Thursday, November 8, 2012

ĐỊNH LUẬT TA-BÀ ( ai muốn tu quán chiếu về vô thường cho bớt khổ thì nên xem bài này )

     Ở trên nó tòa nhà mà bước ra ngoài tất nhiên sẽ phải rơi xuống đất, nếu không chết thì cũng mang thương tích, vì quả đất tự nó có lực hút thẳng về tâm gọi là trọng lực. Cũng như thò tay vào lữa thì sẽ bị phỏng vì bản chất của lửa là nóng cháy. Do luật thiên nhiên không có sự phân biệt, không có vấn đề thiên vị, bởi vậy không phải là vì ông vua, người có học hoặc không có học, đứa hài nhi, hoặc kẻ hiền mà được miễn thứ. Định luật Ta-bà trên phương diện tâm linh cũng không khác, nó tự động thi hành chứ không do ai hoặc đấng quyền năng nào chi phối và nó hoàn toàn vô tư cho nên ta chẳng thể nói “không biết thì không có tội”.
            Khác với luật lệ do xã hội quy ước, đối với định luật Ta-bà, dù ta có biết hay không biết, dù khi hành vi (thân, khẩu, ý) của ta trái luật mà không ai hay biết, hoặc dù ta có muốn hay không muốn, chúng vẫn lạnh lùng thi hành và đến lúc đúng thời điểm, hậu quả sẽ phát tác một cách tuyệt đối chính xác. Lại nữa, định luật Ta-bà không bao giờ biến đổi và chúng hiện hành ở khắp mọi nơi trong cả ba thời, quá khứ, hiện tại và vị lai.
            Nhờ hiểu biết định luật Ta-bà, ta có thể nhìn thấu được thật sự những gì mang lại cái hại [Tà] và những gì mang lại cái lợi [Chánh], và nhờ đó ta dễ tránh được vấn đề phạm pháp. Những định luật sau đây cần nên được thông hiểu tường tận.
            Vô-Thường
            Nhân-quả / Nghiệp
            Tái-Sinh
            Duyên-Khởi
            Vô-ngã / Tánh-Không
            Ta vi phạm luật vì những hiểu biết sai lầm như sau:
1)     Tất cả sự vật đều vô thường  mà ta lại bám víu chúng, cho rằng chúng là thường hằng
2)     Ta không biết, không hiểu, hoặc không tin luật nhân-quả và nghiệp
3)     Ta không biết hoặc không tin ở tái-sinh
4)     Cho rằng cái Tôi  và mọi vật tự có, độc lập và hằng hữu, mà không hiểu rằng tất cả loài hữu tình đếu vô-ngã chúng không có tự tánh, chúng đều mang tánh-Không
            Hiểu biết sai lầm về các định luật chẳng những là nguyên nhân cho Tham-Sân-Si sinh khởi mà còn tạo nên môi trường nuôi dưỡng chúng, để rồi chúng sẽ thông trị cái tôi sai sử cái tôi  tạo nghiệp và hậu quả là cái tôi phải nhận lãnh KHỔ đau.
            Câu hỏi quan trọng được nêu lên ở đây là, như thế nào mới gọi là hiểu luật?

     I.          VÔ-THƯỜNG [Impermanence]
          Vô-thường nghĩa là không thường hằng, không cố định, luôn luôn biến đổi. Vô thường là sự kiện hiển nhiên trong đời sống, tất cả sự vật đểu luôn luôn ở trong trạng thái biến đổi, sinh diệt. Bất cứ cái gì đã sinh tất sẽ phải diệt, có lúc khởi đầu thì phải có lúc tận cùng:
-       Hậu quả của sự hội tụ là sự ly tán.
-       Hậu quả của sự tạo dựng là sự hủy hoại.
-       Hậu quả của sự sống là sự chết.
      Tất cả các hiện tượng trên thế gian, từ những vật cực nhỏ đến những vật cực lớn, đều thay đổi, biến động không ngừng. Mối liên hệ giữa mọi người, tương quan trong gia đình, tình bạn, nghề nghiệp, xã hội cũng không thể tồn tại mãi mại. Hôm nay đang là bạn, ngày mai có thể đã chuyển sang thành thù. Tài vật của cải lúc được lúc mất. Danh lợi khi lên lúc xuống.
      Thể xác con người, kể cả cảm xúc, tư tưởng, tâm trạng cũng biến chuyển từng giây khắc. Cơ thể lúc nóng lúc lạnh, khi mệt khi khỏe. Tâm tư lúc vui lúc buồn lúc lo lắng, có khi trầm ngâm trong quá khứ có lúc mải mê về tương lai, hoặc lúc tin tưởng chủ thuyết này lúc theo đuổi chủ thuyết khác.
      Bất cứ gì có sinh khởi sẽ có ngày hủy hoại và đến lúc tiêu tan. Sinh và Diệt  tương tục nối nhau trôi chảy từng giây khắc. Đây là những dấu hiệu của luật vô-thường, nói lên sự biến chuyển không ngừng nghỉ của vạn hữu. Có thể nói vô-thường là một mặt khác của nguyên lý đối đãi. Vì lực Âm Dương nên mọi thứ phải liên tục biến động, hoán chuyển, không thể đứng yên.
      Vô-thường được giảng là có hai khía cạnh:
·       Thô [gross] Ở mức độ thô sư biến chuyển của mọi thứ rất hiển nhiên ngay khi ta để tâm quan sát như đã được trình bày ở trên. Mọi hiện tượng đều phải đi qua tiến trình gồm bốn giai đoạn.
1)     Thành: Khởi sinh, bắt đầu hình thành.
2)     Trụ:  Giai đoạn sinh trưởng, chúng sẽ tiến hóa đến mực cực thịnh.
3)     Hoại (suy): Bắt đầu tan rã.
4)     Không (hủy): Trạng thái hoàn toàn hủy hoại, tan rã.
            Theo đó, vũ trụ, nền văn minh, con người, mối quan hệ, v.v…đều phải theo tiến trình sinh khởi, tiến hóa, suy hoại, và tan biến. Rồi sau một thời gian, tiến trình này lại được lập lại [tuần hoàn.] Theo lối nhìn đơn giản hơn qua nguyên lý đối-đãi thì tiến trình này cũng chỉ là hiện tượng sinh (thành, trụ), và diệt (hoại, không).
·       Tế [subtle]: Đi sâu vào chi tiết về vô-thường, nhà Phật giảng là tất cả mọi thứ đều ở trong trạng thái lưu động và trở thành [becoming] từ sát-na này qua sát-na kế. Chúng chỉ là những hiện tượng liên tục chuyển biến trong từng sát-na, mà vì không nhận bắt được ở tốc độ cực nhanh đó nên ta cho rằng chúng là những thực thể cố định, thật sự cụ thể. Thí dụ như  một số lượng lớn các phân tử H2O (đơn vị nhỏ nhất của nước) lăn trượt lên nhau làm ta thấy đó là một con sông mang tính chất cụ thể dài/ngắn, rộng/hẹp, v.v…
            HIỂU LUẬT:
            Quán sát sâu xa về vô-thường để thấy rõ được sự ảo hóa của mọi vật, tất cả chỉ có tính cách tạm thời, nhờ đó tâm Tham-Sân-Si được giảm thiểu.
-       Tham. Danh vọng, vật chất, hạnh phúc, những gì tốt đẹp gây ra sự dễ chịu thích thú qua sáu giác quan, v.v…sẽ biến chuyển, thay đổi, rồi sẽ đến lúc hủy hoại nên chúng không có giá trị chân thực, biết vậy ta không bám chấp, không cầu mong chiếm đoạt chúng.
-       Sân. Hoàn cảnh bất lợi xấu xa, những kẻ ta đang thù ghét, những gì xấu xa gây ra sự khó chịu qua sáu giác quan, v.v…cũng chỉ là những gì nhất thời, nhiều khi chúng lại mang đến lợi ích cho ta sau này, vậy không đáng cho ta để tâm sân hận.
-       Si. Hiểu vô-thường tức là đã giảm trừ được tâm Si
            Buông bỏ bớt tâm Tham và Sân nghĩa là tâm Xả  đang tăng trưởng
            Những người đang tuổi thanh xuân  yêu đời không biết rằng chỉ trong thoáng chốc cái già, chết sẽ đến; những người lớn tuổi, hằn những nét khằn khổ, cằn cỗi trên gương mặt, có thể  sẽ sẵn sàng gây tổn hại cho kẻ khác chỉ vì quyền lợi của mình, vậy mà mới đây họ còn là những đứa trẻ ngây thơ vui đùa không một chút âu lo. Thời gian lạnh lùng trôi qua, tất cả đều bất lực, không một ai hoặc vật gì có thể cưỡng chống lại vô-thường. Quán sát vô-thường qua những người quanh ta sẽ giúp ta tăng trưởng tâm Từ Bi.
            Vì vô-thường, mọi vật luôn luôn biến động chạy đầu này bỏ đầu kia [đối-đãi], tốt xấu, thành bại, hòa bình chiến tranh, v.v…Hiểu như vậy ta không bám chấp vào sự việc xung quanh, ta không cần phải bận tâm mong cầu, không cần lo lắng hoặc mong muốn thay đổi chúng, ta không tìm kiếm hạnh phúc, không chối bỏ cái này cái nọ hoặc muốn thành đạt cái này cái nọ, không nuôi dưỡng những ước vọng xây dựng một thứ hạnh phúc nào đó. v.v…tức là ta phát triển tâm Xả. Bất lực trước vô-thường nên dù có thành công, có hơn người, tâm cũng không Kiêu Mạn.
            Có sinh tất phải có tử. Mạng sống là quý nhưng cái chết thì chắc chắn và thời điểm chết thì bất định, thần chết có thể ra tay lấy mạng ta bất cứ lúc nào. Thế nên ta không lãng phí ngày giờ chạy theo thế sự, đi tìm thú vui hạnh phúc, hoặc toan tính việc xây dựng hạnh phúc giả tạo ở tương lai, v.v…Làm quen và chuẩn bị cho cái chết giúp ta loại bỏ được tâm lười biếng, giãi đãi, sợ hãi, và tâm ân hận vào lúc ra đi.
            Nếu tâm Tham-Sân-Si không suy giảm, chưa thấy sự nguy hại của cái chết đang rình rập, chưa thấy tính chất nhất thời của mọi vật mà vẫn lo hưởng thụ, tìm kiếm hạnh phúc vững bền, chưa thấy được sự cấp bách của việc thoát Khổ - tức là ta vẫn chưa hiểu được vô-thường.

  II.          NHÂN QUẢ / NGHIỆP [Cause-Effect and Karma]:
            Sống  ở đời phần nhiều các phiền não đau khổ mà ta đang phải gánh chịu ta đều đổ thừa là do kẻ khác, do xã hội gây ra, hoặc vì sinh lầm thời, thời buổi mạt pháp, v.v…tuy nhiên, đã có hậu quả tất phải có nguyên nhân.
            Trên phương diện vật lý, định luật vô-thường cùng hai nguyên lý tuần-hòa và bảo-tồn-năng-lượng xác thuyết rằng mọi vật luôn luôn chuyển biến từ dạng này sang dạng khác, không có vật gì hình thành mà không có nguyên nhân gây ra nó. Mưa không thể xảy ra được nếu không có mây, mây không thể thành được nếu không có hơi nước bốc lên. Quả xoài sinh ra trên cây xoài do hạt xoài mọc lên, v.v…Nói cách khác, có Quả thì phải có Nhân, hoặc gieo Nhân nào gặt Quả nấy – đó là luật Nhân-Quả.
            Sự kiện luật nhân-quả chi phối hiện tượng vật lý đã quá hiển nhiên, thế nhưng phần đông chúng ta gặp phải khó khăn tin tưởng sự hiện hành của nhân-quả trên mặt đạo đức cũng như tâm linh (Nghiệp) vì nó không được cụ thể rõ ràng. Thêm một lý do nữa làm ta khó tin được luật nhân quả như trong trường hợp những kẻ hiền chuyên làm việc thiện nhưng phải chịu cuộc đời khốn khổ trong khi kẻ ác lại bình an sống trong phú quý đến già và hưởng cái chết an lành. Đó là sự chi phối của luật nhân-quả trên phương diện tâm linh (Nghiệp) cần phải được chứng minh. Những yếu tố sau đây mà chúng ta sẽ suy xét có thể sẽ làm sáng tỏ được phần nào lý lẽ đằng sau nhân-quả để thấy được luật nhân quả áp dụng ở phương diện tâm linh là hợp lý.
A.   CHỨNG MINH sự hiện hành của NGHIỆP
            Nguyên lý đối-đãi bắt buộc vật lý và tâm lý đi đôi với nhau, và cũng vì tâm lý và vật lý không thể nào tách rời nhau ra được cho nên trên nguyên tắc, tâm lý, cũng như vật lý, phải chịu sự chi phối của các nguyên lý cơ bản và các định luật Ta-bà. Sau đây là ba khía cạnh sẽ được suy xét:
1)     Các nguyên lý cơ bản chi phối tâm linh.
2)     Các định luật Ta-bà chi phối tâm linh.
3)     Thân / cảnh và tâm có liên hệ chặt chẻ.
1)    Các NGUYÊN-LÝ CƠ BẢN chi phối  TÂM LINH
      Ta đã biết tính chất của vật chất / vật lý và sự phản ứng, vận hành của chúng đều nằm dưới sự chi phối của các nguyên lý đã được liệt kê: đối-đãi, tuần-hoàn, bảo-tồn-năng-lượng, lực và phản lực, và đồng-thanh-đồng-khí. Ta sẽ khảo sát những nguyên lý này trên phương diện tâm lý như sau.
a)     Đối-đãi: Không khác các hiện tượng vật lý [xem chương Nguyên Lý: Đối-Đãi], bất cứ một hiện tượng tâm lý nào cũng có đối cực của nó. Nói về tánh tình, ta có: cương nghị - yếu hèn, quân tử - tiểu nhân, kiêu man- khiêm tốn, v.v…nói về tình cảm, ta có: buồn - vui, yêu - ghét, an vui – lo sợ, v.v…nói về tư tưởng trừu tượng, ta có: càn – khôn, hư – thực, hồn – phách v.v…
b)    Tuần-hoàn: Ngày hôm nay ta có thể ăn nhậu “đã đời”, nhưng thường thì chỉ độ một vài ngày sau là sự thèm muốn rượu thịt đã trở lại nhắc nhở ta rồi. Con người chúng ta có rất nhiều sự việc tương tự có thể cứ lập đi lập lại như thế suốt đời. Xét ra thì thấy cái tâm của ta ở trong tình trạng lòng vòng là nó phản ửng theo điều kiện và khi phản ứng như vậy, nó lại tự điều kiện lại chính nó. [xem chương Ngũ Uẩn].
c)     Bảo-tồn-năng-lượng:  Những loại tâm như yêu, ghét, sợ hãi v.v…sẽ không bao giờ tự tăng giảm nếu không có điều kiện tác động đến chúng. Thí dụ, hàng ngày ta phải chứng kiến những cảnh trái tai gai mắt, nếu cứ đè nén sự bực bội thì đến một ngày nào đó nó sẽ bùng nổ, hoặc gây ra thân bệnh hoặc tâm bệnh. Bác sĩ tâm thần có ghi chép trường hợp một người mắc bệnh mập vì ba ta không thể kiểm soát được vấn đề ăn uống, nhưng sau khi tìm ra được nguyên do thì ba ta khỏi ngay. Vấn đề chỉ vì hồi bé bà ta không được bố mẹ chăm sóc, sự thèm khác tình thương không được giả tỏa nên tâm lý đã thúc đẩy bà ta dùng thực phẩm để bù đắp vào chổ thiếu thốn này. Như vậy có nghĩa là cái tâm bực bội hoặc thèm khát nếu không được hóa giải, chúng vẫn sẽ nằm đó chờ dịp để bùng lên hoặc sẽ thể hiện qua các dạng khác chứ không tự tiêu hoại.
d)    Lưc và phản lực: Tâm lý cho thấy khi lòng tin tưởng và sự tôn kính được đặt ở một chủ thuyết hoặc một nhân vật nào đó, lỡ mà “thần tượng” sụp đổ thì đức tin càng mạnh bao nhiêu sẽ phát sinh tâm nghi ngờ (cả về chủ thuyết và các nhân vật khác) càng nhiều bấy nhiêu. Một thí dụ nữa là sự thương yêu giữa hai người sẽ là mầm mống cho sự thù ghét một khi mối tình cảm bị gảy đổ, càng khắn khít bao nhiêu thì càng thù ghét nhau bấy nhiêu, như câu chăm ngôn ta thường nghe nói “Yêu nhau lằm, cắn nhau đau”.
e)     Đồng-thanh-đồng-khí: Nói về vật lý, thí dụ khi ta gõ nốt La trên đàn Piano thì sợi dây La trên cây đàn guitar cạnh đó sẽ rung lên. Vì cung là nốt La nên chúng cảm ứng với nhau. Nói về tâm lý, thí dụ hai “tâm hồn cô đơn” dễ thông cảm và bắt nối với nhau vì đồng một cảnh ngộ.
2)    Các ĐỊNH LUẬT TA-BÀ  chi phối tâm linh
a)     Vô-thường: Nếu vật chất luôn luôn biến động không ngưng nghỉ thì tâm thức cũng vậy, ý nghĩ này chạy nhảy sang ý nghĩ khác, hoặc hết buồn rồi vui rồi lo…không giây phút nào nó chịu đứng yên.
b)    Nhân-quả:  Khi một ý tưởng hoặc một cảm xúc nào đó khởi lên (sinh) hoặc tan biến (diệt), nó đều phải có sự tác động của một hoặc một số nguyên do nào đó. Thí dụ cơn tức giận nổi lên vì có kẻ nói xấu mình.
c)     Duyên-khởi.  Một ý tưởng hoặc một cảm xúc nào đó phải hội đủ một số điều kiện mới khởi lên được. Thí dụ, ta chợt vui sướng vì vừa nghĩ đến lời khen của vị thày. Cảm xúc vui sướng khởi lên được nhờ có các yếu tố: ý nghĩ, lời khen, và vị thày; đó là chưa kể đến những yếu tố phụ khác xung quanh các yếu tố chính kể trên [sẽ được xét rõ hơn ở chương Duyên-Khởi].
d)    Vô-ngã / tánh-Không. Tất cả các hiện tượng vật lý hiện hữu được nhờ nương tựa lẫn nhau (duyên khởi), bởi vậy chúng mang tánh-Không. Tất cả các hiện tượng tâm lý cũng vậy, chúng sinh và diệt tùy thuộc ở điều kiện (duyên khởi), bởi vậy chúng mang tánh-Không [sẽ được xét rõ hơn ở chương Vô-ngã / tánh-Không].
3)    THÂN / CẢNH  và TÂM liện hệ chặt chẽ.
      Khoa học đã xác định năng lực [engery] và vật chất [matter] ở thể động và vật chất là năng lực ở thể tĩnh, chúng là hai dạng khác nhau của cùng một vật thể_hai dạng này có thể tạm ví như thân và tâm con người. Khi tâm trí phải vận dụng vào việc suy nghĩ sẽ làm cho sức lực hao tổn, cơ thể mệt mỏi, và ngược lại, khi tinh thần hăng hái phấn khởi thì cơ thể cảm thấy tràn đầy sinh lực. Như vậy có sự móc nối mật thiết giữa thân và tâm và sự liên hệ này có thể được thấy rõ hơn qua những nhận xét sau đây.
a)     Tâm ảnh hưởng (sinh) Thân. Khi tâm lo buồn thì thân dễ bị bệnh, chẳng hạn như ăn uống không tiêu. Thương nhớ hay thù ghét ai thì cơ thể bần thần, nhiều khi cũng bị mất ăn mất ngủ. Hoặc có những trường hợp uất ức rồi bị vỡ mạch máu mà chết. Khi giận dữ hoặc đau buồn thì khuôn mặt lập tức thay đổi biến thành hung dữ hoặc tươi vui, phản ảnh tâm trạng lúc bấy giờ. Bởi thế có câu “tướng tùy tâm sinh”, ta có thể xét tướng mạo mà biết được tâm tính thế nào.
            Tất cả những động tác của thân, chẳng hạn như đứng dậy, trước tiên phải có ý đứng dậy, ý muốn này dẫn khí lực chuyển xuống chân đẩy thân đứng dậy. Tâm là động lực chủ yếu sai sử thân hành động.
b)    Tâm ảnh hưởng (sinh) Cảnh. Những thứ nhân tạo như các tòa kiến trúc, phố xá, công viên, v.v…nếu không được phác họa, có ý tạo dựng trong tâm trước thì không thể hình thành được. Trong nhiều trường hợp, rừng núi, ao hồ cũng bị thay đổi do tâm con người.
c)     Thân ảnh hưởng (sinh) Tâm.  Sức khỏe suy yếu có thể làm tâm trí không được tỉnh táo, tư duy không được rõ ràng. Những kẻ uống rượu say hoặc những kẻ nghiện rượu tâm trí thường bị lu mờ, rượu còn ảnh hưởng đến gan nên họ rất dễ nổi nóng giận dữ. Ngược lại, đầu óc dễ được sảng khoái, sáng suốt, hoặc tâm tư vui vẻ khi cơ thể đang ở tình trạng khỏe mạnh không bệnh tật.
d)    Cảnh ảnh hưởng (sinh) Tâm. Cảnh vật ảm đạm làm tâm sinh ra buồn bã. Bản nhạc quen thuộc gợi lên trong ký ức những kỷ niệm gây ra tâm trạng vui hoặc buồn. Hoặc ở trong hoàn cảnh tốt, gần bạn tốt sẽ trở thành người tốt, và ở trong hoàn cảnh xấu, gần bạn xấu sẽ dễ trở thành người xấu – “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.”
            Như vậy sự liên hệ giữa tâm và cảnh rất chặt chẻ, tâm ảnh hưởng đến cảnh, và ngược lại, cảnh làm đối tượng và ảnh hưởng đến tâm. Thân/ cảnh là nhân thì tâm là quả, tâm là nhân thì tâm / cảnh là quả. Bởi vậy, thân / cảnh và tâm không thể tách biệt được, cũng có thể nói không có thân / cảnh thì không có tâm và không có tâm thì không có cảnh / thân.
·       Kết Luận: Tuy không thể đưa ra được những chứng cớ cụ thể về nhân-quả trên phương diện tâm linh, nhưng những nhận xét về cả ba khía cạnh kể trên là những chứng cớ gián tiếp [circumstantial evidence] cho thấy vật lý (thân / cảnh) và tâm lý (tâm) đều bị các nguyên lý và định luật chi phối y như nhau. Do đó ta đi đến kết luận là luật nhân-quả cũng phải tác động trên phương diện đạo đức tâm lý, vậy sự hiện hành của NGHIỆP là điều hợp lý.
//Đòi hỏi phải chứng minh nhân-quả và Nghiệp cho rõ ràng thỏa đáng là điều không thể thực hiện được. “Cây xoài sinh quả xoài, nhưng trước khi ra quả thì cây xoài chứa quả ở đâu?” Đài khí tượng tiên đoán mưa nắng nhiều khi vẫn sai lạc, mặc dù họ có máy tối tân có thể dò được đường đi của gió, lối về của mây. Đó là phương diện vật lý cụ thể mà còn gặp khó khăn torng sự xét đoán suy luận, torng khi Nghiệp – không phải chỉ nói riêng về hiện kiếp mà bao gồm cả vô lượng kiếp [xem chương Tái-Sinh] trong quá khứ, cộng với những yếu tố như thời gian, v.v…là vấn đề đã không cụ thể mà lại còn vô cùng phức tạp.//
B.   NĂM LUẬT NHÂN QUẢ.
            Luật nhân quả được nhà Phật phân ra làm năm loại [chi tiết hơn nữa là 24 loại] có thể giải thích được tất cả các hiện tượng vật lý cũng như tâm lý.
1)     Luật về Vô Cơ (quy luật của thời tiết) [Physical Inorganic Order] – luật về trật tự của các hiện tượng vật chất ngoài cây cỏ và thú vật như các hiện tượng mùa màng, mưa nắng, nóng lạnh, bốn mùa, nguyên nhân gây ra gió mưa, v.v…
2)     Luật về Hữu Cơ (quy luật của chủng loại) [Physical Organic Order] – trật tự sinh hóa của các loại cây cỏ, động vật, hạt giông nào thì sinh ra vật đó. Như cam được sinh ra từ hạt cam, vị ngọt tự mía hoặc mật, đặc điểm riêng biệt của các loại trái cây, tế bào, gene di truyền,v .v.
3)     Luật về Nghiệp [Order  or Cause and Effect] – hành động (Nhân) và hậu quả (Quả), chẳng hạn như hành động thiện hoặc ác sẽ mang lại hậu quả thiện ác tương ứng.
4)     Luật về Tâm [Order of Mind . Psychic Law] – tiến trình hoạt động, sinh diệt của tâm như sát-na tâm trước là nhân tạo nên sát-na tâm kế tiếp; và những thành phần cấu hợp của tâm thức, năng lực của tâm kể cả các loại thần thông, v.v…
5)     Luật về Pháp [Order of the Norm] – là những hiện tượng như sức hút của quả đất, bản tính Tham Sân Si, khuynh hướng làm việc thiện, v.v…Hoặc hiện tượng thiên nhiên xảy ra như sự kiện mười ngàn thế giới đều rung động một vị Bồ Tát giáng sinh vào kiếp cuối cùng của Ngài.
      Ở đây chỉ bàn về Nghiệp, một trong năm luật kể trên. Nghiệp được gây tạo qua hành động Thân-Ngữ-Ý rồi nó lại tác động và ảnh hưởng đến đời sống tâm lý và vật lý của chúng sinh.
C.   NGHIỆP
Nghiệp  nghĩa là luật gieo Nhân và gặt Quả trên phương diện đạo đức, tâm linh. Sự hoạt động của Nghiệp tương hợp với các nguyên lý cơ bản như sau. Quả tương tự như Nhân sẽ ứng hiện, chẳng hạn như gây Nhân thiện thì sẽ được hưởng Quả thiện, gây Nhân ác thì sẽ phải hứng chịu Quả ác. [đồng-thanh-đồng-khí],  thí dụ cây xoài thì ra trái xoài chứ không ra trái cam. Và khi gặp đúng hoàn cảnh và đầy đủ cơ duyên, Quả sẽ phát tác ngược trở lại người tạo Nhân [lực và phản lực]. Sự kiện trên cho thấy Nghiệp không đóng vai trò phán xét, thưởng phạt, mà nó chỉ là một định luật tự nhiên trong vũ trụ thiến hành một cách máy móc không có sự phân biệt; giông như sự tuần hoàn tự nhiên của bốn mùa.
            Nói rõ hơn, Nghiệp là sự chủ ý thúc đẩy ta hành động qua thân, khẩu, ý. Tạo Nghiệp là tạo tác những hành động với chủ ý thiện hoặc ác, và theo nguyên lý bảo-tồn-năng-lượng những hành động có chủ ý này được ghi lại trong giòng tâm thức / tàng thức ở dạng Nhân và chúng sẽ trổ Quả tương ứng trong tương lai khi hội đủ điều kiện. Hành động đã tạo tác tiềm phục trong dạng Nhân sẽ chỉ tan biến sau khi trổ Quả, hoặc một Nhân (thiện, ác) sẽ bị triệt tiêu khi gặp phải một Nhân khác cùng loại, tương đương và đối nghịch.
            Nghiệp nói lên sự việc là không có chuyện gì, biến cố gì xảy đến với một người mà không phải là do chính đương sự đã từng tạo tác qua thân, khẩu, và ý. Hoàn cảnh, hình dáng, cá tính, và những biến cố xảy ra trong đời của mỗi người là kết quả của những hành động và tư tưởng của họ trước đó.
            Vậy Nghiệp là lý do chính đáng giải thích tại sao lại có sự khác biệt, chênh lệch, bất bình đẳng bất công trên thế gian. Vì sự khác biệt của Nghiệp nên mới có kẻ giàu người nghèo, kẻ sang người hèn, người thông minh kẻ ngu tối, người may mắn kẻ bất hạnh, đẹp hoặc xấu, khỏe mạnh hoặc bệnh tật, được mất, vinh nhục, sướng khổ, v.v…
            Luật nhân-quả hoàn toàn vô tư không thưởng không phạt một ai. Nó chỉ điều chỉnh, tái thiết sự quân bình do ta tạo sự xáo trộn khi phạm luật Ta-bà (gây nghiệp).
            Ngẫu nhiên (tình cờ) [chance] nghĩa là sự việc xảy ra mà không có nguyên cớ gì cả. Đinh mạng (Số mạng, An bài [pre-determined]) nghĩa là sự việc xảy ra do một đấng quyền năng nào đó sắp xếp. Sự hiện diện của luật Nhân-Quả cho thấy hai thuyết Ngẫu nhiên và Định mạng không thể có chỗ đứng. Vì những gì ta nhận lãnh trong hiện tại là do Nhân đã tạo tác trong quá khứ, và những gì ta sẽ nhận lãnh trong tương lai là do Nhân trong quá khứ và / hoặc Nhân đang tạo tác trong hiện tại. Vậy chính chúng ta phải chịu trách nhiệm cho hạnh phúc và khổ đau của ta. Thiên Đàng và Địa Ngục là do chính chúng ta tạo dựng. Ta tự tạo ra số mạng cho chính mình. Nghiệp là gia tài ta thừa hưởng do chính mình tạo ra.
            “Con người là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự nghiệp. Con người được sinh ra từ nghiệp; nghiệp là quyến thuộc, là nơi nương tựa của họ.”
            Tìm hiểu và áp dụng luật Nhân-Quả trên con đường tu hành không phải là để ta lo làm việc thiện để cầu mong hạnh phúc, vì Nghiệp thiện lẫn ác đều là sợi dây trói buộc ta vào vòng sinh tử trong cõi Ta-bà, bắt ta phải nhận lãnh Quả ác cũng như Quả thiện. Và dù cho ta có được ở cõi lành, an hưởng Quả thiện, nhưng khi luật vô-thường đoạn dứt những gì tốt đẹp hạnh phúc, ta sẽ lại đối diện với khổ đau.
            Điểm đáng lưu ý là Nhân và Quả tăng cường và hổ trợ cho nhau, chúng có khuynh hướng tạo thành tật, thói quen, thí dụ hút điếu thuốc đầu thì rất khó khăn, nhưng nó là cái Nhân tạo điều kiện dễ dàng hơn cho những điếu thuốc sau, đến khi cái Nhân lớn mạnh thì phát sinh sự đòi hỏi, chiều theo nó thì nó lại càng đòi hỏi [tuần-hoàn], và hậu quả là thành tật.
            Thói quen, tập quán đưa đẩy ta tạo Nghiệp đồng thời ta tạo Nghiệp cũng vì tâm bám víu (Tham-Sân-Si), bám víu vào Thiện hoặc / và Ác. Vậy ta cần nên biết rằng những hành động với tâm Tham-Sân-Si đưa đến sự hình thành của Nghiệp và những hành động không Tham-Sân-Si dẫn đến sự đoạn diệt của Nghiệp. Như vậy hai người có thể làm cùng một việc, nhưng người với tâm bám víu sẽ tạo nghiệp còn người kia thì không. Nói tóm lại, mục đích tối hậu của việc tu hành là vượt ra ngoài cả hai Nghiệp Thiện và Ác.
D.   HIỂU LUẬT.
            Luật Nhân-Quả / Nghiệp vạch rõ cho thấy chẳng có gì gọi là may mắn hoặc xui xẻo, tất cả những gì được hoặc mất đều có nguyên do của chúng. Nếu đem tất cả những gì được, mất trong tất cả các kiếp quá khứ và kiếp hiện tại ra làm một bài toán cộng, bắt buộc kết quả phải là zero (0) – nghĩa là thật sự chẳng có gĩ được mà cũng chẳng có gì mất. Do đó ta không khởi tâm Tham chiếm đoạt những gì không phải của mình, với lại những gì ta đem bố thí sẽ không mất mát đi đâu, mà thật ra chúng cũng chẳng phải là của ta. Biết rằng những gì tốt đẹp muốn có thì phải lao tâm trí, phải bỏ công sức để đạt được giàu sang, đẹp đẻ, thông minh, thành công, v.v…thì cũng là do Nhân tương ứng mà ta đã có cơ hội gây tạo trước đó, bởi vậy giảm được tâm Kiêu Mạn.
            Gặp hoàn cảnh bất lợi, bị hãm hại, bất hạnh, v.v…nhưng không buồn khổ, không than thở cho số mệnh, tâm không nổi Sân ; thật ra đó lại là điều đáng vui mừng vì bớt đi nghiệp phải trả. Những gì tốt đẹp người khác hơn mình hoặc những gì người có mà ta không có, thì cũng không sanh tâm Đố kỵ, ganh ghét, Sân hận.
            Nếu ta có thể thông cảm và thương xót kẻ khốn khổ bị ngược đãi, bị ức hiếp mà lại để tâm khinh ghét những kẻ gian ác là thái độ sai lầm. Nhìn theo luật nhân-quả thì kẻ hung ác và kẻ bị hại đều giống nhau, chỉ khác ở yếu tố thời gian. Kẻ đang bị hại chính là kẻ hung ác đã từng làm hại người khác đúng như vậy trong quá khứ, và bây giờ đang phải trả nghiệp; còn kẻ hung ác hiện giờ sẽ là kẻ khốn khổ bị ức hiếp trong tương lai lúc họ phải trả nghiệp. Bởi vậy tại sao ta từ bi đối với những kẻ bất hạnh ngay trước mắt mà không thể từ bi được với kẻ gian ác mà cũng là kẻ bất hạnh trong tương lai? Chỉ vì không hiểu luật nhân-quả nên cả hai đều bì Tham-Sân-Si thúc đẩy tạo Nghiệp, và đến khi nghiệp quả phát tác thì có kẻ đang phải chiu khổ đau và kẻ kia sẽ phải nhận lãnh khổ đau sau này. Nhìn rộng ra như vậy dễ giúp ta thông cảm, kiên nhẫn, quan tâm, sẵn sàng lượng thứ cho kẻ ác, và nhờ đó tâm Từ Bi của ta phát triển.
            Tâm Xả  phát triển nhờ thông hiểu rằng những bất công, chênh lệch trên thế gian là do sự phân bố tuyệt đối công bằng của luật Nhân-Quả / Nghiệp và nhờ nhìn thấy được sự bình đẳng – tất cả chúng sinh đều như nhau – ở chổ cứ Nhân nào thì Quả nấy chứ luật Nhân-Quả không phân biệt giàu-nghèo, sang-hèn, giỏi-dở.
            Hiểu biết và tin tưởng ở luật Nhân-Quả / Nghiệp, ta cân nhắc trước mỗi ý nghĩ và thận trọng trong từng hành vi, lời nói. Ta tự tin và nương tựa nơi chính ta, ta can đảm chịu trách nhiệm những gì ta đã gây tạo và nhận lãnh những gì đang xảy đến. Hiểu luật nhân-quả để chuyển Nghiệp. Chuyển Nghiệp đại khái nghĩa là có thể tiêu trừ  ác nghiệp và ngăn trở không cho chúng có cơ hội, điều kiện để phát tác.
E.   PHÂN LOẠI NGHIỆP [Xem Phụ Lục]
F.    LUẬT NHÂN QUẢ GIẢI THÍCH MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP TIÊU BIỂU:
1)     Một số người chết yểu vì trong quá khứ họ đã từng sát hại, đã thương, không từ bi đối với kẻ khác hoặc các sinh vật. Một số người thọ mạng lâu dài vì họ từ bi, tôn trọng sự sống.
2)     Lấy của không phải của mình sẽ bì tổn hại tài sản.
3)     Tà dâm thường đưa đến sự đổ vở trong gia đình.
4)     Nói láo thì sau này không được người tin cậy, lời nói không được tin tưởng.
5)     Nói hai lưỡi (lời chia rẽ) thì sự liên hệ bè bạn dễ bị đổ vỡ.
6)     Nói lời thô ác thì sẽ phải nghe những lời lẽ không tốt đẹp từ người khác.
7)     Uống rượu, sử dụng các chất ma túy thì sẽ sinh làm người điên loại, ngu đần.
8)     Bệnh hoạn bì hay làm thương tổn đến kẻ khác.
9)     Hình tướng xấu xa có thể vì hay sân hận, bất bình, phẫn nộ, hình tướng đẹp đẽ thường là vì kiên nhẫn, vui vẻ.
10) Giàu có thường là vì rộng rãi, hay bố thí trong quá khứ, nghèo khó vì ích kỷ, keo kiệt, không chịu bố thí.
11) Có quyền thế vì hoan hỷ, không tật đố đối với người có quyền thế, được tôn trọng.
12) Yếu kém, thấp hèn vì ganh ghét, tật đố đối với người có quyền thế, được tôn trọng.
13) Sinh vào gia đình thấp hèn vì ngạo nghễ, kiêu mạn, không tôn trọng, cung kính đối với những người đáng tôn trọng, được cung kính.
14) Sinh vào gia đình cao quý vì không ngạo nghễ, kiêu mạn, nhưng tôn trọng, cung kính đối với những người đáng tôn trọng, cung kính.
15) Người không có trí tuệ là vì không chịu suy xét, tìm hiểu thế nào là thiện / bất thiện – thế nào là phạm tội / không phạm tội- Làm gì thì được lợi ích, an lạc lâu dài – Làm gì thì không được lợi ích mà phải chịu đau khổ lâu dài – v.v…
16) Người có trí tuệ là vì chịu khó tìm hiểu thế nào là thiện / bất thiện.
G.  VÀI THÍ DỤ VỀ LUẬT NHÂN QUẢ TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM
            Tại nước ta, kể từ khi Ngô Quyền dựng cờ độc lập vào năm 939 đến nay đã trải qua bao nhiêu tang thương, hưng phế. Do đó chung ta có rất nhiều thí dụ rất linh động về “Nhân nào Quả ấy”. Ở đây chỉ nêu lên hai dẫn chứng:
1)     Nhờ Sư giúp được nước,
Vì làm Sư mất nước.
            Khi Vua Long Đĩnh nhà Tiền Lê mất (1009), Điện tiền Chỉ huy Sứ Lý Công Uẩn được triều đình tôn lên làm vua, lập ra nhà Lý. Công lao vận động chính là nhờ Sư Vạn Hạnh, với sự phụ tá của Đại thần Đào Cam Mộc.
            Năm 1224, Lý Huệ Tông nhường ngôi cho con gái là Chiêu Thánh Công Chúa (tức Lý Chiêu Hoàng) rồi đi tu ở chùa Chân Giáo.
            Năm 1225, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh, và nhà Lý cáo chung.
2)     Nhờ nhan sắc được nước
Vì nhan sắc mất nước.
            Nhà Trần nhờ Thái Tử nhà Lý tên Sam (sau này là Lý Huệ Tôn) lấy con gái Trần Lý mà thành công trong việc đoạt ngai vàng (1225). Và đến khi vương nghiệp đã hết, nhà Trần lại rơi vào vết xe đổ triều Lý: mất nước vì nhan sắc.
a)     Dương Nhật Lễ làm Vua.
Con Thượng Hoàng Trần Minh Tông là Cung Túc Vương Dục mê vợ một kẻ hát bội tên Dương Khương và cướp lấy làm vợ (khi ấy Dương Khương đã có mang hai tháng) và đẻ ra Nhật Lễ. Khi Vua Dụ Tông (em Minh Tông) chết, vì không có con nên đã để lại di chiếu cho Nhật Lễ làm Vua.
            Nhật Lễ làm vua được hai năm thì bị giết. Nhà Trần lấy lại ngai vàng.
b)     Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần (1400)
Hồ Quý Ly lấy Công Chúa Huy Ninh là em vua Nghệ Tông. Họ Hồ được trọng dụng. Cuối đời nhà Trần, con gái họ Hồ lấy Thuận Tông. Thuận Tông sau đi tu Tiên và nhường ngôi cho con là Án (cháu ngoại họ Hồ) mới lên ba tuổi. Hồ Quý Ly đã làm cuộc đảo chính bắt cháu ngoại “nhường ngôi”.
            Nhà Trần chấm dứt.
III.          TÁI SINH [Rebirth]
            Có bao nhiêu kẻ làm nhiều chuyện ác, nhưng phần nhiều ta chẳng thấy quả báo xảy đến cho họ. Ngược lại, nhiều người cả đời chuyên làm việc thiện, nhưng cũng ít khi ta thấy họ được hưởng phước báo đã gây tạo. Ngoài ra, còn có trường hợp những kẻ đột nhiên bị tai họa hoặc những kẻ bổng dưng gặp những chuyện may mắn mà không thấy được nguyên do nào dẫn đến những hậu / hết quả như thế. Và còn biết bao nhiêu sự chênh lệch, bất công trong đời sống không thể cắt nghĩa được. Thật sự luật nhân-quả rất phức tạp, có rất nhiều yếu tố khác nhau – các nhân phụ, đúng thời, đúng chổ v.v…chí phối nhân chính, và chỉ khi hội đủ các điều kiện, nhân mới trổ quả [ sẽ bàn kỷ hơn ở chương Duyên Khởi]. Bởi vậy, nhiều khi trong hiện kiếp nhân không có cơ hội để trổ quả; và theo luật nhân-quả, nhân không thể chợt biến mất được, như thế bắt buộc nó phải trổ quả vào lúc khác. Tái sinh, vào một kiếp khác sẽ tạo cơ hội cho một số nhân nào đó trong tiền kiếp gặp được đầy đủ điều kiện để trổ quả. Tóm lại, nếu có sự hiện hành của luật Nhân-quả / Nghiệp thì ta khẳng định là phải có Tái Sinh.
            Một đứa bé lơn lên trở thành một thanh niên và sau đó người thanh niên già đi biến thành một ông già. Vậy đứa bé, cậu thanh niên và ông già là ba kẻ khác nhau hay chỉ là một người? Câu hỏi này không thể chỉ trả lời đơn giản là họ khác nhau hay họ là một được.
            Hạt xoài không phải là cây xoài hoặc quả xoài. Song Nhân sinh ra cây, cây sinh ra Quả, Nhân và Quả có liên hệ với nhau. Cũng thế, ba người kể trên đều có hình dáng, tâm tư, cá tính khác nhau nên không thể nói cả ba chính là một người; nhưng nếu nói ba người hoàn toàn không có liên hệ gì đến nhau cũng không được vì chính đứa bé đó biến thành cậu thanh niên và cậu thanh niên này thành ông già chứ không phải đứa bé hoặc cậu thanh niên nào khác.
            Vậy đứa bé là Nhân đối với cậu thanh niên là Quả, và cậu thanh niên là Nhân đối với ông già là Quả. Tương tự, một người năm nay là Quả của Nhân người năm trước và là Nhân quả Quả năm sau. Hoặc ta có thể đi vào chi tiết, một người trong giây phút này là Quả của giây phút trước và là Nhân cho giây phút sau.
            Tạm thời, muốn nói cho dễ hiểu thì theo như thí dụ trên, đứa bé tái sinh làm cậu thanh niên và cậu thanh niên tái sinh làm ông già.
            Ta có thể xác định rằng cứ mỗi một sát-na là một thân xác sinh rồi diệt. Thân xác sát-na này (B-quả) được sinh ra dựa vào thân xác sát-na trước (A-nhân), và nó (B-nhân) diệt dể sinh ra thân xát sát-na kế tiếp (C-quả). Ta có một chuỗi nhân-quả của thân xác tương tục sinh diệt một cách nhanh chóng.
            Sự diễn tiến của tâm cũng không khác thân xác, những đơn vị tâm thức, giống như những tấm phim trong một cuộn phim, nối tiếp nhau tạo thành một chuỗi nhân-quả tương tục sinh diệt biến đổi. Như vậy con người là chuỗi nhân-quả thân xác song song với luồng nhân-quả tâm thức liên tục sinh diệt trôi chảy không ngừng nghỉ.
            Hiện tượng chết được thấy về mặt vật chất là lúc thân xác ở tình trạng bị hư hỏng không thể tiếp tục hoạt động được nữa. Tuy nhiên, chết chưa phải là hết. Đó chỉ là cái chết của thể xác, phần vật chất sẽ chuyển biến sang những dạng khác. Còn giòng tâm thức vẫn đang chứa đựng những tiềm lực ở dạng chủng tử (nhân) như những tâm tư  chưa giải quyết xong, những ước mơ, nguyện vọng chưa thành, cộng với những món “nợ” (nghiệp) chưa thanh toán, thì chưa thể “hết” được. Bởi vậy, giòng thâm thức đang trôi chảy không thể nào tự nhiên dứt ngang rồi tan biến mất [ bảo-tồn- năng lượng], nó vẫn phải tiếp tục torng một thân xác khác (không nhất thiết là thân người) để biểu hiện và tiêu hóa cho hết những năng lực này.
            Khi đơn vị tâm thức cuối cùng (Nhân) chấm dứt trong cái thân xác phải từ bỏ và đơn vị tâm thức đầu tiên (Quả) xuất hiện trong một thân xác mới, tức là chuỗi nhân-quả của luồng tâm thức vẫn nối tiếp không gián đoạn, ta gọi đó là tái-sinh. Lý giải trên không chấp nhận một thực thể cố định nào (chẳng hạn như linh hồn) di chuyển từ một thân xác này qua một thân xác khác, mà đó chỉ là sự lập lại tiến trình của đời sống với sự nối tiếp, liên hệ nhân-quả giữa đời trước và đời sau.
            Thí dụ ta thắp một cây nến, một lúc sau khi trở lại ta nói cây nến lúc thắp và cây đang cháy, trước sau là một. Bình thường thì không ai phủ nhận điều này, thế nhưng khi khảo sát kỹ lưỡng ta thấy chỉ giây phút trước và giây phút sau chúng đã là hai ngọn lữa khác nhau, vì chúng phải nương nhờ vào những điều kiện khác nhau: chúng đốt đoạn sáp khác nhau, khúc tim khác nhau, và bầu không khí khác nhau. Với điều kiện khác thì ngọn lửa phải khác, do đó cứ mỗi một sát-na là một ngọn lửa hoàn toàn khác biệt. Nhưng vì sự sinh và diệt của ngọn lửa, tim và nến của giây khắc trước là điều kiện cho ngọn lửa, tim và nến giây khắc sau sinh khởi, và do sự liên hệ nhân-quả này, hai ngọn lửa tuy không phải là một mà chúng cũng không phải là hai.
            Hai ngọn lửa liên tiếp nối nhau sinh diệt, ngọn sau khởi lên tiếp ngọn trước một cách mau chóng không kẽ hở, và vì sự nối kết thành một giòng tương tục nên ta cho rằng đó chỉ là một ngọn lửa.
            Trường hợp cây nến cháy cạn và ngay trước khi nó tắt, ta mồi lửa vào một cây nến mới. Tức là ngọn lửa được chuyển từ cây nến cũ sang cây mới. Trở lại vấn đề là hai ngọn lửa của cây nến cũ và mới chỉ là một hay chúng là hai ngọn khác nhau? Một mặt ta có thể nói vì đây nến mới với ngọn lửa khác nên chúng khác nhau, nhưng mặt khác, ngọn lửa cây nến củ là điều kiện sinh khởi cho ngọn lửa của cây nến mới, và qua sự liên hệ nhân-quả này ta cũng không thể nói chúng là hai ngọn lửa hoàn toàn khác biệt.
            Áp dụng cây nến vào vấn đề Tái-Sinh. Dùng cây nên dụ cho thân xác con người, ngọn lửa dụ cho luồng tâm thức, cây nến cháy cạn dụ cho lúc chết và ngọn lửa bắt qua cây nến mới dụ cho tái Tái-Sinh vào một thân xác mới. Thí dụ này cho ta khái niệm về diễn tiến của Tái-sinh. Như vậy, một người khi lớn hoặc của thân xác kiếp này không phải là một với lúc còn bé hoặc của thân xác kiếp sau, nhưng cũng không phải là hai người hoàn toàn khác nhau.
            Nghiệp vừa tạo tác không phải cái nào cũng có cơ hội, điều kiện thuận tiện để trổ quả ngay trong hiện kiếp. Và theo luật bảo-tồn năng-lượng, nếu có luật nhân-quả thỉ bắt buộc phải có tái-Sinh. Nhân-quả là nhân thì tái-Sinh là quả, tái-Sinh chứng minh và giải thích cho nhân-quả, tái-Sinh chính là hệ luận của nhân-quả. Sau khi thể xác nằm xuống, giòng tâm thức sẽ lấy một thể xác mới cộng với những điều kiện thích hợp khác để thanh toán các nghiệp, ước vọng chưa thành tựu.
            Ngoài ra, đây là tuần-hòa  nên sinh tử nối tiếp nhau luân chuyển bất tận, và chỉ chấm dứt khi nguồn nhiên liệu (Tham-Sân-Si) khô cạn đi. Tái-Sinh là một phần trong tiến trình biến chuyển liên tục của sự sống, thúc đẩy bởi luật nhân-quả và Tham-Sân-Si. Không phải chỉ có tái-Sinh sau khi chết mà thân tâm chúng ta đang sinh diệt, tái-Sinh trong từng giây khắc.
            Tái-Sinh không nhất thiết là sẽ trở lại kiếp người. Theo vũ trụ quan nhà Phật, Ta-bà  được chia ra làm ba giới và phân ra là sáu cõi, ta có thể tái-Sinh vào bất cứ cõi nào do Nghiệp [đã bàn ở chương nhân-quả / Nghiệp] dẫn đi và / hoặc do tính chất cõi đó tương ứng với tâm.
1)    Dục giới:
1.     Địa ngục: Tính chất (băng tần) của cõi này là sân hận
2.     Ngạ Quỷ: Tính chất tham lam
3.     Súc Sinh: Tính chất ngu si và hung bạo.
4.     Atula: Tính chất đố kỵ (ganh ghét)
5.     Người: Tham Sân Si vừa phải
6.     Thiên: Thuộc về kiêu mạn.
2)    Sắc giới:
Các cõi Thiên mà nơi đó vật chất rất tinh khiết vi tế, hơn xa các cõi trời Dục giới. Tâm trí chúng sinh ở đây rất trong sáng và thọ mạng có thể kéo dài nhiều đại kiếp (dài hầu như vô tận).
3)    Vô sắc giới:
Các cõi Thiên chỉ hoàn toàn tâm thức, không có vật chất, sắc tướng. Tâm thức không nương dựa nơi vật chất mà an trú trong thuần an lạc và bình thản. Thọ mạng có thể kéo dài hàng ngàn đại kiếp.
            Ở Dục giới, bốn cõi Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sinh và Atula là bốn cõi khổ, còn gọi là bốn cõi ác. Cõi Thiên ở Dục giới là cõi sung sướng. Sắc giới và Vô Sắc giới bao gồm các cõi Thiên tương ứng với các tầng Thiền Định. Sướng quá thì chỉ lo hưởng thụ torng khi khổ quá thì tâm bất an, hai thái cực này không để cho ta cơ hội suy tư học hỏi được gì. Chỉ có cõi Người là  sướng khổ tương đối quân bình. Không sung sướng thoái quá nên ta có thể kiểm soát tránh sự lôi cuốn, mê hoặc theo thú vui; không đau khổ thoái hóa nên ta tạm được thư thái và thoải mái để quán bản chất đời sống; thọ mạng không quá lâu dài nên ta có thể nhận biết được sự vô-thường.
            Định luật Vô-thường chi phối tất cả nên dù có ở cõi giới nào, đến khi mãn hạn, hết phước hoặc trả nghiệp nào đó xong, ta sẽ phải tái sinh vào các cõi khác theo sự dẫn dắt của các nghiệp lực khác. Và cứ thế ta tiếp tục sinh tử, luân hồi vô hạn định ở các cõi trong Ta-bà, cho đến khi tâm ta hoàn toàn thanh tịnh, không còn mảy may ô nhiễm- đã thanh lọc sạch Tham-Sân-Si. Vậy quan niệm và lối nhìn về Tái-Sinh sẽ chỉ cho ta những gì thật sự quan trọng, đồng thời chúng sẽ ảnh hưởng đến hành vi lẫn tư tưởng của ta trong đời sống.
            Luật nhân-quả và tái-Sinh được Đức Phật tóm gọn trong câu sau:
            “Dục tri tiền thế NHÂN, kimh sinh THỤ giả thị;
            Dục tri lai thế QUẢ, kim sinh TÁC giả thị.”
            “Muốn biết NHÂN kiếp trước, hãy xem những gì đang hưởng / chịu nhận trong kiếp này;
            Muốn biết QUẢ kiếp sau, hãy xem những gì đang tạo tác trong kiếp này”.

HIỂU LUẬT
          Tâm Tham sẽ phải giảm trừ khi biết rõ rằng của cải, danh vọng mà ta góp nhặt sẽ không cùng theo ta tái sinh. Cũng vậy, nhìn theo khía cạnh tu hành, niềm hãnh diện về giòng họ, về con cháu sẽ vô nghĩa khi kiếp sau ta tái sinh vào một gia đình, một quốc gia nào khác mà có thể là sẽ không có sự liên hệ gì đế gia đình, tổ quốc hiện tại nữa. Thật ra, lịch sử đã chứng minh sự kiêu hãnh về tổ quốc, dòng giống, và ngay cả tôn giáo là những nguồn gây ra chiến tranh hận thù. Nhờ bỏ bớt được sự báo víu vào gia đình, người thân, giòng giống, tâm tham ái và kiêu mạn sẽ giảm trừ. Cũng nhờ suy luận như vậy, ta sẽ bớt được sự ngăn cách, nghi kỵ (tâm Sân) đối với người ngoài.
            Từ vô thủy chúng sinh đã trải qua vô lượng kiếp sống, khó mà có một ai không từng là người cha, người mẹ, chồng, vợ, con, v.v…đối với mọi chúng sinh khác. Bởi vậy, bất cứ ai, kể cả kẻ thù, trong quá khứ (và có thể trong những kiếp tương lai) đã phải có liên hệ cha mẹ, họ hàng, bạn hữu với ta. Có sự hiểu biết rằng tất cả chúng sinh điều có cùng mối liên hệ với ta tức là nhìn thấy sự bình đẳng, sẽ mang lại tâm Xả. Ở địa vị cha mẹ, chắc chắn họ đã không quản ngại khó nhọc chăm sóc nuôi nấng ta, cho nên nuôi dưỡng tâm Sân  đối với bất cứ một chúng sinh nào là điều sai lầm; hiểu biết như thế giúp cho tâm Từ Bi Hỷ Xả sẽ càng ngày càng nảy nở tăng trưởng.
            Nếu ta hay giỏi thế tại sao vẫn bị kéo đi tái sinh, có hơn gì loại vật? Quán chiếu điều này giúp ta giảm trừ được tâm Kiêu Mạn.

IV.     DUYÊN KHỞI [Dependent Co-Arising, Conditional Genesis, Inter-dependent Origination]
        Thí dụ ngọn lửa của cái đèn dầu cháy được là nhờ tim, dầu và bầu không khí. Hoặc một hạt cam (nhân chính) gieo xuống đất cần phải có thêm những yếu tố (nhân phụ) trợ giúp như đất thích hợp, đầy đủ nước và ánh nắng thì mới mọc lên thành cây và ra quả cam được.
         Vậy một hiện tượng cần phải hội đủ những thành tố, những điều kiện cần thiết để có thể sinh khởi hoặc hiện hữu. Cũng như ngọn lửa phải nương vào tim, nến và bầu không khí, và cây cam phải nương nhờ vào hạt cam, đất, nước và ánh nắng.
         Nhân Duyên  được định nghĩa như sau: Một hiện tượng xảy ra phải gồm có Nhân (nhân chính – hạt cam) và Duyên (các nhân phụ, điều kiện hổ trợ cho hạt cam – đất, nước, ánh, nắng).
         Trường hợp tim cháy hết, hoặc dầu cạn, hoặc thiếu không khí, thì đương nhiên ngọn lửa không thể tiếp tục cháy được. Như vậy cũng tùy thuộc vào điều kiện mà một hiện tượng bị hủy diệt.
         Nói tóm lại, không có một hiện tượng vật chất hoặc tinh thầ nào có thể tự hiện hữu hoặc hiệu hữu độc lập mà nó phải tùy thuộc vào những hiện tượng khác, tức là những điều kiện làm yếu tố hỗ trợ và nâng đỡ cho nó. Tất cả hiện tượng khởi sinh phải tùy thuộc vào điều kiện và hủy diệt cũng phải tùy thuộc vào điều kiện. Những điều kiện này gọi là duyên, và sinh khởi hoặc hủy diệt do Duyên được gọi là duyên-khởi.
         Ta có thể giải thích duyên-khởi một cách đơn giản là hai khúc cây nhờ gác dựa vào nhau mà đứng được, nếu một khúc cây đổ thì khúc cây kia cũng sẽ đổ theo. Tuy vậy trên thực tế lý duyên-khởi  rất phức tạp. Hãy khảo xét lại cái đèn dầu, nếu dò ngược trở lên, ta thấy có được tim đèn là do bông gòn và người thợ với dụng cụ của họ tạo ra. Dầu được lọc từ dầu thô, …rồi thêm một bước nữa, bông gòn lấy từ cây bông gòn, dầu thô từ lòng đất, đất có liên hệ đến giun dế cây cỏ, mưa nắng, mùa màng, v.v…
         Quan sát ngay bản thân thì thấy cơ thể con người sinh hoạt được là vì các bộ phận tim, gan, phổi, v.v…hỗ trợ và kiểm soát lẫn nhau. Một bộ phận có sự liên hệ với các bộ phận khác vá nó ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống khí huyết tuần hoàn của cơ thể. Nhìn ra ngoài thì guồng máy xã hội được duy trì và phát triển là nhờ cả bốn thành phần Sĩ-Nông-Công-Thương liên kết và cộng tác với nhau. Chúng có sự liên hệ chặt chẽ, và vì phải nương tựa lẫn nhau để hoạt động nên không thể thiếu hoặc loại bỏ bất cứ một thành phần nào.
         Nhìn rộng ra nữa để thấy sự liên hệ giữa một chúng sinh với tất cả các chúng sinh khác cũng như một hiện tượng khởi sinh và ảnh hưởng dây chuyền đến các hiện tượng khác. Thí dụ, rừng là lá phổi của quả đất, bởi vậy sự kiện một người nghèo đói ở Nam Mỹ phải đốt rừng để kiếm sống sẽ gây ảnh hưởng đến toàn thể quả đất, cùng tất cả các chúng sinh hiện tại và trong cả tương lai. Ngay cả một con giun con dế cũng đóng vai trò duy trì sự quân bình của hệ thống sinh thái [ecology system] trong khu vực của nó, mà đó là một phần trong toàn bộ hệ thống quả đất. Như vậy con giun tự nó có tính cách quan trọng qua sự liên hệ và ảnh hưởng của nó với quả đất và tất cả chúng sinh khác.
         Qua những nhận xét trên ta thấy luật duyên-khởi rất phức tạp, một quả do nhiều nhân tác động với nhau – và mỗi phần nhân này lại là quả của những nhân trước đó kết thành – và một nhân sẽ kết hợp với những nhân khác đưa đến nhiều quả khác. Mọi vật không phải chỉ do một nguyên nhân dưa đến hoặc tự khởi mà không có nguyên nhân nào.
         Duyên-khởi là sự nương tựa và tương quan nhân-quả giữa các hiện tượng với nhau, do đó không có một hiện tượng nào tự đứng một mình được; các sự vật hiện hữu và có được cá tính [identity] của chúng là nhờ ở sự liên hệ, ỷ dựa lẫn nhau (đúng ra gọi là Duyên-tương-khởi mới đầy đủ ý nghĩa). Mối tương quan này không phải là lối móc nối hay sự diễn tiến theo nhân-quả một chiều, mà nó là mạng lưới đan kết chằng chịt,  và tất cả nương tựa vào nhau mà tương khởi [co-arising]. Cũng vì mọi thứ móc nối với nhau quanh quẩn lòng vòng nên không thể dò ra được nguyên nhân đầu tiên, không thể thấy được chỗ nào là đầu, chỗ nào là đuôi.
         Hai đặc điểm của đối-đãi, tương đối và vận chuyển, đã được bàn qua ở chương nguyên-lý. Tính cách liên hệ và nương tựa lẫn nhau của vạn vật theo lý duyên khởi có thể thấy rõ hơn khi đi sâu vào nguyên lý đối-đãi bằng cách nghiệm xét thêm những khía cạnh sau:
         Tương quan: Một người từ lúc sinh ra sẽ trải qua những sự quan hệ với người trong gia đình qua những vai trò như con cháu, anh em, vợ chồng, bố mẹ, v.v…Và sự quan hệ trong xã hội như chủ tớ, quan dân, bạn thù, v.v…Loài người và thú vật có sự tương quan là người và thú, và chúng là động vật đối với cây cối là thực vật, v.v…Nói chúng, một sự vật có sự tương quan với tất cả sự vật khác.
         Tương sinh – tương diệt: Trong một lớp học nếu chỉ giữ các học sinh điểm A và loại bỏ tất cả từ điểm B trở xuống thì không ai sẽ còn bàn đến điểm cao thấp nữa. Như vậy B mất thì A mất, có B thì có A, nghĩa là chúng tương sinh và tương diệt.
         Tương hỗ:  Có sự hỗ trợ lẫn nhau trong gia đình với người cha cương nghị và người mẹ dịu hiền (hai đối cực bổ túc cho nhau).
         Tương xung – tương khắc: Có sự xung khắc nếu người chồng chỉ muốn sống đơn giản, người vợ lại muốn được giàu sang danh giá (hai đối cực xung khắc nhau).
         Tương tùy  (Tương quan, Tương sinh Tương diệt): Một sự vật đóng vai trò khác nhau tùy thuộc vào đối tượng của nó, và nó cũng tùy thuộc vào sự vật khác để sinh khởi hoạc hủy diệt – nó tiềm chứa sẵn nhân, điều kiện, có thể ảnh hưởng đến tất cả sự vật khác. Một cá nhân phải tùy thuộc vào xã hội và mọi thứ khác, và xã hội cũng phải tùy thuộc vào mỗi cá nhân – mỗi thành phần và cả tổng thể phải nương vào nhau và tùy thuộc lẫn nhau. Thiện và Ác cũng phải tùy thuộc lẫn nhau như có cảnh sát vì có quân gian, hoặc có quan tòa và luật sư vì có tranh chấp; có quân gian và tranh chấp vì có sự chênh lệch giàu nghèo. v.v…
         Tâm và cảnh có sự tương quan với nhau qua duyên khởi (điều kiện hai chiều giữa cá nhân và thế gian;) nguyên nhân sinh khởi tâm và cảnh là tâm và cảnh. Nói rộng ra, duyên-khởi là sự tương quan giữa con người, xã hội và thiên nhiên.
         Xin nói rõ hơn. Duyên khởi miêu tả thực tại không phải là sự tương quan giữa hai thực thể [entity), mà nó là tiến trình của sự tác động qua lại chằng chịt của các hiện tượng tâm lý và vật lý dưới sự ảnh hưởng của nhân-quả - điều kiện. Duyên-khởi là cơ cấu chi phối sự vận hành và tạo dựng của Ta-bà; nó nói lên sự tương quan (tiến trình qua lại) giữa các sự vật; nó cho biết tại sao sự vật lại như thế và chúng biến chuyển như thế nào; nó khẳng định tính cách trật tự [order] tuyệt đối trong sự diễn tiến của sự biến chuyển của sự vật; và nó cũng là yếu tố chính yếu chỉ cho ta thấy tánh – Không / vô-ngã [sẽ được bàn sau] đẳng sau vạn hữu.
         Thế gian hiện hữu là do mọi thứ tựa vào nhau để sinh khởi, bởi thế, vì duyên - khởi nên vạn pháp mới hiện hữu, và cũng vì duyên – khởi nên chúng không thật có (chúng mang tánh-Không).
         Định luật duyên-khởi được thu gọn lai như sau:
         “Cái này có thì cái kia có, cái này sinh thì cái kia sinh.
         Cái này không có thì cái kia không có, cái này diệt thì cái kia diệt.”
         Vì sự liên hệ chằng chịt tất cả với nhau nên một động thì tất cả bị động, “bứt mây động rừng”, bởi vậy khi làm lợi cho kẻ khác tức là ta làm lợi cho tất cả, và thật ra đó là ta làm lợi cho chính ta; hoặc khi làm hại kẻ khác có nghĩa là ta tự hại ta. Thí dụ, nếu chỉ biết gom lấy lợi lọc về phần ta, thì có trồi lên ở đây đương nhiên phải sụt ở nơi khác vì sự tăng ích lợi cho ta là sự thất tổn cho người khác, và sự xáo trộn bị khởi động này sẽ đi theo đường dây chuyền dần sẽ ảnh hưởng ngược trở lại ta. Bởi vậy tâm Tham nói lên sự thiếu hiểu biết về duyên-khởi.
         Qua thí dụ vể kẻ đốt rừng ở Nam Mỹ, ta thấy do sự đan kết chặt chẽ giữa cá nhân và xã hội, con người và thiên nhiên, nên mỗi một hành động (thân-khẩu-ý) của ta dù nhỏ nhặt đến mấy vẫn sẽ gây ảnh hưởng đến mạng lưới rộng lớn hơn của đời sống. Như vậy, ta cần phải ý thức về những hành vi của ta không những để tránh tác hại đến chúng sinh mà trái lại, đó là trách nhiệm mang lại sự an vui cho họ nữa (Từ-Bi).
         Khi phải đối diện với kẻ gây phiền nhiễu cho ta hoặc hoàn cảnh trái ý, nếu chỉ biết riêng có đối tượng thôi mà không thấy những nguyên nhân liên hệ gần xa (duyên), có thể bắt nguồn từ bao kiếp trước, thì sẽ khó kiểm soát được tâm Sân. Thí dụ như có kẻ đánh ta một gậy, chuyện thật vô lý nếu ta lại đi giận cây gậy thay vì giận kẻ đánh ta, kẻ chủ động đằng sau cây gậy, vì chính họ là điều kiện gây ra cái đánh đó. Thế nhưng hành động của kẻ làm phiền hoặc hại ta cũng lại do điều kiện sinh khởi (duyên-khởi), họ không phải lả kẻ chủ động, bởi vậy giận họ thì cũng giống như giận cây gậy mà thôi.
         Nếu chỉ nhìn trong một phạm vi nhỏ hẹp, chỉ biết tôi, gia đình của tôi, đất nước của tôi, thì đó là tâm chấp thủ. Ngược lại, nếu hiểu sự tương quan  giữa tất cả chúng sinh, sự đan nối tất cả chúng sinh với nhau qua duyên-khởi, thì cái nhìn toàn diện này sẽ mang lại cái nhìn bình đẳng – tức là tâm Xả.
         Xét cho thấy đáo thì những thành quả đạt được đều không phải chỉ do riêng khả năng của ta mà còn có nhiều yếu tố khác (duyên) nữa đóng góp vào. Thật ra nếu những kẻ khác cũng có đầy đủ điều kiện và cơ hội như ta thì chưa chắc họ đã thua kém gì ta, trái lại họ có thể phát triển khả năng, tạo được sự nghiệp và thành công còn hơn ta nữa. Ý thức được điều này tâm kiêu-mạn sẽ giảm thiểu.

   V.     VÔ NGÃ /TÁNH KHÔNG [Selflessness / Emptiness]
         Hiện tượng cầu vồng thì ai cũng thấy, ta không thể phủ nhận nói nó không có được; tuy nhiên, khi đến tận nơi để tìm kiếm thì lại chẳng thấy nó đâu, cho nên ta không thể quả quyết là thật có cầu vồng. Tương tự, rõ ràng là có mặt trăng ở lòng sông, nhưng lội xuống để vớt nó lên thì cũng vậy, không vớt được. Ta thấy có hiện tượng cầu vồng và trăng sông mà lại không nắm bắt được chúng, vậy do tính cách huyễn ảo của chúng nên ta không thể khẳng định cho rằng chúng có  mà cũng không thể khẳng đinh cho rằng chúng không có, và ta đi đến kết luận là chúng không thật có.
         Nhìn theo khía cạnh duyên-khởi thì hiện tượng cầu vòng có được là do sự có mặt của bụi nước và ánh nắng chiếu vào, mà nếu vắng mặt hai điều kiện này thì không thể có cầu vồng được. Như vậy cầu vồng phải do điều kiện sinh ra chứ nó không tự có. Sự có mặt của trăng sông cũng thế, nó phải dựa vào điều kiện là ánh trăng chiếu xuống lòng sông chứ nó không tự có.
         Thấy một đống gỗ, ván, gạch, ngói, xi-măng, đinh ốc, v.v… trên mặt đất thì không ai nói đó là cái nhà, và nó chỉ thành căn nhà khi tất cả những thành phần này được ráp lại. Cái xe, cánh rừng, đám mây, thành phố, xã hội, v.v…cũng thế, bất cứ vật gì từ lớn đến nhỏ cũng đều là sự kết hợp của nhiều thành phần, và khi khảo sát từng thành phần một, nó lại do những thành phần khác nhỏ hơn kết hợp. Bởi thế chúng không tự có.
         Một cái cây không phải là cánh rừng, nhưng nhiều cây tụ lại một chỗ ta đặt tên cho chúng là cánh rừng. Cái bánh xe không phải là cái xe; tay lái, máy xe, v.v…không phải là cái xe. Nhưng khi ráp tất cả các bộ phận này lại, ta gọi chúng là cái xe. Khi mặt ta nóng đỏ, máu huyết sôi lên, cơ thể run rẩy, cộng những yếu tố này lại, ta gọi đó là sự giận dữ. Như vậy, nếu phân tích và khảo sát một cách tường tận thì sẽ không tìm thấy cái gì thật sự là cánh rừng, cái xe, hoặc cơn giận; chúng chỉ là những tên gọi tượng trưng cho những hiện tượng vật chất hoặc tinh thần được kết hợp bởi những thành phần khác. Hiểu theo nghĩa này thì tất cả sự vật chỉ là tên gọi được gán đặt, chúng không thật có.
         Xét cho cùng, khi nói một thực thể thật có, hiện hữu một cách độc lập, nó phải hội đủ những điều kiện sau đây:
·  Phải tự có, không do bất cứ gì tạo ra, cũng không thể bị chia chẻ ra thành những phần nhỏ.
·  Phải độc lập, không cần phải vay mượn, nương nhờ bất cứ nhân duyên nào.
·  Phải bất biến, không bao giờ thay đổi, phải tồn tại vĩnh viễn.
·  Phải tự chủ, không bị bất cứ gì khác chi phối, ảnh hưởng.
·  [An enduring, un changing self / inherently exist . existing from the object’s side / existing under its own power / established by way of its own nature / able to set itself up / self-established].
         Trên phương diện vật lý, tất cả sự vật chẳng những chúng không tự có như ta đã khảo xét, chúng lại còn bị các điều kiện chi phối nên lúc thì có (sinh), lúc không có (diệt), cũng vì thế, chúng liên tục biến chuyển và thay đổi. Nói tóm lại, chẳng có sự vật gì là tự có, độc lập, bất biến và có thể tự chủ, và chiếu theo tiêu chuẩn trên, tất cả sự vật đều không thật có.   Nói vậy có nghĩa là ta nhìn sự vật theo một lối khác chứ không theo thế tục cho sự vật là hoặc không có; tức là ta không chấp nhận hoặc chối bỏ sự vật là hoặc không có, mà ta đi ở giữa, nói rằng chúng không thật có.
         “Lối đi ở giữa” – Trung Đạo – này (khác với Trung dung của đạo Nho) có thể diễn tả bẳng những cách khác nhau như sau:
·  Không thật có
·  Không tự có, không có tự tánh
·  Không có thực chất (cốt lõi)
·  Không hiện hữu độc lập
·  Vô ngã hoặc tánh-Không
·  [the base of inherent existence / the absence of a permanent, unitary and independent self / empty of intrinsic existence]
         Ta có thể vẽ ra làm ba cột, không có là hai cột hai bên, và không thật có ở cột giữa:

(Trung Đạo)
Không Thật Có
Không có
Cầu vồng
Cầu vồng
Cầu vồng
Trăng sông
Trăng sông
Trăng sông
Nhà cửa
Nhà cửa
Nhà cửa
Đám mây
Đám mây
Đám mây
Thành phố
Thành phố
Thành phố
Xã hội
Xã hội
Xã hội

         Thế tục nói rằng cầu vồng, trăng sông, nhà của, v.v…là hoặc không có, nhưng theo Trung Đạo ta chẳng nghiên qua hoặc ngả qua không có; ta không chấp nhận và cũng chẳng chối bỏ không có; mà ta sẽ nói cầu vồng, trăng sông, xã hội, v.v..Tất cả các hiện tượng đều là những tên gọi được gán đặt, chúng không thật có – không tự có, không có tự tánh, không có thực chất, không hiện hữu độc lập, vô-ngã, tánh-Không.
         // Ta cần hiểu rõ ý nghĩa chữ Ngã trong vô-ngã. ‘Ngã’ tuy có mang ý nghĩa ‘tôi’, nhưng ở đây không phải là nó chỉ nói riêng về cái tôi như phần đông chúng ta thường lầm lẫn, mà nó nghĩa là ‘tự tánh’[inherent nature], gần như tương đương với chữ ‘self’ trong tiếng Anh. Vậy dùng từ ngữ tiếng Anh để cắt nghĩa cho dễ, ta thấy chữ ‘self’ không phải chỉ để dùng riêng cho tôi mà nó được dùng cho tất cả mọi người và vật khác như ‘myself’, ‘itself’, himself’, themselves’, nghĩa là ‘tự tôi’, ‘tự nó’, ‘tự hắn’, ‘tự họ’, v.v…
         Vậy vô-ngã nghĩa là không có tự tánh, và nói ngược lại là tánh-Không. (vô-ngã = tánh-Không) //
         Đến đây ta bàn sơ qua về cái tôi.

A.   CÁI TÔI
         Con người do hai thành phần kết hợp, thân (vật lý) và tâm (tâm lý). Tuy cả hai đều không thật có [no inherent existing] (phần vật lý đã được bàn qua ở trên, phần tâm lý sẽ được xét sau) nhưng tất cả chúng ta hầu như ai cũng tin tưởng rằng có một cái tôi độc lập, thật có và thường hằng ở đằng sau, nó là cốt lõi, là chủ nhân của thân và tâm.
         Tất cả những sự việt ta làm, những hành động, ý tưởng, ước muốn, v.v…có tính cách nhỏ nhặt hoặc tầm vốc to lớn, quan trọng hoặc không quan trọng, thuộc về quá khứ hoặc trong tương lai, v.v…đều không nằm ngoài sự lợi ích của cái tôi, cho tôi¸tôi. Cái tôi là trọng tâm của tất cả những sinh hoạt trong đời sống.
         Tất cả những gì có dính líu đến thân và tâm đều được quy vào cái tôi . Cái thân này là tôi [I], của tôi [mine], tự tôi [myself]; cái tên này, tư tưởng ý nghĩ này, cảm xúc này, v.v…là tôi, của tôi, tự tôi.Cái tôi còn trải rộng đến những sự vật xung quanh, nhà tôi, vợ chồng con cái tôi, cộng đồng tôi, tôn giáo tôi, dân tộc tôi, v.v…
         Bình thường chúng ta đều đồng ý rằng ta khó chối cãi được sự hiện diện của cái tôi, tôi đi đứng, suy tư, nhận biết, buồn vui, v.v…nếu không phải là tôi thì là ai? Cái gì?
         Nhưng cái tôi có thật sự hiện hữu hay không?

B.   Bác Bỏ Sự Hiện Hữu “Chân Thật” Của Cái Tôi [reflute the inherent self]
         Cũng chiếu theo tiêu chuẩn trên ta khảo sát con người qua hai thành phần, thân và tâm.
·       Thân thể do cha mẹ sinh tạo, nó phải nương nhờ thực phẩm, không khí, để tồn tại; nói chung nó do bốn thứ yếu tố - tứ đại-cấu tạo và phải dựa vào bốn yếu tố mà có.
·       Thân thể thay đổi từng giây phút một và sẽ có lúc nó bị hủy hoại tiêu tan.
·       Bất cứ tâm gì, buồn vui, hiểu biết, v.v…phải có nguyên nhân, hoàn cảnh nào đó sinh tạo ra, chúng không thể tự có. Tâm phải nương nhờ vào thân và cảnh mà có.
·       Tâm luôn luôn thay đổi, lúc buồn lúc vui, lúc yêu lúc ghét, lúc mừng lúc giận, v.v…nó vô-thường.
·       Các thứ tình cảm đến rồi đi, ta không thể ngăn chặn, thay đổi, hoặc kiểm soát được chúng – ta không tự chủ được.
·       Ta bị lôi cuống trong vòng sinh tử mà không thể kiểm soát được.
·       Ta cũng không thể bảo thân đừng bệnh tật, phải khỏe mạnh, phải đẹp đẻ - ta kh6ong làm chủ cái thân.
         Ta thấy con người bị Khổ, vô-thường, nhân-quả, tái-Sinh, duyên-khởi chi phối mà không kiểm soát được, do đó cái tôi không thật có.
         Xét về ngũ uẩn [sẽ được bàn sau], ngủ uẩn là những thành phần thuộc về thân và tâm cấu tạo nên con người mà ta bám chấp lấy chúng, tin tưởng chúng là tôicủa tôi. Tuy nhiên, nếu tìm kiếm một cái tôi nào đó ở ngoài ngũ uẩn thì không thể có. Trong khi ngũ uẩn phải dựa vào nhau để sinh khởi [duyên-khởi] mà cái tôi lại phải nương tựa nơi ngũ uẩn mới hiện hữu. Phải tùy thuộc vào điều kiện như vậy thì cái tôi chỉ là tên gọi cho một thực thể không thật có.
         Con chó Pavlov mỗi khi nó nghe tiếng chuông lập tức nó chảy nước rãi [condition reaction]; không phải vì nó muốn vậy, nhưng vì qua kinh nghiệm quá khứ nó biết đó là tiếng báo hiệu giờ ăn. Kinh nghiệm, thói quen này chính là động lực thúc đẩy nó tự động phản ứng như vậy, và con người cũng không khác, tất cả những ý nghĩ, hành động, dự tính đều do kinh nghiệm, thói quen điều khiển. Những tư tưởng, hành động sinh khởi đều tùy thuộc vào điều kiện hoặc những tư tưởng trước (chúng lại tùy thuộc vào những tư tưởng trước đó để sinh khởi…), cho nên chúng không thật có. Vậy thì tất cả chỉ là những phản ứng máy móc được điều kiện sẵn (duyên khởi), không thật có một cái tôi nào đằng sau các cảm thọ, tư tưởng và hành động.
         Theo định luật duyên-khởi, vạn hữu (tâm và cảnh) phải dựa vào nhau để hiện hữu. Bởi vậy không có gì là thật có. Chúng sinh, vạn hữu chỉ là những ý tưởng, khái niệm.
         Tuy nhiên, vấn đề là ta vẫn thấy không có gì thật hơn là cái tôi; lúc bé tôi như thế, bấy giờ tôi thế này và khi già tôi sẽ vậy. Ta tin tưởng rằng có một cái tôi cố định và chắc thật đằng sau sự biến chuyển của thân và tâm. Hãy lấy sự Sinh Diệt của đinh luật Vô-thường để phân tích, ta sẽ thấy hiện tượng sinh diệt nối tiếp nhau của thân tâm là cái gây cho ta cảm giác sai lần trên.
         Thí dụ. Nếu quay cây nến đang cháy theo hình vòng tròn trong bóng đêm thì nhìn từ đằng xa sẽ thấy đó là một vòng tròn lửa. Nhưng đó là vì sự di chuyển liên tục của cây nến theo các vị trí nằm trên vòng tròn nên tạo ra ảo ảnh vòng tròn lửa chứ thật sự không có vòng tròn lửa.
         Thí dụ. Trong rạp chiếu bóng (xi-nê) người và cảnh vật trên màng ảnh trông sống động đến nỗi ta bị lôi cuốn theo chúng và tình cảm của ta cũng bị khuấy động; nhưng sự thật là cả cuộn phim chỉ là một loại những tấm phim riêng rẽ nối nhau liên tục chạy qua ống kính để phóng lên màn ảnh mà thôi.
         Xuyên qua những nhật xét trên, đời sống chỉ là luồng tâm thức và chuỗi thân trạng, cũng như những tâm phim, tương tục biến chuyển từng giây khắc, cái sau thừa hưởng tính chất của cái trước và tùy thuộc vào cái trước nữa làm điền kiện để sinh khởi. Có thể nói hiện tại là sự nối dài của quá khứ qua sự trôi chảy liên tục và tính chất liên tục này tạo cho ta ảo giác là có một cái tôi hiện hữu. Ảo giác này dẫn đến sự tin tưởng sai lầm là có một linh hồn bất biến, một cái tôi độc lập ở đằng sau những trạng thái biến chuyển không ngừng nghỉ của thân và tâm.
         Vậy thì cái tôi có hay không có?

(Trung Đạo)
                               Không Thật Có                                 Không Có
Tôi                                          Tôi                                          Tôi

         Lại chia ra làm ba cột, theo thế tục, một số người tin tưởng rằng có cái tôi thường hằng vĩnh cữu, và một số khác cho rằng chết là hết, không có cái tôi nào cả. Nhưng cũng giống như cầu vồng và bóng trăng trên sông, cái tôi phải dựa vào thân và tâm để hiện hữu – nó cũng do duyên-khởi – bởi vậy theo Trung Đạo, ta sẽ nói cái tôi không thật có, nó vô-ngã, nó mang tánh-Không (không có tự tánh).
         Vậy khi nói vô-ngã / tánh-Không – không có tự tánh – chẳng phải là ta chối bỏ sự hiện hữu của thực thể (hữu tình hoặc vô tình) được cấu thành do duyên-khởi. Ta chẳng chối bỏ sự hiện hữu của con người do ngũ uẩn kết hợp, mà ta phủ nhận ý niệm tin tưởng rằng có cái tôi ẩn đằng sau ngũ uẩn và nó là cốt lỗi của ngủ uẩn. Ta không chấp nhận cái tôi là thực tại độc lập, chân thực và thường hằng. Chỉ vì ta lầm cho các thứ kinh nghiệm qua giác quan (nghe, thấy, …) cảm giác (buồn, vui…), tư tưởng (suy nghĩ), v.v…là tôi nghe, tôi buồn, tôi nghĩ, nên ta đồng hóa, gán cho cái tôi là kẻ tạo tác, tôi  là kẻ lãnh quả, và ta bám chấp vào ngũ uẩn và tin tưởng rằng chúng là tôi, của tôi, chính tôi.               
         Thế thì ai tạo nghiệp, ai nhận lãnh quả báo?
         “Hành là kẻ tạo tác, Thọ là kẻ lãnh chịu quả báo. Ngoài những tâm trạng do duyên khởi này ra, không [thật] có ai gieo nhân và cũng không [thật] có ai gặt quả.”
         //Hành và Thọ là hai uẩn trong năm uẩn; xem chương Ngũ Uẩn.//

C.   Hiểu Biết Sai Lầm Về Vô-Ngã / Tánh-Không
         Để tránh hiểu lầm, xin nhắc lại sự khác biệt quan trọng giữa tánh –Không [Emptiness / non-inherent nature] và Không-Zero [non-existence]
         Thí dụ. Thấy cái ly trên bàn ta nói lá có cái ly trên bàn, nhưng nếu bỏ cái ly đi thì ta nói là không có cái ly trên bàn. Đây là cái có đối với cái không có  (=zero [non-existenc]) [đối-đãi]. Sau đây là điểm khác biệt, bây giờ ta nói có cái ly trên bàn, nhưng cái ly không có tự tánh, bản chất của nó là Không (vô-ngã). Chữ Không ở đây chẳng phải là zero, chẳng phải là ta phủ nhận sự hiện hữu của sự vật (do duyên khởi), mà Không mang ý nghĩa là không có thực chất, vô ngã. Nói cách khác, cái ly có ở đây nhưng tánh của nó là Không, nó không có thực chất, nó không thực có.
         Ta đã biết sướng khổ chỉ là những trạng thái tương đối do ta gán đặt giá trị cho chúng chứ tự chúng không có giá trị gì. Và khổ, sướng, cái tôi, tâm Tham-Sân-Si, nhân-quả, hòn núi, v.v…cũng như tất cả mọi hiện tượng khác, đều do duyên-khởi, tánh của chúng là Không, chúng không hiện hữu độc lập, chúng không thực có.
         Song vì lẫn lộn tánh-Không với không-zero nên nhiều hành giả chợt “ngộ” rằng khi cái Khổ không có, chẳng có ai khổ, nhân-quả cũng không, thì cần gì tu hành, có gì để mà tu hành; vì nếu còn thấy cần phải tu tức là còn “chấp” Khổ, Tham-Sân-Si, nhân-quả, còn chấp tu với không tu, v.v…Trong khi tu hành nghĩa là phải dẹp bỏ sự bám chấp, tại sao lại không “tự tại” hòa đồng với mọi người, “bình thường” như mọi người, ăn chơi, sống đời sống ‘tự nhiên’ như mọi người, việc gì mà phải chấp giữ giới luật?
         Nhiều khi chúng ta mượn những lý lẽ trên để bác bỏ mọi thứ, không chấp gì cả, và ta vịn vào đó để tỏ thái ,độ tự tại, tha hồ muốn làm gì thì làm, hoặc không làm gì hết. Đây là điều sai lầm rất tai hại.
         Ta không thể chối bỏ các hiện tượng sướng khổ, Tham-Sân-Si, nhân-quả, v.v… và nên hiểu rằng tánh của chúng là Không, chúng không có thực chất, chúng không thực có chứ không phải là chúng không có. Vấn đề ta sơ suất là vẫn có cái tôi tin tưởng vào vô-ngã / tánh-Không – một cách sai lầm – và cho rằng có Khổ, chẳng có nhân-quả, v.v…Nhưng thật ra vẫn có cái tôi đang bác bỏ mọi thứ, đang không bám chấp, vẫn có cái tôi đang tin tưởng rằng chẳng có tu, chẳng có chứng, chẳng có đắc, v.v…Tức là ta vẫn đang bám chấp vào cái tôi mà không hay biết, bởi vậy cái tôi này là chổ ở của Tham-Sân-Si, là môi trường cho nhân-quả hoạt động và tạo nghiệp, và là nơi để cái Khổ phát tác. Khi còn chấp ngũ uẩn là tôi, của tôi, thì nhân quả và những luật khác đều thật có (đối với cái tôi) và chúng sẽ tác động lên cái tôi đó, và tôi sẽ phải lãnh chịu hậu quả của những gì do tôi tạo tác.
         Vài điểm sai lầm nữa ta cần lưu ý.
1)          Thời buổi này có nhiều nơi mượn những kiến thức khoa học để giải thích cho những khái niệm khó hiểu của nhà Phật, thí dụ như tánh-Không. Điều này rất đáng khuyến khích nếu nhờ đó mà người học có thể lãnh hội được mau chóng và thấu đáo. Tuy nhiên, có những trường hợp, lời giải thích lại làm sai lạc ý nghĩa tánh-Không, chẳng hạn như sự tron61ng không của các hạt nguyên tử [atom] được dùng để chứng minh là vật chất khi chia chẻ đến cùng thì nó chỉ là khoảng không, chẳng có gì hết. Lối giải thích này cho rằng tất cả sự vật, cả thế gian này đều là không-zero. Điều này không đúng theo ý nghĩa của tánh-Không – là tánh của sự vật; thật ra, nó cũng không được đúng ngay cả đối với khoa học, vì tuy chia chẻ vật chất đến khi không còn hình tướng nữa, nhưng lúc đó vẫn còn những hạt hoặc luồng năng lực [engergy].
2)          Tánh-Không thường vì lẫn lộn và ví với không khí và hư không [space] như thí dụ sau đây. Mọi thứ được cho là do hư không sinh khởi và chứa chấp, chẳng hạn như nếu không có hư không thì cái bàn chẳng thể hiện hữu được, hoặc cái bàn choán một khoảng không, nhưng khi đẩy nó ra chổ khác thì khoảng không vẫn còn đấy, chẳng mất đi đâu. Hay có thí dụ là khi san bằng hòn núi rồi thì nó thành ‘không’, nhưng trước lúc núi vị san bằng thì ‘không’ cũng vẫn sẵn tại nơi đó. Theo lời giải thích này thì sự vật và khoảng không là hai vật khác nhau, nếu thế khoảng không ở đây chẳng mang ý nghĩa gì của tánh-Không cả. Lúc chưa bị sang bằng, ta vẫn sẽ chỉ hòn núi và nói tánh của nó là Không.
3)          Hoặc có thí dụ là tánh-Không cùng Sắc (hình tướng) là một như nước với băng. Nước đông thành đá tức là Không biến thành Sắc; đá chảy thành nước tức là Sắc biến thành Không. Thí dụ này ám chỉ nước và băng là hai dạng khác nhau của một vật thể, và chúng có thể chuyển biến từ dạng này sang dạng kia. Thế nhưng Không và Sắc chẳng phải là hai dạng khác nhau; chẳng có cái gi có thể biến thành Không và Không chẳng thể biến thành cái gì khác. Sự liên hệ của chúng nằm trong ý nghĩa đơn thuần là vạn hữu mang tánh-Không, hoặc nói ngược lại, Không là tánh của vạn hữu. Bởi vậy dùng nước và băng để dụ cho Không và Sắc thì hoàn toàn sai lạc.
4)          Hoặc có thí dụ tương tự là nước và sóng. Nó được diễn tả là nước là thể là Không, và sóng là dụng là Sắc; sóng phát sinh ra từ nước và sẽ trở về bản thể nước của nó. Ta thấy có điểm tương đồng với lối suy luận của Ấn Độ giáo, họ cũng có những thí dụ là những thứ như cái chén, cái bình, cái tượng, v.v…tuy hình thù sai khác nhưng chúng đều cùng một chất liệu là đất sét – nghĩa là tất cả đều từ một nguồn gốc [Thượng Đế - Đại Ngã] mà sinh khởi. Nhưng khi luận về tánh Không thì thí dụ nước và đất sét cũng lại không được chỉnh. Vì nước sinh ra sóng, và đất sét sinh ra bình, chén; trong khi tánh-Không chẳng sinh ra gì cả. Ta hãy nghiệm xét thí dụ về nước và tánh ‘lỏng’ sau đây thì rõ.
   Nói đến nước ta nghĩ ngay đến tánh ‘lỏng’ [fluidity] của nó; hoặc nói đến ‘lỏng’ ta nghĩ ngay đến nước. Nhờ nước nên ta mới biết được tánh lỏng và nhờ tánh lỏng nên nước mới là chất lỏng, mới chảy được. Chúng đi với nhau như hình với bóng không thể tách rời nhau ra được. Nhưng mà như vậy không có nghĩa (=) tánh lỏng; hay tánh lỏng là (=) nước; cũng chẳng thể nói chúng là hai dạng khác nhau, nước sinh ra tánh lỏng hay tánh lỏng sinh ra nước. Bởi vì ‘lỏng’ chỉ có nghĩa nó là tánh của nước
5)          Có nơi lại dùng phép phủ định để chỉ ra tánh-Không. Phương pháp của họ là chối bỏ tất cả sắc thái đặc thù của hiện hữu, thí dụ như sinh-diệt, thường-đoạn, hữu-vô, v.v…bằng cách phủ định liên tiếp. Tức là phủ định đối tượng, rồi lại phủ định luôn sự phủ định đó. Họ cho rằng càng phủ định thì càng tiến gần đến cửa chân lý, cho đến khi không còn gì để phủ định, và đến lúc buông xả hết tất cả, thì đó là lúc ta giáp mặt với tánh-Không.
// Pháp phủ định này gần như không khác với pháp “neti, neti [not this, not this . không phải nó, không phải nó],” một pháp thiền quán của Ấn Độ giáo. Hành giả tu theo pháp neti-neti cũng phủ định tất cả những gì hiện lên trong tâm thức cũng như những gì họ có thể nắm bắt được, và họ quan niệm rằng đến khi hết sạch không còn gì nữa thì cái Đại-Ngã sẽ hiển lộ. [Mục đích mà họ nhắm qua pháp thiền này thì khác với nhà Phật]//
         Lối nhìn trên (phủ định liên tiếp) và ý niệm tánh-Không hoàn toàn khác nhau. Cứ tiếp tục phủ định tất cả cho đến khi không còn gì thì cũng chỉ là một loại không-zero, nói cách khác, cách thức này sẽ dẫn vào con đường đoạn kiến [nihilism]. Lý do là vì phương pháp phủ định này sai ngay từ cơ bản, nhó không nhắm đúng đối tượng để phủ định. Xin nhấn mạnh lại ở đây, đối tượng phủ định là cái tự tánh [inherent nature] (cái cốt lõi vốn có [substantially established self] hoặc tự hữu độc lập [independent existence]). Trong đề tài này, chỉ có tự tánh của vạn hữu [all phenomena] là đối tượng duy nhất để phủ định, và như vậy ta chỉ cần nói một cách đơn giản là vạn hữu không có tự tánh (vô-ngã) – vạn hữu mang tánh-Không.
            Nói tóm lại, tất cả sự vật đều mang tánh-Không. Nước và tánh lỏng chẳng thể ly khai nhau được, thì cũng thế, ta chẳng thể ly khai sự vật với tánh-Không và cho chúng là hai dạng khác nhau. Mà nếu cả hai là một thì chúng không cần phải có hai tên gọi.Bởi thế ta cũng chẳng thể nói:
§       Sự vật (=) tánh-Không hoặc sự vật sinh tánh-Không;
§       Tánh-Không (=) sự vật hoặc tánh-Không sinh ra sự vật;
§       Tánh-Không là nguồn gốc là bản thể của sự vật và sự vật sẽ trở về với tánh-Không

          D.  HIỂU LUẬT
          Khảo sát những khía cạnh khác nhau kể trên dẫn đến kết luận là vạn pháp đều vô-ngã hay bản chất của vạn pháp là Không. Tất cả chỉ là những hiện tượng vật chất, thân và tâm trôi chảy diễn tiến theo Nhân, Duyên, và Quả của chúng.
            Vài điểm đáng ghi nhận:
-       Vì định luật vô-thường nên mọi thứ biến chuyển liên tục, nhưng chính sự trôi chảy lên tục một cách nhanh chóng này lại là cái màn che phủ vô-thường làm ta không ý thức được sự có mặt của vô-thường.
-       Tính chất cụ thể của mọi vật cũng là một lý do gây nên cảm tưởng là chúng rất ‘thật’ làm ta không thấy được bản chất vô-ngã của chúng.
-       Vì vô-thường nên mọi sự vật liên tục chuyển biến, chúng biến chuyển theo luật nhân-quả và sinh-diệt theo luật duyên-khởi. Do sự vật không cố định và phải nương tựa lẫn nhau nên chúng không có tự tánh. Nhưng ngược lại, vì tánh-Không / vô-ngã cũa vạn hữu nên mới có vô-thường, và sự sinh diệt chuyển biến mới có thể xảy ra được.
            Hiểu biết về vô-ngã / tánh-Không, ta tránh được hai cực đoan, thường kiến và đoạn kiến. Biết rằng không có gì độc lập, tự có, ta không chấp vào cái có (thường kiến [ eternalism]). Và không phải ngẫu nhiên, tình cờ mà vạn pháp hiện hữu được, chúng có mặt là do các điều kiện tương ứng – duyên-khởi – vậy ta không chấp vào không –zero (đoạn kiến [nihilism]), nhờ đó ta tránh được lỗi lầm chối bỏ sự hiện hành của nhân-quả.
            Hiện tượng thì có đối đãi, có khác biệt, nhưng tất cả đều bình đẳng vì bản chất của chúng là vô-ngã, tất cả đều mang tánh-Không. Do quán chiếu bản chất tương đồng của mọi hiện tượng, tâm Xả phát triển. Nếu mọi vật đều không có thực chất thì những giá trị tốt đẹp cũng chỉ là do ta gán đặt cho chúng, như vậy ta không khởi tâm Tham. Đồng thời những vật xấu xa, những hoàn cảnh bất lợi cũng là qua cái nhìn đã sẵn thành kiến, bởi vậy ta không Sân. Khi có kẻ tán dương hoặc thóa mạ ta, với sự hiểu biết về vô-ngã / tánh-Không ta có thể nhìn sự việc như sau, ta không thực có, kẻ khen / chê không thực có, lời khen / chê cũng không thực có, vậy thì tâm Tham và Sân khó khởi lên đượcl ngay cả khi tâm Tham-Sân-Si đã nỗi lên rồi, ta ghi nhận rằng chỉ có Tham-Sân-Si sinh khởi rồi tan biến do duyên-khởi – vì thế tánh chúng là Không – chứ không thật có Tham-Sân-Si và cũng không thật có kẻ đang Tham-Sân-Si.
            Nếu cảm thấy mình hay giỏi, tức là đã phạm luật vì có cái tôi chắc thật đang kiêu-mạn.
            Có cái tôi thì có các tâm Tham-Sân-Si, kiêu-mạn v.v…thật ra cái tôi và Tham-Sân-Si, kiêu mạn nương nhau mà có, bởi vậy giảm trừ tâm Tham-Sân-Si thì cái tôi sẽ bị suy yếu, và ngược lại, nếu thu nhỏ cái tôi lại thì Tham-Sân-Si cũng sẽ mất dần chỗ để sinh sống. Vậy hiểu biết về tánh-Không / vô-ngã là để áp dụng với mục đích buông bỏ xả sự tin tưởng ở cái chắc thật của cái tôi, cái chắc thật của vạn hựu; tức là để giảm trừ tâm Tham-Sân-Si.
            Bồ-Đề tâm theo nghĩa tương đối là ‘vị tha’ tất cả những hành vi thân-khẩu-ý của mình đều được thi hành với mục đích lợi ích cho chúng sinh. Vun trồng Bồ-Đề tâm tức là tăng trưởng tâm vị tha, tâm từ-bi-hỷ-xả. Theo lẽ đó, phát Bồ-Đề tâm là một phương cách thiện xảo để trừ bỏ cái tôi và ở mức độ tuyệt đối Bồ-Đề tâm chính là vô-ngã / tánh-Không.

VI.          KẾT LUẬN (ĐỊNH LUẬT TA-BÀ)
         
          Thiếu hiểu biết về đối đãi, Khổ và các đinh luật Ta-bà nên ta phạm luật, bởi vậy chúng là những sợi dây trói buộc và giam giữ ta ở Ta-bà. Ngược lại, nếu được thấu hiểu thì chúng sẽ là những pháp chuyển tâm, giúp ta xả bỏ thế gian, buông bỏ việc đời, giúp ta ý thức được rằng có được thân người đã là quý hiếm mà lại may mắn gặp được Phật Pháp. Cho nên ta không bỏ lở cơ hội tụ tập và chính chúng sẽ là động cơ thúc đẩy ta tu tập.
            Hiểu biết về đối đãi, Khổ và các định luật Ta-bà giúp ta giảm trừ tâm Tham-Sân-Si, phát triển tâm từ-bi-hỷ-xả, mang lại sự an lạc và ổn định cho tâm, chuẩn bị cho thiền tập, và chúng cũng là nền tảng dẫn đến trí tuệ giải thoát. Trên phương diện này thì chúng là những người Thày, người bạn giúp ta tháo gỡ xiềng xích.
            Khi ý thức được tầm mức quan trọng của tánh-Không / vô-ngã, ta hay có khuynh hướng coi thường các định luật khác. Tuy nhiên, nếu không hiểu rõ Khổ và các định luật khác thì ta sẽ khó thấu triệt được tánh-Không. Cũng vì mối tương quan chặt chẽ giữa các định luật, mỗi yếu tố thể hiện một khía cạnh của thực tại, nên sự hiểu biết tổng thể là điều thiết yếu. Cũng do duyên-khởi nên các định luật có sự liên hệ với nhau như sau:
Sự vật mang tánh-Không / vô-ngã nên
-       Khổ vì sự vật không thật có.
-       Vô thường vì không có cốt lõi cố định nào nên sự vật mới biến chuyển được.
-       Nhân-quả / tái-Sinh mới hiện hành được,
-       Duyên-khởi mới hiện hành được.
Ta khổ vì:
-       Sự vật vô-thường
-       Bị luật nhân-quả chi phối,
-       Bị tái-Sinh quanh quẩn trong cõi Ta-bà.
-       Sự vật do duyên-khởi, mọi sự diễn tiến và biến chuyển tùy thuộc vào điều kiện nên chúng nằm ngoài tầm kiểm soát của ta.
-       Sự vật mang tánh-Không nên chúng chỉ là ảo huyển
            Các định luật vô-thường, nhân-quả, tái-Sinh, duyên-khởi cũng thế, chúng đều có sự tương quan và móc nối với nhau.
            Ta cũng nên để ý sự quan trọng của vô-thường và nhân-quả. Vì vô-thường nên thực tại chỉ là giòng sinh-diệt, tương tục của hiện tượng tâm lý và vật lý. Nói khác đi, tất cả những cảm nghiệm của ta đều không nằm ngoài vô-thường, chúng là vô-thường. Và vì hai luật vô-thường và nhân-quả nên tất cả sự vật chuyển biến trong tật tự tuyệt đối. Hơn nữa, vô-thường nghĩa là sinh-diệt, và vì luật duyên-khởi nên phải tùy thuộ vào điều kiện mới có sinh và diệt được.
            Ta thường nghe nói khi Sân nổi lên thì phải dùng Từ-Bi để đối trị, tuy nhiên nếu Từ-Bi không có thì lấy gì để đối trị? Cũng như đợi giặc đã đến nơi rồi lúc đó ta mới đúc binh khí thì trở tay sao kịp? Ta chuẩn bị trước bằng cách quán chiếu Khổ và các định luật Ta-bà, làm cho Tham-Sân-Si suy yếu nên chúng sẽ khó lòng sinh khởi được, đồng thời làm Từ-Bi-Hỷ-Xả tăng trưởng, và như vậy đến lúc hữu sự trường hợp Tham-Sân-Si sinh khởi, ta mới sẳn binh khí để sử dụng. Vậy thì đối trị không phải là đè nén, mà chính sự thấu triệt và thấm nhuần các định luật sẽ dẹp trừ Tham-Sân-Si và ngăn chặn không để chúng sinh khởi dễ dàng.
            Không phải ta chỉ giới hạn trong phạm vi cá nhân riêng ta thôi mà tất cả các chúng sinh, cảnh vật, trạng huống đều là đề tài quán sát. Tự bản thân thì mỗi hành vi của thân, lời nói và ý tưởng, hoặc đối với cảnh vật bên ngoài, bất cứ cái gì mắt thấy (tốt, xấu, đẹp đẽ, gai mắt, v.v…), tai nghe (êm dịu, chối tai, khen, chế, v.v…), hay cảm nhật được, ta đều xét xem:
-       Khổ  ở chổ nào, nguyên Nhân dẫn dến hành vi hay sự việc này có phải do Khổ không, hậu Quả của nó có dẫn đến Khổ không.
-       Vô-thường, trước đó nó khác bây giờ ở chỗ nào, và sau này nó sẽ biến đổi ra sao.
-       Duyên-khởi, những nguyên nhân gần xa nào dẫn đến sự việc này.
-       Nó không thực chất – Vô-Ngã – như thế nào.
-       Đang tâm Tham, hay Sân hay Si.
Ta cũng luôn luông kiểm điểm:
-     Tham-Sân-Si chưa suy giảm nghĩa là chưa hiểu định luật Ta-bà.
-     Từ-Bi-Hỷ-Xả chưa tăng trưởng nghĩa là chưa hiểu định luật Ta-bà
-     Tâm chưa an định nghĩa là chưa hiểu định luật Ta-bà
-     Chưa cảm thấy sự khẩn khiết của việc tu hành nghĩa là chưa hiểu định luật Ta-bà
            Các định luật không phải là chỉ để đọc suông. Đọc hoặc nghe giúp ta có sự hiểu biết về mặt tri thức, nhưng muốn đi vào chiều sâu ta cần phải để ý quán sát [contemplate] ngày đêm, nếu nói một cách cự đoan thì ta phải sống chết với chúng. Vì nhìn ở một khía cạnh thì Giác Ngộ có nghĩa là sự thấu triệt, trực nhận các định luật Ta-bà. Ở đời ta thường thấy có những người đang trong bể tình ái, ngày đêm ra vào lúc nào cũng tơ tưởng đến người yêu, hoặc như các thương gia lúc nào cũng chỉ có những ý nghĩ tính toán làm giàu. Lấy đó làm tiêu chuẩn thì chỉ cần sự nổ lực, chuyên tâm trong việc tu tập của ta được như họ, hẳn sự tiến bộ của ta cũng không phải nhỏ.

HẾT CHƯƠNG BA