Tôn Sư Hải Triều Âm chuyên tu đã phát minh ra phương pháp quán « BA CÁI AI CÓ DÈ », một cách rất khoa học, để nhận rõ được :
6 trần là ảo ảnh, 6 thức là mê lầm
Giải thích phương pháp quán:
* SẮC TRẦN LÀ TRÒ CHƠI CỦA SÁNG TỐI :
1). Ta cứ tưởng ta thấy cái bình bông ở bên ngoài. Ai có dè ta đang thấy ở trong mắt ta. (Lầm về vị trí)
2). Ta cứ tưởng thấy được bình bông thật. Ai có dè ta chỉ thấy bóng ảnh ở trong mắt ta.
Do ánh sáng mặt trời chiếu đến bình bông rồi phản chiếu qua con ngươi vào thần kinh. Thị giác thần kinh y vào hai trần sáng và tối hiển lên hình ảnh bình bông. (Lầm về bản chất)
3). Ta cứ tưởng bóng hình này phản ảnh trung thành cái bình bông. Ai có dè nó chỉ tùy duyên tuần nghiệp mà giả hiện.
Duyên : Ánh sáng. Ánh sáng khác đi thì hình ảnh cũng khác.
Tuần nghiệp: Mắt cua, mắt cá, mắt người ... mỗi loài con mắt khác nhau hiển lên những hình ảnh khác nhau. Vậy hình ảnh nào đúng với sự thật? (Lầm về hình tướng)
* THANH TRẦN LÀ TRÒ CHƠI CỦA ĐỘNG TĨNH :
1). Ta cứ tưởng ta nghe tiếng la từ miệng của cô A (ngoài). Ai có dè ta đang nghe trong tai ta.
2). Ta cứ tưởng nghe tiếng la từ miệng cô A đi vào tai là thật. Ai có dè ta chỉ lãnh nhận sự rung động của không khí.
Khi cô A động môi (nói) làm rung động không khí (tạo nên làn sóng âm ba), làn sóng âm ba này di chuyển đến tai, thần kinh thính giác y vào làn sóng âm ba mà biến ra âm thanh, chứ âm thanh là cái không hề có.
3). Ta cứ tưởng ta nghe rất đúng. Ai có dè nó chỉ tuỳ duyên tuần nghiệp mà giả hiện.
Duyên: Rung động không khí khác nhau thì các thứ tiếng cũng khác.
Tuần nghiệp: Tai người, tai chó, tai mèo, tai gà...mỗi loài nghe ra một thứ tiếng khác nhau tuy cùng một làn sóng âm ba.
* HƯƠNG TRẦN :
1). Ta cứ tưởng ta ngửi mùi thơm ở nước hoa (ngoài) . Ai có dè ta đang ngửi ở trong mũi ta.
2). Ta cứ tưởng ngửi được mùi thơm thật. Ai có dè mùi thơm chỉ là cảm giác do thần kinh khứu giác biến ra.
Khi mở lọ nước hoa, các phân tử mùi theo gió bay vào mũi, thần kinh khứu giác y vào phân tử này mà biến ra mùi thơm, chứ mùi thơm không hề có.
3). Ta cứ tưởng mùi thơm này phản ảnh trung thành với vật bên ngoài. Ai có dè nó chỉ tuỳ duyên tuần nghiệp mà giả hiện để phân biệt cảnh ngoài.
Duyên : Phân tử khác nhau thì mùi cũng khác nhau.
Tuần nghiệp : Mũi người, mũi chó, mũi mèo...mỗi loài ngửi ra một mùi tuy cùng một lọ nước hoa. Vậy mùi nào đúng sự thật?
* VỊ TRẦN :
1). Ta cứ tưởng ta nếm vị ngọt ở đường. Ai có dè ta đang nếm ở ngay lưỡi ta.
2). Ta cứ tưởng nếm được vị ngọt thật. Ai có dè vị ngọt chỉ là cảm giác do thần kinh vị giác biến ra.
Như cục đường để trên tay thì ta đâu có biết được vị ngọt. Khi đặt vào lưỡi, thần kinh vị giác y theo các phân tử của cục đường mà biến ra vị ngọt.
3). Ta cứ tưởng vị ngọt này phản ảnh trung thành sự thật. Ai có dè nó chỉ tùy duyên tuần nghiệp mà giả hiện để phân biệt cảnh ngoài.
Duyên : Chất của các vật khác nhau thì vị cũng khác nhau. Thí dụ : cục đường, trái chanh, viên thuốc...
Tuần nghiệp : Lưỡi người, lưỡi trâu, lưỡi bò .... do cấu tạo lưỡi của mỗi loài khác nhau nên vị hiển lên khác nhau. Vậy vị nào đúng sự thật?
* XÚC TRẦN :
1). Ta cứ tưởng ta biết cái mát ở gió. Ai có dè ta đang biết ở ngay làn da của ta.
2). Ta cứ tưởng ta biết được cái mát thật. Ai có dè cái mát chỉ là cảm giác do thần kinh xúc giác biến ra.
Khi gió chạm vào làn da, thần kinh xúc giác y vào sự tiếp xúc đó mà biến ra cảm giác mát. Đây chỉ là cảm giác thôi, chứ không hề có thật.
3). Ta cứ tưởng cảm giác này phản ảnh trung thành sự thật. Ai có dè nó chỉ tuỳ duyên tuần nghiệp mà giả hiện để phân biệt cảnh ngoài.
Duyên : Các vật xúc chạm khác nhau thì cảm giác cũng khác nhau.
Tuần nghiệp : Da người, da trâu, da cóc..... mỗi loài có cảm giác khác nhau tuy cùng tiếp xúc với một làn gió. Vậy cảm giác nào đúng sự thật?
Thọ lãnh năm trần sắc thanh hương vị xúc, cho là cảnh thật tức là Kiến Hoặc của phàm phu. Giác tỉnh được chỗ này là chứng quả Thánh Tu Đà Hoàn.
Ý thức bên trong theo Mạt Na chấp ngã, bên ngoài y Kiến Hoặc mà phán xét phân biệt gọi là Tư Hoặc. Hàng phục được Tư Hoặc chứng A La Hán.
Tôn Sư khuyên chúng ta phải miên mật quán Ba Cái Ai Có Dè để nhận ra cảnh trần là ẢO GIÁC
6 trần là ảo ảnh, 6 thức là mê lầm
Giải thích phương pháp quán:
* SẮC TRẦN LÀ TRÒ CHƠI CỦA SÁNG TỐI :
1). Ta cứ tưởng ta thấy cái bình bông ở bên ngoài. Ai có dè ta đang thấy ở trong mắt ta. (Lầm về vị trí)
2). Ta cứ tưởng thấy được bình bông thật. Ai có dè ta chỉ thấy bóng ảnh ở trong mắt ta.
Do ánh sáng mặt trời chiếu đến bình bông rồi phản chiếu qua con ngươi vào thần kinh. Thị giác thần kinh y vào hai trần sáng và tối hiển lên hình ảnh bình bông. (Lầm về bản chất)
3). Ta cứ tưởng bóng hình này phản ảnh trung thành cái bình bông. Ai có dè nó chỉ tùy duyên tuần nghiệp mà giả hiện.
Duyên : Ánh sáng. Ánh sáng khác đi thì hình ảnh cũng khác.
Tuần nghiệp: Mắt cua, mắt cá, mắt người ... mỗi loài con mắt khác nhau hiển lên những hình ảnh khác nhau. Vậy hình ảnh nào đúng với sự thật? (Lầm về hình tướng)
* THANH TRẦN LÀ TRÒ CHƠI CỦA ĐỘNG TĨNH :
1). Ta cứ tưởng ta nghe tiếng la từ miệng của cô A (ngoài). Ai có dè ta đang nghe trong tai ta.
2). Ta cứ tưởng nghe tiếng la từ miệng cô A đi vào tai là thật. Ai có dè ta chỉ lãnh nhận sự rung động của không khí.
Khi cô A động môi (nói) làm rung động không khí (tạo nên làn sóng âm ba), làn sóng âm ba này di chuyển đến tai, thần kinh thính giác y vào làn sóng âm ba mà biến ra âm thanh, chứ âm thanh là cái không hề có.
3). Ta cứ tưởng ta nghe rất đúng. Ai có dè nó chỉ tuỳ duyên tuần nghiệp mà giả hiện.
Duyên: Rung động không khí khác nhau thì các thứ tiếng cũng khác.
Tuần nghiệp: Tai người, tai chó, tai mèo, tai gà...mỗi loài nghe ra một thứ tiếng khác nhau tuy cùng một làn sóng âm ba.
* HƯƠNG TRẦN :
1). Ta cứ tưởng ta ngửi mùi thơm ở nước hoa (ngoài) . Ai có dè ta đang ngửi ở trong mũi ta.
2). Ta cứ tưởng ngửi được mùi thơm thật. Ai có dè mùi thơm chỉ là cảm giác do thần kinh khứu giác biến ra.
Khi mở lọ nước hoa, các phân tử mùi theo gió bay vào mũi, thần kinh khứu giác y vào phân tử này mà biến ra mùi thơm, chứ mùi thơm không hề có.
3). Ta cứ tưởng mùi thơm này phản ảnh trung thành với vật bên ngoài. Ai có dè nó chỉ tuỳ duyên tuần nghiệp mà giả hiện để phân biệt cảnh ngoài.
Duyên : Phân tử khác nhau thì mùi cũng khác nhau.
Tuần nghiệp : Mũi người, mũi chó, mũi mèo...mỗi loài ngửi ra một mùi tuy cùng một lọ nước hoa. Vậy mùi nào đúng sự thật?
* VỊ TRẦN :
1). Ta cứ tưởng ta nếm vị ngọt ở đường. Ai có dè ta đang nếm ở ngay lưỡi ta.
2). Ta cứ tưởng nếm được vị ngọt thật. Ai có dè vị ngọt chỉ là cảm giác do thần kinh vị giác biến ra.
Như cục đường để trên tay thì ta đâu có biết được vị ngọt. Khi đặt vào lưỡi, thần kinh vị giác y theo các phân tử của cục đường mà biến ra vị ngọt.
3). Ta cứ tưởng vị ngọt này phản ảnh trung thành sự thật. Ai có dè nó chỉ tùy duyên tuần nghiệp mà giả hiện để phân biệt cảnh ngoài.
Duyên : Chất của các vật khác nhau thì vị cũng khác nhau. Thí dụ : cục đường, trái chanh, viên thuốc...
Tuần nghiệp : Lưỡi người, lưỡi trâu, lưỡi bò .... do cấu tạo lưỡi của mỗi loài khác nhau nên vị hiển lên khác nhau. Vậy vị nào đúng sự thật?
* XÚC TRẦN :
1). Ta cứ tưởng ta biết cái mát ở gió. Ai có dè ta đang biết ở ngay làn da của ta.
2). Ta cứ tưởng ta biết được cái mát thật. Ai có dè cái mát chỉ là cảm giác do thần kinh xúc giác biến ra.
Khi gió chạm vào làn da, thần kinh xúc giác y vào sự tiếp xúc đó mà biến ra cảm giác mát. Đây chỉ là cảm giác thôi, chứ không hề có thật.
3). Ta cứ tưởng cảm giác này phản ảnh trung thành sự thật. Ai có dè nó chỉ tuỳ duyên tuần nghiệp mà giả hiện để phân biệt cảnh ngoài.
Duyên : Các vật xúc chạm khác nhau thì cảm giác cũng khác nhau.
Tuần nghiệp : Da người, da trâu, da cóc..... mỗi loài có cảm giác khác nhau tuy cùng tiếp xúc với một làn gió. Vậy cảm giác nào đúng sự thật?
Thọ lãnh năm trần sắc thanh hương vị xúc, cho là cảnh thật tức là Kiến Hoặc của phàm phu. Giác tỉnh được chỗ này là chứng quả Thánh Tu Đà Hoàn.
Ý thức bên trong theo Mạt Na chấp ngã, bên ngoài y Kiến Hoặc mà phán xét phân biệt gọi là Tư Hoặc. Hàng phục được Tư Hoặc chứng A La Hán.
Tôn Sư khuyên chúng ta phải miên mật quán Ba Cái Ai Có Dè để nhận ra cảnh trần là ẢO GIÁC
source: chuaduocsu.org
Sư Bà Hải Triều Âm giảng giải
(Đệ tử ghi lại)
Sư Bà Hải Triều Âm giảng giải
(Đệ tử ghi lại)