Saturday, February 18, 2012

[thông báo] Chuyến từ thiện và hành hương đầu năm của nhóm Người Áo Lam


Tối thứ năm ngày 16/02/2012 vừa qua nhóm từ thiện Người Áo Lam đã có buổi họp mặt đầu năm để bàn thảo về chuyến đi từ thiện và hành hương đầu năm cũng như một số vấn đề liên quan khác.
Theo đó trong chuyến xuất hành đầu năm cả nhóm sẽ trở lại thăm 73 em cô nhi ở chùa Từ Ân đồng thời viếng thăm xá lợi Phật ở Đại Tòng Lâm – Bà Rịa – Vũng Tàu.  Chùa Từ Ân là một ngôi chùa ở tổ 1 ấp Mỹ Tân, Xã Mỹ Thuận, huyện Tân Thành tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu (gần nhà máy Vedan). Tại đây đang các sư cô đang lo lắng chăm sóc cho các em khuyết tật từ 3 tuổi đến 23 tuổi do sư cô Thích Nữ Minh Hải trụ trì. Trong chuyến đi chùa Từ Ân  lần trước nhóm đã trao tặng số tiền 5.543.000đ cùng nhiều quần áo cũ và 1 tấn gạo.
Nhân đây nhóm Người Áo Lam cũng mở lời kêu gọi sự đóng góp tùy lòng hảo tâm của quý Phật tử xa gần. Quý vị có thể đóng góp hiện kim hoặc hiện vật. Do tính chất thăm viếng các em cô nhi khuyết tật từ 3 đến 23 tuổi nên nếu quý vị có các mặt hàng nhu yếu phẩm, gạo, sữa, tập học sinh, bút, hoặc vải lam (đo các em đều mặc đồ lam nhật bình)… xin tùy hỷ công đức.
Hiện kim xin gởi về tài khoản của nhóm đứng tên thủ. Số tài khoản: 107812339 - Chủ tài khoản: Phí Thị Khánh An - Chi nhánh:  Ngân hàng ACB Phú Trung
Nhóm Người Áo Lam xin chân thành tri ân công đức của những ân nhân đã đóng góp hiện kim hiện vật hoặc tạo thuận duyên để nhóm có thể hoạt động trong suốt thời gian qua.
Mọi đóng góp, ý kiến, thắc mắc chưa rõ xin liên lạc với thư ký của nhóm, Phật tử Lý Minh Triết – Email: lyminhtriet@gmail.com – ĐT: 0937007257
Tìm hiểu thêm thông tin tại facebook chính thức của nhóm http://facebook.com/nguoiaolam
Phụng sự chúng sanh tức cúng dường chư Phật
Thư ký nhóm từ thiện Người Áo Lam
Tuệ Minh Lý Minh Triết

Dự thảo Chương trình TỪ THIỆN VÀ HÀNH HƯƠNG ĐẦU NĂM – NHÓM NGƯỜI ÁO LAM

Thời gian: 7g30 – 17g30 ngày CN 04/03/2012
Địa điểm:
  • Chùa Từ Ân tổ 1 ấp Mỹ Tân, Xã Mỹ Thuận, huyện Tân Thành tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu (gần nhà máy Vedan).
  • Đại Tòng Lâm – Bà Rịa – Vũng Tàu.
  • Thiền viện Viên Chiếu – Bà Rịa – Vũng Tàu.
Tập trung: 7g30 ngày CN04/03/2012 tại số 54 đường Ni sư Huỳnh Liên P.10 Q. Tân Bình(có chỗ gởi xe gắn máy) (nằm gần Tịnh xá Ngọc Phú)
Tham gia: 20 – 30 thành viên
Chi phí: dự kiến mỗi người 200.000 VNĐ (bao gồm tiền nước uống, thuê xe… Chi phí trên không bao gồm buổi ăn sáng. Sau khi tổng kết nhóm xin hoàn lại tiền còn dư)
Đăng ký: Quý vị muốn tham gia xin đăng ký trước ngày CN 26/02/2012
Chương trình dự kiến ngày 04/03/2012
  • 07g30: Tập trung, ổn định, chuyển đồ lên xe.
  • 08g00: Xuất phát
  • 10g00:
    • Đến chùa Từ Ân
    • Ổn định, chuyển đồ vào kho chùa
    • Thăm viếng các em cô nhi, trẻ khuyết tật
    • Tham gia trò chơi nhỏ, giao lưu với các em
  • 12g00: Dùng cơm chay tại chùa Từ Ân. Nghỉ ngơi
  • 01g30: Rời chùa Từ Ân
  • 02g00: Đến tham quan thăm xá lợi Phật tại Đại Tòng Lâm
  • 03g00: Ghé thăm Thiền viện Viên Chiếu
  • 05g00: Về tới Sài Gòn.
(đây là chương trình dự kiến, chương trình có thể thay đổi tùy theo tình hình thực tế)
Liên lạc: Mọi đóng góp, ý kiến, thắc mắc chưa rõ xin liên lạc với thư ký của nhóm, Phật tử Lý Minh Triết – Email: lyminhtriet@gmail.com – ĐT: 0937007257

MỘT SỐ HÌNH ẢNH CHUYẾN ĐI CHÙA TỪ ÂN 25/09/2011 NHÓM NGƯỜI ÁO LAM

tu-thien (24)
Nụ cười ấn tượng nhất :p
tu-thien (4)
Cả nhóm chuyển đồ từ trên xe xuống
tu-thien (22)
tu-thien (2)
tu-thien (7)
Chụp ảnh chung cả nhóm
tu-thien (20)
Tác bạch với sư trụ trì
tu-thien (19)
Chuyển hàng vào kho :)
tu-thien (6)
tu-thien (8)
Dạo một vòng đi thăm các em nhỏ
tu-thien (5)
tu-thien (21)
tu-thien (11)
tu-thien (23)
tu-thien (15)
chương trình từ thiện
http://www.chanhdat.com/2012/02/thong-bao-chuyen-tu-thien-va-hanh-huong.html

CÔNG ĐỨC TẠO TƯỢNG PHẬT

Kinh này dài qúa ,CN chỉ trích vài phần trong kinh ,ai muốn xem trọn thì vào link này xem nhé : 
                           http://www.quangduc.com/kinhdien-2/423kinhcongductaotuong.html

Nhiều người biết: hễ ai thành tâm tạo tượng Phật, thì có được nhiều công đức, nhưng ít người biết số lượng công đức đó như thế nào, chính trong Kinh TẠO TƯỢNG PHẬT này, Đức Phật dạy rõ điều đó.
Tuy nhiên, phải thành tâm tạo tượng Phật, có đủ tướng tốt trang nghiêm, nếu không được toàn hảo thì ít ra cũng phải có đủ những nét biểu hiện Đại trí, Đại từ, Đại giải thoát, hoặc như trong kinh này dạy: “Phải đủ hai tướng: "Bạch hào và nhục kế, để khi nhìn vào, biết là tượng Phật” dễ phát khởi lòng kính tin, thì mới có công đức. Trái lại, tạo tượng Phật mà không biểu lộ được tướng gì của Phật và khi nhìn vào cũng không biết đó là tượng Phật, không phát khởi được tín tâm, còn xem thường nữa, thì việc tạo tượng như vậy tất nhiên là không có công đức, lắm lúc còn mang tội nữa là khác.
Vì vậy, để giúp sự hiểu biết đúng đắn sâu sắc về công đức tạo tượng Phật, tôi xin tán thán và hoan hỷ giới thiệu bản dịch kinh “CÔNG ĐỨC TẠO TƯỢNG PHẬT” này của Tỳ kheo Thích Thiện Thông đến quý vị Phật tử.
Chùa Từ Đàm, ngày 5 tháng 5 năm 1993
HT. Thích Thiện Siêu

- Nếu người nữ nào hay tạo tượng Phật, thì hẳn không thọ lại thân phụ nữ. Giả như thọ thân, thì đó là bậc nữ lưu tôn quý đệ nhứt hơn hết. Nhưng các người nữ có năm thứ đức, những gì người nữ tạo tượng sẽ được, hơn cả nữ giới. Năm đức là gì?
Một là: Sanh nở con cái.
Hai là: Giòng dõi tôn quý.
Ba là: Bẩm tánh trinh lương.
Bốn là: Thể chất tướng mạo đẹp đẽ cả hai.
Năm là: Dáng vẻ mỹ mãn.

Tỳ kheo Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp, Già Da Ca Diếp, Na Đề Ca Diếp[11] cả ba vị này kiếp xưa từng sửa nhà cũ của Phật, do nhân duyên đó vĩnh viễn giải thoát. Ông Kiều Phạm Ba Đề xưa là thân trâu, nhơn tìm cỏ nước đi quanh Tịnh xá, ăn cỏ trong những bụi tre, do thấy tôn dung của Phật phát tâm vui mừng, nhờ phước đó mà nay được giải thoát. Ông Thi Tỳ La từng cầm lọng báu cúng dường tượng Phật. Ông Nậu Lâu Đà thắp một ngọn đèn cũng để cúng dường. Ông Du Bệ Ma từng quét nhà Phật. Ông A Bà Ma Na ở trước tượng Phật thắp đèn giúp sáng, Tỳ kheo Nan Đà mến trọng tôn nghi, nên dùng nước thơm gội rửa v.v... có vô lượng vị La Hán như vậy, tất cả đều từng ở chỗ tượng Phật dâng lễ vật mọn cúng dường. Cho đến thấp nhất như ông Na Già Ba La, ở trước tòa tượng, dùng chừng chút ít son vàng vẽ thân một tượng để vì cúng dường... Do phước này nên đều lìa hẳn khổ và được giải thoát.

Đức Phật bảo tiếp:
- Này Thiên Đế Thích! Nếu có người nào, có thể ở thời giáo pháp của ta chưa diệt trở lại[12], mà tạo tượng Phật, sẽ ở nơi hội đầu tiên của Phật Di Lặc, đều được giải thoát.

- Di Lặc! Nếu có người nào dùng những tơ sợi, thêu thùa tượng Phật[37] hoặc là nấu đúc bằng thứ vàng, bạc, đồng, sắt, chì, kẽm. Hoặc điêu khắc bằng gỗ thơm Chiên đàn, hoặc khắc bằng thứ trân châu, sò ốc, gấm vóc dệt thành, đất đỏ xi măng, thạch cao, đất sét, hoặc các thứ gỗ... Dùng những vật đó tùy phần sức mình tạo ra tượng Phật[38], cho đến rất nhỏ như ngón tay cái, có thể khiến cho người khác nhìn biết đó là Tôn tượng, phước báo người nay ta sẽ nói:
- Di Lặc! Những người như vậy ở trong sanh tử tuy còn trôi lăn, trọn chẳng sanh tại gia đình nghèo cùng, cũng chẳng sanh nhà dòng dõi thấp hèn, cô đơn hẻo lánh ở ven cõi nước. Lại cũng chẳng sanh vào nhà tà kiến, con buôn, con bán, nhà làm hàng thịt, cho đến chẳng sanh vào giòng hèn hạ, kỹ nữ bất tịnh, hoặc nhà ngoại đạo, khổ hạnh tà kiến, trừ khi vì sức thệ nguyện Từ Bi, ngoài ra chẳng sanh vào những nhà ấy.
Người này thường sanh nhà thuộc giòng tộc vua Chánh Chuyển Luân có thế lực lớn. Hoặc sanh giòng Bà La Môn tịnh hạnh, hoặc nhà giàu sang không tạo tội nặng. Sanh ở nơi nào cũng thường gặp Phật, vâng thờ cúng dường. Hoặc được làm vua hộ trì chánh pháp, đem pháp giáo hóa, chẳng làm trái đạo. Hoặc làm vua Thánh Chuyển Luân oai hùng, bảy báu thành tựu, đủ ngàn người con, bay đi trên không giáo hóa bốn châu, suốt một cuộc đời tự tại giàu vui. Hoặc làm Đế Thích, vua Trời Dạ Ma, vua trời Đâu Suất, vua trời Hóa Lạc, vua trời Tha Hóa Tự Tại, lạc thú Trời người, không gì chẳng hưởng. Phước báo như thế nối tiếp không dứt. Sanh ra nơi đâu cũng là đàn ông, không chịu thân nữ, lại chẳng chịu thân huỳnh môn hai hình là thứ hèn hạ. Thân được thọ sanh không bị xấu xí, mắt chẳng mù chột, tai chẳng điếc lác, mũi chẳng cong gãy, miệng chẳng méo lệch, môi chẳng trề xuống, cũng chẳng túm rút, răng chẳng thưa thiếu chẳng đen, chẳng vàng, lưỡi chẳng ngắn thụt, cổ chẳng bướu nhọt, thân chẳng lưng gù, da chẳng loang lỗ, tay chẳng cụt ngủn, chân chẳng lệch què, chẳng quá ốm o, chẳng quá béo mập, cũng chẳng quá dài, cũng chẳng quá ngắn... Đều không có các tướng chẳng đáng ưa.
Thân của người ấy thẳng thóm đoan trang, mặt mày đầy đặn. Tóc màu xanh biếc mềm mại, sáng sạch. Môi đỏ như son, mắt như sen xanh, tướng lưỡi rộng dài. Răng trắng bằng khít, nói ra hay khéo, khiến người nghe ai cũng vui đẹp. Khuỷu tay vừa chừng. Bàn tay bằng phẳng, lưng vế no đầy, vai ngực nở nang, tay chân dịu dàng dường như bông vải, các tướng đầy đủ không bị khuyết giảm gân sức tất mạnh, tựa hồ như trời Na La Diên[39].
- Di Lặc! Ví như có người rớt vào hầm cầu tiêu, từ đó được ra, cạo bỏ phần uế, lấy nước rửa sạch, dùng hương thoa thân, mặc áo mới sạch... Người như thế đó so với người còn ở trong hầm tiêu, chưa được ra khỏi, vậy sự nhơ sạch và sự thơm, hỏi cách nhau bao nhiêu? Kính bạch Thế Tôn việc ấy cách xa không biết mấy lần!
- Di Lặc! Nếu có người nào còn trong sanh tử, hay phát lòng tin tạo hình tượng Phật, so sánh với lúc người ấy chưa tạo, thì sự cách xa lại cũng như vậy. Nên biết người ấy đời đời sanh ra trừ sạch nghiệp chướng, các thứ kỹ thuật, không thấy mà hiểu. Tuy sanh làm người mà các giác quan được coi như cõi trời. Nếu sanh lên trời, thì trỗi vượt hơn rất nhiều Thiên chúng. Sanh ra nơi nào cũng không tật nguyền, không bị phung hủi, không bị ung thư, không bị dựa nhập bởi các quỷ mị. Không mắc những bịnh điên cuồng khô héo, vàng da sốt rét, sạn hòn, ghẻ dữ, thẹo sâu, thổ tả vô độ, ăn uống không tiêu, cựa mình nhức nhối, tê liệt nửa người...Những bệnh như vậy bốn trăm bốn chứng thảy đều không có[40].
Lại cũng chẳng bị các thứ thuốc độc, binh khí gậy gộc, cọp sói, sư tử, nước, lửa, trộm, cướp... những duyên xảy ra bất ngờ như vậy không làm tổn hại. Thường được không sợ, chẳng phạm các tội.
- Di Lặc! Nếu có chúng sanh trước tạo nghiệp ác, phải chịu đủ thứ các sự khổ não, như bị kềm kẹp, còng khóa, gông xiềng, đánh mắng, đốt châm, xẻ da nhổ tóc, treo ngược lên cao, cho đến hoặc bị mổ xẻ lòng đốt... Nếu phát lòng tin tạo hình tượng Phật, thì khổ báo ấy thảy đều chẳng thọ. Chẳng sanh những chỗ giặc giã quấy nhiễu, thành ấy sụp đổ, sao dữ biến quái, đói kém ôn dịch... Những chỗ như thế đều chẳng sanh đến, nếu nói có sanh, đó là vọng ngữ.
Lúc ấy, Ngài Đại Bồ Tát Di Lặc bạch Phật:
- Kính bạch Thế Tôn! Như Lai thường nói “Nghiệp lành, nghiệp dữ đều chẳng mất mát.[41]” Nếu có chúng sanh gây tạo nghiệp nặng, phải sanh vào nhà giòng họ hèn mọn, nghèo nàn tật nguyền, mạng sống ngắn ngủi. Sau phát lòng tin tạo hình tượng Phật, các tội báo này là còn phải chịu hay là chẳng chịu?
Đức Phật bảo Ngài Bồ Tát Di Lặc:
- Ông nay nghe kỹ, sẽ vì ông nói. Nếu chúng sanh nào gây các tội rồi, phát tâm tạo tượng cầu xin sám hối, quyết định tự dứt, thề không phạm lại, thì tội tạo phước đều được tiêu diệt. Nay ta vì ông nêu rộng việc này........



 

Friday, February 17, 2012

Sư Ông về thăm Thiền viện Thường Chiếu ,năm 2010

Sáng ngày 17 tháng 12 năm 2010 (nhằm ngày 12 tháng 11 Canh Dần). Từ sáng sớm Chư Tăng, Ni và Phật tử Thiền viện Thường Chiếu hân hoan đón mừng Sư Ông về thăm.

Tất cả đều vui mừng khi lần lượt được đảnh lễ,  vấn an sức khỏe của Sư Ông. Dưới đây là một số hình ảnh Sư Ông về thăm Tồ Đình Thường Chiếu.

Một số hình ảnh Sư Ông về thăm TVTC ngày 17/12/2010



 Các chú điệu La vân đang chờ đón Sư Ông về


Tăng, Ni và Phật tử đón Sư Ông


Xe chở Sư Ông vừa đến


Xe chở Sư Ông vừa về đến nơi




Sư Ông đang đi vào thất






Cùng nhau lần lượt đảnh lễ vấn an sức khỏe Sư Ông

Tại sao có cảnh giới ma?

Người tu đạo nhất định phải hiểu rõ đạo lý này một cách đúng đắn, mới không đến nổi phải sa hầm sập hố.

Tại sao xuất hiện cảnh giới ma? Chính vì quý vị tu hành, quý vị siêng năng, nó mới có. Nếu quý vị không siêng năng, thì quý vị muốn tìm cảnh giới ma này cũng chẳng cách nào tìm được, nó không thèm đoái hoài gì đến quý vị. Tại sao thế? Bởi quý vị là kẻ nghèo, dù nó có đến cũng chẳng được ích lợi gì. Bây giờ quý vị tu hành, tu đến có được bảo bối — vì quý vị có bảo bối trong tay, cho nên nó mới tìm đến để cướp lấy bảo bối của quý vị.


Vậy khi nó đến, quý vị phải làm sao? Quý vị phải như như bất động, tỏ rõ sáng suốt; đừng nên chấp tướng, đừng khởi bất kỳ một tâm chấp trước nào, cũng không nên nghĩ: “À! Cảnh giới này thật tuyệt! Hãy xuất hiện lại lần nữa đi!” Đừng hoan nghênh nó, cũng đừng ruồng rẫy nó, cứ giống như không có chuyện gì vậy, vì đây không phải cảnh giới của sự chứng quả; nếu quý vị không mống khởi ý tưởng chứng quả này thì không sao, còn giả như tự cho mình đã chứng thánh, nói rằng: “A! bây giờ ta đã siêu xuất rồi, ngay cả vi trùng sán trong thân ta, ta cũng lôi ra được”. Với quan niệm này tức cho rằng mình đã đắc thần thông tự tại, vậy là sai lầm rồi! Quý vị chỉ cần dấy một niệm cống cao ngã mạn thì ma liền xuất hiện, nó bám theo tâm cống cao này mà chui vào trong tâm quý vị. Nó chui vào tâm quý vị rồi thế nào? Nó sẽ chi phối làm cho quý vị bị chao đảo, không đạt được định lực.

Cho nên người tu đạo, quý vị nhất định phải hiểu đạo lý này một cách đúng đắn, mới không đến nỗi phải sa hầm sụp hố, mới không đến nỗi phải lạc bước lầm đường. Nếu quý vị không hiểu Phật Pháp thì dễ dàng bước vào đường sai lầm. Quý vị không có công phu, thì chẳng thành vấn đề; nhưng khi có công phu rồi thì ma vương giờ giờ khắc khắc đều đến rình rập quý vị, thừa dịp sơ hở của quý vị để quấy nhiễu.
Hòa thượng Tuyên Hóa
Trích Kính Chiếu Yêu – Kinh Điển Khai Thị Tuyển Tập