quân.


Xem thêm tại đây: http://book4mobile.blogspot.com/2011...tranh-anh.html

Sunday, November 13, 2011

Chuyện thủy sản ở quê VN mình



image

 
Cá, tôm, sò, ốc là những thủy sản rất quen thuộc trong các bữa ăn hằng ngày tại quê nhà, nhưng chúng cũng có thể là mối de dọa cho sức khỏe. Nhiễm giun sán là vấn đề đáng lo ngại đối với mọi người.
 
Thủy sản cũng như các loài động vật đều có thể bị nhiễm giun sán nhưng chỉ có một số mới truyền sang cho người mà thôi.
Gần đây báo chí bên nhà có nói nhiều về sự bộc phát của bệnh sán lá, khoa học gọi là distomatosis, do cá truyền sang cho người tại một số tỉnh ở VN.
Các giới chuyên môn nghĩ rằng bệnh lý nầy có nguyên nhân chính từ tập tục ăn gỏi cá sống hoặc ăn cá nấu không thật chín.
Nghiên cứu tại VN cho biết có từ 45% đến 80% cá nuôi tại một số vùng đã bị nhiễm sán lá rất trầm trọng.
 
Tại Nam Định, nơi thường có tập tục ăn gỏi cá sống, thì số người bị nhiễm sán lá từ cá có thể lên đến 65%, và cá nuôi thì bị nhiễm lối 44,7%.
 
Tại Nghệ An, chó mèo và heo bị nhiễm sán lá từ cá truyền qua với tỷ lệ 13-38%.
Riêng An Giang và Nghệ An là hai tỉnh không có tập quán ăn gỏi cá sống cho nên số người bị nhiễm sán lá từ cá chỉ ở mức độ từ 0,1 đến 1% mà thôi (VietnamNet 18/10/2006).
 
Nhiễm sán lá là một vấn đề rất nghiêm trọng tại vùng Đông Nam Á, đặc biệt là Trung Quốc, ViệtNam, Thái Lan, Lào và Cam Bốt.
 
Có nguy hiểm đến sức khỏe hay không?
Triệu chứng thay đổi tùy theo loại sán, tùy theo số lượng sán nhiều hay ít, tùy nơi định vị và tùy theo thời gian mới nhiễm hay đã bị nhiễm từ nhiều năm rồi. Nói chung triệu chứng ban đầu lúc ấu trùng di chuyển có thể là đau bụng, thường là ở vùng hạ sườn phải (right upper quadrant), nôn mửa, tiêu chảy, biếng ăn, mất cân…Một thời gian sau thì có triệu chứng gan mật, vàng da vv…
 
image
 
Sán lá gan Fasciola gigantica to nhất, thường làm nghẽn bít hệ thống mật và gây tổn hại mô gan. Báo Thanh Niên Daily ngày Sept 22 /2006 có nói đến một ca tại Quảng Bình sán lá gan xuyên qua da và chui ra khỏi lồng ngực lúc bệnh nhân đang được bác sĩ khám. Một vài loài như sán lá phổi Paragonimus westermani có thể gây ra những triệu chứng trầm trọng khi chúng vào trong phổi, trong các hạch hoặc trong não.
 
image
 
Gỏi cá sống và giun đầu gai Gnathostoma
Gỏi cá sống là đặc sản của vùng duyên hải VN. Món gỏi cá sống tuy rất ngon nhưng nó vẫn là mối đe dọa đối với sức khỏe chúng ta.
Cá sống có thể nhiễm khuẩn và nhiễm ký sinh trùng mà đáng kể nhất là giun đầu gai Gnathostoma. Loại giun này rất phổ biến tại vùng Đông Nam Á, Nam Mỹ,MexicoPeru và Ecuador. Việt Nam là một trong những quốc gia có tỉ lệ nhiễm giun đầu gai khá cao.
 
Giun trưởng thành (adult) sống trong bao tử chó và mèo. Trứng giun theo phân nhiễm vào nước mưa chảy xuống ao hồ sông rạch. Trứng nở ra ấu trùng (larvae) và bị một loại giáp xác (crustacea) thật nhỏ có tên là cyclop ăn vào. Cá, lươn, rắn, ếch nhái, gà vịt, và các loại thủy cầm (waterfowl) đương nhiên nuốt cyclop vào bụng và bị nhiễm giun đầu gai. Trong các loài vật vừa kể, ấu trùng giun sẽ định vị trong thịt.
 
Khi chúng ta dùng cá sống, ấu trùng vào bụng, xuyên ruột và đi tứ tung trong cơ thể chúng ta. Giun có thể vào gan, vào mắt, di chuyển dưới da, hoặc đến định vị trong não hay trong tủy sống. Đây là bệnh Gnathostomosis.
Đi đến đâu, giun gây tình trạng viêm sưng đến đó. Tùy nơi giun định vị mà triệu chứng sẽ khác nhau. Ở mắt, sẽ làm giảm thị lực hoặc mù lòa, và gây ho hen nếu ở hệ hô hấp. Nguy hiểm nhất là nếu giun định vị trong hệ thần kinh trung ương và gây chứng viêm não tủy (encephalomyelitis), làm rối loạn cảm giác, liệt tứ chi và có thể chết.
 
image
 
Vài năm trước đây Hội Dược Sĩ VN tại Hoa Kỳ cũng có đăng một bài nói về một ca nhiễm giun đầu gai ở một Việt kiều lúc về thăm quê hương. Trong thời gian ở VN, anh ta có nhậu với bạn bè món thịt rắn hổ mang, và đặc biệt là anh ta xơi sống nguyên tim rắn với hy vọng là sẽ được sung sức bằng 5 bằng 10 ngày thường.
Khi trở qua Hoa Kỳ, anh ta bắt đầu ngã bệnh và có dấu hiệu mệt mỏi yếu sức lạ thường lại thêm sốt, nổi mày đay ở chân, đau ở vùng gan, ớn lạnh về chiều. Kết quả xét nghiệm máu, cho thấy số bạch cầu eosinophils trong máu tăng cao 13.000.
Các bác sĩ bên Mỹ mò mẫm chữa trị bằng kháng sinh, nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm. Cuối cùng qua sự cố vấn của một nhà ký sinh trùng học, bác sĩ Nagami, thuộc The Centers for Disease Control & Prevention (CDC), bệnh đã được chẩn đoán chính xác: bệnh nhân đã bị nhiễm giun đầu gai Gnathostoma spinigerum.
Thuốc Albenza (Albendazole) đã được sử dụng để trị dứt bệnh…
 
Những điểm cần lưu ý:
Sán lá chỉ có thể phát triển và tồn tại lâu dài nếu trong ao hồ hội đủ các yếu tố như có sự hiện diện của một loại ốc thích hợp sống trong nước, cây cỏ thảo mộc dưới nước, cá tôm sống ở nước ngọt và sau hết phải có người hay một loài động vật nào đó ăn vào. Cá chép (carp) thuộc họ Ciprinidae thường là ký chủ trung gian của sán lá Clonorchis sinensis và của sán lá Opisthorchis spp. Điều kiện khí hậu và điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam rất thuận lợi để bệnh sán lá dễ phát triển và dễ lây truyền. Người bị nhiễm qua việc ăn cá sống, nấu không đủ chín hoặc ăn sống các loại rau cải mọc dưới nước đã bị nhiễm ấu trùng sán lá. Thí dụ tại VN có thể thấy rau muống ruộng, rau dừa, ngó sen, rau ngổ, rau bồn bồn, rau chút, rau bông súng, rau cần ống. Tại hải ngoại có rau cresson sauvage mọc dưới nước (watercress) cần phải để ý vv…
 
Video: Trồng rau muống tại miền Bắc:
 
image
 
Ướp muối, ngâm giấm hoặc hong khói rất khó diệt được ấu trùng sán lá trong cá. Theo FDA, giữ cá ở nhiệt độ trừ 20 độ C trong vòng 7 ngày hoặc trừ 35 độ C trong vòng 15 giờ có thể diệt được ấu trùng Metacercariae với điều kiện là bề dầy của cá không được trên 15cm (6 inches). Phương pháp nầy chỉ có thể thực hiện trong các nhà máy mà thôi. Trong thực tế, người ta tự hỏi liệu cá nhập cảng từ Á châu bán tại các chợ Tàu, chợ VN ở hải ngoại có đáp ứng được điều kiện nầy hay không?
 
-Nhiễm sán lá sẽ dẫn đến các bệnh về gan, phổi và ruột.
 
-Nấu cá và rau cải thật chín sẽ diệt được sán lá đồng thời giúp làm giảm nguy cơ bị nhiễm các loại ký sinh trùng.
 
-Xây cầu tiêu và nuôi gia súc như heo, trâu bò, dê cừu trên ao cá cũng như việc dùng phân súc vật để nuôi cá là lý do làm gia tăng bệnh sán lá.
 
-Tập tục ăn uống, ăn rau sống, ăn gỏi cá sống, ăn sushi, sashimi, lẩu cá cua tôm tép, nhúng giấm, luộc không đủ chín rất nguy hiểm.
 
-Ngày nay, kỹ nghệ nuôi trồng thủy sản (aquaculture) đang phát triển rầm rộ tại Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan…Việc toàn cầu hoá mậu dịch chắc chắn đã tạo điều kiện thuận lợi trong vấn đề xuất cảng cá tôm nhiễm ấu trùng sán lá đi khắp cả các nơi trên thế giới.
 
-Trong các chợ Tàu và chợ Việt tại hải ngoại, đa số cá tôm đông lạnh thường được nhập cảng từ Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc, Ấn độ và Nam Mỹ là những quốc gia có vấn đề sán lá rất nghiêm trọng.
 
Việc giáo dục dân chúng về hiểm họa ăn cá sống là điều cần phải thực hiện cấp bách.
 
Du lịch Việt Nam coi chừng bị viêm màng não vì ăn ốc
Angiostrongylus cantonensis is the most common infectious cause of eosinophilic meningitis worldwide .Although human infections with A. cantonensis are traditionally associated with Southeast Asia and the Pacific Basin, sporadic cases have been reported in several countries outside this region. In the Caribbean, eosinophilic meningitis has not been commonly reported, although A. cantonensis has been found in rats from CubaPuerto Rico, and the Dominican Republic. CDC
 
image
 
Bên nhà đôi khi ốc cũng có thể bị nhiễm một loại giun có tên là Angiostrongylus cantonensis.
Giun trưởng thành (adult) sống trong phổi chuột và ấu trùng(larvae) được thấy sống ký sinh trong một số ốc dưới nước hay trên cạn. Ăn thịt ốc nấu không đủ chín, sẽbị nhiễm giun Angiostrongylus cantonensis. Vào đường tiêu hóa, ấu trùng xuyên qua thành ruột, theo đường máu để lên định vị tại vùng não và gây ra bệnh viêm màng não tăng bạch cầu ái toan (eosinophilic meningitis) rất nguy hiểm.
 
Tại Việt Nam có bao nhiêu loài ốc độc?
Theo ĐÀO VIỆT HÀ (Viện Hải dương học Nha Trang)
"Vụ ngộ độc do ăn ốc biển xảy ra ngày 4-4 tại Phú Yên đã làm một người chết và hai người phải cấp cứu. Ngày 17-10 vừa qua, một vụ ngộ độc tương tự lại xảy ra tại Quảng Ngãi, kết quả là hai trong số ba nạn nhân tử vong sau khi cả ba người ăn khoảng 500g món ốc nướng. Có bao nhiêu loài ốc độc?
 
Đối với ngộ độc tử vong do ốc biển qua con đường thức ăn như vụ ngộ độc đã nêu ở trên là trường hợp đầu tiên được ghi nhận tại VN. Tuy nhiên, các trường hợp ngộ độc tương tự đã từng xảy ra khá phổ biến tại khu vực Thái Bình Dương, điển hình là tại Nhật Bản.
Thông thường, các loài ốc biển có thể ăn được, nhưng đột nhiên lại trở thành độc mà chúng ta không thể biết lý do tại sao chúng trở nên độc. Một số loài ốc chỉ độc ở một bộ phận nào đó nhất định (thường là tuyến nước bọt), nhưng cũng có những loài ốc hoàn toàn độc và hết sức nguy hiểm đến tính mạng nếu như chúng ta vô tình ăn chúng.
 
image
 
Gầnđây, khá nhiều loài ốc được ghi nhận là nguyên nhân của các vụ ngộ độc cho con người thông qua con đường thức ăn như ốc mặt trăng (turban), ốc đụn (the top of shells), ốc tù và (trumpet shells), ốc hương Nhật Bản (ivory snails), ốc trám (oliva)
 
Tùy vào từng loài ốc, bản chất độc tố có thể là saxitoxin (độc tố vi tảo tích lũy trong các sinh vật hai mảnh vỏ, một số loài cua rạn...) hoặc tetrodotoxin (độc tố cá nóc, mực đốm xanh, so...). Độc tố trong các loài ốc mặt trăng, ốc đụn và ốc trám đã được xác định là saxitoxin (một loại độc tố thần kinh thường gặp ở một số loài vi tảo giáp Alexandrium)".
 
Từ lâu, Tổ chức Y Tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Lương Nông Thế giới (FAO) đã cảnh báo các quốc gia vùng Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam về hiểm họa cá nước ngọt nhiễm sán lá lây truyền cho người.
Đây là một vấn đề y tế công cộng vô cùng quan trọng ảnh hưởng cho cả thế giới. Năm 1995 WHO đã ước lượng vùng Đông Nam Á có khoảng 9 triệu người bị nhiễm sán lá và Trung Quốc có lối 20 triệu người bị nhiễm mà trầm trọng nhất là vùng tỉnh Quảng Đông ở về phía Nam. Riêng Việt nam có trên 7 triệu người nằm trong diện nguy hiểm có thể bị nhiễm sán lá gan trong đó có 1 triệu người đã bị nhiễm thật sự.
 
Tổ chức FIBOZOPA gần đây cũng đã cho biết số người bị nhiễm sán lá tại vùng sông Hồng, Bắc Việt Nam, có thể phải nhiều hơn gấp bội so với những số được nêu ra từ trước (mực độ nhiễm 15%-20%).
Tại những vùng nhiễm sán, WHO cũng quan tâm đến sự xuất hiện của một số bệnh lý như bệnh cancer ác tính ống dẫn mật Cholangiosarcoma, bệnh sỏi túi mật gallstones (do nhiễm sán lá Opisthorchis và sán lá Clonorchis), bệnh tiêu chảy và bệnh loét bao tử peptic ulcers (do nhiễm sán lá Haplorchis và sán lá Metagonimus). Phải chăng sự hiện diện của sán lá đã ảnh hưởng đến sự xuất hiện của cancer cholangiosarcoma và của sỏi mật?
Sán lá nhiễm từ cá không phải là hiểm họa duy nhất tại Việt Nam. Bệnh giun đầu gai (Gnathostoma) do việc ăn cá sống, ăn thịt rắn,và ếch nhái là một hiểm họa khác mà chúng ta cũng cần phải quan tâm mỗi khi ăn.
Ngoài ra cũng không nên thờ ơ với bệnh thịt heo gạo cysticercosis do sán dây Taenia solium gây ra, thịt heo nhiễm giun bao Trichinella spiralis, và thịt bò gạo do sán dây Taenia saginata …
 
image
 
Cẩn thận với các món quá ngon như gỏi cá sống, sushi, sashimi, nem chua, bò tái chanh, thịt bò beefsteak chiên nửa sống nửa chín …nếu ăn ở bên nhà.
Tổ chức Lương Nông Thế Giới FAO nhìn nhận là tại Á châu, việc kiểm soát và giải quyết mối nguy cơ nhiễm sán lá từ thực phẩm (FBT: foodborne trematodes) là một vấn đề vô cùng khó khăn và phức tạp cần phải có sự quyết tâm và phối hợp nhịp nhàng của rất nhiều lĩnh vực chuyên môn.
 
Giáo dục dân chúng để thay đổi lối sống, quan tâm hơn đến vệ sinh, thay đổi tập tục và thói quen ăn uống, như đừng bao giờ ăn cá sống, cũng như đừng ăn sống các loại rau cỏ mọc dưới nước là công việc cần phải làm trước mắt. Chuyện coi vậy mà không phải dễ làm đâu!
 
Bệnh cá nhiễm sán lá lây truyền cho người tại Việt Nam là một sự kiện tất yếu không làm ai ngạc nhiên hết!
 
Để kết luận, tác giả xin mượn lời cảnh báo có vẻ bi quan của TS Đặng thị Cẩm Thạch, Trưởng Phòng Ký Sinh Trùng (Viện Sốt Rét, Ký Sinh Trùng- Côn Trùng Trung Ương):
"Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, cùng với tập quán ăn uống, sinh hoạt chưa đảm bảo vệ sinh, rất thuận lợi cho sự phát triển của các bệnh giun, sán. Ước tính, trên toàn quốc số người nhiễm giun đũa khoảng 60 triệu người, giun tóc 40 triệu người và giun móc 20 triệu người, trong đó số nhiễm phối hợp 2, 3 loại giun lên tới 60-70%."
 
Không biết lời báo động trên có làm cho người dân mình lo sợ và thay đổi cách ăn uống hay không?
Riêng đối với các bạn hiện đang sống tại nước ngoài, nếu có đi du lịch VN, Thailand hoặc Nam Mỹ, để phòng ngừa giun đầu gai chúng ta chỉ nên ăn thịt, cá, rắn, lươn, ếch vv…đã được nấu thật chín mà thôi. Đông lạnh ở nhiệt độ trừ 20 độ C diệt được giun Gnathostomas.
Nguyễn Thượng Chánh_DVM

Những năng lực và cảm giác của người lúc lâm chung

339459_270796486265561_100000056355285_1080783_4183699_o

● Năng lực của mình (tự lực) có thể giúp cho chính mình được giải thoát vào lúc lâm chung
Mọi người đều có năng lực tiềm tàng có thể giúp chính mình vượt qua khó khăn trắc trở lúc lâm chung. Phật Bồ Tát và các chư Tổ Sư thông rõ việc này nên các ngài bày ra pháp môn niệm Phật làm phương tiện giúp chúng sanh khai mở và sử dụng cái năng lực tiềm tàng vô biên mà nó có sẵn ở trong mỗi chúng sanh. Phương tiện của các ngài là gì? Đơn giản, gọn gàng và dễ hiểu, đó chính là Tín – Nguyện – Hạnh. Đơn giản như thế đó mà nó lại có công năng độ trọn ba căn (thượng, trung và hạ) thì mới biết nó thù thắng như thế nào. Một giáo pháp viên đốn và thù thắng bậc nhất mà chính các Đẳng Giác Bồ Tát như Quán Thế Âm, Đại Thế Chí, Văn Thù, Phổ Hiền ….v…v… cũng phải áp dụng nó mà sanh về cõi Tây Phương Cực Lạc để có thể thành Phật. Thế Tôn đã khai thị rõ ràng trong kinh Vô Lượng Thọ, kinh Thủ Lăng Nghiêm và kinh Hoa Nghiêm rồi, không cần nói rộng ra thêm. Vậy, cái công năng của Tín-Nguyện-Hạnh là gì? Nó chính là cách thức giúp qui động năng lực sẵn có của bạn để đạt được trạng thái thiền định ở trong bất cứ sinh hoạt nào (đi, đứng, nằm, ngồi và ngay trong khi đang ngủ). Vì vậy, pháp môn niệm Phật còn gọi là “Thâm Diệu Thiền”.
Dưới đây tôi xin trình bày cho bạn, làm sao mà Tín – Nguyện – Hạnh có thể giúp bạn qui động được toàn bộ năng lực Thiền Định của bạn để lúc lâm chung bạn có thể liễu sanh thoát tử, vãng sanh Cực Lạc, một đời thành Phật.
● Năng lực (Tự Lực) qui động từ Tín-Nguyện-Hạnh
Tâm tín thành nơi Phật A Di Đà, cõi nước Cực Lạc chính là năng lực vô biên giúp bạn vượt qua tất cả khó khăn trở ngại trong việc niệm Phật để đạt thành tâm nguyện vãng sanh. Trong kinh Hoa Nghiêm Phật dạy “duy tâm sở hiện, duy thức sở biến”. Khi bạn đặt một niềm tin tuyệt đối vào cái gì, thì cái đó nó sẽ thành. Tín có năng lực không thể nghĩ bàn; ví dụ, nếu bạn tin rằng bạn có thể trở thành một bác sĩ, thì chính niềm tự tin này là năng lực thúc đẩy bạn chăm học, chăm làm, vượt qua mọi khó khăn để đạt thành tâm nguyện.
Nguyện lực tha thiết muốn sanh về nước Cực Lạc chính là năng lực vô lượng kéo bạn phải nhất tâm niệm Phật tha thiết ngày đêm không ngừng dứt. Cũng giống như một học sinh hiếu học vì muốn (nguyện) đạt thành công danh mà phải ngày đêm miệt mài bên đèn sách.
Hạnh là năng lực kết tụ do công phu tu tập từ trong quá khứ cho đến nay; quá khứ có thể là từ nhiều đời nhiều kiếp về trước hay chỉ là quá khứ ở trong đời này. Người có công phu tu tập thì phải đoạn trừ tật đố tham lam, sân si, nghi mạn. Vì đây là chướng ngại làm cho tâm bạn bị dính mắc, không thể buông xả. Và chính nó là nguyên nhân và yếu tố đưa bạn vào trong trạng thái u-minh, mất chánh giác, rồi sau đó nó dẫn dắt bạn vào trong ba đường ác đạo (địa ngục, ngạ quỉ và súc sanh).
● Muốn cho tâm của bạn an trú không dính mắc, thư giãn, thư thái, thanh thản, thì bạn phải thực hiện các pháp như sau:
(a) Đoạn trừ bất cứ nghi hoặc, hối hận hay do dự trong lòng, Ngay cả những việc làm ác đã phạm cũng không cho nó vướng bận tâm bạn. Biết mình đã làm lỗi là giác. Biết lỗi rồi thì sửa lỗi quyết không phạm nữa, như vậy là làm xong cái công việc sám hối rồi. Làm xong rồi thì buông xả nó ra một cách rốt ráo, không để cho một chút gì còn sót lại, còn dính mắc lại trong tâm của bạn nữa.
(b) Ngay cả những việc thiện lành, khi làm xong rồi cũng buông nó ra luôn, không để cho nó dính mắc trong tâm, vì những suy nghĩ đều là vọng tâm làm tâm bạn không được rỗng lặng thanh tịnh. Đừng để những việc thiện này làm cho tâm bạn đắc ý mà sanh ra cái niệm hay hành động cống cao ngã mạn mà luống uổng tất cả công phu và công đức mà bạn đã tạo.
(c) Buông bỏ tất cả sự dính mắc đối với bất cứ ai mà bạn có mối quan liên mạnh mẽ nhất trong đời này, kể cả sự quan hệ thương hay ghét, thân hay oán.
(d) Nhiếp tâm niệm Phật không tán loạn, không vọng tưởng. Lấy danh hiệu Phật A Di Đà làm công cụ phá vọng, phá mê để đạt được và giữ được trạng thái thanh tịnh thư thả của tâm. Nếu bạn làm được như thế, thì mặc dầu thân bạn vẫn ở trong hình tướng con người, tâm bạn thì bình-đẳng với tâm Phật A Di Đà – rỗng lặng như hư không. Muốn làm được như vậy thì lúc niệm Phật nên dừng tất cả chuyện nói (làm người bị câm) mà niệm “A Di Đà Phật”. Niệm theo từng nhịp thở, từng cơn đau, từng cơn lạnh buốt giá, ngay cả lúc vui hay buồn …v…v… Khi bạn đang được an trụ vào trong câu Phật hiệu cũng chính là bạn đang được an trụ vào trong tự tánh của chính mình, không dính mắc và thư thái, không vọng tưởng. Lúc đó, bạn cố giữ cho tâm của bạn ở trong trạng thái vắng lặng, trống rỗng, chỉ còn giữ một niệm “A Di Đà Phật” ở trong tâm. Tâm không có màu sắc hoặc hình tướng để nhận ra được nó, nhưng nó thì tuyệt đối trống rỗng và nhận biết sáng tỏ thấu suốt hoàn toàn (viên minh), đó là tự tính của tâm bạn. Nhận biết tâm như thế, trở thành chắc chắn về tâm, đó là kiến (thấy/biết). Để duy trì không bị tán loạn trong trạng thái tịnh chỉ, không vọng niệm hoặc chấp thủ, đó là trạng thái thiền định. Ở trong trạng thái đó, không bị dính mắc vào chấp thủ hoặc tham luyến, chấp nhận hoặc đối kháng, mong cầu hoặc sợ hãi, đối với bất cứ vọng thức nào cả.
(e) Đừng gửi lòng ở các nơi cư trú của người sống bình thường; chỉ gửi lòng mình nơi cõi Tây Phương Cực Lạc của Phật A Di Đà mà thôi.
● Vào thời điểm chết, bạn nên phải biết là bạn sẽ phải trải qua những cảm giác gì?
Vào lúc sắp lâm chung bạn phải trải qua nhiều cảm giác khổ đau cùng cực, những cảm giác này gây ra bởi những nguyên nhân như sau:
1. Vào lúc địa đại hòa nhập (tan biến) vào trong thủy đại, thân thể trở nên nặng nề và thân không thể tự nương nhờ thân.
2. Vào lúc thủy đại hoà nhập vào trong hỏa đại, miệng và mũi khô khan, ngưng nói bí lời.
3. Vào lúc hỏa đại hòa nhập vào trong phong đại, thân nhiệt biến mất.
4. Vào lúc phong đại hoà nhập vào trong thức đại, bạn chỉ có thể thở ra khò khè và hít vào nấc nghẹn.
Vào lúc đó, bạn sẽ có cái cảm giác như: đương bị đè bởi một ngọn núi rất lớn, đương bị sập bẫy trong bóng tối, đương bị buông rơi vào vô tận của hư không. Nếu tâm bạn nghe nhận và niệm được câu Phật hiệu một cách thanh tịnh thì toàn thể bầu trời sẽ tự nhiên tươi sáng rực rỡ như một tấm gấm trải rộng. Những bóng tối và sự đè nặng trong tâm liền được tan biến. Nhiều hơn thế nữa, hình tướng của Phật A Di Đà tự nhiên hiện ra ở trong tâm của bạn, với những quang minh sáng diệu vô thượng như trăm nghìn mặt trời chiếu sáng cùng một lúc. Quang minh sáng rực, nhưng minh diệu lạ thường nó không làm bạn chói mắt khó chịu, mà ngược lại nó làm cho bạn tươi tỉnh, sáng suốt và rỗng lặng lạ thường. Tự nhiên bạn không còn cái cảm giác khổ đau gây ra do tứ đại của bạn đang phân ly nữa. Đây chính là thành quả của năng lực niệm Phật của bạn (tự lực) cùng năng lực tiếp dẫn của Phật A Di Đà (tha lực).
Vào lúc này, tính giác (viên minh) của bạn sẽ nhắc nhở bạn: Đừng bị tán loạn! Đừng xúc động! Không lâu nữa Phật A Di Đà sẽ đến tiếp dẫn bạn về cõi Cực Lạc. Bạn phải ráng giữ cho tâm của bạn luôn rỗng lặng tự nhiên và tiếp tục niệm Phật không ngừng, ngay cả khi gặp được Đức Phật A Di Đà xuất hiện. Tại sao vậy? Vì nếu bạn giữ được tâm rỗng lặng như hư không (không xúc động vì vui mừng theo thói tục của thế gian chúng sanh) khi gặp Phật, thì bạn sẽ sanh về cõi Cực Lạc với phẩm vị rất là cao. Vì ngay lúc này với sự trợ lực của Phật A Di Đà, bạn đã đạt được niệm Phật Tam Muội hay Nhất Tâm Bất Loạn. Nếu bạn còn có cái niệm vui mừng xúc động khi gặp Phật, phẩm vị vãng sanh của bạn bị hạ thấp xuống vì bạn còn dính mắc vọng tâm của người phàm phu.
Khi bạn thấy Phật A Di Đà xuất hiện, bạn cũng đồng thấy vô số Phật, Bồ Tát và Thánh Chúng đồng xuất hiện để nhiếp thọ tiếp dẫn bạn. Hình tướng và dung mạo của các vị Phật ở cõi Tây Phương cũng giống hệt như Phật A Di Đà. Hình tướng và dung mạo của các Bồ Tát cũng đồng giống hệt như Quán Thế Âm và Đại Thế Chí không có tướng sai khác. Bạn cũng được nghe tiếng của thánh chúng niệm Phật vang động cả bầu trời với những âm thanh vi diệu hòa nhã và tùy hỉ.
Nên lưu ý, trước khi gặp Phật, ma chướng (nghiệp chướng) cùng sinh của bạn sẽ loạn động cái tâm của bạn, làm chánh niệm của bạn bị sụp đổ, bạn muốn niệm Phật cũng rất là khó khăn hay chẳng niệm được; nó phát ra những âm thanh chói tai và uy mãnh và làm mê mờ bạn. Ở vào thời điểm này, bạn hãy tuệ tri điều này:
1. Cái cảm giác đương bị đè ép xuống bởi một ngọn núi thì không phải là đương bị đè ép xuống bởi một ngọn núi. Đó là chính các đại của bạn đang hoà nhập. Hãy đừng sợ hãi chuyện đó!
2. Cái cảm giác đương bị sập bẫy trong bóng tối thì không phải là bị sập bẩy trong một bóng tối. Đó là năm quan năng của bạn đang hoà nhập!
3. Cái cảm giác đương bị buông rơi vào trong vô tận của hư không thì không phải là đương bị buông rơi. Đó là tâm của bạn không có cái gì để nương nhờ bởi thân và tâm của bạn đã ly biệt và hơi thở của bạn đã ngừng lại.
Vậy bạn phải cố gắng nương vào câu Phật hiệu không gián đoạn để tâm của bạn không bị mê mờ bởi những cảm giác hư vọng này. Tất cả những quang cảnh, các hình tướng, các âm thanh, ánh sáng đều là của chính bạn đều là do tâm của bạn ảnh hiện do nghiệp lực chiêu cảm. Hãy đừng nghi hoặc gì về điều đó. Nếu bạn cứ cảm thấy nghi hoặc, bạn sẽ bị ném vào trong sinh tử luân chuyển. Quyết định sáng tỏ hơn để thấy chỉ là chuyện tự diễn-hiện, nếu bạn nương nhờ an trú vào câu Phật hiệu (nó cũng chính là tính viên minh trong chân không diệu hữu quang minh biến chiếu), thì trong tính chân không diệu hữu quang minh biến chiếu đó bạn sẽ chứng đạt ba thân – pháp thân, báo thân, ứng hoá thân – và trở thành giác ngộ. Ngay lúc đó nếu bạn có bị ném vào trong sinh tử luân chuyển, bạn cũng sẽ không đi vào đó.
Bạn nên biết rằng A Di Đà Phật chính là vị Phật bảo hộ và cũng là tự tánh hiện hữu của bạn để duy trì tâm bạn với chánh niệm không bị tán loạn. Từ thời điểm này, điều rất quan trọng là ở trạng thái không mong cầu và sợ hãi gì cả, không chấp và thủ cái gì cả đối với tất cả các đối tượng của những quan năng của sáu thức cũng như đối với những dẫn dụ mê đắm, hạnh phúc và sầu muộn. Và từ bây giờ trở đi, nếu bạn đã đạt “tịnh chỉ an định”, bạn sẽ có thể bắt đầu có khả năng đảm lĩnh bản tính ở trong trung hữu và trở thành giác ngộ. Thế nên điểm tối yếu cho sinh mệnh (của tuệ mệnh) là chấp trì câu hồng danh A Di Đà Phật liên tục, không gián đoạn, không tán loạn từ chính thời điểm này.
Ma chướng cùng sinh là tập khí hiện tại đưa đến vô minh, nghi hoặc và do dự của bạn. Vào lúc đó, lúc ở tử địa, bất cứ hiện tượng dễ sợ nào xuất hiện, như những âm thanh, những màu sắc và những ánh sáng, hãy đừng bị mê đắm dẫn dụ, hãy đừng nghi hoặc và hãy đừng sợ hãi. Nếu bạn bị rơi vào nghi hoặc dù chỉ một thời điểm, bạn sẽ lang thang trong cõi sinh tử luân chuyển, vì thế nên hãy đạt được “tịnh chỉ an định” hoàn toàn (không thay đổi và không bị chấm dứt bất thình lình)
Ở thời điểm này, những lối dẫn vào tử cung (cửa ngõ tái sinh) hiện ra như những cung điện cõi trời. Hãy đừng bị tham luyến đối với chúng. Hãy tin chắc chắn vào điều nhận biết sáng tỏ thấu suốt đó. Hãy tự tại không còn mong cầu và sợ hãi! Vào thời điểm đó, tính giác viên minh trong sáng thấu suốt của chính bạn (tự lực) cùng với quang minh tiếp dẫn của Phật A Di Đà (tha lực) sẽ là cộng lực cứu độ bạn.
Khi đạt được pháp thân giống như hư không cho lợi ích chính mình, bạn sẽ thành tựu lợi ích cho tất cả hữu tình trong tận hư không vô lượng pháp giới. Bạn có thể hoá hiện các thứ báo thân và ứng hoá thân làm lợi ích cho tất cả hữu tình trong tận hư không vô lượng pháp giới, và lúc ấy tâm của bạn sẽ lan toả vạn hữu vô tận xứ.
● Kết Luận
Do vì tâm của chúng ta quá xa rời với giác ngộ và tỉnh thức, do vì nghiệp chướng và tội ác của chúng ta quá nhiều đến không thể tính kể, mà phước báu thì quá nhỏ bé như hạt mè; do vì tập khí tham, sân, si, nghi, mạng của chúng ta quá nặng nề tạo thành một màn vô minh dầy đặc bao trùm che phủ Như Lai tánh thường chiếu. Cho nên, ở ngay trong cuộc sống hiện tại, chúng ta phải gặp nhiều ngang trái khổ đau, gặp các thứ hồ đồ lộn xộn. Cho đến lúc lúc lâm chung, chúng ta không biết nơi nào để đi để đến, bỏ mặc cho nghiệp lực dẫn dắt lang thang trong sáu nẻo luân hồi sanh tử. Nay nhờ chút phước mọn sót lại mà chúng ta gặp được pháp môn quảng đại thù thắng của Phật A Di Đà do Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật tự trao truyền chỉ dạy. Những người có đại tín thành, đại nguyện lực, tinh tấn dũng mãnh, và thông tuệ, những người luôn luôn nhớ đến thầy của họ là Đức Thích Ca Mâu Ni Phật, những người luôn luôn tín nhiệm vào Phật A Di Đà, những người thân tâm nỗ lực trong thực hành, những người có tâm an tịnh, và có khả năng buông bỏ các mối quan tâm đối với thế giới này. Chính những người này là những người được tất cả các đức Như Lai đồng thanh khen ngợi; vì họ, ở trong đời trước, đã từng gặp Phật quá khứ qui y, chiêm bái, cúng dường và họ cũng đã từng được Phật thọ ký Bồ Đề. Những người tin nhận và chân thật tinh tấn tu tập giáo pháp này chính là những người được thừa hưởng của cải vô tận của các đức Như Lai trong mười phương ba đời. Tại sao? Vì giáo pháp này đều được tất cả các đức Như Lai trong mười Phương Thế Giới, mà mỗi Thế Giới có vô số vô lượng các đức Như Lai nhiều như cát của sông hằng, đồng thanh khen ngợi và tán thán không thể nghĩ bàn, không có sai khác.
Đệ tử tục gia của Tam Bảo: thế danh Lưu Minh Trí, pháp danh Trí Thành, pháp hiệu: Giác Hiển.
Phục nguyện cho tất cả hữu tình trong thập phương pháp giới, tất cả ông bà, cha mẹ, họ hàng quyến thuộc và bạn hữu …v….v…. ở trong vô lượng kiếp quá hiện vị lai đều gặp pháp môn niệm Phật của Phật A Di Đà và đều sanh tâm hy hữu, tín, nhận và phụng hành.
Phục nguyện cho tất cả chúng sanh trong thập phương pháp giới đồng vãng sanh Cực Lạc, đồng thành Phật đạo, dứt trừ tận gốc cội rễ sanh tử khổ đau.
Viết xong ngày 12 tháng 01, 2011 (Tây Lịch)
Lưu Minh Trí
Source: viengiac.de

Rửa nghiệp

264223_129519867129674_100002149835932_233977_4752178_n

I. NĂM LỜi KHUYÊN CHÂN THÀNH
Sự trải nghiệm trong quá trình tu học của bao nhiêu bậc hiền thánh đã đi trước, để lại cho ta những lời khuyên có ích, chúng tôi xin chân thành trình bày ra đây những chia sẻ thiết thực nhất.
1. Tin Phật
Là con người như tất cả mọi người chúng ta, ngài cũng được sinh ra, lớn lên vẫn có vợ, có con giống như mọi người. Ý thức được sự khổ đau của sanh, già, bệnh, chết, Ngài đi tu, cuối cùng giác ngộ dưới cội bồ đề. Ngài là con người, Ngài có khả năng giác ngộ thành Phật, chúng ta cũng đồng là con người, thì chúng ta cũng có khả năng giác ngộ như Ngài.
Phật ở đây là danh từ chung, nói cho đủ gọi là Phật Đà. Phật Đà là người giác ngộ, người tỉnh thức, người thấy biết đúng như thật, giả biết giả, thật biết thật. Ai siêng năng, tinh tấn tu hành thì cũng sẽ được như Ngài. Ngài vẫn sống và làm việc phục vụ vì lợi ích cho tất cả mọi người, nhưng không tham đắm mê muội, dính mắc như người đời. Nói và làm tương ứng vì lợi ích chúng sanh.
Phật ở đây có nghĩa là tánh sáng biết của tất cả mọi người hay còn gọi là Phật tánh, tức khả năng giác ngộ, bình đẳng giữa chúng sanh và Phật. Cho nên, trong các bản kinh thường nói như sau “Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành.” Ai cũng có khả năng thành Phật, ai cũng có tánh biết sáng suốt thường hằng. Chỉ vì mọi người chẳng chịu thừa nhận, nên mãi mãi sống trong tham, giận, si, mê, để rồi phải chịu khổ đau. Cho nên, Bồ-Tát Thường Bất Khinh trong kinh Pháp Hoa, dù bị người mắng chửi, đánh đập, nhưng Ngài vẫn nói “Tôi không dám khinh các ngài, vì các ngài sẽ thành Phật”.
Ai cũng có tánh Phật, sao không chịu thừa nhận? Mắt thấy biết chỉ là thấy, xanh, vàng, đỏ, trắng đều thấy biết rõ ràng không lầm lẫn. Thấy tức biết, không phải tánh sáng suốt của người là gì? Tai, mũi, lưỡi, thân, ý cũng lại như thế.
2. Tin sâu nhân quả nghiệp báo
Nhân quả là giáo lý nền tảng của đạo Phật, có khả năng chuyển hóa khổ đau thành an vui hạnh phúc, làm lành được hưởng phước làm ác chịu khổ đau, hay còn gọi là ở hiền gặp lành, gieo gió gặp bão. Chúng ta tạo nghiệp lành hay dữ, hạt giống lành dữ ấy rơi vào tạng thức. Đến khi đủ duyên chúng ta sẽ thọ nhận tất cả các quả khổ vui, người biết tu sẽ không than oán, hờn trách khi quả khổ đến mà sẵn sàng thọ nhận. Do đó, con người khi mới sinh ra đã có sự bất đồng và sai biệt như giàu nghèo, sang hèn, đẹp xấu, sống thọ, chết yểu, thông minh hay đần độn.
Tuy gieo nhân thì phải gặt quả, nhưng nhân quả không cố định mà có thể thay đổi được. Vì vậy, trong thực tế có người sinh ra trong hoàn cảnh gia đình thiếu thốn, nghèo đói, xấu xí, tàn tật, nhưng họ cố gắng vươn lên, cuối cùng thành đạt, trở nên giàu có, danh vọng tiếng tăm, có địa vị cao trong xã hội được mọi người kính trọng.
Khi hiểu được giáo lý nhân quả, chúng ta sẽ sống có trách nhiệm và bổn phận hơn. Không ỷ lại hay đổ thừa mọi chuyện xảy ra là do khi không, tự nhiên, mà chính ta phải chịu trách nhiệm đối với hành vi tạo tác của bản thân.
Hiểu và ứng dụng lý nhân quả vào trong đời sống hằng ngày, chúng ta sẽ không đổ thừa do số mệnh định sẵn hay có sự an bày của đấng tạo hóa nào đó, mà không chịu vươn lên làm mới cuộc đời, thay đổi hoàn cảnh.
Do đó, tin sâu lý nhân quả sẽ giúp chúng ta có cách nhìn thông thoáng hơn, không bị lệ thuộc vào một đấng quyền năng thượng đế, mà chính mình là thượng đế của chính mình. Không một ai có quyền ban phước, giáng họa. Mọi sự khổ vui đều do mình tạo lấy và có quyền thay đổi hoàn cảnh sự sống tùy theo năng lực và sự tu tập của mỗi người.
3. Tin sâu Tam Bảo
Phật là con người, Pháp là những lời Phật dạy chân chính của Ngài, Tăng là những người truyền thừa, thay Phật hoằng dương chánh pháp, sống trong tinh thần lục hòa đoàn kết phục vụ vì lợi ích chúng sanh. Tăng là những người hiến trọn đời mình cho mục đích trên cầu thành Phật dưới hoằng hóa độ sanh vì lợi ích con người. Nhờ có chư Tăng, Ni thay Phật hoằng truyền những lời dạy của Ngài khiến cho chánh pháp được mở mang rộng rãi đến tất cả mọi người. Những ai hấp thụ được tinh ba của Phật pháp, người đó ngày càng được hạnh phúc hơn và vui trong đạo lý làm người.
Nhưng Tăng cũng có nhiều loại. Đại khái lược loại có ba : Bồ Tát Tăng, Thanh Văn Tăng và Phàm Phu Tăng. Đây là Tăng bảo chân chánh xứng đáng được mọi người y chỉ tu học và tôn kính cúng dường.
Phật thì tùy duyên giáo hóa, nay chỉ còn lại những lời dạy vàng ngọc của Ngài. Còn Tăng thì thay Phật truyền trì chánh pháp, hiến trọn đời mình cho sự nghiệp vì lợi ích chúng sanh. Tăng Phàm phu là những người chân thật, nguyện hiến trọn đời mình cho lý tưởng giác ngộ và giải thoát, đang kế thừa con đường Phật đạo, tuyên dương chánh pháp giúp cho mọi người bớt khổ, thêm vui, luôn làm lợi ích cho chúng sanh. Tuy Phàm phu tăng chưa thành tựu đạo quả, nhưng nhờ học hiểu và hành trì tới đâu thì hướng dẫn tới đó. Vì vậy, ai phát tâm cúng dường Phàm phu tăng vẫn được phước không thể nghĩ bàn.
Thực tế trong cuộc đời này, Phàm phu tăng là số đông gần gũi với chúng ta nhất. Nếu ai vâng theo và gìn giữ năm điều đạo đức của Phật chế ra vì lòng từ bi, ngăn ngừa chúng ta rơi vào hố sâu tội lỗi như là ý thức được sự khổ đau của sự giết hại gây nên : Chúng con nguyện sống với lòng từ bi, bình đẳng, không làm tổn hại từ con người cho đến các loài vật. Không gian tham trộm cướp, không tà dâm ngoại tình, không nói dối, không uống rượu và dung những chất kích thích có hại như là xì ke, ma túy v.v…Phàm phu tăng chân thật tu hành, thuyết pháp độ sanh mang tinh thần của Thánh Tăng Bồ Tát và Thánh Tăng Thanh Văn.
Phàm phu tăng là số đông dễ gần gũi và tiếp cận hơn. Cho nên chúng ta vẫn học hỏi được những điều hay, lẽ phải để áp dụng vào trong đời sống hằng ngày.
Nói tóm lại, tin sâu Tam bảo là tin Phật, Pháp, Tăng. Khi chúng ta tin, không nên thần tượng hóa các vị. Vì thần tượng hóa dễ sụp đổ và mất tín tâm. Chỉ biết thầy mình hay, thầy mình giỏi. Vì vậy dễ dẫn đến tư tưởng phê bình, chỉ trích người khác.
Tăng là đoàn thể sống trong hòa hợp an vui. Vì lợi ích số đông mà nhiều người cùng sống hòa hợp đoàn kết, yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau trong tinh thần vì hạnh phúc của mọi người.
4. Sám hối làm mới chính mình
Đạo Phật không dạy chúng ta trốn tránh mà sám hối để làm mới chính mình, làm mới cuộc đời. Sám là sám lỗi trước, nguyện không tái phạm lỗi lầm xưa. Hối là ngăn ngừa lỗi sau, không cho phát sinh. Sám hối đúng nghĩa là phải có tâm hổ thẹn và cầu tiến.
Người biết hổ thẹn sẽ không dám cho tội lỗi phát sinh hoài. Do vậy, người thành tâm sám hối thì tội lỗi dần dần được tiêu trừ.
Ai trong chúng ta không một lần vấp ngã dù ít hay nhiều. Nhưng điều quan trọng hơn hết là khi bị vấp ngã, chúng ta có can đảm đứng lên hay không ?
Sám hối là tinh thần cầu tiến, làm mới lại cuộc đời. Với tinh thần cầu tiến, biết hổ thẹn, nhờ sám hối chúng ta sẽ không tái phạm lỗi lầm xưa. Với lòng chí thành thiết tha sám hối sẽ giúp cho chúng ta vơi bớt tội lỗi và từ từ hết sạch.
Nhờ sám hối mà tâm ta ngày càng trong sạch. Dám sám hối là một việc làm can đảm, khiến tâm cống cao ngã mạn, tự ti, mặc cảm, lần lần thuyên giảm.
Tu mà không gan dạ sám hối quả thật là người hèn nhát, không xứng danh là một con người. Sám hối là phương pháp sách tấn mạnh nhất. Nhờ sám hối, dù có tạo tội bao nhiêu, chúng ta vẫn là người tốt của hiện tại và mai sau.
Tóm lại, sám hối là một phương pháp tu hành rất thiết thực, có lợi ích cho hiện tại và mai sau. Người đời vì không biết, nên một khi có lỗi thì ém nhẹm, giấu diếm, không cho ai biết, tìm cách che giấu tội lỗi. Vì thế tội lỗi càng thêm chồng chất, cuối cùng hết phước, chịu họa không thể lường. Người xưa nói: “Người không gặp hoạn nạn, không biết quay đầu sám hối”. Do đó mà đại đa số người đời bị sa hầm sụp hố. Đến khi tỉnh ngộ, hiểu ra, mới biết sám hối là cần thiết.
5. Áp dụng lời Phật dạy
Làm phước, bố thí, cúng dường, giúp đỡ, chia sẻ, niệm Phật, tụng kinh, thiền quán, hồi hướng công đức cho tất cả chúng sanh.
Làm phước, bố thí, cúng dường, giúp đỡ, chia sẻ : là tiêu chí đầu tiên Phật dạy chúng ta. Nhờ vào công đức của những việc làm trên, chúng ta sẽ giảm bớt đi lòng tham, ích kỷ, nhỏ nhoi, ty tiện. Thấy rõ sự sống còn của chúng ta không thể tách rời nhau, mà mọi người phải có trách nhiệm thương yêu, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau.
Tụng kinh để hiểu lời Phật dạy, biết được điều hay, lẽ phải, để mỗi người hiểu đúng, biết đúng, cái gì có lợi ích thiết thực cho mình và người. Tụng kinh để thấm nhuần lời Phật dạy, có ích thiết thực trong việc hành trì, gội rửa thân tâm ngày càng trong sạch. Tụng kinh để ba nghiệp: Thân, khẩu, ý, hằng thanh tịnh, hạnh phúc và an lạc ngay tại đây và bây giờ.
Niệm Phật để giúp ta nhớ nghĩ chân chánh, không nhớ nghĩ lăng xăng, có hại cho mình và người. Niệm Phật tức nhớ Phật. Phật thì từ bi rộng lớn hay cứu khổ chúng sinh. Niệm Phật để tâm được thanh tịnh, sáng suốt, để thấy biết đúng như thật. Niệm Phật là quá trình chuyển hóa ba nghiệp ác thành ba nghiệp thiện, có công năng dừng lắng được điều ác chưa sanh, không cho phát sanh, điều ác đã sanh, không cho tái phát. Niệm Phật để nhớ nghĩ việc làm tốt của Ngài để chúng ta cố gắng thực hành theo.
Thiền quán để thấy rõ sự sai biệt trong cuộc đời đều do con người tạo lấy, giàu nghèo, tốt xấu, nên hư, phải quấy, thành bại, được mất, hơn thua, thông minh, dốt nát, sống thọ, chết yểu đều có nguyên nhân. Nhờ quán chiếu sâu xa lời Phật dạy, giúp cho chúng ta dễ dàng thông cảm, tha thứ, bao dung, thương xót, giúp đỡ, hiểu biết và thương yêu trong tinh thần đoàn kết, hy sinh, giúp đỡ lẫn nhau. Không thấy ai là người thù của mình, chỉ có người chưa thông cảm. Nhờ hiểu và quán chiếu lời Phật dạy, chúng ta sẽ có cuộc sống bình yên, an ổn và cảm thông.
Cuối cùng là Phát nguyện hồi hướng. Hồi là xoay lại. Chúng ta xoay sự ưa thích, quyến luyến ngôi nhà ba độc có công năng tàn phá giới thân huệ mạng của người tu. Hướng là hướng đến Chân, Thiện, Mỹ. Nên mỗi khi làm việc phúc lành nào, chúng ta đều hồi hướng, nhất là sau khi thuyết pháp, giảng kinh, chia sẻ…chúng ta hay đọc bài kệ:
Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử và chúng sanh
Đều trọn thành Phật đạo
Phát nguyện và hồi hướng để chúng ta cố gắng duy trì những gì có lợi ích cho chúng sanh trong hiện tại và mai sau để tất cả đều chung hưởng.
II. Ba điều tu học
Hòa thượng trụ trì Thiền viện Thường Chiếu dạy rằng “Học tập, làm việc như uống ăn làm nên sự sống. Tu là hơi thở quyết định sự sống.Thân thể này thiếu tu cũng như thiếu hơi thở trong chừng phút giây là chết ngay.”
Để từng bước đạt được kết quả vững chắc. Thiền Viện Thường Chiếu đã đề ra một công thức tu học gồm ba phương diện: Học tập, hành trì và lao động như cái đỉnh ba chân. Thiếu một sẽ không vững chắc, và không thể đầy đủ thành tựu đạo pháp.
Trong ba phương diện trên, phương diện thứ ba “lao động” nó quan trọng không kém hai phương diện học tập và hành trì.
1. Lao động
Lao động để hiểu được sự nhọc nhằn của đàn na tín thí. Họ phải nhịn ăn, bớt mặc để giúp cho chúng ta tu hành. Nhờ lao động mà chúng ta cảm thông được từ con người cho đến muôn loài, đều phải nương nhờ lẫn nhau. Không một loài nào có thể tách khỏi sự cộng sinh của thế gian này. Ta không làm ruộng, nhưng vẫn có cơm ăn . Không dệt vải, nhưng vẫn có áo mặc. Để có cơm ăn, áo mặc, con người đã làm tổn hại không biết bao nhiêu sinh vật khác.
Đây là điều kiện đầu tiên mà tôi học được ở Thiền Viện Thường Chiếu. Lao động để hiểu được giá trị đích thực của nó, để bảo tồn sự sống, để được cùng nhau đóng góp và phát triển trong tình thương yêu nhân loại và muôn loài.
Lao động để biết được công lao cực khổ của con người, để phục vụ cho xã hội, cũng là lẽ sống thiết thực. Nếu thiếu lao động sẽ mất giá trị sự sống và không tồn tại. Ngoài ra, lao động còn là phương cách điều hòa trạng thái tinh thần, rèn luyện thể lực, hòa mình với thiên nhiên. Trong lúc lao động, chúng ta vẫn có thể an nhiên trì niệm, dần dần huân tập, lao động như một nhu cầu sống không thể thiếu trong xã hội.
Lao động như cơm ăn
Học hỏi như uống nước
Tu sửa như hơi thở.
(Lời Hòa thượng Tôn sư)
2. Học tập
Học ở đây là hiểu lời Phật dạy, phải biết một cách rõ ràng, thấu đáo, tường tận. Khi hiểu được rồi, chúng ta áp dụng vào việc tu hành chuyển hóa.
Đức Phật không bắt buộc hoàn toàn tin tưởng vào những lời dạy của Ngài, mà Ngài muốn chúng ta chiêm nghiệm, quán xét, tư duy, soi sáng, thấy rõ lợi ích thiết thực hướng thượng rồi mới tin để áp dụng tu hành.
Nhờ học mà tôi đã ngộ được sự lầm chấp trước kia là sai lầm, thiển cận.
Thuở thiếu thời, mới tám, chin tuổi đời, làm gì có đủ nhận thức về đam mê hưởng thụ. Thế mà tôi đã tiêm nhiễm sa đọa ở lứa tuổi này. Nhờ chiêm nghiệm lời Phật dạy, tôi đã biết được con người khi mới sinh ra với hai bàn tay trắng, duy chỉ có nghiệp thức là con người phải mang theo vĩnh biệt cõi đời. Nghiệp thức là những hành động tốt hoặc xấu, từ thân, miệng, ý mà chúng ta huân tập mỗi ngày, lâu dần trở thành thói quen. Thói quen đó, có sức mạnh chi phối, dẫn dắt chúng ta tới chỗ tốt xấu cho kiếp sau, tùy theo nghiệp nhân.
Nghiệp là những hành vi trong đời sống được lặp đi, lặp lại nhiều lần, lâu ngày trở thành thói quen. Như việc hút thuốc chẳng hạn, lúc mới bắt đầu, bắt chước bạn bè hút thử. Những điếu thuốc đầu tiên, nó chỉ cho ta cái cảm giác đắng hôi, khó chịu mà thôi. Lúc này thì ta làm chủ nó, muốn hút hay không hút tùy ý dễ dàng. Nhưng lâu ngày, dài tháng khi đã quen với hương vị cay đắng ấy rồi thì sự xúc tác của nó mới có tác dụng. Lúc này, điếu thuốc là vật thơm ngon kỳ lạ, thiếu nó ta không chịu nỗi. Vì sao? Vì cơ thể ta đã chịu sự chi phối của nó rồi. Thiếu nó sẽ gây ra trạng thái trong người bức xúc, xốn xang, khó chịu, chảy nước miếng, nước mũi. Tâm trạng thèm khát phát sinh làm ta cảm thấy như thiếu sức sống trong cơ thể mình. Những khi cơn nghiện trẫy lên, lúc ấy ta thấy trên đời này không có gì quý hơn điếu thuốc. Nếu khi đó có liền một con “dế nhũi” thôi là đã hấp dẫn rồi. Huống hồ là được thưởng thức một điếu thuốc nguyên với tách cà phê nóng.
Tất cả quý vị biết dế nhũi là gì không? Dế nhũi là dế tàn thuốc còn sót lại khi người ta hút thuốc gần hết rồi quăng đi. Trong lúc ghiền chỉ cần một con dế nhũi thôi là đã tạo cảm giác dễ chịu rồi, huống chi là đầy đủ.
Như trường hợp thực tế của bản thân tôi, khi còn nhỏ có thói quen mút móng tay, đến nỗi hai cái răng cửa mòn hết một nửa. Mỗi lần tôi mút, cạy răng cửa như vậy là một lần khổ đau. Vì cảm giác khó chịu nhức đầu, có khi giựt bưng bưng cả mặt. Mỗi khi phiền muộn chuyện gì là tôi càng cạy răng nhiều hơn. Cạy càng nhiều thì càng nhức đầu. Vậy mà cho tới năm 47 tuổi, nhờ một bác sĩ nha khoa là một Phật tử thuần thành, pháp danh Xuân Anh, giúp công quả trám và nhổ thay răng cho tôi. Kể từ đó tôi mới chuyển được nghiệp cạy răng của mình.
Tất cả quý vị thấy ghê hồn chưa, đó là thói quen không tạo giá trị, chỉ kích thích cảm giác khó chịu. Vậy mà tôi phải mất gần 40 năm mới có thể chấm dứt được. Như thế có phải là nhờ tha lực hoàn toàn không? Xin thưa với tất cả quý vị là có, nhưng không phải hoàn toàn nhờ vào tha lực, mà đạo lý nhà Phật nói “Cái này có thì cái kia có, cái này không thì cái kia không, cái này như thế này thì cái kia như thế đó”.
Ở đây nhà Phật gọi là nhân duyên chuyển nghiệp, chính là vì sợ cạy răng tiếp sẽ bị khiếm khuyết, mất vẻ đẹp của răng và đau khổ. Nên tôi chấm dứt không cạy răng nữa. Vì nghiệp xấu chiêu cảm quả báo, nên phải chịu trong một thời gian dài. Nay hội đủ duyên lành cùng cộng nghiệp tôi đã chuyển được thói quen xấu.
Thí dụ về cái răng nói trên là tạo nghiệp cảm đau khổ mà còn khó bỏ. Thử hỏi nếu chúng ta gieo tạo nghiệp cảm khoái lạc thì làm sao có thể dứt được? Quả là “vượt cạn lên bờ có mấy ai.” Từ đó, nhà Phật chỉ cho chúng ta phương pháp ngăn ngừa những điều tội lỗi và dễ dàng phát sinh những điều thiện ích. Đó là giới. Giới như mãnh đất tốt cho muôn hạt giống lành nẫy mầm, sinh sôi, phát triển.
Muốn trì giới cho tốt, đầu tiên chúng ta phải tin Phật là con người như tất cả mọi người, Ngài cũng được sinh ra từ cha mẹ. Ngài có khả năng thành Phật thì chúng ta cũng có khả năng thành Phật như Ngài, nếu chúng ta làm đúng theo lời Ngài chỉ dạy.
+ Tin Phật pháp có khả năng giúp cho tất cả chúng sanh vượt qua khổ đau, sống an vui hạnh phúc.
+ Tin nhân quả nghiệp báo, gieo nhân tốt hưởng quả tốt, gieo nhân xấu chịu quả xấu.
+ Tin tất cả mọi người có khả năng chuyển hóa nghiệp xấu thành nghiệp thiện lành.
+ Tin chính mình làm được tất cả những điều thiện ích mà mình mong muốn.
+ Phải biết sám hối, quyết chừa bỏ thói hư tật xấu, làm lại cuộc đời.
+ Phát nguyện lớn vì lợi ích Tam Bảo, vì lợi ích tất cả chúng sanh đời đời kiếp kiếp đi theo con đường Phật đạo.
3. Hành trì để chuyển hóa
Đạo Phật ra đời là tùy bệnh cho thuốc. Chúng sinh có nhiều bệnh là đạo Phật có nhiều thuốc. Ai nhận được thuốc thích hợp thì bệnh mau hết, không có pháp môn nào cao, không có pháp môn nào thấp.
Thí dụ, từ Sài Gòn đi Hà Nội, người đi máy bay, người đi tàu hỏa, người đi xe đò, người đi xe gắn máy, xe đạp hoặc đi bộ v.v… Nếu ai chịu đi cũng đều đến đích, tùy theo nhu cầu nhanh chậm mà chọn phương tiện.
Hơn nữa, nếu ai siêng năng tinh tấn tu hành đúng phương pháp, không lười mỏi thì kết quả sẽ càng nhanh.
Nước trăm sông đều về biển cả. Tóm lại, tùy sở thích, tùy khả năng, tùy chất người. Phương pháp nào của Đức Phật cũng tốt cả, tùy theo nghiệp báo sai biệt của mỗi người và mức độ phát huy năng lực tu hành của chúng ta mà được kết quả sớm hay trễ. Nên có câu :
Truyền trao mãi không thôi.
Chẳng bao giờ dứt mất
Chỉ vì chẳng chịu nhận
Nên đành chịu khổ đau.
Khả năng con người, nếu nhịn ăn phải từ 60 ngày đến 120 ngày mới chết. Nếu nhịn uống phải từ hai tuần đến một tháng mới chết. Còn thở ra mà không hít vào chỉ trong chừng phút giây là có thể chết ngay.
Đạo lý học tập, làm việc và hành trì không thể thiếu trong nhu cầu sự sống của con người. Nếu ai biết áp dụng nhuần nhuyễn và tinh cần thì sẽ an lạc, hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ.

Thích Phổ Giác

(theo thienviendaidang)