Friday, January 13, 2012

Diệu pháp “NGHE” hoá giải sân hận đem đến an lạc


Hầu như người đời ai cũng có lần giận dữ chỉ là sự thường. Thế nhưng nhà Phật cho giận dữ là một trong những trạng thái tâm lý quan trọng gây nên  vô số những rắc rối của cuộc đời. Thật vậy, sân, hay giận dữ, được kể là tâm sở thứ hai trong hàng căn bản phiền não. Suy nghĩ cho kỹ ta sẽ thấy giận dữ gây nên biết bao họa hại.
Có người đã ghi lại cuộc đối đáp giữa một ông vua nước Tần với sứ thần nước Triệu trong thời Chiến quốc bên Trung Hoa; ông vua bảo rằng ông con trời mà giận thì máu chảy đầy đất và thây phơi trên ngàn dặm; đối lại, sứ thần nước Triệu trả lời rằng nếu kẻ thường nhân mà giận thì máu cũng chảy trong vòng năm bước và phơi thây cả hai người. Như thế thì thấy rằng từ giận dữ đến giết người hoàn toàn không xa.
Có vô số lý do để người ta nổi cơn thịnh nộ, nhưng một trong những lý do ấy phải chăng là vì ta không biết cách nghe? Để góp phần hóa giải lòng sân hận, phải chăng chúng ta có thể áp dụng một vài phương pháp nghe thiện xảo hơn?
IMG_3266

Một là nghe như ăn.

Khi ăn, chúng ta chỉ chọn ăn những thức ăn tinh sạch, bổ dưỡng, có lợi cho sức khỏe, tạo được sự cân bằng cho cơ thể; đến cả chén, bát, đũa, muỗng và chỗ ăn uống cũng phải sạch sẽ, thoáng mát; thức ăn thiu thối, chế biến cẩu thả, vật dụng dơ bẩn và chỗ ngồi nhếch nhác đều làm cho chúng ta khó chịu, lợm giọng và không ăn. Chúng ta biết rằng thức ăn ôi thiu và có môi trường ăn uống mát vệ sinh đều có thể gây ra bịnh tật. Cũng như vậy, khi nghe chúng ta nên ”chỉ nghe” những lời hay, lời tốt, lời đẹp, lời thiện, đem lại niềm vui, hạnh phúc thật sự, làm tăng trưởng trí tuệ, phẩm chất đạo đức cho bản thân và mọi người; chúng ta hãy dứt khoát “không nghe” những lời chửi bới, mắng nhiếc, trù ẻo, đâm thọc, gây ra buồn phiền, hờn giận, đau khổ, tan vỡ, chia lìa cho mình và người. Đành rằng bất kỳ âm thanh, lời nói nào trong phạm vi nghe được đều lọt tai của ta; cho nên, nói  “không nghe” là ta có ý thức gạt ra khỏi tâm thức ta. Những thứ tâm ta không lưu giữ thì nó sẽ không có chỗ tồn tại và phát triển được. Mặt khác, khi chúng ta “chỉ nghe” những lời hay ,lời đẹp, lời thiện thì chúng ta cũng hãy tập “chỉ nói” những điều hay, điều đẹp, điều thiện mang lại an vui hạnh phúc cho mình và người khác; “không nói” những lời thô ác gây đau khổ cho mọi người.

Hai là nghe như nhận quà.

Chương bảy của kinh Tứ thập nhị chương có thuật lại việc một người dòng Bà-la-môn cố ý đến mắng chửi Đức Phật. Ngài lặng thinh không đáp. Chờ người kia mắng chửi xong. Đức Phật hỏi: “Ông đem lễ vật đến tặng người khác, người đó không nhân, lễ vật ấy có về lại với ông không?”. Người-Bà-la –môn đáp: “Tất nhiên về lại tôi”. Đức Phật bảo: “Nay ông chửi mắng Ta, Ta không nhận, ông tự đem họa về thân ông như vang theo tiếng, bóng theo hình, không thể tránh được. Hãy cẩn thận, chớ làm điều ác”. Khi nghe những lời mắng nhiếc, chửi bới, trù ẻo…của người khác mà ta “không nhận” thì những người đó phải tự giữ lấy cho họ.

Ba là thấu rõ âm thanh vốn không thật có.

Bản thân của những âm thanh phát ra từ miệng người khác dù mang nội dung chửi mắng, thô ác, trù ẻo…, vốn không có tự tính, vốn không có thật, vốn không có chỗ tồn tại và can hệ đến ta. Sở dĩ ta đau khổ vì ta si mê, chấp những lời chửi mắng thô ác…là thật có, rồi đem những lời đó vào tâm mình, tự mình nuôi dưỡng, tạo điều kiện cho nó sống và phát triển trong tâm mình. Trong kinh Lăng Nghiêm, Đức Phật dùng âm thanh của tiếng chuông mà khai ngộ tánh nghe cho toàn thể các vị đệ tử của Ngài, mà đại diện là Tôn giả-A-nan: “Khi đó Phật liền bảo La- hầu-la  đánh một tiếng chuông, rồi hỏi ông A-nan rằng: ‘Ông có nghe không?’ A-nan thưa: ‘Nghe’ đến lúc chuông hết ngân, Phật lại hỏi: ‘Ông có nghe không?’ A-nan thưa :’Nghe’ Đến lúc chuông hết ngân, Phật lại hỏi: ‘Ông có nghe không?’ A-nan thưa: ’Không nghe’. Phật lại bảo La-hầu-la đánh lại một tiếng chuông nữa và hỏi? ’Ông có nghe không?’ A-nan đáp: ‘Nghe’ Phật hỏi: ‘Thế nào là nghe và thế nào là không nghe?’ A-nan thưa: ‘Vì đánh chuông có tiếng ngân nên con nghe, đến khi tiếng chuông hết ngân thì con không nghe’. Phật dạy: ’A-nan! Khi tiếng chuông hết ngân ông nói rằng không nghe; nếu ông thật không có ‘cái nghe’ thì ông đồng như cây đá, tại sao đánh tiếng chuông thứ hai ông lại nghe? Vậy cho biết ‘cái tiếng’ ( cảnh) khi có khi không, chứ  ‘cái nghe’ ( tâm) của ông thì lúc nào cũng có. Nếu cái nghe của ông thật không, thì cái gì biết được cái ‘không nghe’ đó. Thế nên biết cái tiếng nó tự sinh và tự diệt, chứ cái nghe ( tâm) của ông không phải vì tiếng sinh mà nó có, tiếng diệt thì nó không. Tại ông điên đảo, hôn mê nhận ‘cái thường’( tính nghe) làm ‘đoạn diệt’ ( tiếng), chứ không phải rời sáu trần cảnh: sắc, thanh, hương,v.v. mà các giác quan thấy nghe hay biết của ông không có”.
Khi ta thật sự chiêm nghiệm và thấu rõ thật tướng của âm thanh thì ta dứt được cái nhân đau khổ, sân hận phát sinh từ cái nghe. Tất nhiên, khi đã biết cái tiếng không thật có, thì ngay cả những lời hay ý đẹp, điều ngợi khen , ca tụng…cũng không thật có; nhưng nếu đó là những lời dùng để chỉ thẳng sự thật, những lời mang lại lợi cho ta, cho cuộc sống những người quanh ta, thì ta nên dùng cái “ tánh nghe” của mình để nhận biết những lời nói đó và giữ lại để theo đó mà tu tập.
Mong rằng những cách nghe trên đây chứa đựng những nhân tố thích hợp có thể vận dụng vào trong cuộc sống hằng ngày, góp phần hóa giải những nóng nảy, khúc mắc, thù hằn trong lòng mỗi chúng ta và mang lại niềm vui an lạc dù rằng vô cùng nhỏ bé  trong cuộc sống hiện đại.
Thích Hạnh Tuệ
(theo VHPG Blog)
Chú thích:
1.Tuyên Hóa thượng nhân lược giảng (1999), Phật thuyết Tứ thập nhị chương kinh, Buddhist Text Translation Society Press, trang,81,82,
2. Kinh Lăng Nghiêm, Thích Thiện Hoa dịch và chú, Thành hội Phật giáo TP. HCM xuất bản. 1990, trang 157-160

Năm Rồng (Nhâm Thìn) nói về con Rồng


387691_167097470062596_100002870332184_218479_1856287972_n
Thời gian thấm thoát, trái dất xoay vần, Xuân, Hạ, Thu, Đông. Năm nay là năm con rồng (Nhâm Thìn) cũng là năm tuổi của mình (Bính Thìn: 1976). Cho nên nhân dịp năm mới Nhâm Thìn xin nói chuyện con rồng chia sẻ đến quý Pháp hữu.
-Nhâm Thìn: chữ “Thìn” theo âm chữ Hán đọc là “Thần” là tử chỉ về thời gian mở đầu buổi sáng của một ngày. “Thần” còn được chỉ cho mặt trời, mặt trăng và các vì sao.
I. Rồng theo văn hóa thế gian:
Tính theo 12 chi: Trong 12 chi thì chữ “Thìn” hoặc Thần đứng vị trí thứ 5 (Tý, Sửa, Dần, Mẹo, Thìn)
-Tính theo thời gian: Từ bảy giờ sáng cho đến chín giờ sáng gọi là giờ "thìn". [1]
Con rồng là con vật tưởng tượng hư cấu của nhân gian từ những con vật có thực, không chỉ ở Việt-Nam nhiều nước trên thế giới biểu tượng con rồng với nội dung khác nhau:
-Trong 12 con giáp thì con rồng là con vật mang tính huyền thoại, theo quan niệm văn hóa của người Hoa và Việt Nam thì con rồng là con vật linh, mạnh mẽ nhất được nhiều người yêu quý và thích nhất:
1. Lịch sử văn hóa dân tộc Việt Nam:
Con rồng gắn liền với huyền thoại Âu Cơ - Lạc Long Quân, thành ra Tổ-tiên giống Lạc-Việt. Người con trưởng ở lại Phong-châu, làm vua đất Văn-lang tức là Hùng-Vương. Do đó, người Việt đều là con rồng cháu tiên là niệm tự hào cho tất cả dân tộc Việt-Nam.
-Con rồng gắn liền với cuộc sống của người dân vào những hoạt động như: lễ hội, mỹ thuật, kiến trúc trong văn miếu, chùa chiền…ở phương Đông con rồng đứng đầu trong tứ linh: Long,-Lân-Quy-Phụng. Trong bốn loài vật này thì con rồng biểu trưng cho sức mạnh, sự sang trọng, cao quý và phong lưu…
-Trong 12 con giáp: (tý, sửu, dần, mẹo, thin, tỵ, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi) chỉ có con rồng không thuộc thế giới động vật nuôi. Con rồng không giống những con vật khác. Nó được biểu trưng cho cái gì cao cả, anh hùng, vỹ đại, phi trường…nó không xuất hiện trong thế giới loài người. Nó được xem con vật sống trên Thiên đình…
2. Theo văn hóa người Hoa:
Con rồng chỉ cho Vua Chúa, thân thể nhà vua gọi “long thể”. Con rồng ở trên trời chỉ cho sự cao sang quyền y, Con rồng biểu trưng cho vua là người có chức quyền cao nhất trong một nước. Vì thế trong cung vua chạm trổ điêu khắc hình con rồng, chỗ vua ở gọi long cung, giường vua nằm gọi long sàng, áo vua mặc gọi long bào thêu hình con rồng năm móng.
-“Tại Trung Quốc và các nước lân cận khác, rồng là một trong bốn linh vật mà Lễ Ký 禮記 (thiên Lễ Vận 禮運) chép: "Long, lân, quy, phụng vị chi tứ linh" 麟鳳龜龍謂之四靈 (Long, lân, quy, phụng gọi là tứ linh). Bốn linh vật này chỉ có rùa là có thực”. [2]
Hình tướng con rồng:
Thân rồng uốn hình sin 12 khúc, đại diện 12 tháng trong năm. Thân mềm mại uốn lượn thể hiện sự biến hóa. Trên lưng có vây nhỏ liền mạch và đều đặn.
Đầu rồng có bờm dài, râu cằm, không sừng. Mắt lồi to, hàm mở rộng có răng nanh ngắt lên. Đặc biệt là cái mào ở mũi, sun sóng đều đặn chứ không phải là cái mũi thú như rồng Trung Hoa. Lưỡi mảnh rất dài.
Miệng rồng luôn ngậm viên châu (ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc rồng hay cầm ngọc bằng chân trước).
Thường được tạc vào đá như biểu tượng linh thiêng canh giữ chùa chiền, lâu đài. [3]
3. Rồng theo văn hóa phương Tây:
-Rồng thường được miêu tả như một loài bò sát có vảy, đuôi dài, thường có ba đầu thổi ra lửa và biết bay.
-Đối với phương Tây, rồng là loài quái vật, tượng trưng cho sức mạnh. Nhưng nghiêng về ý nghĩa độc ác, hung dữ. Nó có hình dáng của khủng long có thêm sừng, cánh, vây lưng và có thể phun ra lửa hoặc nước… Da của nó rắn chắc, không loại vũ khí nào có thể sát thương được nhưng lại có điểm yếu nằm ở mắt và lưỡi, thường sống nơi hẻo lánh, con người ít đặt chân đến.
4. Các loại rồng:
Rồng cơ bản có 4 loại mang 4 sức mạnh của thiên nhiên là 4 yếu tố tạo nên vũ trụ: Đất, Nước, Gió, Lửa. Từ 4 loại chính này mà người ta tưởng tượng ra nhiều loại rồng khác nhau:
1. Rồng Đất sống trong những hang động sâu thẳm trong núi hoặc thung lũng.
2. Rồng Nước sống ở bờ biển, dưới biển, đầm lầy.
3. Rồng Lửa sống ở các hang động của núi lửa.
4. Rồng Gió sống ở các vách đá, đỉnh núi cao.
5. Sự thật có Rồng hay không?
Về khía cạnh sinh học, theo hình dáng và cách sinh sống thì đó có thể đây là những con khủng long của thời kỳ tiền sử còn sót lại, là loài thằn lằn khổng lồ sống trong hang động, vùng biển hay các thung lũng, cánh rừng mà con người ít đặt chân đến.
Vậy rồng có thể xuất phát từ một loài sinh vật có thật rồi trí tưởng tượng của loài người tô vẽ thêm nhưng cũng có thể chỉ là sản phẩm thuần túy của trí tưởng tượng khi người ta trực tiếp đối diện với sức mạnh siêu nhiên trong tự nhiên như bão tố, núi lửa phun trào, động đất, lũ lụt... và họ đã gán ghép hiện tượng thiên nhiên này với hình ảnh các con Rồng nổi giận.
II. Một số danh nhân thế giới sinh năm rồng:
- J.Rut-xô: Nhà văn Pháp: 1712.
- Ăng-ghen: Nhà triết học Đức: 1770.
- A.M.Gooc-ki: Đại văn hào Nga: 1868.
III. Những địa danh mang tên rồng (long):
-Vùng đất mang tên rồng cổ nhất nước ta là Long Đỗ. Long Đỗ ở bên tả ngạn sông Hồng. Bên hữu ngạn thì có Long Biên
- Đến khi nước nhà cường thịnh Lý Công Uẩn dời đô về đây và đặt tên thủ đô là Thăng Long, phản ánh khí thế hào hùng của dân tộc
-Thừa Thiên có chợ Kim Long, chợ Long Hổ; Quảng Ngãi có chợ Long Tử; Bình Định có chợ Long Hương. Mạn Tiên Yên (Quảng Ninh) có núi Long Tu. Đồ Sơn (Hải Phòng) có núi Cửu Long hình con rồng chín khúc.
Ngoài vịnh Hạ Long có ngọn đèn biển trên đảo Long châu không đêm nào tắt.
IV. Những ngọn núi mang tên Rồng (Long)
Núi mang tên lâu đời nhất của ta có lẽ là Long Đọi ở Duy Tiên (Hà Nam)
Rồi Hà Tĩnh có núi Long Tường, núi Long Mã Phụ Đồ hình yên ngựa. Miền Tây Quảng Bình có Thanh Long là ngọn núi cao xanh biếc, núi Long Tị bên bờ sông Gianh, núi Phúc Long dọc sông Nhật Lệ. Tại Quảng Ngãi, chỉ một huyện đã có ba ngọn núi tên rồng: Lạc Long, Long Phượng, Long Cốt. Bình Định có núi Hàm Long. Hà Tiên có núi Dương Long. Biên Hoà (Đồng Nai) có núi Long ẩn)….
V. Những dòng sông mang tên Long (rồng)
sông Hoàng Long (Ninh Bình) ,
Long Môn là một đoạn của sông Đà chẩy qua núi Long Môn có cửa đá chắn ngang, chia nước thành ba dòng đổ xuống thành thác
sông Đồng Nai có tên chữ là Phước Long, tỉnh nó chẩy qua là tỉnh Phước Long. Đồng Tháp có bãi lớn Long Sơn do sông Tiền giang bồi lên địa phận Tân Châu
sôngLong Phương chẩy thông với sông Sa Đéc, đoạn chảy về Vĩnh Long, quanh co giữa những thôn, bãi trù phú nên gọi là Long Hồ.
Hậu Giang cũng là một con rồng lớn chẩy qua tỉnh Long Xuyên về Hậu Giang. sông Mê Kông trên đất nước ta là Cửu Long Giang (sông chín rồng).
VI. Con rồng trong văn hóa Phật giáo:
1. Con rồng gắn liền với Lịch sử Đức Phật:
-Trong lịch sử: Đức Phật Thích Ca khi Thái tử Sidhattha (Tất Đạt Đa) Ngài từ cõi trời Đâu Suốt thị hiện xuống Ta-Bà độ sanh, bấy giờ Thiên Vương tưới hai vòi nước nóng lạnh trung hòa lại với nhau:
Ý nghĩa: vì Ngài thị hiện cõi Người là cõi có khổ, có vui (nóng và lạnh) để rồi ngài trung hòa lại để mang nguồn chánh Pháp cho đời nguồn chánh Pháp ấy là gì giữa hai trạng thái đối ngịch nhau đức Phật đã trung hòa lại với nhau cho ra chân lý ngoại đạo chấp thường, chấp đoạn, Ngài trung hòa hai giáo lý ấy cho ra giáo lý vô thường, giữa tu khổ hạnh, và hưởng thọ dục lạc. Ngài trung hòa hai trạng thái ây cho ra "biết đủ là an lạc) giữa cái có, và cái không đối nghịch nhau Phật trung hòa lại thành giáo lý Trung Đạo Nghĩa....Nóng – lạnh cũng vậy. Đó là hai phạm trù đối nghịch nhau. Nếu bước chân của chúng ta vững chãi và thong dong đi giữa cuộc đời, biết trung hòa nóng - lạnh, trung hòa những người thương và kẻ ghét thì ta sẽ tự tại đứng giữa cuộc đời này.
Chúng ta ko làm nô lệ vì lời khen tiếng chê của người, ta vẫn vững như kiềng ba chân trước bát phong của cuộc đời, tâm ta không vì hưng - suy mà chao đảo và loạn động, bất an. Hai vị Long vương đã dùng hai dòng nước nóng – lạnh tắm cho Thái tử Tất Đạt Đa, Ngài đã vững chãi chịu được hai dòng nước đó để rồi hôm nay ta được biết một kho tàng triết lý sống vĩ đại của nhân loại đó là giáo pháp Phật Đà, để rồi hôm nay chúng ta có một đấng Từ phụ Thích Ca Mâu Ni Phật. Đây là sự trung hòa của hai vòi nước
2-Trong Kinh điển Phật giáo:
a) Kinh Pháp Hoa
-Rồng được đề cập trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Phẩm Đề Bà Đạt Đa được đề cập đến loài rồng: Sự kiện Long Nữ con gái của Long Cung (chúa tể của loài rồng) đem hạt minh châu giá trị bằng cõi tam thiên đại thiên đem dâng đức Phật.  Sau đó qua nước Vô Cấu….rồi thành Phật.[4]
-Ý nghĩa, chúng sinh thì có phân biệt, thân người, thân súc sinh…thân nam, thân nữ…Nhưng Phật tính trong mỗi chúng sinh vô phân biệt, bình đẳng thể tánh, ai cũng có khả năng thành Phật như nhau,
b) Kinh Thập Thiện:
-Rồng được đề cập trong Kinh Thập Thiện: Bấy giờ, đức Thế Tôn bảo Long vương rằng: "Tất cả chúng sanh vì tâm tưởng khác nhau nên tạo nghiệp khác nhau, do vậy có sự xoay vần trong các thú." [5]
- Ý nghĩa giáo lòng từ bi thuyết Pháp của Đức Phật từ bi vô lượng không phân biệt ranh giới loài người mà còn mở rộng ra phạm vi tất cả mọi chúng sinh có duyên với Ngài.
c) Các Kinh Đại Thừa đếu có đề cập đến rồng:
Kinh Di Đà, Kim Kim Cang, Kinh Hoa Nhiêm,…Trong các thời pháp của Đức Phật đều có sự tham dự của hàng Thiên long bát bộ
Theo kinh điển Phật giáo, Rồng là một trong Tám bộ chúng thường theo ủng hộ Phật pháp (Thiên long bát bộ):
1. Thiên (Trời),
2. Long (Rồng),
3. Dạ xoa (Thần Dạ xoa, quỷ Dạ xoa),
4. Kiền thát bà (Thần âm nhạc ở cõi trời, thường tấu thiên nhạc hầu vua trời Đế Thích), A tu la (Phi thiên, các chúng sinh này có phước báu như chư thiên nhưng kém đức, tâm thường sân hận và ưa tranh đấu),
5. Ca lâu la (Kim sí điểu, lòai chim cánh vàng),
6. Khẩn na la (Nhơn phi nhơn, hình dáng giống con người nhưng chẳng phải người, là vị thần đánh pháp nhạc cho trời Đế Thích nghe),
7. Ma hầu la già (Thần mình người đầu rắn, bụng to).
Trong 8 bộ chúng là đại diện cho tất cả chúng sinh, đến nghe Phật thuyết Pháp để thấy rằng: sự giác hạnh viên mãn của Đức Phật độ hết thảy các loài chúng sinh…không phân biệt loài nào. Mới thấy sự ra đời của Đức Phật không chỉ mang lại hạnh phúc cho chư Thiên, loài người mà còn hết thảy muôn loài. Đây là sự giác hạnh viên mãn độ tận hết thảy chúng sinh lòng từ bi vô lượng, vô phân biệt.
Thích Trí Giải
Chú thích:
[1] Hán Việt Thừu Chiểu
[2] Theo Tự điển Bách Khoa Toàn Thư
[3] Tiếp theo
[4] Xem trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Phẩm Đề Bà Đạt Đa.
[5] Xem trong Kinh Thập Thiện phần từ nơi nhân nói đến quả

Đường thi, Xuân Vô Thường (tuyển tập những bài nhạc Vô-thường)


Chỉ là Phù Du
Trình bày: Ca sĩ Như Quỳnh
Xuân Vô Thường
Thành
Năm mới xuân về rực sắc hoa
Giao thoa trời đất, nắng chan hòa
Sương ươm chồi lộc, mầm xanh biếc
Những đóa mai vàng, xuân trổ hoa
Trụ
Ngàn hoa đua nở đón xuân về
Đào, cúc, trúc, mai, khoe sắc thơ
Trời đất giao thoa, hòa vũ trụ
Nhâm Thìn năm mới, được an hòa.
Hoại
Mới ngắm vườn xuân, đẹp mộng mơ
Mai vàng nở rộ, khắp thôn quê
Đêm qua gió lộng tàn rụng cánh
Ngắm cảnh vô thường, chút tiêu sơ
Không
Xuân đến rồi đi, quy luật trời
Vô thường huyễn mộng cánh hoa rơi
Trăm năm mấy độ xuân lai khứ
Thành, trụ, hoại, không giữa kiếp người
Thích Trí Giải

Tìm Trong Cõi Vô Thường
Trình bày: Đông Đào
Sinh
Xuân đến, đào, mai nở đẹp thay,
Giao thừa nhộn nhịp khói hương mây,
Chòi cây đươm lá khoe mầm mới,
Chú bướm la đà chập chững bay...
Già
Mùa xuân rộn rã tiếng cười vui,
Hoa lá đua nhau nhuộm nắng đời,
Vạn vật thấm nhuần ơn vũ trụ,
Người người hạnh phúc cảnh xuân tươi.
Bịnh
Vừa ngắm đêm qua, những đóa mai,
Sắc hương tươi thắm, đẹp bờ vai,
Sáng nay sương đọng, màu nâu đục,
Thấy cảnh mai tàn, xuân khứ lai...!!!
Chết
Xuân đi, xuân lại có hay gì...???
Hoa nở, hoa tàn cảnh biệt ly...!!!
Vũ trụ nghìn năm, xoay chuyển mãi...
Sinh, già, bịnh, chết... tỉnh tu đi...!!!
~ Hoa Mai ~
Phoenix, tháng 01/06/2012

Vô Thường Trình bày: Thu Danh
Sinh
Mai một cành khô chớm nụ hoa
Người và xuân sớm đã giao hòa
Lộc non mới nẩy khoe mầm sống
Trời đất vô cùng ngập sắc hoa.
Trụ
Trên mái nhà xuân én trở về
Thi sĩ thong dong họa tiếng thơ
Một thoáng mơ màng xuân đến vội
Hương trầm trong gió nắng giao hòa.
Dị
Đông lạnh qua rồi tựa giấc mơ
Người thì ở lại, kẻ về quê
Mùa xuân níu bóng nhân gian đổi
Chỉ còn kỷ niệm thuở ban sơ.
Diệt
Mây trắng bay bay khắp đất trời
Xuân đi để lại bóng mai rơi
Chỉ còn cành héo rung trong gió
Một đóa mai rơi, một lớp người.
Nguyễn Thanh Trúc
Meditation_girl1304088717
Quán Vô Thường
Thích Trí Giải chế lời từ bài Mùa Thu Lá Bay
Trình bày: Thanh Trì
Một ngày sống vui, ta sẽ an lành
Bởi do nương theo, pháp mầu Thế Tôn
Cuộc đời mộng mơ, cũng do người thôi
Dùng tâm quán tâm, vô thường chiếu soi
Thế gian ơi! Sao nhiều tham ái
Vì bởi đắm say, người sẽ sinh ưu sầu
Càng thêm chấp, tâm mình đớn đau
Khuyên người tu, quán thân vô thường.
Đời như áng mây khi đã tan rồi
Cũng như thân ta, tứ đại hết duyên
Đời người lìa xa, có chi bền lâu
Phật khuyên chúng sinh tu hành quán tâm.
Chú thích:
(*) Tất cả vạn vật từ hữu tình đến vô tình đều phải trải qua trong bốn giai đoạn gọi là định luật vô thường:
Hữu Tình: Sinh, Lão, Bệnh, Tử hoặc Sinh, Trụ, Dị, Diệt
Vô Tình: Thành, Trụ, Hoại, Không
Vì sao? Đức Phật thuyết giáo lý Vô-thường để chúng sinh thấy rằng đó là một định luật tất yếu, không ai tránh khỏi, từ trong kiếp sống vô thường để thấy rõ bản chất của sự vật hiện tượng mang tính vô thường biến đổi, sanh già bệnh chết, thành trụ hoại không, để từ đó chúng ta làm chủ khi vô thường đến chúng ta hiểu rõ hữu hình hữu hoại, có sinh ắt có diệt, có tụ phải có tán. Để từ đó không còn bám víu vào cái thân tứ đại, hay những tài sản của ta, nhờ lý thuyết vô thường giúp chúng ta thấy rõ được vạn pháp do duyên sinh, không có cái gì tồn tại bất biến theo gian. Nhờ giáo lý vô thường chúng ta tu tập dứt bỏ sự tham ái, chấp thủ vào cái “ta” cái “của ta” để từ đó chúng ta đạt đến tinh thần vô ngã “ái diệt tức Niết bàn”
Thích Trí Giải

Thursday, January 12, 2012

Xuân Khứ Lai–Xuân đến rồi lại đi

Thầy Thích Trí Giải và Anh Harry Mai (Hoa Mai) làm thơ thiền rất hay. Lu Hà tôi không phải là một Phật tử thuần thành, mà chỉ là kẻ phàm phu tục tử ngoài đời vẫn còn mê mải ngụm lặn trong khổ đau với thuyền tình bể ái. Lu Ha xin họa lại bài thơ Xuân Vô Thường của Thầy và Hoa Mai theo thể tự do và dịch sang tiếng Đức:

Xuân Đến Rồi Lại Đi

Gió xuân gợn cánh đào tươi thắm
Giao thoa trời đất thấm tình hoa
Sương ươm chồi lộc tinh cầu
Mai vàng mở nhụy nôn nao phấn hồng
Ngàn hoa nở cô nàng xuân sắc
Đào mận mơ lan cúc thành thơ
Khen thay vũ trụ hài hoà
Nhâm thìn chào đón mọi nhà bình an
Cánh xuân mỏng mau tàn héo uá
Niềm vui chung chan chứa tình người
Thuyền tình bể ái xa khơi
Vô thường chấp ngã cảnh đời tiêu sơ
Xuân vội vã nghẹn ngào than khóc
Bởi luật trời huyễn hoặc hư vô
Trăm năm một giấc Nam Kha
Xuân đừng tức tưởi Ngân Hà tìm ai?
Xuân cứ đến xuân đi xuân lại
Pháo giao thừa hương khói gió mây
Chồi non đơm lá men say
La đà ong bướm vơi đầy nỉ non
Xuân giục giã tâm hồn phơi phới
Gái cùng trai roi rói cuộc đời
Ngàn sao tinh thể reo cười
Cầu mong hạnh phúc vui tươi mọi nhà
Xuân nuối tiếc tuổi già côi cút
Suốt quanh năm tất bật sinh nhai
Bon chen vật chất tiền tài
Phơ phơ tóc bạc canh dài thở than
Xuân đã hết lá rơi tàn lụi
Một trăm năm sầu tủi nguồn cơn
Đêm qua tắt lịm hương hồn
Phiêu diêu cực lạc hay buồn thiên thu...?
Thơ Lu Hà 7.1.2012

Sau đây là nguyên văn bản dịch sang tiếng Đức của Lu Hà

Übersetzen
Thich Tri Teacher Award und Harry Mai Anh ist Poesie oder Meditation. Lu Ha, ich bin kein praktizierender Buddhist, aber nur eine gewöhnliche Leben zum Tod ist immer noch in der anderen mit sip Tauchbecken lieben Boot vertieft.
Poetische Transformation von Tri Award - Mai Hoa Xuan Impermanence
Wind hellen Frühling Welligkeit Bereich Ausbildung
Interference absorbiert das Wesen des Himmels und der Erde
Sproßknospen Kindergarten Nebel Planeten
Mai gelben Staubblättern offenen Kater blush 

Frühlingsblumen blühen ihre Identität
Isle of Man Traum Gänseblümchen Verbreitung in Poesie
Lob statt kosmischen Harmonie
Ren Jin begrüßt den Frieden 

Off-spring dünne herabhängende hämolytisch
Glück mit Liebe gefüllt
Liebe Liebe Schwimmen vom Boot
Unbeständig ego Lebensbereichen Kriterien Dokumente 

Frühling rush erstickten Schreie
Nach dem Gesetz des Himmels illusorisch oder nichtig
Ein 100 Jahre schlafen Nam Kha
Spring Fresh Milky dh niemanden finden? 

Jedes Jahr im Frühling zu Frühling wieder Frühling
Eve Fireworks Weihrauch Wolken dem Wind
Shoots tragen Blätter Männer sagen
La Schwung Bienen Schmetterlinge mit nicht gefüllt Felt 

Exposure fordert Frühjahr verstorbene Seele MOT
Sohn und ließ das Mädchen mit dem Leben
Ich lache tausend Kristall-Ring
Möge die happy happy alle 

Frühling Bedauern Waisen Alterung
Besetzt ganzjährig Lebensunterhalt
Bon Einsatzmaterial Vermögensschäden
Long-kultivierten Euphorie Euphorie Haar Seufzen 

Der Frühling hat alle Blätter sterben ab
Hundert Jahre nach dem Angriff Quelle Tasche
Letzte Nacht Seele Geschmack aus lim
Psychedelic Glückseligkeit Sammlung ... natürliche oder traurig? 

Lu Hà
2012.01.07