Wednesday, June 10, 2015

Tâm thật , tâm giả


 Tâm thật ( tâm Phật ) là cái tâm rất trong sáng , cái tâm khg buồn , khg hờn , khg giận khg oán trách , tâm từ bi , tâm rộng lượng , tâm dễ dãi ( sao cũng được ) , tâm khg còn 1 niệm gì cả , chỉ còn lại 1 niềm an lạc , tự tại ..... muốn có tâm thật thì phải tu ( niệm Phật , hay là trì chú , tu thiền , tùy theo hạp theo pháp môn nào thì tu theo pháp môn đó )

 Tâm giả là cái tâm hay buồn , hay giận , hay tham , hay sân ,  hay si ...cái tâm niệm khởi liên tục , 1 cái tâm suy nghĩ khg ngừng ....

  Cái này là mình tự nghĩ ra như vậy đó  :))

Tuesday, June 9, 2015

Nói chút về sợ chết



   Mắc cười lúc mình còn nhỏ , mình có  người Thím bà con , trùi mình chưa thấy ai mà sợ chết bằng Thím ấy , cứ cách 2 ngày là Thím đi bác sĩ  , chỉ vì nhìn thấy người vòng vòng ai bị bệnh gì là Thím có bệnh đó , ngay cả thấy người ta sanh còn sót nhau thì Thím củng đi khám xem còn bị sót nhau khg tuy là con Thím đã 2 tuổi  :))  , rồi thấy ai than bị bao tử thòng thì Thím củng lật đật đi bác sĩ và nói với bsĩ rằng Thím bị thòng bao tử , rùi bác sĩ  đuổi Thím về và bảo Thím bị bệnh tưởng  ....sau đó Mẹ mình bảo Thím rằng ăn xong kêu người treo ngược Thím lên là bao tử hết thòng à  .... Bả đi bác sĩ riết tới bác sĩ sợ bả luôn , tuy là trả tiền đầy đủ ....rồi sau đó mình nghe Ba của Thím ấy la Thím rằng :  con khg chết trẻ thì già củng chết à , ai ai rồi củng phải chết hết á con à  .... :))  mà ông già ngày nào đi ra đi vô củng lặp lại cái câu đó mỗi khi gặp mặt Thím ấy  :))

  Mà nhớ lại hồi nhỏ mình có nhiều cái mắc cười lắm , mình có bà con đông nên mỗi người có mỗi cái tật tức cười lắm , nhiều lúc nghe thấy hay nghe kể lại mà mình bò lăn ra cười ....

Ðể có một sự chết trong thanh bình - an lạc



Ðây là vấn đề trọng yếu của con người. Như đã đề cập, sống và chết cũng như thức và ngủ, vậy thôi. Chúng ta không nên quan tâm quá đáng về cái chết, vì ai cũng chết. Nhưng điều đáng quan tâm hơn là sống và sống như thế nào để lúc chết được bình an. Vì lẽ đó, đối với Phật tử cần phải sống giữ tâm linh trong sạch, đừng làm điều gì gây khổ đau cho chính mình và cho kẻ khác, nhất là phải luôn luôn ý thức rằng cuộc đời là vô thường, "trần gian này là chiếc cầu, hãy đi qua nó chứ đừng xây nhà trên nó". Cho đến khi nào tâm được trong sạch, thanh bình, không còn luyến tiếc, không còn bám víu vào bất cứ điều gì, dầu gia tài sự nghiệp, dầu vợ đẹp con ngoan v.v..., thì khi đó sự chết của bạn như lên thuyền sang sông, giải thoát mọi khổ đau, chết trong sự bình an phúc lạc. Ðức Phật dạy:
"Bỏ quá khứ, hiện tại và vị lai
Ðến bên kia cuộc đời
Ý giải thoát tất cả
Chớ vướng bận sinh, già, bệnh, chết" -- (PC 348)

Life in the womb 9 months in 4 minutes HD






Kinh Trung Bộ (Majjhima Nikaya - 135), Ðức Phật dạy rằng: "Con người là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự nghiệp, là quyến thuộc của nghiệp; nghiệp là thai tạng mà từ đó con người được sinh ra".


Từ lời dạy trên, chúng ta thấy rằng nghiệp (karma) luôn luôn có mặt cùng với sự có mặt của con người. Và khi chết, thì sự thể vật lý này tan hoại, còn nghiệp vẫn cứ tiếp tục trôi lăn theo dòng trầm luân của nó (hoặc thiện nghiệp, hoặc ác nghiệp). Nhưng nghiệp không phải là linh hồn bất tử để nối kết các kiếp sống, vì bản thân nó là vô ngã. Tuy nhiên, chính nghiệp là cơ sở, là điểm trung tâm, để qua đó, vòng luân hồi xoay chuyển.
Vậy, nghiệp là gì?
Nghiệp là hành động có tác ý, hay hành động được phát sinh từ tâm; và thông qua hành động của thân, miệng và ý mà nghiệp được hình thành. Nói đến nghiệp là nói đến thiện ác trong tương quan nhân quả; và trong mối tương quan đó, động cơ chính để kiến tạo nghiệp là tham, sân, si (ác nghiệp) và ngược lại là không tham, không sân, không si (thiện nghiệp).


Từ đây, chúng ta thấy rõ rằng, chính tâm lý của mình là cơ sở để tạo nên nghiệp của mỗi người. Con người là kẻ quyết định cái nghiệp của mình - cái định niệm do mình tạo tác. Và cũng chính con người là kẻ duy nhất có thể giải thoát mọi nghiệp lực của mình, đi ra khỏi vòng luân hồi - tái sinh.

Như đã trình bày, trong suốt vòng luân lưu của sinh tử, tử sinh, từ đời sống này sang đời sống khác, nghiệp bao giờ cũng đóng vai trò trung tâm của sự luân chuyển. Tuy nhiên, trong lĩnh vực tái sinh (reincarnation), thì cận tử nghiệp là điều kiện quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp đến sự tái sinh. Cận tử nghiệp, trên một góc độ nào đó, có thể nói là hệ quả được cô kết trong suốt đời sống của một kiếp người; đồng thời, nó cũng là dòng nghiệp thức mạnh nhất, thúc đẩy thần thức của con người trước, trong hoặc sau khi chết tìm kiếm một sự tái sinh.
Thông thường khi sinh tiền, con người làm lành hay làm ác, các hành động (của thân, miệng, ý) đó đều được lưu vào trong tàng thức (alaya) như những hạt giống được gieo vào và nằm im trong lòng đất, cho đến khi sắp chết hoặc chết, thân thể và các quan năng không còn hoạt động, lúc bấy giờ chỉ có tâm thức hoạt động. Tuy nhiên, tâm thức lúc đó không phải là tâm thức ở trạng thái định tĩnh, tự chủ, linh hoạt v.v..., mà trái lại nó rơi vào trạng thái bất tỉnh, hôn mê, hoảng hốt, phách lạc hồn xiêu... Và ngay lúc bấy giờ, mọi tạo tác của con người hoặc thiện hoặc ác (còn gọi là thiện nghiệp hoặc ác nghiệp) từ trong quá khứ (khi còn sống) sẽ tạo thành dòng nghiệp thức gồm những ý lực cực mạnh để thôi thúc thần thức của con người đi tìm cảnh giới tái sinh. Cần lưu ý rằng, các tập quán, thói quen, nhất là sự luyến ái, chấp thủ khi còn sống sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cận tử nghiệp. Do đó, nếu sống an lạc thì chết cũng an lạc. Sống còn khổ đau vì tham, sân, si thì đương nhiên chết cũng khổ đau như thế. Vì sống và chết chỉ xuất hiện trên một tiến trình, như thức và ngủ. Vì vậy, để có sự giải thoát, ngay tại đây và bây giờ, cần phải luôn luôn hướng tâm đến với sự xả ly thanh tịnh, xóa bỏ mọi sự tham ưa và bám víu. Thánh nhân có dạy rằng: "Thế gian như một con thuyền, hãy đi trên nó chứ đừng mang vác...".
Từ một vài chi tiết trên, chúng ta thấy rằng sự sống và sự chết của con người có được an lạc hay không là tùy thuộc vào dòng tâm thức của mỗi cá thể. Sau khi thọ mạng đã hết - chết, thì thân xác sẽ tan hoại, nhưng dòng nghiệp thức (thần thức) sẽ tiếp tục đi vào các đời sống mới trong sáu cõi: trời, người, a tu la, địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh, tùy theo nghiệp lực thiện hay bất thiện.