Wednesday, April 16, 2014

Sao kêu là người trí thức ?




"Bồ tát Văn Thù sư Lợi hỏi Phật: Sao kêu là người trí thức… Xin Thế Tôn từ bi giảng dạy cho con được biết?
Phật dạy: Chữ trí là biết, người trí biết có đạo Phật cần phải tu, biết có Thánh giáo cần phải học, biết có minh sư cần phải cầu. Biết có phước cần phải làm, biết có tội cần phải sám hối. Cho đến biết rõ pháp thế gian, pháp xuất thế gian và sự luân hồi quả báo như trên trời có mặt nhật, như đêm tối có đèn. Được hiểu biết, được nghe thấy sự báo ứng của việc lành việc dữ, hễ hiểu biết nghe thấy rồi liền bỏ dữ theo lành, cải tà quy chánh. Việc phi lý không bao giờ nói, ngoài phận sự không bao giờ làm, không phải đạo chân chánh không theo, không phải vật của mình không lấy. Tư tưởng trung chánh mỗi mỗi chân thật, tích đức nêu danh lưu truyền đời sau, như vậy gọi là người trí thức."
(Đại Thừa Kim Cang Kinh Luận)

AI CẦN CÁM ƠN HƠN?



 Theo quan điểm Phật giáo, nếu không có người nhận thì sẽ không có người cho. Nếu mình không thể cho (vì không có người nhận) thì hạnh bố thí của mình không thành tựu. Hạnh bố thí đứng đầu trong muôn hạnh tu của Phật giáo. Bởi rốt ráo của bố thí là tâm buông xả. Nếu hạnh bố thí không thành tựu thì quả Phật không bao giờ thành tựu. Trên ý nghĩa đó, người cho cần phải cám ơn người nhận. Suy theo lẽ thông thường, ta thấy người cho luôn có cảm giác an vui, nhẹ nhõm còn người nhận thì hầu như ngược lại. Sau cái vui thoáng chốc, phần còn lại là nỗi lo, sự nặng lòng, khắc khoải. Đó là nói người thế gian, còn người tu, khi nhận thì của ai một chút gì thì:
"Nhận người manh áo, miếng cơm
Trả người bằng cả tâm hồn chúng ta"
Trong Luật còn nói, nhận của người cúng thí như đá mài dao. Dao của người càng bén thì đá của mình càng mòn.
Trong mẩu chuyện "NGƯỜI CHO PHẢI CÁM ƠN", người thương gia có duyên được cúng dường cho chúng tăng, được hoan hỷ thọ nhận, cho dù ông cúng thí với tâm vô cầu thì công đức của ông cũng vô lượng, cần gì phải đòi hỏi thêm lời cám ơn?
Bởi chính vì ông là một thương gia lớn, cũng thường cúng dường ủng hộ Tam Bảo nên dễ sanh tâm kiêu mạn, do vậy Thiền sư Seisetsu cố tình làm vậy để cảnh tỉnh ông. Còn thông thường, khi nhận cúng dường, chư tăng cũng có đôi lời tùy hỷ. Tuy nhiên, người Phật tử cũng nên lưu ý tâm mình khi bố thí cúng dường...
***

Nhạc niệm Phật 4 chữ rất hay ( 4 chữ xuyên cảnh giới :) )




    Thân này thì phải bảo vệ bằng cách cho nó nhà ở , cho nó ăn ....còn tâm mình thì cũng cần phải bảo vệ nhiều hơn nữa , hong thôi nó bị phiền não chết queo lun đó ...bảo vệ tâm bằng cách cho nó nghe nhạc niệm Phật này hoài , từ từ nó sẽ rất là an lạc , phiền não sẽ trôi mất hết ....hic...mà Tổ hồi xưa cũng có nói chúng sanh ai ai cũng có phiền não trong tâm hết á , chẳng ai mà ngon lành hơn ai , chỉ có bậc A La Hán mới hết phiền não thôi .

   Mình hỏi Sư Phụ ( này  tu thiền )  là khg biết sao con thích niệm Phật hơn là tu thiền , chắc là căn cơ của con thấp lắm phải khg SP ?  SP nói : khg phải đâu , chỉ là người thích ăn canh chua , còn có người thì không , ai " có duyên " với pháp môn nào thì tu theo pháp môn đó thôi .....mà mình nghe Thầy Trí Huệ giảng là có cô Phật tử kia chết đi sống lại thì cô gọi phone Thầy liền và nói là khi cô vừa chết thì thấy trên không trung có Phật và Thánh Chúng đến rước cô về cõi cực lạc , cho nên cô dặn Thầy là khi Thầy đi giảng nhớ kể câu chuyện của cô cho mọi người nghe , nói chuyện với Thầy xong , cô quay qua dặn dò con cháu chút rồi cô lăn ra chết liền , đi 1 cái rất ngọt  :) Mà theo kinh nghiệm chút đỉnh của CN thì những gì trong Kinh Phật nói khg có sai đâu , ai khg tin thì tu thử vài tuần sẽ thấy liền , mọi việc xảy ra y chang như trong Kinh Phật đã nói  .

Ngày mưa lớn vào đầu mùa xuân tháng 4





  Hai nàng nhí nhà mình đàn bài này đó . Cho 2 ẻm đi học đàn cả năm giờ ngồi đàn tí tách cả ngày , hôm nay trời mưa mình nghe 2 ẻm đàn cũng thấy " phê " lém  :)