Thursday, December 22, 2011

Tu cho tổ tiên - HT. Thích Nhất Hạnh


Cuộc Hợp Tan - Thượng Tọa Thích Phước Tịnh


Kỹ năng sống trong giáo lý nhà Phật

Green-Field-10_abc23 Mặc dù giáo lý nhà Phật hướng đến mục tiêu tối hậu là giải thoát khỏi mọi nỗi khổ sinh tử nhưng trong đó vẫn chứa đựng những giá trị sống và nghệ thuật sống thiết thực mà chúng ta nên nghiên cứu và học tập để có thể đạt tới những thứ được ngôn từ thời đại gọi là “kỹ năng sống”.


Có thể thấy mọi pháp môn tu tập của Phật giáo đều có những phần nhằm hướng dẫn con người rèn luyện để có được thái độ thích đáng ở đời và cách thích ứng với hoàn cảnh mà mình gặp phải, giúp con người giải quyết những tình huống khó khăn trong cuộc sống, vượt qua được những thử thách xuất hiện từ những điều kiện bên ngoài cũng như ngay trong chính bản thân từng người, nhờ đó con người có thể tìm thấy được sự bình yên, hạnh phúc. Phật giáo cũng dạy con người phải biết hoàn thiện bản thân, nâng cao phẩm cách và làm thăng hoa đời sống tinh thần. Tất cả những điều đó không ngoài thiện ý giúp con người “ly khổ đắc lạc” – xa lìa khổ đau, đạt được niềm vui an lạc. Rèn luyện theo hệ thống giáo lý Phật giáo, con người tự nâng cao nhận thức, có tâm thức rộng mở, có tầm nhìn xa rộng, đa chiều, tích cực; với sự tu tập đúng mực, người tại gia có thể đạt được cuộc sống an lạc thảnh thơi hạnh phúc; khi có điều kiện xuất gia, hành giả có đủ điều kiện giác ngộ chân lý tối thượng.

Giáo lý Tứ diệu đế mà Đức Phật tuyên thuyết cho năm anh em A Nhã Kiều Trần Như nghe tại Lộc Uyển là giáo lý căn bản nhằm mở ra nhận thức sâu sắc về sự thật bản chất của đời sống, gọi là Khổ đế; về nguyên nhân dẫn đến những khổ đau mà con người phải chịu, không ai có thể tránh khỏi, gọi là Tập đế; chỉ ra nguồn an lạc, hạnh phúc chân thật, vững bền, không còn bóng dáng của khổ đau, gọi là Diệt đế; và con đường đạt được nguồn chân hạnh phúc đó, gọi là Đạo đế. Phần thực hành căn bản của Tứ diệu đế chính là Đạo đế, mà chủ yếu là Bát chánh đạo; trong đó, hai chi phần Chánh kiến và Chánh tư duy mang lại nhận thức sâu sắc, thấu đáo về bản chất đời sống, quan niệm sống đúng đắn, tích cực làm tư tưởng chủ đạo cho tư duy và hành động; ba chi phần tiếp theo gồm Chánh ngữ, Chánh nghiệp và Chánh mạng giúp xây dựng những kỹ năng sống và làm việc được hình thành trên cơ sở hiểu biết đúng đắn và kinh nghiệm tu tập bao gồm việc rèn luyện, trau giồi, thực hành các thiện pháp qua suy nghĩ, lời nói và hành động; chi phần Chánh tinh tấn giúp hình thành tinh thần năng động và tích cực trong đời sống; và hai chi phần sau cùng, Chánh niệm, và Chánh định giúp mở rộng khả năng làm chủ bản thân, xác định cảm xúc, tình cảm, tâm lý, kiểm soát chặt chẽ tư duy, ngôn ngữ, hành động.

Cũng cùng một nội dung với Bát chánh đạo, giáo lý Tam vô lậu học của Phật giáo cũng dạy về những giá trị đạo đức giúp con người hoàn thiện và nâng cao phẩm cách nhờ giữ Giới, giúp làm chủ cảm xúc, tình cảm, tâm lý nhờ tu Định; sau cùng, có khả năng thích nghi, ứng phó và giải quyết các vấn đề cá nhân và xã hội một cách có hiệu quả trên cơ sở duyên sinh, nhân quả nhờ thành tựu Tuệ. Ba môn học vô lậu này chẳng những giúp con người kiện toàn nhân cách, đạt được những giá trị chân, thiện, mỹ trong đời sống mà còn đưa hành giả đạt tới bậc thánh thiện, có đời sống vượt lên trên đời sống tầm thường của thế tục; vì thế mà được gọi là ba môn học vô lậu – không còn phiền não nhiễm ô đưa đến sự sa đọa vào con đường khổ.

Về phương diện hướng dẫn con người bước vào sinh hoạt tập thể, sống hòa nhập với tổ chức, cộng đồng, xã hội, phải kể đến giáo lý Lục hòa và Tứ nhiếp pháp. Lục hòa là sáu nguyên tắc sống hòa hợp mà Đức Phật dạy hàng xuất gia nhằm xây dựng đời sống tu hành hòa mục, tịnh lạc, giúp giáo đoàn tăng thịnh, nhưng Lục hòa cũng mang lại lợi ích lớn cho bất cứ đời sống tập thể nào biết vận dụng thực thi nó. Lục hòa gồm có: Thân hòa đồng trú (sống chung hòa hợp, tôn trọng lẫn nhau trên tinh thần bình đẳng, tương thân tương ái, không phân biệt đối xử, không thành kiến, tị hiềm), khẩu hòa vô tranh (lời nói từ ái, thuận hòa không tranh đấu hơn thua, không xúc phạm, không làm tổn thương người khác), ý hòa đồng duyệt (ý hòa cùng vui-biết trao đổi, hội ý, ý nghĩ hòa hợp không chống trái, không tranh chấp hơn thua, không thành kiến, oán thù), giới hòa đồng tu (cùng nhau thọ trì giới pháp, giữ gìn những chuẩn mực đạo đức, thực hành chánh hạnh, cùng giúp đỡ nhau trong việc trau giồi phẩm cách, đức hạnh, hoàn thiện bản thân), kiến hòa đồng giải (cùng nhau hướng đến chánh tri kiến, tư tưởng, nhận thức hòa hợp không chống trái, không dị biệt), lợi hòa đồng quân (cùng chia sẻ với nhau một cách đồng đều, bình đẳng về phương diện vật chất cũng như những thụ hưởng tinh thần, cùng chia sẻ trên tinh thần hòa đồng ái kính).

Tứ nhiếp pháp là nghệ thuật đắc nhân tâm, phương pháp chinh phục và nhiếp hóa quần chúng. Đây chính là kỹ năng hòa nhập tập thể, tổ chức, cộng đồng làm lợi ích xã hội. Đức Phật dạy dùng pháp bố thí (bố thí tiền bạc của cải, cơm ăn áo mặc, phương tiện kiếm sống, nói chung là về phương diện vật chất; bố thí kiến thức, kinh nghiệm sống, kinh nghiệm nghề nghiệp, lời hay lẽ phải, những giá trị đạo đức; bố thí sự bình an , yên ổn bằng lời an ủi, khuyên nhủ, dỗ dành, sự bảo vệ, chở che) để tạo thiện cảm, sự mến mộ nơi mọi người; dùng lời nói từ ái, dịu dàng (ái ngữ), duyên dáng, lịch sự, lời nói chân thành, khéo léo để chinh phục lòng người; dùng sự tận tình, tận tâm giúp đỡ, khích lệ mọi người để tạo sự cảm mến (lợi hành); dùng sự gần gũi, thân cận, cùng sống chung, cùng làm việc, cùng đồng cam cộng khổ, chia sẻ ngọt bùi để tạo tình cảm tốt, mối tương giao tốt (đồng sự).

Ngoài một số giáo lý tiêu biểu nói trên, qua hệ thống kinh điển đồ sộ, Phật giáo còn trang bị cho hàng ngũ xuất gia và tại gia những kỹ năng nhận thức bản thân,  xác lập mục tiêu cuộc đời, cách xây dựng đời sống hiện tại và tương lai an lạc. Chẳng hạn như Đức Phật tuyên bố rằng ai cũng có khả năng giác ngộ thành Phật, ai cũng có khả năng tự hoàn thiện mình nếu như người đó biết nỗ lực phấn đấu cải tạo bản thân, biết hướng đến mục tiêu cao thượng. Đức Phật nhiều lần khẳng định rằng tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, Ngài là Phật đã thành và chúng ta là Phật sẽ thành. Thông qua giáo lý Ngiệp, Đức Phật dạy về tinh thần trách nhiệm cá nhân, mỗi người phải ý thức rằng mình là chủ nhân của đời sống, mình hoàn toàn chịu trách nhiệm việc mình làm, những gì mình tạo tác bằng thân (hành động), khẩu (lời nói), ý (suy nghĩ), ngoài mình ra không ai có thể làm cho mình hạnh phúc hoặc đau khổ; thông qua giáo lý duyên khởi; Đức Phật dạy về các mối tương quan tương duyên trùng trùng, từ con người cho đến thế giới đều nằm trong sự vận hành của nhân-duyên-quả, không có những thực thể tồn tại độc lập, không có những sự kiện ngẫu nhiên, không có bất cứ quyền năng nào có thể chi phối muôn loài vạn vật ngoài tiến trình nhân quả.

Phật giáo thường đề cập tới 84.000 pháp môn thích ứng với nhiều căn cơ trình độ của con người, các pháp môn đều lấy chánh kiến, chánh tư duy làm nền tảng, và lấy sự thực hành làm trọng tâm. Chỉ có sự thực hành, rèn luyện trên cơ sở nhận thức mới giúp chúng ta hình những kỹ năng cần thiết. Nếu nhận thức, lý luận thôi thì chưa đủ, do đó chúng ta chỉ có được những giá trị lợi ích của giáo lý Đức Phật thông qua sự thực hành, thể nghiệm.

Phan Minh Đức

Nguồn: Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo

Wednesday, December 21, 2011

Bí Quyết Thành Công Của Người Phật Tử -HT Huyền Vi giảng (rất hay ,cuốn bí kiếp tu đây )

bi-quyet

HT Huyền Vi giảng bài này qúa hay , HT dạy rất rõ ràng cách tu cho người Phật tử tại gia ,thật ra nghe pháp ,nếu thấy Thầy nào giảng hay ,mình ráng nghe nhiều lần ,chỉ cần 2 bài pháp thôi cũng đủ làm vốn tu tập . CN  thường thích nghe những vị HT lớn tuổi giảng ,cuộc đời những vị này đã dày công tu tập cả đời , kinh nghiệm của họ rất nhiều ,cho nên họ chỉ dạy mình cách tu rất rõ ràng theo kinh nghiệm của họ ,nói vậy khg phải là nói các Thầy trẻ giảng khg hay ,thật ra mỗi người có cái hay riêng ,nhiều lúc các Thầy trẻ biết đâu nhiều kiếp họ cũng là đại lão hòa thượng  ,tái sanh lại đi giảng pháp tiếp tục ...hihi...

HT Huyền Vi đã giảng trong băng này là : hồi xưa khi chưa biết tu thì ai nói xấu mình chút là mình khg chịu nổi ,nhưng khi tu 1 thời gian ,thì mình xem chuyện người ta nói xấu mình cũng khg quan trọng lắm thì lúc này tu đã khá rồi ,rồi đến khi mà người ta nói xấu mình thì tâm vẫn bình thản ,khg dao động thì lúc này chắc  chứng qủa  Tu Đà Hoàn rồi ....))  HT giảng cái này CN chịu lắm ,vì hồi xưa CN mà thấy bộ dạng người đó ngồi liếc liếc ,nhìn nhìn mình ,rồi rù rì gì với người kia ,là mình tức điên người ,khg chịu nổi .....nhưng bây giờ sau 10 năm niệm Phật , mình thấy rất bình thản ,thậm chí trong bụng còn nghỉ thầm nói tôi nhiều nhiều nữa đi ,nói thêm nhiều nhiều đi cho tôi tiêu bớt tội kiếp trước , chia bớt những cái xui xẻo năm nay của tôi đi ....thế là cười tỉnh queo ,mặc cho họ nói gì .....nhưng cũng lạ là người nghe nói xấu mình ,họ cũng tò mò tìm hiểu mình ra sao chứ ,sao mà mình bị nói dữ vậy ta ,cuối cùng chính họ lại nói với CN là thấy CN rất dễ thương ,rất tốt , đâu có gì mà sao người ấy nói CN dữ vậy .....CN mới cười nói : oan gia của tôi mà ,chưa giết chết tôi thì tôi đã may phước lắm rồi , họ nói xấu là còn nhân đạo đó .....hehe.... họ cũng bó tay với  CN luôn ....
HT Huyền Vi cũng đã nhấn mạnh nhiều lần trong băng giảng này là 
-Phải biết mình có ông Phật trong tâm ,mỗi người đều có ông Phật trong tâm ,muốn tìm Phật thì phải quay lại tâm mình mà tìm ,nếu tìm ở ngoài là ngoại đạo .Bản chất trong tâm có Phật cũng giống như bản chất của cây là có lửa sẵn trong cây khô .Như hồi xưa ở trong quê VN mình ,người ta làm lửa chỉ có 2 que củi khô và 1 chút bùi nhùi (rơm khô ) là người ta có thể làm ra lửa .....trong tâm mình cũng vậy ,khi tâm  khg còn vọng tưởng,tâm trong sáng  là tâm Phật sẽ hiện ra ,khg cần đi tìm Phật ở đâu xa .....HT cũng đã nói là khi mình tìm ra tâm Phật rồi ,thì thật là diệu dụng ,khg lời nào diễn tả nổi ,những thứ gì ở thế gian này như rác ,như trò chơi huyễn ảo mộng tưởng .....như mình nằm ngủ 1 giấc mơ dài và mình được tỉnh mộng ,và khi thức rồi thì mình sẽ thấy đó là giấc mộng .....
-HT cũng đã dạy là khi mình tu pháp môn nào cũng được : niệm Phật ,ngồi thiền ,trì chú ,tụng kinh ....tu nhiều thứ 1 lượt trong ngày cũng được ....bởi vì mục đích cũng chỉ là đình chỉ ,chặn đứng những vọng tưởng điên đảo của mình ,thay thế vào liên tục những câu niệm Phật ,những bài thần chú ,hay theo dõi hơi thở .....chủ yếu là cho mình trở về tâm Phật của mình ,là cái tâm "không" vọng tưởng ,"không" suy nghỉ điên đảo ......tập hoài vậy mãi thì từ từ Phật tánh của mình sẽ hiển lộ .....1 phút khg vọng tưởng thì 1 phút ông Phật trong tâm mình sẽ hiện ra , 1 phút mình phiền não thì sẽ che mất ông Phật trong tâm của mình ....

HT kể chuyện này vui lắm là : mình tu thì phải theo kiểu trung đạo ,ví dụ như dây đàn khi căng qúa sẽ bị đứt ,mà khi giãn qúa thì cũng khg đàn được ....cũng giống như tu ,khi đi nghe giảng nói là tu trực chỉ chơn tâm kiến tánh thành Phật ,nghe ham qúa ,về nhà ngồi thiền cả mấy ngày luôn ,tu trực chỉ mà ,ngồi xong đứng dậy khg nổi ,mấy ngày sau đau lưng qúa ,đau chân qúa rồi sợ bỏ tu luôn ....haha...HT giảng lúc này đổi giọng nhỏ nhỏ ,nhừa nhựa ,làm CN cười muốn chết ......còn khi thì bị chuyện gì phiền não qúa ,làm ăn bị chuyện gì trục trặc qúa ,nên ráng tu ,tu vài ngày , cái hết bị gì ,vui lại ,cái bỏ tu .....HT nói : cũng giống như mình lấy 2 nhánh cây khô ,quẹt quẹt chút khg ra lửa , thôi bỏ ,đi ngủ ,cho nên quẹt mấy ngày luôn cũng khg có lửa .....
Nói chung bài này rất hay ,phần sau HT giảng hay và rất vui ,CN thích nhất khi HT tếu thì nói giọng  nhỏ nhỏ ,nhừa nhựa làm  mắc cười chết đi được ....




01. Bí Quyết Thành Công Của Người Phật Tử




02. Bí Quyết Thành Công Của Người Phật Tử




03. Bí Quyết Thành Công Của Người Phật Tử




04. Bí Quyết Thành Công Của Người Phật Tử





http://hoavouu.com/D_1-2_2-255_4-19138_14-2_5-30_6-1_17-18_15-2/bi-quyet-thanh-cong-cua-nguoi-phat-tu.html