Theo một kết quả nghiên cứu của Viện Đại học University
of Wisconsin, Madison ở Hoa Kỳ, người lớn ngồi thiền hoặc
tập các bài tập thể dục thông thường như đi bộ nhanh, trong
hai tháng sẽ ít bị bệnh cảm lạnh hơn so với những người
không làm gì. Nghiên cứu phát hiện ra rằng những người
ngồi thiền có số ngày nghỉ việc do bệnh ít hơn 76% trong
khoảng thời gian 9 tháng từ tháng 9 đến tháng 5 so với những
người không ngồi thiền. Những người chỉ tập thể dục nghỉ ít
hơn 48% trong giai đoạn này. Ngoài ra, các nghiên cứu trước
đó đã cho thấy thiền chánh niệm có thể làm giảm căng thẳng
thần kinh trong cuộc sống, làm cho tâm được an lạc và tăng
cường khả năng của hệ miễn dịch.
Việc nghiên cứu trên về hai phương diện ngồi thiền và
tập thể dục liên hệ đến sức khỏe có tính cách độc lập. Riêng
người viết đã ứng dụng đồng bộ hai phương thức này từ rất
lâu (hơn 10 năm) và kết quả cho một sức khỏe vô cùng tốt
là không cao mỡ, cao đường và cao máu và điều tuyệt diệu
hơn nữa là trong suốt hơn 10 năm ở tuổi cao niên đã không
hề chích ngừa cảm cúm mà cũng không hề bị cảm cúm, nhức
đầu và sổ mũi gì cả. Mỗi năm chỉ đến phòng mạch bác sĩ 140 PHẬT PHÁP TRONG ĐỜI SỐNG
thuộc hệ thống y tế Kaiser Permanente một lần để thử máu
và khám bệnh tổng quát theo đòi hỏi của họ.
Một cách đều đặn, mỗi sáng sớm sau khi ngồi thiền tại
nhà người viết đến trung tâm tập thể dục (Fitness Center)
gần nhà để tập thể dục trong khoảng 2 tiếng đồng hồ. Nơi
đây có đầy đủ các trang thiết bị để tập luyện theo những nhu
cầu khác nhau, tập thể hình, vận dụng cơ bắp, luyện tập dẻo
dai, tăng sức bền bỉ. Có đủ các máy như đi bộ, tập tay chân,
vai và bụng… Có cả sân chơi bóng rổ và hồ bơi… Tất nhiên
loại luyện tập thể dục, thể thao nào cũng tốt cho sức khỏe nếu
môn đó thích hợp với người tập.
Đối với người viết ở lứa tuổi cao niên ngoài 70 chỉ cần
tập một số thiết bị cần thiết để gọi là bảo trì sức khỏe, chống
lại sự lão hóa do sức đề kháng bị giảm theo năm tháng, và
thường có nguy cơ cao nhiều chứng bệnh phát sinh. Theo
thống kê của y khoa Mỹ, người cao niên thường bị các bệnh
như bệnh về tim mạch, bệnh về hệ hô hấp, đường tiêu hóa,
bệnh về hệ tiết niệu - sinh dục, bệnh về hệ xương khớp và hệ
thần kinh trung ương.
Các bác sĩ y khoa cũng như các chuyên gia huấn luyện
thể dục thường khuyên người cao tuổi nên tập với các thiết bị
hỗ trợ tim mạch như là chạy hoặc đi bộ trên máy treadmills,
máy đạp xe (recumbent exercise bike), máy elliptical, máy
chèo thuyền, máy lên cầu thang (step mill)... Các thiết bị này
giúp cho hệ tim mạch và hệ hô hấp được tốt. Ngoài ra bơi
lội, xông hơi và với một chế độ dinh dưỡng hợp lý như giảm
chất béo, chất đường và muối đối với người cao tuổi là một
phương pháp tích cực và hiệu lực chống lại sự lão hóa.
Để được hưởng lợi ích tối đa cho việc bảo trì sức khỏe,
người viết đã ứng dụng thiền chánh niệm hơi thở trong mọi
động tác khi luyện tập thể dục. Nhiều người tập thể dục nhưng
không biết phối hợp hơi thở trong các động tác tập luyện, để
tâm suy nghĩ miên man nhiều chuyện, nói chuyện với bạn bè,
hoặc xem truyền hình trong lúc tập. Điều này không mang lại
kết quả tốt, có thể làm gia tăng việc tim đập nhanh quá đáng
cũng như tâm thần không được thư giãn. Người viết tạm gọi
lối thiền phối hợp với việc tập thể dục này là Thiền Thể Dục,
vừa an trú tâm trong hơi thở vào ra cùng với các động tác của
thân tức là liên kết thân và tâm làm một. Đây chính là một
hình thức thiền trong động.
Điều quan trọng trong việc ứng dụng thiền vào việc
luyện tập thể dục này là thở phải đúng cách. Một sai lầm mà
nhiều người mắc phải trong lúc tập luyện là thở nhanh và thở
không sâu, nên không làm đầy hai lá phổi, khiến cơ bắp trở
nên căng thẳng, giảm kết quả tập luyện. Cho nên phải luôn
luôn thở đúng cách. Có nghĩa là hít vào bằng mũi và thở ra
bằng miệng. Hít thở thật chậm và sâu xuống bụng, để tăng
khối lượng oxy từ khí trời đưa vào và thải bỏ chất thán khí
CO2
từ trong cơ thể ra ngoài. Khi thở ra thì thì thóp bụng lại.
Nhờ vậy chúng ta có thêm nhiều năng lượng không những
để luyện tập mà còn có thể dùng cho cả ngày làm việc cũng
như là để tiếp tục duy trì sự sống.
Hít thở bình thường chúng ta chỉ dùng một phần ba hay
một nửa thể tích của hai lá phổi. Một phần lớn phổi chưa
được sử dụng và chứa đầy không khí cũ, có thể đó là nguyên
nhân phát sinh cảm lạnh và các bệnh về hô hấp. Còn thở sâu
là hít thở thật sâu xuống bụng, bụng phình ra từ từ, hoành
cách mạc được đẩy xuống và xoa bóp ruột cùng các bộ phận
khác trong bụng, rất tốt để làm các bộ phận đó khỏe mạnh.
Thở sâu cũng chính là hít thở với trạng thái biết tỉnh thức
hoàn toàn. Cùng với các động tác tập; hít vào, thấy bụng
phình ra; thở ra, thấy bụng xẹp lại. Và với tâm hân hoan, như
đức Phật dạy trong kinh Anapanasati (Niệm Hơi Thở) đã cho
thấy: “Với tâm hân hoan, tôi thở vào; với tâm hân hoan, tôi
thở ra”, để như thế mà đi vào Thiền trong khi tập thể dục.
Nói ra thì có vẻ dễ nhưng thật ra là không quá dễ, cũng
không quá khó. Cứ tập từ từ theo thời gian sẽ có kết quả tốt.
Trong lúc tập đôi khi tâm lại đi lang thang đâu đó, lại nghĩ
hết chuyện này đến chuyện khác, vì thế chúng ta phải cố
gắng tỉnh thức và đem tâm trở về an trú trên đối tượng thiền
bằng cách theo dõi hơi thở vô ra và dán chặt tâm nơi điểm
xúc chạm ở cửa mũi hay phồng xẹp ở bụng. Chú tâm vào hơi
thở và không để tư tưởng nào khác tới. Nếu có ý niệm nào tới
thì cứ phớt lờ nó, không giữ nó cũng như không đuổi nó, chỉ
để tâm tập trung vào việc theo dõi hơi thở mà thôi.
Nét cơ bản chung trong Thiền Thể Dục là: (1) tư thế lưng
phải thẳng, (2) hít vào bằng mũi thật sâu, (3) kế tiếp là thở ra
từ từ bằng miệng theo các động tác tập luyện của cơ thể với
nguyên tắc khi dùng lực (sức nặng) để thực hiện động tác thì
thở ra. Hay nói cách khác nặng thì thở ra còn nhẹ thì hít vào.
Thời gian cho một hơi thở tốt nên kéo dài khoảng từ 15 đến
20 giây cho một lần hít vào, thở ra. Nếu ta thở gấp quá hoặc
không được sâu thì thời gian hoán đổi khí quá ngắn, không
sử dụng được hết lượng oxy ở trong máu đưa vào tế bào,
cũng như không thải được thán khí ra khỏi cơ thể.
Một ví dụ cụ thể là khi tập máy lat pull down (máy tập
cơ xô): (1) Hít vào thật sâu khoảng 10 giây thì kéo thanh tạ
xuống trước ngực đồng thời thở ra từ từ khoảng 10 giây. (2)
Đem thanh tạ về vị trí ban đầu đồng thời hít vào. Cứ thế tiếp
tục bài tập. Nên nhớ là theo dõi hơi thở khi hít vào và khi thở
ra cùng với động tác chuyển động lên xuống một cách thoải
mái tự nhiên. Với thiết bị tập này, khi bắt đầu bài tập chúng
http://hoavouu.com/p44a39559/phat-phap-trong-doi-song