Saturday, April 21, 2012

Bạn phải làm gì khi phiền não (đau khổ ) xâm chiếm tâm hồn ?

 Bạn phải làm gì khi bị phiền não xâm chiếm ? Gọi phone cho người thân than thở ? Có thể là hết 1 chút ,nhưng những việc khg vui  mà cứ lập đi ,lập lại hoài  làm cho mình càng  đau khổ thêm . Sau đây là chút bí quyết để cho bạn giải tỏa những phiền muộn trong lòng ,và tìm lại sự tỉnh lặng  trong tâm hồn mình . 
    CN thấy những Việt Kiều ở nước ngoài  mình , vì thời tiết lạnh nhiều ,mình bị tù túng trong không gian nhỏ hẹp ở nhà cho nên khi có việc phiền não trong lòng thì khó mà giải tỏa ,cho nên  mình phải lập riêng 1 phòng thờ Phật , đó là chổ escape của mình khi  bị phiền não  . Khi gặp việc  gì khg vui ,CN hay vào phòng thờ Phật , thắp nhan  và đèn cầy thơm ,1 ít  hoa tươi và đẹp dâng cúng Phật ,ngồi tỉnh lặng khoảng 5 phút  nhìn tượng Ngài Quán Thế Âm  (hay  Phật  gì mà mình thích nhìn ) ,sau đó đem Kinh Phổ Môn ra tụng khoảng 1 tiếng , bảo đảm khg hết phiền não lại tìm CN ....)))) (money back guaranteed ...hehe ...)


Bài kinh này CN ráng tìm trên mạng nhưng không có ,cho nên ráng ngồi đánh máy lại ......Kinh này nếu trong nhà cửa bất an ,các bạn chịu khó tụng mỗi ngày đi ,rất linh nghiệm ,khi tụng mình phải đặt hết tâm trí vào mà tụng ,đừng có suy nghĩ  việc khác thì các bạn sẽ thấy sự mầu nhiệm của Kinh Phổ Môn này ......Tụnh kinh này sẽ có rất nhiều Ngài hộ pháp theo độ trong nhà cửa mình ,ai muốn theo hại mình cũng khg thể hại được ,các Ngài theo phù hộ những người trì tụng Kinh này lắm đó ,theo CN nghĩ vậy đó ,nếu khg tin các bạn thử xem có đúng khg ? CN thích tụng theo lôí văn trong này ,lời văn nghe rất dần ,nghe rất hay khi tụng lên .....


                                                             Khoá Lễ Cầu An

                                                                       Tán Phật
Thấy Phật tướng hảo
Xin nguyện chúng sanh
Thành tựu Phật thân
Chứng vô tướng Pháp


Án ,mâu ni,mâu ni ,tam mâu ni ,ta bà ha .( 3 lần )


Đấng Pháp Vương vô thượng ,
Ba cõi chẳng ai bằng,
Đạo sư khắp trời người ,
Cha lành chung bốn loài .
Quy y tròn một niệm ,
Dứt sạch nghiệp ba kỳ .
Xưng dương cùng tán thán,
Ức kiếp không cùng tận .
Phật chúng sanh tánh thường không tịch.
Đạo cảm thông không thể nghĩ bàn ,
Lưới đế châu ví đạo tràng ,
Mười phương Phật bảo hào quang sáng ngời .
Trước Phật đài thân con ảnh hiện ,
Cúi đầu xin đảnh lễ quy y .


Chí tâm Đảnh lễ :
- Nam mô Tận Hư Không Biến Pháp Giới Hóa,hiện Vị Lai Thập Phương Chư Phật ,Tôn Pháp ,Hiền ,Thánh Tăng Thường Trụ Tam Bảo .


Chí tâm Đảnh lễ :
-Nam Mô Ta Bà Giáo Chủ Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật ,Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật ,Đại Trí văn Thù Sư Lợi Bồ Tát ,Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát ,Hộ Pháp Chư Tôn Bồ Tát ,Đạo Tràng Hội Thượng Phật Bồ Tát Nhất Thiết Chư Hiền Thánh Tăng .


Chí tâm Đảnh lễ :
-Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi Tiếp Dẫn đạo Sư A Di Đà Phật ,Đại Bi Quán Thế âm Bồ Tát ,Đại Thế Chí Bồ Tát ,Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát ,Thanh tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát .


Chí tâm Đảnh lễ : 
-Nam Mô Đông Phương Tịnh Lưu Ly Thế Giới Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật ,Nhật Quang Biến Chiếu Bồ Tát ,Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ Tát ,Đông Phương Hải Hội Dược Sư Phật Bồ Tát ,Thanh Tịng Đại Hải Chúng Bồ Tát .


Chí tâm Đảnh lễ :
-Nam Mô Tây Thiên Đông Độ Việt  Nam Lịch Đại Nhất Thiết Chư Vị Tổ Sư .

Tán Hương
Lư trầm vừa đốt ,pháp giới thơm lừng .
Xa đưa hải hội Phật đều mừng
Đâu đâu cũng thấy cát tường vân .
Thành ý ân cần ,chư Phật hiện toàn thân .
Nam mô Hương Vân Cái Bồ Tát Ma Ha Tát .( 3 lần )

Chú Đại Bi

Nam Mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát .( 3 lần )


Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi tâm đà la ni:
Nam mô hắc ra đát na đá ra dạ da.
Nam mô A rị gia bà lô kiết đế, thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da,án tát bàn ra phạt duệ, sổ đát na đát tả.
Nam mô tất kiết lặt đóa y mông a rị đa, bà lô kiết đế thất Phật ra lăng đà bà.
Nam mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đá sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đá, na ma bà dà ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, cu lô cu lô kiết mông, đồ lô đồ lô, phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà la đà la, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra. Mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê y hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ, bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn trì, địa rị sắt ni na, ba dạ ma na ta bà ha. Tất đà dạ ta bà ha. Ma ha tất đà dạ ta bà ha. Tất đà du nghệ thất bàn ra dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì, ta bà ha. Ma ra na ra ta bà ha. Tất ra tăng a mục khư gia, ta bà ha. Ta bà ma ha, a tất đà dạ, ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ, ta bà ha. Ba đà ma kiết tất đà dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ, ta bà ha. Ma bà rị thắng kiết ra dạ, ta bà ha.
Nam mô hắc ra đát na, đá ra dạ da.
Nam mô a rị gia bà lô kiết đế, thước bàn ra dạ ta bà ha.
 "Án tất điện đô mạn đà ra bạt đà giạ, ta bà ha". (3 lần)
 Nam mô Thập Phương  thường trú Tam Bảo .(3 lần )

Lạy Đấng Tam Giới Tôn
Quy mạng mười phương Phật
Nay con phát nguyện rộng
Thọ trì Kinh Phổ Môn
Trên đền bốn ơn nặng
Dưới cứu khổ ba đường
Nếu có ai thấy nghe
Đều phát Bồ Đề Tâm
Hết một báo thân này
Sanh qua cõi Cực Lạc


Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. (3 lần)

KỆ KHAI KINH
Pháp Phật cao sâu rất nhiệm mầu 
Ngàn muôn ức kiếp dễ hay đâu 
Con nay nghe thấy xin vâng giữ 
Chân nghĩa Như Lai hiểu thật sâu.


Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. (3 lần)


NAM MÔ PHÁP HOA HỘI THƯỢNG PHẬT BỒ TÁT. (3 lần)

                       Kinh Diệu Pháp Liên Hoa

                                     PHẨM “QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT PHỔ MÔN” 



 Lúc bấy giờ, ngài Vô Tận Ý Bồ Tát liền từ chỗ ngồi đứng dậy trịch áo bày vai hữu, chắp tay hướng Phật mà bạch rằng : “ThưaThế Tôn ! Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát do nhơn duyên gì mà tên là Quán Thế Âm ?”.
Phật bảo ngài Vô Tận Ý Bồ Tát : “Thiện nam tử ! Nếu có vô lượng trăm nghìn muôn ức chúng sanh chịu các khổ não, nghe Quán Thế Âm Bồ Tát này một lòng xưng danh, Quán Thế Âm Bồ Tát tức thời xem xét tiếng tăm kia, đều đặng giải thoát”.
Nếu có người trì danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát này, dầu vào trong lửa lớn, lửa chẳng cháy đặng, vì do sức oai thần của Bồ Tát này vậy.
Nếu bị nước lớn làm trôi, xưng danh hiệu Bồ Tát này liền đặng chỗ cạn.
Nếu có trăm nghìn muôn ức chúng sanh vì tìm vàng, bạc, lưu ly, xà cừ, mã não, san hô, hổ phách, chơn châu các thứ báu, nên vào trong biển lớn, giả sử gió lớn thổi ghe thuyền của kia trôi tấp nơi nước quỉ La Sát, trong đó nếu có nhẫn đến một người xưng danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, thời các người đó đều đặng thoát khỏi nạn quỉ La Sát. Do nhơn duyên đó mà tên là Quán Thế Âm.
02.─ Nếu lại có người sắp sẽ bị hại, xưng danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, thời dao gậy của người cầm liền gãy từng khúc, mà đặng giải thoát.
Nếu quỉ Dạ Xoa cùng La Sát đầy trong cõi tam thiên đại thiên muốn đến hại người, nghe người xưng hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, thời các quỉ dữ đó còn không có thể dùng mắt dữ mà nhìn người, huống lại làm hại đặng.
Dầu lại có người hoặc có tội, hoặc không  tội, gông cùm xiềng xích trói buộc nơi thân, xưng danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, thảy đều đứt rã, liền đặng thoát khỏi.
Nếu kẻ oán tặc đầy trong cõi tam thiên đại thiên, có một vị thương chủ dắt các người buôn đem theo nhiều của báu, trải qua nơi đường hiểm trở, trong đó có một người xướng rằng : “Các thiện nam tử ! Chớ nên sợ sệt, các ông nên phải một lòng xưng danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, vị Bồ Tát đó hay đem pháp vô úy thí cho chúng sanh, các ông nếu xưng danh hiệu thời sẽ đặng thoát khỏi oán tặc này”.
Các người buôn nghe rồi, đều lên tiếng xưng rằng : “Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát !”, vì xưng danh hiệu Bồ Tát nên liền đặng thoát khỏi.
Vô Tận Ý ! Quán Thế Âm đại Bồ Tát sức oai thần cao lớn như thế.
03.─ Nếu có chúng sanh nào nhiều lòng dâm dục, thường cung kính niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, liền đặng ly dục.
Nếu người nhiều giận hờn, thường cung kính niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, liền đặng lìa lòng giận.
Nếu người nhiều ngu si, thường cung kính niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, liền đặng lìa ngu si.
Vô Tận Ý ! Quán Thế Âm Bồ Tát có những sức oai thần lớn, nhiều lợi ích như thế, cho nên chúng sanh thường phải một lòng tưởng nhớ.
Nếu có người nữ, giả sử muốn cầu con trai, lễ lạy cúng dường Quán Thế Âm Bồ Tát, liền sanh con trai phước đức trí huệ ; Giả sử muốn cầu con gái, bèn sanh con gái có tướng xinh đẹp, trước đã trồng cội phước đức, mọi người đều kính mến.
Vô Tận Ý ! Quán Thế Âm Bồ Tát có sức oai thần như thế.
04.─ Nếu có chúng sanh cung kính lễ lạy Quán Thế Âm Bồ Tát, thời phước đức chẳng luống mất. Cho nên chúng sanh đều phải thọ trì danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát.
Vô Tận Ý ! Nếu có người thọ trì danh tự của sáu mươi hai ức hằng hà sa Bồ Tát, lại trọn đời cúng dường đồ ăn uống, y phục, giường nằm, thuốc thang, ý ông nghĩ sao ? Công đức của người thiện nam tử, thiện nữ nhơn đó có nhiều chăng ?”.
Vô Tận Ý thưa : “Bạch Thế Tôn ! Rất nhiều”. Phật nói : “Nếu lại có người thọ trì danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, nhẫn đến một thời lễ lạy cúng dường, thời phước của hai người đó bằng nhau không khác, trong trăm nghìn muôn ức kiếp không thể cùng tận.
Vô Tận Ý ! Thọ trì danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát đặng vô lượng vô biên phước đức lợi ích như thế.
05.─ Ngài Vô Tận Ý Bồ Tát bạch Phật rằng : “Thưa Thế Tôn ! Quán Thế Âm Bồ Tát dạo đi trong cõi Ta Bà như thế nào ? Nói pháp cho chúng sanh như thế nào ? Sức phương tiện việc đó như thế nào ?”.
Phật bảo Vô Tận Ý Bồ Tát : “Thiện nam tử ! Nếu có chúng sanh trong quốc độ nào đáng dùng thân Phật đặng độ thoát, thời Quán Thế Âm Bồ Tát liền hiện thân Phật mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Duyên Giác đặng độ thoát, liền hiện thân Duyên Giác mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Thanh Văn đặng độ thoát, liền hiện thân Thanh Văn mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Phạm Vương đặng độ thoát, liền hiện thân Phạm Vương mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Đế Thích đặng độ thoát, liền hiện thân Đế Thích mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Tự Tại Thiên đặng độ thoát, liền hiện thân Tự Tại Thiên mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Đại Tự Tại Thiên đặng độ thoát, liền hiện thân Đại Tự Tại Thiên mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Thiên Đại Tướng Quân đặng độ thoát, liền hiện thân Thiên Đại tướng Quân mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Tỳ Sa Môn đặng độ thoát, liền hiện thân Tỳ Sa Môn mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Tiểu Vương đặng độ thoát, liền hiện thân Tiểu Vương , mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Trưởng Giả đặng độ thoát, liền hiện thân Trưởng Giả mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Cư Sĩ đặng độ thoát, liền hiện thân Cư Sĩ mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Tể Quan đặng độ thoát, liền hiện thân Tể quan mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Bà La Môn đặng độ thoát, liền hiện thân Bà La Môn mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Tỳ Kheo, Tỳ Kheo ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di, đặng độ thoát, liền hiện thân Tỳ Kheo, Tỳ Kheo ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân đồng nam, đồng nữ đặng độ thoát, liền hiện thân đồng nam, đồng nữ mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Trời, Rồng, Dạ Xoa, Càn Thát Bà, A Tu La, Ca Lầu La, Khẩn Na La, Ma Hầu La Dà, nhơn cùng phi nhơn đặng độ thoát liền đều hiện ra mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Chấp Kim Cang thần đặng độ thoát, liền hiện thân Chấp Kim Cang thần mà vì đó nói pháp.
Vô Tận Ý ! Quán Thế Âm Bồ Tát đó thành tựu công đức như thế, dùng các thân hình, dạo đi trong các cõi nước để độ thoát chúng sanh, cho nên các ông phải một lòng cúng dường Quán Thế Âm Bồ Tát.
Quán Thế Âm đại Bồ Tát đó ở trong chỗ nạn gấp sợ sệt hay ban sự vô úy, cho nên cõi Ta Bà này đều gọi ngài là vị “Thí Vô Úy”.
06.─ Vô Tận Ý Bồ Tát bạch Phật : “Thưa Thế Tôn ! Con nay phải cúng dường Quán Thế Âm Bồ Tát”. Liền mở chuỗi ngọc bằng các châu báu nơi cổ giá trị trăm nghìn lượng vàng, đem trao cho ngài Quán Thế Âm mà nói rằng : “Xin ngài nhận chuỗi trân bảo pháp thí này”.
Khi ấy Quán Thế Âm Bồ Tát chẳng chịu nhận chuỗi. Ngài Vô Tận Ý lại thưa cùng Quán Thế Âm Bồ Tát rằng : “ Xin ngài vì thương chúng tôi mà nhận chuỗi ngọc này”.
Bấy giờ, Phật bảo ngài Quán Thế Âm Bồ Tát : “Ông nên thương Vô Tận Ý Bồ Tát này và hàng tứ chúng cùng Trời, Rồng, Dạ Xoa, Càn Thát Bà, A Tu La, Ca Lầu La, Khẩn Na La, Ma Hầu La Dà, nhơn và phi nhơn vv… mà nhận chuỗi ngọc đó”.
Tức thời Quán Thế Âm Bồ Tát thương hàng tứ chúng và Trời, Rồng, nhơn, phi nhơn vv… mà nhận chuỗi ngọc đó chia làm hai phần : Một phần dưng đức Thích Ca Mâu Ni Phật, một phần dưng tháp của Phật Đa Bảo.
─ Vô Tận Ý ! Quán Thế Âm Bồ Tát có sức thần tự tại như thế, dạo đi nơi cõi Ta Bà”.
Lúc đó ngài Vô Tận Ý Bồ Tát nói kệ hỏi Phật rằng :
07.─Thế Tôn đủ tướng tốt !
Con nay lại hỏi kia
Phật tử nhơn duyên gì
Tên là Quán Thế Âm !
Đấng đầy đủ tướng tốt
Kệ đáp Vô Tận Ý :
Ông nghe hạnh Quán Âm
Khéo ưng các nơi chỗ
Thệ rộng sâu như biển
Nhiều kiếp chẳng nghĩ bàn
Hầu nhiều nghìn ức Phật
Phát nguyện thanh tịnh lớn.
Ta vì ông lược nói
Nghe tên cùng thấy thân
Tâm niệm chẳng luống qua
Hay diệt khổ các cõi.
Giả sử sanh lòng hại
Xô rớt hầm lửa lớn
Do sức niệm Quán âm
Hầm lửa biến thành ao.
Hoặc trôi dạt biển lớn
Các nạn quỉ, cá, rồng
Do sức niệm Quán Âm
Sóng mòi chẳng chìm đặng.
Hoặc ở chót Tu Di
Bị người xô rớt xuống
Do sức niệm Quán Âm
Như mặt nhựt treo không.
Hoặc bị người dữ rượt
Rớt xuống núi Kim Cang
Do sức niêm Quán Âm
Chẳng tổn đến mẩy lông.
Hoặc gặp oán tặc vây
Đều cầm dao làm hại
Do sức niệm Quán Âm
Đều liền sanh lòng lành.
 Hoặc bị khổ nạn vua
Khi hành hình sắp chết
Do sức niệm Quán Âm
Dao liền gãy từng đoạn.
Hoặc tù cầm xiềng xích
Tay chân bị gông cùm
Do sức niệm Quán Âm
Tháo ra đặng giải thoát
Nguyền rủa các thuốc độc
Muốn hại đến thân đó
Do sức niệm Quán Âm
Trở lại nơi bổn nhơn (6)
Hoặc gặp La Sát dữ
Rồng độc các loài quỉ
Do sức niệm Quán âm
Liền đều không dám hại.
Hoặc thú dữ vây quanh
Nanh vuốt nhọn đáng sợ
Do sức niệm Quán Âm
Vội vàng bỏ chạy thẳng.
Rắn độc cùng bò cạp
Hơi độc khói lửa đốt
Do sức niệm Quán Âm
Theo tiếng tự bỏ đi.
Mây sấm nổ sét đánh
Tuông giá (7), xối mưa lớn
Do sức niệm Quán Âm
Liền đặng tiêu tan cả.
Chúng sanh bị khổ ách
Vô lượng khổ bức thân
Quán Âm sức trí diệu
Hay cứu khổ thế gian
Đầy đủ sức thần thông
Rộng tu trí phương tiện
Các cõi nước mười phương
Không cõi nào chẳng hiện.
Các loài trong đường dữ :
Địa ngục, quỉ, súc sanh
Sanh, già, bịnh, chết, khổ
Lần đều khiến dứt hết.
Chơn quán thanh tịnh quán
Trí huệ quán rộng lớn
Bi quán và từ quán,
Thường nguyện thường chiêm ngưỡng
Sáng thanh tịnh không nhơ
Huệ nhựt (8) phá các tối
Hay tiêu tai khói lửa
Khắp soi sáng thế gian.
Lòng bi răn như sấm
Ý từ diệu đường mây (9)
Xối mưa pháp cam lồ
Dứt trừ lửa phiền não (10)
Cãi kiện qua chỗ quan
Trong quân trận sợ sệt
Do sức niệm Quán Âm
Cừu oán đều lui tan.
Diệu Âm, Quán Thế Âm
Phạm âm, hải triều âm
Tiếng hơn thế gian kia,
Cho nên thường phải niệm.
Niệm niệm chớ sanh nghi
Quán Âm bực Tịnh Thánh
Nơi khổ não nạn chết
Hay vì làm nương cậy.
Đủ tất cả công đức
Mắt lành trông chúng sanh
Biển phước lớn không lường
Cho nên phải đảnh lễ.
08.─ Bấy giờ, ngài Trì Địa Bồ Tát liền từ chỗ ngồi đứng dậy đến trước Phật bạch rằng : “Thưa Thế Tôn ! Nếu có chúng sanh nào nghe phẩm Quán Thế Âm Bồ Tát đạo nghiệp tự tại, Phổ Môn thị hiện sức thần thông này, thời phải biết công đức người đó chẳng ít”.
Lúc Phật nói phẩm Phổ Môn này, trong chúng sanh có tám muôn bốn nghìn chúng sanh đều phát tâm vô đẳng đẳng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

Quán Thế Âm Bồ Tát tùy tâm chú 
Án ,đa lỵ đa lỵ ,đốt đa lỵ ,đốt đốt đa lỵ ta bà ha .(3 lần )

Thần Chú Lục Tự Đại Minh 
Án ma ni bát minh hồng .(Niệm nhiều ít tùy ý )


KINH TÂM YẾU BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA

Bồ-tát Quán Tự Tại thực hành sâu xa pháp Bát Nhã ba la mật đa. Ngài soi thấy 5 uẩn đều không, độ thoát hết thảy khổ ách.

Này Xá Lợi Tử! Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc. Sắc tức là không, không tức là sắc. Thọ, Tưởng, Hành, Thức cũng đều như thế.

Này Xá Lợi Tử! Tướng Không của mọi pháp không sanh không diệt, không nhơ không sạch, không thêm không bớt.

Cho nên trong Chân Không không có sắc, không có thọ tưởng hành thức. Không có mắt tai mũi lưỡi thân ý, không có sắc thanh hương vị xúc pháp, không có nhãn thức giới… cho đến không có ý thức giới. Không có vô minh cũng không có hết vô minh… cho đến không có già chết cũng không có hết già chết. Không có Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Không có trí tuệ cũng không chứng đắc. Bởi vì vô sở đắc.

Bồ-tát y Bát Nhã ba la mật đa nên tâm không quản ngại. Vì không quản ngại nên không sợ hãi, xa hẳn mộng tưởng điên đảo, đạt tới cứu cánh Niết-bàn.

Ba đời chư Phật y Bát Nhã ba la mật đa, nên được đạo quả vô thượng chánh đẳng chánh giác.

Cho nên biết Bát Nhã ba la mật đa là đại thần chú, là đại minh chú, là vô thượng chú, vô đẳng đẳng chú, trừ được hết thảy khổ, chân thật không hư.

Vì vậy nói chú Bát Nhã ba la mật đa : “Yết đế, yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề sa bà ha” (3 lần).

 Tán 

Đại sĩ Quán Thế Âm ,
Hiệu Nhĩ căn Viên thông .
Mười hai nguyện rộng sâu .
Biển khổ thả thuyền từ .
Phổ tế,tâm viên dung 
Khắp hiện thân vô cùng .
-Nam mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Linh Cảm Quán Thế Âm Bồ Tát .(3 lần )
-Nam mô Quán Thế  Âm Bồ Tát .(Nhiều ít tùy ý )

CHÍ TÂM ĐẢNH LỄ

1- Nam mô hiệu Viên Thông danh Tự Tại, Quán Âm Như Lai quảng phát hoằng thệ nguyện (1 lạy).

2- Nam mô nhất niệm tâm không quản ngại, Quán Âm Như Lai thường cư Nam hải nguyện (1 lạy).

3- Nam mô trụ Ta Bà u minh giới, Quán Âm Như Lai tầm thanh cứu khổ nguyện (1 lạy).

4- Nam mô hàng tà ma trừ yêu quái, Quán Âm Như Lai năng trừ nguy hiểm nguyện (1 lạy).

5- Nam mô bình thanh tịnh rủ cành dương, Quán Âm Như Lai cam lồ rửa tâm nguyện (1 lạy).

6- Nam mô đại từ bi năng hỷ xả, Quán Âm Như Lai thường hành bình đẳng nguyện (1 lạy).

7- Nam mô ngày đêm qua không tổn hại, Quán Âm Như Lai diệt ba đường khổ nguyện (1 lạy).

8- Nam mô hướng núi Nam chăm lễ bái, Quán Âm Như Lai gông cùm giải thoát nguyện (1 lạy).

9- Nam mô tạo pháp thuyền qua biển khổ, Quán Âm Như Lai độ tận chúng sanh nguyện (1 lạy).

10- Nam mô trước tràng phan sau bảo cái, Quán Âm Như Lai tiếp dẫn Tây phương nguyện (1 lạy).

11- Nam mô Vô Lượng Thọ Phật cảnh giới, Quán Âm Như Lai Di Đà thọ ký nguyện (1 lạy).

12- Nam mô đoan nghiêm thân ai sánh kịp, Quán Âm Như Lai viên tròn mười hai nguyện (1 lạy).

TAM TỰ QUY

– Tự quy y Phật, xin nguyện chúng sanh hiểu rõ đạo lớn, phát tâm Bồ-đề.

– Tự quy y Pháp, xin nguyện chúng sanh vào sâu kinh tạng, trí tuệ như biển.

– Tự quy y Tăng, xin nguyện chúng sanh thống lý đại chúng, hết thảy không ngại.

                                 

                                   SÁM CẦU AN 
Con quỳ lạy Phật chứng minh.
Hai hàng Phật tử tụng kinh cầu nguyền.
Cầu cho thí chủ hiện tiền.
Nội gia quyến thuộc bình yên điều hòa.
Thọ trường hưởng phước nhàn ca.
Phổ Môn kinh tụng trong nhà thảnh thơi.
Quan Âm phò hộ vui chơi.
Mười hai câu nguyện độ đời nên danh.
Thiện nam tín nữ lòng thành.
Ăn chay niệm Phật làm lành vái van.

Quan Âm xem xét thế gian.
Rước người chìm nổi mười phương phiêu trầm.
Mau mau niệm Phật Quan Âm.
Tai qua nạn khỏi định tâm sáng lòa.

Đương cơn lửa cháy đốt ta.
Niệm danh Bồ Tát hóa ra sen vàng.
Gió Đông đi biển chìm thuyền.
Niệm danh Bồ Tát sóng tan hết liền.

Tà ma quỷ báo khùng điên.
Niệm danh Bồ Tát mạnh liền khôn ngoan.

Vào rừng cọp rắn nghinh ngang.
Niệm danh Bồ Tát nó càng chạy xa.
Tội tù ngục tối khảo tra.
Quan Âm tưởng niệm thả ra nhẹ nhàng.

Bị trù bị ếm mê mang.
Quan Âm niệm niệm vái van tịnh bình.
Quan Âm thọ ký làm tin.
Tùy duyên thuyết pháp độ mình hết mê.
Nương theo Bồ Tát trở về.
Thấy mình ngồi gốc Bồ Đề giống in.
Tay cầm bầu nước tịnh bình.
Tay cầm nhành liễu quang minh thân vàng.
Cam lồ rước khắp thế gian.
Tốt tươi mát mẻ mười phương thanh nhàn.
Quan Âm cứu hết tai nàn.
Độ đời an lạc mười phương thái bình.
Quan Âm điểm đạo độ mình.
Quan Âm Bồ Tát chứng minh độ đời.

NAM MÔ ĐẠI TỪ ĐẠI BI LINH CẢM ỨNG QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT 

                      

                                                     Sám Phát Nguyện 

Ðệ tử chúng con từ vô thỉ
Gây bao tội-ác bởi lầm mê,
Ðắm trong sanh-tử đã bao lần,
Nay đến trước đài Vô-thượng giác:
Biển trần khổ lâu đời luân-lạc.
Với sanh-linh vô số điêu tàn,
Sống u hoài trong kiếp lầm than,
Con lạc lõng không nhìn phương hướng,
Ðàn con dại, từ lâu vất vưởng,
Hôm nay trông thấy đạo huy hoàng,
Xin hướng về núp bóng từ quang,
Lạy Phật-Tổ soi đường dẫn bước,
Bao tội khổ trong đường ác trược,
Vì tham, sân, si, mạn gây nên,
Con  hôm nay giữ trọn lời nguyền.
Xin sám-hối để lòng thanh thoát.
Trí-tuệ quang-minh như nhựt nguyệt
Từ-bi vô-lượng cứu quần-sanh,
Ôi! Từ lâu ba chốn ngục hình,
Giam giữ mãi con nguyền ra khỏi,
Theo gót Ngài vượt qua khổ ải,
Nương thuyền từ vượt bể ái hà,
Nhớ lời Ngài: "bờ giác không xa",
Hành thập thiện cho đời tươi sáng,
Bỏ việc ác cho đời quang-đảng,
Ðem phúc lành gieo rắc phàm nhân,
Lời ngọc vàng ghi mãi bên lòng,
Con nguyện được sống đời rộng rãi,
Con niệm Phật để lòng nhớ mãi,
Hình bóng người cứu khổ chúng-sanh
Ðể theo Ngài trên bước đường lành,
Chúng con khổ nguyện xin cứu khổ,
Chúng con khổ nguyện xin tự độ,
Những tham sân si mạn ngập trời.
Phá si mê trí-huệ sáng ngời,
Con nhớ đức Di Đà lạc quốc.
Hư Không kia quyết có ngày thay ,
Lòng thệ nguyện hàng ngày vâng giữ
Đệ tử và tất cả chúng sanh
Đồng phát nguyện Phật đạo viên thành 

Nguyện ngày an lành, đêm an lành,
Đêm ngày sáu thời đều an lành,
Tất cả các thời đều an lành,
Xin đấng Từ Bi thường gia hộ.

Nguyện ngày an lành, đêm an lành,
Đêm ngày sáu thời đều an lành,
Tất cả các thời đều an lành,
Xin nguyện Tam Bảo thường gia hộ.

Nguyện ngày an lành, đêm an lành,
Đêm ngày sáu thời đều an lành,
Tất cả các thời đều an lành,
Nguyện các Hộ Pháp thường ủng hộ.
  Nam-mô Tiêu Tai Giáng Cát Tường Bồ-tát Ma ha Tát     .( 3 lần )

Tiêu Tai Cát Tường Thần Chú :
Nam mô tam mãn đa mẫu đà nẫm. A bát ra để hạ đa xá ,ta nẵng nẫm. Ðát điệt tha. Án, khư khư, khư hê ,khư hê ,hồng hng, nhập phạ ra ,nhập phạ ra ,bát ra nhập phạ ra ,bát ra nhập phạ ra ,để sắt xá ,đ
ể sắt xá,sắc trí rị , sắc trí rị ,ta phấn tra,ta phấn tra ,phiến để ca. thất rị duệ ,ta bà ha. (3 lần )

Con xưa  đã tạo bao  nghiệp ác ,
Đều vì 3 độc  tham, sân, si.
Từ thân, miệng, ý phát  sanh ra.
Hết thảy con nay cầu  sám hối . ( 3 lần )

Nam Mô Cầu Sám Hối Bồ Tát Ma Ha Tát .(3 lần )

Thất Phật Diệt Tội Chơn Ngôn:

 Ly bà ly bà đế, cầu ha cầu ha đế, đà la ni đế, ni ha ra đế, tỳ lê nễ đế, ma ha dà đế, chơn lăng càn đế, ta bà ha. ( 3 lần )

Hồi Hướng

Tụng Kinh công đức thù thắng hạnh 
Vô biên thắng phước con hồi hướng ,   
Khắp nguyện trầm nịch bao chúng sanh 
Sớm về cõi Phật  Quang Vô Lượng
Nguyện tiêu ba chướng dứt phiền não
Nguyện được trí tuệ chơn minh liễu,
Nguyện khắp tội chướng đều tiêu trừ
Ðời đời thường hành Bồ Tát đạo.
Nguyện sanh Tây phương cõi Tịnh độ
Chín phẩm hoa sen là cha mẹ
Hoa nở thấy Phật chứng vô sanh
Bất thối Bồ Tát đồng bạn lữ.
Nguyện đem công đức nầy
Hướng về khắp tất cả
Ðệ tử và chúng sinh
Ðều trọn thành Phật đạo.

Tam Tự Quy


Tự quy y Phật, 
Xin nguyện chúng sanh,
Hiểu rõ đạo lớn,
Phát tâm Bồ Đề. (1 lạy)

Tự quy y Pháp, 
Xin nguyện chúng sanh, 
Vào sâu kinh tạng , 
Trí tuệ như biển. (1 lạy)

Tự quy y Tăng, 
Xin nguyện chúng sanh,
Thống lý đại chúng,
Hết thảy không ngại. (1 lạy)

Friday, April 20, 2012

Mẹ Hiền Quán Thế Âm : Nhạc Phật Giáo

THẾ GIAN VÔ THƯỜNG _ TT Thích Thông Phương


I. VÔ THƯỜNG LÀ MỘT CHÂN LÝ
Thứ nhất, nói đến vô thường, đó là một chân lý. Dù cho có Phật ra đời hay Phật không ra đời thì thế gian cũng là vô thường, vẫn luôn biến dịch không đứng một chỗ. Hiểu được thế thì cuộc sống của chúng ta bớt vướng mắc và cởi mở nhiều hơn. Lâu nay, Phật tử đã nghe, hiểu được thế gian là vô thường, nhưng nghe mà có luôn nhớ như vậy không?
Nghe thì nghe vô thường, nhưng gặp chuyện vô thường cũng buồn cũng khổ. Nên hôm nay đưa ra đề tài này để giúp Phật tử nhận sâu thêm đạo lý này, tức là đem Phật pháp vào cuộc sống thế gian luôn biến dịch thay đổi này.
Người xưa có câu nói “Thương hải tang điền” tức là biển cả có lúc sẽ biến thành ruộng dâu, ruộng dâu cũng có thể sẽ biến thành biển cả. Đúng là như vậy. Hiện nay, có nơi đã lấp biển thành đồng bằng. Quý Thầy vừa viếng thăm nước Hà Lan (Holland) thấy người ta cũng lấp biển thành đồng bằng làm nơi cư trú. Vậy nói biển cả biến thành nương dâu quá rõ ràng. Rồi cũng có những chỗ nương dâu biến thành biển cả. Như vậy, thế gian không hề đứng yên một chỗ hay dừng lại mà con người lại cứ luôn muốn nắm bắt nó đứng một chỗ, nên chúng ta khổ là vậy đó.
Ví dụ, ở đời ai sanh ra rồi cũng phải lớn lên, già rồi chết, đó là lẽ thường. Tất cả sự biến đổi trong thế gian này đều phải trải qua như vậy. Còn chúng ta thương mến ai thì muốn gặp hoài, không muốn rời không muốn mất, nên khi mất thì khổ. Là Phật tử chúng ta hiểu rõ định luật vô thường luôn chi phối tất cả, như có câu “không thể tắm hai lần trong một dòng sông”, tức là khi vừa tắm lên rồi trở xuống nữa thì dòng nước khác trên kia đổ xuống, không phải dòng nước lúc trước nữa rồi.
Trong đời sống hằng ngày cũng vậy, đi đâu cảnh đẹp thì chụp hình để giữ lại, mà có giữ được không? Thấy cảnh hay, cảnh đẹp muốn giữ lại cho lâu mà giữ không được. Bởi vì thế gian là luôn thay đổi.
Xưa, vua Trần Nhân Tông khi đi tu, Ngài lập ra phái Thiền Trúc Lâm nên gọi là Sơ Tổ Trúc Lâm. Trong bài kệ “Đăng Bảo Đài Sơn” tức là “Lên núi Bảo Đài” trong đó có câu:
                    Vạn sự thủy lưu thủy
                    Bách niên tâm ngữ tâm.
        Dịch:
                    Muôn việc nước trôi nước
                    Trăm năm lòng nhủ lòng.
Muôn việc trên đời này như nước trôi nước. Dòng nước này đẩy dòng nước khác, cứ đẩy tới, đẩy tới không dừng, cuộc đời cũng vậy cứ đi tới, đi tới thôi. Rồi “trăm năm lòng nhủ lòng”. Tâm mình luôn nhắc thầm với lòng của mình, sự đời nó luôn biến đổi. Thấy đúng lẽ thật như vậy thì sẽ bớt khổ, nhẹ khổ.
II. KHÉO SỐNG TÙY DUYÊN
Hiểu được ý nghĩa thế gian là vô thường rồi thì Phật tử khéo biết sống tùy duyên, vì tùy duyên nên không cố chấp sẽ bớt khổ rất nhiều. Người ta sở dĩ khổ vì cứ lo bám níu, cái gì qua rồi cố giữ lại, mà giữ không được tức là bất như ý thì khổ thôi.
Và nếu ai sống như vậy là sống với quá khứ mà quên hiện tại. Những người lớn tuổi lâu lâu ngồi nhớ lại một thời oanh liệt của mình rồi tiếc, rồi buồn, như vậy là quên mất cuộc sống hiện tại. Nếu người khéo biết tùy duyên thì cuộc sống trôi chảy, mới mẻ, cởi mở rất nhiều.
Xưa, trên tỉnh cao nguyên miền Đông Tây Tạng, có một ông lão vợ mất sớm nên sống với người con trai duy nhất trong lều đá. Suốt ngày ông không ngừng quay bánh xe cầu nguyện rồi đọc câu chú “Án ma ni bát di hồng”, đứa con trai thì yêu quí con ngựa duy nhất của nó.
Một hôm, con ngựa đi đâu mất, tìm mãi không thấy, mấy người hàng xóm thấy cảm thương cho ông. Vì ông chỉ có đứa con trai, và một con ngựa để giúp việc mà cũng mất nên họ giúp ông đi tìm. Tìm hoài không thấy, họ cảm than cho ông đã nghèo hẩm hiu lại gặp cảnh này nữa. Tuy vậy, ông cũng có tâm hiểu đạo nên bình thản nói với mọi người: “Các bạn thân mến, thôi cũng đừng than thở làm gì, cái đến cái đi với tôi, tôi đều thầm cảm tạ hết, cứ đợi đó đi rồi sẽ thấy”. Vài hôm sau con ngựa đó trở về, còn dẫn thêm một con ngựa hoang nữa theo, vậy là được thêm con ngựa thứ hai. Mấy người hàng xóm thấy vậy đến chia vui. Lúc trước thì chia buồn, giờ là chia vui, mừng ông có thêm con ngựa nữa. Nhưng ông vẫn bình thường quay bánh xe như mỗi ngày, và nói: “Tôi cũng hết lòng cảm tạ sự việc này, nhưng đâu biết được. Thôi thì hãy đợi! Rồi sẽ thấy nữa chứ tôi không vội mừng”. Khi mất ông không vội buồn, lúc được cũng không vội mừng, biết sống tùy duyên như vậy là đã bớt khổ rồi.
Vài tuần sau, đứa con trai thấy có thêm con ngựa nữa, mừng nên leo lên cỡi. Nào ngờ nó làø ngựa hoang chưa thuần nên nhảy loạn xạ làm anh té gãy chân. Lúc này hàng xóm mới đến chia buồn an ủi: “Mới đầu tưởng đâu là may, ngờ đâu nó làm con ông gãy chân, lại là đứa con duy nhất nên phải cực khổ lo cho con nữa”. Ông vẫn bình thản, nói: “Cảm tạ đức Quán Thế Âm. Dù sao con tôi vẫn còn ở bên tôi”.
Ông là cư sĩ mà hiểu lý vô thường như vậy nên đâu có buồn, nếu là chúng ta mà gặp trường hợp giống như ông lão chắc buồn lắm! Nhưng ông vẫn bình thản cảm tạ Bồ-tát Quán Thế Âm, vì đứa con này còn ở gần bên ông, chưa chết là vẫn còn may mắn. Chúng ta nhìn sự việc sáng suốt một chút thì mọi việc sẽ đổi thay.
Không lâu, có giặc xâm lăng đất nước, lệnh vua ban xuống bắt thanh niên đi chiến đấu ở biên thùy. Những người trai tráng trong làng đều vào quân ngũ, đứa con trai ông nhờ gãy chân nên được miễn. Hàng xóm lại đến chia vui. Ông hát một bài kệ tặng cho đứa con về đạo lý này, đây cũng là bài kệ cho chúng ta học luôn.
            Cuộc đời mãi quay nhanh,
            Lên xuống như bánh xe nước.
            Thân này đã hiện hữu bao lần, quay tròn vô tận,
            Thân này đã lấy hàng ngàn dạng hình khác nhau,
            Mỗi vạn hình lại hủy hoại, lại hình thành
            Như đất sét ướt thành hình trên bánh xe người thợ gốm.
Tức là cuộc đời cứ quay nhanh như bánh xe nước, quay đều quay đều như vậy. Thân này đã hiện hữu nơi đây nhiều vô tận, không biết bao nhiêu lần chứ không phải lần này. Nghĩa là trong cuộc luân hồi thân này sanh rồi diệt, sanh rồi diệt đến hôm nay là đã vô số lần rồi, giống như bánh xe, quay đều như vậy.
Cho nên, muôn vạn hình bị hủy hoại lại hình thành, chết rồi lại sanh như đất sét ướt làm thành bánh xe của người thợ gốm.
            “Cái thấp sẽ lên cao, cái cao sẽ xuống thấp.
            Rồi một ngày, cứ đợi đi
            Cái tối tăm sẽ sáng tỏ, người lắm của sẽ mất gia sản, mọi hình thái sẽ đổi thay”
Sự đời vô thường là như vậy đó, không có đứng yên một chỗ. Thấp cao, tối sáng luôn thay đổi với nhau.
Nó không tối tăm mãi, cũng như đêm rồi sẽ sáng, và người lắm của có lúc sẽ mất gia sản. Nhiều lúc lắm của bị tai nạn nào đó, như hỏa hoạn hay nước lụt v.v... rồi cũng mất, tức là mọi hình thái sẽ đổi thay và đổi thay v.v...
            “Trong trò nhảy múa vô tận của hai mặt nhị nguyên”.
Đây là cái trò chơi tương đối mà ông gọi là nhị nguyên.
            “Con ơi, nếu con là một đứa trẻ đặc biệt
            Người ta sẽ khám phá ra con thuộc một dòng tái sanh
            Và cho con vào tu viện với các Lạt-ma
            Nếu con khôn ngoan và ăn nói trôi chảy
            Người ta sẽ cho con làm việc văn phòng
            Và cột mình sau một cái bàn viết.
            Mỗi con ngựa tặng cho con một đống chuyện phải làm,
            Mỗi giàu sang chấm dứt bằng sự tranh chấp”.
Mỗi con ngựa tặng cho con một số chuyện phải làm tức là phải nuôi ngựa, phải lo cho nó cái này, cái kia v.v... một số việc. Còn mỗi giàu sang thì chấm dứt bằng sự tranh chấp. Giàu sang thì luôn tranh chấp với nhau.
            “Ai biết được, ngày mai nghiệp nào sẽ ào tới.
            Ngày hôm nay gieo gì, một kiếp nào nó sẽ chín,
            Sẽ gặt trọn vẹn, đó là điều chắc chắn.
            Vì thế, hãy tốt với mọi điều, vô tâm không phán đoán,
            Không tham cầu điều xấu ác,
            Tất cả thêm hay bớt, được hay thua, đều chỉ là ảo ảnh”.
Ngày mai này việc nào sẽ tới với mình chưa biết được. Hôm nay, mình gieo cái gì thì một kiếp nào đó nó sẽ chín, quả đó mình sẽ hưởng. Nay gieo nhân tốt lúc nào quả chín mình sẽ hưởng quả lành, nay gieo nhân xấu quả chín mình cũng sẽ hưởng quả đó; chưa biết chắc được thời gian nhưng rồi sẽ gặt hái đó là điều chắc chắn. Nên ông khuyên ngay đây hãy sống tốt với mọi điều. Muốn hưởng quả ngọt thì phải trồng cây ngọt, chứ trồng cây chua mà đòi hưởng quả ngọt thì đâu có. Tất cả thêm hay bớt, được hay thua đều chỉ là ảo ảnh, không phải bận tâm nhiều.
            “Đừng hy vọng cũng đừng sợ hãi con ơi!
            Đừng mong cầu và vì thế cũng chẳng thất vọng”.
Không mong cầu thì đâu có thất vọng. Sở dĩ có thất vọng là do mong cầu nhiều quá, mong cầu càng nhiều thì thất vọng càng lắm. Ít mong cầu thì ít thất vọng.
            “Chấp nhận tất cả, nó đến hay nó đi
            Và sống thuận theo lẽ trời lồng lộng.
            Hãy thật giản dị, chẳng lo âu
            Và sống thuận theo Phật tánh đang ở trong con,
            Và yên nghỉ trong niềm vui của tự tính.
            Con có thể bắn bầu trời bằng bao nhiêu mũi tên,
            Bao nhiêu cũng được con à!
            Nhưng chúng sẽ rơi trở lại xuống đất tất cả”.
Tức là mình bắn bao nhiêu mũi tên lên trời nó cũng sẽ rơi xuống. Ông khuyên nên chấp nhận tất cả. Nó đến hay nó đi đều bình thản không chối bỏ, sống thuận theo nhân quả. Bởi vì mình biết rõ mọi việc đều không phải tự nhiên đều có nhân có quả, nhân quả đến thì cứ tùy thuận theo rồi nó sẽ qua. Ông khuyên hãy sống thật giản dị chẳng lo âu, khéo thuận theo Phật tánh đang ở trong ta, sống trong niềm vui của tự tánh.
Vậy, Phật tử chúng ta đã rõ thế gian là vô thường luôn biến đổi, thì phải khéo sống tùy duyên, thuận theo Phật tánh trong chính mình, tức là tâm giác ngộ, tâm sáng suốt thì sẽ bớt khổ.
Rõ ràng cuộc đời là vô thường, luôn luôn biến đổi, tất cả mọi thứ trên đời này chỉ là tương đối, không hề có cái hoàn toàn tuyệt đối. Nhưng người ta ai cũng luôn muốn mọi việc hoàn hảo, muốn cái gì cũng luôn trọn vẹn. Vì muốn mà không được nên khổ. Hiểu vậy rồi chúng ta biết sống tùy duyên thì sẽ bớt khổ, còn muốn được hoàn toàn trọn vẹn khi nó không được thì sẽ bất như ý và khổ thôi!
Ví dụ hai vị huynh đệ chơi thân với nhau, thời gian lâu gặp lại người bạn cũ thì hết thân với mình rồi. Lúc ấy chúng ta giận tức, nghĩ là đã phản bội thế này thế kia. Người này nghĩ trong tâm là tình bạn trước sau phải trọn vẹn mà nay thay đổi nên buồn khổ. Cũng không có gì lạ! Đó là luật tương đối của thế gian. Tâm con người luôn biến đổi vô thường, tất cả đang sống trong mê lầm, sanh diệt và luôn đổi thay, khi thấy nó đổi thay thì cũng hiểu là lẽ thường thôi! Chính mình cũng vậy, tâm mình cũng vô thường. Khi mới tu nhiệt tình sẵn sàng bỏ hết để học đạo, nhưng có khi chừng năm, bảy năm thì yếu dần dần! Đó là do tâm vô thường nên thay đổi. Hiểu rồi khéo thuận theo nhân quả vô thường và sống với tâm sáng suốt của mình, sống với Phật tánh sẵn có nơi mình. Đó mới là cái không mất. Nếu ở đời biết khéo sống có đạo lý, khéo biết tùy duyên thì dù ở ngoài đời nhưng vẫn vui sống có đạo.
Như ông lão này, không vào chùa nhưng khéo biết ứng dụng Phật pháp vào trong thế gian nên gặp cảnh nào ông cũng vui hết. Được cũng vui, mất cũng vui, bình thản. Bài kệ Cư Trần Lạc Đạo của vua Trần Nhân Tông: “Ở đời vui đạo hãy tùy duyên”. Ở ngay thế gian mà biết đạo và vui với đạo, còn không biết thì sẽ khổ.
Có câu chuyện về một bà già, là mẹ của một vị thầy Tây Tạng. Bà không hiểu giáo lý nhiều, nhưng những gì đã hiểu, bà đều ứng dụng được vào cuộc sống và giúp đỡ những người xung quanh sống như vậy. Khi đó, có một bà hàng xóm chồng vừa chết nên buồn khổ khóc lóc, sang nhà vị thầy Lạt-ma để tìm chút an ủi nhưng thầy đi vắng và gặp bà mẹ. Nhân đó, bà an ủi rằng: “Con đau khổ như vậy cũng phải nhưng cũng không cần thiết, vì tất cả cái gì nó có sinh thành thì phải có tan rã, hoại diệt để trở về nguồn gốc của chúng. Không ai tránh khỏi cái chết, mọi sự đều vô thường, hiểu được như thế cũng là may mắn lắm”. Ý nói: Vì mọi sự đều vô thường, đã có sanh ra thì phải có chết, không ai tránh khỏi. Muốn nó không chết thì là khổ thôi! Đã không tránh khỏi thì sợ cũng không được, biết chắc như vậy, thì tùy duyên!
Lúc đó, người đàn bà cũng chưa hết buồn nên bà an ủi thêm: “Thôi khóc thì cứ khóc, cứ bứt tóc đi! Sau đó, con phải biết nghĩ lại và bớt buồn, đừng quên cái tâm trạng buồn khổ này nó cũng vô thường, nó không có thực thể, như mây như gió và nó cũng vơi đi như mọi thứ trên đời này. Ta là một bà già, đã từng buồn từng khổ, từng thấy nhiều người thân đến rồi đi, nên lời khuyên của ta cho con là: đừng mang vào lòng bất cứ cái gì cả”.
Bà khuyên rằng con buồn con khổ nhưng mà con cũng phải nghĩ lại để bớt buồn. Đúng là bà chưa phải là bậc thầy nhưng mà những lời nói của bà đúng là bậc thầy. Bà nói rằng cái tâm trạng buồn khổ của con cũng vô thường, có gì đâu! Buồn cách mấy đi nữa thì cũng chừng năm ba tháng, có buồn trên một năm đi nữa cũng phải bớt buồn. Có ai buồn hoài suốt đời không?
Tâm trạng cũng là vô thường, do chúng ta cố chấp nên thấy khổ. Nên bà nói nỗi buồn cũng như mây như gió, có lúc nó cũng vơi đi, khỏi phải lo nhiều. Rồi bà chứng minh cụ thể là ngay chính như bà, cũng đã từng mất cha, mất mẹ, mất người thân, gặp phải những cảnh đó cũng đã buồn cũng đã khổ rồi, nhưng chúng đến rồi chúng cũng đi.
Vì vậy, lời khuyên tóm tắt của bà đúng là điều chúng ta cần phải học: “Đừng mang vào lòng bất cứ cái gì” thì nhẹ nhàng, còn ôm vào lòng càng nhiều thì càng khổ. Không nên ôm chặt vào nhiều vì nó đến rồi nó sẽ đi, biết vậy thì nhẹ nhàng lắm. Còn cố chấp thì sẽ khổ, đơn giản. Ai khéo ứng dụng sống được như vậy, thì đời mình là sẽ bớt khổ rất nhiều. Bao nhiêu đó có thể tu hết cuộc đời này cũng tương đối đủ rồi: “Đừng đem vào lòng bất cứ gì hết thì đâu có phiền não”. Kiểm lại xem có đúng vậy không?
Sở dĩ có phiền não là tại đem vào lòng. Người ta mới nói hơi động một chút là đem vào lòng rồi phiền, còn sống với nghĩa này, người ta có nói nặng cũng không phiền não.
Có câu chuyện vui trong nhà thiền rất có ý nghĩa: Hai huynh đệ trong thiền viện đang đi trên đoạn đường, trời vừa mưa xong nên đường lầy lội, phải lội qua một con suối cạn. Ngay lúc đó có một cô gái trẻ khoác bộ kimono rất đẹp phải đi ngang qua suối. Nhưng mặc kiểu này thì làm sao đi qua suối? Thầy sư huynh thấy vậy phát tâm từ bi: “Này cô bé! Lại đây ta đưa qua cho”. Nói rồi sư huynh bồng cô gái qua bên kia suối đặt lên bờ, xong đi tiếp về chùa. Người sư đệ thấy cảnh đó nên khó chịu. Từ đó, trên đường về sư đệ không vui, không khí nặng nề. Gần đến chùa, như chịu hết nổi thầy mới lên tiếng: “Hôm nay, huynh làm kỳ quá!”. Sư huynh hỏi: “Kỳ là sao?”. Sư đệ: “Người tu hành không được đụng nữ nhân mà sao huynh bồng cô gái kia qua suối vậy?”. Người sư huynh nói: “Ta đưa cô gái qua bờ suối đặt xuống đó rồi, còn sư đệ lại bồng về tới chùa làm gì ?”.
Đó là câu chuyện nhà thiền, người sư huynh làm một cách vô tâm, còn ông sư đệ thì đưa vào lòng nên bực bội không vui. Tuy là câu chuyện vui nhưng mà chứa đầy đạo lý. Nhắc nhở người học đạo, học cái hạnh xả đó, để tâm luôn rỗng lặng, không vướng mắc.
Ví dụ như khi Phật tử ra chợ hoặc đi vô xưởng làm có ai đó nói cái gì hơi lỡ lời, xúc phạm đến mình thì mình buồn chút thôi. Ở đây không ai là thánh hết nên chỉ buồn một chút rồi đặt ở đó luôn, đi cho khỏe. Buồn chút trong chợ, trong sở rồi về nhà nhẹ nhàng. Còn không như vậy thì ôm về nhà, ôm vào trong phòng ngủ, ôm vào trên gối ngủ không được luôn thì khổ. Hiểu được ý nghĩa đó thì chúng ta sống rất nhẹ nhàng.
Nếu hiểu mọi sự vô thường khéo sống tùy duyên thì đó là thuốc hay cứu khổ thế gian. Nên người Phật tử học đạo cũng giống như người bệnh, còn Phật thuyết pháp như là thuốc. Người bệnh muốn hết bệnh thì phải uống thuốc. Chứ cho thuốc mà không uống, ngồi đó đọc công thức thuốc này, thuốc kia hay cũng không hết bệnh.
Dù cho học giáo lý của Phật nhiều, nghe vô thường cũng đầy tai nhưng gặp vô thường đến cũng ôm vào. Cho nên, học Phật là học uống thuốc, học giáo pháp rồi thì phải tiêu hóa giáo pháp, mới có lợi ích thiết thực.
III. QUÍ TIẾC THỜI GIAN
Hiểu rõ ý nghĩa và ứng dụng lời Phật dạy về lý vô thường vào cuộc sống, thấy rõ là học vô thường không phải để chúng ta chán đời, bi quan không muốn làm gì hết, nhiều người học đạo rồi hiểu lầm, nghi ngờ như vậy.
Trước đây, cũng có nhiều người hỏi đạo Phật nói cái gì cũng vô thường, khiến mọi người chán đời thì sao? Vì biết rõ cái gì cũng vô thường thì đâu cần làm việc cho tốn công. Nghĩ như vậy rồi chán đời, yếu đuối, đó là hiểu lầm.
Phật chỉ cho biết vô thường có nghĩa là mọi việc qua rồi thì không thể kéo lại, nên thời gian hiện có ở đây rất là quí báu, phải trân trọng. Tức là không thể để qua suông, phải sống cho thật đúng ý nghĩa, biết quí hiện tại. Không thể nói vô thường thì không cần làm gì hết, rồi bỏ thời gian này qua suông, là phí cuộc đời. Cái duyên lành chúng ta đang có không dễ gì gặp lần thứ hai. Thế thì phải biết trân trọng, phải khéo phát triển không nên do dự.
Hôm nay, nhờ có duyên lành được gần chùa học Phật pháp, chúng ta phải phát triển căn lành để đời sau tăng gấp rưỡi, gấp hai. Lỡ sau này sanh vào các loài khác thì sao? Đó là hiểu được ý nghĩa vô thường, không để duyên lành này trôi qua, rồi sau tìm lại không có. Rõ ràng người hiểu được ý nghĩa đó thì đời sống tích cực thêm chứ không tiêu cực.
Truyện cổ Ấn Độ, có một người mua miếng đất của người láng giềng, lại mua nhằm ngày chót của thời hoàng kim chuyển qua thời hắc ám. Sau khi mua xong, người này đào được cái hũ vàng trong miếng đất mới mua. Ông này có tâm tốt vội vàng đem trả lại cho người chủ. Ông nói: “Tôi mua đất của anh chứ không mua vàng, nên bây giờ tôi đem vàng trả cho anh”.
Người kia nói: “Tôi cũng mừng cho anh, khi bán đất là bán tất cả, tôi đâu nghĩ có vàng dưới đất. Bán là bán hết. Vậy đây là cái duyên may của anh, anh có quyền nhận”. Hai người cứ nhường qua nhường lại hoài, vì đây còn thời đại hoàng kim. Nhưng bây giờ đã sắp chuyển qua thời hắc ám, nên cả hai nói: “Thôi tối rồi để mai tính sau”. Ngờ đâu, tối mỗi người nằm suy nghĩ rồi thấy tiếc. Sáng hôm sau, ông mua đất nói: “Tôi về nghĩ lại rồi, anh nói đúng. Tôi đã mua đất thì ở đưới đất là của tôi, thôi tôi nhận”. Người bán đất nói: “Không phải vậy! Tối này tôi cũng nghĩ kỹ, đúng như lời anh nói hôm qua, anh chỉ mua đất, còn vàng là của tôi, thôi bây giờ tôi nhận vàng”. Hai bên cãi nhau, cuối cùng đưa ra tòa thành thù địch. Mới thấy sự vô thường của tâm tánh con người. Hôm qua quá đẹp, quá tốt, sáng hôm sau chuyển rồi.
Như thế, chúng ta thấy từ thân tâm đến hoàn cảnh bên ngoài đều biến đổi vô thường, nên gặp thời hoàng kim phải chộp lấy cơ hội làm ngay, gặp việc lành làm mau vì nếu không làm sẽ đổi ý.
Trong thời Phật cũng có câu chuyện: Hai vợ chồng anh đó rất nghèo chỉ có miếng vải khoác thân ngoài thôi. Hàng ngày, hai người phải thay nhau đi xin. Hễ người vợ khoác vải đi thì người chồng ở nhà, về đổi lại. Một hôm, người chồng gặp đệ tử Phật và phát tâm nghe pháp, nhờ duyên lành mới cảm được và muốn phát tâm cúng dường, nhưng nghèo quá đâu có gì để cúng nên về bàn với vợ: “Chắc kiếp trước vợ chồng mình đã tạo nghiệp xấu gì nên đời nay nghèo đói khổ sở. Thôi, mình chỉ có miếng vải này, nên phát tâm cúng dường tạo công đức, để đời sau không còn khổ nữa”.
Cô vợ nói: “Chúng ta chỉ có miếng vải này mà cúng dường làm sao mai đi xin ăn đây?”. Anh chồng nói: “Cúng dường là có phước thôi”. Bàn qua bàn lại, nhờ tâm mạnh mẽ cuối cùng cả hai quyết định cúng dường.
Lúc đó, có vị Tỳ-kheo đi khất thực ngang qua nhà, người chồng muốn cúng dường nên bò lại gần cửa sổ dâng miếng vải cho vị Tỳ-kheo đó. Dâng lên với cả lòng thành để cúng dường. Cúng dường xong, anh mới la lên: “Tôi thắng rồi! Tôi thắng rồi!”.
Đúng là anh đã thắng, thắng tâm niệm nghèo thiếu, ích kỷ của mình. Sau đó vị Tỳ-kheo này nghe anh la thế liền tìm hiểu và biết gia đình anh thật nghèo khổ nhưng tâm đạo mạnh mẽ đáng quí nên về thuật lại với Phật. Các vị Tỳ-kheo, nhà vua cùng nhiều vị thí chủ có mặt tại tinh xá nghe được đều cảm động. Nhà vua sai quân lính đem quần áo, vàng bạc đến tặng cho hai vợ chồng. Sau đó, hai vợ chồng cùng đến nghe Phật thuyết pháp và cùng chuyển hóa đời sống của họ trở nên tốt đẹp.
Đó là nhân quả hiện tiền. Khi gặp điều thiện, điều tốt thì phải chộp lấy thời cơ làm liền, nếu lúc đó mà đợi đến ngày hôm sau chắc khó cúng dường. Đây là điểm chúng ta cần học và ứng dụng vào cuộc sống.
Mỗi vị phải nhớ tất cả thế gian là vô thường, ngay cả thân và tâm của chúng ta cũng vô thường, đổi thay, không dừng một chỗ, cho nên gặp duyên lành tốt thì phải làm liền, không thì, duyên xấu ác sẽ dẫn đi. Chính trong kinh có dạy:
Hãy gấp rút làm việc thiện, hãy chế ngự điều dữ trong tâm, ai chậm tạo việc lành, sẽ ưa thích làm điều dữ” (Pháp Cú 116). Đức Phật dạy chúng ta như thế. Tức là mình chậm làm điều lành một chút thì điều dữ chen vào, nên phải chộp lấy thời cơ làm lành ngay thì sẽ bớt điều dữ. Hiểu vô thường rồi thì cuộc sống không tiêu cực, lại rất tích cực và lúc nào cũng phải sẵn sàng làm các việc lành trong khả năng.
Có một câu chuyện của vị tổ của Tông Tịnh Độ là ngài Thân Loan. Ngài là bậc tái sanh có chủng tử Phật pháp sâu dày. Do đời trước có tu nên khi sanh ra liền nhớ. Khi lên chín tuổi đến lễ hòa thượng Từ Trấn xin xuất gia.
Hòa Thượng hỏi: “Con còn nhỏ tuổi sao lại muốn xuất gia?”.
Ngài Thân Loan thưa: “Con còn nhỏ nhưng cha mẹ mất sớm, con không hiểu vì sao người ta nhất định phải chết, vì sao con lại phải xa lìa cha mẹ? Vì muốn tìm hiểu đạo lý này nên con xin xuất gia”.
Chúng ta thấy nhỏ tuổi mà trả lời thật hay? Đây là hảo tâm xuất gia đó.
Hòa thượng Từ Trấn bảo: “À tốt! Ta đã hiểu. Giờ Ta nhận con làm đệ tử nhưng trời sắp tối, thôi để sáng mai ta cạo tóc cho con”.
Ngài Thân Loan nghe vậy không chịu, thưa: “Bạch Thầy! Thầy bảo là sáng mai mới cạo tóc cho con nhưng tuổi con còn nhỏ, con không bảo đảm tâm xuất gia của con còn tới ngày mai không nữa; mà tuổi của Thầy lại cao, Thầy cũng không đảm bảo sáng mai Thầy có thể thức dậy để xuất gia cho con, nên xin Thầy xuất gia cho con ngay bây giờ”.
Ngài Từ Trấn nghe xong vỗ tay cười, rất hoan hỷ: “Đúng như vậy! Lời của con nói không sai, thôi bây giờ Ta sẽ cạo tóc cho con ngay.” Sau đó, Ngài tu và trở thành vị tổ của Tông Tịnh Độ.
Ngài Thân Loan đời trước cũng tu nên chủng tử sâu khi sanh ra nhớ lại sớm và hiểu, thấy đúng được lẽ vô thường. Mới chín tuổi mà Ngài biết nói thế, còn chúng ta biết nói vậy chưa?
Tuổi còn nhỏ mà Ngài quyết tâm xuất gia mạnh, lại còn nói là không biết có giữ được tới sáng mai không nên xin Thầy xuất gia ngay đi. Thứ hai là Thầy tuổi cũng đã cao, không biết có sống nổi tới ngày mai không? Rõ ràng đúng như vậy. Đó là lẽ vô thường.
Trước kia, có những vị thầy Tây Tạng buổi tối trước khi đi ngủ đều lau rửa sạch sẽ bình trà, tách trà, gói lại cẩn thận, bởi vì ngày mai sau khi ngủ dậy không chắc là sẽ dùng tách trà đó nữa. Nên các vị làm trước như thế xem như không nghĩ tới ngày mai. Hiểu vô thường đến như vậy, nên các ngài tu mau đắc đạo.
Nếu chúng ta được như các ngài thì chắc cũng tu mau đắc đạo, cũng bớt phiền não nữa. Mỗi khi có ai làm chúng ta phiền não thì nghĩ sao? À! chết tới nơi mà phiền não cái gì? Hít hơi thở vô không biết có thở ra không nữa thì còn gì mà phiền não. Nhờ vậy sẽ bớt phiền não. Còn nghĩ mình sống tới bảy tám chục năm thì có thời gian để phiền não.
Đối với nghĩa vô thường mà hiểu kỹ, hiểu sâu rồi chúng ta thấy an vui, giảm được phiền não rất nhiều. Mới thấy Phật pháp thiết thực, có giá trị và cao quí; bằng không khi nghe nói Phật pháp là Pháp bảo cao quí mà lâu nay không thấy nó “Bảo” ở chỗ nào? Khi hiểu kỹ, ứng dụng được vào cuộc sống thì niềm tin càng sâu, vững thêm.
IV. NGHĨA SÂU CỦA VÔ THƯỜNG
Từ trước đến đây chỉ nói về mặt vô thường giả tạm, nếu chúng ta khéo tiến thêm bước nữa tỏ ngộ được lẽ thật trong cái vô thường. Nói vô thường để giúp người tỏ ngộ được lẽ thật để vươn lên, để sống được với cái chân thật, chứ không phải nói vô thường rồi chỉ thấy vô thường tạm bợ, đó là ý nghĩa sâu của vô thường.
Lý vô thường không phải làm cho con người bi quan, khi rõ tất cả là vô thường thì chúng ta không mê lầm, sống trở lại nguồn gốc chân thật mà chúng ta đã bỏ quên. Tức là Phật tánh, là bản tâm, là lẽ thật nơi chính mình.
Nói tất cả chúng sanh đều có Phật tánh mà Phật tánh đó vô thường không chạm tới được. Chúng sanh bị vô thường chi phối nhưng cũng không mất Phật tánh, nên người khéo tu, giác ngộ được thì sẽ chuyển chúng sanh thành Phật.
Đức Phật, Bồ-tát, các vị Thánh Hiền, cũng từ chúng sanh giác ngộ mà thành. Khi còn mê thì là chúng sanh, khi giác ngộ rồi thì chuyển thành Phật. Phật cũng từ chúng sanh tiến lên, Bồ-tát, các vị A-la-hán, các vị Thánh Hiền cũng vậy. Vậy thì trong chúng sanh có cái phi chúng sanh, nên nói vô thường để chúng ta không lầm cái giả này, khéo sống trở về với chân lý giác ngộ đó.
Bài kệ dạy chúng của thiền sư Mãn Giác: “Xuân khứ bách hoa lạc, Xuân đáo bách hoa khai, Sự trục nhãn tiền quá, Lão tùng đầu thượng lai. Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, Đình tiền tạc dạ nhất chi mai” là nói lên điều này: Trong cái vô thường có cái chân thật.
Tức là Xuân đi thì trăm hoa rơi rụng, xuân đến trăm hoa đua nở, sự đời cứ trôi qua trước mắt như nước trôi, nước cứ trôi, trôi qua hết. Lâu lâu nhìn lại thì cái già nó đến trên đầu rồi, tóc đã bạc rồi.
Bài kệ nhắc rằng sự đời vô thường, từ hoàn cảnh bên ngoài cho đến bản thân đều bị vô thường biến đổi. Nhưng tại sao không nói xuân đến trước mà lại nói xuân đi trước? Thường người ta nói đến rồi mới đi, có đến mới có đi, xuân đến hoa nở, xuân đi hoa tàn, có nở có tàn. Ở đây, Sư nói ngược lại: “Xuân đi thì trăm hoa rụng, xuân đến thì trăm hoa nở”.
Vì đây là bài kệ thị chúng của Sư lúc sắp tịch, nhắc nhở để đại chúng bớt buồn. Sắp tịch tức là sắp đi, Sư nói rằng thân này cũng vậy. Có mặt trên đời này đến lúc hết duyên thì đi, giống như xuân đi thì hoa rụng tàn. Tuy vậy, nhưng gặp duyên đến thì hoa nở, tức là có rụng có tàn có nở. Đó là tướng vô thường của thế gian. Nhưng trong đó “Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết”, nghĩa là trong mùa xuân hoa tàn rụng đó vẫn còn: “Đêm qua, trước sân còn một cành mai”. Nghĩa là sao? Là cũng còn có mùa xuân.
Sư dùng chữ rất tế nhị. Sư không nói là còn một chùm mai mà nói là một cành mai. Vì nếu là một chùm mai thì nó sẽ rụng nữa, còn cành mai thì nó vẫn còn đó, tới mùa xuân đến nó lại nở nữa, hoa có rụng có tàn nhưng cành thì vẫn còn đó. Ở đây nói rõ cuộc đời là vô thường đổi thay, thân này cũng theo đó mà hủy hoại. Cũng như Sư có sanh ra rồi cũng có tịch. Nhưng Sư đi đó mà Sư có mất không? Gặp duyên thì Sư cũng hiện nơi khác. Cũng như cành mai này, tới mùa xuân năm sau cũng nở nữa, tức là cái này vô thường biến diệt nhưng trong đó có cái chân thật.
Vậy, Phật nói vô thường để con người sống trở lại với lẽ thật của chính mình chứ không phải nói vô thường là vô thường. Hiểu vậy thì thấy ý nghĩa vô thường rất sâu đâu phải chỉ dừng ở nghĩa vô thường thôi. Qua đó, chúng ta mới thấy Phật pháp sâu xa, không thể nghĩ bàn.
Phật dạy trong kinh Đại thừa thì thân này gọi là huyễn thân, thân sanh diệt giả có. Nhưng còn có pháp thân, mà pháp thân thì không sanh diệt. Nên phẩm Như Lai Thọ Lượng trong kinh Pháp Hoa, Phật bảo là Ngài thành Phật bao lâu rồi? Ngài nói từ khi ta thành Phật đến nay số kiếp vô lượng vô biên, nhiều như cát bụi không thể kể được.
Ngài ví dụ như đem nghiền cả cái khối tam thiên đại thiên thế giới này thành bụi, rồi đi qua trăm ngàn thế giới để rơi một hạt bụi, rơi hết các số bụi đó rồi mới cộng lại hết số thế giới đã đi qua có để rơi bụi và không rơi bụi, đem nghiền hết thành bụi nữa, rồi mỗi hạt bụi là một kiếp.
Ngài nói từ khi Ngài thành Phật đến nay còn lâu xa hơn số bụi đó nữa. Vậy tuổi thọ Ngài bao nhiêu? Thường chúng ta hiểu tuổi thọ của Phật là tám mươi năm rồi nhập Niết-bàn. Nếu hiểu theo như Phật nói trong kinh thì Phật có nhập Niết-bàn không? Vậy Phật đâu có nhập Niết-bàn theo nghĩa thường hiểu là diệt.
Vì mê nên chúng ta thấy Phật nhập Niết-bàn, nếu giác ngộ chúng ta thấy Phật không có nhập Niết-bàn. Bởi tuổi thọ của Phật đã nói như trên, nên đức Phật đã nhập Niết-bàn là Phật ứng thân, vì là ứng thân nên có sanh ra rồi nhập Niết-bàn. Còn đức Phật kia vẫn mãi còn hiện hữu. Nếu hiểu được như vậy thì lúc nào cũng thấy Phật ra đời với chúng ta chứ không nhập Niết-bàn. Mỗi người ai cũng có Phật tánh nhưng Phật trong chính mình cũng nhập Niết-bàn không biết bao nhiêu kiếp rồi, bây giờ phải làm sao cho Phật ra đời trở lại đây?
Hãy giác ngộ trở lại thì thấy Phật ra đời thôi! Nếu thấy Phật ra đời thì ngay đây cũng vượt qua cả vô lượng kiếp đã nhập Niết-bàn rồi đó. Mới thấy được lẽ thật, vòng luân hồi sanh tử đúng như là giấc mộng. Chúng ta tưởng Phật nhập Niết-bàn nhưng Phật vẫn còn với mình. Hiểu như vậy mới thấy được lý sâu trong lẽ vô thường, chứ không phải nói vô thường chỉ dừng trên cái vô thường thôi.
Như vậy, hiểu sâu lý này là đủ cho chúng ta tu cả đời. Có lẽ, từ đời này qua đời sau vẫn chưa xong nữa. Nhưng vì học đạo quen rồi xem lờn. Nghe nói đến lý vô thường là chán nghe, vì đã học nhiều, muốn nghe cái gì cao siêu hơn.
Nếu như hiểu đúng, hiểu sâu nghĩa vô thường, biết ứng dụng tu tập thì tu suốt đời không hết, cũng có thể tu tiến thành Phật, không phải chuyện thường.

V. TÓM KẾT
Hiểu rõ thế gian là vô thường để chúng ta bớt vướng mắc, để phát tâm Bồ-đề, để không trôi theo mê lầm và tích cực sống vươn lên chứ không tiêu cực buông xuôi theo nó. Phải luôn chộp lấy thời cơ hoàng kim để tiến lên.
Vậy, tất cả thế gian là vô thường không có gì bền chắc, không có gì để nắm bắt, chấp chặt, thấy được như vậy thì cuộc sống chúng ta cởi mở và gần với nhau hơn. Biết cuộc đời vô thường thì bớt làm khổ nhau. Tất cả cùng sống chung trong cuộc vô thường, nên đem an vui cho nhau hơn là đem đau khổ cho nhau. Là cuộc sống vui hơn, và bình tĩnh với sự đời vô thường. Giống như bà già khuyên người đàn bà kia, nên nhớ tất cả là vô thường rồi cái tâm buồn khổ nó cũng vô thường luôn. Nên mỗi lần buồn thì nhớ cái tâm cũng vô thường, nó không có dừng.
Như vậy, khéo biết ứng dụng để luôn tiến trên đường học đạo, để bớt khổ thì đó là uống thuốc. Một lý vô thường này quán kỹ, quán sâu là có thể đắc đạo. Ngày xưa thời Phật có những vị quán vô thường mà chứng A-la-hán. Quán thân mình vô thường thì cũng thấy là vô ngã, không có ngã thì ai buồn phiền, ai phiền não, ai sanh tử, phá được cái mê đó là chứng A-la-hán.
Có vị Tỳ-kheo vào buổi sáng ngồi gần bên bờ ao thấy hoa sen nở đầy ao tươi đẹp, tới trưa có một nhóm cô gái lội xuống hái hoa sen. Do hái bừa bãi, hái vội nên làm bầm dập các hoa sen còn lại, các lá sen xung quanh. Sau đó, thầy nhìn lại thì thấy ao sen điêu tàn. Buổi sáng thấy ao sen tươi đẹp, ánh mặt trời rọi xuống rất là nên thơ, nhưng trưa thì trở nên điêu tàn.
Thầy quán kỹ mọi sự mọi việc trong cuộc đời thật vô thường, và chứng A-la-hán. Ở đây, các Phật tử nên khéo quán kỹ vô thường và ứng dụng vào cuộc sống và sống được với ý nghĩa đó, đừng chỉ hiểu vô thường qua loa trên chữ nghĩa.
Qua những điều trình bày trên chắc quý Phật tửû cũng hiểu rồi, nhưng cái hiểu này có phải là cái hiểu của mình chưa hay còn là cái hiểu của thầy? Phải làm sao chuyển nó thành cái hiểu của mình.
Để tóm kết bài giảng này cho tất cả luôn ghi nhớ, có một bậc thầy Tây Tạng dạy rằng: “Bạn có bao giờ thật sự hiểu và thật chứng lý vô thường hay chưa? Bạn đã thâm nhập nó trong từng ý tưởng, từng hơi thở và từng động tác đến nỗi cuộc đời của bạn nhờ vậy mà được đổi mới hay chưa?”.
Tức là hiểu và thực chứng lý vô thường trong từng hơi thở, từng bước đi, từng lời nói, nhờ vậy mà cuộc đời của mình chuyển đổi, có làm được vậy không? Và hãy tự hỏi bạn hai câu này, nếu bạn trả lời được thì bạn mới thật sự hiểu vô thường:
- Câu thứ nhất là: “Tôi có nhớ rằng lúc nào tôi cũng đang chết hay không? Và mọi người, mọi vật khác cũng đang chết hay không? Bởi vậy, tôi đối xử với mọi chúng sanh với lòng bi mẫn trong mọi lúc.
Ngồi ở đây có nhớ mình đang chết dần hay không? Nhớ mình đang chết, mọi người cũng đang chết, vậy là đồng cảnh ngộ. Thấy tất cả cùng hoàn cảnh nên có lòng bi mẫn thương xót với nhau trong mọi lúc.
Nghĩa là chúng ta đang sống trong vô thường, trong sự biến đổi, đau khổ, thấy người khác cũng đang sống trong vô thường thì có sự cảm thông nên có lòng bi mẫn thương xót với nhau trong mọi lúc, có thể trả lời được câu đó chưa?
- Câu thứ hai là: “Sự hiểu biết về cái chết và vô thường nơi tôi có trở nên bén nhạy, cấp thiết đến độ là tôi đang dành mọi giây phút còn lại của đời tôi để theo đuổi sự nghiệp giác ngộ hay không?”.
Nếu bạn có thể trả lời hai câu hỏi ấy thì thật sự bạn mới hiểu lý vô thường. Ở đây có ai trả lời cho hai câu hỏi này chưa? Nếu chưa thì phải làm sao? Chỉ chừng đó thôi mới thấy rõ, phải học lý vô thường suốt đời rồi.
Ngay bây giờ ngồi đây cũng vậy, hiểu được điều đó thì cuộc sống của chúng ta được chuyển hóa, đổi mới rất là nhiều, phiền não sẽ bớt. Cho nên đó là thuốc cho tất cả. Giờ thì mọi người khéo uống thôi!