Monday, October 27, 2008

THAN LA GOC KHO

Sunday, October 26, 2008

Các Chất Chống Ung Thư Của Ðậu Nành


Hầu như ai cũng biết, đậu nành có chứa rất nhiều protein, bao gồm tất cả 8 loại amino acids thiết yếu. Ðậu nành cũng là nguồn phong phú cung cấp calcium, chất xơ, chất sắt và chất sinh tố B.

Tuy nhiên, cái mà các khoa học gia thích thú nhất trong những năm nghiên cứu gần đây là sự khám phá ra các hóa chất thảo mộc mà chúng tôi gọi là hóa thảo (phytochemicals) trong đậu nành, có đặc tính chống lại các mầm ung thư, (anticarcinogen).

Anticarcinogen, là một hóa chất thảo mộc có khả năng ngăn cản sự phát triển hoặc làm cho các mầm ung thư chậm phát triển.

Cũng nên biết carcinogenesis là một tiến trình phát triển ung thư, gồm có ba giai đoạn - giai đoạn bị nhiễm chất tạo ra mầm ung thư (initiation), giai đoạn thúc đẩy hay khuyến khích (promotion), tức là giai đoạn bị các chất khác kích thích và cổ võ mầm ung thư phát triển, và giai đoạn phát triển (progression). Một tế bào bị nhiễm mầm ung thư và được kích thích cho tăng trưởng trở thành tế bào ung thư (cancer cell).

Ðể trao đổi và đúc kết những khám phá mới về đậu nành trong lãnh vực y khoa phòng ngừa, đặc biệt là ngăn ngừa và chữa trị bệnh ung thư, nên Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ (National Cancer Institute) ở Washington, DC, đã tổ chức hội nghị khoa học vào ngày 27 tháng 6 năm 1990 quy tụ hầu hết các khoa học gia của các tổ chức nghiên cứu và các viện đại học nổi tiếng trên thế giới để thảo luận về tác dụng chống ung thư của đậu nành. Các nhà khoa học tham dự hội nghị, sau khi nghe phúc trình và thảo luận, đã đồng ý rằng có những chứng cớ rõ rệt, là đậu nành có khả năng ngăn ngừa bệnh ung thư, và họ xác định năm chất hóa thảo có đặc tính chống lại mầm ung thư có trong đậu nành là: protease inhibitors, phytate, phytosterols, saponins, và isoflavones.

Quả thật là kỳ diệu, chỉ một hạt đậu nành nhỏ mà có chứa tới năm chất hóa thảo chống mầm mống ung thư! Thực tế còn có nhiều hơn thế, như là chất Bowman-Birk Inhibitor (BBI), chất phenolic acids, chất lecithin, và omega-3 fatty acids,...v..v...

Trước đây, một số trong năm chất trên, đặc biệt là phytate, được xem là không tốt và thường được những người chịu ảnh hưởng bởi các thế lực đối nghịch lấy cớ để yêu cầu dân chúng đừng ăn thực phẩm đậu nành, nhưng bây giờ, các khoa học gia đã cùng thừa nhận nó giúp chúng ta phòng ngừa bệnh ung thư.

PROTEASE INHIBITORS

Gần bốn mươi năm, protease inhibitors được xem như là một chất không tốt về dinh dưỡng. Mãi đến năm 1980, Dr. Walter Troll thuộc trường đại học y khoa New York University Medical Center đã khám phá ra rằng đậu nành nguyên sơ có khả năng ngăn cản không cho bệnh ung thư phát triển nơi các loài động vật, do tác dụng của chất protease inhibitors. Tiếp theo sau đó, nhiều khoa học gia khác đã khảo sát và thử nghiệm chất protease inhibitors đậu nành trong phòng thí nghiệm và thấy rằng nó có tác dụng chống lại sự phát triển mầm ung thư kết tràng (colon), ung thư phổi, ung thư pancreas, và ung thư miệng.

Năm 1987, Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ (National Cancer Institute) đã nghiêm trọng nhìn vai trò của protease inhibitor như là một loại thuốc chữa bệnh ung thư.

Protease inhibitors ngăn ngừa sự tác động của một số genes di truyền gây nên chứng ung thư. Nó cũng bảo vệ các tế bào cơ thể không cho hư hại, gây nên bởi những môi trường xung quanh như tia nắng phóng xạ và các chất free radicals, chất có thể tấn công DNA.

Tuy nhiên, protease inhibitors bị mất bớt đi sau khi đậu nành được biến chế qua phương pháp làm nóng. Thí dụ như sữa đậu nành loại dehydrated soymilk còn lại 41,4%, đậu hũ còn lại 0,9% so với bột đậu nành nguyên chất (raw soy flour).

PHYTATE

Hóa thảo phytate là một hợp thể chất khoáng phosphorus và inositol. Giống như hóa thảo protease inhibitors, phytate có một lịch sử lâu dài không được thừa nhận là một chất dinh dưỡng và xem nó như là một chất hóa học có tác dụng gắn kết chất calcium và chất sắt trong ruột, ngăn cản sự hấp thụ của chúng (binding minerals like calcium and iron in the intestins, keeping them from being absorbed).

Bởi vì đậu nành rất giầu chất phytate, nên trước đây, các nhà khoa học cố tìm cách làm ra một loại đậu nành có chứa hàm lượng phytate thấp, nhưng kết quả lại đổi khác. Họ đã tìm thấy hóa thảo phytate không những có tác dụng ngăn ngừa mầm ung thư mà còn có khả năng ngăn ngừa bệnh tim mạch.

Hai nhà nghiên cứu khoa học là Drs. E. Graf và J.W. Eaton, đã cho biết rằng những thực phẩm giầu chất phytate cũng thường có nhiều chất xơ và những thực phẩm này bảo vệ chúng ta khỏi bị bệnh ung thư kết tràng (colon cancer) không những vì chất xơ mà còn vì hóa thảo phytate. Kết quả trong phòng thí nghiệm cho thấy rằng phytate đã liên tiếp ngăn cản không cho bệnh ung thư kết tràng phát triển và ngay cả ngăn cản không cho phát sinh mầm ung thư vú. Ðiều này cũng dễ hiểu vì phytate có tác dụng ngăn cản sự hấp thụ chất sắt trong ruột.

Free radicals, một thứ chất cặn không ốc xy là chất rất phản động và phá hoại (very reactive and destructive) luôn luôn tấn công các tế bào, kể cả DNA. Chúng được xem là nguyên nhân sự nảy mầm và phát triển không những bệnh ung thư mà còn bệnh tiểu đường và bệnh xưng khớp xương arthritis. Chất sắt (iron) sản sinh ra free radicals, nhưng khi có sự hiện diện của hóa thảo phytate, chất sắt này sẽ bị hủy diệt khả năng sản sinh và vì thế phytate hành xử giống như chất antioxydants, như vitamin C và beta-carotene.

Cũng nên biết, sau nhiều năm lưu ý dân chúng rằng phytate có thể gây phương hại đến tình trạng thiếu chất sắt trong cơ thể vì nó ngăn cản sự hấp thụ chúng, nay các nhà khoa học đã khám phá ra rằng phytate bảo vệ chúng ta khỏi nạn có quá nhiều chất sắt. Thặng dư chất sắt cũng là một trong nhiều yếu tố ảnh hưởng nguy hại đến chứng bệnh nhồi máu cơ tim (heart disease).

Ngoài việc phòng ngừa free radicals, ngăn cản không cho mầm ung thư kết tràng và ung thư vú, phytate cũng còn có khả năng ngăn ngừa ung thư các loại bằng cách gia tăng hệ thống miễn nhiễm qua việc gia tăng các hoạt động của các đơn vị tế bào phòng vệ (natural killer cells), mà chúng có thể tấn công và phá hủy các tế bào ung thư.
Suu tam tu thuvienhoasen.com

Cây Thuốc : CÂY LƯỢC VÀNG ( Lan Vòi )

Chuyện lạ về "thần dược" cây lược vàng

“Khá nhiều bệnh nhân mắc chứng nan y, hoặc từng bị trả về từ bệnh viện K trung ương, sau khi sử dụng cây lược vàng đã thuyên giảm, khỏi bệnh”, khẳng định với chúng tôi, bác sỹ Nguyễn Thế Dân - Giám đốc Trung tâm Cứu trợ trẻ em tàn tật tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm, cây lược vàng đã chính thức được đưa vào nghiên cứu thử nghiệm trong thời hạn 48 tháng, sau đó sẽ trình Bộ Y tế xét duyệt, đăng ký lưu hành làm thuốc chữa bệnh trên toàn quốc.

Trao đổi với chúng tôi, ông Lường Văn Sơn, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Dược-Vật tư y tế Thanh Hóa cho biết: “Mặc dù chưa có công trình khoa học nào chính thức khẳng định về công dụng chữa bệnh của cây lược vàng, nhưng kết quả khảo sát do CLB Hàm Rồng tổ chức vừa qua đối với 115 bệnh nhân đã sử dụng cây lược vàng, cho thấy những hiệu quả vô cùng bất ngờ”.

Cây lược vàng


Bác sĩ Phùng Sĩ Các, Chủ nghiệm CLB Hàm Rồng đưa ra kết quả khảo sát bằng phiếu thăm dò với kết quả khả quan: trong 115 bệnh nhân dùng lược vàng 32 người chữa khỏi bệnh viêm họng, viêm phế quản; 21 người khỏi bệnh đau khớp xương; 8 người khỏi bệnh đau dạ dày, tá tràng; 6 người khỏi bướu cổ, khỏe mạnh trở lại dù đã mắc ung thu di căn; 3 người khỏi cảm hàn, tê liệt chân tay... Đặc biệt, trường hợp bệnh nhân ung thu Trịnh Thị Chính, 52 tuổi, (trú tại số nhà 240, đường Đội Cung, phường Trường Thi, TP Thanh Hoá) từng bị trả về từ bệnh viện K do u nang buồng trứng di căn. Theo bác sĩ Phùng Sĩ Các, bà Chính về nhà trong tình trạng rất yếu, mạng sống chỉ tính bằng ngày.

Tuy nhiên chỉ sau vài tuần dùng rượu chế từ cây lược vàng, bà Chính tăng cân trở lại, đến nay, sau 4 tháng từ ngày trở về từ bệnh viện K, sức khỏe của bà hồi phục như chưa từng có bệnh gì xảy ra.

Cây lược vàng đã được Viện Nghiên cứu Dược liệu - Bộ Y tế xác định thuộc họ thài lài có nguồn gốc từ Mexico. Theo ông Nguyễn Văn Thát, Chủ tịch liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Thanh Hóa, hiện chưa ai có thể khẳng định những dược chất chứa trong cây lược vàng gồm những thành phần gì. Đa số đều dùng theo kinh nghiệm từ một tạp chí Sức khoẻ - Đời sống của Nga, do tác giả Vladimir - Ogarkov viết.

Theo tài liệu này, cây lược vàng có tính mát, hạ huyết áp, không độc. Khi sử dụng có thể dùng lá ăn sống, toàn bộ thân rễ thì ngâm rượu uống, làm thuốc bóp. Theo kết quả kiểm chứng từ những bệnh nhân đã sử dụng, dược phẩm chế từ cây lược vàng có thể chữa trị rất nhiều chứng bệnh như viêm họng, dạ dày, tá tràng, đau lưng, khớp, bướu cổ di chứng não, tim mạch, huyết áp và xơ vữa động mạch, u nang buồng trứng.

Hiện tỉnh Thanh Hóa và các cơ quan chức năng đã phối hợp triển khai chương trình nghiên cứu đồng thời 2 dạng sản phẩm thuốc bóp và Siro dùng để uống chế từ cây lược vàng. Đó cũng là tín hiệu đáng mừng đối với những người dân nghèo để có thể tự trồng hoặc mua dược phẩm chữa bệnh hiệu quả cao với chi phí rẻ.

Từ những kết quả khảo sát ban đầu, Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Thanh Hóa phối hợp cùng Câu lạc bộ Hàm Rồng – Thanh Hóa đã chính thức đưa cây lược vàng vào nghiên cứu thử nghiệm trong vòng 48 tháng (từ tháng 6/2008 đến 6/2012). Triển khai nhân giống lược vàng trên diện rộng, trước mắt dành 1000 m2 trồng lược vàng phục vụ việc nghiên cứu. Đồng thời đưa vào thử nghiệm lâm sàng 2 loại dược phẩm chế từ cây lược vàng (thuốc bóp và thuốc uống) trong vòng 30 tháng tại các bệnh viện Đông y Thanh Hoá, Bệnh viện Đa khoa Thanh Hoá, Bệnh viện Phụ sản Thanh Hoá và bệnh viện Thành phố Thanh Hoá.
cây lược vàng (lan vòi)
Dựa trên kết quả nghiên cứu thu được, Sở Y tế Thanh Hóa sẽ tiến hành lập hồ sơ đăng ký các dạng thuốc trình Bộ Y tế duyệt cấp số đăng ký lưu hành toàn quốc trong 18 tháng tiếp theo. Nhiều năm nay, cây lược vàng (còn gọi là lan vòi - tên khoa học là Callisia fragrans), vẫn được người dân sử dụng như một “thần dược” chữa bách bệnh. Từ năm 2006, tại Thanh Hóa bắt đầu rộ lên “phong trào” trồng lược vàng vừa làm cảnh, vừa làm thuốc tại các hộ gia đình.

Cây Thuốc : TRINH NỮ HOÀNG CUNG

Cây Thuốc : TRINH NỮ HOÀNG CUNG

,

TRINH NỮ HOÀNG CUNG
( CRINUM LATIFOLIUM )


Mô tả cây : Trinh nữ hoàng cung là một loại cỏ, thân hành như củ hành tây to, đường kính 10-15cm, bẹ lá úp nhau thành một thân giả dài khoảng 10-15cm, có nhiều lá mỏng kéo dài từ 80-100cm, rộng 5-8cm, hai bên mép lá lượn sóng. Gân lá song song, mặt trên lá lỡm thành rãnh, mặt dưới lá có một sống lá nổi rất rõ, đầu bẹ lá nơi sát đất có màu đỏ tím.
Hoa mọc thành tán gồm 6-18 hoa, trên một cán hoa dài 30-60cm. Cánh hoa màu trắng có điểm màu tím đỏ, từ thân hành mọc rất nhiều củ con có thẻ tách ra để trồng riêng dễ dàng.

Thành phần hoá học : Năm 1984, Ghosal đã phân lập và xác định từ cán hoa trinh nữ hoàng cung một glucoancaloit có tên latisolin. Thuỷ phân bằng enzym thu được aglycon có tên latisodin. Ghosal và Shibnathcòn phân lập được từ thân hình lúc cây đang ra hoa pratorimin và pratosin là hai ancaloit pirolophenanthrindon mới cùng với những chất đã được biết như pratorinmin, ambelin và lycorin.ghosal còn tách được từ trinh nữ hoàng cung một số dẫn chất ancaloit có tác dụng chống ung thư crinafolin và crinafolidin. Từ dịch ép của cánh hoa ông còn tìm được 2 ancaloit mới có nhân pyrrolophennanthridin là 2-epilycorin và 2-epipancrassidin
Một số nhà khoa học Nhật Bản cũng tìm thấy một số ít ancaloit khác từ trinh nữ hoàng cung

Công dụng và liều dùng : Từ những năm 1989-1990, nhân dân ta đồn nhau tìm sử dụng lá cây trinh nữ hoàng cung để chữa những trường hợp u xơ, ung thư tử cung, u xơ và ung thư tiền liệt tuyến với cách sử dụng như sau: ngày uống nước sắc của ba lá trinh nữ hoàng cung hái tươi thái nhỏ ngắn 1-2cm, sao khô màu hơi vàng, uống luôn trong 7 ngày, rồi nghỉ 7 ngày, sau đó uống tiếp 7 ngày nữa, lại nghỉ 7 ngày và uống tiếp 7 ngày. Tổng cộng 3 đợt uống là 63 lá, xen kẽ 2 đợt nghỉ uống, mỗi đợt 7 ngày. Nhiều người chỉ uống nước sắc trinh nữ hoàng cung như trên cũng thu được kết quả tốt. Nhưng cũng có một số bệnh nhân uống thêm cùng với nước sắc trinh nữ hoàng cung một đơn thuốc bổ thận mà cũng khỏi.

Ðể tiện cho người dùng cũng như tiện cho thầy thuốc theo dỏi kết quả điều trị, sau khi kiểm tra đúng các vị thuốc, chúng tôi chế thành ba dạng thuốc: trà trinh nữ hoàng cung, trà thuốc bổ thận, trà phối hợp thuốc bổ thận và trinh nữ hoàng cung. Ở những nơi khí hậu quá ẩm thấp, dạng trà khó bảo quản, chúng tôi chế thành dạng nước sắc đóng ống, cũng với ba dạng như trên,

Khi uống phối hợp nước sắc trinh nữ hoàng cung với đơn thuốc bổ thận, thi cân 10 thang thuốc bổ thận. Tuần đầu uống 4 thang thuốc bổ thận, cùng với uống 7 ngày uống nước sắc trinh nữ hoàng cung. 2 tuần sau, khi uống nước sắc trinh nữ hoàng cung thì mỗi tuần uống 3 thang thuốc bổ thận.


---------------------

Rất nhiều bệnh viện lớn đã "bó tay". Nhưng điều bất ngờ đã đến khi chị Đoàn Thị Mơ uống lá cây trinh nữ hoàng cung, khối u ngày một teo dần...

Chị Đoàn Thị Mơ sinh năm 1956 ở thôn Lạc Thiện, xã Nam Thái, huyện Nam Trực, Nam Định. Năm 2001 khối u trong não khởi phát, bắt đầu bằng những cơn đau nhẹ, rồi tăng dần. Do gia đình quá nghèo, không có tiền để đi khám bệnh, đầu năm 2004 bệnh tình ngày càng trầm trọng, các cơn đau vật vã liên tiếp hành hạ, khối u trong não to dần, đẩy con mắt trái lồi ra ngoài.

Thương tâm, bà con lối xóm, người năm ba ngàn, người ký gạo… số tiền góp cũng được trên 300.000đ để đưa chị đi chữa bệnh. Anh Nguyễn Thế Quyết chồng chị chỉ nghĩ đây là lần cuối cùng của cuộc đời vợ, cho toại nguyện, nếu vợ không còn trên cõi đời.

Anh đưa vợ về BV Ung bướu và Việt Đức Hà Nội để khám, cả 2 bệnh viện đều trả về do khối u não giai đoạn cuối. Anh lại cậy nhờ người quen đưa sang Quân y Viện 108 kiểm tra lần cuối. Theo kết luận X quang do bác sĩ Hằng ký ngày 27/1/2004 của QY Viện 108: "… Khối u màng não 3,61 x 3,84cm vùng hố thái dương trái. Nghĩ đến là: Menigioma?". Bệnh viện lại trả về.

Theo đại tá, TS Đỗ Văn Thắng (người cùng quê) căn dặn gia đình là: "…Nếu mổ não thì chỉ kéo dài sự sống rất ngắn ngủi, gia đình nghèo, chi phí quá lớn, tốt hơn hết nên đưa về bồi dưỡng, chăm sóc, tìm nguồn thuốc nam cho chị tại gia…".

Anh Quyết đưa vợ lên xe trở về. Sau ba tháng trời ròng rã xuôi ngược từ Hòa Bình, Yên Bái, Thái Nguyên, nghe loại thuốc nam nào là anh tìm kiếm bằng được, nhưng bệnh tình của vợ vẫn không tiến triển. Rất may có người bà con trong Kiên Giang mách bảo là cây trinh nữ hoàng cung sẽ chữa được, nhưng phải kết hợp với mấy loại nữa mà họ không rõ.
Anh lại dày công tìm tòi, suy nghĩ: Thời chiến tranh khi anh cùng sống chung với đồng bào Tây Nguyên, có thời anh bị mụn nhọt phát trên cơ bắp đồng bào đã sắc lá cây cùng hoa đủ đủ đực cho uống, các nhọt tan và biến mất. Thế là như trời mách bảo, anh dùng lá đu đủ băm, phơi khô, sắc nước uống hàng ngày cho chị và cách 3 ngày anh dùng lá trinh nữ hoàng cung sắc cho chị uống cùng, đồng thời để tăng cường sức lực, anh cho chị dùng tam thất trộn mật ong.

Với sự kiên nhẫn chờ đợi, sau 3 năm trời dùng bài thuốc trên chị Mơ đã hồi phục, khối u teo dần, con mắt trái lồI ra hiện đã trở lại gần như cũ, những cơn đau la trời, đất trước đây đã tắt hẳn.

Tiếng lành đồn xa, các tiến sĩ, bác sĩ BV QY 108, người dân tứ xứ đã về tận nhà để phỏng vấn, nghiên cứu… đặc biệt là những chị em bị khối u vú, tử cung, buồng trứng, xơ gan cổ trướng như chị Nhung, chị Mận, chị Thảo, anh Biên ngườI cùng xã và một số ở địa phương khác dùng bài thuốc trên đã khỏi bệnh, lao động bình thường.

Khi chúng tôi từ trong Nam ra gặp chị (chiều ngày 12/1/2007), phải chờ mãi tối mịt chị mới ở đồng về, trông chị rất khoẻ mạnh, chỉ còn dị tật là bên thái dương hơi phình to so vớI bên phải. Chị cùng chồng vui vẻ: “… dù đã khỏi nhưng vẫn phải kiên trì uống bài thuốc trên liên tục, thay cho uống nước hàng ngày…”.

Sưu tầm : từ Internet ...