Sunday, February 23, 2014

CÒN ĐÂU THANH TỊNH CHỐN THIỀN MÔN

 Nếu làm thật đúng chánh pháp là khg nên ca hát trong Chùa , cái này thật là trái với ý của Tổ , những vị Hoà Thượng lớn cũng nói khg nên làm vậy , nếu trong Chùa Thầy , Cô tu đàng hoàng tử tế  thì tự nhiên thiên long hộ pháp đến hộ cho Chùa à , mấy Ngài Thiên Long Hộ Pháp trong Chùa rất linh , sẽ khiến cho tự động Phật tử đến cúng Chùa à , chứ khg cần phải mời ca sĩ về hát hò làm náo loạn tâm thức của những người muốn đến Chùa và tu thật sự . Như kỳ đó tuy mình là 1 Phật tử tại gia , nhưng có 1 hôm có người bạn đạo lại tu chung cả ngày , thì xảy ra 1 việc rất lạ là đến chiều tự nhiên 2 nhà hàng xóm kế bên mình đem qùa qua biếu mình , 1 người thì cho 1 cái bánh thật to , ngon lắm , còn 1 người kia thì đem quần áo mới qua cho con của mình . Từ đó mình nghĩ rằng nếu mình tu hành đàng hoàng tử tế  là những thánh thần , thiên long hộ pháp họ theo giúp mình à , tuy mình là Phật tử tại gia mà còn được phước báo như vậy , huống chi là những vị xuất gia , phước báo của họ rất lớn , cho nên cái gì cũng khg qua là giành nhiều thời gian tu , nếu Chùa còn thiếu thốn về tiền bạc , nên tổ chức thật nhiều khóa tu trong Chùa , thỉnh nhiều vị Thầy nổi tiếng về thuyết pháp , nhờ lực của chúng và những công đức nghe pháp  mà Chùa sẽ được hưng thịnh thôi , chứ khg cần phải mời ca sĩ về hát hò lung tung , như vậy sẽ làm náo động tâm thức của mọi người thêm , sẽ làm tổn giảm phước của Chùa đó nhiều lắm , làm vậy thì những Ngài Thiên Long Hộ Pháp  họ sẽ bỏ Chùa đi hết cho coi , mình suy nghĩ vậy khg biết có đúng khg nữa , nếu có mộ phạm gì xin các chư vị  bỏ qua cho  .

Mình thấy bài viết sau đây khá hay nên đem về post lên , những lời nói sau đây của những người Phật tử  đã nói mà CN đã nhận được từ email :  



Cám ơn nhà văn Huy Phương và nhà thơ Lê Anh Dũng đã can đãm nói lên giùm cho một số phật tử hằng quan tâm đến sự hưng thịnh của Phật giáo VN trong nước cũng như tại hải ngoại ,  Rất áy náy về những sự việc đang xãy ra trong thời mạt pháp này.
                 CÒN ĐÂU THANH TỊNH CHỐN THIỀN MÔN
                             Ca sĩ, thầy tu có khác chi
                             Chạy "sô" tất bật hốt thu bì
                             Sân chùa dựng rạp...ì xèo nhót
                             Chánh điện đèn giăng...rối rít qùy
                             Đàn, trống xập...xình hòa điệp khúc
                             Mõ, chuông chen...cốc tụng tam quy
                             Đến thời mạt pháp : đâu chơn, giả
                             Qủy đỏ, ma tham chật lối đi.

CỬA CHÙA!
Tôi đã trải qua những ngày ấu thơ trong một ngôi làng nhỏ, ngôi làng nhỏ này có một ngôi chùa nhỏ, ngôi chùa có một ông thầy, mà chúng tôi gọi là ông thầy chùa.
Những ngày còn nhỏ, cũng không nghe ai nói, tôi không biết rõ là thầy ăn chay hay ăn mặn, cũng không thắc mắc vì sao thầy có vợ, có con. Thầy có nhiệm vụ giữ chùa, hương khói và thỉnh thoảng chúng tôi thấy có người mời thầy đến nhà cúng kiếng, tụng kinh gõ mõ. Lũ trẻ chúng tôi thường gọi thầy là Thầy Chùa vì thấy thầy ở và coi sóc cho ngôi chùa của làng, thấy thầy thỉnh thoảng đi cúng, nên có đứa gọi thầy là Thầy Cúng. Người Việt Nam vẫn lẫn lộn ba vị, là Thầy Tu, Thầy Chùa và Thầy Cúng, như những ngày còn nhỏ, chúng tôi không hề phân biệt, cứ nghĩ ba người cũng như một, cũng như chẳng hề biết sự khác nhau giữa các môn thể dục, thể thao và tập võ.
Chúng tôi coi ngôi chùa làng là nơi yên tĩnh nhất, ở đó chỉ nghe có tiếng tụng kinh gõ mõ, thỉnh thoảng còn nghe tiếng chuông chùa ngân nga, và vào những buổi trưa mùa hè, thơ thẩn trong sân chùa chúng tôi còn nghe tiếng lá bàng rụng trên sân. Chùa của tôi trong tuổi ấu thơ mê văn chương là ngôi chùa mang tên Ðồi Mai trong “Vang Bóng Một Thời” của Nguyễn Tuân, nơi thường có người đến xin nước trong giếng chùa để pha trà. Chùa của tôi thời vùi mình trong thế giới của Tự Lực Văn Ðoàn là ngôi chùa Long Giáng trong “Hồn Bướm Mơ Tiên” của Khái Hưng. Chùa của tôi của thời mới lớn mơ mộng là ngôi chùa Linh Mụ, mà mỗi chiều nghe hồi chuông, tôi có cảm tưởng như âm thanh của tiếng chuông chùa có thể làm rung động được mặt nước trên dòng sông Hương.
Tôi luôn luôn mang ý nghĩ chùa luôn luôn là nơi tĩnh lặng và vắng vẻ nhất, nên khi lớn lên thấy chùa ở “chốn lao xao”, gần gũi với trần tục, lòng tôi cảm thấy mất mát đi một điều gì. Trên sân khấu “đời” được dựng lên tại một sân chùa mà bối cảnh có ghi là ngày Ðại Lễ Phật Ðản, tu sĩ cùng lên sân khấu trình diễn với ca sĩ. Trong khi một nam ca sĩ hát bài “Ðời Tôi Cô Ðơn” của Nguyễn Ánh 9 thì vị tu sĩ nhại lời bài hát này thành “Ðời Tôi Ði Tu”. Ca sĩ vừa hát xong câu “đời tôi cô đơn, nên yêu ai cũng đớn đau” thì thầy tiếp lời “đời tôi đi tu nên tôi phải ăn chay...” Trong tiếng nhạc xập xình và tiếng reo hò cổ vũ của “thiện nam tín nữ”, tu sĩ này lại “tự biên tự diễn” hát tiếp: “Ðời tôi đi tu nên tôi phải mặc áo nâu”, rồi “đời tôi đi tu nên phải cạo đầu... không để râu!” Một tu sĩ trẻ tuổi khác lên sân khấu choàng cho thầy một vòng hoa, rồi quý tín nữ reo hò: “bis... bis”. Nói theo văn chương bình dân: thiệt là vui hết biết! 

Vị này thích ánh đèn sân khấu đã đành, nhưng lại đem chuyện tu hành lên đây mà diễu cợt để mua tiếng cười của bá tánh, thật khó coi. Người đến chùa lại không ý thức được sự việc, thấy thầy lên sân khấu hát hỏng, mà lại hát tếu thì lấy làm vui như gặp được Bảo Quốc, Tùng Lâm. Có vị nữ tu lại lên sân khấu, mặc áo rằn ri, đóng vai người lính VNCH để hát bài “Tình Anh Lính Chiến”, thật là đem chuyện trần tục vào chốn thiền môn.
Ngày nay nhạc đạo, nhạc thiền không có mấy vì không có ai sáng tác, sáng tác ra không có người hát. Không ai đem nhạc đạo vào khiêu vũ trường hay sòng bài, nhưng nhạc đời bây giờ đem vào chùa chiền quá nhiều, ca nhạc cho người đến chùa vui, chỗ nào vui thì đông người, đông người có chuyện “hùn phước” lớn, phước lớn thì chùa lớn, chùa lớn thì thầy vui mà đệ tử cũng vui. Thói đời, người ta thích lui tới chùa lớn hơn là đi chùa nhỏ. Không có bản nhạc tình ái nào bị cấm hát trong sân chùa, nên từ “anh yêu em”, hay “tình phụ tình lỡ”, những gì than vãn, khổ đau của cuộc đời này đều được các ca sĩ đem vào chùa. Có khi vị trụ trì ngồi chủ tọa buổi ca nhạc, được người MC kính cẩn thưa: -“Thưa Thầy Thầy thích yêu cầu bài gì?” -“Mình ơi!” Thầy đáp, không cần một giây suy nghĩ. Ðám đông reo hò. Xin quý vị một tràng pháo tay! Vui quá là vui! Ca sĩ thì đương nhiên phải phấn son, ăn mặc hấp dẫn, đôi khi thiếu kín đáo, đó là chưa nói chuyện hở hang đang đứng trên bục cao. Vào chùa mà hát nhạc đạo thì ai nghe, người ta kêu buồn ngủ!
Tại một ngôi chùa lớn, trong một ngày lễ lớn tại Texas, tác giả bài viết này có dịp tham dự, đã mục kích chuyện ca sĩ “lơn” nhau trên sân khấu. Nam ca sĩ nổi tiếng này được mời từ Cali sang, sau một màn song ca, đã cao hứng nói với nữ ca sĩ: “Em ơi! Có một việc mà anh làm một mình không được! Em giúp anh đi!” Thế mà đám đông trần tục cũng cười rồi vỗ tay.
Vì sao bây giờ chùa lại gần chợ đông vui, có đốt pháo múa lân, không khác gì đời. Chùa xây gần chợ nghĩa là đem đạo vào đời, để cảm hóa, xây dựng con người nhưng đem nhạc tình ái vào chùa là đem đời ô trọc vào đạo. Thay vì người có lòng với đạo, cổ xúy cho nhạc đạo, hát lên cho lòng thanh thản trong sạch, đó là công đức, còn như lấy điều vui làm trọng là phá đạo. Chùa chiền không phải là nơi thi hoa hậu, dù là hoa hậu áo lam, cũng phải là nơi cổ xúy loại nhạc “yêu em thật lâu, yêu em thật sâu”. Nếu ngày nay lên chùa là vì ham vui, hay làm cho chùa vui để thiên hạ đến chùa cho đông, thì đạo Phật chẳng mấy chốc mà suy vi. Chốn thiền môn mong được nghe tiếng kinh kệ và mùi trầm hương, không phải là nơi đượm mùi son phấn và lời ca hát trần tục. Tại Mỹ, tôi là người đã có dịp, mới đây thôi, gặp gỡ nhiều tu sĩ còn trẻ tuổi, lớn lên sau năm 1975, được đào tạo tại Việt Nam, đã được gửi đi du học ở Ấn Ðộ, hút thuốc và uống bia một cách công khai trước mắt tôi, như vậy làm sao biết được những hành động khác ở chốn riêng tư.
Cảnh và người thay đổi quá nhiều, mà lòng đứa trẻ năm xưa, dù ngày nay đã trở thành một ông già gần đất xa trời, vẫn không có gì thay đổi, vẫn như còn nghe tiếng lá bàng rụng trong sân chùa của những ngày tháng cũ.
Huy Phương

Saturday, February 22, 2014

Câu chuyện Trời đánh… không chết


Thực là một phép lạ! Vào lễ Giáng sinh 1971, một cô gái tuổi teen có tên là Juliane Koepcke cùng mẹ đáp máy bay ở Lima tới khu rừng Amazon. Giữa đường sét đánh trúng máy bay. Phi cơ tan xác, hành khách và phi hành đoàn tử vong. Riêng Juliane rơi từ cao độ 10,000 feet xuống rừng sâu thoát chết. Kỳ lạ hơn nữa, sau 11 ngày lạc trong rừng mưa nhiệt đới, tới lúc kiệt sức chạm trán với tử thần lần thứ hai Juliane lại được cứu thoát!

Câu chuyện ly kỳ sau đây lược dịch từ bài Skyfall trên tờ Readers’ Digest, số tháng Một, 2014.
Juliane Koepcke trưởng thành ở Lima, Peru, trước tuổi 14, theo cha mẹ dọn tới vùng rừng mưa nhiệt đới Peru, nơi song thân của cô là Maria và Hans-Wilhelm Koepcke đã dựng một trạm nghiên cứu về sinh vật học có tên là Panguana Biological Research Station. Sau hai năm theo cha mẹ miệt mài trong rừng mưa nhiệt đới, Juliane quay trở về Lima hoàn tất bậc trung học.
Vào ngày 24 tháng 12, 1971, Juliane lúc đó 17 tuổi, cùng mẹ đáp máy bay từ Lima tới thăm cha vào dịp Giáng sinh. Sau đây là lời kể lại của cô về chuyến đi đầy bi kịch và kinh hoàng:

* * *
Những ngày tháng của tôi ở Lima thực tuyệt vời. Mặc dù đã có những kinh nghiệm sống nơi rừng rậm, nhưng tôi vẫn còn là một nữ sinh thơ ngây. Tôi nghỉ hè ở Panguana và đi học cùng bè bạn tại Lima. Mẹ tôi có ý định sớm đáp máy bay tới Pucallpa, một thành phố có phi trường sát Panguana, nhưng tôi năn nỉ bà tạm hoãn lại chuyến đi cho tôi đi cùng vì vào các ngày 22, 23 tháng 12 tôi có một buổi khiêu vũ tại trường và phải dự lễ tốt nghiệp trung học. Bà bằng lòng và quyết định chúng tôi sẽ bay vào ngày 24.
Phi trường đông đúc khi chúng tôi tới khu chờ đợi vào buổi sáng trước ngày Giáng sinh. Ngày hôm trước, nhiều chuyến bay bị hủy và giờ đây hàng trăm hành khách xếp hàng dài trước quầy bán vé. Vào lúc 11 giờ sáng chúng tôi lên máy bay. Mẹ tôi và tôi ngồi sát bên nhau ở hàng ghế gần áp chót. Trên băng ghế có ba chỗ ngồi, tôi luôn luôn chọn nơi sát cửa sổ như thường lệ, mẹ tôi ngồi sát kế bên tôi và ngoài cùng gần lối đi là một ông to con, bệ vệ. Mẹ tôi thực ra không thích đi máy bay mấy nhưng vì nghề nghiệp, một nhà nghiên cứu về điểu học (ornithologist) nên bà có thành kiến một con chim sắt bay được là điều bất thường không tốt.
Nửa giờ đầu tiên của chuyến bay từ Lima tới Pucallpa thì chẳng có gì đáng nói. Chúng tôi được ăn sáng với sandwich và thức uống. Khi các tiếp viên phi hành bắt đầu dọn dẹp, chúng tôi bay vào vùng trời bão tố sấm sét kinh hồn. Ngày chợt biến thành đêm và bầu trời chớp nhoáng lên từ khắp phía. Hành khách nghẹt thở khi máy bay chao đảo quá mạnh. Túi xách, hành lý, quần áo, mọi thứ lủng củng từ ngăn đựng ở phía trên đầu rơi tứ tung xuống dưới. Khay đựng sandwich bay trong không khí và đồ ăn thức uống thừa bắn tung vào mặt mũi hành khách. Mọi người la hoảng bốn phía.
Mẹ tôi trấn an tôi bằng những lời không mấy an tâm: “Hy vọng không sao đâu!”
Tôi chợt thấy một luồng sáng lóe lên từ phía cánh phải. Không hiểu đó là một tia chớp hay một tiếng nổ. Máy bay bắt đầu chúi mũi xuống. Từ nơi tôi ngồi ở phía sau máy bay, tôi có thể nhìn về phía buồng lái. Tai tôi, đầu tôi ù ù và toàn thân tôi tê bại vì tiếng rít của máy bay. Tôi nghe mẹ tôi gắng bằng giọng trấn tĩnh: “Không sao đâu!”

Nhưng máy bay đã mất cao độ. Mọi người la hét và bỗng nhiên tiếng động cơ tắt ngúm. Tôi mơ hồ nhận ra, mẹ tôi không còn ở bên tôi nữa và bản thân tôi cũng không còn ngồi trong máy bay nữa. Ở cao độ 10.000 ft tôi bị gắn chặt vào ghế ngồi vì dây an toàn. Chỉ riêng tôi rơi trong không gian. Bốn bề yên tĩnh tôi chẳng nhìn rõ những gì quanh tôi. Dây an toàn thắt chặt lấy bụng tôi tới mức tôi khó thở.
Tôi chỉ thoáng thấy rừng mưa nhiệt đới Peru nhấp nhô từ từ hiện ra rõ hơn trước mắt tôi với những lùm cây như những bông cải xanh khổng lồ vươn lên như muốn nuốt chửng lấy tôi. Tôi thấy mọi vật như qua lớp mây mù rồi lại ngất đi.

Khi tôi tỉnh lại, thân tôi rơi vào giữa rừng cây rậm rạp. Dây an toàn đã bung ra nên tôi tỉnh táo hơn, tôi co mình vào lưng băng ghế ẩm ướt vì bùn đất và nằm ở đó suốt ngày đêm.
Sáng hôm sau chẳng bao giờ tôi quên được những gì mắt tôi nhìn thấy: những cây cổ thụ có tàn lớn trên đầu tôi tỏa đầy ánh sáng vàng vàng phủ lên vạn vật xanh biếc. Tôi cảm thấy trơ trọi, bơ vơ. Chỗ ngồi của mẹ tôi trước đây trống rỗng.
Tôi không đứng dậy được. Tôi nghe tiếng đồng hồ tay của tôi kêu tích tắc nhưng không nhìn được giờ. Tôi phát giác mắt bên trái của tôi sưng vù và tôi chỉ nhìn được qua khe hở ở mắt phải. Kính của tôi rơi đâu mất nhưng cuối cùng tôi cũng có thể nhìn được giờ, lúc đó là 9 giờ sáng, tôi cảm thấy kiệt sức và cứ thế nằm bất động trên mặt đất.
Một lát sau tôi gắng ngồi dậy nhưng lại nằm vật ra vì kiệt sức. Một lát sau, tôi gắng ngồi lên, sờ lên xương vai bên phải, thấy đau nhưng hy vọng nó không gãy. Bắp chân trái bị xẻ ra một vết như do một vật kim loại sắc tạo ra nhưng lạ thay nó lại không chảy máu.
Tôi thụp xuống bò bốn chân tay để tìm mẹ tôi. Tôi gọi tên người nhưng chỉ có rừng sâu trả lời tôi mà thôi.

Với những ai chưa từng ở rừng mưa nhiệt đới thì xem ra khó tránh được hoảng hốt. Hàng cổ thụ soi bóng bí mật xuống nền rừng. Nước róc rách không ngừng. Rừng mưa nhiệt đới thường có mùi ẩm mốc do cây cỏ tàn úa gây ra. Côn trùng ngự trị rừng rú và tôi gặp đủ loại quấy rầy: kiến, bọ dừa, bươm bướm, châu chấu và muỗi. Một số côn trùng sẵn sàng đẻ trứng nơi vết thương trên da thịt con người và ong dại bám cứng tóc như muốn làm tổ.
Cũng may tôi sống quen hoàn cảnh này trong thời gian khá dài, đã quen tiếng rừng, với hình ảnh đặc biệt biến ảo phi thường nơi rừng rú. Chưa có gì về rừng núi mà ba mẹ tôi chưa dạy cho tôi và giờ đây tôi chỉ cần moi móc trong khối não bị chấn động của mình để đối phó với nghịch cảnh.
Tôi chợt cảm thấy khát khô cuống họng. Những giọt nước còn đọng trên lá cây giúp tôi giải khát. Tôi đã gượng lần quanh nơi tôi ngồi và ý thức được rằng trong rừng dễ lạc lối nên cố gắng đánh dấu nơi mình đang ở.

Chung quanh tôi, tôi không hề thấy dấu vết của nơi máy bay gặp nạn, không có khung kim loại, không có xác người và đồ đạc. Nhưng may mắn tôi nhặt được một bịch kẹo. Tôi nghe thấy tiếng máy bay bay trên đầu, tôi nhìn lên nhưng bóng cây quá rậm, nên chẳng có cách nào người trên máy bay nhìn thấy tôi, tôi có cảm giác bất lực bao trùm tâm trí, tôi phải ra khỏi rừng rậm thì hy vọng nhân viên cứu hộ mới có thể phát giác nạn nhân là tôi. Nhưng trong một thoáng tiếng động cơ biến mất.
Từ xa vẳng lại tiếng nước róc rách mà trước đây tôi không để ý. Tôi lần về phía đó. Không xa tôi tìm thấy một khe nước nhỏ. Phát giác này làm tôi hy vọng. Không những tôi tìm ra nguồn nước uống mà còn giúp tôi thêm tin tưởng khe nước sẽ dẫn tôi tới nơi được tiếp cứu.
Tôi gắng lần theo sát khe nước nhưng rất nhiều thân cây chắn ngang đường hay cỏ hoang mọc dày bít lối đi. Dần dần khe nhỏ mở rộng và biến thành giòng suối, nhưng có phần đã cạn nên tôi có thể đi sát giòng chảy. Vào khoảng 6 giờ chiều, trời sẩm tối, tôi tìm nơi có thể trú ẩn nơi suối khô để qua đêm và tôi ăn thêm một cây kẹo.
Vào ngày 28 tháng 12, chiếc đồng hồ mà bà nội cho đã chết máy và từ đó tôi đếm ngày và tiếp tục đi tìm sinh lộ. Giòng suối mở rộng, biến dần thành giòng chảy lớn hơn nữa và cuối cùng thành một con sông nhỏ. Vì đang là mùa mưa nên khó tìm ra trái cây để ăn và tôi chỉ còn trông cậy vào những viên kẹo cuối cùng. Tôi không có dao để tách quả hạt, cũng chẳng có cách nào bắt cá hay nấu nướng. Vả lại, tôi không dám ăn thức nào khác vì cha mẹ tôi thường dặn, phần lớn những thứ mọc hoang dại đều có thể chứa chất độc, nên tôi lánh xa những thứ trông có vẻ ngon lành nhưng tôi không biết tên chúng. Lúc đói tôi chỉ còn biết uống cho no bụng nguồn nước sông mà thôi.
Mặc dù đã đếm thời gian trôi đi nhưng tôi có thể đã lẫn lộn giữa ngày 29 và 30, không biết là ngày thứ năm hay thứ sáu tôi lạc trong rừng rậm. Tôi nghe thấy tiếng chích chích tranh ăn dữ dội của một loài chim thường kiếm ăn ở ven sông bãi lầy vùng bán nhiệt đới như Nam Mỹ và thực phẩm chính của chúng là rắn các loại (loại thực-xà-điểu hay hoatzin). Đặc biệt loại chim này thường không ở xa nơi có người cư ngụ. Tôi phấn khởi hẳn lên vì khi ở Panguana tôi thường nghe thấy âm thanh này.

Với nguồn hy vọng mới, tôi rảo bước theo âm thanh này. Cuối cùng tôi đứng trên bờ một con sông lớn nhưng chẳng thấy bóng ai cả. Tôi nghe tiếng máy bay từ xa vọng lại rồi âm thanh tan dần. Tôi nghĩ rằng họ đã bỏ cuộc tìm kiếm nạn nhân sau khi cứu mọi hành khách trừ tôi.
Cơn bất bình dâng lên trong lòng. Sao phi công không quay trở lại vào lúc cuối cùng tôi đã ra khỏi rừng rậm? Rồi cơn giận nhường chỗ cho cảm giác tuyệt vọng. Tuy nhiên tôi không bỏ cuộc vì biết rằng nếu đã có sông ngòi thì thế nào gần đó cũng có người cư ngụ.
Bờ sông cây cỏ mọc dày ngăn bước tôi đi, tôi biết loại sứa độc (stingray) thường ở ven bờ sông, nên tôi thận trọng dò từng bước. Bước như thế quá chậm nên tôi quyết định bơi và lội ra giữa giòng vì ở đó không có sứa độc. Nhưng tôi phải coi chừng loài cá có răng nhọn hoắt -piranhas- nhưng tôi biết “cá răng cọp” chỉ nguy hiểm ở nước tù mà thôi. Tôi cũng ngại sẽ gặp cá sấu loại caimans nhưng thông thường loại này không tấn công con người.
Hằng đêm khi mặt trời lặn, tôi tìm một nơi tương đối an toàn để nghỉ ngơi. Muỗi mòng bao quanh tôi, ù ù bên tai tôi và có con còn muốn chui vào tai, vào mũi tôi khiến tôi khó lòng chợp mắt. Tình trạng còn tệ hại hơn nếu trời mừa. Những giọt nước lạnh như quất vào người tôi, thấm qua bộ quần áo mùa hè mỏng manh tôi mặc và về hùa với gió lạnh như cắt làn da tím tái. Trong những giờ phút đó, tôi co ro trong bụi hay dưới lùm cây và cảm thấy chưa bao giờ trơ trọi như vậy.
Ban ngày tôi tiếp tục lội nhưng mỗi lúc một lả người. Tôi uống nước đầy bụng nhưng thèm ăn một chút gì và nghĩ tới thực phẩm. Mỗi buổi sáng, ngồi dậy càng cảm thấy khó khăn nhất là phải dầm mình xuống nước lạnh. Dù sao tôi tự nhủ, tôi phải tiếp tục tìm đường sống.
Vào một buổi sáng tôi cảm thấy đau ở phần lưng trên. Khi tôi sờ tay lên chỗ đau thì thấy đẫm máu. Thì ra mặt trời đã làm tôi lột da khi tôi lội giữa sông và sau này tôi mới biết mình đã bị phỏng cấp hai.
Thời gian trôi qua và tai ù mắt quáng tệ hại hơn trước. Thỉnh thoảng tôi nghe thấy tiếng gà gáy hay nhìn thấy một mái nhà nhưng tôi quá mệt nên không biết đó là sự thực hay ảo giác.
Cứ thế tôi trôi theo giòng nước tới ngày thứ mười. Tôi thường đụng vào gỗ trôi trên sông và gắng vượt qua không để bị gãy xương cốt.

Tới chiều tối , tôi tới một bờ sông phủ đá cuội và thấy đây là nơi nghỉ rất tốt và cứ thế tôi thiếp đi vài mươi phút. Khi tôi tỉnh lại thì có cảm giác có vật gì lạ xuất hiện gần đó. Tôi giụi mắt nhìn đi nhìn lại và rõ ràng thấy một chiếc thuyền.
Tôi bơi lại và vịn lấy thuyền. Lúc đó tôi mới thấy một lối đi đã nhẵn từ bờ sông đi lên đồi. Tôi hoàn toàn tin rằng sẽ tìm ra người ở gần đâu đó. Nhưng vì quá mệt nên hàng tiếng đồng hồ tôi mới lên được phía trên.
Khi lên tới đồi tôi nhận thấy một căn lều nhỏ nhưng vắng bóng người. Từ đó có con đường dẫn vào rừng. Tôi tin rằng chủ thuyền sẽ xuất hiện vào lúc nào đó, nhưng chờ hoài không thấy bóng ai. Trời phủ bóng đêm và tôi ngủ trong lều đêm đó.

Sáng hôm sau tôi tỉnh dậy vẫn không thấy ai cả. Trời bắt đầu mưa, tôi bò vào bên trong căn lều và lấy tấm nhựa phủ lên người cho đỡ lạnh.
Mưa ngừng vào buổi chiều, tôi không còn sức để đứng lên và tự nhủ sẽ ở lại căn lều này thêm một ngày nữa rồi sẽ tiếp tục đi.
Vào lúc hoàng hôn, tôi nghe có tiếng người, tôi nghĩ có lẽ mình tưởng tượng nhưng âm thanh gần hơn. Khi ba người từ rừng xuất hiện và thấy tôi thì họ ngừng bước mở to mắt ngạc nhiên.
Tôi dùng tiếng Tây Ban Nha bảo họ: “Tôi là đứa con gái trong tai nạn máy bay LANSA. Tên tôi là Juliane!”

* * *
Mấy người kiểm lâm tìm ra Juliane Koepcke vào ngày 3 tháng 01, 1972, sau 11 ngày cô sống sót trong khu rừng nhiệt đới, và đưa cô bé tới chỗ an toàn.
Chín mươi mốt hành khách, kể cả bà mẹ của Juliane, đã chết trong chuyến bay số 508 của hãng LANSA và Juliane là người sống sót duy nhất. Giờ đây cô gái trưởng thành và trở thành một nhà sinh vật học kiêm chủ quản thư viện ở Bavarian State Collection of Zoology. Juliane thường trở lại Panguana, nơi cô thừa hưởng phòng thí nghiệm do cha mẹ để lại, để nó tiếp tục hoạt động đón chào tất cả các khoa học gia trên thế giới.


Đức Đạt Lai Lạt Ma Tới Mỹ, Thuyết Giảng ( Ngài là hoá thân của Bồ Tát Quan Thế Âm đó )



Đức Đạt Lai Lạt Ma (phải) chào các Giáo sư Daniel Kahneman (giữa) của Đạị học Princeton University và Richard Davidson (trái) của University of Wisconsin, cả 2 đều chuyên ngành não bộ thần kinh trong cuộc thảo luận chủ đề 'Unlocking the Mind and Human Happiness' (Tìm Hiểu về Tâm Thức và Hạnh phúc Con người) tại Washington, DC, hôm 20-2-2014. Ngài sẽ tới thăm Bắc và Nam California trong cuối tuần này, sẽ hội thoại về chủ đề “Từ Bi và Kinh Doanh” ở Santa Clara University, sẽ nói về “Bản Tánh của Tâm” ở Davies Symphony Hall, San Francisco, sẽ nói “Cách Tìm Hạnh Phúc” ở Berkeley; Thứ Ba 25-2-2014 sẽ nói chuyện ở Los Angeles về “Trách Nhiệm Xã Hội và Từ Bi.” (Photo AFP/Getty Images)

PS : October 30 ,2014 Ngài Dalai sẽ có buổi thuyết giảng ở  Boston , Chùa Linh Quang và nhiều Chùa lân cận sẽ tổ chức cho mọi người đi chung , sẽ có thông báo sau .

Friday, February 21, 2014

Cách nhìn ra kẻ gian và cách tu được thông minh sáng suốt ...hic...




            Tu sao mà ai nhìn mình cũng thấy thương như bé này là tu đúng đường , còn mình càng tu thì ai nhìn mình cũng bỏ chạy có cờ ...hic....chắc mình càng tu càng mọc 2 cây răng nanh ...híhí....muốn make fun người khác nhưng sợ bí wánh phù mỏ cho nên tự make fun mình cho chắc ăn  :) 

 Mình mới "ngâm cứu " trên mạng nên ghi ra đây cho bà con biết cách tu làm sao mà càng tu càng thông minh ra , có thông minh ra thì mới nhận ra kẻ gian , bạn xấu ác , mình biết mà tránh thì tương lai sau này sẽ khg bị phiền phức , tránh được  nhiều trouble in the future , có vậy thì cuộc sống của mình mỗi ngày có nhiều an lạc , hạnh phúc , khg bị kẻ gian hãm hại hay làm cho  mình bị phiền não mỗi ngày ...hic...

   Bước đầu tiên là mình phải giảm bớt vọng tưởng , bớt những suy nghĩ chuyện này chuyện kia , ráng cột cái tâm ( ý nghĩ ) của mình vào câu niệm Phật hoài , nhưng mới tu thì mình còn yếu lắm cho nên phải nương nhờ theo máy niệm Phật , phải mở nhạc niệm Phật nào mà mình thích nghe đó và niệm theo hoài , hay ai thích tu thiền thì khi đi đứng nằm ngồi gì mình phải biết rất rõ ràng là mình đang làm cái gì , ngay cả khi khởi ý nghĩ gì trong đầu là mình nhận biết nó rất rõ ràng , thay vì mình suy nghĩ lo vui , buồn , hờn giận , thương ghét  người này người kia tối ngày , thôi giờ mình chuyển hướng " ngồi  canh me vọng tưởng " của mình đi , xem trong 1 phút nó suy nghĩ bao nhiêu chuyện , khi nhận ra nó thì mình bỏ liền , khg theo , như HT Thanh Từ hay nói hoài : biết vọng khg theo ..... còn ai trì chú thì cứ lo trì chú , noí chung ai hạp với pháp môn nào thì theo pháp môn đó ....nếu sợ quên công việc nhà thì lấy cuốn sổ ra ghi chú , sau khi ghi xong hết thì chỉ lo chăm chú niệm Phật , thiền hay trì chú thôi .... mai mốt khi mình khởi 1 ý nghĩ lên thì mình lập tức bỏ 1 hạt đậu đen vào cái keo liền , cuối ngày lấy ra xem mình có bao nhiêu vọng tưởng ? hic , chứ nhiều lúc mình khởi vọng tưởng nhiều qúa đến nổi quên , 3,4 tiếng đồng hồ mà mình chỉ thấy có 1 vọng tưởng à , nói với ông SP thì SP bảo mình tu hay hơn SP rùi ...hìhì....mà khi mình bớt vọng tưởng thì tự nhiên mình thông minh ra à , ai hong tin thì thử lấy  cái ly nước dơ ra nhé , cái ly nước đen thùi lùi đi , khi nước qúa đen thì mình khg nhìn thấy gì rõ ràng trong ly cả , nhưng cứ để yên cái ly nước đó 1 thời gian , thì cặn bã  lắng xuống đáy ly , mình sẽ thấy được phần nước trong . Tâm thức của mình cũng vậy , khi tâm mình yên tĩnh lại thì tự nhiên thông minh ra à ,  khi mà rất ít vọng tưởng trong 1 ngày , lúc đó có khi chỉ cần nghe người ta nói nửa câu thì biết ý của họ là gì, thậm chí có khi chỉ cần nhìn mặt là biết kẻ ngay người gian, biết người đối diện đang nói thật hay nói dối..v.v. hèn gì mình thấy mấy ông SP của mình người nào người nấy thông mình qúa chừng , ngay cả 80 tuổi mà đầu óc vẫn còn rất thông minh và sáng suốt , đặc biệt là có trí nhớ rất tốt  . Chứ thường lớn tuổi chút là bị lẫn qúa trời , khg biết mình đang làm gì lun  :)  

 Nói tóm lại , muốn thông minh sáng suốt thì đừng suy nghĩ tính toán nhiều qúa , nhất là mấy người hay tính toán muốn làm sao mà chơi hơn người khác , bằng mọi thủ đoạn làm sao lợi mình còn thiên hạ chung quanh chết hết cũng thây kệ nhà ngươi ......miễn ta sống còn người quanh ta chết hết I don't care ..... mà đời đâu ai mà ngu cho người đó chơi trên đầu trên cổ vậy ta , mình thấy mấy người khôn qúa tồn dại , khôn qúa muốn gom góp tiền của người khác đem về túi mình , tới cuối cùng khg ngờ còn bị thâm thủng hơn , cái câu tham thì thâm mình thấy đúng lắm , tham qúa bị trời hại nên thâm thủng lại càng nhiều hơn . Chúc các bạn càng tu càng thông minh nhiều nhé , chứ đừng có càng tu mà càng thâm thì tu khg đúng rồi nha  :) Mình khôn  làm sao mà người ta khg biết mới là cao thủ võ lâm , khôn sao mà người ta năn nỉ mình cho tiền đó , nếu mình khg lấy họ hâm là cắn lưỡi chết đó , vậy mới gọi là thật sự khôn , chứ cái kiểu khôn qủy , khôn ranh khôn muơn đó thì thôi mình thà ngu cho khỏi bị thiên hạ rủa mỗi ngày ...hic... Mình thì ráng niệm Phật làm sao mà tiền trong túi người ta bay qua túi của mình , mình sắp luyện được thành công rồi đó nha ...hic...