Wednesday, July 30, 2014

Tiêu Tai Cát Tường Thần Chú


Lễ dựng bảng hiệu và bổ nhiệm Trụ trì Viện Chuyên Tu


Thursday, July 24, 2014

Các loại rồng làm mưa gió ( là có thật theo Kinh Phật )


Thủ Ấn Rồng
01.07.2010 08:06
Xem hình
Rồng (tên Phạn là Nàga), dịch âm tên Phạn là Na Già, Nẵng Nga. Giống Rồng (Long Tộc) cư trú trong nước, hay gọi mây tuôn mưa, là loài Quỷ có hình con rắn, cũng là một trong tám Bộ Chúng của Phật Giáo. Chúng sinh nào còn nặng sự ngu si, giận dữ… do duyên của Nghiệp Báo mà đầu thai vào giống Rồng, đều sinh ra ở cái thành Hý Lạc.
Y cứ vào sự ghi chép trong quyển 2 của Phiên Dịch Danh Nghĩa Tập  thì : “Rồng có bốn loại: Một là  giữ cung điện của hàng Trời, gìn giữ chẳng cho rơi xuống, nên trênnóc nhà của nhân gian thường làm hình tượng con Rồng. Hai là kéo mây tuôn mưa, lợi ích cho nhân gian. Ba là Địa Long (Rồng ở dưới đất) khoi sông mở lạch. Bốn là Phục Tàng giữ gìn kho tàng của Chuyển Luân Vương, người có phước lớn  Lãnh tụ của giống Rồng được xưng là Long Vương (Nàga-ràja), vị ấy có đủ uy lực mạnh lớn, thường làm bậc Thủ Hộ Đức Phật  như Thiện Trụ Long Vương, Nan Đà, Bà Nan Đà Long Vương, A Nậu Đạt Long Vương đều là Long Vương hành Đại Thừa Phật Pháp,  tinh tiến tu hành. Quyến thuộc của nhóm ấy đều ít có tâm sân, lại hay nhớ niệm Phước Đức , hay tùy thuận Pháp Hành thuộc về Pháp Hành Long Vương, chẳng thọ nhận nỗi khổ của cát nóng mà lại dùng tâm lành y theo Thời, tự tuôn mưa khiến cho Ngũ Cốc của Thế Gian được thành thục  Ngược lại với Pháp Hành Long Vương, ngoài ra còn có một loại Phi Pháp Hành Long Vương như nhóm Long Vương: Ba La Ma Thê, Tỳ Kham Lâm Bà, Ca La, Hầu Lâu Hầu Lâu…chẳng thuận theo Pháp Hành, hành Pháp Bất Thiện, chẳng kính Sa Môn với Bà La Môn. Do đó thường thọ nhận quả khổ của cát nóng thiêu đốt thân. Loài Rồng ác này thường ở cõi Diêm Phù Đề hiện khởi thân đại ác , hưng khởi mây mưa tàn ác khiến cho tất cả ngũ cốc của Thế Gian bị tổn hại.

_Long Ấn:
Đem ngón tay phải hợp lưng bàn tay trái sao cho móng tay trụ trong lòng bàn tay trái, hướng tay trái về thân, triệu vời ba lần.
 

Chân Ngôn là:


NAMAH  SAMANTA-BUDDHÀNÀM _ MEGHA   A’SANIYE   SVÀHÀ



NAN ĐÀ, BẠT NAN ĐÀ LONG VƯƠNG

1_ Nan Đà Long Vương (tên Phạn là Nanda), lại xưng là Nan Đồ Long Vương, Nan Đầu Long Vương. Dịch ý là Hỷ Long Vương, Hoan Hỷ Long Vương. Do vị này khéo hay thuận ứng với tâm của con người, điều hòa gió mưa nên rất được người đời hoan hỷ, vì thế có tên gọi là Hỷ Long Vương. Là một trong tám vị Đại Long Vương, là bậc thượng thủ của Long Thần Hộ Pháp.

 

Y cứ vào sự ghi chép trong quyển 28 của Kinh Tăng Nhất A Hàm  với quyển 14 xủa Kinh Đại Bảo Tích thì vị Rồng này có bảy đầu Rồng, tính rất hung ác, sau này bị Để Tử của Đức Phật Đà là Mục Kiền Liên giáng phục

2_ Ô Ba Nan Đà Long Vương (tên Phạn là Upananda) là  em của Nan Đà Long Vương, cùng với Nan Đà Long Vương là Đại Hộ Pháp Long Vương của Phật Giáo.
 
 _Nan Đà Bạt Nan Đà Nhị Long Vương Ấn:

Hai tay đều tự duỗi giương mười ngón, hai ngón cái cùng cài chéo nhau.  Ngón cái phải đè ở trên ngón cái trái, tức là Nan Đà Long Vương Ấn Ngón cái trái để ở trên ngón cái phải tức là Bạt Nan Đà Long Vương Ấn. Ấn này lại có tên là Cửu Đầu Long Ấn, Nhất Thiết Long Ấn.
 


Chân Ngôn là:

NAMAH  SAMANTA-BUDDHÀNÀM _ NANDOPANANDAYA _   SVÀHÀ