Sunday, April 1, 2012

Hãy tha thứ

Vào một buổi học, thầy giáo chúng tôi mang vào lớp rất nhiều túi nhựa và một bao khoai tây thật to.

Thầy chậm rãi giải thích với mọi người rằng, mỗi khi cảm thấy oán giận hoặc không muốn tha thứ lỗi lầm cho ai, hãy viết tên người đó lên một củ khoai tây rồi cho vào túi nhựa.

Chúng tôi thích thú viết tên những người không ưa hay ghét hận rồi cho vào túi. Chỉ một lúc sau, chiếc túi nào của chúng tôi... cũng đã căng nặng, đầy khoai tây. Thậm chí có người một túi không chứa hết khoai, phải thêm một túi nhỏ kèm theo.


Sau đó, thầy yêu cầu chúng tôi hãy mang theo bên mình túi khoai tây đó bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào trong thời gian một tuần lễ. Đến lớp thì mang vào chỗ ngồi, về nhà thì mang vào tận giường ngủ, thậm chí khi vui chơi với bạn bè cũng phải đem theo.

Chỉ sau một thời gian ngắn, chúng tôi đã bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và phiền toái vì lúc nào cũng có một túi khoai tây nặng nề kè kè bên cạnh.

Tình trạng này còn tệ hơn nữa khi những củ khoai tây bắt đầu thối rữa, rỉ nước.

Cuối cùng, chúng tôi quyết định xin thầy cho quẳng hết số khoai tây ấy đi và cảm thấy thật nhẹ nhàng, thoải mái trong lòng.

Lúc ấy, thầy giáo của chúng tôi mới từ tốn nói:

"Các em thấy không, lòng oán giận hay thù ghét người khác đã làm cho chúng ta thật nặng nề và khổ sở!

Càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ lấy gánh nặng khó chịu ấy mãi trong lòng.

Lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà đó còn là món quà tốt đẹp mỗi chúng ta dành tặng cho bản thân mình".

Thế mới biết trong cuộc sống có những điều không nên giữ trong lòng.

Cái gì bỏ qua được nên bỏ qua bạn nhé. (Tùy mức độ để mà rút kinh nghiệm)
Sưu tầm

Nghĩ về Nghiệp khi thân còn nặng nghiệp


Nếu phải đưa ra một định nghĩa thô, thì Nghiệp là sự tạo tác và tích hợp những hành vi (thân nghiệp), lời nói (khẩu nghiệp), ý nghĩ (ý nghiệp) của chúng ta mà nó làm ảnh hưởng đến chính mình, đến người khác và vạn vật quanh ta kể cả ở thế giới vô hình. Nói gọn theo cách khác, Nghiệp là sức mạnh của tiến trình đi từ nhân tới quả.
Nghiệp của hành động, lời nói thì quá rõ. Nhưng còn ý nghĩ? Ý nghĩ xét đến cùng, nó gây nghiệp nặng nhất, vì ta không nghe sờ nhìn thấy, nên nó an nhiên tung hoành trong đầu chúng ta mà không bị kiểm soát; cũng không mấy ai nhận thức được ý nghiệp là gốc rễ của tội lỗi để kiểm soát, chưa nói tới liệu kiểm soát được không. Có một vị thiền sư lỗi lạc từng ví, nếu não bộ chúng ta trổ một cửa sổ bằng kính trong suốt, để ai cũng nhìn thấy vô vàn những ý nghĩ của ta... thì người đó vì hổ thẹn mà quyết tu để diệt trừ những ý nghĩ xấu. Nhưng nghiệp là sự bí ẩn của mỗi cuộc đời. Mỗi đời người từ khi sinh thành cho tới ngày hoại diệt, đều theo vận hành của nghiệp. Tất thảy mọi hành động, lời nói và ý nghĩ sẽ được lưu lại trong nghiệp thức. Phước đức ở trong đó và tội lỗi cũng tại đó. Khỏi cãi khi chúng ta bước qua thế giới khác. Tên tội phạm có thể chối bay cả máy thăm dò nói dối hiện đại nhất, song khi hành động của hắn ta bị lọt vào một thước phim thì lập tức cúi mặt nhận tội. Người tu chân chính, họ không cần camera giám sát giao thông cũng dừng bước khi đèn đỏ bật lên. Camera “theo dõi” họ là sự tỉnh thức, chánh niệm. Mà khi ta tham dự vào cuộc sống trần tục, nếu không thật vững tâm (rồi mới vững trí), thì đụng vào đâu cũng dễ gây nghiệp. Không ít lần tôi bị oan. Cũng tức. Nhưng cố giấu. Vậy mà cuối cùng cũng đi tìm lời khuyên từ bạn đồng tu. Sợ người vu oan cho mình, mình im (nhận) vậy tức người ấy sẽ mang nghiệp, hay ngược lại, họ đã “ném” đức cho mình. Bạn đồng tu khuyên nên tác động sự cảm thông, niềm hòa ái đến người đó (qua ý nghĩ); việc này hơi lâu song rất hiệu quả ở chỗ, mình vừa nhận được đức, mà người vu oan cũng (ít nhất) không mất đức (đáng lẽ phải mất).
Lời nói là biểu hiện rõ thứ hai của sự gây tạo nghiệp. Hầu như hàng ngày, chúng ta đều gây nghiệp qua cái miệng. Chính vậy mới có pháp tu thanh tịnh khẩu nghiệp. Với những bậc gọi chung là trí thức, nguồn gốc của khẩu nghiệp là ganh tị với người khác, phát xuất từ tâm tật đố. Biểu hiện: nói xấu. Ai giàu hơn, tài hơn, đẹp hơn, quyền chức hơn... nói xấu, thậm chí muốn “nhổ” người ta khỏi mặt đất này. Tôi tiếp xúc với một người trong nhiều năm, nhận thấy hễ ngồi với ai đó ở đâu đó, không nói xấu thì không chịu nổi và rốt cục người đó phải tìm một ai đó để nói xấu. Phương cách phổ biến là, nếu muốn hơn một người, thay vì mình cao đối thủ cũng cao, thì phải moi móc đối thủ, phải hạ đối thủ, phải ghìm đạp đối thủ xuống để mình được cao thêm một bậc. Trong bàn nhậu, nói xấu người vắng mặt đã trở thành một niềm hứng khởi vô tận sau những lần cụng ly. Sự tiếp tay của những tràng cười rú lên tựa hồi còi chói óc ma rợn của con tàu nghiệp lực nặng nề chuyển bánh đến rất gần chúng ta trong cuộc hành trình tới địa phủ.
Hẳn sẽ là nghịch lý khi nói hành động gây nghiệp ít nhất so với ý nghĩ và lời nói. Khi ta tức giận một người, ta không dám đánh họ dẫu là cái tát nhẹ, trong lúc ta đi nói xấu người ấy hàng chục lần, và làm sản sinh ra nhiều ý nghĩ độc địa, nguyền cho người ta bị thế này thế nọ. Lời nói xấu từ A đến tai B, B truyền lại với C, D… Ở đây dĩ nhiên B và C sẽ nhận nghiệp (dẫu ít hơn A), còn A thì lãnh nghiệp “phần trăm” (%) theo số người truyền lại điều xấu mà nhân lên. Đôi lúc cùng một hành động song mức độ gây nghiệp hoàn toàn khác nhau. Ví dụ, tôi tới cơ quan bật điện để viết những dòng này, mức độ gây nghiệp sẽ nhẹ hơn nhiều là việc một sớm tới công sở tôi thấy đèn ở phòng đồng nghiệp sáng, nghĩ chiều qua bạn quên tắt; gặp, tôi hết sức ngỡ ngàng khi bạn tỉnh bơ: “Tối qua tới cơ quan lấy cuốn sách, tắt đèn đi ra thì tối quá”. Chỉ chưa đầy một phút ngợp bóng tối mà đồng nghiệp của tôi vô tư để đèn bỏ không suốt đêm. Nhiều thì hai ngàn đồng chứ mấy. Vấn đề không phải chỗ đó. Thái độ ấy nếu quy ra nghiệp, bạn chưa hẳn có khả năng trả. Bây giờ chùa nhiều, việc cúng dường trở thành mốt của một số đại gia. Thật ra phần lớn trong số họ là bỏ tiền ra để (cầu) mua sự bình an cho mình, mua sự giàu có thêm cho mình. Chúng ta thường đi ra đường và trở về nhà bằng sự nhẩm xem mình tiêu hết bao tiền (vô - ra) mà quên rà soát sau một ngày (chưa tính thời gian đêm ở nhà) chúng ta tích được nghiệp thiện gì so với tạo nghiệp ác; lời phước đức hay lỗ nghiệp chướng lòi ra ngay.
Đụng đâu cũng nghiệp. Xem ra cách tốt nhất là tích đức. Đừng nghĩ việc nhỏ thì nghiệp nhỏ. Hả hê với việc mình đã cúng dường bạc triệu, mà xem ra không chừng mỏng đức hơn người xới một chén cơm trân trọng mời người ăn mày đói khát.
Tôi rời quê, ra thành phố sống đã 7 năm. Cảnh thương tâm mà tôi gặp nhiều nhất là tai nạn giao thông. Từ nhà lên phố, có đoạn đường ngắn ngủi mà chứng kiến biết bao tai ương… Một người nằm sấp sát lề đường, trước chiếc xe tải… Mấy chục người vây quanh, ồn ã với: “Chở họ đi viện cái!”; “Còn thở kìa”; “Để nguyên hiện trường!”; “Sắp chết rồi còn chở đi đâu nữa”. Vì sao họ không có thói quen: Hễ có ai ngã xuống thì xốc đi viện ngay? Trong lúc không thiếu xe máy - loại phương tiện kịp thời nhất có thể cứu sống người bị nạn. Việc mà họ dễ dàng giúp đỡ nhất lúc đó là gọi tắc-xi. Rất nhiều, đúng vậy, rất nhiều chiếc tắc-xi quay đầu bỏ chạy khi cách hiện trường vài trăm mét. Cái chết càng tiến gần người bị nạn! Không phải tất cả, song đó là hiện tượng mang tính điển hình tại các vụ tai nạn giao thông nói riêng. Tôi lại lấy thí dụ: một người sắp chết đuối, không ai dám nhảy xuống cứu vì sợ Long vương bắt thế mạng. Ngược lại thì sao, trong cơn lũ năm 2004, một thanh niên người huyện Phú Lộc đã nhảy xuống dòng nước xiết cứu một lúc hai cô gái (sau này hai cô đều đòi làm vợ...). Bệnh là nghiệp. Nạn là nghiệp của mỗi người. Nhưng nếu cứ khoanh tay đứng nhìn người bệnh-nạn lại là sự biểu hiện rõ nét bản chất tâm người. 
Cũng với tai nạn giao thông. Tôi muốn nhắc tới trường hợp khác: Một cặp tình nhân khi được năn nỉ chở người bị nạn tới bệnh viện, cô gái đã thúc tay lia lịa vào chàng trai - chiếc xe máy rù ga. Thế là tình yêu của họ đã mang theo sự vô lương tâm và ngu xuẩn! Bỏ qua một cơ hội tích đức. Giả sử người yêu của cô lâm vào hoàn cảnh đó, cô không lạy lục người ta đưa tới bệnh viện cho nhanh, quả nhiên đó đích thị là chuyện lạ.
Để tạm kết thúc bài viết ngắn lạm bàn về vấn đề không có bến dừng này, tôi xin dẫn lời nhận xét của ông bạn: “Nhân tiện, anh cảm thấy em có một cái nghiệp hơi nặng. Có người có xu hướng đi tìm sự giản đơn, để được bình an. Có người lại vô tình hoặc cố ý làm cho đời sống mình rối ren hơn, xáo trộn và bất ổn hơn... Không biết có đúng, em là kiểu người thứ hai...”.
Bây giờ nhớ lại, đành soạn câu trả lời như sau: Người ta chỉ có thể xoay được mệnh khi sống tốt hơn, có ích hơn. Tôi mơ hồ cảm thấy mình đang cố vùng vẫy sống tốt hơn... Còn nghiệp thì không chỉ đơn giản là ở kiếp này mà còn tích lại từ kiếp trước, nên phải trả. Thậm chí, nếu trong một thời gian ngắn, thấy cuộc đời cứ suôn sẻ, hạnh phúc, nhiều niềm vui, không trả nghiệp là tôi thấy buồn buồn...
Nếu như tạo nghĩa cử đẹp mà mong được đáp trả, thì đấy đã là tiền trao cháo múc; nghiệp lành trả xứng đáng, đồng nghĩa với việc người ấy “trắng tay”. Khi là con người, hiển nhiên chúng ta đang mang nghiệp. Nói cách khác, trừ một số bậc giác ngộ theo nguyện đầu thai phàm trần để hóa độ, đã mang thân người là mang nghiệp. Nếu không tu tập để thoát khỏi luân hồi, chúng ta sẽ còn trả nghiệp ở kiếp sau sau nữa. Việc tích đức hàng ngày không hẳn chúng ta được hưởng quả lành tại kiếp này. Nghiệp vận hành tưởng chừng như “bất công” với con người trong đó có tôi. Nhân quả và Nghiệp báo vận hành xuyên suốt không gian và thời gian chính là cán cân diệu kỳ của vũ trụ.
NHỤY NGUYÊN
(theo GNO)

Thiền nhiều làm tăng chất xám


Các nhà khoa học cho biết việc thiền định sẽ giúp não hoạt động tốt hơn. Thiền vừa làm cho các bán cầu não hoạt động thường trực hơn, vừa khiến một số khu vực quan trọng ở não dày thêm.
Hình ảnh chụp não ở những người thiền định thường xuyên cho thấy khu vực vỏ não liên quan đến cảm nhận, nghe và nhìn cũng như các cảm nhận nội tâm hoạt động tốt hơn nhiều. Ngoài ra, việc thiền đều đặn sẽ ngăn chặn sự già đi của phần vỏ não phía trước.
"Điều thú vị nhất là thiền có thể làm tăng chất xám của bất kỳ ai", Jeremy Gray, thành viên nhóm nghiên cứu tại Đại học Yale (Mỹ), cho biết. "Những người tham gia nghiên cứu có công việc và gia đình. Họ chỉ thiền 40 phút mỗi ngày. Không nhất thiết cứ phải là nhà sư mới có thể làm điều đó".
(Theo LiveScience, Tia Sáng)

Bạn có phải là người tốt?



  
Đôi khi  chúng ta  cũng  cần quay lại nhìn lại mình tí xem mình là người thế nào ? Thay vì lo để ý nhìn vào khuyết điểm người khác các bạn nhỉ ?



Tất cả chúng ta đều thích nghĩ rằng mình thân thiện, có ích và được yêu mến. Nhưng thực tế thì sao? Bạn có thực sự hòa vào thế giới của mọi người một cách hạnh phúc như bạn nghĩ không?


Hãy làm bài trắc nghiệm sau đây để tìm ra câu trả lời!
1. Đó là ngày đầu tiên trở lại trường sau kỳ nghỉ hè và bạn nhận thấy nhân vật mới lạ trong lớp. Họ có vẻ ngượng ngùng và mất tự tin. Bạn làm gì?
A: Đi đến bên người ấy, mời họ ngồi, hỏi chuyện về họ và kể về những hoạt động đã diễn ra trong lớp, trong trường trước khi họ đến.
B: Chào, mỉm cười với họ và bắt chuyện nếu có cơ hội.
C: Để họ đến gần bạn, kết bạn là việc của họ. Bạn không thể làm điều đó thay họ được.
2. Bạn đang xếp hàng trong siêu thị. Cô nhân viên tính tiền rõ ràng là mới nhận việc và đang gặp chút vấn đề, khiến cho hàng người càng dài thêm. Bạn làm gì?
A: Đến sát quầy thu tiền, nói cô ấy ngồi xuống và thư giãn trong khi bạn dành thời gian còn lại trong ngày của mình để phục vụ các khách hàng.
B: Kiên nhẫn, ai chẳng có chút bỡ ngỡ, bối rối trong ngày đầu tiên đi làm.
C: Gõ gõ liên tục vào đồng hồ và gào lên: “Nào, nhanh tay lên chứ. Tôi không có cả ngày đợi đâu!” cho đến khi cô nhân viên phải bật khóc.
3. Một người bạn cũ đã đi xa từ lâu nhắn tin cho bạn. Bạn đã không gặp người đó nhiều năm nay. Bạn làm gì?
A: Xuất hiện trước cửa nhà người ấy với đầy những hoa và bóng bay để chào đón cuộc hội ngộ.
B: Gọi lại cho người ấy và hỏi thăm sức khỏe của họ.
C: Tròn mắt và nghĩ: “Gì thế này!” rồi xóa tin nhắn. Dù sao đi nữa bạn và người đó cũng chẳng có điểm gì chung cả.
4. Bà của bạn tặng bạn một món quà sinh nhật, nhưng bạn lại không thực sự thích món quà ấy lắm và cũng ít khi dùng đến nó. Bạn làm gì?
A: Gửi bức hình bạn đang hôn lên món quà và nói rằng bạn yêu thích món quà ấy rất nhiều, gần bằng tình yêu của bạn dành cho bà.
B: Gửi một tấm thiệp cảm ơn bà và quyết tâm đi mua sắm cùng bà trong dịp sinh nhật tới để bạn có thể gợi ý cho bà biết bạn thực sự muốn gì.
C: Dán tem lên gói quà và gửi trả lại với ghi chú chẳng vẻ thiết tha gì rằng: “Lần tới, bà nhớ hỏi cháu muốn gì thay vì mua cái thứ cũ kỹ này nhé,”
5. Bạn đang ở trong phòng vi tính của trường và chơi game. Bạn thấy có người đang chờ dùng máy để làm bài tập về nhà. Bạn cũng đã đạt được điểm cao nhất rồi. Bạn làm gì?
A: Mời người ấy ngồi xuống và cùng làm bài tập về nhà với họ.
B: Cố gắng nhanh nhất có thể để người ấy biết bạn sẽ nhường máy tính cho họ; bạn biết chờ đợi vốn chẳng phải chuyện gì dễ chịu mà.
C: Bạn nghĩ thầm: “Đồ xúi quẩy, làm mình lại thua” và coi như người ấy vô hình, tiếp tục chơi game, còn huýt sáo thật to cho đến khi người ấy bỏ đi.
6. Bạn đang dạo bước trên phố thì một phụ nữ lớn tuổi đi trước mặt bạn bị ngã vào vũng nước lớn. Bạn làm gì?
A: Đỡ người ấy dậy, đưa họ đi sơ cứu và sắp xếp thời gian sấy khô áo choàng của họ.
B: Đỡ họ dậy, xem họ có ổn không, rồi đi tiếp; họ có lẽ sẽ xấu hổ nữa nếu bạn cứ đứng đó.
C: Hỏi họ xem họ có thích không rồi bước đi tiếp và cười to.
BẠN ĐÃ LÀM GÌ?
Bạn là anh hùng của khu phố hay sắp bị đuổi ra khỏi cộng đồng vì sự thô lỗ của bạn? Đã đến lúc tìm ra câu trả lời...
Hầu hết là A: Không ai có thể phủ nhận bạn là một người tốt, nhưng đừng quá xông xáo mà khiến người khác có phần khó xử. Thêm nữa, nếu bạn quá thân thiện, người ta có thể coi thường bạn và lợi dụng bạn. Hãy nhớ dành chút thời gian nghỉ ngơi!
Hầu hết là B: Có vẻ như bạn đang làm rất tốt việc giữ thế cân bằng giữa là một người tốt và không phải là “tấm thảm lót sàn”. Bạn đủ chu đáo, ý tứ để người khác yêu quý bạn nhưng có chút gì chưa đủ nhiệt tình.
Hầu hết là C: Chà, bạn đúng là tia nắng mặt trời! Tự tin có thể là điều tốt, nhưng không khi nó trở thành kiêu ngạo. Nghe có vẻ sáo rỗng phải không? Nhưng hãy tự hỏi bản thân mình xem bạn muốn được đối xử như thế nào, từ đó cố gắng và làm điều tương tự với người khác.

 1