Saturday, October 3, 2015

Tất cả trạng thái tâm khổ đau là do ta tạo ra, ta lầm chấp


  Người kia có quyền thích ngọt, mình có quyền thích mặn, không thể bắt buộc người kia thích giống mình. Cũng không vì người kia thích ngọt, mà ghét người ta. Điều này vô lý. Tất cả các pháp do duyên sinh, không có duyên nào giống duyên nào, chỉ giống nhau ở chỗ chúng đều là tướng sinh diệt. Tướng sinh diệt thì không chân thật, có gì ta lấn cấn với nhau hoài, cuối cùng không ai hơn ai, cũng không ai tồn tại.
https://i0.wp.com/i1049.photobucket.com/albums/s387/vietwave2011/Catbui1.jpg
Chỉ một thứ tồn tại gây khó cho mình, đó là nghiệp ta đã tạo. Thế mà ta lại quên, cứ tạo hoài. Chính nghiệp tham sân si quyết định cuộc đời tiếp tục của chúng ta. Trong một đời này mình khổ đã ngán rồi, bây giờ gieo nhân để thọ thân nữa thì được khổ nữa. Một lần có thân là khổ, Phật bảo bốn thứ khổ cơ bản của thân là sanh lão bệnh tử, không ai tránh khỏi. Đó là chưa kể tới thành bại hơn thua trong cuộc đời. Thật ra cái chết không đáng sợ, nhưng vì mình mê thân nên sợ chết. Sống thì khổ mà lại không muốn chết. Vậy chớ sống để làm gì? Sống để khổ. Có lạ lùng chưa!
Trở lại vấn đề nắm tro. Khi đang sống đây, dù chúng ta thành công vinh quang cách mấy, cũng không giữ được. Vì sự thành công ấy phải gắn liền với chủ nhân, mà chủ nhân sẽ không còn nữa để nhận sự vinh quang kia. Chủ nhân theo vô thường mà trở thành nắm tro. Tội gì vì một nắm tro mà ta khổ triền miên như vậy. Sao không ngay đây thanh thản, hạnh phúc, bình an, để khi trở về với cát bụi, ta chỉ còn lại sự thanh thản, bình an chớ không phải là nghiệp thức mênh mang. Giả như còn nghiệp chúng ta cũng thọ nghiệp lành, tái sanh vào cõi lành. Nếu hết nghiệp chúng ta không còn đi trong sanh tử, vĩnh viễn thoát khỏi khổ đau.
Chúng ta cũng nên như thế, sống giữa trùng trùng duyên sinh tương đối, thân này còn không giữ được huống là mọi việc chung quanh. Cho nên người tỉnh ngộ sớm chừng nào thì khỏe chừng đó. Tỉnh ngộ chậm hoặc không khéo tỉnh ngộ thì sẽ khổ đến nhắm mắt. Chẳng những khổ đến nhắm mắt mà cho tới lúc tái sinh vẫn tiếp tục khổ.Chúng ta buông xuống hết những buồn phiền, giận hờn, thương ghét để sống đúng trở lại bản vị của mình. Bên cạnh chùm duyên sinh còn có tánh giác.
Tánh giác ấy chúng ta hiện có đủ, bình đẳng như nhau và vĩnh cửu bất sanh bất diệt. Chúng ta luôn luôn nghe, luôn luôn thấy rõ ràng, đó là tánh Phật thường biết nơi mỗi chúng sanh. Tánh này không ưu tư, không lao lự toan tính, thường tại như vậy. Chỉ khi buông hết các duyên, ta mới nhận ra mình có tánh giác hiện hữu. Bấy giờ còn thân tứ đại cũng vui mà không còn thân tứ đại cũng vui, sống cũng vui mà chết cũng vui.
Trong nhà Phật, người tu giỏi là người buông xả giỏi. Buông tới lúc trong lòng trống rỗng, không còn gì để buông nữa thì sống chết tự tại, vĩnh viễn an vui. Đó là những gì chúng ta cần chia sẻ với nhau.
Ni sư Thích Nữ Hạnh ChiếuTrụ trì Thiền viện Trúc Lâm Trí Đức Ni

Túy  Phượng chuyển bài

Chúng ta không ai thích phiền não nhưng luôn luôn sống trong phiền não.


  Tại sao? Tại quen rồi, bỏ không được. Ai bắt chúng ta phiền não? Ta không có câu trả lời vì ta không dám nhận lỗi về mình. Bây giờ muốn giải trừ phiền não, nhất định phải truy nguyên cho ra nguồn gốc của nó. Phiền não từ mình mà ra. Do si mê tăm tối nên ta tạo nghiệp, nghiệp quay trở lại làm tăng trưởng vô minh. Cứ thế xoay vần gốc vô minh càng lớn, nghiệp lực càng mạnh, chúng ta càng bị nó sai sử, chớ không ai bắt mình cả. Đối với phiền não, nhà Phật gọi nó là giặc. Muốn trừ giặc, trước tiên ta phải phát hiện nó thật sớm, sau đó kiên quyết đuổi sạch, không khoan nhượng mới yên ổn được. Vừa nổi nóng lên ta phát hiện ngay, một tên giặc vừa ló đầu ra, dùng gươm trí tuệ chém nhanh. Tự nói giận làm gì cho mệt, không thèm giận. Đó chính là tu tập, là chuyển hóa nghiệp. Việc này cũng phải có lực, nhà Phật gọi là đạo lực. Muốn có đạo lực mạnh phải liên tục huân tu, không đợi gặp cảnh mới tu.
Cái gan của chúng sanh lớn tợn lắm, rất sợ khổ mà chuyên lao vào nhân khổ. Phật nói Bồ-tát sợ nhân chúng sanh sợ quả. Nếu thấy phiền não mệt quá thì đừng thèm phiền não. Thí dụ hồi xưa mình nói chuyện với ai, bất đồng ý kiến là bắt đầu nổi sùng trong bụng, tức thiệt là tức. Bây giờ thấy tức mệt quá mình không tức nữa. Vậy thôi. Ngoài cách đó ra không còn cách nào hữu hiệu hơn. Có người bảo làm không được. Được chứ! Cứ không thèm tức thử coi ai làm gì mình. Thật ra chúng ta không chịu buông cái sân giận mà lại đuổi theo nó, chơi với nó, hòa nhập làm một với nó. Trong tâm cứ bám cứng theo đối tượng làm nhân cho sự tức tối thì làm sao hết tức được.
Như có vị ngồi đây trong lòng đang buồn bực chuyện riêng. Lẽ ra hôm nay không đi nghe pháp mà tại sùng bà hàng xóm quá, đi cho khuây khỏa. Nếu chúng tôi chia sẻ với quí vị rằng đừng thèm sùng bà hàng xóm đó nữa, bỏ đi. Quí vị đồng ý thực tập như vậy. Bà ta đâu có nhảy vô bụng của quí vị cản lại điều ấy. Thành thử do ý chí, do quyết định sáng suốt, do sự thực hành của chúng ta thôi.
Ni sư Thích Nữ Hạnh ChiếuTrụ trì Thiền viện Trúc Lâm Trí Đức Ni

Túy  Phượng chuyển bài


Friday, October 2, 2015

Rau muống muối chua




Rau muống rửa sạch , đem trụng sơ rất nhanh sau đó bỏ vào thau nước đá lạnh ngâm 15 phút  cho giòn , vớt ra rổ để ráo .

Nấu nước chua ngọt để ngâm :

- 1/2 cup đường 
- 3 cups nước sôi 
- 1/2 cup dấm 
- 1 muỗng càfe muối 

 Ngâm khoảng 2 ngày là ăn được , rất ngon nha :) Bỏ vài tép tỏi tươi và ớt trái vào cho thơm .


ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NÓI NGƯỜI KẾ VỊ NGÀI NẾU LÀ PHỤ NỮ SẼ CÓ KHUÔN MẶT RẤT HẤP DẪN


Posted on Sept. 23, 2015, Mary Ann Georgantopoulos 
BuzzFeed News Reporter at 5:18 a.m. | Chân Diệu Mỹ dịch

DALAI LAMA ed
Ảnh: BBC News
Người Phật Giáo Tây Tạng nói rằng người phụ nữ có nhiều tiềm năng để thể hiện tình cảm và lòng từ bi, nhưng nếu vị Đạt Lai Lạt Ma kế tiếp là một người nữ, sẽ có khuôn mặt "rất hấp dẫn."
Trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình BBC, Đức Đạt Lai Lạt Ma, người trong quá khứ đã tự cho mình là một phụ nữ, cho biết ngài sẽ hỗ trợ một nữ Lạt ma kế nhiệm tương lai - với sự cẩn trọng.
Trong một video được chỉnh sửa vào khoảng 4:50 phút, Clive Myrie của đài truyền hình BBC hỏi vị lãnh đạo tinh thần 80 tuổi nếu người kế nhiệm sẽ là một hóa thân thứ 15 của Đức Đạt Lai Lạt và có thể là một người phụ nữ.
"Vâng", Phật giáo Tây Tạng đã nói. "Về mặt sinh học người nữ có nhiều tiềm năng thể hiện tình cảm và lòng từ bi."
Sau đó, ngài nhớ lại hơn 15 năm trước, khi một nữ phóng viên của một tạp chí dành cho phụ nữ hỏi ngài một câu hỏi tương tự. Ngài cho biết ngài đã nói với cô ấy rằng nếu một phụ nữ là Đạt Lai Lạt Ma kế tiếp, khuôn mặt của cô sẽ " rất là hấp dẫn, nếu không không sử dụng nhiều."
Sau tiếng cười kín đáo của Myrie và một câu hỏi tiếp theo "ngài đang nói đùa, tôi tưởng thế?" Đức Đạt Lai Lạt Ma, người thường được mô tả như là một "rockstar tôn giáo", đã nói: "Không, đó là sự thật."
(Theo http://www.buzzfeed.com/)