Wednesday, March 5, 2014

Những bài thơ thiền nổi tiếng của Hoà Thượng Thích Thanh Từ



CUỘC ĐỜI QUA MẮT TÔI
Chiếc thân tứ đại khói,
Sinh hoạt thế gian mây.
Thành công khối nước đá,
Thất bại chùm bọt tan.
Nhục vinh bong bóng nước,
Thương ghét hạt sương mai.
Khổ vui trong giấc mộng,
Lành dữ bóng chim bay.
Tháng ngày cái chớp mắt,
Còn mất nước trăng lay.
Chung cuộc cơn gió thoảng,
Viên mãn bầu trời trong.
                                         
                             Thiền Viện Chân Không, 06.1984

MỘNG
Gá thân mộng,
Dạo cảnh mộng.
Mộng tan rồi,
Cười vỡ mộng.
Ghi lời mộng,
Nhắn khách mộng.
Biết được mộng,
Tỉnh cơn mộng.        
                     
07.1980

 PHÁ NGÃ
Mạng sống trong hơi thở
Trong nhịp đập quả tim
Thế nào là mạng sống ?
Sự vay mượn liên tục.
                                            
                                 Thiền Viện Chân không, 08.1982

 GIÓ NGHIỆP
 Đem vào là nhờ gió
Tống ra cũng gió đưa
Sự hô hấp tuần hoàn
Tất cả đều do gió
Một phen gió nghiệp dừng
Thân này như khúc gỗ.
                                         
                        Thiền Viện Chân Không, 08.1982

 CHIẾC THÂN PHÚT CHÓT 
Còn động còn ấm còn ta,
Động dừng ấm hết là ma ra đồng.
Thở than khóc lóc não lòng,
Thức thần theo nghiệp hết mong trùng phùng.
                                
                 Thiền Viện Chân Không, 01.1985

 CHƠN KHÔNG
Chơn Không thể bất biến,
Huyễn hữu thường đổi thay.
Khói mây bọt bóng nước,
Tan hợp cuộc vần xoay.
Linh lung trăng rọi biển,
Xanh biếc núi im lìm.
Ngút ngàn mặt biển cả,
Thăm thẳm bầu trời xanh.
Đường phố xe qua lại,
Sông biển tàu tới lui.
Dòng đời duyên biến đổi,
Bệ đá đạo nhân ngồi.
                                                 Thiền Viện Chân Không, 07.1985

ANH NẾU BIẾT
Anh nếu biết,
Cuộc đời là thế ấy,
Còn gì đâu vướn bận ở lòng anh.
Ai cười vui năm trước,
Ai khổ đau tháng này,
Ai tiền rừng bạc bể,
Ai bát cơm khó đầy,
Ai vinh quang tột đỉnh,
Ai tủi nhục cùng đồ ?
Dòng đời cứ trôi, trôi đi mãi,
Năm tháng mang đi, đi kiếp người.
Đâu tá những ai, ai cố giữ,
Còn chăng chỉ thấy một nắm mồ.
Hồ thu nước trong vắt,
Vầng trăng hiện sáng ngời.
Trẻ thơ đua nhau vớt,
Vớt mấy tay vẫn không.
Thôi đừng ngây thơ nữa,
Ngữa mặt nhìn trời trong.
Ô kìa ! Vằng vặc trăng đêm vắng,
Đã hết, khổ công nhọc vớt mò.
Nay được thấy trăng, trăng rạng rỡ,
Còn đâu run rẫy, lặng tìm trăng,
Anh nếu biết, cuộc đời là thế ấy,
Còn gì đâu vướng bận ở lòng anh.
                                   Thiền Viện Thường Chiếu,  Xuân Kỷ Tỵ 1989

 

TẶNG BẠN

 Bạn biết chăng cuộc đời đầy đau khổ ?
Bởi con người mãi gieo rắc hận thù.
Gây đau thương, tang tóc, ngục tù,
Rốt cuộc chỉ còn là cơn ác mộng.
* * *
Nào lợi danh, nào tài sắc,
Từ xa nhìn chúng óng ánh lung linh...
Bọn mình đua nhau, tranh giành đuổi bắt,
Nắm được rồi nhìn lại chỉ tay không.

Chúng vốn là những chùm bọt trên sông
Còn chi đâu chỉ tôi công nhọc sức,
Trời trong, mây trắng, gió mát, trăng thanh,
Vườn cây xanh rờn, khóm hoa cười mĩm.
* * *
Nhạc dế nhẹ nhàng, giọng chim thánh thót,
Chính nơi này đã hiện rõ chân nhân.
Hận ngàn năm đều tan nát trong mơ,
Đâu còn nữa những khổ đau buổi trước.
* * *
Muốn thấy nó, bạn đừng theo vọng tưởng,
Niệm lăng xăng chìm lắng biển thanh bình.
Đến đây rồi, hạnh phúc khó thưa trình,
Chỉ xem thấy nụ cười luôn hé nở.
                                                             
       Thiền Viện Thường Chiếu, 07.1992




Tuesday, March 4, 2014

Ô , giờ mình mới biết lý do tại sao Đức Phật dạy mình phải sống thật tốt với mọi người ..hic...



 " Như khi chúng ta gặp một người đang mắc phải cảnh khốn đốn cơ hàn, hình ảnh buồn thảm khổ đau của họ hiện bày đầy đủ. Chúng ta trong tay có đủ phương tiện, liền giúp họ qua cơn khốn đốn, lúc đó trên gương mặt khổ đau đã ngả sang gương mặt vui tươi, sáng sủa. Chứng kiến hiện tượng ấy, hạt giống vui tươi đã rơi vào tàng thức chúng ta. Nếu mỗi ngày chúng ta đều gieo vào tàng thức những hạt giống vui tươi, đến khi thân này sắp hoại, chúng ta không còn đủ nghị lực làm chủ, những hình ảnh vui tươi ấy sẽ hiện đến với chúng ta, mời chúng ta đến cảnh vui tươi.  " . Đó là lý do tại sao mình phải sống thật tốt với những người hữu duyên với mình , thì ra giúp người chỉ là tự giúp mình thôi chứ khg có lổ lã gì cả , nên chẳng cần họ biết ơn mình đâu , nói thật là mình đã buông được cái tật giúp ai là cần người đó trả ơn , nói thật sự là mình khg cần , OK tôi giúp nhầm 1 "người cà chớn nhất nước Mỹ " , xong chuyện , that it , just go ...go ....go ....  nhưng mình  vẫn chưa chịu nổi vừa giúp xong người đó chửi bới mình qúa mạng , vừa giúp xong phút trước thì phút sao là : I kill you , I beat you , I spit on you , I curse you ,   ...FFFfff....you ....., rồi chửi luôn tới ông bà tổ tiên của mình nữa , rồi đi cùng làng cuối xóm nói xấu mình qúa trời ......trời chịu hết nổi lun  :)  Bó tay ....chạy dài cả triệu ngàn cây số ...... giống film "trên từng cây số ( của Bungary )" , hồi đó mình thích xem film này lắm  :) 

   Ngược lại, mỗi ngày chúng ta cứ gieo rắc khổ đau cho người, những hạt giống khổ đau chứa đầy trong tàng thức chúng ta, đến khi hơi tàn, lực tận những hình ảnh đó sống dậy, đuổi bắt đánh đập chúng ta, khiến chúng ta phải chạy chui vào cảnh khổ. Ðó là nghiệp báo khổ vui của mai kia. Nghiệp báo không phải từ đâu đến, mà chính từ tàng thức chúng ta hiện ra. Người xưa thần thánh hoá khả năng chứa đựng của tàng thức bằng ông thần độ mạng. Bảo rằng ông thường theo dõi chúng ta, và ghi chép hết mọi hành động thiện ác của chúng ta, để báo cáo với Thiên đình hay Diêm chúa. Hoặc cụ thể hóa tàng thức chứa đựng bằng Ðài gương nghiệp cảnh. Bảo rằng chúng ta làm lành hay dữ, sau khi chết đến chỗ Diêm vương, ở trước sân triều có cái gương lớn, người làm lành làm dữ dẫn đến trước gương đều hiện rõ ràng đầy đủ, không thể chối cãi được.

  Nếu cả đời chúng ta huân chủng tử nào nhiều nhất, đời sau sanh ra hạt giống ấy sống dậy sớm nhất. 


PS :  Giờ mình  phải chuẩn bị tâm lý trong từng sát na  , giúp ai xong là sẽ bị chửi liền ,  dám chơi thì dám chịu mà " lị " , vì muốn về cảnh giới tốt ở mà ...hic... 

Mọi việc khổ vui trong kiếp hiện tại của chúng ta đều do nghiệp quá khứ và hiện tại chi phối.

Nghiệp báo

I.- MỞ ÐỀ
Mọi việc khổ vui trong kiếp hiện tại của chúng ta đều do nghiệp quá khứ và hiện tại chi phối. Nghiệp lành thì được vui, nghiệp ác thì chịu khổ, chúng ta chỉ biết sợ khổ, cầu vui mà không biết tránh nghiệp ác, tạo nghiệp lành. Thế chẳng khác nào kẻ sợ bóng mà cứ đứng ngoài trời nắng, muốn nghe nhạc mà bịt lỗ tai. Một khi nghiệp quả đến, chúng ta dù muốn dù không, tất nhiên cũng phải chịu. Bởi nó là kết quả do hành động của chính mình đã tạo. Mình làm, rồi mình chịu, đó là lẽ công bằng hợp lý của kiếp người.
II.- ÐỊNH NGHĨA
Nghiệp báo nói đủ là nghiệp quả báo ứng. Bởi vì nghiệp nhân chúng ta đã gây thì nghiệp quả phải đến. Sự báo đáp thù ứng cân xứng nhau giữa nghiệp nhân và nghiệp quả. Trước tiên chúng ta cần biết chữ nghiệp.
a) Nghiệp: là dịch nghĩa chữ Karma tiếng Phạn, chỉ hành động tạo tác theo thói quen của mỗi người. Nghiệp có nghiệp thiện, nghiệp ác, định nghiệp, bất định nghiệp... Nghiệp thiện là hành động lành đem lại sự an lạc cho chúng sanh. Nghiệp ác là hành động dữ làm đau khổ chúng sanh. Ðịnh nghiệp là hành động hoặc lành hoặc dữ có cộng tác với ý thức tạo thành nghiệp quyết định. Bất định nghiệp là hành động hoặc lành hoặc dữ không cộng tác với ý thức nên thành nghiệp không quyết định.
b) Báo: là đền trả một cách công bằng, không sai chạy, không tiêu mất. Chúng ta có hành động lành hay dữ, kết quả của hành động ấy sẽ đến, hoặc sớm hay muộn thôi. Thí dụ chúng ta mắng chửi người là hành động dữ, người ấy sẽ mắng chửi lại ngay khi đó, hoặc thời gian khác, khó tránh khỏi. Sự thù đáp cân xứng gọi là báo. Báo có chia ba thứ: hiện báo, sanh báo và hậu báo. Hiện báo là quả báo hiện tại, những hành động lành hay dữ ngay trong đời này chịu quả báo. Sanh báo là quả báo đời sau, hành động tốt xấu của ba nghiệp, đến đời sau mới chịu quả báo. Hậu báo là về sau lâu xa mới chịu quả báo. Ví như vào đầu mùa mưa, chúng ta đồng thời gieo trồng hạt đậu phộng, trồng cây chuối, trồng cây mít. Ðến ba tháng sau, chúng ta được kết quả có đậu phộng. Sang năm, chúng ta mới kết quả có chuối. Song ba bốn năm sau, chúng ta mới được kết quả có mít. Như thế, hành động đồng thời mà kết quả sai biệt, tùy loại khác nhau. Nếu chúng ta đòi hỏi ba thứ phải kết quả đồng thời là ngu xuẩn.
III.- TỪ ÐÂU TẠO THÀNH NGHIỆP?
Nghiệp từ thân, miệng, ý chúng ta tạo nên. Bởi thân miệng ý chúng ta làm lành, nói lành, nghĩ lành nên tạo thành nghiệp lành. Thân miệng ý chúng ta làm dữ, nói dữ, nghĩ dữ tạo thành nghiệp dữ. Thế nên, chúng ta chủ nhân tạo nghiệp cũng chính chúng ta là chủ nhân thọ báo. Ngang đây chúng ta hãnh diện đã thoát khỏi mọi quyền lực thiêng liêng ban họa xuống phước. Chúng ta cũng hiên ngang thọ nhận tất cả quả khổ vui, mà không có một lời oán hờn than trách. Chúng ta khôn ngoan biết chọn lựa nghiệp nhân nào mình thích mà làm, không còn mù quáng làm càn bướng. Ðây là sự trưởng thành, khi rõ nghiệp từ đâu có.
IV.- TỪ ÐÂU CÓ BÁO ỨNG?
Sự báo ứng cũng chính nơi mình hiện ra. Mỗi khi chúng ta tạo nghiệp lành hay dữ, mắt chúng ta thấy cảnh ấy, tai chúng ta nghe tiếng ấy, hạt giống lành dữ ấy đã rơi vào tàng thức chúng ta. Kẻ đối tượng bị chúng ta làm khổ vui cũng thế, do mắt thấy, tai nghe nên hạt giống biết ơn hay thù hằn đã rơi vào tàng thức của họKhi nào đó, cả hai gặp lại nhau thì hạt giống ân oán ấy trỗi dậy, khiến hai bên tạo thêm một lần nghiệp lành dữ nữa. Cứ thế tạo mãi khiến nghiệp càng ngày càng dầy, ân oán càng ngày càng lớn. Như khi chúng ta gặp một người đang mắc phải cảnh khốn đốn cơ hàn, hình ảnh buồn thảm khổ đau của họ hiện bày đầy đủ. Chúng ta trong tay có đủ phương tiện, liền giúp họ qua cơn khốn đốn, lúc đó trên gương mặt khổ đau đã ngả sang gương mặt vui tươi, sáng sủa. Chứùng kiến hiện tượng ấy, hạt giống vui tươi đã rơi vào tàng thức chúng ta. Nếu mỗi ngày chúng ta đều gieo vào tàng thức những hạt giống vui tươi, đến khi thân này sắp hoại, chúng ta không còn đủ nghị lực làm chủ, những hình ảnh vui tươi ấy sẽ hiện đến với chúng ta, mời chúng ta đến cảnh vui tươi. Ngược lại, mỗi ngày chúng ta cứ gieo rắc khổ đau cho người, những hạt giống khổ đau chứa đầy trong tàng thức chúng ta, đến khi hơi tàn, lực tận những hình ảnh đó sống dậy, đuổi bắt đánh đập chúng ta, khiến chúng ta phải chạy chui vào cảnh khổ. Ðó là nghiệp báo khổ vui của mai kia. Nghiệp báo không phải từ đâu đến, mà chính từ tàng thức chúng ta hiện ra. Người xưa thần thánh hoá khả năng chứa đựng của tàng thức bằng ông thần độ mạng. Bảo rằng ông thường theo dõi chúng ta, và ghi chép hết mọi hành động thiện ác của chúng ta, để báo cáo với Thiên đình hay Diêm chúa. Hoặc cụ thể hóa tàng thức chứa đựng bằng Ðài gương nghiệp cảnh. Bảo rằng chúng ta làm lành hay dữ, sau khi chết đến chỗ Diêm vương, ở trước sân triều có cái gương lớn, người làm lành làm dữ dẫn đến trước gương đều hiện rõ ràng đầy đủ, không thể chối cãi được.
V.-NGHIỆP BÁO KHÔNG THỂ NGHĨ BÀN
Sự góp nhặt gieo vào tàng thức là một lẽ thật, không phải việc huyễn hoặc, do không tưởng bịa ra. Ðây thử cử một thí dụ, khi chúng ta muốn học thuộc lòng một bài thơ. Chúng ta đọc một lần, hai lần, cho đến nhiều lần tự thấy nó thuộc. Cái thuộc ấy là do đâu, chẳng qua mỗi lần chúng ta đọc, hạt giống ấy rơi vào tàng thức, đọc nhiều lần, hạt giống ấy càng trưởng thành mạnh mẽ, đây gọi là thuộc. Thuộc xong chúng ta không đọc nữa, thỉnh thoảng trong tàng thức nó trỗi dậy, mỗi lần trỗi dậy, chúng ta ôn lại đôi ba phen, thế là thuộc lại càng thuộc. Từ miệng chúng ta đọc, hạt giống thơ rơi vào tàng thức gọi hiện hạnh huân chủng tử. Từ tàng thức thơ trỗi dậy, gọi là chủng tử khởi hiện hạnh. Chúng ta ôn lại đôi ba lần, gọi là hiện hạnh huân chủng tử. Thế là sự huân khởi không thể nghĩ bàn. Nếu cả đời chúng ta huân chủng tử nào nhiều nhất, đời sau sanh ra hạt giống ấy sống dậy sớm nhất. Bởi thế mới có các vị thần đồng, xuất hiện, như Mạc Ðĩnh Chi ở Việt Nam mười hai tuổi đã thông suốt thi pháp, Bạch Cư Dị ở Trung Hoa chín tuổi đã làm thơ, Pascal ở Pháp mười hai tuổi đã thông Kỷ hà học..., cho đến cùng học một lớp mà mỗi đứa bé đều có khả năng riêng.
Khi trong kho tàng thức còn chứa chủng tử thì sự huân khởi không thể nghĩ bàn. Vì thế nó có sức mạnh lôi kéo chúng ta đi thọ sanh trong lục đạo không có ngày dừng. Thế nên, nói đến nghiệp báo là nói đến sự luân hồi sanh tử.
VI.- LÀM SAO HẾT NGHIỆP?
Nghiệp đã do chúng ta gây tạo biến chủng tử huân vào tàng thức. Muốn hết nghiệp cũng do chúng ta khéo loại hết những chủng tử nghiệp ở trong tàng thức ra. Khi kho tàng thức sạch chủng tử thì sức mạnh lôi vào sanh tử không còn. Khi chủng tử còn trong kho ấy, gọi là tàng thức, là nhân sanh tử. Khi chủng tử trong kho ấy sạch hết, gọi là không Như Lai tàng, là kho Như Lai trống, tức là dứt mầm sanh tử. Vì thế muốn hết nghiệp sanh tử, chúng ta phải ứng dụng những phương pháp tu để tiêu diệt các hiện hạnh từ chủng tử dấy khởi. Ví như khi chúng ta học thuộc lòng một bài thơ, song mỗi lần nhớ lại, chúng ta đều bỏ qua, thời gian lâu bài thơ ấy sẽ quên bẵng. Những chủng tử khác cũng thế, mỗi khi khởi hiện hạnh, chúng ta đều thông qua chẳng cho hình ảnh sống lại, lâu ngày tự nhiên nó mất. Phương pháp niệm Phật, Trì chú, Tọa thiền đều nhắm vào mục đích này.
VII.- KẾT LUẬN

Thấu rõ lý nghiệp báo, chúng ta cố gắng tạo điều kiện thuần thiện để được quả báo toàn vui, nếu còn chấp nhận ở trong sanh tử. Sự chọn lựa khổ vui là quyền sở hữu của chúng ta, không phải Thần thánh, cũng không phải ai khác, có quyền ban khổ vui cho chúng ta. Quyền năng sắp đặt một cuộc sống mai kia, đều do bàn tay chúng ta gây dựng. Nếu một khi nào đó, chúng ta không chấp nhận cuộc sống luân hồi nữa, cũng chính chúng ta loại bỏ những mầm sanh tử đang chứa chấp trong tàng thức của chúng ta. Thế là, chúng ta đã giành quyền với tạo hóa, đã tước bỏ quyền lực của thần linh và độc tôn trong việc thoát ly sanh tử.

Nhật Ký Của Mẹ - Hiền Thục ST-Nguyễn Văn Chung