Sunday, August 26, 2012

TRÁI TIM MANG NHIỀU THƯƠNG TÍCH

JoongLeeBaby

Một buổi chiều trong công viên, có một chàng trai đang chăm chú vẽ một trái tim. Trên khung giấy trắng dần dần hiện ra một trái tim thật đẹp, thật hoàn hảo khiến mọi người đứng xem đều trầm trổ khen ngợi.                              
    http://buratinodl.files.wordpress.com/2011/11/paintheart.jpg
Bỗng một ông lão đi đến. Ông trầm tư ngắm nghía bức tranh của chàng trai một hồi lâu, rồi lặng lẽ mượn bút vẽ một hình thoạt nhìn rất lạ, nhìn thật kĩ mới nhậ ra đó là hình một trái tim...

Chàng trai ngạc nhiên nhìn trái tim ông lão vừa vẽ, nó bị chắp vá chằng chịt, nhưng rõ ràng vẫn là một trái tim. Trên trái tim ấy, có chỗ như bị khuyết lõm, có chỗ như bị cắt đi và được ghép nối bởi những mảnh khác nhau. Mọi người bắt đầu bàn tán và tỏ ý không hiểu ý nghĩa hình vẽ trái tim của ông lão.

Chàng trai thắc mắc:

- Cụ ơi! Cháu không hiểu vì sao cụ lại vẽ trái tim như vậy? Làm sao trái tim lại mang nhiều vết sẹo và ráp nối như thế?


                        http://img.tintuc.vietgiaitri.com/2011/7/1/trai-tim-vo-nua-8d6268.jpg
Ông cụ mỉm cười rồi nói:

-
Đúng! Trái tim của ta có thể không hoàn hảo, nhưng nó là một trái tim thực sự. Đấy chỉ là do trái tim này đã có thời gian sống và trải nghiệm nhiều hơn trái tim của cậu. Hãy nhìn những dấu vết này! Tuy có nhiều thương tích nhưng tôi luôn tự hào về nó. Cậu biết không, khi tôi trao một mảnh tim của tôi cho một người thân, cha mẹ, anh chị, bạn bè và cả những người tình cờ mà tôi gặp được... thì ngược lại, họ cũng trao cho tôi một mảnh tim của họ để đắp vào chỗ trống ấy. Những mảnh tim này không hoàn toàn giống nhau: phần trái tim mà cha mẹ cho tôi bao giờ cũng lớn hơn phần tôi trao lại; con gái tôi dành cho tôi phần trái tim trong trẻo nhất; bạn đời tôi tặng cho tôi phần trái tim đẹp nhất và chung thủy nhất... Những mảnh tim ấy đã ghép vào nhau và tạo thành những vết chắp vá của trái tim tôi. Chính điều này luôn nhắc trái tim tôi nhớ về những người mà tôi yêu dấu, những tình yêu mà tôi đã được chia sẻ trong đời...

Ông lão nói tiếp:

-
Còn những vết lõm này là phần trái tim tôi trao đi mà chưa được nhận lại. Cậu biết đấy, tình yêu trao đi mà chẳng cần đến sự đền đáp. Dù những khoảng trống này nhiều lúc làm tôi đau đớn, nhưng cũng chính nhờ chúng mà tôi có động lực để khao khát được sống, và có niềm tin vào một ngày mai tốt đẹp hơn. Chàng trai ạ, nhờ những mảnh chắp vá này mà trái tim của tôi có sức sống mãnh liệt, trưởng thành và cảm nhận cuộc sống trọn vẹn, sâu sắc hơn đấy.

Đám đông im lặng, còn chàng trai không giấu được nỗi xúc động đang trào dâng trong lòng. Anh tự hào cầm bút cắt đi một mảnh trong trái tim hoàn hảo của mình và đắp vào một phần khuyết của trái tim ông lão. Đáp lại, ông lão cũng tặng anh một mảnh trái tim ông.

Giờ đây, trái tim của chàng trai đã co một vết sẹo. Tuy không còn hoàn hảo nữa, nhưng chàng trai cảm thấy trái tim mình đầy sức sống hơn bao giờ hết. Anh nhận ra sức mạnh và vẻ đẹp của trái tim không phải ở chỗ nó được giữ kĩ để không có một vết tích, tổn thương nào của cuộc đời – mà trái lại, càng hòa nhập và biết chia sẻ, dám yêu, dám sống và sẵn sàng cho đi, trái tim của con người càng trở nên nhạy cảm, sâu sắc và đập mạnh mẽ hơn.


Theo The Real Heart.

                       
http://ngoisao.net/Files/Subject/3b/9d/9d/43/khoa_long.jpg

                                                                Have Good time !

NHỮNG BẢI BIỂN VỎ SÒ TUYỆT ĐẸP TRÊN THẾ GIỚI


Hầu hết các bãi biển trên thế giới chủ yếu bao gồm các hạt cát, sạn, sỏi, đá cuội..., còn được cấu tạo hoàn toàn bằng vỏ sò thì rất hiếm. Được dạo bước trên một trong 4 bãi biển này là niềm mơ ước của những người yêu du lịch.
Bãi biển vỏ sò ở Western (Úc)
Nhung bai bien vo so tuyet dep cua the gioi
Nhung bai bien vo so tuyet dep cua the gioi
Nhung bai bien vo so tuyet dep cua the gioi
Nhung bai bien vo so tuyet dep cua the gioi
Nhung bai bien vo so tuyet dep cua the gioi
Bãi biển vỏ sò Western nằm ở phía đông bắc cách thành phố Denham khoảng 45km, thuộc vịnh Shark của Tây Úc. Đây là bãi biển trắng tuyệt đẹp trải dài trên 120km, được tạo ra bởi hàng triệu vỏ sò nhỏ bé với bề dày lên đến 10m.
Nước biển của vùng vịnh L’haridon Bright có độ mặn tương đối cao do địa mạo và khí hậu địa phương hình thành nên. Độ mặn cao là môi trường lí tưởng cho những con sò sinh sôi nảy nở đến mức không thể kiểm soát, còn những loài ăn thịt tự nhiên khác không thể tồn tại trong môi trường khắc nghiệt này. Khi đến một độ tuổi nhất định, những con sò chết đi, chúng được nước biển tẩy rửa sạch sẽ, chỉ còn lại những chiếc vỏ và bị những con sóng đánh dạt vào bờ. Điều này đã xảy ra hàng nghìn năm nay nên bãi biển hoàn toàn bao phủ bởi vỏ sò tuyệt đẹp.
Vỏ sò cũng được hình thành từ đáy biển và trải dài hàng trăm mét tính từ bờ biển. Bãi biển Western có những vị trí rất cao mà nước biển không thể chạm tới, ở đây vỏ sò đã liên kết lại với nhau, hình thành nên một khối rắn chắc như xi măng.
Ngày nay, vỏ sò tại bờ biển này được chính quyền địa phương cho phép các doanh nghiệp khai thác theo giấy phép đặc biệt để sản xuất thức ăn giàu canxi cho gia cầm, khai thác vỏ để trang trí cho đẹp tại những khu vườn ươm hay rải vỏ ở những khu vực trồng rừng. Trong những năm gần đây thành phố Denham cũng bắt tay vào khai thác những khối vỏ cứng như xi măng tại bờ biển này để làm vật liệu xây dựng.
Bãi biển vỏ sò tại đảo Sanibel của Florida (Mỹ)
Nhung bai bien vo so tuyet dep cua the gioi
Nhung bai bien vo so tuyet dep cua the gioi
Nhung bai bien vo so tuyet dep cua the gioi
Hòn đảo Sanibel thu hút khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới, một phần vì số lượng lớn những vỏ ốc, sò thường xuyên bị những con sóng đánh dạt vào bờ. Một trong những nguyên nhân khiến cho bãi biển tại hòn đảo này tích lũy một lượng lớn vỏ của loài hải sản là vì trong thực tế Sanibel là một hòn đảo rào cản (địa hình ven biển và một hệ thống hàng rào, dải cát tương đối hẹp song song với bờ biển đại lục), có hướng đông - tây trong khi hầu hết các hòn đảo là bắc - nam. Mô men xoắn đông - tây cuối phía nam của hòn đảo Sanibel hoạt động như một cái xẻng, xúc lên tất cả vỏ sò từ vùng vịnh Caribê và các vùng biển khác ở phía Nam.
Bãi biển vỏ sò đã mang đến một nền kinh tế ổn định cho cư dân tại hòn đảo Sanibel kể từ thời điểm người da đỏ Calusa sinh sống, và được đánh giá cao khả năng hợp nhất về văn hóa và kinh tế của đảo. Có từ 20 đến 30 nghìn du khách đến với Sanibel và hòn đảo láng giềng Captiva mỗi tuần vào mùa cao điểm. Họ đến đây để được thỏa mãn cái mong muốn đi bộ trên bãi biển vỏ sò tại hòn đảo Sanibel. Người ta thích diễu hành dọc theo những đụn cát cao gấp đôi trong một tư thế gập người xuống mà được gọi là “Sanibel Stoop” (Cúi khom ở Sanibel).
Bãi biển vỏ sò ở hòn đảo núi lửa Saint Barthélemy (Pháp)
Nhung bai bien vo so tuyet dep cua the gioi
Nhung bai bien vo so tuyet dep cua the gioi
Nhung bai bien vo so tuyet dep cua the gioi
Bãi biển vỏ sò ở đảo Saint Barthélemy hay còn được gọi là Grande Galet. Hòn đảo này là một điểm đến du lịch phổ biến của những người giàu có và nổi tiếng, nhất là vào mùa đông trong giai đoạn diễn ra lễ giáng sinh và năm mới.
Nhiều du khách và hành khách trên cuộc hành trình khám phá đảo bằng tàu du lịch hạng sang thường thích dạo bộ và nhặt nhạnh vỏ sò trên bãi biển của hòn đảo này mang về làm kỉ niệm. Bãi biển này tập hợp rất nhiều vỏ sò và ốc xà cừ độc đáo. Bãi biển vỏ sò liên tục thay đổi với màu sắc phong phú do những con sóng tạo ra.
Bãi biển vỏ sò tại thị trấn Jeffrey Bay (Nam Phi)
Nhung bai bien vo so tuyet dep cua the gioi
Nhung bai bien vo so tuyet dep cua the gioi
Nhung bai bien vo so tuyet dep cua the gioi
Jeffreys Bay là một thị trấn nằm ở tỉnh Eastern Cape của Nam Phi mặc dù không được ngoạn mục như bãi biển vỏ sò tại đảo Sanibel (Mỹ) hay của Western (Úc), nhưng Jeffreys Bay nổi tiếng thế giới với bãi biển vỏ ốc phong phú và hải sản tuyệt vời. Bảo tàng vỏ sò của thị trấn hiện có hơn 600 loài vỏ đến từ nhiều vùng biển trên thế giới và nơi này được xem là một trong những bộ sưu tập vỏ lớn nhất ở Nam Phi, nó thu hút những người đam mê sưu tập vỏ sò đến từ khắp nơi trên thế giới.
Trong tháng 9 năm nay, thị trấn sẽ tổ chức lễ hội vỏ sò. Đây là lễ hội thường niên, được tổ chức hơn 20 năm nay và đã trở thành một lễ hội truyền thống dành cho gia đình, du khách địa phương từ khắp nơi trên đất nước tập trung về để làm lễ kỷ niệm vỏ sò trong nhiều hình dạng, kích thước và giá trị sử dụng.
Jeffeys Bay cũng là một điểm đến du lịch phổ biến cho những người đam mê môn thể thao lướt sóng. Thị trấn này là một trong 5 địa điểm lướt sóng nổi tiếng nhất trên thế giới được tổ chức vào tháng 7 hằng năm với tên gọi là “ Billabong Pro”.

Hãy hết sức cẩn thận trong nấu nướng và ăn uống

Về trái cây: Nên ăn hai loại trái cây trồng ngay tại Mỹ, vừa rẻ lại vừa nhiều chất dinh dưỡng cho sức khỏe con người là chuối và táo. Nhiều loại trái cây khác như sầu riêng, chôm chôm, măng cụt, v.v., nếu chúng ta để ý sẽ thấy, ngày xưa, trái sầu riêng ở Việt Nam, khi chín tự động nó rụng xuống, không ai hái trái xanh bao giờ. Ngày nay vì lợi nhuận, họ hái trái còn xanh và “phù phép bằng những hóa chất độc cho chín và có màu sắc rất đẹp”. Những trái cây khác cũng vậy, ông đưa ra dẫn chứng trái lê Tàu hay còn gọi là lê Tân Cương, nhìn như vừa hái trên cây xuống, đó là họ đã “phù phép cho giữ được độ tươi, thử hỏi trong quá trình từ lúc thu hoạch tới khi vận chuyển sang đây, thời gian không dưới một tháng, làm sao trái cây có thể tươi tốt được như vậy, nếu không có ướp hóa chất?”.
Rau, đậu: Chúng ta ăn rau thơm như rau răm, rau húng nếu trồng được trong vườn của mình, rau sẽ có mùi thơm, ngược lại mua ngoài chợ, ăn không thấy có mùi vị như rau trồng ở nhà, vì nó được bón bằng những hóa chất cho xanh, tốt.
Tương ớt: Những loại tương ớt bán ngoài chợ và trong các tiệm phở, nhà hàng đều có pha hóa chất nên có màu sắc khác lạ không phải màu của ớt chín.
Tiêu: Một người quen từ Việt Nam đem sang cho khoảng 100 gram hột tiêu gọi là tiêu sọ. Khi đem xem kỷ, trong là hột tiêu, ngoài bọc một lớp mỏng xi măng cho nặng cân.
Các loại bột nêm: Không nên ăn, nhất là loại gia vị nấu bún bò Huế vì có pha hóa chất, khi nấu nó nổi lên lớp màu đỏ vàng trên mặt. Tự mình học vài món nấu chay và ăn chay là tốt hơn hết.
Đậu hũ: Có hai loại, loại cứng và loại mềm. Loại cứng có pha chất thạch cao.
Bì heo: Nếu bạn còn đang ăn mặn coi chừng bì heo rất trắng và sợi rất dài vì không ai biết trong đó có phải là da heo hay là một chất gì khác, nhưng có thể có nhiều chất nylon và được tẩy hóa chất cho trắng vì da heo bình thường không có màu trắng như vậy.
Lạp xưởng: Nếu bạn còn đang ăn mặn coi chừng mua loại lạp xưởng đắt tiền nhất cũng vậy, về nhà luộc lên rồi cắt đôi ra, tuột hai đầu ra sẽ thấy có hai bọc nylon. Loại nylon này không tự hủy như loại nylon mà Mỹ làm từ bắp dùng gói các loại xúc xích. Nhưng khi ăn lạp xưởng, chúng ta thái nhỏ thành ra không nhận thấy chất nylon mà thôi.
Đường: Bên Âu Châu, hầu hết đều dùng đường màu nâu vì làm bằng mía hoặc củ cải đường. Đường cát trắng cũng làm bằng mía nhưng được tẩy bằng hóa chất nhiều lần mới trắng như vậy.
Dầu ăn: Dầu Olive có độ sôi thấp dùng để trộn xà lách ăn sống thì tốt hơn. Chiên, xào nên dùng dầu ăn thực vật như dầu bắp chẳng hạn. Nếu bạn còn nghiền ăn "mạng/mặn" không ăn cá chiên ngoài chợ, vì dầu chiên đến một độ nóng nào đó hoặc để lâu các phân tử dầu sẽ biến chất và tạo ra các chất độc gây ung thư.
Tôm, cá: Tôm, cá từ Việt Nam “được nuôi bằng thực phẩm trộn hóa chất cho mau lớn. Sau khi thu hoạch và đóng gói chở sang đến Hoa Kỳ, thời gian rất lâu, nhưng khi ra chợ, chúng ta thấy tôm, cá mang nhãn hiệu Việt Nam rất tươi, vì sao chắc bà con biết rồi, nhưng biết mà tại sao vẫn mua?”
Ăn sushi, tiết canh: Nếu bạn còn nghiền ăn mặn tuyệt đối không nên ăn tiết canh, vì máu của các con thú như vịt, dê,heo, bồ câu, v.v., không ai biết được có chứa bao nhiêu vi khuẩn trong đó. Sushi của Nhật làm “thì ăn được an toàn, vì người Nhật họ rất kỹ lưỡng và có đầu óc tự trọng, không quá tệ như một số người Việt và Tàu”. Và ông khuyên, “đừng bao giờ đổ dầu ăn xuống bồn rửa chén, vì mỗi lít dầu ăn đổ xuống, chính phủ Hoa Kỳ tốn 1.000 đô để làm công việc khử các chất dầu ấy trước khi cho chảy ra biển”.
Tóm lại:
“đừng nên mua thực phẩm do Trung Quốc và Việt Nam sản xuất, vì đó chính là những chất độc dẫn chúng ta đến bệnh ung thư và ra đi sớm”.
Khuyên người cao niên: “Chúng ta ở đây đều từ 50, 60, 70 tuổi rồi, ăn uống không bao nhiêu nên cố gắng tránh ăn những thứ độc hại để còn sống thêm một vài năm nữa, hầu còn có cơ hội trở về nhìn lại quê hương thanh bình.
Nhắc lại bạn câu ca dao này: "Bệnh từ khẩu nhập, họa từ khẩu xuất."
 

Phương cách giảm bớt độc chất thường có trong nhà

Các chuyên gia về sức khỏe và
môi trường ở Canada vừa mới đưa ra một số phương cách, nhằm giảm thiểu
năm nguồn độc chất thông dụng có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ em,
theo MyHealthNewsDaily.

Mua baking soda tại
cửa hàng. Tổ chức Canadian Partnership for Children's Health and
Environment khuyên chúng ta nên dùng baking soda để lau chùi trong nhà.
(Hình: Jacqueline Arzt/AFP/Getty Images)
Dưới đây là một số đề nghị do tổ chức Canadian Partnership for
Children's Health and Environment (CPCHE) đưa ra:
Phủi bụi thường xuyên. Bụi bẩn là một trong những nguồn chứa chất độc
hại chính mà các em dễ tiếp xúc hằng ngày, mà cách trừ khử tốt nhất là
hút bụi hay lau chùi nhà hằng tuần. CPCHE còn đề nghị làm việc này hai
tuần một lần nếu trong nhà có trẻ nhỏ hay bò trên nền. Việc chùi nền nên
dùng khăn ẩm vì chùi khô thì cũng dễ đưa bụi bẩn bay vào không khí.
Bruce Lanphear, cố vấn cho CPCHE và cũng là chuyên gia về sức khỏe
môi trường của trẻ em thuộc trường Ðại Học Simon Fraser, nói: “Bụi bẩn
là nguồn chính khiến trẻ em tiếp xúc với độc chất, gồm có chất chì, dù
rằng chỉ với liều lượng nhỏ. Chất này gây hại cho sự phát triển của não
bộ.”
Ngoài ra, để giày ngoài cửa giúp bớt mang bụi, kể cả hóa chất độc hại
vào nhà. Tránh chất đồ bừa bãi trong xó nhà và cất đồ chơi của các em
trong tủ cũng giúp tránh bớt bụi bặm.
Dùng chất rửa tẩy ít hóa chất. CPCHE đề nghị chuyển sang dùng chất
tẩy rửa đơn giản, không có độc tố. Dùng baking soda để chùi chậu tắm,
bồn rửa mặt, trong khi dùng giấm pha nước để lau bàn, tủ, cửa sổ và nền
nhà. Các nhà nghiên cứu khuyên tránh dùng thuốc tẩy để lau chùi, và
tuyệt đối không dùng chất làm cho thơm nhà (air freshener). Khi giặt sấy
áo quần, chọn thuốc giặt không có mùi thơm và tránh dùng giấy thơm khi
sấy đồ, vì chất làm thơm nơi các sản phẩm này có thể có chứa hóa chất
độc hại. Ðối với áo quần cần “hấp tẩy” (dry clean only), tìm nơi nào chỉ
dùng phương pháp không độc chất.
Khi tân trang nhà cần phải làm đúng cách. Tân trang nhà thường gây
hại cho trẻ em và phụ nữ mang thai, vì sơn, các keo dán và chất trét tỏa
ra thứ hơi gây hại cho hệ thần kinh. Khu vực tân trang cần được phủ
kín, cách biệt với nơi ăn ngủ, kể cả hệ thống thông hơi sưởi ấm hoặc làm
mát khắp nhà cũng cần phải đóng kín. Nhà xây trước năm 1978 lại cần
được cẩn thận hơn vì có chứa lượng chì cao hơn. Nếu cần phải sơn nhà,
chọn loại sơn, hay chất keo ít độc, ví dụ chọn sản phẩm có ghi “VOC
free,” “zero VOC” hay “low VOC”.
Cẩn thận khi dùng chất plastic. CPCHE khuyên đừng có tin vào nhãn có
ghi “an toàn khi dùng microwave”. Không hâm đồ ăn bằng bất kỳ đồ chứa
nào bằng plastic, kể cả plastic bọc để hâm nóng, vì hóa chất độc hại có
thể từ chất plastic rỉ ra, ngấm vào trong thức ăn lẫn thức uống.
Thức ăn nên đựng trong đồ bằng sành hoặc bằng thủy tinh, thay vì bằng
plastic. Nên ăn đồ tươi và đông lạnh để giảm tiếp xúc với Bisphenol-A
(BPA), là hóa chất dùng để bảo quản thực phẩm và thức uống đựng trong đồ
hộp. BPA có liên hệ đến sự phát triển của não bộ và có thể gây rối loạn
cho chức năng của hormone.
CPCHE cũng khuyên bậc phụ huynh nên tránh mua đồ chơi bằng nhựa và
những chất có chứa PVC, một loại plastic mềm thường gọi là vinyl. Những
thứ nhựa này có chứa hóa chất độc hại tên phthalates, vốn bị cấm sử dụng
để làm đồ chơi cho trẻ em từ Tháng Sáu 2011. Những đồ chơi bằng nhựa
mềm chế tạo trước đây nên đem quăng bỏ hết.
Giảm thiểu chất thủy ngân, tức mercury. Thủy ngân là một thứ kim loại
gây hại cho não, có nơi một số loại cá và sò, gồm cá ngừ (tuna) và cá
kiếm (swordfish). Nên chọn cá có ít chất thủy ngân như cá thu (Atlantic
mackerel), cá trích (herring), cá hồi rainbow trout, cá hồi salmon, và
cá tilapia. (T.P.)