Saturday, June 14, 2014
Friday, June 13, 2014
Giải tỏa căng thẳng khi chăm sóc người bệnh Alzheimer's
10:41:00 AM
bài mới, Chia sẻ kinh nghiệm
Giới thiệu
Chăm sóc cho chính mình là một trong những cách quan trọng nhất để trở thành người chăm sóc khỏe mạnh. Hãy tự hỏi bản thân xem liệu bạn có đang dành quá nhiều thời gian để chăm sóc cho người thân mà lơ là sức khỏe, thể chất và tinh thần của chính bạn?
Nếu bạn nhận thấy không có đủ thời gian để chăm sóc cho chính mình, thì điều này có nghĩa là bạn đang mạo hiểm với chính bản thân và sức khỏe của mình.
Bạn có đi khám bác sĩ thường xuyên?
Hãy nhận thức được cơ thể bạn đang cần gì. Tình trạng kiệt sức, căng thẳng, mất ngủ và thay đổi vị giác hoặc hành vi phải được xem xét nghiêm túc. Việc bỏ qua các triệu chứng này có thể làm bạn suy giảm sức khỏe cả về thể chất và tinh thần.
Bạn có nhận sự giúp đỡ từ người khác?
Bạn không thể ôm đồm tất cả mọi việc. Cố gắng tự xoay sở mọi thứ một mình chỉ dẫn tới việc bạn suy sụp, chán nản và trách cứ người bệnh mà bạn đang chăm sóc.
Bạn có chia sẻ với người khác về cảm xúc của mình?
Bạn có thể nghĩ rằng không ai hiểu được những gì bạn đang trải qua. Việc kìm nén cảm xúc sẽ chỉ khiến cho bạn cảm thấy bị cách ly và trở nên lãnh cảm.
Nếu bạn nhận thấy không có đủ thời gian để chăm sóc cho chính mình, thì điều này có nghĩa là bạn đang mạo hiểm với chính bản thân và sức khỏe của mình.
Bạn có đi khám bác sĩ thường xuyên?
Hãy nhận thức được cơ thể bạn đang cần gì. Tình trạng kiệt sức, căng thẳng, mất ngủ và thay đổi vị giác hoặc hành vi phải được xem xét nghiêm túc. Việc bỏ qua các triệu chứng này có thể làm bạn suy giảm sức khỏe cả về thể chất và tinh thần.
Bạn có nhận sự giúp đỡ từ người khác?
Bạn không thể ôm đồm tất cả mọi việc. Cố gắng tự xoay sở mọi thứ một mình chỉ dẫn tới việc bạn suy sụp, chán nản và trách cứ người bệnh mà bạn đang chăm sóc.
Bạn có chia sẻ với người khác về cảm xúc của mình?
Bạn có thể nghĩ rằng không ai hiểu được những gì bạn đang trải qua. Việc kìm nén cảm xúc sẽ chỉ khiến cho bạn cảm thấy bị cách ly và trở nên lãnh cảm.
10 biểu hiện căng thẳng của người chăm sóc
- Phủ nhận tình trạng bệnh và ảnh hưởng của bệnh đối với người được chẩn đoán là mắc bệnh
Con biết mẹ sẽ khỏe lại. - Giận dữ với người mắc bệnh Alzheimer's hay những người khác; tức tối vì không có phương pháp điều trị dứt điểm và khó chịu với những người không hiểu chuyện gì đang diễn ra
Nếu ông ta hỏi mình điều đó thêm một lần nữa, chắc mình sẽ phải hét lên quá! - Rút lui không tham gia vào các nhóm bạn và hoạt động xã hội mà bạn từng yêu thích trước đây
Mình chẳng còn muốn tụ tập với mấy bà hàng xóm nữa. - Lo lắng về những điều mà sắp tới bạn phải đối mặt và không biết tương lai sẽ ra sao
Điều gì sẽ xảy ra khi ba cần chăm sóc nhiều hơn sức lực của mình? - Sự suy sụp bắt đầu làm bạn bớt nhiệt tình và ảnh hưởng đến khả năng đương đầu với thực tại của bạn
Mình chẳng thiết điều gì nữa. - Sự kiệt sức khiến bạn hầu như không thể hoàn thành các công việt thiết yếu hàng ngày
Mình quá mệt mỏi, không làm nổi việc này nữa rồi. - Mất ngủ vì có quá nhiều điều phải lo nghĩ
Điều gì sẽ xảy ra nếu mẹ đi lang thang ra khỏi nhà, té và bị thương? - Sự cáu kỉnh dẫn tới tâm trạng buồn rầu ủ rũ và là nguyên nhân của các phản ứng tiêu cực
Để tôi yên! - Sự thiếu tập trung khiến việc thực hiện các công việc quen thuộc trở nên khó khăn
Tớ bận quá, tớ quên khuấy có cuộc hẹn với cậu. - Các vấn đề về sức khỏe đang bắt đầu ảnh hưởng xấu, cả về mặt thể chất lẫn tinh thần
Mình chẳng nhớ nổi lần cuối mình thấy vui vẻ là khi nào nữa.
10 cách để trở thành người chăm sóc khỏe mạnh
- Tiến hành chẩn đoán bệnh càng sớm càng tốt.
Triệu chứng của bệnh Alzheimer's có thể xuất hiện từ từ. Việc lẫn tránh những hành vi khác thường của người thân khi họ trông có vẻ khỏe mạnh thì thật đơn giản. Nhưng thay vào đó, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ khi bạn thấy các dấu hiệu của bệnh. - Tìm hiểu về các nguồn tài lực hỗ trợ sẵn có.
Liên lạc với các nguồn lực hỗ trợ chăm sóc người bệnh Alzheimer's trong cộng đồng của bạn. Trung tâm chăm sóc ban ngày dành cho người lớn tuổi, người trợ giúp tại nhà, y tá chăm sóc tại nhà và dịch vụ cung cấp bữa ăn tận nhà (Meals on Wheels) là một vài trong số những dịch vụ hữu ích. Hãy bắt đầu với Chi hội Hiệp hội Alzheimer's ở địa phương bạn. - Trở thành người chăm sóc chuyên nghiệp.
Khi bệnh tình tiến triển, bạn cần trang bị cho mình các kĩ năng chăm sóc mới. Hiệp hội Alzheimer's có thể giúp bạn hiểu rõ hơn và ứng phó được với những thay đổi về hành vi và tính cách của người bệnh Alzheimer's. - Tìm kiếm sự giúp đỡ.
Tự mình làm mọi thứ sẽ khiến bạn nhanh chóng kiệt sức. Hãy tìm kiếm sự hỗ trợ của gia đình, bạn bè và các nguồn lực khác trong cộng đồng. Nếu bạn e ngại khi yêu cầu được giúp đỡ, hãy để ai đó giúp bạn đứng ra kêu gọi mọi người. Các buổi họp mặt nhóm hỗ trợ, đường dây trợ giúp và cộng đồng mạng của Hiệp hội Alzheimer's là những nguồn tài nguyên hữu ích giúp bạn cảm thấy thoải mái và an tâm. Nếu bạn ngày càng căng thẳng, hãy đến gặp các chuyên gia để được giúp đỡ. - Chăm sóc chính bản thân bạn.
Hãy theo dõi chế độ ăn uống của bạn, chú ý rèn luyện sức khỏe và nghỉ ngơi nhiều hơn. Dành thời gian đi mua sắm, xem phim hay thăm bạn bè một cách trọn vẹn bằng cách tận dụng những lợi ích từ các dịch vụ cộng đồng như trung tâm chăm sóc ban ngày dành cho người lớn hay dịch vụ chăm sóc tại nhà. Để biết thêm thông tin về các dịch vụ chăm sóc y tế tạm thời, hãy liên lạc Chi hội Hiệp hội Alzheimer's ở địa phương bạn. - Kiểm soát mức độ căng thẳng.
Căng thẳng có thể dẫn đến các vấn đề về thể chất (thị lực giảm sút, đau bao tử, cao huyết áp) và thay đổi hành vi (cáu kỉnh, thiếu tập trung, chán ăn). Hãy lưu ý các triệu chứng của bạn. Sử dụng các phương pháp thư giãn phù hợp với bạn và hỏi ý kiến bác sĩ. - Chấp nhận các thay đổi khi chúng xảy ra.
Người mắc Bệnh Alzheimer's sẽ thay đổi cả hành vi lẫn nhu cầu. Người bệnh thường yêu cầu sự chăm sóc nằm ngoài khả năng của cá nhân bạn. Nên nghiên cứu kỹ lưỡng về các phương án chăm sóc để giúp cho các giai đoạn chuyển tiếp trở nên dễ dàng hơn; đồng thời, nên tận dụng sự giúp đỡ và hỗ trợ của những người xung quanh bạn. - Lên kế hoạch tài chánh và pháp lý.
Hãy lập kế hoạch từ trước. Gặp luật sư tư vấn để thảo luận về các vấn đề pháp lý và tài chánh, bao gồm quyền hạn lâu dài của người được ủy thác, di chúc và tín thác; chăm sóc sức khỏe trong tương lai, nhà cửa, và bảo hiểm y tế dài hạn. Nếu có thể và thích hợp, hãy khuyến khích người mắc bệnh Alzheimer's và các thành viên khác trong gia đình cùng tham gia. - Hãy thực tế.
Hãy ý thức rằng sự chăm sóc của bạn có thể tạo ra sự khác biệt. Cũng nên biết rằng, cho tới khi có phương thuốc điều trị hiệu quả, sự tiến triển của bệnh là điều không thể tránh khỏi. Nhiều hành vi sẽ nằm ngoài khả năng kiểm soát của bạn và người mắc bệnh Alzheimer's. Bạn có quyền đau buồn vì đành phải chấp nhận đầu hàng căn bệnh, nhưng cũng nên nhớ rằng bạn đã có những giây phút sống hết mình và lưu giữ ký ức đẹp trong bạn. - Hãy khen ngợi chính mình, thay vì nuôi dưỡng cảm giác có lỗi.
Đôi khi, bạn có thể mất kiên nhẫn và không chăm sóc người bệnh chu đáo như cách mà bạn mong muốn. Hãy nhớ rằng bạn đã cố gắng hết sức mình. Đừng mang trong mình cảm giác tội lỗi bởi vì bạn đã không thể làm gì hơn nữa. Người bệnh cần bạn, và bạn đã ở bên cạnh họ - điều đó rất đáng để bạn tự hào.
http://www.alz.org/asian/care/stress.asp?nL=VI&dL=VI
Các giai đoạn của bệnh Alzheimer's
10:31:00 AM
bài mới, Chia sẻ kinh nghiệm, Y Học
Giới thiệu
Bệnh Alzheimer’s trở nên trầm trọng hơn theo thời gian. Các chuyên gia sử dụng thuật ngữ "giai đoạn" để mô tả mức độ biến chuyển về năng lực của người bệnh so với chức năng thông thường khi bệnh Alzheimer’s tiến triển.
Điều quan trọng cần lưu ý là các giai đoạn được đưa ra chỉ là những định hướng tổng quát và các triệu chứng có thể khác biệt rất nhiều. Không phải mọi người đều có triệu chứng giống nhau hoặc tiến triển bệnh ở tốc độ như nhau.
Cơ cấu 7 giai đoạn này dựa trên một hệ thống được phát triển bởi Tiến sĩ Y khoa Barry Reisberg, giám đốc lâm sàng của New York University School of Medicine's Silberstein Aging and Dementia Research Center.
Điều quan trọng cần lưu ý là các giai đoạn được đưa ra chỉ là những định hướng tổng quát và các triệu chứng có thể khác biệt rất nhiều. Không phải mọi người đều có triệu chứng giống nhau hoặc tiến triển bệnh ở tốc độ như nhau.
Cơ cấu 7 giai đoạn này dựa trên một hệ thống được phát triển bởi Tiến sĩ Y khoa Barry Reisberg, giám đốc lâm sàng của New York University School of Medicine's Silberstein Aging and Dementia Research Center.
Giai đoạn 1: Không có biểu hiện suy yếu
(chức năng bình thường)
Người bệnh khỏe mạnh, không gặp vấn đề gì về trí nhớ và không có biểu hiện rõ ràng nào khi được chuyên gia y tế thăm khám.
Giai đoạn 2: Sự suy giảm nhận thức rất nhẹ
(có thể là sự thay đổi bình thường theo tuổi tác hoặc là dấu hiệu sớm nhất của bệnh Alzheimer’s)
Người bệnh có thể cảm thấy trí nhớ của họ bị giảm sút, đặc biệt là họ hay quên các từ ngữ hoặc tên gọi quen thuộc, quên vị trí để chìa khóa, mắt kính hoặc các vật dụng thường ngày khác. Nhưng các vấn đề này không biểu hiện rõ khi được thăm khám hoặc không biểu hiện trước mặt bạn bè, gia đình hay đồng nghiệp.
Giai đoạn 3: Sự suy giảm nhận thức nhẹ
Bệnh Alzheimer’s giai đoạn đầu có thể được chẩn đoán trong một vài người, nhưng không phải tất cả, trường hợp có biểu hiện các triệu chứng này. Bạn bè, gia đình hoặc đồng nghiệp bắt đầu nhận ra sự bất thường. Vấn đề về trí nhớ hoặc sự tập trung có thể đo lường được qua xét nghiệm lâm sàng hoặc biểu hiện rõ khi được bác sĩ thăm khám cụ thể. Những khó khăn phổ biến bao gồm:
- Gặp khó khăn trong việc tìm kiếm tên hoặc từ ngữ, nghiêm trọng đủ để gia đình hoặc người thân chú ý
- Giảm khả năng nhớ tên khi được giới thiệu với người mới
- Thiếu hiệu quả trong môi trường làm việc hoặc xã hội, nghiêm trọng đủ để gia đình, bạn bè hoặc đồng nghiệp chú ý
- Đọc một đoạn văn và ghi nhớ được ít dữ liệu
- Làm mất hoặc thất lạc một vật có giá trị
- Giảm khả năng lên kế hoạch hoặc tổ chức
Giai đoạn 4:Sự suy giảm nhận thức vừa phải
(giai đoạn đầu/nhẹ của bệnh Alzheimer’s)
Ở giai đoạn này, một cuộc thăm khám sức khỏe chu đáo sẽ phát hiện được những thiếu sót rõ ràng như sau:
- Giảm khả năng hiểu biết về các việc gần đây hay những sự kiện hiện nay
- Giảm khả năng thực hiện các phép tính đòi hỏi tư duy – ví dụ, đếm ngược từ 100 trong 7 giây
- Giảm khả năng thực hiện các công việc phức tạp, như tiếp thị, lên kế hoạch ăn tối cho khách hàng hay thanh toán hóa đơn và quản lý tài chánh
- Không nhớ rõ về tiểu sử cá nhân
- Người bệnh có thể tỏ ra thờ ơ và lãnh đạm, đặc biệt trong bối cảnh đòi hỏi phải giao tiếp và tư duy
Giai đoạn 5: Sự suy giảm nhận thức tương đối nghiêm trọng
(giai đoạn giữa/vừa phải của bệnh Alzheimer's)
Các khoảng trống lớn trong trí nhớ và suy giảm chức năng nhận thức bắt đầu xuất hiện. Người bệnh cần được giúp đỡ trong các hoạt động thường ngày. Ở giai đoạn này, người bệnh có thể:
- Khi khám sức khỏe, người bệnh không thể nhớ lại các chi tiết rất quan trọng như địa chỉ hiện tại, số điện thoại cá nhân, tên trường đại học hay trung học mà họ tốt nghiệp
- Nhầm lẫn về nơi họ đang sinh sống hoặc về thứ, ngày trong tuần, mùa
- Gặp khó khăn với các phép tính tư duy ít thử thách hơn; ví dụ như đếm ngược từ 40 trong 4 giây hoặc từ 20 trong 2 giây
- Cần được giúp đỡ trong việc chọn quần áo thích hợp theo mùa hoặc sự kiện
- Thường vẫn nhớ được các thông tin quan trọng về bản thân và biết tên mình cũng như tên của chồng/vợ hay con cái
- Thường không cần sự giúp đỡ khi ăn hoặc sử dụng nhà vệ sinh
Giai đoạn 6: Sự suy giảm nhận thức nghiêm trọng
(giai đoạn giữa/tương đối nghiêm trọng của bệnh Alzheimer's)
Các khó khăn về trí nhớ tiếp tục trở nên nghiêm trọng hơn, sự thay đổi lớn về tính cách có thể xuất hiện và người bệnh cần giúp đỡ nhiều hơn trong các hoạt động quen thuộc hàng ngày. Ở giai đoạn này, người bệnh có thể:
- Mất hoàn toàn ý thức về các hoạt động và sự kiện gần đây cũng như về môi trường xung quanh của họ
- Không nhớ hết được tiểu sử bản thân, mặc dù nhìn chung họ vẫn nhớ tên mình
- Thỉnh thoảng quên tên vợ/chồng hoặc người chăm sóc chính, nhưng nhìn chung, họ có thể phân biệt được người lạ và người quen
- Cần giúp đỡ để mặc đồ đúng cách; khi không được giám sát, họ có thể mắc các lỗi như mặc chồng đồ ngủ bên ngoài quần áo ban ngày hoặc mang giày nhầm chân
- Rối loạn chu kì thức/ngủ bình thường
- Cần giúp đỡ khi đi vệ sinh (xả nước toilet, lau chùi và sử dụng giấy vệ sinh đúng cách)
- Ngày càng gia tăng tình trạng tiêu tiểu không tự chủ
- Tính cách thay đổi đáng kể và xuất hiện các triệu chứng về hành vi, bao gồm đa nghi và ảo tưởng (ví dụ, tin rằng người chăm sóc là kẻ lừa đảo); ảo giác (nhìn thấy hoặc nghe thấy những điều không có thật); hoặc các hành động lặp đi lặp lại mang tính thôi thúc như vò đầu bứt tai hay xé vụn giấy
- Có khuynh hướng đi lang thang và bị lạc
Giai đoạn 7: Sự suy giảm nhận thức rất nghiêm trọng
(giai đoạn cuối/nghiêm trọng của bệnh Alzheimer's)
Đây là giai đoạn cuối của bệnh, lúc này người bệnh mất khả năng phản ứng với môi trường xung quanh, không thể tham gia trò chuyện và cuối cùng là không thể kiểm soát cử động. Họ vẫn có thể nói được các từ hoặc cụm từ.
Người bệnh ở giai đoạn này cần sự giúp đỡ trong rất nhiều hoạt động hàng ngày, bao gồm cả ăn uống và sử dụng nhà vệ sinh. Họ cũng có thể mất khả năng mỉm cười, tự ngồi xuống và ngẩng cao đầu. Các phản xạ trở nên bất thường. Cơ bắp dần dần cứng lại. Việc nuốt thức ăn ngày càng khó khăn.
Người bệnh ở giai đoạn này cần sự giúp đỡ trong rất nhiều hoạt động hàng ngày, bao gồm cả ăn uống và sử dụng nhà vệ sinh. Họ cũng có thể mất khả năng mỉm cười, tự ngồi xuống và ngẩng cao đầu. Các phản xạ trở nên bất thường. Cơ bắp dần dần cứng lại. Việc nuốt thức ăn ngày càng khó khăn.
http://www.alz.org/asian/about/stages.asp?nL=VI&dL=VI#stage5
Subscribe to:
Posts (Atom)