Friday, October 12, 2012

XẢ GIẬN HỜN _ ĐĐ Thích Khế Định ( trích trong bài 5 pháp che lấp tự tánh bát nhã phần 1 )

Cái này người tu cũng hay bị dính mắc. Phật dạy: “Sân giận là cội gốc sanh ra các pháp bất thiện, là nguyên nhân đọa vào 3 đường ác, là oan gia của pháp an lạc, là bọn giặc dữ của tâm thiện, là kho chứa bao nhiêu ngôn ngữ thô ác, cũng đều do sân hận”.
Một khi nổi giận, chúng ta thường khó kiềm chế được lời nói của mình mà hay nói những lời dữ dằn, thô ác. Ngài An Thế Cao có vị sư huynh cũng thường hay bố thí, cúng dường, làm các việc phước thiện nhưng do hay bị sân hận nên khi chết bị đọa làm mãng xà.
Trong Kinh Phật dạy: “Bậc thượng thì nhẫn người dưới mình, bậc trung nhẫn người ngang mình, bậc hạ nhẫn người trên mình”. Nhẫn người trên mình thì dễ hiểu rồi, người trên mình nhiều khi mình không nhẫn cũng phải nhẫn, còn nếu người dưới mình mà mình tự hạ xuống để nhẫn được thì đó mới là điều khó làm.
Phật ví dụ một người cầm nắm muối bỏ vào ly nước, uống không được vì nắm muối lớn còn ly nước thì quá nhỏ. Chỉ cần đem nắm muối bỏ xuống dòng sông thì uống được vì dòng sông quá lớn, còn nắm muối quá nhỏ. Tu tập một thời gian, tâm mình rộng mở  ra, hiểu và thương người hơn nên có khả năng chịu được và hóa giải những lời nói châm chích độc hại của người khác.
Trong Kinh Nghiệp báo sai biệt, Đức Phật dạy:
“Lời nói xúc não người
Bới móc chuyện riêng tư
Ngang bướng khó điều phục
Làm quỷ đói ngậm lửa”.

Trong Kinh A Hàm cũng kể, một hôm Ngài Xá Lợi Phất ngồi trong tịnh thất, có một con quỷ mồm miệng chảy đầy máu, thân bình bốc lửa chạy đến khóc. Vị thị giả nhìn thấy, nói: “Bà khó vào gặp được vị nguyên soái chánh pháp lắm, vì Ngài có năng lực lớn nên bà không đến gần được”. Quỷ nói: “Không sao đâu, Ngài cứ vào nói tôi là mẹ của Ngài Xá Lợi Phật 500 kiếp về trước”. Ngài Xá Lợi Phất ra, dùng thần thông biết được đây chính là mẹ của mình 500 kiếp về trước, sở dĩ làm quỷ là bởi suốt ngày bà hay chửi mắng người, nói những lời độc hại làm cho người khác đau khổ.
Qua câu chuyện này, chúng là chiêm nghiệm lại trong cuộc sống của mình, phải “thủ khẩu như bình, phòng ý như thành”, tức là giữ miệng của mình giống như bình nước, không nói những lời thô ác hại mình hại người, làm hao tổn nước công đức, mà phải dùng lời ái ngữ để nói với người. Nhiều khi mình nói: “Tôi nói vậy thôi chứ trong tâm tôi không có gì hết”, nhưng thực ra, lúc đó trong tâm mình có dấy niệm tác ý mà mình không thấy được niệm nên mới nói ra những lời nói làm cho người khác phải đau khổ.
Trong Kinh Tăng Nhất A Hàm, Phật dạy: “Thà dùng kiếm bén cắt đứt lưỡi mình, chứ không bao giờ nóng giận nói lời thô lỗ để phải bị đọa vào ba đường ác địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh”. Cắt đứt lưỡi mình chỉ khổ một đời này thôi, nhưng nói những lời thô lỗ nóng giận khiến mình bị đọa, khổ trong nhiều kiếp.
Trong Kinh Bách Duyên, có vợ một ông trưởng giả rất giàu có. Khi bà mang thai, ai cũng xa lánh vì thân thể bà rất hôi thối như có xác chết trong đó. Khi bà sanh đứa bé ra, nó chỉ chuyên ăn phân người, ăn xong lấy phân trát lên người. Hai vợ chồng ông trưởng giả mang đứa con ra ngoài nghĩa địa, nó cũng tìm được một thùng phân công cộng để ăn. Mọi người đều gọi nó là Đạm bà la, tức là chuyên ăn phân người. Một hôm, được gặp Thế Tôn độ cho xuất gia, sau chứng quả A la hán. Tôn giả A Nan rất ngạc nhiên hỏi Phật, vì nghiệp gì mà người này sanh ra trong một gia đình rất giàu có mà tại sao lại ăn phân, sau lại được xuất gia tu hành. Phật nói: Trong đời quá khứ thời Đức Phật Câu Lưu Tôn, vị này xuất gia làm trụ trì một chùa lớn. Một hôm có bà tín thí đến cúng dường một số dầu thơm cho Tăng chúng. Trong chúng không ai xức, chỉ có một vị xức dầu thơm (vị này đã chứng quả A la hán). Ông Trụ trì giận, nói: “Ông là người xuất gia mà dùng dầu thơm xoa mình không khác gì lấy phân bôi vào mình”. Do lời nói như vậy mà ông bị đọa vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, rồi sinh ra làm người trong 500 kiếp thân đều hôi thối. Sở dĩ ông bị quả khổ như vậy là do đã chửi mắng một vị đã chứng quả A la hán.
Cho nên, là Phật tử phải nên cẩn thận vì mình hay có tật chê bai, chỉ trích, nhất là đối với những bậc cao đức, thiện tri thức chỉ pháp tu thù thắng, nhiều khi mình không biết người đó tu chứng đến đâu nên cần phải cẩn thận lời nói. Như bữa nào ra đường, nếu quý vị gặp người ăn xin, có bực mình đánh họ thì họ cũng không làm gì được mình, nhưng nếu lỡ đụng vào vua hay quan đại thần mà mình đánh chửi thì chịu hậu quả lớn. Những người tu hành có năng lực lớn cũng như thế.
Rồi trong cuộc sống gia đình, nếu mình chửi mắng con cái thì cũng không khác gì chửi mắng người khác. Nhiều vị làm cha mẹ, tự cho mình có quyền chửi mắng con cái, nhưng thực ra khi mình chửi mắng con cái là mình đã gieo những hạt giống bất thiện cho nó và cho mình, nó buồn khổ thì lúc đó mình cũng không có hạnh phúc.
 Trong Kinh Chánh báo, Phật dạy:
“Người ác như tên độc
Người trúng bị tổn thương
Cửa ngục mở đang chờ
Rơi vào chảo dầu sôi
Cắt lưỡi buộc phải ăn
Đau khổ không kể xiết
Nếu không có lợi ích
Sao chẳng phòng lời nói?”.

“Thế nên, hành giả khi tọa thiền, khởi nghĩ: ‘Người này phá hại ta, người thân ta khen ngợi kẻ thù của ta’. Suy nghĩ quá khứ, vị lai cũng như thế. Đó là chín thứ phiền não do sân hận nên sanh oán thù. Do tâm oán thù nên khởi tâm sát hại kẻ khác. Cho nên, những phiền não sân hận, oán thù che đậy, gọi là triền cái”.
Trong Kinh Tăng Nhất A Hàm, một hôm có một vị Thích Đề Bà Na đến hỏi Phật:
“Giết gì được an ổn?
Giết gì hết sầu khổ?
Vật gì gốc của độc
Nuốt mất tất cả thiện?”

Phật trả lời:
“Giết sân được an ổn
Giết sân hết sầu khổ
Sân là gốc của độc
Nuốt mất tất cả thiện”.

Thường chúng ta hay mong cầu hạnh phúc ở tận đâu đâu mà thật ra, hạnh phúc chính là ngay nơi tự thân của quý Phật tử, dù quý vị có mang hàng ngàn đô la Mỹ ra siêu thị hay bất cứ đâu mua cũng không có
Một hôm có vị Thiên tử đến hỏi Phật: “Bạch Đức Thế Tôn, làm như thế nào để trong cuộc đời còn gặt hái được những hạnh phúc vĩnh cửu lâu dài?”. Phật trả lời: “Buổi sáng thân làm điều lành, miệng nói lời lành, ý nghĩ điều lành. Đó là một buổi sáng an ổn, hạnh phúc. Buổi trưa, buổi chiều cũng lại như thế”.
Thân làm điều lành, miệng nói lời lành, ý nghĩ điều lành thì suốt một ngày được an ổn, hạnh phúc, không cần phải đi coi bói xem tướng số gì cả, cũng không cần phải xem ngày tốt ngày xấu vì ngày nào cũng là ngày tốt. Muốn tốt hay không là do mình.
Trong Kinh A Hàm, có một ni cô nước Sakola gặp một vị bà la môn tu khổ hạnh, dùng lửa để nướng thân nên đầu tóc khô, môi miệng nứt nẻ, người đời gọi ông là La hạt chích, tức là cây vải bông nướng. Ni cô thấy thế nói: “Cái đáng thiêu thì ông không thiêu, lại lầm lẫn đi thiêu cái không đáng thiêu, sao mà ông ngu si quá vậy?”. Vị bà la môn nghe vậy, giận đỏ mặt quát: “Đồ con lừa, ngươi nói cái gì là cái đáng thiêu?”. Cô nói: “Cái đáng thiêu chính là tâm nóng giận của ông đó. Thiêu được cái đó mới thực sự là an ổn, mới thiêu được cái đáng thiêu, giống như xe mà không đi thì đánh trâu, ai lại đánh xe. Cũng vậy, phải đánh thức cái tâm kia thiêu cháy tan cái tâm đó thì thân hết bị dày vò đau khổ”. Nghe vậy, vị bà la môn liền thức tỉnh.
Chúng ta suốt đời suốt kiếp luôn chịu đau khổ là chỉ biết dùng thân mà không biết dụng tâm. Ngày xưa, có hai cao đồ của Vương Trùng Dương đến gặp Thầy xin xuống núi để làm thiện. Ông Thầy nói: “Sát sanh thì lên thiên đường, mà phóng sanh thì xuống địa ngục”. Như vậy tức là sao? Có bị ngược đời không? Sát ở đây chính là sát cái tâm nóng giận, sát những lời nói làm cho người khác phải buồn khổ, phiền não, được vậy thì sẽ lên thiên đường. Còn phóng những lời nói thô ác, làm xúc não người thì phải chịu hậu quả xuống địa ngục. Cho nên, giờ biết tu rồi, chúng ta phải cố gắng chuyển hóa tâm so với ngày trước khi chưa tu.
Tổ Tuyên Luật sư nói: “Nếu lấy việc nhỏ mà chấp chặt tranh luận thì việc nhỏ cũng thành to. Nếu việc lớn mà có thể nhẫn thì việc lớn cũng thành nhỏ”.
Việc nhỏ mà chấp, không chuyển hóa được thì cũng thành lớn chuyện, cái này trong quan hệ gia đình mọi người hay vấp phải giữa vợ chồng, cha mẹ, con cái. Có hai người hàng xóm, nhà anh A đông người nhưng không thấy cãi lộn, còn nhà anh B ít người nhưng cãi nhau suốt ngày. Anh B sang nhà anh A để hỏi kinh nghiệm. Anh A nói: “Sở dĩ nhà tôi không cãi lộn là vì trong nhà ai cũng là người xấu, còn nhà anh hay cãi lộn là vì ai cũng là người tốt”. Anh B ngạc nhiên hỏi lại: “Sao kỳ vậy?” Anh A nói: “Chẳng hạn như một buổi nào đó tôi để bình hoa ngay cái bàn này, vợ tôi đi ngang làm rớt. Tôi chạy đến nói xin lỗi tại mình vô ý, vợ tôi cũng nói không phải, do lỗi của cô ấy không để ý nên làm rớt bình hoa, như vậy, ai cũng xấu nên không cãi lộn. Còn nhà anh, ai cũng tốt nên nếu có việc gì thì đổ tại cho người khác, vì vậy mà hay cãi nhau”.
“Nếu việc lớn chẳng qua bị người ta vu khống, chê bai, song một chữ nhẫn nói thì rất dễ, hành lại rất khó”.
Có một vị tướng một hôm cảm thấy chán, buông bỏ tất cả vợ con, nhà cửa, tài sản vứt xuống sông, đến xin Thiền sư Đại Huệ Tông Cảo cho xuất gia. Thiền sư cho ông ở lại công quả tập tu. Một buổi sáng Thiền sư đi kinh hành thấy ông này thắp hương bèn hỏi: “Giờ này ông thắp hương làm gì?”.
Ông này đáp: “Vì trừ lửa trong tâm, dậy sớm lễ sư trưởng”. Mình nghe ông nói vậy thấy hay không, thấy ông có vẻ rất chịu khó tu tập để trừ lửa sân, phải không?
Lúc này, Thiền sư nói: “Dậy sớm như thế ấy, chẳng sợ vợ ngủ người?”.
Nghe thế, ông giận quá, nói: “Lão đầu trọc thối, ông dám nói như vậy hả?”.
Thiền sư bèn nói bài kệ:
“Nhè nhẹ phẩy chiếc quạt
Tánh lửa đã nóng bừng
Tánh ông nóng như thế
Làm sao buông xuống sông?”

Nghe vậy, ông liền tỉnh ngộ.
Như vậy, để thấy rằng nói thì đơn giản, nhưng hành rất là khó.
Có một vị cư sĩ đến hỏi Thiền sư Bàng Khuê: “Thưa Thầy, con rất hay nóng giận với vợ con của con. Xin Thầy trị giùm con”.
-    Ông đem cái nóng giận ra đây ta trị cho.
-    Thưa Thầy, bây giờ nó không có.
-    Chừng nào mới có?
-    Khi nào con gặp vợ, con của con thì mới có.
-    Giờ ông về nhà, nếu gặp vợ mà nổi sân thì chạy đến ta trị cho.

Vị cư sĩ thực hiện theo, nhưng đến cửa thiền viện thì hết sân, liền thưa với Thiền sư. Thiền sư khai thị: “Cái sân đó không phải của ông, cha mẹ ông sanh ra ông chỉ có tâm Phật mà thôi. Sân này do duyên, không có tự tánh, chỉ cần quán chiếu thật sâu sân từ đâu mà có thì lần lần sẽ hết”.
Trong Kinh A Hàm, Phật dạy mình khi sân biết mình sân thì tự nhiên sân hết. Chúng ta luôn đồng hóa mình với cái sân: tôi sân, tôi bực, tôi hận, nhưng cái gì biết được bản chất của sân thì mình không chịu sống với nó mà chỉ sống với cái sân của mình.
Thiền sư Khuê Phong dạy: “Tham sân khởi mà chạy theo thì chính là phàm phu, tham sân khởi mà bất động chính là A la hán, tham sân khởi mà biết dừng, đó là người chân chánh tu đạo”.
Do đó, Tôn giả Tịch Thiên dạy: “Công đức làm các điều lành như cung kính Như Lai, cùng hành hạnh bố thí suốt trăm ngàn kiếp sẽ bị thiêu đốt chỉ do một niệm sân hận. Khi sân hận phát khởi, nó có khả năng hủy hoại công đức và tâm an ổn của chúng ta”.
Cho nên, thấy được tai hại lớn của sân hận như vậy, làm che đậy mất tự tánh Bát Nhã của mình, quý vị càng phải nên cố gắng để xả bỏ.
 

Spaghetti meatball chay


 Đáng lẽ là phải bỏ thêm nấm trắng ,  ớt đỏ ,ớt xanh xào trước với dầu cho thơm rồi bỏ vào nước sauce cà , nhưng mấy hôm nay CN khg khoẻ trong người nên khg có đi chợ , chỉ ăn khg vậy thôi . Món này CN làm hoài trong mấy năm nay nên có công thức đàng hoàng , rất là ngon , nhưng nấu theo khẩu vị gia đình , ai khg ưa ngọt lắm thì  bớt ngọt nhé .


1 chai nước sauce cà trên hình thì CN cho vào 3 muỗng canh mũ ( hình trên ) vun  đường và 1 muỗng canh inox muối , nêm vậy thì nước sauce bớt độ chua lại , hong thôi chua qúa ăn khg nổi , CN nêm vậy ăn giống giống ketchup vậy , cho nên tụi nhỏ rất là thích .  Nấu món này rất nhanh , CN mua sẵn meatball ( mặn )  trong Sam's club , đem về nướng sơ và bỏ vào nồi sauce , tụi nhỏ đi học về là ăn cả  tô   , còn CN ăn chay thì bỏ thêm nấm trắng và ớt đỏ hay xanh gì đó tùy mình thích , kỳ rồi mua meatball chay ở tiệm  ăn bở qúa , cho nên ăn không với rau cải vậy mà thấy ngon hơn . Để  khoẻ lại chút CN sẽ làm meatball chay thử , CN sẽ cho thêm loại sauce thơm khói ở tiệm Mỹ xem . I got an idea how to do it rồi ...hihi....Chúc các bạn ăn chay ngon miệng .

Thursday, October 11, 2012

Phân biệt cold or flu và cách chữa trị

Here’s a quick list to give you a better idea of the differences.
 
 http://www.flumist.com/flu-symptoms?search=1&dbsrc=mi-flum-acq-IPick-nnn-nnn-insemgoogle-nnn&WT.srch=1&WT.mc_id=2001&gclid=CO6Eqc7--LICFc2d4AodJhoAvw
 Khi bị flu mà bị ho nhiều vì bacteria bám trong cổ họng cho nên làm mình bị nhột nhột cổ và mắc ho hoài  thì các bạn quậy 1 ly nước muối ấm ấm cho thật là mặn , mình ngậm vào miệng và ngẩng đầu lên khò khò nước muối trong cổ khoảng 10 giây , 1 ngày làm vậy khoảng 10 lần thì sẽ bớt ho nhiều lắm . Và phải giữ cơ thể cho thật ấm , nếu cạo gió hay nấu 1 nồi nước có sả và vỏ quýt khô , lá chanh xông hơi thì sẽ mau hết bệnh , CN thì khg thích làm mấy cái đó nên bệnh kéo dài hơi lâu .

Treatment

If you have been diagnosed with the flu, you should stay home and follow your health care provider’s recommendations. Talk to your health care provider or pharmacist about over-the-counter and prescription medications to ease flu symptoms and help you feel better faster.
  • You can treat flu symptoms with and without medication.
  • Over-the-counter medications may relieve some flu symptoms but will not make you less contagious.
  • Your health care provider may prescribe antiviral medications to make your illness milder and prevent serious complications.
  • Your health care provider may prescribe antibiotics if your flu has progressed to a bacterial infection.

Are there ways to treat the flu or its symptoms without medication?

You can treat flu symptoms without medication by:
  • Getting plenty of rest
  • Drinking clear fluids like water, broth, sports drinks, or electrolyte beverages to prevent becoming dehydrated
  • Placing a cool, damp washcloth on your forehead, arms, and legs to reduce discomfort associated with a fever
  • Putting a humidifier in your room to make breathing easier
  • Gargling salt water (1:1 ratio warm water to salt) to soothe a sore throat
  • Covering up with a warm blanket to calm chills

How can I treat congestion?

Decongestants can ease discomfort from stuffy noses, sinuses, ears, and chests. Talk to your health care provider or pharmacist about which kind is right for you.

How can I treat coughing and sore throat?

Cough medicine, cough drops, and throat lozenges can temporarily relieve coughing and sore throat. Talk to your health care provider or pharmacist about which kind is right for you.

How can I reduce fevers and discomfort?

Fevers and aches can be treated with a pain reliever such as acetaminophen (Tylenol®, for example), ibuprofen (Advil®, Motrin®, Nuprin®), or nonsteroidal anti-inflammatory drugs (NSAIDS) (Aleve®).If you have kidney disease or stomach problems, check with your health care provider before taking any NSAIDS.

Is it safe to take flu medications with other over-the-counter or prescription medicines?

Many over-the-counter medications contain the same active ingredients. If you take several medicines with the same active ingredient you might be taking more than the recommended dose. This can cause serious health problems. Read all labels carefully.
If you are taking over-the-counter or prescription medications not related to the flu, talk to your health care provider or pharmacist about which cold and flu medications are safe for you.

What are antiviral medications and how can they help?


Antiviral medications are prescription pills, liquids, or inhalers used to prevent or treat flu viruses. They are approved for adults and children one year and older. There are four antiviral drugs approved for treating the flu in the United States—oseltamivir (Tamiflu), zanamivir (Relenza), amantadine (generic), and rimantadine (Flumadine).
If you get the flu, antiviral medications can make your illness milder and make you feel better faster. They may also prevent serious complications from the flu. Antiviral medications work best when started within the first two days of getting sick.
If you are exposed to the flu, antiviral medication can prevent you from becoming sick.  Talk to your health care provider if you have been or may be near a person with the flu.

Do I need antibiotics?

Antibiotics are used to treat bacterial infections. They are not effective against viral infections like the flu. Some people have bacterial infections along with or caused by the flu and will need to take antibiotics. Severe or prolonged illness or illness that seems to get better but then gets worse may be a sign of bacterial infection. Contact your health care provider if you think you need antibiotics.

Tùy thuận vô thường _ Thầy Viên Ngộ

Vạn vật hiện hữu trên cõi đời này luôn luôn chuyển đổi từ hình dạng này sang hình dạng khác, bao gồm cả tâm - sinh lý mà mỗi con người đều có thể tự mình thấy ra sự thật ấy. Quá trình đổi thay đó gọi là vô thường, nghĩa là không có cái gì thực sự thường còn mãi mãi, mà mọi thứ chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn ngủi và rồi tiếp diễn thay hình đổi dạng. Do đó, đức Thế Tôn dạy rằng: “phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng” (cái gì có hình tướng đều là hư ảo, tạm bợ - Kinh Kim Cang). Tướng ở đây không chỉ đơn thuần là tướng trạng bên ngoài mà còn mang bóng dáng của dòng tâm ý dao động, phóng dật trong mỗi chúng ta. Quả thật, vì sự sống luôn luôn đổi thay không đứng yên lại một chỗ nên con người mới có thể lớn khôn, trưởng thành và tạo dựng sự nghiệp cơ đồ. Tuy nhiên, sự đổi thay đó đem lại khổ đau hay hạnh phúc là tùy thuộc vào thái độ sống của mỗi người ở thời điểm hiện tại. Nếu bạn biết sống thuận theo quy luật vận hành tất yếu của thiên nhiên mà không phản kháng hoặc quy ước, định đoạt theo nhận thức chủ quan của mình, thì dù mọi thứ đổi thay như thế nào đi nữa, vẫn là vẻ đẹp tuyệt vời cho bạn!
Tùy thuận vô thường
Vô thường là một thực tại sinh động và mới mẻ như dòng sông đêm ngày trôi chảy mà không ước hẹn hoặc dừng lại bất cứ ở nơi đâu. Vạn vật nương tựa vào nhau để làm nên sự sống, nhưng lại không có cái ta quy ước ràng buộc hay tách biệt riêng lẻ. Tuy chúng biến đổi muôn hình vạn trạng khác nhau nhưng vẫn thong dong và tùy thuận để thích ứng với mọi hoàn cảnh, điều kiện đang có mà không quy định phải là hoặc sẽ là để cung ứng thỏa mãn cho cái ta riêng biệt.
Đời sống của con người quả là tiến trình đổi thay bất tận; thân thể ta từ khi mới sinh ra trọng lượng chỉ được vài ba cân thôi, và cứ thế năm tháng trôi qua thân thể ngày càng cao lớn và trọng lượng tăng dần đến mấy mươi cân. Nhận thức ta cũng vậy, lúc tuổi còn trẻ thì suy nghĩ hời hợt nông cạn, đến khi khôn lớn ta được tiếp xúc với mọi người và học ra nhiều điều từ cuộc sống nên khả năng hiểu biết cũng được thêm phần sâu sắc. Hoàn cảnh xã hội cũng thay đổi không khác; trước đó là một vùng đất hoang sơ, trống trải nhưng nay lại trở thành khu dân cư đông đúc, nhiều công trình được xây dựng đồ sộ, nguy nga... Hoặc ngược lại, trước đây ở nơi đó là một thành phố xinh đẹp nhưng nay đã biến thành bãi rác khổng lồ bởi nạn động đất, sóng thần gây ra. Như vậy, thân tâm và hoàn cảnh đều chuyển đổi theo thời gian, không có cái gì thực sự tồn tại lâu dài. Chính vì lẽ đó cho nên trong Kinh Bát Đại Nhân Giác đức Thế Tôn dạy rằng: “Điều thứ nhất là giác ngộ rằng cuộc đời là vô thường, mọi thứ trên thế gian này đều thay đổi, những cấu tạo của bốn đại đều trống rỗng và có tác dụng gây đau khổ, con người do tập hợp của năm ấm mà có, lại không có thực ngã, sinh diệt thay đổi không ngừng, hư ngụy và không có chủ quyền…”. (Nhật Tụng Thiền Môn năm 2000, Thiền sư Nhất Hạnh, tr.89-90).
Con người do bốn đại là đất, nước, lửa, gió kết hợp lại mà hình thành và có đầy đủ năm yếu tố là sắc thân, cảm thọ, tri giác, tâm hành và nhận thức. Khi hết điều kiện nhân duyên thì con người sẽ chuyển sang một hình dạng khác. Ngày hôm nay đời sống có tốt đẹp hoặc ngày mai có tươi sáng hay không là đều tùy thuộc vào thái độ ứng xử của bạn trong thời điểm hiện tại. Nếu hàng ngày bạn tiếp xúc và học hỏi với các bậc hiền nhân đức độ thì nhận thức của bạn sẽ được thay đổi theo chiều hướng tích cực tươi sáng, ngược lại bạn thường tiếp cận với môi trường thiếu lành mạnh thì hạt giống bất thiện tiêu cực trong bạn sẽ có cơ hội nảy mầm và sinh trưởng. Vì thế, ngay trong hiện tại bạn cần phải biết thường trực quán chiếu về tính chất vô thường hư ảo của các pháp một cách sâu sắc, để thấy rõ hành tung diễn biến của cái tasở hữu của ta. Khi tâm hồn trong sáng và thấy rõ các pháp thì cái ta tham ái chấp thủ không có cơ hội để bám víu và hình thành sở hữu.
Căn bệnh của con người là thường ưa thích mọi việc xảy ra thuận theo ý mình mong muốn, cho nên khi sở hữu được một cái gì đó thì vui mừng hớn hở, đến lúc thiếu vắng mất mát thì lại buồn phiền khổ đau. Và như thế, hạnh phúc chỉ hiện hữu trong một thời gian ngắn ngủi ít ỏi. Chính vì cái nhìn hạn hẹp như vậy cho nên ta không có cơ hội để tiếp xúc với những vẻ đẹp kỳ diệu của thiên nhiên, đất trời. Nhiều quốc gia, mỗi năm có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Và mùa nào cũng có vẻ đẹp và giá trị như nhau, tuy nhiên do cách nhìn của mỗi người sai khác nên họ cho rằng mùa này tốt đẹp hơn còn mùa kia thì tệ hại. Thực chất, nếu tâm tư bạn mang đầy dằn vặt lo âu thì bạn không thể nào tiếp xúc được với vẻ đẹp toàn diện của các pháp. Cho nên thi hào Nguyễn Du mới nói rằng: “cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu, người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Hoàn cảnh xưa nay vẫn diệt sinh - đến rồi đi, thời tiết thì có khi nắng khi mưa. Trời nắng có cái hay của nắng, còn trời mưa cũng có vẻ đẹp riêng của mưa. Nắng hay mưa đều là chất liệu quý giá để làm nên sự sống này, nếu thiếu vắng một trong hai thứ đó thì con người, cỏ cây, đất đá, chim muông và cầm thú không thể tồn tại. Vì vậy, sầu khổ là do tâm ý ta dao động, phân biệt vẽ vời hiện thực theo nhận thức chủ quan cá nhân cho nên cái đẹp tự nhiên của các pháp bị che lấp và vắng bóng.
người áo lam - tu học phật pháp
Thực ra, phiền não khổ đau chỉ xuất hiện khi ta ước muốn chiếm hữu, nắm giữ các đối tượng ưa thích hoặc loại trừ những gì mình không mong muốn. Các pháp diễn ra trong đời sống này luôn vận hành đúng với nhân quả tương ứng mà mỗi người tự tạo ra. Pháp vốn bình đẳng và tự do không ràng buộc hay bám trụ vào đâu cả, nhưng ngược lại con người thì đưa ra quy trình, khuôn mẫu để chọn lựa, nắm bắt. Trong khi đó, pháp luôn luôn biến đổi không ngừng làm sao ta có thể nắm giữ lại được cái gì? Cùng với ý nghĩa này, đức Thế Tôn hỏi Rahula rằng:
Này Rahula, Ông nghĩ thế nào?
Con mắt là thường hay vô thường?
- Bạch Thế Tôn, là vô thường.
- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
- Bạch Thế Tôn, là khổ.
- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, thời có hợp lý chăng khi quán cái ấy: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
- Thưa không vậy, bạch Thế Tôn.
(Kinh Trung Bộ III, tr.624).
Thật rõ ràng, vô thường đưa đến khổ đau chỉ vì ta vướng kẹt vào cái tôisở hữu của tôi. Mỗi khi cái thấy không được trong sáng (vô minh) thì bạn sẽ không thể sống tùy thuận vô thường mà chỉ muốn chọn lựa, nắm giữ những gì tốt đẹp và mong nó thường còn mãi mãi nên hệ quả là dẫn đến bất toại khổ đau. Trong khi đó, vô thường là diễn biến của pháp không như mình cho là, quy định phải là hay mong ước sẽ là. Vì vậy vô thường làm cho cái ta ảo tưởng không thể nào toại nguyện nên ta thấy khổ. Khổ là do lăng xăng tạo tác nên không thấy được vô thường. Nếu không có cái ta ảo tưởng luôn cho là, quy định phải là hay mong ước sẽ là thì vô thường là bản chất tự nhiên của pháp không đem đến đau khổ. Nhận thức được sự thật này thì cái ta tà kiến tham ái chấm dứt - đoạn tận tham sân si là Niết-bàn - nên thấy pháp như nó đang là chứ hoàn toàn không có bản ngã.
Vì vậy sống tùy thuận theo vô thường chính là buông xuống cái ta tham ái chấp thủ, để cho tâm hồn rỗng lặng trong sáng và tự do. Việc gì tới thì bạn căn cứ vào hiện thực ấy để giải quyết, khi xong rồi thì buông ra. Mỗi khi tâm hồn thực sự rảnh rang bình lặng, bạn sẽ tiếp xúc được với sự sống mới mẻ đích thực, và lúc bấy giờ bạn không còn có ý niệm chọn lựa cái này hoặc loại bỏ cái kia. Vì cả hai khuynh hướng ấy đều do cái ta ảo tưởng bày vẽ ra và càng không thể thành lập vì sự sống vốn không ngừng biến chuyển. Thấu rõ được điều này, bạn hoàn toàn tự do tự tại sống tùy duyên thuận theo sự đổi thay của các pháp mà không kháng cự, tránh né hoặc khổ não bởi vô thường.
Viên Ngộ