Saturday, October 3, 2015

"Tâm" có thể xoay chuyển càn khôn , vũ trụ


Thế TÂM là gì ? Theo mình tạm hiểu là những ý nghĩ trong đầu mình , đó gọi là TÂM  ( khg biết có phải kg nhỉ  ? :)) )

“Tâm (Ý) dẫn đầu các pháp
Tâm (Ý) chủ, tâm tạo tác
Nếu với tâm (ý) ô nhiễm,
Nói lên hay hành động.
Khổ não sẽ theo ta
Như xe theo vật kéo”.
(Kinh Pháp Cú: Phẩm Song Yếu - Yamakavagga.).

  Nói có sách mách có chứng nè , như mình hồi xưa lúc còn nhỏ , cái thời mà mới tiếp thu vô , mình thấy trong xóm mình ai ai củng rất là nghèo khổ , cuộc sống của họ rất lam lủ , làm cả ngày mà kg đủ ăn , mỗi khi nhìn thấy họ mình rất là xót xa và rất thương cảm , cho nên mỗi khi thấy những cụ già mặc áo rách rưới ngồi bán đồ là mình hay lại mua để giúp hội , thậm chí nhiều lúc có tiền trong túi bao nhiêu mình củng dúi cho hết .... rồi nhiều lúc rảnh rỗi khg làm gì , mình hay ước mơ mình phải làm gì để giúp cho mọi người có được 1 cuộc sống ấm no và đầy đủ ..... cuối cùng thì mình chả làm ra cái gì nên hồn  hihi nhưng chắc với cái tâm thiện hồi còn bé cho nên mình đã được đi qua Mỹ và có 1 cuộc sống như mình mong muốn hồi còn bé .....ý mình muốn nói ở đây là cái TÂM của mình rất mạnh , rất powerful , mình nghĩ gì thì nó sẽ ra cái đó , người ta có nhiều phước thì mới nghĩ hồi sáng là  1 tiếng đồng hồ sau họ được liền , còn mình kém phước thì tới vài năm sau mới có được  hix ..... mà gì chứ khi mình nghĩ làm lợi ích cho mọi người thì khg biết sao mình thấy mình được " hưởng " trước à , nó lạ  vậy đó , mình khg biết " luật nhân qủa " của vũ trụ nó " work " như thế nào nữa  :)) Cho nên ráng tập nghĩ thánh thiện tuy cuộc đời này nó dập mình te tua từa lưa hột dưa hết  :)

Người Phật tử hiểu đạo rất sợ tạo nghiệp


  Thân này không giữ được vì nó là nắm tro, nhưng nghiệp sẽ quyết định cho vận mệnh nhiều đời của mình. Chúng ta không đầu tư vào chuyện chăm chút nắm tro, mà lo chuyển hóa tu tập ba nghiệp của mình. Hơn thua nhau từng tiếng là tạo nghiệp bất thiện. Từ đó lưu vào tâm thức những hình ảnh căm tức sân hận, nguyện gặp lại để trả thì rất nguy hiểm. Đó là một trở ngại trong tiến trình tái sinh, nếu chúng ta chưa giải thoát được.
Ở đây mục đích của người tu thiền là giải thoát sanh tử, nhưng chúng ta không dám đi quá xa với mức độ tu tập thực tế của mình, chỉ mong quý Phật tử chuyển được nghiệp bất thiện thành nghiệp thiện, định tĩnh trước phút lâm chung để có được hướng đi tốt. Sức mạnh của nghiệp rất đáng sợ. Ví dụ người nữ có tật hay cằn nhằn. Thật ra họ không muốn cằn nhằn nhưng khi đã thành nghiệp rồi, vừa gặp chuyện không hài lòng thì cằn nhằn. Cằn nhằn mà không hay mình đang cằn nhằn. Cho nên mới nói bị nghiệp lôi, không kiềm chế được. Cũng như bên nam có tật uống rượu. Uống quen không uống thấy buồn, thấy thèm. Đặc biệt những lúc căng thẳng, bức xúc là đi kiếm rượu uống. Nhiều vị dư biết uống rượu là uống chất độc mà đã nghiền rồi thì không cưỡng lại được.
Thế nên vị nào lỡ nghiền rượu mà muốn bỏ thì xin đừng đi ngang quán rượu. Quán rượu đâu có tay mà kéo quý vị, nhưng cái nghiệp nó sẽ kéo. Nghiệp là gì? Là thói quen. Thật đơn giản mà không đơn giản chút nào. Tại sao? Như nghiệp uống rượu, nghiệp đánh bài, nghiệp hút thuốc… muốn bỏ không phải là chuyện đơn giản.

Ni sư Thích Nữ Hạnh ChiếuTrụ trì Thiền viện Trúc Lâm Trí Đức Ni

Túy  Phượng chuyển bài

Tất cả trạng thái tâm khổ đau là do ta tạo ra, ta lầm chấp


  Người kia có quyền thích ngọt, mình có quyền thích mặn, không thể bắt buộc người kia thích giống mình. Cũng không vì người kia thích ngọt, mà ghét người ta. Điều này vô lý. Tất cả các pháp do duyên sinh, không có duyên nào giống duyên nào, chỉ giống nhau ở chỗ chúng đều là tướng sinh diệt. Tướng sinh diệt thì không chân thật, có gì ta lấn cấn với nhau hoài, cuối cùng không ai hơn ai, cũng không ai tồn tại.
https://i0.wp.com/i1049.photobucket.com/albums/s387/vietwave2011/Catbui1.jpg
Chỉ một thứ tồn tại gây khó cho mình, đó là nghiệp ta đã tạo. Thế mà ta lại quên, cứ tạo hoài. Chính nghiệp tham sân si quyết định cuộc đời tiếp tục của chúng ta. Trong một đời này mình khổ đã ngán rồi, bây giờ gieo nhân để thọ thân nữa thì được khổ nữa. Một lần có thân là khổ, Phật bảo bốn thứ khổ cơ bản của thân là sanh lão bệnh tử, không ai tránh khỏi. Đó là chưa kể tới thành bại hơn thua trong cuộc đời. Thật ra cái chết không đáng sợ, nhưng vì mình mê thân nên sợ chết. Sống thì khổ mà lại không muốn chết. Vậy chớ sống để làm gì? Sống để khổ. Có lạ lùng chưa!
Trở lại vấn đề nắm tro. Khi đang sống đây, dù chúng ta thành công vinh quang cách mấy, cũng không giữ được. Vì sự thành công ấy phải gắn liền với chủ nhân, mà chủ nhân sẽ không còn nữa để nhận sự vinh quang kia. Chủ nhân theo vô thường mà trở thành nắm tro. Tội gì vì một nắm tro mà ta khổ triền miên như vậy. Sao không ngay đây thanh thản, hạnh phúc, bình an, để khi trở về với cát bụi, ta chỉ còn lại sự thanh thản, bình an chớ không phải là nghiệp thức mênh mang. Giả như còn nghiệp chúng ta cũng thọ nghiệp lành, tái sanh vào cõi lành. Nếu hết nghiệp chúng ta không còn đi trong sanh tử, vĩnh viễn thoát khỏi khổ đau.
Chúng ta cũng nên như thế, sống giữa trùng trùng duyên sinh tương đối, thân này còn không giữ được huống là mọi việc chung quanh. Cho nên người tỉnh ngộ sớm chừng nào thì khỏe chừng đó. Tỉnh ngộ chậm hoặc không khéo tỉnh ngộ thì sẽ khổ đến nhắm mắt. Chẳng những khổ đến nhắm mắt mà cho tới lúc tái sinh vẫn tiếp tục khổ.Chúng ta buông xuống hết những buồn phiền, giận hờn, thương ghét để sống đúng trở lại bản vị của mình. Bên cạnh chùm duyên sinh còn có tánh giác.
Tánh giác ấy chúng ta hiện có đủ, bình đẳng như nhau và vĩnh cửu bất sanh bất diệt. Chúng ta luôn luôn nghe, luôn luôn thấy rõ ràng, đó là tánh Phật thường biết nơi mỗi chúng sanh. Tánh này không ưu tư, không lao lự toan tính, thường tại như vậy. Chỉ khi buông hết các duyên, ta mới nhận ra mình có tánh giác hiện hữu. Bấy giờ còn thân tứ đại cũng vui mà không còn thân tứ đại cũng vui, sống cũng vui mà chết cũng vui.
Trong nhà Phật, người tu giỏi là người buông xả giỏi. Buông tới lúc trong lòng trống rỗng, không còn gì để buông nữa thì sống chết tự tại, vĩnh viễn an vui. Đó là những gì chúng ta cần chia sẻ với nhau.
Ni sư Thích Nữ Hạnh ChiếuTrụ trì Thiền viện Trúc Lâm Trí Đức Ni

Túy  Phượng chuyển bài

Chúng ta không ai thích phiền não nhưng luôn luôn sống trong phiền não.


  Tại sao? Tại quen rồi, bỏ không được. Ai bắt chúng ta phiền não? Ta không có câu trả lời vì ta không dám nhận lỗi về mình. Bây giờ muốn giải trừ phiền não, nhất định phải truy nguyên cho ra nguồn gốc của nó. Phiền não từ mình mà ra. Do si mê tăm tối nên ta tạo nghiệp, nghiệp quay trở lại làm tăng trưởng vô minh. Cứ thế xoay vần gốc vô minh càng lớn, nghiệp lực càng mạnh, chúng ta càng bị nó sai sử, chớ không ai bắt mình cả. Đối với phiền não, nhà Phật gọi nó là giặc. Muốn trừ giặc, trước tiên ta phải phát hiện nó thật sớm, sau đó kiên quyết đuổi sạch, không khoan nhượng mới yên ổn được. Vừa nổi nóng lên ta phát hiện ngay, một tên giặc vừa ló đầu ra, dùng gươm trí tuệ chém nhanh. Tự nói giận làm gì cho mệt, không thèm giận. Đó chính là tu tập, là chuyển hóa nghiệp. Việc này cũng phải có lực, nhà Phật gọi là đạo lực. Muốn có đạo lực mạnh phải liên tục huân tu, không đợi gặp cảnh mới tu.
Cái gan của chúng sanh lớn tợn lắm, rất sợ khổ mà chuyên lao vào nhân khổ. Phật nói Bồ-tát sợ nhân chúng sanh sợ quả. Nếu thấy phiền não mệt quá thì đừng thèm phiền não. Thí dụ hồi xưa mình nói chuyện với ai, bất đồng ý kiến là bắt đầu nổi sùng trong bụng, tức thiệt là tức. Bây giờ thấy tức mệt quá mình không tức nữa. Vậy thôi. Ngoài cách đó ra không còn cách nào hữu hiệu hơn. Có người bảo làm không được. Được chứ! Cứ không thèm tức thử coi ai làm gì mình. Thật ra chúng ta không chịu buông cái sân giận mà lại đuổi theo nó, chơi với nó, hòa nhập làm một với nó. Trong tâm cứ bám cứng theo đối tượng làm nhân cho sự tức tối thì làm sao hết tức được.
Như có vị ngồi đây trong lòng đang buồn bực chuyện riêng. Lẽ ra hôm nay không đi nghe pháp mà tại sùng bà hàng xóm quá, đi cho khuây khỏa. Nếu chúng tôi chia sẻ với quí vị rằng đừng thèm sùng bà hàng xóm đó nữa, bỏ đi. Quí vị đồng ý thực tập như vậy. Bà ta đâu có nhảy vô bụng của quí vị cản lại điều ấy. Thành thử do ý chí, do quyết định sáng suốt, do sự thực hành của chúng ta thôi.
Ni sư Thích Nữ Hạnh ChiếuTrụ trì Thiền viện Trúc Lâm Trí Đức Ni

Túy  Phượng chuyển bài