Sunday, October 14, 2012

Hàng trăm người hiếu kỳ kéo đi xem heo non kỳ quái

(GDVN) - Ngay khi nghe tin con heo nái của bà Thị Khoai, ngụ thôn 2, xã Minh Lập, huyện Chơn Thành, Bình Phước) đẻ ra một con heo con có hình dạng kì quái, hàng trăm người hiếu kỳ đã ùn ùn kéo đến để quay phim, chụp hình hiện tượng kỳ lạ này.
Bà Khoai kể, khoảng 23h ngày 12/10, con heo mẹ sinh được hai con heo có hình dạng bình thường. Đến 5h sáng ngày 13/10, heo mẹ tiếp tục sinh ra một con heo nữa.
Chú heo có hình thù kì quái.

Khi kiểm tra chuồng, bà Khoai đã thất kinh khi thấy chú heo thứ ba này có hình thù thật kỳ quái. Con heo này nặng khoảng hơn 1kg, đầu tròn giống đầu người, toàn thân không có lông, có lớp da giống da người, lưng thẳng, chỉ có tai, chân.
· Rất đông người dân kéo tới xem chú heo kỳ lạ.

Cho đến trưa, heo mẹ tiếp tục đẻ tiếp 2 con heo bình thường nữa. Như vậy con heo mẹ đẻ được 7 con, trong đó một con có hình thù quái dị như đã kể trên.
Khi chúng tôi có mặt thì chú heo có hình thù quái dị này đã tử vong. Chủ nhà đã ngâm chú heo này vào chậu rượu để trước cửa nhà.

 http://www.baomoi.com/Hang-tram-nguoi-hieu-ky-keo-di-xem-heo-non-ky-quai/84/9534751.epi

Mẹo chữa ho và mất ngủ

 Nếu con bạn bị ho, thay vì dùng thuốc, hãy chữa cho trẻ bằng môt ít củ cải và đường, hoặc một mẩu gừng sống.
Trị chứng mất ngủ
Lấy 20 gr hạt táo, sao cho tới gần chín, nghiền nhỏ, thêm một ít đường trắng vào trộn đều. Trước khi đi ngủ, uống kèm với nước nóng. Ho đêm cũng là một nguyên nhân gây mất ngủ. Nếu làm dứt cơn ho thì chứng mất ngủ sẽ hết.
Bạn lấy một củ gừng tươi rửa sạch, thái nhỏ, cho vào một muỗng mật ong. Phân ra để ngậm 3 - 4 lần trong miệng cho tới khi ngủ. Nhớ là trước khi ngủ phải nhả bã gừng ra.
Trị ho cho trẻ nhỏ
Củ cải thái thành miếng mỏng thả vào ngâm trong nước đường vài ngày. Mỗi ngày lấy một muỗng nhỏ nước ngâm, hòa với nước nóng rồi cho trẻ uống.
Lấy một muỗng vừng (đã xào chín, xay nhỏ), một miếng gừng sống cho vào sắc cùng lúc. Khi uống thì cho thêm một ít mật ong.

Ghi chú thêm : CN bị cảm cúm ho khoảng 3 tuần lễ , ho liên tục muốn tắt hơi luôn , uống thuốc ho qúa chừng mà khg thấy thấm vào đâu cả , chỉ làm cho mình bị ngủ li bì cho qua cơn ho thôi ..... tức mình qúa CN mới quậy 1 ly nước muối thật là mặn pha với  nước hơi ấm ấm , mặn đớ lưỡi luôn á ...))))  và  hớp  nước muối rồi khò khò trong cổ họng khoảng 15 giây và phun ra , làm vậy khoảng 5 lần , cả ngày lẫn đêm cứ  xúc nước muối hoài vậy khoảng 10 lần , sau  2 ngày là bớt ho nhiều lắm , giờ chỉ còn ho chút xíu thôi .......nước muối có tác dụng sát trùng rất mạnh , vi trùng nào mà trốn trong cổ họng bị xúc vậy cũng chết hay trôi mất hết , nhờ vậy mà CN mới khỏe lại rất nhanh , chứ Dì của CN bị ho khoảng 3 tháng , uống trụ sinh 2, 3 lần , đi bác sĩ tá lả cũng khg hết ho , mỗi lần ho là muốn ngất xỉu luôn á , khg biết con vi trùng cảm cúm gì mà độc đến thế , vô mùa này là ai cũng thay phiên nhau mà ho , ho tới tắt tiếng , ho tới  mất ngủ , ho tới muốn tắt thở luôn , có thân này sau mà khổ qúa , khi thì bị bệnh , khi thì bị phiền não , mệt thiệt á ! Vào mùa lạnh các bạn nhớ giữ cơ thể cho thật ấm , ỷ  y  khg mặc áo đủ ấm là bị bệnh liền , nhất là trẻ em , ban đêm phải mặc áo thật ấm cho trẻ , nhiều lúc nó chảy mồ hôi luôn cũng thây kệ , vậy mà  trẻ khg bị bệnh , chứ hồi xưa con của CN mặc áo khg đủ ấm trong lúc ngủ ( vì đắp mền 1 hồi là tụi nhỏ đá tung mền ra hết ) , cho nên bị bệnh rất là thường xuyên vào mùa Đông , sau này CN mặc áo ấm kỹ cho cháu nên chúng rất là khỏe , và tránh đám đông vào mùa lạnh càng tốt , vì có 1 người bệnh là lây tùm lum hết , đó là kinh nghiệm xương máu của CN đó nghen ! ...hìhì.....

Cách làm rượu nếp, rượu gạo!!

Riêng về khoản rượu nếp không nấu thì mình thấy các hàng phía Nam làm không ngon. Họ nấu cơm nát rồi viên vào, có thể nhanh được ăn hơn nhưng hạt thì sậm sật hạt thì nát bét. Có năm 5.5 ÂL mình ở Sài Gòn, đi mua về nó còn cái viên tròn tròn, bên trong nhão nhão mà nước thì nhiều, ăn nhàn nhạt chua chua. Rượu mình làm cơm ngọt ngậy mà nước thì ngọt lịm, có hôm bà khách đến chơi ăn luôn một bát ăn cơm rồi say đến chiều mới về.

Nhà mình thời bao cấp chuyên rượu (lậu vì hồi đó cấm nấu rượu), mình cũng ủ rượu nếp không nấu để lấy nước cốt và để ăn. Có thể do đặc điểm vùng miền, nhưng mình làm khác một chút:

1. Chọn gạo:

Gạo gì cũng có thể nấu rượu, thậm chí ngô, sắn đều nấu được tuốt. Nhưng rượu không nấu thì phải dùng nếp cái hoa vàng, không tách cám (gọi là nếp lứt), hoặc nếp cẩm (trong nam gọi là nếp than).

Gạo phải thơm và không quá mới, tức là phải gặt cách lúc làm khoảng 3 tháng, gạo mới làm rượu không đậm, nước kém (cái này khó tả lắm, nó thuộc về cảm quan, nếm thôi).

2. Nấu cơm, ủ men:

Muốn rượu ngon thì men phải ngon, men là bí kíp quyết định rượu ngon cỡ nào. Nhà mình ngày xưa hay có người đưa men, bây giờ không còn nấu nên không biết họ đi đằng nào, nhưng tạm mua ở mấy chợ thì thấy men ở chợ Ngô Sĩ Liên (gần ga HN) là có vẻ OK nhất.

Bạn mà dùng tay bóp men thì không bao giờ rượu ngon. Nhà mình làm kĩ, toàn phải cho vào cái cối đá, lấy chày gỗ miết cho đến khi sờ tay mịn không gợn nữa thì thôi.

Nấu cơm thì phải đồ gạo, gạo này mình ngâm khoảng nửa ngày, đồ lần thứ nhất, dỡ ra sàng, nguội hẳn, lại cho vào chõ đồ lần thứ hai. Hạt xôi này nó phải căng bóng không nát và bên trong phải mềm. Lại dỡ ra sàng để nguội. Cái sàng nhà mình cũng chỉ để dỡ cơm, mua loại thửa bằng cật tre già, gửi gác bếp ở quê cả tháng cho lên nước, không bao giờ bị mốc và cơm rượu không bị hấp hơi.

Bao giờ cơm nguội hoàn toàn thì mới trộn men. Rắc lên mặt rồi lật, rồi rắc. Sau đó trộn đều cơm và men, trộn càng đều thì rượu càng nhanh ngấu và không bị chỗ khô chỗ xác.

Trộn xong, bao giờ cũng có cái rá tre (cũng gác bếp như cái sàng), lót bên trong bằng 2 cái lá sen to, mùa đông thì lá ráy, hơ qua lửa (tất cả là 4 lá) hoặc để trên vung nồi cho chín lá, lót xuống đáy rá rồi đổ cơm lên. Sau cùng lấy 2 cái lá che kín bên trên. Bà mình ngày xưa có 3 thanh cài bằng cật tre, gài chéo rồi bắt vào cạp rá, nó giữ cho lá với rá khít lắm, sau cùng là lấy cái sàng đậy lên trên, đặt nguyên cái rá đó trên một cái chậu sành. Bây giờ thì mình cho lên trên cái nồi inox.

Cơ bản đã xong, chỉ cần chờ đến sản phẩm.

(ghi chú: muốn nhanh ngấu thì trộn thêm ít đường - 1kg gạo 1 thìa, không phải để cho ngọt mà để thúc đẩy quá trình lên men).

3. Thành phẩm:

Nếu để uống thì để chừng 5 ngày - 1 tuần cho ngấu hẳn, để chỗ thoáng mát. Phải trông chừng từ ngày thứ 3 trở đi là có nước chảy xuống cái nồi bên dưới. Lấy chai thủy tinh chắt lấy, cất luôn.

Muốn lấy nhanh nước rượu thì mỗi ngày đem ra nắng phơi khoảng 1h, đừng phơi giữa trưa hoặc chiều.

Khi nào bạn thấy hạt cơm xác lại, hết nước bên trong thì đem ép cho ra hết nước, bỏ bã.

Tất cả chỗ rượu chắt được đổ lại một nồi cho trộn đều lẫn với nhau. Rượu này thì ngọt lim và cực tốt cho phụ nữ. Nếu cất trong chai thủy tinh khô sạch thì để ở ngoài cũng được 1-2 tháng, còn lâu hơn thì để tủ lạnh. Rượu này để lạnh uống ngon nhất, không cần pha chế gì vì nó đã ngọt lắm rồi.

Nếu bạn ăn cơm rượu thì chỉ để đến khi men ngấu, mặt cơm hơi ướt bóng lên là ăn được (tầm 3 ngày). Nếu làm nhiều thì lúc này tốt nhất là cho vào tủ lạnh để ăn dần. Món này trộn với sữa chua tuyệt cú mèo, tốt cho tiêu hóa, đẹp da, bổ máu lắm luôn. Người suy nhược do hậu sản cách ngày ăn một lòng đỏ trứng đánh với cốt rượu, tốt hơn thang thuốc.

 http://www.webtretho.com/forum/f214/cach-lam-ruou-nep-ruou-gao-1170224/

CN thì có làm qua cơm rượu rồi , nước nó ngọt lịm luôn , quan trọng là men tốt , nếu men dỏm là làm hư liền . Sau này đi mua khg có bán loại men đó nữa , tiếc ghê !  Mà ăn cơm rượu làm đói bụng lắm nên ai hơi tròn phải cẩn thận  ... :)

Saturday, October 13, 2012

Đỗ đen rang ngâm dấm – chiêu giảm cân của mẹ chồng

- Chị Nguyễn Thị Phương Mai (Thanh Xuân Bắc, Hà Nội) vẫn chưa hết vui mừng khi khoe với chúng tôi về bài thuốc giảm cân cực kỳ hiệu nghiệm của mẹ chồng chị.


Chị Mai là một tiểu thư Hà Thành, khi chị lấy chồng người Hưng Yên, ai cũng bảo sao chị ngờ nghệch. Lúc đó chị chỉ cười trừ “thành phố không có ai rước”.

Năm 2007, chị Mai sinh “con heo vàng” đầu tiên. Lúc đó, chị cũng tăng cân nhiều lắm nhưng sau sinh chị lấy lại vóc dáng rất nhanh.

Tuy nhiên, đến lần sinh con thứ hai, chị Mai vẫn nghĩ rằng mình sẽ giảm cân nhanh nên chị dành tất cả cho con. Chị không quản ngại những món ăn làm tăng cân như tim, móng giò… Tuy nhiên, khi con bé được 1 năm tuổi, số đo các vòng của chị vẫn không thay đổi so với khi sinh.

Quần áo của chị hầu như đều tăng thêm 2 size là ít. Những bộ váy đẹp được chị ưa thích giờ trở thành những bộ đồ trong xó tủ. Ngày về quê ăn giỗ, chị ngồi khóc vì không có bộ quần áo nào ra hồn để mặc.

Hôm về quê, cả nhà ăn giỗ rất vui vẻ, còn chị chỉ ngồi thu mình trong góc nhỏ ăn qua qua mấy thứ rau xào và nước canh cho xong bữa. Nhìn cô con dâu cất công từ Hà Nội về giỗ ông mà không được miếng ngon nào vào bụng, bà mẹ chồng chị Mai xót đứt ruột.

Bà gọi chị Mai ra gặng hỏi “đồ ăn không hợp với con hay sao, hay con bị đầy bụng?”. Chị Mai thấy mẹ chồng chu đáo, chưa kịp nói gì thì nước mắt chị rơi lã chã thì thào với mẹ chồng vì chị sợ béo, không hiểu từ sau khi sinh bé Tũn đã hơn một năm mà chị vẫn chưa sụt cân nào. Trong khi sinh Tun ngày trước thì lấy lại dáng nhanh thế.

Bà mẹ chồng cười lớn “béo có sao đâu". Nhưng thấy cô con dâu mặt vẫn tỉu ngìu vì sợ béo. Bà bảo yên tâm, rồi sẽ giảm cân từ từ.
Đõ đen rang ngâm dấm gạo lửng, giảm cân rất tốt. Ảnh minh họa
Đõ đen rang ngâm dấm gạo lửng, giảm cân rất tốt. Ảnh minh họa
Vừa ăn cơm xong, bà vội vàng chạy vào trong cái vựa thóc, lấy ra một bọc đỗ đen vừa thu hoạch ngoài đê về. Bà mang xuống bếp lấy cát sạch và rang đỗ. Cô con dâu không biết mẹ chồng mình đang làm món gì nên chăm chú nhìn theo.

Vừa rang bà vừa bảo cái này tốt lắm. Con mang về nhà ăn. Đỗ đen thì từ trước đến giờ tốt rồi, nhưng uống nước đậu đen nhiều cũng làm béo, chị Mai nghĩ.

Bà rang cho chị Mai khoảng 2 kg đỗ đen. Mùi thơm thơm của đỗ đen khiến chị thèm thèm nhưng nghĩ đến vị ngọt lại rùng mình sợ béo.

Lúc vợ chồng chị lên xe về quê, bà lấy đỗ đen rang giòn, gói trong bọc giấy báo và kèm theo một chai dấm bỗng. Giấm bỗng bà làm từ gạo lửng. Bà nói “Gạo lửng (gạo chỉ xay cho trật vỏ trấu, còn nguyên màu vàng của thóc) tốt lắm con. Vừa giúp tiêu hóa tốt, vừa giảm mỡ. Ngày xưa, các cụ sau sinh con ai cũng ăn gạo lửng để lấy sữa cho con bú mà mẹ không bị phì”.

Đưa cho con dâu một lít dấm lửng kèm theo gói đỗ đen rang, bà dặn đi dặn lại, về nhà trộn hai thứ vào, đậy nắp chặt khoảng 1 tuần sau thì lấy ra ăn.

Hạt đỗ đen rang khô, khi gặp nước dấm gạo lửng nó nở bung ra. Chị ăn thấy thơm thơm, chua, thanh thanh nên chịu khó ăn trước các bữa ăn. Mỗi bữa, chị lấy khoảng 2 thìa con.

Sau khi ăn đỗ ngâm dấm, chị không còn cảm giác thèm ăn nhiều như trước. Và thật hiệu quả, tháng đầu tiên chị giảm được 4 kg. Ăn hết số đỗ rang, chị lại điện về cầu cứu mẹ chồng. Bà lại hì hịch rang đỗ và làm nước dấm cho con dâu.

Ở quê, bà trồng nhiều đỗ nên quanh năm có đỗ đen sạch. Cộng thêm dấm gạo lửng tự tay bà làm nên rất an toàn. Chị Mai ăn không thấy sôi bụng hay nóng ruột gan nên rất khoái.

Nhờ có món đỗ đen rang ngâm dấm gạo lửng của mẹ chồng chỉ mà sau hơn 3 tháng, chị giảm được 10kg. Hiện tại chị đang ở mức 54 kg. “Hơi béo tý nhưng so với trước còn đẹp chán. Nếu lấy chồng thủ đô thì chắc gì mình đã có được tuyệt chiêu giảm cân hay như thế” – chị Mai vui vẻ khoe.
  • Hoàng Thị Oanh (Thanh Xuân Bắc, Hà Nội)
  •  http://phunutoday.vn/suc-khoe/giam-can/201206/do-den-rang-ngam-dam-chieu-giam-can-cua-me-chong-2160196/