Thursday, March 14, 2013

Mình có con bò ...:) :)


Mình có con bò
Phải lo cho nó
Nếu không có bò
Cần gì phải lo.
 
Mình có cái gì
Phải lo cái đó
Không có gì cả
Thì phải lo gì.
 
Thực tập buông bỏ
Là biết thả bò
Cho bò rong chơi
Đời mình thảnh thơi.

ॐ_ Có người nọ nghe nói về một đạo sư nổi tiếng nên tìm đến hỏi đạo. Đến nơi, anh thấy trong nhà của vị đạo sư trống trơn, chỉ có một cái giường, một cái bàn, một cái ghế và một cuốn sách. Anh ngạc nhiên hỏi: "Sao nhà đạo sư trống trơn, không có đồ đạc gì cả?"

Đạo sư hỏi lại: "Thế anh có hành lý gì không?"

Anh đáp: "Dạ có một va li".

Đạo sư hỏi: "Sao anh có ít đồ vậy?"

Anh đáp: "Vì đi du lịch nên đem ít đồ".

Đạo sư nói: "Tôi cũng là một người du lịch qua cuộc đời này nên không mang theo đồ đạc gì nhiều".

ॐ_ Chúng ta thường quên mất mình chỉ là khách du lịch qua cuộc đời này, lầm tưởng mình sẽ ở mãi nơi đây, nên tham lam, ôm đồm, tích trữ quá nhiều đồ vật, tài sản. Đàn bà thì chất chứa quần áo, vòng vàng, nữ trang. Đàn ông thì máy móc, xe hơi, ti vi, máy điện tử.

ॐ_ Người tu là người đi tìm hạnh phúc chân thật, hạnh phúc này chỉ có khi tâm không còn bám víu, dính mắc, thèm khát mọi sự vật trên đời này. Như vậy hạnh phúc chính là sự giải thoát của tâm ý. Và muốn có giải thoát thì phải tập xả bỏ.

Cầu chúc quý vị nhờ sự nổ lực tự thân mà có thể quay về với tự tánh, xả bỏ những chướng ngại hòng sớm được tự tại trên con đường chánh đạo. 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật 

@[847827263:2048:Niệm Phật]@[100004620943959:2048:Hướng Về Cửa Phật] @[100000113956068:2048:Quang Nguyen Anh] @[100001975042708:2048:Hòn Đá Cô Đơn]  @[100004383130057:2048:Thầy Tu Xứ Quảng]@[100000181468192:2048:Giau Phan] @[100002616657564:2048:Liên Hạnh] @[100004027438013:2048:Dieu Phap Lien Hoa] @[100003844149535:2048:Pha Le]@[100000267353115:2048:Ánh Dương]Mình có con bò
Phải lo cho nó
Nếu không có bò
Cần gì phải lo.
Mình có con bò
Phải lo cho nó
Nếu không có bò
Cần gì phải lo.

Mình có cái gì
Phải lo cái đó
Không có gì cả
Thì phải lo gì.

Thực tập buông bỏ
Là biết thả bò
Cho bò rong chơi
Đời mình thảnh thơi.

_ Có người nọ nghe nói về một đạo sư nổi tiếng nên tìm đến hỏi đạo. Đến nơi, anh thấy trong nhà của vị đạo sư trống trơn, chỉ có một cái giường, một cái bàn, một cái ghế và một cuốn sách. Anh ngạc nhiên hỏi: "Sao nhà đạo sư trống trơn, không có đồ đạc gì cả?"

Đạo sư hỏi lại: "Thế anh có hành lý gì không?"

Anh đáp: "Dạ có một va li".

Đạo sư hỏi: "Sao anh có ít đồ vậy?"

Anh đáp: "Vì đi du lịch nên đem ít đồ".

Đạo sư nói: "Tôi cũng là một người du lịch qua cuộc đời này nên không mang theo đồ đạc gì nhiều".

_ Chúng ta thường quên mất mình chỉ là khách du lịch qua cuộc đời này, lầm tưởng mình sẽ ở mãi nơi đây, nên tham lam, ôm đồm, tích trữ quá nhiều đồ vật, tài sản. Đàn bà thì chất chứa quần áo, vòng vàng, nữ trang. Đàn ông thì máy móc, xe hơi, ti vi, máy điện tử.

_ Người tu là người đi tìm hạnh phúc chân thật, hạnh phúc này chỉ có khi tâm không còn bám víu, dính mắc, thèm khát mọi sự vật trên đời này. Như vậy hạnh phúc chính là sự giải thoát của tâm ý. Và muốn có giải thoát thì phải tập xả bỏ.

Cầu chúc quý vị nhờ sự nổ lực tự thân mà có thể quay về với tự tánh, xả bỏ những chướng ngại hòng sớm được tự tại trên con đường chánh đạo.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật 

Sưu tầm trên mạng .

Monday, March 11, 2013

Trì niệm Chú Đại Bi đúng cách


Chú Đại bi được đa số phật tử tại gia chọn là pháp môn hành trì cho mình thế nhưng làm thế nào để hành trì đúng và thấy được sư linh nghiệm để ta thấy được cái hồn của thần chú đại bi chúng tôi xin được chia sẻ cùng quy vị phương pháp hành trì đúng cách
Trì niệm Chú Đại Bi đúng cách
 Những bước chuẩn bị trước khi trì niệm thần chú đại bi.
Bồ Tát Quán Thế Âm đã hứa với chúng ta: “Nếu hành giả có thể tụng trì đúng pháp, khởi lòng thương xót tất cả chúng sanh, lúc ấy ta sẽ sắc cho tất cả Thiện thần, Long vương, Kim Cang, Mật tích thường theo ủng hộ, không rời bên mình, như giữ gìn tròng con mắt hay thân mạng của chính họ“.
Như vậy, thế nào là tụng trì chú đại bi đúng pháp?
Trong phần hình trạng tướng mạo đã chỉ rõ mười đặc tính cốt yếu của Thần chú Đại Bi mà quan trọng hàng đầu là tâm Đại Từ Bi, cho nên mỗi lần trì tụng thần chú này hành giả phải bắt đầu hướng tâm vào việc quán tưởng khởi lòng thương xót tất cả chúng sanh. Một cách lý tưởng, để đạt được những công năng mà thần chú mang lại, trong thời gian trì tụng, hành giả phải giữ gìn giới hạnh, đặc biệt là sát, đạo, dâm, vọng. Phải kiêng cử rượu thịt, các thứ hành, hẹ, tỏi, cùng các thức ăn hôi hám. Tốt nhất là nên ăn chay.
Phải giữ vệ sinh thân thể, thường xuyên tắm gội, thay đổi y phục sạch sẽ, không nên để cho trong người có mùi hôi. Trước khi trì chú cũng phải đánh răng, súc miệng sạch sẽ, nếu trước đó có đi đại tiện, tiểu tiện thì phải rửa tay sạch sẽ trước khi trì tụng.Tóm lại, “Giữ gìn trai giới,ở nơi tịnh thất,tắm gội sạch sẽ, mặc y phục sạch, treo phan đốt đèn, dùng hương hoa cùng thực phẩm cúng dường, buộc tâm một chỗ”, đó là tất cả những điều kiện lý tưởng để hành giả trì chú Đại Bi. Tuy nhiên, như phần trên đã nói, Bồ Tát Quán Thế Âm chỉ yêu cầu chúng ta hai điều mỗi khi trì tụng chú Đại Bi, đó là thành tâm và không mưu cầu những việc bất thiện. Điều này cho phép hành giả có thể trì tụng bất cứ lúc nào mà điều kiện cho phép. Trên xe, trên tàu, trên máy bay, tại sở làm, tại nhà… Với tâm thành, tâm chúng ta lúc đó sẽ hòa nhập vào lời trì tụng đểø cùng thể nhập vào pháp giới, mười phương chư Phật. Bơỉ vì Bồ Tát đã cho chúng ta biết, mỗi lần trì tụng thần chú Đại Bi, thập phương chư Phật đều đến chứng minh.
Bàn thờ:
Hành giả nên có một phòng riêng yên tỉnh để lập bàn thờ Bồ tát. Bàn thờ nên có hình tượng Bồ Tát ngàn tay, ngàn mắt. Nếu không có thì có thể sử dụng bất cứ hình tượng Bồ Tát Quán Thế Âm nào mà mình hiện có. Hình tượng Bồ Tát nên để day mặt về hướng Tây. Trên bàn thờ tuy không bắt buộc nhưng nên có hoa tươi, trái cây, lư hương để cắm nhang, nước cúng. Nên để đèn sáng mỗi khi hành lễ.
Cách thức ngồi, lạy :
Mỗi người nên có một tọa cụ, hoặc đơn giản hơn, một miếng vải sạch hay khăn bông xếp lại để làm chỗ tọa thiền. Hành giả nên ngồi theo cách thức kiết già nhưng nếu gặp khó khăn thì có thể ngồi theo cách thức bán già (ngồi xếp bằng, chân phải gác lên chân trái hay ngược lại), lòng bàn tay để ngữa hướng lên trên, bàn tay mặt để lên trên bàn tay trái, hai đầu ngón cái đụng vào nhau. Mắt nên mở hé, nếu nhắm hẵn thì dễ rơi vào trạng thái hôn trầm, nếu mở lớn thì khó định tâm.
Lạy là nghi thức biểu lộ sự cung kính, tôn trọng. Mỗi thời đại có một cung cách khác nhau để biểu lộ sự tôn trọng. Lối lạy kiểu cũ theo cách thức của người Trung Hoa có nhiều điểm rất bất tiện, không thích hợp cho không khí thiền đường. Trước hết, với kiểu lạy này, khi hành lễ mỗi người chiếm một khoảng diện tích đáng kể đủ để có thể đứng và qùy xuống lạy, gây trở ngại cho những thiền đường nhỏ. Việc đứng lên qùy xuống gây ra những tiếng động của động tác, tiếng sột soạt của quần áo, những động tác này cũng có thể làm phóng ra những bụi bặm, vi trùng mà ta mang trên quần áo, những mùi hôi của cơ thể – nhất là trong những xứ khí hậu nóng nực-, làm mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường ta cần có để thở. Chưa kể là việc đứng lên qùy xuống lộn xộn trong những tư thế rất khó coi… Cho nên, chúng ta có thể thực hành một cách lạy tương đối đơn giản trong khi hành lễ, là thiền sinh cứ ngồi theo tư thế hành thiền, kiết già hay bán già, khi lạy chỉ cúi gập đầu xuống sàn phía trước, kéo dài tư thế này một khoảng thời gian ngắn đủ để niệm một câu “Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm BồTát”, xong ngồi dậy.
Cách thức tụng đọc chú đại bi :
Chú Đại Bi phải nên được trì tụng lớn tiếng, giọng điệu trầm hùng, nhanh và liên tục bằng cách lấy hơi từ bụng ra. Lớn tiếng ở đây không có nghĩa là ta phải la lớn lên, nhưng giọng đọc phải rõ ràng, nghe đủ tiếng, không lờ mờ, trại giọng.
Kinh “Nghiệp Báo Sai Biệt” cho biết việc niệm Phật, tụng kinh, trì chú lớn tiếng có mười công đức sau đây :
1. Dẹp được sự buồn ngủ ám ảnh
2. Thiên ma hoảng sợ.
3. Tiếng vang khắp mười phương
4. Ba đường hết khổ
5. Tiếng đời chẳng lọt vào tai
6. Lòng không tán loạn
7. Dõng mãnh tinh tấn
8. Chư Phật vui mừng
9. Tam muội hiện ra trước mắt
10. Vãng sanh Tịnh Độ
Thật sự, ta cũng sẽ không lo ngại cơn buồn ngủ ám ảnh. Bởi vì khi trì tụng chú Đại Bi, các vị Thiên, Long, Hộ Pháp sẽ luôn ở bên cạnh ta, khi ta rơi vào cơn buồn ngủ, các Ngài sẽ giúp đánh thức ta -mà rồi qúy vị sẽ chứng nghiệm khi thực hành trì chú một cách nghiêm túc- bằng một âm thanh như tiếng sấm nổ ở trong đầu khiến ta hoảng hồn, giật mình tỉnh thức. Thông thường sau đó ta sẽ không còn (hoặc không dám) buồn ngủ nữa. Tuy nhiên, nếu việc này xảy ra một lần thứ hai trong buổi hành Thiền, điều này có nghĩa là thể xác ta quá mỏi mệt, ta nên xin phép được xả thiền để nghỉ ngơi.
Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt phải tụng thầm chỉ riêng cho mình nghe, hoặc chỉ nhép môi không ra tiếng như khi chúng ta đang làm việc, đi chung xe tàu với người khác, hoặc đi nằm trước khi ngủ.

Dưa mắm đu đủ

















 
  1. 1 trái đu đủ xanh bào vỏ - bỏ phần mềm sát trong ruột - xắt nhỏ vừa ăn (xắt miếng dầy hay miếng mõng cũng được) -- Rắt độ 1/4 cup muối vào đu đủ - xóc lên cho đu đủ ngấm muối đều - để nghỉ 30 phút - cho độ 2 cup nước vào đu đủ đảo lên rồi đổ ra rổ - để ráo - cho vào khăn vắt khô (vắt từng ít một thì rất dể làm) - Cho đu đủ vắt ra khay - để hong gió qua đêm hay để quạt cho khô còn mà mùa hè có nắng thì phơi 1 nắng. 
  2. Nấu nước đường đặc
  3. (cho 1/2 đường cát trắng và chút nước lọc = cho lên bếp để lửa nóng - không khuấy - cho đến khi đổi mầu đường ngà tắt lửa - cứ để yên trên bếp nóng đường sẽ tiếp tục vàng đen và sôi bùng - nhất nồi đường ra nhúng đáy nồi vào 1 soong nước lạnh cho ngừng sôi lại - cho thêm 2 cup đường và 1 cup nước vào - đem lên bếp đun sôi 10 phút - tắt lửa - để nguội sẽ đặc lại như mật ong)+ đong thêm 1 cup nước chấm mặn chay - để nguội - dằn vào đu đủ ráo - trộn đều - dằn vào keo - nước đường sẽ ngấm vào đủ đủ nỡ ra -
  4. Qua ngày, mình vắt lấy nước đường trong đu đủ ra - đun sôi lên - để nguội - dằn lại vào đu đủ - như thế sẽ không bao giờ mốc.
  5. Dưa mắm ăn vừa mằn mặn, ngòn ngọt rất dòn - để ngoài 2-3 hôm rồi  để tủ lạnh ăn dần 
  6. Món dưa mắm này ăn rất hợp với canh rau, canh bầu-bí.
http://chonnghiem.blogspot.com/2013/03/dua-mam-u-u.html

Nước chấm chay


Nước chấm 3 thơm (hay 2 thơm nếu là Costco size!)










2 trái thơm to Costco hay 3 trái thơm nhỏ -- xắt khúc để luôn lõi thơm.
1 chén muối
4 chén đường
3 lon nước dừa tươi  
1/2 chén bột nêm chay
1/4 chén nước tương
1/4 chén nước mầu đường
1/4 chén tương bắc Cự Đà + 1/4 chén nước lược lại (tùy thích -- cho thêm tương này sẽ có mùi mắm hơn)
15 chén nước

Tất cả cho vô nồi nấu sôi, hớt bọt - tiếp tục nấu độ 1.5 giờ thì tắt lửa -- để nguội -- vớt khóm chín ra để rổ cho ráo -- lấy phần nước dưới lược lại qua vải cho thật sạch cặn - Để sôi lại nước chấm -- nguội bớt hãy chiếc vô chai, keo tùy ý (chai, keo phải rửa với nước thật nóng cho sạch và vệ sinh thì nước chấm để lâu sẽ không bị mốc).
Đây là nước chấm do Thầy Đăng Thanh trên TV.TLMC hướng dẫn Phật Tử làm ăn tại nhà - do là mình không sử dụng chất bảo quãn nên Thầy khuyên là làm ra phải để tủ lạnh và dùng để pha nước chấm, hay để nêm nếm nấu ăn hàng ngày.

ChơnNghiêm tôi làm ăn thế nước mắm mặn.  Nay ăn quen lại thích.


http://chonnghiem.blogspot.com/2012/01/nuoc-cham-3-thom-hay-2-thom-neu-la.html