Tuesday, December 13, 2011

2. A XÀ THẾ SÁM HỐI

271071_1850247581301_1394075323_31590849_7716246_n Sau khi giết cha là vua Tần Bà Sa La rồi, một hôm A Xà Thế nằm mộng thấy cha về mỉm cười mà nói với ông rằng:

- A Xà Thế! Ta là cha của con. Tuy con đã giết ta, nhưng ta không oán hận con. Là đệ tử của Đức Phật nên ta nguyện dùng đức từ bi của Phật mà tha thứ cho con. Dầu sao con cũng đã là con của ta, nên ta chúc con một điều, chúc con sớm sám ngộ mà bước đi trên con đường ánh sáng.

A Xà Thế rất buồn, dầu sao cũng nghĩ đến lòng thương của cha, nghĩ đến việc mình đã giết cha một cách vô lý, ông cảm thấy vô cùng ân hận việc đã làm.

Có một hôm, vua A Xà Thế cùng mẹ là phu nhân Vi Ðề Hi ngồi cùng bàn ăn cơm. Không thấy con trai của mình là Ưu Ðà Gia vào bàn ăn, ông hỏi người thị tùng:

- Ưu Ðà Gia đâu, kiếm nó về đây cùng ăn cơm...

Người hầu cận đáp rằng: (missing paragraphs)

A Xà Thế thành phải chìu ý con và tất cả cùng ăn cơm chung bàn. Sau một lúc, vua A Xà Thế nói với Vi Ðề Hi phu nhân rằng:

- Vì thương con mà vua phải ăn cơm chung với chó, thật là khó coi!

Quốc thái phu nhân Vi Ðề Hi trả lời:

- Ăn cơm chung với chó thì có chi là đặt biệt! Thiếu chi người ăn thịt chó nữa kià! Hiện nay vua thương con, chịu ngồi ăn chung với chó mà vua đã chua chát. Sự thật tiên vương, tức là phụ vương của vua, đối với vua còn làm nhiều chuyện khó làm hơn nữa, nhưng vua không biết đó thôi.

Lúc vua còn rất nhỏ, trên ngón tay có mọc nhọt, đau đớn vô cùng, làm cho vua đêm ngày không ngủ được. Tiên vương ôm vua đặt lên đầu gối, dùng miệng ngậm nhọt độc trên ngón tay cho vua bớt đau. Có khi, khí ấm trong miệng làm cho nhọt bể ra và chảy mủ, tiên vương sợ giấc ngủ của vua bị kinh động nên phải nuốt chỗ mủ ấy. Tiên vương thương vua như vậy đó, vì thương con nên đã làm những điều mà người khác không làm được.

Vua A Xà Thế nghe phu nhân Vi Ðề Hi kể, yên lặng đặt chén cơm xuống, đứng dậy bước qua phòng bên cạnh. Từ đó trở đi, ông không còn cảm thấy làm vua là vinh quang và sung sướng nữa, trong tim ông dường như có một tảng đá thật lớn đang đè nặng.

Nghiệp báo của vua A Xà Thế hiện tiền, thân ông lại bị nổi mụn nhọt đầy người, tâm ông lại không lúc nào là không bị hối hận dày vò. Ông bèn nói với quần thần rằng:

- Bây giờ cả thân lẫn tâm của ta bị lâm bệnh nặng, nhất định là do cái tội mưu đồ giết hại cha mà ra, ai có thể chữa lành cho ta?

Giữa các đại thần có nhóm lục sư ngoại đạo Nguyệt Xưng, muốn an ủi vua nên dùng đủ thứ tà giáo để chứng minh rằng vì nước mà giết cha thì không có tội, nhưng vua A Xà Thế nghe họ nói không hề động tâm mà còn nặng thêm lòng hối hận. Lúc ấy có một vị danh y tên là Kỳ Bà bước lên khám bệnh cho vua, tâu rằng:

- Ðại Vương, hiện giờ đại vương cảm thấy trong người như thế nào?

Vua A Xà Thế lắc đầu bảo rằng:

- Kỳ Bà! Bệnh của ta rất trầm trọng, không những thân ta mang bệnh mà bệnh khổ trong tâm cũng rất nặng. Ta nghĩ rằng ngay cả lương y, thuốc thần, chú thuật cũng đều không chữa lành cho ta được! Ngày đêm nằm trên giường ta ưu sầu khổ não, rên xiết kêu la, không tài nào nhắm mắt. Kỳ Bà! Tuy ông là bậc danh y trong thiên hạ, nhưng lần này ngay cả ông cũng sẽ phải bó tay thôi!

Kỳ Bà nói một cách trang trọng:

- Ðại vương ! xin ngài đừng thất vọng bi thương như vậy. Hiện nay, trên thế giới này, ngoài Đức Phật ra, thần nghĩ rằng đúng là không có một người thứ hai có thể cứu bệnh cho đại vương.

Khi Kỳ Bà thốt lên những lời ấy, các tùy tùng của vua A Xà Thế đều biến sắc, họ rất sợ Kỳ Bà đã chọc giận vua. Nhưng lần này vua A Xà Thế không hề nổi giận, chỉ yên lặng nhắm mắt. Kỳ Bà quan sát biết được tâm của vua rồi, bèn nói tiếp:

- Ðại Vương, thần là một thầy thuốc, thầy thuốc tuy có thể chữa bệnh của thân thể, nhưng tuyệt nhiên không chữa trị được bệnh của tâm. Ðức Phật là vị y sĩ vô thượng, chỉ cần đại vương bằng lòng đến bái kiến Ngài, chắc chắn Ngài sẽ đón tiếp đại vương. Ðức Phật giống như biển cả mênh mông, có thể dung nạp tất cả mọi dòng sông. Bệnh khổ của đại vương do tâm mà sinh, cần phải trị dứt bệnh căn của tâm, sau đó mới trị được bệnh cuả thân.

Vua A Xà Thế gật đầu nói rằng:

- Phải rồi Kỳ Bà, ông nói rất đúng. Ta cũng rất muốn bái kiến Đức Phật, song ta sợ Ngài sẽ không tiếp ta vì ta là người tội lỗi. Ðó là chưa kể những gì ta đã làm với Ðề Bà Ðạt Ða... Ta rất có lỗi với Đức Phật ...

Kỳ Bà biết được tâm của vua A Xà Thế ngay trong giờ phút ấy nên tiến thêm một bước nữa, nói rằng:

- Ðại vương, thần nghe nói rằng ngay trong giây phút lâm chung, tiên vương đã tha tội cho đại vương rồi. Tiên vương là đệ tử của Đức Phật, đệ tử của Phật mà còn tha thứ cho đại vương, không lẽ một đấng đức độ viên mãn, tâm đại bi trùm khắp như Đức Phật mà lại không biết tha thứ sao?

Thần nghe Đức Phật thuyết giảng rằng, nếu có người tạo tội ác mà biết khởi tâm tàm quý, khẩn thiết chí thành sám hối trước Tam Bảo thì có thể tiêu trừ tội lỗi ấy được và nghiệp chướng cũng nhẹ đi. Tuy có một thời đại vương không hiểu luật nhân quả mà tạo nghiệp ác, nhưng nếu nhìn theo pháp môn tàm quý và sám hối của Đức Phật, thì đại vương vẫn có thể được cứu. Thần thấy nay đại vương đã có tâm tàm quý và sám hối thì đại vương đã bắt đầu bước đi trên một con đường mới rồi đó!

Thần lại đã từng nghe Đức Phật giảng rằng, người có trí huệ thì không dám tạo tội, nếu không cẩn thận mà tạo tội thì sau đó biết sám hối. Người ngu si là người tạo tội mà không hối cải, hay là tạo tội xong lại còn che dấu. Nếu đại vương đến được trước mặt Đức Phật để mà cáo bạch sám hối, nói rõ là sẽ không tái phạm nữa, thì ánh sáng từ bi của Ngài sẽ phù hộ che chở cho đại vương.

Ðại vương, người trí không che dấu tội của mình. Ðức Phật thường nói, làm người phải tin sâu nhân quả, tin chắc chắn rằng không ai thoát được nghiệp báo dẫu trong đường tơ kẽ tóc.

Trên thế giới này chỉ có siển đề là không thể cứu được, đại vương không phải là siển đề, thì chắc chắn là sẽ được Đức Phật cứu độ.

Lòng từ ái của Đức Phật vô lượng vô biên, tất cả chúng sinh đều được Ngài đoái hoài tới. Ðức Phật không phân biệt kẻ oán người thân, kẻ thương người ghét, người giàu kẻ nghèo, kẻ sang người hèn. Ngài cứu độ tất cả mọi người một cách bình đẳng. Ðức Phật cho phép ông Bạt Ðề tôn quý xuất gia, thì cũng cho phép ông Ưu Ba Ly hạ tiện xuất gia. Ðức Phật tiếp nhận sự cúng dường của phú ông Tu Ðạt Ða trưởng giả, cũng không từ chối sự bố thí của kẻ bần cùng.

Ðức Phật đã cảm hóa ngài Ðại Ca Diếp vốn trốn tránh dục nhiễm gia nhập vào tăng đoàn, nhưng Ngài cũng đã dùng phương tiện khuyến hóa được một người đầy tham dục như Ngài Nan Ðà và cho xuống tóc. Quỷ mẹ cùng Ương Quật Ma La, ai nghe tên cũng hãi hùng nhưng Đức Phật đã tìm đến họ để độ hóa. Ðối với ai đi nữa, Đức Phật cũng coi họ như La Hầu La, xin đại vương không nên nghi ngại gì cả.

Thật ra nói lên những lời này thần rất e ngại, nhưng thần không thể không nói ra với đại vương. Bây giờ Đức Phật đang đưa các vị đệ tử của Ngài đến vườn lê của hạ thần và sẽ thuyết pháp nơi đó, xin đại vương hãy mau đến tham bái Ngài, xóa tan màn mây đen tối trong tâm và để chỗ cho bầu trời quang đãng sáng lạn. Ðây là một cơ hội ngàn vàng, thần khẩn khoản xin đại vương đừng bỏ lỡ!

Vua A Xà Thế nghe xong, trong mắt phát ra những tia hy vọng lẫn hối hận, ông đáp:

- Nghe khanh nói trẫm rất vui mừng, vậy khanh hãy về chọn ngày lành tháng tốt, trẫm nhất quyết đến tham bái Đức Phật để van cầu sám hối.

Kỳ Bà lắc đầu không đồng ý:

- Ðại vương, trong giáo pháp của Đức Phật, không có những sự mê tín như ngày lành tháng tốt. Ðức Phật thường dặn dò các vị đệ tử của Ngài rằng không nên bói toán, bốc quẻ hung kiết. Tu học chính pháp và hành động theo chính pháp thì ngày nào cũng lành và tháng nào cũng tốt cả. Tốt nhất là đại vương nên khởi hành ngay!

Vua A Xà Thế rất vui lòng, cho chuẩn bị thật nhiều phẩm vật cúng dường, và đưa một đại đội tùy tùng rầm rộ ào ạt hướng đến vườn lê của Kỳ Bà.

Nhưng trên đường đi, A Xà Thế bỗng cảm thấy lo sợ và bất an. Ông ra lệnh cho voi lớn kéo đoàn xe ngựa phải ngừng lại, nói với Kỳ Bà rằng:

- Kỳ Bà, ta nghĩ rằng Đức Phật đã lìa mọi nhiễm ô, Ngài có nhân cách thanh tịnh như trăng tròn. Tăng đoàn của Ngài toàn là những vị thánh nhân đã đoạn diệt phiền não. Một người như ta và Ðề Bà Ðại Ða đã phản nghịch Đức Phật, thì làm sao Ngài lại bằng lòng tiếp kiến một kẻ cực ác vô đạo như ta? Làm sao Ngài lại chịu đưa bàn tay cứu độ ra cho một kẻ tội lỗi như ta? Ta nghĩ hay là thôi vậy, chúng ta nên quay về!

Kỳ Bà nghiêm sắc mặt mà nói rằng:

- Tình của cha mẹ cho con cái vốn bình đẳng, nhưng phần lớn cha mẹ thường đặc biệt lo lắng cho những đứa con có bệnh. Từ bi của Đức Phật cũng bình đẳng đối với tất cả chúng sinh, nhưng dối với người có tội, Ngài đặc biệt quan tâm hơn. Ðối với siển đề Đức Phật còn thuyết chính pháp, đại vương không phải là siển đề thì lý do gì mà Đức Phật không từ bi cứu độ.

Vua A Xà Thế còn đang do dự, thì trong không trung bỗng nhiên có âm thanh vang lên:

- A Xà Thế, ta la Tần Bà Sa La phụ vương của con. Con hãy mau tin nghe theo lời của danh y Kỳ Bà, đến chỗ của Đức Phật mà van cầu sám hối. Ta muốn nói với con một điều, đèn pháp sắp tắt, thuyền pháp sắp chìm, cây pháp sắp gẫy, hoa pháp sắp tàn rồi. Mặt trời Phật có ngày lặn về Tây, Đức Phật sắp nhập Niết Bàn. Lúc ấy thì căn bệnh trầm trọng của con, ai sẽ cứu chữa? Tội nặng ngũ nghịch mà con đã phạm khiến cho trong không bao lâu nữa con sẽ đọa địa ngục. Ta thương con nên mới khuyên con hãy mau đến chỗ của Đức Phật mà cầu cứu. Trừ Đức Phật đại giác, đời đời kiếp kiếp không ai có thể độ con được!

A Xà Thế nghe được âm thanh từ ái của cha, đau khổ quá, ngã xuống đất bất tỉnh. Khi tỉnh dậy thì danh y Kỳ Bà dẫn ông xuống xe đến chỗ Đức Phật đang tĩnh tọa trong giảng đường.

Ðức Phật ngồi ngay ngắn trên tòa sư tử, bốn bề có đệ tử vây quanh, ánh lửa sáng rực, hương khói cuồn cuộn bay, mọi người đang an tĩnh tọa thiền.

Vua A Xà Thế rửa chân bước vào giảng đường, Kỳ Bà đưa ông đến trước tòa của Đức Phật, chắp hai tay trước ngực mà thưa rằng:

- Thế Tôn, thỉnh Ngài quán sát tâm con!

Ðức Phật mở đôi mắt trong sáng ra, quay đầu lại hiền từ đáp rằng:

- Ðại vương ! Ông tới đúng lúc. Ta đợi ông đã lâu.

A Xà Thế kinh ngạc trước sự ưu ái của Đức Phật, vội vàng quỳ xuống, cúi đầu thật thấp nói một cách hổ thẹn:

- Thế Tôn từ bi! Con không xứng đáng, con là người cực ác vô đạo, nếu được Thế Tôn quát mắng con đã thấy vô cùng hạnh phúc, nay lại còn được Thế Tôn dùng lời từ ái như thế, con rất cảm kích!

Tâm đại bi của Thế Tôn không chừa một chúng sinh nào, hôm nay con mới được thấy tận mắt. Thế Tôn là bậc cha lành của chúng sinh chúng con, con rất hối hận đã sát hại người cha vô tội. Bây giờ thân tâm con bất an, nguyện Thế Tôn từ bi cứu vớt!

Ðức Phật nhẹ nhàng nói:

- Trên thế gian có hai loại người có thể có hạnh phúc chân chính: một là người tu thiện pháp không tạo tội, hai là người tạo tội mà biết sám hối. Nay cơ duyên hối lỗi của đại vương đã thành thục. Trên đời này có ai là không phạm tội? Biết lỗi thì sửa đổi, đó là cách cư xử của người tốt. Pháp môn của ta quảng đại vô biên, đại vương cứ luôn luôn sám hối là được.

Ðại vương, tội lỗi vốn không có bản thể, vốn Không, huyễn, nếu tâm ý mà hết bám giữ thì tội lỗi cũng tiêu diệt. Hiểu rõ rằng tâm và tội bản thể là Không, không có thật, thì đó là sám hối một cách chân chính.

Từ nay đại vương hãy lấy chính pháp trị dân, đừng làm điều phi pháp nữa. Nên lấy đức cải hóa dân, đừng nên bạo tàn. Nếu đại vương nhân từ thì danh thơm tiếng tốt sẽ lan truyền bốn phương, đại vương sẽ được chúng sinh tôn kính, không muốn phục tùng cũng không được. Chuyện quá khứ đã qua rồi, chẳng còn gì để bàn cãi đến nữa. Từ nay trở đi, việc quan trọng là làm sao sửa đổi. Ðại vương mà làm việc thiện thì sẽ được an ổn, sung sướng. Tiến thêm một bước nữa thì hãy học pháp môn Không trong của Phật đạo, chứng quả Không để giải thoát và được độ.

A Xà Thế nghe Đức Phật giáo huấn rồi, cảm thấy đầy hy vọng và tin tưởng trong cuộc sống mới. Ông vô cùng hoan hỉ, tất cả mây đen mê vọng đã được quét sạch, quỳ trước bảo toà ông cảm động rơi nước mắt. "Lãng tử hồi đầu kim bất hoán" (kẻ chơi bời phóng túng mà biết quay về thì còn quý hơn vàng), cuối cùng A Xà Thế quy y với Đức Phật và đã được cứu độ.

Thí sinh trúng giải đặc biệt trong kỳ thi đố vui Phật pháp kỳ 5 tại Chùa Ngưỡng Quan

2011_11_UP_d_650x488_776087626 user11_pic1891_1274494368
Hộp quà tặng thí sinh: Chơn Ngọc
Thank-You-Glitters-7
Hoa Tặng thí sinh Chơn Ngọc
Xau-chuoi-mat-ho-vang-0
Sẽ gởi phần thưởng giá trị y như vậy
A Di Đà Phật_()_
Đã trải qua một chặn đường rất gian nan trong trò chơi đố vui Phật pháp, xem hình ảnh đoán nội dung, nhằm ôn lại kiến thức Phật học và giúp quý Phật tử nâng cao Phật pháp làm hành trang tu học.
Trong phần dự thi xem hình trả lời nội dung theo câu hỏi đúng hoàn toàn 10 điểm sẽ nhận 1 phần thưởng giá trị 1 dây chuỗi mắt mèo thỉnh tại Bồ Đề Đạo Tràng. Trải qua một chặn đường dài chưa có ai nhận phần thưởng này, mới gọi dây chuổi thần kỳ. Nhưng lần này lại có chủ nhân rồi.
Đặc biệt trong kỳ thi lần thứ 5 này Trí Giải ra đề thật khó không tiết lộ nội dung trong hình nhằm tránh thí sinh search (tìm) trên google. Khó lại càng khó hơn.
Đặc biệt nhất trong kỳ thi lần này không cho phép thí sinh sửa bài khi post trả lời. Lần này vì đề rất khó, nhiều thí sinh đã bỏ cuộc chỉ có hai thí sinh trả lời: Nguyên Quê và Chơn Ngọc, nhưng phần trả lời của Nguyên Quê sai câu số 4 và 2.b số điểm 7.5/10
nick name Chơn Ngọc đã trả lời đúng hết 5 câu 100% đạt thành tích 10/10 là thí sinh Chơn Ngọc chủ nhân của dây chuỗi mắt mèo này:
269127_1850266701779_1394075323_31590887_4729198_n
Sau đây là câu hỏi của cuộc thi, và Bài làm của thí sinh Chơn Ngọc (Trí Giải coppy từ comment trả lời của Chơn Ngọc ở dưới phần thi post lên đây quý vị xem cho rõ.)
Câu 1: (2 điểm)
a. Người đàn ông cầm cây Bồ đề con, tên gì? giai cấp nào trong xã hội Ấn Độ? Ông là gì với vị Tỳ kheo ni ở trong hình? (mối quan hệ ngoài đời) (0, 5 điểm)
-Người đàn ông cầm cây Bồ đề con là Hoàng đế Phật tử A Dục. Ông là vua A Dục . Ông là cha vị Tỳ kheo ni ở trong hình.
b. Vị Tỳ kheo ni đưa tay nhận cây bồ đề ở trong hình tên gì? Cây Bồ đề con này có nguồn gốc từ đâu?(0, 5 điểm)
-Tỳ-kheo-ni Sanghamitta. Cây Bồ đề con này có nguồn gốc từ Bồ-đề Đạo Tràng, cổng tu viện Jetavana, nơi Đức Phật thành đạo.
c. Vị Tỳ kheo ni mang cây Bồ đề này đi đâu? (0, 5 điểm)
-Tỳ-kheo-ni Sanghamitta mang qua Tích Lan trồng tại thành phố cổ Anuradhapura suốt trong thời vua Devanampiyatissa trị vì.
d. Ai là người thỉnh vị Tỳ kheo ni này qua đó để truyền giới và thành lập Ni đoàn tại nước nào? (0,5 điểm)
-Trưởng lão Mahinda trình với vua Devànampiya Tissa cho mời Tỳ-kheo-ni Sanghamitta qua đó để truyền giới và thành lập Ni đoàn tại Sri Lanka,kinh đô Anuradhapura.
267967_1850223380696_1394075323_31590807_5885534_n
Câu 2: (2 điểm)
a. Bức ảnh này nói lên sự kiện gì? (0,5 điểm)
-Bức ảnh này nói lên sự kiện ông trưởng giả Cấp Cô Độc ngỏ lời mua khu vườn của thái tử Kỳ Đà
b. Sự kiện này được đề cập rất chi tiết trong Kinh điển Đại thừa, đó là Kinh gì? (0,5 điểm)
-Kinh Kim Cang ( trong PHÁP HỘI NHÂN DO )
c. Người cầm cái đãy tên gì? người đứng đối diện tên gì? (0,5 điểm)
-Trưởng giả Cấp Cô Độc tên thật là Tu-đạt-đa (Sudatta) là người cầm cái đãy, Thái tử Kỳ-đà là người đứng đối diện
d. Nơi này tên gọi là gì thuộc thành nào thời Đức Phật? (0,5 điểm)
-Nơi này là thành Xá Vệ là kinh đô nước Kiều Tát La thuộc quyền thống trị của vua Ba Tư Nặc .
284120_1850239861108_1394075323_31590835_6455292_n

Câu 3: (2 điểm)
a. Tôn giả ôm bình bát tên gì? (0,5 điểm)
-Ngài A nan
b. Người nữ đi phía sau Tôn giả tên gì? (0,5 điểm)
-Cô Prakiti
c. Sự kiện làm duyên khởi và được đề cập trong bộ Kinh nào của Đại Thừa? (0,5 điểm)
-Ngài A nan bị nàng Ma đăng già dùng chú thuật Ta tỳ ca la tiên Phạm thiên ép buộc tình duyên … và được đề cập trong bộ Kinh Lăng Nghiêm .
d. Kết quả sự kiện này ra sao? (0,5 điểm)
-Cô Prakiti đã đi tu và được chứng qủa.
281693_1850221100639_1394075323_31590802_6790100_n
Câu 4: (2 điểm)
a. Người đàn ông đứng chắp tay tên gì? (0, 5 điểm)
- Vua Tịnh Phạn
b. Người quỳ khóc dưới chân Phật tên gì? (0,5 điểm)
-Công Chúa Da Du Đà La
c. Đây là nơi nào? Kinh thành nào thời Đức Phật? (0,5 điểm)
-Ở trong cung vua, thành Ca Tỳ La Vệ
d. Người Phụ nữ đang quỳ gối là gì với người đứng chắp tay (trong mối quan hệ) (0,5 điểm)
-Là con dâu .
283554_1850254661478_1394075323_31590863_8032141_n
Câu 5 (2 điểm)
a. Tôn giả đang ngồi thuyết Pháp tên gì? Ngài được tôn xưng gì đệ nhất? (0,5 điểm)
-Tôn giả đang ngồi thuyết Pháp tên là Xá Lợi Phất. Ngài được tôn xưng là bậc có một sức thông minh vĩ đại, có một trí tuệ tiềm tàng sắc bén, nhanh nhẹn, sáng sủa và quảng đại nhất .
b. Bà Lão đang ngồi nghe thuyết Pháp tên gì? (0,5 điểm)
-Bà Lão đang ngồi nghe thuyết Pháp tên là Sàrì.
c. Bà là gì của Tôn giả? Tôn giả Niết bàn ở đâu? (1 điểm)
-Bà là thân mẫu của Tôn giả .Tôn giả nhập Niết Bàn tại phòng khách nhà thân mẫu của Tôn giả.
Xin chúc mừng thí sinh Chơn Ngọc đã trả lời chính xác và nhận phần thưởng giá trị này. Chơn Ngọc vui lòng gởi địa chỉ nơi ở qua email thichduchai@yahoo.com để Thầy gởi dây chuổi này theo Bưu điện đến tận nơi
(Để tránh sự hiểu lầm của những người khác, trong phần thi này Trí Giải tuyệt đối không tiết lộ một chữ bất kỳ đối với ai, nếu có điều gian dối hay không công bằng với những thí sinh khác sẽ chịu trách nhiệm luật Nhân quả)
-Xin quý vị mỗi người cho một tràng pháo tay chúc mừng đến thí sinh: Chơn Ngọc đã thắng giải, khích lệ tinh thần học Phật pháp.
Nguyện cầu hồng ân Tam Bảo gia hộ quý vị thân tâm thường an lạc vạn sự kiết tường
2308480 Chấm dứt cuộc thi xin mời quý vị mỗi người 1 ly trà Đạo chúc mừng người chiến thắng

Qúy vị đối chiếu câu hỏi thi và phần trả lời của thí sinh Chơn Ngọc theo link sau:

Quán Tánh Không theo Trung Quán Luận

26844_1426508704043_1272542868_1209913_3492617_n

QUÁN TÁNH KHÔNG
THEO TRUNG QUÁN LUẬN
Nguyễn Thế Đăng

1. Tại sao phải quán?

Sự thực hành chuyển hóa tâm thức của Phật giáo chủ yếu gồm ba pháp: Chỉ (hay Định), Quán, và Chỉ Quán song tu. Ba pháp này dựa vào ba khả năng của tâm thức con người: Sự tập trung (Chỉ), sự quan sát có khi cộng thêm với sự tưởng tượng (Quán), và thực hành cả hai cái ấy cùng một lúc.

Quán là quán sát (to examine), quán tưởng (to visualize), tưởng tượng (to imagine);  các học giả Tây phương dịch chữ Quán bằng ba động từ này. Mục đích của thực hành quán là để thấy sự thật vô ngã và vô pháp.

Sanh tử và tạo nghiệp để bị trói buộc vào sanh tử là do thấy có ngã và có pháp. Nói cách khác, sanh tử là do vô minh chấp rằng ngã và pháp là có tự tánh. Thật ra sanh tử là do tâm thức vô minh của chúng ta “quán tưởng” ra là có tự tánh, là có thật, như ví dụ “hư không không có hoa đốm mà thấy ra có hoa đốm”. Vô minh “quán tưởng” ra sanh tử, như Duy thức tông nói sanh tử là do thức “biến”, nghĩa là thức “quán tưởng” ra. Thế nên, để tiêu trừ cái quán tưởng sai lầm và hư vọng này, chúng ta phải quán tưởng ngược trở lại: phải chánh quán rằng tất cả các pháp là vô tự tánh.

Thiền sư Từ Đạo Hạnh (mất năm 1115) đời Lý nói:

Tác hữu trần sa hữu

Vi không nhất thiết không.

Có thể dịch ra là: Lấy cái thức nông cạn mà nhìn thì thấy tất cả đều có. Lấy trí Bát-nhã sâu xa mà nhìn thì thấy tất cả đều Không. “Bổn lai vô nhất vật”, xưa nay không một vật, như Lục Tổ Huệ Năng nói.

Thế nên quán là quán theo trí huệ để thấy bằng trí huệ: đưa cái thấy lầm của thức là có sanh tử trở lại trí huệ soi thấy sanh tử là không tự tánh. Như thế quán là đưa tướng trở về tánh: đưa giả tướng của sanh tử trở về thật tướng của sanh tử là vô tự tánh, là tánh Không.

Sanh tử là do thức vô minh (biến kế sở chấp tánh) của chúng ta quán tưởng thành. Thế nên chúng ta phải quán ngược lại, để đưa sanh tử trở về thật tướng của nó là vô tự tánh, là tánh Không.

Niềm tin sai lầm rằng mọi sự có tự tánh là những che chướng ngăn cách chúng ta với sự thật. Sự quán tưởng vô tự tánh sẽ làm những che chướng ấy rơi rụng, dần dần để lộ thực tại, sự thật của tất cả các pháp. Những che chướng ấy là phiền não chướng và sở tri chướng, cả hai đều dựng lập trên vô minh căn bản là tin tưởng rằng có tự tánh. Xóa tan phiền não chướng và sở tri chướng đến một mức độ căn bản, chúng ta sẽ thấy trực tiếp tánh Không, vì thực ra tánh Không vẫn luôn luôn hiện diện ở trước mặt chúng ta.

Tánh Không là Nền tảng, Con đường, và Quả của Đại thừa. Tánh Không là nền tảng của tất cả các tông phái Phật giáo. Bốn tông phái chính của Phật giáo Tây Tạng đều y cứ trên tánh Không, nhất là y cứ vào Trung Đạo của Bồ-tát Long Thọ.

Chẳng hạn, sự quán tưởng Bổn tôn (yidam) trong Kim Cương thừa, từ lúc khởi đầu, chặng giữa, cho đến cuối cùng đều y vào tánh Không. Mọi nghi thức (sadhana) của các tông phái đều tuân thủ trình tự này. Trước tiên, quy y và phát Bồ-đề tâm, rồi từ trong tánh Không quán tưởng dĩa mặt trời, mặt trăng, trên đó quán tưởng Bổn tôn xuất hiện. Quán tưởng Bổn tôn hòa nhập vào mình và tụng chú của Bổn tôn… Phóng ánh sáng đến tất cả chúng sanh… Cuối thời khóa, mọi hiện tượng thế giới và chúng sanh tan hòa vào hành giả với tư cách là Bổn tôn, rồi hành giả tan hòa vào tánh Không và Tịnh Quang. Cuối cùng quán sát tánh Không cho đến khi không thiền định nữa thì hồi hướng.

Theo các đại sư Tây Tạng, sự quán tưởng sắc thân của Bổn tôn (tức là Báo thân và Hóa thân của Bổn tôn) sẽ khiến hành giả có được Sắc thân, tức là Báo thân và Hóa thân. Đây là sự tích tập công đức. Đồng thời, phải quán tưởng hình tướng ấy là vô tự tánh, tuy xuất hiện nhưng vô tự tánh như những cầu vồng. Sự quán tưởng vô tự tánh hay tánh Không này khiến hành giả có được Pháp thân. Đây là sự tích tập trí huệ. Nói theo ngôn ngữ kinh Bát-nhã, quán sắc để tích tập công đức, và quán “sắc tức thị Không” là để tích tập trí huệ. Cả hai sự tích tập này được làm đồng thời, theo các đại sư Tây Tạng, là một điểm đặc sắc của Kim Cương thừa.

Tánh Không là cái chung nhất của hành giả, với thế giới, với chúng sanh, với Bổn tôn và với chư Phật. Tánh Không ấy còn được gọi là Pháp thân.

2. Quán tánh Không theo Trung Quán luận.

Trung Luận, như tất cả các luận khác của Phật giáo, không phải chỉ nằm ở bình diện lý luận và phân tích. Điều quan trọng là những lý luận phân tích là để thực hành. Phật giáo đi theo tiến trình Văn (nghe, đọc), Tư (tư duy, phân tích) và Tu (thực hành). Nếu chỉ xem Trung Luận như một tác phẩm triết học xuất sắc như các học giả Tây phương thường quan niệm thì rất uổng vì đã bỏ mất phần thực hành của nó.

Chính vì để thực hành quán tưởng nên mặc dù nhan đề của ngài Long Thọ là Trung Luận hay Trung Đạo Luận, nhưng về sau, các đại sư Trung Hoa (nhất là Tam Luận tông) lại thêm vào chữ Quán thành Trung Quán luận. Điều này cũng hợp lý vì mỗi phẩm theo bản dịch của Cưu Ma La Thập đều bắt đầu bằng chữ Quán hay Phá. Chẳng hạn phẩm I, Phá Nhân Duyên. Phẩm VII, Quán Tam Tướng. Thật ra tất cả các tác phẩm của ngài Long Thọ đều dùng chữ Pariksa, được David J. Kalupahana dịch là Examination (khảo sát, quán sát). (Xem Mulamadhyamakakatika of Nagarjuna, David J. Kalupahana dịch và chú dịch, Delhi 1996).

Trung Quán luận có tất cả 27 phẩm, 27 chủ đề để quán tánh Không.

Ở đây chúng ta chỉ nói sơ lược về một phẩm, Quán về Pháp, phẩm XVIII, gồm có mười hai bài kệ, để tìm hiểu pháp quán của Trung Quán luận. Điều chúng ta có thể ghi nhận là Quán về Pháp, tức là Pháp niệm xứ, một trong Bốn Niệm Xứ (Thân niệm xứ, Thọ niệm xứ, Tâm niệm xứ, và Pháp niệm xứ) chung cho tất cả Phật giáo Nam truyền và Phật giáo Bắc truyền.

Muốn thực hiện pháp quán, chúng ta phải có một mức độ tập trung, một mức độ định căn bản, và định càng sâu thì quán càng có hiệu lực. Định càng sâu thì quán càng rõ.

1. Nếu ngã đồng nhất  với năm uẩn, thì ngã là sanh diệt. Nếu ngã khác với năm uẩn thì ngã phải có những tính chất chẳng phải năm uẩn.

Chữ ngã ở đây với chữ tự tánh đồng nghĩa, chúng ta có thể dùng chữ nào cũng được. Nếu cho là có một cái ngã bất biến, thì một là nếu ngã đồng nhất với năm uẩn, ngã phải sanh diệt. Điều này không thể. Hai là ngã khác với năm uẩn thì ngã chẳng dính dáng gì với năm uẩn. Điều này cũng vô lý. Thế nên các pháp không có ngã, không có tự tánh.

2. Không có ngã thì làm sao có cái gì thuộc về ngã? Ngã và cái thuộc về ngã diệt mất nên được gọi là trí vô ngã.

Khi không thấy có ngã và những cái thuộc về ngã, đó là trí huệ thấy được tánh Không, gọi là trí vô ngã.

3. Đạt được trí vô ngã, đó là thật quán. Đạt được trí vô ngã, người ấy là hiếm có.

Thật quán là thấy ngã và pháp đều không có ngã, không có tự tánh. Trí vô ngã này đạt được khi bước vào Kiến Đạo vị hay Thông Đạt vị. Còn gọi là Con đường Thấy (the path of seeing), theo cách dịch của Tây phương. Trí vô ngã là thấy trực tiếp tánh Không, không còn qua lý luận, phân tích, quan sát, nên còn được gọi là Căn bản trí hay Tự nhiên trí.

4. Ngã thì ở trong, cái thuộc ngã thì ở ngoài, cả hai diệt hết trở thành không có. Các thọ cũng diệt mất, thọ diệt thì thân diệt.

Nếu thân diệt tức là hết thân kiến, thật thấy tánh Không. Hết thân kiến là được Nhập Lưu (vào dòng), tầng bậc đầu tiên trong bốn bậc Thánh của con đường A La Hán. Đó cũng là địa đầu tiên thật thấy Pháp thân tánh Không trong mười địa của con đường Bồ-tát.

Bằng sự an trụ trong định và quán tưởng liên tục, các phiền não chướng và sở tri chướng lần lần tiêu diệt, để lộ bày tánh Không. Thật thấy trực tiếp tánh Không được Thiền tông gọi là Thấy Tánh (Không). Một khi thật thấy tánh Không người ta sẽ đi tiếp cho đến khi tánh Không trở thành viên mãn. Giai đoạn này Đại thừa nói chung là “Tu Tập vị”, “Con đường thiền định”, hay “sự chứng từng phần Pháp thân”.

5. Do nghiệp và phiền não diệt, thì gọi là Giải Thoát. Nghiệp và phiền não vốn không thật, khi ấy nhập vào tánh Không, các hý luận diệt hết.

Nếu kiên trì đi hết con đường Tu tập hay Con đường Thiền định, người ta đến được Con đường Không còn tu nữa (Vô công dụng đạo), hoàn toàn giải thoát. Sự giải thoát hoàn toàn được cả Nam tông và Bắc tông gọi là Không, Vô tướng, Vô nguyện. Đại thừa còn gọi là Vô sanh pháp nhẫn.

6. Chư Phật hoặc thuyết giảng về ngã, hoặc thuyết giảng về vô ngã. Trong thật tướng của tất cả các pháp, không hề có ngã và chẳng phải ngã.

Trong tánh Không, ngã và chẳng phải ngã chỉ là vọng tưởng hý luận. Như Lục Tổ nói “Bổn lai vô nhất vật”.

7. Thật tướng của tất cả các pháp thì dứt tuyệt ngôn ngữ và tâm hành, không có sanh không có diệt, vốn tịch diệt như Niết-bàn.

Quán tánh Không là thật tướng của tất cả các pháp, trong đó không có mọi ý niệm, ngôn ngữ, và tâm hành, không sanh cũng không diệt. Không sanh và không diệt vì, “Các pháp không sanh ra từ chính nó, không từ cái khác mà sanh, cũng không từ cả hai, cũng không phải không có nhân, thế nên, biết các pháp vốn vô sanh”, như câu kệ đầu tiên của phẩm I, Quán Nhân Duyên.

8. Hết thảy pháp đều thật, vừa thật vừa chẳng thật, và chẳng phải thật chẳng phải phi thật. Đó là pháp của chư Phật.

Quán tánh Không lìa tứ cú (bốn câu: có, không, vừa có vừa không, chẳng phải có chẳng phải không), tuyệt bách phi (dứt hết một trăm cái “chẳng phải”). Lìa tứ cú, tuyệt bách phi là một câu nói thường dùng trong Thiền tông. Chúng ta có thể nhớ đến bài kệ “Câu có, câu không” của vua Trần Nhân Tông.

9. Tự chứng biết, không theo ai, tịch diệt không có hý luận. Không khác, không phân biệt. Đó chính là thật tướng.

Khi quán thấy được tánh Không, thì tánh Không tự hiển bày trước mắt. Tánh Không tự hiển bày khi các tướng sai khác hư vọng đã tịch diệt.

10. Nếu pháp theo duyên sanh, thì pháp ấy không phải đồng nhất cũng không phải khác biệt với nhân. Đó gọi là thật tướng, chẳng đoạn cũng chẳng thường.

Ngộ được thật tướng, nhập được thật tướng, thì thoát khỏi sanh tử, và có thể giúp người khác thoát khỏi sanh tử.

11. Chẳng phải một, chẳng phải khác, chẳng phải thường cũng chẳng phải đoạn. Đó là vị cam lồ mà chư Thế Tôn giáo hóa.

Chẳng phải một, chẳng phải khác, chẳng phải thường, chẳng phải đoạn, đó là công án hay thoại đầu mà một vị tu Thiền theo phái Lâm Tế phải thấu qua. Thấu qua được thì vượt qua Tổ sư quan hay sanh tử quan.

12. Nếu Phật không xuất hiện ở thế gian, khi Phật pháp đã mất ở thế gian, các vị Bích Chi Phật do xa lìa tướng mà phát sanh trí vô ngã này.

Trung Luận để phá tất cả các tướng. Khi các tướng đều được xa lìa thì trí huệ Bát-nhã và tánh Không, cả hai hợp nhất, xuất hiện. Kinh Kim Cương nói: “Lìa tất cả các tướng gọi là chư Phật”.

Tóm lại, Trung Quán luận, gồm 27 phẩm, là 27 pháp thực hành quán tưởng. Do công phu quán tưởng hằng ngày, ít nhất chúng sẽ bớt phiền não, bớt khổ đau, vì phiền não và khổ đau là do chấp ngã và chấp pháp. Khi phiền não và khổ đau bớt đến đâu thì tự nhiên có hạnh phúc an lạc đến đó.

Đối với người quyết tâm cao hơn, nghiên cứu (Văn), tư duy (Tư), thực hành (Tu) liên tục, có khi may mắn có được sự hướng dẫn của những thiện tri thức, sẽ có lúc thực sự bước vào con đường đạo, thấy trực tiếp và sống được tánh Không, và tiếp tục đi cho rốt ráo, viên mãn.

Chúng ta hãy chấm dứt bằng một đoạn trong Bài ca Chứng Ngộ trong Hang Tịnh Quang của Milarepa:

Thúc đẩy bởi động lực sâu xa, bao la và kiên cố

Của Bồ-đề tâm được phát động mạnh mẽ

Tôi nhìn trở đi trở lại vào tánh Không nền tảng

Với sự chăm sóc dịu dàng không chểnh mảng

Thoát ngoài mọi hy vọng và thất vọng.

Hãy biết rằng tôi đã du hành qua con đường thiền định tốt đẹp này

Giờ đây tôi nhìn nó với quán thấy tỏ suốt.

Hãy biết tôi đã đến trong xứ sở không còn phải du hành;

Hãy biết tôi có bột mà không cần xay.

Hãy biết rằng tôi đang xem quang cảnh không thể thấy.

Hãy biết rằng tôi đã tìm ra quê nhà phúc lạc.

Hãy biết rằng tôi đã tìm ra người phối ngẫu thường hằng.

Hãy biết rằng tôi cung cấp lợi lạc cho chính tôi và những người khác.

Đây là những kho tàng của Milarepa…

Văn Hóa Phật Giáo số 142

(theo: thuvienhoasen)

Nức mũi với bánh ngọt sầu riêng mới ra lò

Chuẩn bị những nguyên liệu sau:

- Bột bánh: 300gr bột mì, 200ml sữa tươi, 30gr đường, 8gr bột nở

- Sầu riêng

- Mè rang

- Đường, bột ngô

Đến phần hành động này: :D

Bước 1:

- Đầu tiên, hòa tan đường với sữa tươi rồi cho bột mì và bột nở vào nhào nè.

Bước 2:

- Tiếp theo, cán mỏng bột bánh và cắt thành những miếng vuông bằng lòng bàn tay nha!

Bước 3:

- Tách sầu riêng lấy thịt rồi trộn nhuyễn với bột ngô và đường. Cứ khoảng 300gr thịt sầu riêng thì các bạn trộn với 15gr bột ngô và 25gr đường nghen.

Bước 4:

- Phết sầu riêng lên mặt bột bánh rồi gập đôi lại nào!

Bước 5:

- Cuối cùng, rắc mè lên mặt bột và nướng bánh trong khoảng 15 phút ở 200 độ C nhé!

Nếu không có lò nướng, các bạn có thể chiên bánh cũng được đó!

Bánh chín rồi nè, giòn giòn và có mùi thơm nức mũi của sầu riêng ná!

Chúng mình có thể làm thành hình dạng như bánh pie cũng được nè.

(theo: tinmoi)