Thursday, February 23, 2012

Nghiệp Khẩu Và Quả Báo







Ngày xưa trong thành Xá Vệ có một người nhà rất giàu, tên gọi là Sư Chất, đã hơn 40 tuổi rồi mà chưa có con. Hai vợ chồng rất lo lắng cho việc nối dõi tông đường, nên tìm đến một Bà La Môn xin bốc một quẻ bói xem sau này có sinh được đứa con trai hay con gái nào không? Nhưng họ vô cùng thất vọng khi nghe thầy bói trả lời rằng suốt đời họ sẽ không có con!

Sư Chất nghe thế không chịu tin hẳn, lại đi tìm đến một ông thầy tướng số khác, cao tay ấn hơn, nhiều kinh nghiệm hơn, để xin bốc quẻ... Vị thầy tướng này vốn được mọi người tôn kính và khen ngợi là bói linh như thần, nhưng lạ thay lại cũng làm cho Sư Chất thất vọng vì quẻ lại như lần đầu!.

Sư Chất về mà lòng lúc nào cũng vấn vương phiền muộn, bỗng sực nhớ đến bậc Đại thánh Thích Ca Mâu Ni, tự nghĩ:
- Ðức Phật là giáo chủ của trời và người, là bậc Nhất thiết trí, không có gì là Ngài không biết, không có gì là Ngài không hiểu, tại sao ta lại không đến gặp Ngài xin chỉ giáo?

Nghĩ đến đây ông bèn nhắm hướng Kỳ Viên tinh xá mà đi. Cung kính đảnh lễ Đức Phật xong, ông chắp tay bạch:
- Bạch Ðức Thế Tôn đại bi, xin Ngài thương xót chúng sinh ngu si mà chỉ giáo: Con có chút ưu tư, năm nay đã hơn 40 mà chưa có đứa con trai nối dõi, đó là do nhân duyên gì, cúi xin Đức Phật khai thị.
Ðức Phật trả lời:
- Không lâu nữa ông sẽ có một đứa con trai, vừa có phúc lại vừa có đức, chỉ có điều là khi nó vừa lớn nó sẽ xin xuất gia.

Nghe tin này Sư Chất rất đỗi vui mừng, thành tâm đảnh lễ chân Phật, rồi thỉnh cầu:
- Cầu xin Thế Tôn và chư tăng cho phép chúng con được cúng dường vào trưa mai, để chúng con được kết thêm thiện duyên và trồng chủng tử vào ruộng phước của Như Lai.
Ðức Phật nhận lời rồi, Sư Chất hoan hỉ quay về chuẩn bị đàn trai. Hôm sau ông dẫn đầu gia nhân, chân thành cúng dường những món ăn thức uống ngon lành đẹp mắt nhất.
Ðức Phật nhận cúng dường xong, thuyết một thời pháp rồi dẫn đầu tăng chúng quay về tinh xá. Ði được nửa đường, Đức Phật và tăng chúng ngồi dưới một gốc cây bên bờ sông nghỉ ngơi. Bỗng từ trên cây, một con khỉ nhẩy xuống xin mượn bình bát của Đức Phật. Nó ôm bình bát chạy đi thật xa rồi quay về, trong bình bát chứa đầy mật ngọt. Nó dùng hai tay kính cẩn dâng bình bát lên Đức Phật, Ngài nhận lấy và chia cho chư tăng dùng để con khỉ được nhiều phúc đức. Con khỉ thấy thế mừng rỡ nhẩy nhót.
Không lâu sau nó đến ngày tận số, đầu thai làm người, sinh vào nhà của Sư Chất.
Lúc nó sinh ra, trong nhà phàm có vật dụng gì có thể chứa đựng thức ăn, thì vật dụng ấy bỗng đầy ắp mật và đường. Vợ chồng Sư Chất thấy điều quái dị, bèn do nhân duyên này đặt tên con là Mật Thắng.

Thời gian vùn vụt trôi mau như tên bắn, hơn mười năm trôi qua như trong nháy mắt, Mật Thắng nay đã lớn khôn. Chú bé chán ngán chuyện thế tục, xin phép cha mẹ cho mình được xuất gia, cha mẹ hết sức vui mừng mà trả lời:
- Lúc con chưa ra đời, Đức Phật đã biết sẽ có ngày hôm nay. Bây giờ con muốn xuất gia, cha mẹ rất hoan hỉ. Không bao giờ cha mẹ ngăn chận con một cách vô lý.
Ðược cha mẹ hoan hỉ cho phép rồi, Mật Thắng đến Kỳ Viên tinh xá xin xuất gia với Đức Phật. Nhờ có tiền duyên, Mật Thắng chứng quả rất mau.
Một hôm, thầy đang trên đường đi độ hóa với các bạn đồng tu, cảm thấy vừa nóng vừa khát lạ thường, ai nấy đều ao ước có một cái gì uống. Tỳ kheo Mật Thắng bèn cầm bát tung lên trời rồi sau đó dùng hai tay tiếp lấy bát trở về. Bấy giờ trong bát đựng đầy mật ngọt, Mật Thắng bèn chia cho chúng tăng giải khát.

Về tới tinh xá, một vị tỳ kheo đi tìm Đức Phật xin thỉnh giáo:
- Trong quá khứ tỳ kheo Mật Thắng đã tu được phúc đức gì mà bây giờ bất cứ lúc nào, ở đâu cũng có thể có đường và mật?
Ðức Phật trả lời:
- Các ông có nhớ có một lần lâu lắm rồi, có một con khỉ đem mật ngọt đến cúng dường Như Lai và chúng tăng không? Nhờ bố thí với thiện tâm, chết rồi nó được sinh ra làm người và nhờ nó chân thành cúng mật ngọt cho Phật nên kiếp này nó có thể được mật bất cứ lúc nào và ở đâu.
Ðức Phật nói xong, vị tỳ kheo nọ hỏi tiếp:
- Bạch Thế Tôn! Thế thì tiền kiếp Mật Thắng do nhân duyên gì mà bị đọa xuống làm khỉ?

Lúc ấy xung quanh Đức Phật có rất nhiều đệ tử vân tập, Ngài nhìn họ một lúc rồi đáp:
- Thầy ấy bị đọa xuống làm khỉ là do một nhân duyên xẩy ra cách đây 500 kiếp trước, thời Ca Diếp Như Lai còn tại thế. Lúc đó có một vị tỳ kheo trẻ tuổi, tình cờ thấy một vị tỳ kheo khác đang băng qua một con suối nhỏ, vị trẻ tuổi bèn cười chế nhạo, bảo là dáng điệu của vị tỳ kheo kia giống hệt như con khỉ. Vị tỳ kheo trẻ tuổi đã phạm tội ác khẩu nên bị đọa xuống làm khỉ, nhưng sau đó thầy ấy biết lỗi lầm của mình, đến xin sám hối với vị tỳ kheo mà mình đã chế nhạo. Nhờ thắng duyên ấy mà kiếp này mới được gặp Phật và được Phật độ, chứng quả A La Hán một cách mau chóng.

Nghe Đức Phật giảng xong, các vị tỳ kheo đều nhận ra rằng một câu nói ác cũng có thể chiêu cảm nghiệp khổ, vì thế không còn ai dám ác khẩu, ngay cả đến một câu nói đùa cũng không dám nói.

Bởi vì nhân quả không nhường bất cứ một người nào.

Wednesday, February 22, 2012

Phương pháp giải sao hạn cho năm xui

 CN chỉ nói đại về vấn đề này thôi nha các bạn ,có gì sai thì xin các bạn góp ý nhé .

 Theo giáo lý nhà Phật thì những gì mình gặp phải trong kiếp này là do kiếp trước mình đã gây tạo ,CN rất đồng ý ,nhưng mình có thể chuyển nghiệp nặng thành nhẹ ......giống như  HT Thích Thanh Từ đã giảng : 1 tô muối mà bỏ trong cái nồi  thì nó mặn kinh khủng ,nhưng khi bỏ nó vào cái lu thì sẽ lạt bớt , và khi bỏ vào biển thì  chẳng thấm vào đâu .....hạt muối ví như cái nghiệp của mình ,và cái nồi , cái lu và biển thì ví như  là phước đức của mình .....Sư Phụ của CN thường dạy : mỗi ngày con phải ráng tu ,tích lũy nhiều phước đức ,cũng giống như mình đi "cày " ,bỏ tiền vào nhà bank vậy ,nhưng đây là bank công đức ......con cũng phải trả nghiệp vậy nhưng rất nhẹ ,khg đến nổi nặng nề ......cho nên gặp năm xui xẻo qúa ,thì mỗi ngày mình phải ráng lạy Phật sám hối thật lòng ,phải tận trong đáy lòng ăn năn ,sám hối dữ dội lắm thì mới tiêu trừ được nghiệp chướng nhiều đời ,nhiều kiếp của mình ......khi CN gặp việc gì phiền não qúa thì tụng Bát Nhã Tâm Kinh và trì chú Chú Đại Bi  khoảng 100 biến (lần )....lạy Phật khoảng 1 tiếng đồng hồ .....sau đó thì vui vẻ lại và trong tâm hồn rất an lạc....đồng thời phải làm phước thêm như gởi tiền cúng Chùa ,phóng sanh ,giúp đỡ những cảnh đời bất hạnh .....mỗi ngày mình phải ham kiếm phước vậy đó giống  như ham tiền vậy , thì bản thân mình và gia đạo mới bình an ,khg bị xào xáo.....Nhớ lại nhiều cảnh hồi xưa ,mình phải trả nghiệp 1 cách thảm khốc , giờ nhớ lại mà còn rùng mình ,rởn óc .....khoảng 10 năm về trước CN gặp ngay sao La Hầu , cả năm mình xui  xẻo kinh khủng , nữa năm đầu mình bị bệnh nặng muốn  chết luôn   ,bác sĩ nghi là CN bị bệnh ung thư , cả ngày đêm hành mình  đau nhức khg ngủ được ,khổ sở tận cùng , khó chịu kinh khủng ,sống cũng khg được mà chết cũng khg xong ....cái thứ dở dở ương ương đó mới làm mình như rớt xuống tận vực thẳm sâu tối .....nhưng cũng may phước biết Đạo Phật ,ngủ khg được thì mình ráng niệm Phật , mới đầu niệm vọng tưởng qúa chừng ,nhưng sau đó CN mới nghỉ ra cách mở máy niệm Phật nào mà mình nghe thấy thích và niệm theo liên tục ,tuần đầu thì vọng tưởng nhiều lắm ,nhưng tuần thứ 2 thì đỡ đỡ ,và tuần thứ 3 thì nhập tâm lắm ,và đến tuần thứ 4 thì khg cần máy niệm Phật nữa , tự nhiên là trong đầu như có tiếng vang niệm Phật cả ngày lẫn đêm ,ngủ thì thôi mà thức giấc là tự nhiên nghe tiếng niệm Phật liền .......đến 1 ngày tự nhiên CN cảm giác như mình là riêng và cái xác là riêng ,như có 2 người khác nhau trong thân này vậy ......và biết rất rõ là cái xác mình đang bị bệnh đau đớn lắm ,nhưng mình thấy khg đau ,và niềm an lạc trào dâng ,1 cảm giác rất vui ,1 niềm vui khg tả nổi .....cái vui mà từ nhỏ tới giờ khg thể nào có được .....cảm giác như mình đang ở cõi trời nào đó ,nó vui dữ lắm ,khg biết diễn tả sao nữa .....CN được 2 ngày thì mất , đến giờ thì tu hoài mà khg có lại được ......Sư Phụ bảo : phải bỏ luôn cái vui đó ,tu làm sao mà thấy tâm rỗng không ,thì mới tu đúng .....tu sao mà buông càng nhiều càng tốt ,buông cho tới khg còn gì để mà buông thì mới đạt Đạo ngay trong đời thường đầy đau khổ này . CN cũng rất may mắn gặp được vài vị Sư Phụ rất giỏi và rất tốt ,chỉ dạy CN rất tận tình .... nhờ vậy mà CN buông bỏ rất nhiều ,nhiều tật xấu cũng buông luôn .....CN có 2 vị SP ,người thì ngọt ngào ,nhỏ nhẹ chỉ dạy lắm .....còn ông SP kia thì chê mình thẳng cẳng , mới đầu chưa biết ý ,CN sùng dễ sợ ,nhưng sau này biết ý rồi ,bị SP chê là mình vuốt đuôi theo SP tự chê mình luôn .....riết rồi ông SP bảo : Thầy cũng bó tay với con luôn ,dạy con mà lo vuốt đuôi theo hoài .....SP đâu biết mình làm vậy cho SP mắc cười nên khg  chê mình nữa .....phải mánh chút chớ ....)))  mà thật ra tại SP khó qúa thôi ,chứ mình thấy mình perfect lắm mà , 101 điểm luôn á .....sao cứ bị chê hoài vậy ta ????

 Còn ai muốn hết xui thì xin giúp xây Chùa đi nha ,bảo đảm là phước như Đông Hải ,thọ tựa Thái Sơn luôn á ......bỏ tiền ra chút đi  mà mình hết xui xẻo,hết bệnh hoạn  thì chắc cũng nên làm há các bạn  ?....


Thiền Viện Trúc Lâm chi nhánh ở Tiền Giang đang xây dựng

Các Thầy đang dự định xây lên 1 Thiền Viện lớn nhất ở Tiền Giang .


                    Thầy  Thích Thông Phương đang  trụ trì Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt mặc đồ màu nâu sậm  đến viếng thăm  khu đất đang xây dựng ở Tiền Giang ....




    Hiện tại  ở nơi này là Tiền giang đang  xây lên 1 thiền viện   , cần chi phí rất nhiều ,mà chủ trương của Hòa Thượng Thanh Từ là không cho đi quyên góp .....cho nên các Thầy trong thiền viện không biết làm sao mà xoay sở cho nổi  .CN thấy tội nghiệp qúa nên liều mạng đăng đại lên ,có ai quở phạt thì tìm CN nhé ...))). Mới ban đầu chỉ là 1 đám rừng đước và nước mênh mông ,vì những khu đất bằng phẳng gần chợ thì xin giấy phép chính quyền  khg cho  , cái con đê đó là các Thầy phải đổ đất lên cho có đường đi vào ,và muốn làm 1 con đường dài từ ngoài đường lộ vào tới trong phải tốn khoảng 100,000 đô .  Dân cư quanh vùng đó thì người nào cũng nghèo cháy túi , làm sao mà các Thầy lo cho xuể 1 công trình lớn như thế này ,thấy mà rầu ,  CN  đăng lên đây với hy vọng  có nhà hảo tâm ,tốt bụng nào muốn giúp đỡ  thì xin liên lạc qua email của CN: ngocnguyen0908@yahoo.com ,để CN có thể cho địa chỉ liên lạc trực tiếp với các Thầy .

 Hôm bửa CN có nghe được Thầy Thông Triết giảng trên Chùa Giác Lâm ,Thầy kể về sư tích của ông vua Lương Võ Đế . Sở dĩ ổng làm vua được là do tiền kiếp ổng là 1 người tiều phu đi đốn củi trong rừng ,1 hôm tình cờ đi ngang Chùa bị bỏ hoang trong lúc chiến tranh ,vào Chùa thấy nóc nhà ngay ở  trên đầu tượng Phật  lủng 1 lổ ,nắng rọi ngay cái đầu của tượng Phật . Động lòng trắc ẩn ,ông tiều phu ấy mới leo lên lợp mái  nhà ngay chổ lủng đó lại .....chỉ với 1 hành động nhỏ đó mà khi chết và tái sanh lại ,ông tiều phu đó được làm vua ,và là vua Lương Võ Đế ......vì thế những gì chúng ta làm hiện nay sẽ khg bao giờ bị mất , tiền bạc tài sản có thể bị mất mát hao hụt ,nhưng phước đức mình tạo sẽ theo mình như bóng với hình ,khg ai có thể giật lấy đi được .....
Như mình giúp đỡ xây dựng Chùa ,có nơi cho mọi người tu học ,ngộ Đạo thì phước đức của mình vô lượng ,vô biên .....mà đâu phải có 1 đời ,có thể là 5,6 đời sau nữa để lại cho con cháu của mình có chổ nơi tu tập ,cho chúng học nhiều việc lành ,thiện  ........CN nghe nhiều băng giảng là  khi mình giúp xây dựng 1 cái Chùa ,là trên cõi trời tự nhiên có 1 biệt thự lộng lẫy đang chờ mình lên đó hưởng .....cho nên công đức xây Chùa thật to lớn .

Theo như hình này nếu mình giúp đỡ xây con đường cho mọi người vào Chùa tu thì mình sẽ có phước gì nhỉ ?  Để đi hỏi lại mấy ông sư phụ xem ,hong dám nói ẩu ,sợ mang tội lắm  ....

Mái Chùa che chở hồn dân tộc 
Nếp sống muôn đời của tổ tông .



Sunday, February 19, 2012

Phiền não tham, sân, si

Đây là vòng hay vị trí trung tâm điều đình chỉ huy toàn bộ bức tranh. Trong tranh vẽ hình con gà (thỉnh thoảng vẽ hình bồ câu), rắn và heo. Ba con vật này chỉ huy và điều khiển cho bánh xe chuyển quay, nên nó là điểm trung tâm quan trọng.

Gà là tượng trưng lòng tham, tham đủ thứ, lòng tham vô đáy. Màu đỏ của lông gà trống dễ liên tưởng đến lửa tham nung nấu những ai ôm và nuôi lấy lòng tham. 

Hoặc vẽ bồ câu là chỉ cho tham ái, dễ yêu, thấy là vuốt ve, ngã ái nên những gì ngã thích thì tâm muốn vơ lấy để nhiễm, tăng trưởng lòng nhiễm, lòng thuận, mền mại, dễ chịu, hấp dẫn và ngọt lịm (giống mía lau), thế nên khó thoát, khó chịu ngóc đầu lên. 

Đức Phật dạy: Tham dục là một hố than hầm, người bịnh tưởng lầm là ấm áp sung sướng, nên đâm đầu vào.

Rắn là biểu hiện cho tâm sân giận. Khi chúng ta bực bội, khó chịu, tức giận, thù hằn thì mặt mày chúng ta xanh lét, không có chút máu, giống như màu xanh xám của da rắn vậy. Và cứ nuôi dưỡng lòng sân giận thì chúng ta sẽ đi đến trả thù, hãm hại người, giết người, giống như rắn sẽ mổ và cắn hại những ai xâm phạm chúng.

Tâm chúng ta nếu không biết ‘thiểu dục tri túc’, thì chúng ta ít khi nào hoan hỉ và vừa lòng với ai lắm. Việc gì cũng càm ràm và khó chịu. Đây cũng là một dạng chủng tử của sân giận, không hoan hỉ như Ca dao Việt Nam có câu: 

“Ở sao cho vừa lòng người 
Ở rộng người cười, ở hẹp người chê 
Cao chê giống ngỗng, thấp chê lùn. 
Mập chê béo trục béo tròn 
Gầy chê xương sống, xương sườn phơi ra.”

Sân hận mất bình an, nặng quá thì đi đến căm thù là chất liệu của địa ngục ở cả hiện tại và vị lai. Nguy hiểm của sân là kích thích thân miệng ý đi về đường ác. Sân làm bực bội là thọ ấm, dấy lên suy nghĩ là tưởng ấm, chuyển biến tâm địa là hành ấm, bản chất chủng tử của hành ấm là thức ấm, các tướng mạo hiện ra là sắc ấm. Thế là từ sân giận mà chuyển hoá đầy đủ cả năm ấm xí thịnh. Đây là một trong tám khổ. Và vì muốn thoát khỏi tám khổ này mà thái tử Sĩ Đạt Đa đã từ bỏ cuộc sống vinh hoa nơi cung điện để xuất gia học đạo.

Heo là biểu tượng của sự ít quan tâm đến sự sạch sẽ của tâm hồn. Thân thể nặng nề, màu da xám tối. 

Nếu thân mình nhơ bẩn liền đi tắm. Ngày mai lại mồ hôi cáu bẩn, lại đi tắm, như thế người này được coi là sạch sẽ. Đó là thân, còn tâm của chúng ta? Mỗi khi nói lỡ một câu sai, lỡ một hành động quấy, lỡ sân thì ta lại sám (rửa) hối (tiếc), sám hối là làm mới lại, là tắm rửa tâm đó, còn ngược lại là si, ít quan tâm đến tâm tư trong sáng; cứ để cho các phiền não, buồn phiền, ghen ghét, bực bội… nặng nề bao phủ. 

Đức Phật dạy cái khổ ngu si là đáng sợ hơn cả. Vì ngu si là mê muội, không biết tránh ác, làm lành để đến nỗi tự đọa đầy.


Chúng ta thấy ba con này cắn đuôi nhau. Gà ngậm đuôi rắn. Rắn ngậm đuôi heo. Heo ngậm đuôi gà nghĩa là ba độc tham, sân và si mật thiết dính liền nhau. Vì si mới tham, tham bị chướng ngại liền sân. Ngày đêm ba con này không ngừng hoạt động trong tâm, kích thích chúng ta tạo nghiệp để cảm luân chuyển chịu báo.

Trong kinh Pháp Cú [3] có dạy:

“Không lửa nào bằng tham, 
Không chấp nào bằng sân, 
Không lưới nào bằng si, 
Không sông nào bằng ái.”

Đức Phật với Phật tuệ biết được một trận mưa có bao nhiêu giọt. Nhưng vòng luân hồi đắng cay, biển khổ trầm luân của tham, sân, si và ái này, khổ nhiều quá gọi là biển khổ, không đếm được.

Cũng trong kinh Pháp Cú, Đức Phật dạy chúng ta điều phục tham dục và sân giận: 

“Khó nắm giữ giao động, 
Tâm phàm dục chi phối, 
Lành thay điều phục tâm, 
Tâm điều hưởng an lạc.” [4]

“Hận thù diệt hận thù,  
Đời này không thể có,  
Từ bi diệt hận thù,  
Là định luật thiên thu.” [5]

Cố Hoà Thượng Thiện Siêu đã viết trên tấm sáo hoành rằng:

“Một chút giận, hai chút tham,  
lận đận cả đời ri cũng khổ. 
Trăm điều lành, ngàn điều nhịn,  
thong dong tấc dạ rứa mà vui.”

Người ngu si thấy dưới lòng nước có trăng, lao đầu xuống mò kiếm. Nhọc sức luống uổng mà còn phải chịu cái khổ chết chìm. Chúng sanh từ lịch kiếp lầm nhận vọng tưởng phân biệt duyên theo sáu trần làm tâm. Suốt đời vất vả mưu cầu hạnh phúc hảo huyền, kết cuộc chẳng nắm bắt được gì. Tâm phan duyên nuôi ba độc tham sân si, đưa đến sát đạo dâm vọng để trầm nịch (chìm đắm) luân hồi, không biết bao giờ mới ngóc đầu ra.

Gió giác quan nếu không theo dõi sẽ gây bão tố tham sân si, nuôi gà rắn heo. Tham sân khiến miệng nói, thân làm sai quấy. Si mê thấy thiện ra ác, ác ra thiện. Ba thứ phiền não này vừa như lửa nung nấu, vừa như nước nhận chìm.

Chúng ta nghe lời Phật dùng hơi thở (thân niệm xứ, quán sổ tức) để trở về với chánh niệm, không bận lòng đến đối phương. Hành động xấu xa, lời nói độc ác, vừa nói đã tan theo bản chất vô thường của nó, vì cứ vơ lấy nghĩ ngợi nên mình tự đốt nhà mình. Chính sân hận của mình hại mình, nên tập mát mẻ. Tổ Huệ Khả xưa kia bị chặt tay mà không sân giận. Thân ta là đất nước gió lửa nên chẳng có nhục nào để nhẫn. Nhớ tâm từ để diệt trừ ác ý. Nhớ tâm bi để trừ tàn nhẫn. Nhớ tâm hỉ để trừ phiền hận. Nhớ tâm xả để trừ thù oán là các chủng loại họ hàng của con rắn.

Chúng ta thấy ba con gà, rắn và heo chạy trên màu xanh da trời là màu hư vọng. Tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến… là căn bản phiền não, là gốc của tái sanh, gốc của sanh tử luân hồi. Chúng ta nuôi ba con này trong lòng nên bồi đắp mãi cảnh luân hồi. Vị trí trung ương điều khiển bánh xe, là tạo hoá bày ra vũ trụ, nhưng thể chất là hư vọng, tỉnh là tan ngay. 

Ví dụ như chàng Dasá vốn là một công tử giàu có tham mê tửu sắc. Bên cạnh chàng biết bao là cung phi mỹ nữ. Một đêm đó, sau buổi yến tiệc tan, các công nương, kỹ nữ mỹ miều nằm lăn ra ngủ vì quá mệt. Các nàng tóc tai rối bù, xiêm y xốc xếch, nước miếng từ miệng chảy ra, miệng mớ nói lảm nhảm, phấn son loè loẹt… trông gớm ghiếc như những bóng ma. Chàng hoảng sợ chạy khỏi cung đình và đến quỳ sụp dưới chân Phật thưa rằng chàng muốn thoát khỏi địa ngục sống đó. Đức Phật diễn thuyết một bài pháp, sau đó Dasá liền tan lòng ái nhiễm, tâm không còn lợn cợn bợn nhơ của dục nhiễm sắc đẹp nữa mà trong sáng thanh tịnh như một tấm lụa trắng. Như vậy lòng ái  nhiễm là cái chợt đến và chợt đi, chớ không thật.

Hay tên giết người Vô Não đã rượt đuổi để chặt ngón tay Phật, cho đủ 100 ngón để dâng lên tà sư cầu khẩn được thần thông. Đức Phật vẫn đi từ từ, nhưng Vô Não chạy hoài đến mà bắt không kịp được Phật. Vô não la lên: “Này Cồ Đàm hãy dừng lại!” Đức Phật trả lời: “Ta đã dừng từ lâu rồi. Chỉ có ngươi là nên dừng lại thôi!”. Vô Não tỉnh ngộ về sự ‘đứng lại’ tức ‘đình chỉ ác tâm này’, và chàng quăng gươm xuống, xin quy y làm đệ tử Phật. Thế là tan lòng sát, bỏ con dao trong tâm. Như thế tâm ác cũng tan.

Chúng ta hàng ngày đang thương hay ủng hộ một vị nào đó nhưng khi biết người đó không đồng lòng, không trung thành, chung thủy, không tốt với mình… thì tự nhiên tình thương biến mất và bắt đầu lòng căm thù ghen ghét nổi lên.  Nếu gặp bạn lành khuyên nhắc hoặc nghe bài pháp, thì lòng căm thù, bực bội liền tan. 

Thế nên, tham sân si là cái không có mà chúng ta nhận là mình, chúng ta tạo nghiệp. Lồng mình vào nó khiến nó dựa vào mình mà bốc lên. Tỉnh thì thành không. Vâng theo Phật thì ra khỏi luân hồi, còn nuôi ba con này trong tâm thì chúng ta xây dựng bồi đắp mãi cảnh trầm luân không biết bao giờ mới cạn.

Ngài Huệ Khả bạch tổ Đạt Ma: “Tâm con không an. Xin ngài an tâm giùm con!” Tổ bảo: “Đem tâm ra đây ta an cho”. Ngài Huệ Khả quay lại tìm tâm hoài mà không thấy, mới biết bản lai không, nào có ai trói buộc mình. Tâm mình vốn không có con gà, rắn và heo.

Ngài A-nan trong kinh Lăng Nghiêm tìm tâm ở bảy chỗ [6] là tâm trong thân, ngoài thân, tâm núp sau con mắt, nhắm mắt thấy tối là tâm, hợp chỗ nào thì tâm có chỗ nấy, tâm ở giữa căn và trần, không dính vào đâu hết là tâm.[7]  Tìm ở bảy chỗ mà vẫn không thấy cái tâm yêu thích (yêu thích 32 tướng đẹp của Phật mà xuất gia) của A nan ở đâu? Vì vọng nên tìm hoài không được. Con bồ câu trên nền xanh dương. Thế cho nên tâm tham, sân và si vốn bản là hư vọng, là màu xanh hư vọng là vậy.

Đức Phật trong kinh Pháp Cú đã nói lên sự tịch lạc của việc tan tham ái (tức không nuôi con bồ câu nữa), đã thấy tham ái là vọng, là có thể làm chủ được mình như sau:

“Lang thang bao kiếp sống, 
Ta tìm nhưng chẳng gặp, 
Người xây dựng nhà này, 
Khổ thay sống luân hồi.”  [8]

“Ôi! người làm nhà kia, 
Nay ta đã thấy ngươi, 
Ngươi không làm nhà nữa, 
Rui mè ngươi bị gẫy, 
Kèo cột ngươi bị tan, 
Tâm ta đạt tịch diệt. 
Tham ái thảy tiêu vong”. [9]

Đức Phật xác chứng lại cho điều này khi ngài đang nhập hạ an cư tại Kausambi (sau chín năm giác ngộ). Có một gia đình bà-la-môn đang đi tìm phò mã cho cô con gái tiểu thư xinh đẹp. Ngày nọ, Đức Phật khất thực đi ngang. Ông Bà-la-môn thấy dung nghi 32 tướng  [10]của Đức Phật sáng ngời và đỉnh đạc khác thường, bèn mời vào cúng dường thanh trai. Sau đó ngỏ lời muốn Đức Phật ở lại đây làm phò mã. Nhưng Đức Phật từ chối bằng bài kệ như sau: 

“Đã nhận thấy ái dục, bất mãn và tham vọng, 
Ta không thích thú gì trong dục lạc của ái tình. 
Thể xác đầy ô trược này là chi? 
Ta chẳng bao giờ muốn sờ đến nó dù chỉ bằng chân.”
Thích Nữ Giới Hương