Sunday, August 12, 2012

Bánh phồng trái cây

Kinh tăng nhất A Hàm ( rất hay )

http://thienviendaidang.net/node/168

Thầy giảng mình tu là cho tâm bình khí hòa , khi tâm của mình bình an thì những huyệt đạo nó mở thông ra , và những khí độc nó trào ra ngoài , làm cho mình khỏe ......nhưng khi mình bực bội ,giận hờn chuyện gì  thì nó  phát sanh ra khí độc và lập tức những huyệt đạo nó đóng lại , và làm cho mình bị bệnh .
Phương pháp chuyển nghiệp hữu hiệu nhất là phương pháp sám hối , tại sao mỗi chiều trong Chùa phải sám hối  , nếu phân tích  theo khoa học thì đó là những tập khí ( thói quen ) , khi mình huân tập cái gì thì nó sẽ biến chung quanh thành cái đó , khi tâm mình an lạc thì chung quanh mình bầu khg khí thanh tịnh , trong  lành ,chúng ta hít vào nhẹ nhàng thì chúng ta cảm thấy nhẹ nhàng lâng lâng . Nhưng khi chúng ta nghe 1 cái gì đó trái tai thì khởi lên 1 niệm bực bội thì cảm thấy con người mình nó nóng lên , hơi thở mình dồn dập và tim mình đập mạnh lên ,là tại vì  khi khởi niệm bực đó , những cái trong tâm mình nó co thắt lại và những huyệt đạo đóng kín lại ,lúc đó nó đang huân tập những tính chất bất thiện vào trong chúng ta . Và ta đang đau khổ thì thốt ra lời nói làm cho những người chung quanh ta cũng đau khổ theo .......biết vọng mà vẫn còn theo thì chúng ta sẽ đau khổ thôi ......bất cứ những lời nói , hành động nào thì sẽ có nhân và sẽ gây ra qủa .....nhiều lúc trong đời sống ta khi gặp chuyện rất vui và đôi khi thì gặp những chuyện rất buồn là do trong qúa khứ chúng ta đã gây ra những nhân thiện hay gây những nhân ác ........nói chung là Thầy giảng bài này rất hay , mời các bạn nghe thử .......Thầy nói chúng ta nên lạy sám hối để tiêu tai giải nghiệp rất hay .

Saturday, August 11, 2012

Biếng ăn do đâu, cần làm gì?


(SKDS) - Thiếu hiểu biết về sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể:
Trẻ con không phải cứ lớn lên một cách đều đặn mỗi tuần, mỗi tháng mà đôi khi hơi chững lại trong một thời gian rồi sau đó vượt lên. Những lúc cân nặng “chững lại” là lúc bé bận học những kỹ năng sống mới như học lật, học bò, đi đứng, nói năng... Những lúc này, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ có đường biểu diễn nằm ngang rồi sau đó mới đi lên tiếp tục.
Có rất nhiều trường hợp trẻ vẫn phát triển bình thường nhưng bố mẹ vẫn tìm cách thúc đẩy, gò ép ăn... gây ra biếng ăn tâm lý.
Biếng ăn bẩm sinh, biếng ăn di truyền:
Trong 100 trẻ sinh ra thì có khoảng 5 trẻ biếng ăn bẩm sinh. Những trẻ này thường ít khi khóc đòi bú mà thích ngủ, nếu bé chậm lên cân, bạn phải canh giờ đánh thức bé dậy để bú.
Cha mẹ biếng ăn thì thường di truyền cho con tính khó khăn, kén chọn trong ăn uống. Về yếu tố gia đình xã hội, nếu người mẹ không thích ăn rau thì đứa con cũng sẽ không được cho ăn rau.
Thật ra biếng ăn không phải là vấn đề mới, nhưng hiện nay để hiểu và giải quyết lĩnh vực này cần phải có sự phối hợp không chỉ của y học mà còn liên quan đến tâm lý, xã hội, khoa học hành vi...
 Trẻ biếng ăn do nhiều nguyên nhân.
Xử lý vấn đề biếng ăn như thế nào?
Trẻ bị bệnh dứt khoát phải trị cho dứt bệnh, đồng thời chăm chút hơn trong ăn uống: ăn thành nhiều bữa nhỏ, ăn những món ăn yêu thích, ăn lỏng - loãng - nhuyễn mịn hơn cho dễ nuốt, chú ý ăn bổ sung sau khi hết bệnh. Khi khám bệnh ở bác sĩ, bạn nên nhờ bác sĩ tư vấn dinh dưỡng thêm.
Không nên cho thuốc vào thức ăn nếu không có chỉ định.
Sử dụng “thuốc bổ” phù hợp để bù đắp các chất dinh dưỡng nhóm 2 bị thiếu hụt, đặc biệt là có bổ sung lysin sẽ giúp khắc phục tình trạng biếng ăn nhanh chóng. Lysin là một loại acid amin có trong những loại thực phẩm cung cấp chất đạm và có trong gạo, nhưng lysin rất dễ bị tiêu hủy ở nhiệt độ cao do quá trình nấu nướng thức ăn làm cho khẩu phần ăn dễ bị thiếu hụt lysin.
 
Một nghiên cứu ở Nhật Bản cho biết, trẻ dùng lysin từ nhỏ giúp phát triển tốt về chiều cao, ăn ngon miệng và hấp thu tốt các chất dinh dưỡng. Lysin thường được bổ sung ở dạng các chai thuốc nước “sirô”, gần đây lần đầu tiên ở Việt Nam đã có dạng viên ngậm thơm ngọt hình ngôi sao giống kẹo, không giống thuốc nên tiện dụng cho trẻ em không thích uống sirô và cả người lớn, các bà mẹ cũng sẽ thoải mái hơn khi cho trẻ dùng thuốc.
Hãy biến bữa ăn thành một cuộc chơi và thức ăn là những đồ chơi ngộ nghĩnh thú vị và có giá trị (cà rốt giúp con sáng mắt, thịt giúp con chạy nhanh, sữa làm con cao lớn...), hạn chế việc ép ăn quá đáng tránh gây ra biếng ăn tâm lý rất khó chữa.
 Cơ chế tiết dịch vị tiêu hóa thức ăn.
Khi được hỏi “Con ăn cái này không?” thì trẻ sẽ nói “không”, nhưng nếu bạn hỏi “Con ăn cái này hay cái kia?” thì trẻ sẽ rất khoái và sẽ chọn một. Động viên, khen ngợi khi con nhai giỏi - nuốt nhanh, không nên quá quan tâm nếu con cố tình ho ói, làm mình làm mẩy...
Cho trẻ ăn đúng thời điểm, phù hợp giữa loại thức ăn và độ tuổi, số lượng thức ăn, tình trạng cơ thể, chú ý các giai đoạn biếng ăn sinh lý, phù hợp sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể.
Không cho trẻ ăn vặt mà nên tập trung thành bữa, ví dụ có thể cho ăn bánh kẹo ngay sau khi ăn xong cơm chứ không nên cho ăn trước khi vào bữa chính.
Cha mẹ là những tấm gương của con cái về nhiều mặt. Nếu bạn bị dị ứng thức ăn, không thích hoặc không thể ăn một loại thực phẩm nào đó, cũng nên nhớ mua về chế biến cho gia đình để đạt được sự đa dạng thực phẩm, phù hợp với yêu cầu của dinh dưỡng hợp lý.
Trị biếng ăn là một vấn đề khá phức tạp mà chính bác sĩ vẫn gặp nhiều khó khăn do phải phối hợp sự hiểu biết ở nhiều lĩnh vực, phải kiên trì, linh hoạt thay đổi chiến thuật phù hợp với từng cá thể, từng giai đoạn điều trị... mà vẫn chưa chắc thành công. Vì vậy đã có một chuyên gia dinh dưỡng của Tổ chức Y tế Thế giới nói vui: “Nếu có ai tìm được thuốc trị biếng ăn chắc sẽ được trao giải Nobel”.       
BS. Đào Thị Yến Thủy
(Trung tâm Dinh dưỡng trẻ em TP. HCM)