Saturday, January 1, 2011

Fried Glutinous Rice Balls (Banh Cam & Banh Ran)

I've been wanting to make my own fried glutinous rice balls. I was actually craving for the one with syrup on it. The rice balls is like $0.75 each at the store....guess it's a lot cheaper to make my own. These taste pretty good. Crispy on the outside and chewy on the inside. The sweetness is just perfect. My first time making this snack too! Yummy yummy.....



Ingredients:

3 cup glutinous rice flour
1/4 cup rice flour
1 cup mashed yam (about 125 grm)
250 ml water
65 grams sugar (about 5 tbsp)
1 tsp baking powder
Sesame

Filling:

200 grams hulled mung bean
1/4 cup + 1 tbsp sugar
3 tbsp all purpose flour


Method:

1. Cook the mung bean with some water until tender. Remove excessive water and continue to cook until very soft. Take the mung bean out and use a potato rice to mash the mung bean.
2. Place the mung bean back in the pot and add in sugar. Mix well and continue to cook until dry. Slowly add in the all purpose flour until the mixture is thicker. Remove from heat and let cool.
3. While still warm, rub your hands with some flour and make the mung bean paste into small balls. It should be a size of half an egg or as small as you want. Let the mung bean balls to cool and place in refrigerator.

4. Mix the glutinous, rice flour, baking powder, and mash sweet potato together. Mix sugar in water and stir well. Then mix water with flour. Knead into a dough. (I used the bread maker to help me knead). Leave dough to rest for 2 hrs.

5. The dough should be soft but not wet to handle. Divide the dough into balls double the size of the mung bean ball.
6. Flatten the dough (see pic below) and place the mung bean in the middle. Wrap it up and roll it in the palm into a round ball. Then roll it on the sesame. Remember the skin should not be too thick.
7. Heat enough oil to to cover at least halve the rice balls. The heat should be medium and fry the rice balls slowly. With the heat on medium, the dough can slowly expand and not explode. Fry until fluffy and golden brown.

(Note: It'll be crispy while still warm. When the glutinous rice balls get soft, you can heat it in the oven and it will by crispy again.) You will have some mung bean balls left. You can save this and make more dough for it the next day or make sticky rice dumpling with it.


http://en.petitchef.com/recipes/fried-glutinous-rice-balls-banh-cam-banh-ran-fid-577296

Hương quê

Về quê vào những ngày cuối năm mới thấy sao yêu đến vậy cái đồng đất quê mình, thương biết mấy những chị, những mẹ một nắng hai sương trên ruộng đồng. Chợt nghĩ cuộc sống nơi thôn dã bình yên và chân chất lạ.


Một buổi chiều tà tôi lại đưa mình rong ruổi theo lối đường đất với hàng tràm trổ hoa vàng rực cùng gió chiều bay theo mùi của những vạt bèo tây hắt lên cái vị nồng dịu quê nhà. Đi sâu vào trong mỗi làng sẽ cảm dễ hơn sự thanh bình mộc mạc của cuộc sống người nông dân thanh đạm.

Về làng sau bao năm dài đi xa, thấy thấm thía câu nói “không đâu như nhà mình”. Một bát nước chè xanh bên câu chuyện ấm lòng. Những ánh sao là là trên mặt nước, đó là ánh đèn pin hay ngọn đèn dầu của người nông dân đi tìm con cá con cua sau một ngày dài trên ruộng đồng. Những thành quả sau đêm dài chông đèn sẽ được mọi người gom lại, cùng nhau đưa lên bờ nhóm lửa nướng mồi. Mùi cá tràu đặc sản quê tôi được chấm với muối trắng ớt tươi gay quyện vào hương đất và tiếng dế rung trời nối dài mênh mông.

Ánh trăng đêm trên đồng về khuya càng yên ả, tạo màu sắc huyền ảo cho mỗi câu chuyện mọi người đang kể. Và cứ thế, cuộc chuyện trò đầm ấm kéo dài ra theo mùi thịt cá tràu chín tới.

Về lại với quê, tôi như đứa trẻ thơ nũng nịu, mơ màng ngả lưng nương tựa trên thảm cỏ mềm mịn đẫm sương, nghe mọi người kể chuyện ngày xửa ngày xưa hoài không thấy chán, những câu chuyện của quê hương, thấy yêu lắm, tự hào lắm.

Nhiều khi đắn đo về cuộc sống bộn bề phía trước, lại ớn lạnh, sợ cho cảnh phải xa quê. Nếu phải rời nơi ta đã gắn bó để lo toan cho ngày tháng dài rộng trước mắt, thì cái tình quê nhà sẽ đeo bám hoài mà chẳng thể nào dứt ra được. Bổng dưng trong suy nghĩ cứ miên man câu hát ru bà vẫn ầu ơ mỗi ngày: 

“Mẹ thương con ra ngồi cầu Ái Tử
Vợ trông chồng đứng núi Vọng Phu
Bao giờ nguyệt xế trăng lu
Nghe con chim quyên kêu mùa hạ, biết mấy thu gặp chàng…”    

Những câu chữ dài vô tận, miên man buồn quấn bước, như đồng lúa ngả rạ mùa giáp hạt cứ cố níu giữ chân người ở lại.

Bảo Hòa (Theo Dân Trí)

Phật của ngoại


http://www.giacngo.vn/vanhoc/2010/12/22/7EE010/



22/12/2010 21:07 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng



Phật của ngoại nhỏ xíu, chỉ cao hơn gang tay tôi một chút - dĩ nhiên, đó là gang tay của một cậu bé mười tuổi. Phật cũng không đẹp chi lắm, chẳng những không "môi son má thắm" mà nét mắt nét môi cũng đã bị mờ nhòa. Phật chỉ đơn điệu với chiếc áo màu xanh ngọc cũ kỹ, tay ôm chiếc bình bát màu đen đất bùn, trông chân chất và rất đỗi… quê mùa!
Ấy là tôi nghĩ vậy, chứ trong tâm ngoại, ông Phật bé tẹo đó là nhất. Ngoại thờ Phật ở gian giữa. Phật nhỏ nên chiếc tủ thờ cũng nhỏ. Ngược lại, bộ chuông mõ lại to kềnh và cũng không kém phần cũ kỹ. Thuở nhỏ, tôi hay giật mình thức giấc vì tiếng niệm Phật của ngoại vào lúc giữa khuya. Nam mô A Di Đà Phật, Nam mô A Di Đà Phật… Cứ đều đều như thế, ngoại không hề thấy chán. Và, cũng với câu niệm Phật ấy, tôi đã được ru êm vào giấc ngủ an lành không mộng mị.
Mãi sau này tôi mới biết pho tượng đó không phải là "A Di Đà Phật" như ngoại thường niệm, mà là Đức Dược Sư, thuộc dòng tượng gốm Biên Hòa - chân chất, mộc mạc như thể tượng mục đồng; nghe đâu một vị sư ở trong Nam ra hành đạo đã tặng cho ngoại. Ngoại trân quý lắm. Nhiều người thấy ngoại thờ pho tượng chẳng rõ mắt môi, nên không ít lời nói ra nói vào, có người còn đề nghị biếu cho ngoại pho tượng Phật khác, nhưng ngoại chỉ mỉm cười, bảo pho tượng đó có bề ngoài giống… ngoại!
Mà gần như thế thật, vì ngoại cũng đâu có cao sang gì. Thuở nhỏ ngoại đi chăn bò thuê, lớn lên có được mảnh vườn, mảnh ruộng, lập gia đình, nuôi đến 13 người con. Mẹ tôi là con thứ ba, không được may mắn như dì cả và cậu thứ; mẹ chỉ được học kiểu bình dân học vụ, vừa biết đọc, biết viết. Bù lại, mẹ thông minh nhanh nhạy, nên cũng tinh tế trong cách làm ăn, ứng xử.
Lúc nhỏ, khi ba mẹ còn ở cạnh nhà ngoại, tôi thường chạy qua chạy về, ăn ngủ ở nhà ngoại còn nhiều hơn ở nhà mình. Ngóc ngách nào trong nhà ngoại tôi cũng rành và đều cảm thấy thân thương, quen thuộc. Thân thương nhất có lẽ là pho tượng Phật. Tôi thấy Phật của ngoại sao mà gần gũi, không quá nghiêm trang như pho tượng Phật sứ ở nhà bác Chín Chuyên, mắt môi đường nét tất thảy đều sắc sảo.
Bác Chín Chuyên ở cạnh nhà ngoại, giàu có từ thuở xa xưa. Trong nhà bác, cái gì cũng sang trọng, kể cả bộ bàn ghế uống trà đặt ở chái hiên. Bác không phải bán mặt cho đất, bán lưng cho trời. Hàng ngày, bác chỉ lo chăm sóc vườn hoa, cây cảnh. Bác ăn chay, niệm Phật và rất nghiêm giáo, thế nhưng không hiểu sao hai người con gái của bác đều lấy chồng khác đạo và bỏ hẳn việc ăn chay, lễ Phật.
Trong xóm, hầu như bác chỉ kết thân với ngoại, thỉnh thoảng qua lại uống trà, đàm đạo. Bác cũng là người duy nhất trong xóm xuýt xoa khen pho tượng Phật của ngoại là đẹp và… hiếm. Bác còn phát tâm cúng hoa cho "Phật của ngoại" mỗi tháng hai lần vào ngày rằm, mùng một. Nhờ vậy mà ngoại không phải đi chợ mua hoa - còn trái thì hầu như có sẵn trong vườn - và tôi cũng được qua lại nhà bác, mỗi tháng hai lần đều đặn ôm về một bó hoa tươi thắm trước những cặp mắt ngưỡng mộ của những đứa bạn cùng trang lứa - những tụi khỉ (cùng với tôi nữa) đã không ít lần vạch rào, lẻn vào vườn nhà bác hái trộm trái cây…
***
Hai mươi năm… Một quãng thời gian quá dài, tôi trở về thăm ngoại. Cuộc sống thành phố hầu như đã biến tôi thành người khác: sang trọng, kiểu cách và chuộng cái vẻ bề ngoài hơn. (Ấy vậy cho nên tối hôm đó tôi đã đề nghị với ngoại một điều không nên chút nào!).
Ngoại giờ đây đã già, rất già; mái tóc bạc phơ và bước chân run run, chiếc lưng khòm như tựa hẳn vào cây gậy trúc vàng. Điều tôi lấy làm ngạc nhiên là căn nhà của ngoại vẫn vậy: mái tranh, vách ván và gian giữa vẫn là pho tượng Phật bé xíu cùng với cái tủ thờ cũ kỹ; bộ chuông mõ vẫn còn đó, ngoại vẫn ngày hai thời tụng kinh, niệm Phật. Trong gian thờ ấy, dường như thời gian đang ngưng đọng lại. Thắp nén hương lên bàn Phật mà lòng tôi không khỏi bồi hồi, pha lẫn chút ngậm ngùi, tiếc nuối. Tôi bỗng thấy mình trẻ lại, như cái thuở lên mười đêm đêm nghe tiếng niệm Phật lầm rầm của ngoại, và mỗi tháng hai lần chạy qua nhà bác Chín Chuyên hái hoa đem về cúng Phật. Cái thuở ấy, thanh bình làm sao…
Bác Chín Chuyên đã mất cách đây mười năm. Con gái bác dọn về đó ở, và việc đầu tiên cô ấy làm là hạ pho tượng Phật sứ xuống cất đi, rồi đặt khung ảnh của bác lên thờ. Vườn hoa năm xưa giờ cũng chẳng còn… Vườn hoa ấy như đã được "dọn" sang nhà ngoại, vì tôi thấy trước vườn, chỗ những luống rau ngày xưa, là một vườn hoa tươi thắm.
Buổi tối, tôi pha trà cho ngoại - ngoại có thói quen uống trà trước khi đi ngủ và vào mỗi buổi khuya thức dậy. Hai ông cháu cùng trò chuyện. Tôi hăng hái hứa với ngoại là sẽ dành dụm tiền để cho ngoại sửa lại gian thờ. Ngoại cười. Và tôi đề nghị ngoại cất pho tượng Phật cũ kỹ "mắt mũi kèm nhèm" ấy đi; tôi sẽ thỉnh cho ngoại một pho tượng Phật khác, đẹp hơn, tốt hơn. Ngoại cũng cười. Nhưng cười mà không đồng ý! Nhấp một ngụm trà, ngoại nói: "Phật nào cũng là Phật, nhưng đây là Phật của ngoại. Phật của ngoại là vậy đó, mắt mũi kèm nhèm rất… giống ngoại, con không thấy à? Ngoại ở với Phật gần trọn một đời rồi, giờ đây ngoại cũng đã sắp về với ngài. Con để dành số tiền đó mua hoa cúng Phật, mỗi tháng hai lần". Tôi biết mình lỡ lời, ân hận quá mà không biết nói gì, chỉ cúi đầu, lí nhí "dạ".
Khuya hôm đó, tôi thức dậy cùng ngoại. Cùng uống trà. Cùng tụng kinh, niệm Phật. Nam mô A Di Đà, Nam mô A Di Đà… Tiếng niệm Phật ấy ngày xưa đã đưa tôi vào giấc ngủ. Bây giờ, cũng tiếng niệm Phật ấy, đã khiến cho tôi tỉnh giấc - một giấc mộng dài, tưởng như đời mình không bao giờ thoát ra được…

Truyện ngắn của Đỗ Thiền Đăng

Chuyện đời của một sư cô


Đạo và đời nương tựa bên nhau, như con thuyền trôi trên một dòng sông. Thiếu con sông, chiếc thuyền mất đi ý nghĩa. Vắng bóng thuyền, dòng sông không còn thi vị, hữu tình. 
Mượn hình ảnh trên qua lời của một nhà sư, bài viết này xin mời người đọc ghé thăm một sư cô trên dòng đời bồng bềnh của muôn vạn kiếp người. Ðời của sư cô chứng nghiệm cuộc sống của một người đời bước vào con đường đạo.



(...) Tôi vẫn mong biết thêm về đời tu riêng tư của mỗi vị sư. Họ tu ra sao? Có khó không?
Lòng “tham” kiến thức của tôi hiếm khi được đáp ứng, vì không có nhà tu chân chính nào lại muốn nói về họ. Chỉ khi nào cần kể lại kinh nghiệm bản thân cho người nghe hiểu thêm về lời Phật dạy, các thầy hay cô mới nói về mình, mà có nói thì cũng rất khiêm tốn.
Một trong những người khiêm tốn đó là tỳ kheo ni Thích Nữ Huệ Hạnh, còn có tên là Sư Cô Như Thủy. Sư Cô khoảng 58 tuổi, chào đời tại Biên Hòa, đi tu từ năm 15 tuổi. Sư Cô đã giảng pháp trong hơn 20 năm. Mấy năm gần đây, do làm việc thiện trong nước, thỉnh thoảng Sư Cô đến California để thuyết pháp theo lời mời của Phật tử.
Sau đây là lời kể của Sư Cô được chắp nhặt từ buổi pháp thoại có thâu băng ngày 13 Tháng Tư, 2008
Vừa làm ruộng, vừa dạy pháp
Sư cô chỉ là một tu sĩ bình thường. Năm 1975, cô được 25 tuổi. Lúc đó, những người trẻ tuổi không được ghi tu sĩ là một nghề, vì nghề là một cái gì sinh nhai, mà tu sĩ không là nghề sinh nhai. Cho nên cô ghi lý lịch của mình là làm ruộng, và theo lý lịch đó thì phải đi làm ruộng.
Trong 15 năm làm ruộng, cô còn chăn bò, làm rẫy, chằm nón … tức là làm tất cả những gì các thanh niên trẻ tuổi lúc đó đều làm. Vì những tu sĩ trẻ mới xuất gia đều phải đi đến các nông trường, Cô bị đôn lên làm giáo thọ vì là người đã học trước nên bắt buộc phải dạy người học sau. Nếu cô không làm thì không ai làm hết.
Buổi học đầu tiên của cô khai giảng năm 1976 tại thiền viện Viên Chiếu (huyện Long Khánh, tỉnh Ðồng Nai), dưới cội cây dầu. Thính chúng chỉ có ba em, nhỏ nhất 14 tuổi, lớn nhất 16. Học trò và cô giáo đều mặc y phục lao động, mang sẵn giày, để một bên một cái liềm, một cái cuốc cùng ấm nước. Học từ 1 đến 2 giờ trưa, không bảng đen, không phấn trắng, không tập vở, không kinh sách gì hết. Học theo trí nhớ. Cô chỉ kể vài câu chuyện để xách tấn các em, sau đó vội vã ra đồng làm việc. Thời đó, một ngày làm việc bảy tám tiếng, hoàn toàn không nghỉ, kể cả những ngày Rằm hay Bồ Tát.
Được vài tháng thì có các em nhỏ từ những vùng khác lục tục đến. Học vào giờ rất khắc nghiệt của Miền Nam là từ 1 tới 2 giờ trưa. Khắc nghiệt vì quí cô thức dậy từ 3 giờ sáng, ngồi thiền đến 5 giờ, 5 giờ rưỡi ăn cơm thì 6 giờ rưỡi phải ra đồng, 11 giờ đi vào rửa mặt, bắt đầu thọ trai (ăn uống), 12 giờ được nghỉ đến 1 giờ.
Sau 1 giờ, những vị không đi học thì phải ngồi vá đồ (vì tất cả quần áo đều rách hết). Những em được đi học thì học từ 1 đến 2 giờ. Các am cốc hoặc các tự viện ở gần đó muốn đến tham học, thì phải đi bộ từ 5 đến 10 cây số đường rừng.
Tinh thần cầu học của các em rất cao, cho nên lớp từ từ gia tăng. Khi số thính chúng lên đến 20-30 người, tu viện phải bàn là dành mỗi tuần một ngày cho các em học, nhưng giao trước là cho học chứ không cho ăn cơm, vì tu viện không có đủ lương thực.
Khi lớp học được ấn định vào ngày Chủ Nhật mỗi tuần, có những em đi xe đạp từ Sài Gòn, hai em một xe, vượt 150 cây số để lội ra học, rồi chiều đó đạp xe trở về.
Rừng hoang, chân người chếtchĩa ra trên lối điDĩ nhiên khi đó rất cực, ăn uống thiếu thốn, có khi hai tháng mới được cạo tóc một lần vì không tìm ra dao lam. Chỉ xài một dao lam mà có khi phải mài trở lại, và không có kem đánh răng. Cũng không xà-bông, chỉ tắm bằng khế và không giặt đồ với xà-bông, thành ra người nào cũng ghẻ.
Ban ngày làm việc rất nặng, tay cuốc mà chân thì phải đạp đất từ những nhát của mình cuốc, đạp cho nó lún xuống dưới bùn để thành ra ruộng sình, rồi mới cấy nước. Từ một người chưa biết gì hết, toàn là dân học trò chưa bao giờ làm ruộng, nay làm ruộng theo kiểu tài tử. May sao, năm đó được 300 giạ lúa. Mừng ơi là mừng.
Nơi đó là một cánh rừng hoang, được gọi là chiến khu Hắc Dịch ở Quán Chim. Có khi đang đi thì những chân người chôn vội vã còn chĩa bàn chân bên trên lối đi. Rất thường khi đào hố để trồng bầu, trồng bí thì thấy xương người, đồ cá nhân còn rất nhiều, xương những người rất trẻ. Dưới những bụi cây, cội cây là những hầm cá nhân, những hầm bí mật mà cuộc chiến để lại.
Còn rừng là rừng hoang hoàn toàn. Có chim phượng hoàng, một ít nai, cheo, heo rừng và rất nhiều khỉ. Trăn rắn thì vô số, nhưng lạ là chưa ai bị rắn cắn. Rất thường, khi ngủ dậy, thấy dưới lưng mình vài con chuột con bị chận giẹp lép. Còn rắn thì sau mỗi một nhát phảng (là con dao lớn phát cỏ) thường thấy rắn hay trăn bị đứt hai khúc. Chuyện rất bình thường.
Vắt và đỉa hút máuQuí cô sợ nhất là vắt (loại hút máu sống trên những lá tre, bụi cây mục). Khi xả thiền xong, rờ đâu trên cơ thể cũng thấy nó. Mà nó cắn thì máu chảy như bị đỉa cắn, máu chảy không cầm. Đi ra ruộng thì như ra ngoài vũ trụ, vì sợ vắt nên bao trùm kín hết, chỉ ló hai con mắt.
Khó khăn thì không sợ, sợ nhất là vắt và chuột con. Thì ráng liều mạng, ráng thắng cái sợ đó, chứ thật sự là sợ vô cùng.
Có nỗi kinh hoàng nữa là đỉa. Ra ruộng là đầy đỉa, đủ màu hết. Cứ gọi là đỉa hippie, “nó như sợi thun, có đủ màu hết”. Rất sợ, nhưng mà nói sợ thì rất mất mặt trước các em. Có một em, vừa thấy con đỉa là hét một tiếng. Và leo lên lưng cô, vừa ngồi, vừa khóc. Sau cô xin đổi qua băng rẫy. Chứ nếu thấy mình “chết giữa trận tiền” thì không em nào dám xuống làm ruộng với đỉa hết.
Lợp nhà cũng rất khờ khạo: Không biết lợp xuôi, mà lợp mái ngang, như trải chiếu. Thành ra sau cơn mưa đầu tiên, bao nhiêu nước trút vô nhà hết. Mấy người đùa: mấy cô ngang như cua nên mái nhà cũng ngang như cua.
Nhưng cái bóng mát tầm lăng và sự hăng say của tuổi trẻ đã làm cho quí cô lớn lên từ từ đến lúc nào không hay. Bây giờ, cô bùi ngùi nhớ lại thời mình bắt đầu tập tu, rất là khờ khạo, nhưng cũng rất chân thành.
Dịch kinh trong bóng tốiSau một lúc, tự nhiên các huynh đệ đều nghĩ ra: Mình tu không chỉ để giải quyết vấn đề ăn uống, lương thực, mà có bổn phận truyền đăng tục viện. Nếu mà Phật pháp đến thế hệ của mình mà hết rồi, không tu học nữa thì coi như mình thiếu bổn phận với người sau. Thành ra không ai bảo ai, mỗi người tự tìm cho mình một lối đi riêng.
Ðó là những tháng ngày cơ cực nhưng rất vui khi đêm xuống. Tuy 9 giờ bắt đầu ngồi thiền, nhưng đến 1 giờ vẫn thấy có người ngồi “thiền phi thời”. Rồi 2 giờ, 3 giờ, lúc nào thức dậy cũng thấy có người ngồi trong tu viện như bức tượng thẳng tắp. 
Có khi buổi thiền tối cũng phải bỏ, vì lúa rục ngoài đồng bắt buộc phải cắt. Ðậu phộng tới mùa phải thu hoạch, thành thử giờ tọa thiền biến thành giờ lặt đậu phộng. Vừa lặt đậu phộng, vừa cấy đậu phộng trở lại. 
Các vị lớn tuổi cảm thấy áy náy khi bỏ những giờ ngồi thiền, nên lúc nào cũng có người ngồi “thiền phi thời”. Phần cô thì vừa vô mùng, đưa tay lên định bỏ mùng xuống, nhưng chưa kịp chạm đến cái mùng thì đã ngủ mất rồi. Thật sự cô thường khi “ngủ phi thời”, có nghĩa là trong khi ngồi thiền cô ngủ luôn. Quá mệt, ngủ đến nỗi không chiêm bao.
Bỏ qua những chuyện đó, nghĩ chuyện dịch kinh. Nếu đợi những chị lớn làm thì không biết bao giờ, cho nên tự phát. Bắt đầu dịch từ Hán tạng ra, cũng có một số từ tạng Anh ngữ. Mục đích chính là học cho mình, rút tỉa những bài học của người xưa khi người ta ở trong hoàn cảnh khó khăn, để chị em tự xách tấn lẫn nhau.
Mỗi tháng được mua một lít dầu hôi và vài hộp quẹt diêm. Ưu tiên cho Ðức Phật, nên Phật có được ngọn đèn, còn tất cả thì phải dè sẻn. Thiền viện có một bộ đại tạng thì mượn về. Chữ nhỏ như hột mè, mà soi bằng những cái đèn “hột vịt” nhỏ xíu, rồi lật tự điển.
Rồi vừa dịch vừa viết để dỗ các em, vì không có sách báo gì để coi. Viết cho các em đọc, và cũng tự dỗ mình. Những cuốn Hư Hư Lục, Hi Hi Lục, rồi những cuốn truyện ngắn, những bài kinh được dịch từ bóng tối của những ngọn đèn đó.
Phong trào học Phật thời đó rất sôi nổi. Không có viết, viết bằng ngòi lá tre, chấm mực. Tập vở khan hiếm. Quí em chép tay, cô dịch hay viết trang nào ra thì chép trang đó. Và nó truyền từ trong Nam ra tới ngoài Trung.
Không ngờ những bản kinh, bản dịch đó, bây giờ người ta in thành sách bán khắp các vỉa hè, tức là bán chui. Cô thấy những tác phẩm của mình bán mà không dám nhìn, vì đâu có xin phép mà in ấn. Không xin phép, mà lại nhận là của mình thì có nghĩa là lạy ông tui ở bụi này. Thành ra cô giả lờ luôn. “Thôi thì người ta được lợi, mình được danh”.
Niệm Phật giúp người
Tuy chỉ niệm Phật, cô cũng từng giúp một em bé sinh thuần tử an. Em bé đó bị ung thư. Người mẹ thấy con nằm mà không chữa bệnh được thì đau đớn vô cùng. Bà đến nhờ cô coi ngày, nói: “bữa nào tốt ngày, sẽ cho em uống một muỗng thuốc rày để em đi cho nhẹ nhàng”. Người mẹ thì kiệt sức mà em bé sống lay lắt hoài.
Cô nghe sợ quá, không dám nói là nên làm hay không nên. Cô hoãn binh, bằng cách chiều đó đến tụng kinh cho em bé.
Em bé mới 9 tuổi thôi, bị ung thư xương, coi như thịt bị hoại thư rồi, mùi thúi lan ra khỏi ngôi nhà, không trị được nữa. Nhưng em bé biết, em nói: 
“Cô ơi, cô dẫn con đi. Mẹ con tính tối nay giết con bằng cách cho uống thuốc chuột.”
Cô nói: “Không sao, có cô, mẹ không làm điều đó đâu. Cô sẽ tụng kinh. Cô xin với Phật, nếu con sống được thì cô sẽ đưa con đi trị bệnh. Giả sử cái thân này nó hư rồi, giống như cái xe mà hư hết không xài được, cô sẽ xin Phật cho con một cái thân khác. Ở đời sau, cô cũng tìm đến để đưa con về chùa. Con chịu không?” Nó nói: “Dạ chịu.”
Đầu tiên cô dạy nó sám hối. Cô hỏi: Con có lỗi gì mà con ray rứt trong lòng. Nó nói con ăn cắp tiền của mẹ. Nhà nghèo quá, sáng mẹ không cho ăn. Lâu lâu ăn cắp tiền của mẹ để mua bánh ăn. Cô mời mẹ nó đến để xin sám hối.
Nó nói theo cô: 
“Con là bé N…, 9 tuổi. Khi mẹ sinh ra con, cơ thể con lành mạnh không có tì vết gì. Vì con không biết, con dùng tay con vào một chuyện không tốt, là ăn cắp tiền của mẹ. Xin mẹ tha thứ cho. Ðể, do sám hối này, đời đời kiếp kiếp con sinh ra tay chân lành lặn, sinh nơi nào cũng có cha mẹ đầy đủ, gặp thiện hữu tri thức dẫn dắt cho con tu.”
Cô nói tới đâu, em nói theo tới đó. Xong cô nói: Con sám hối được mẹ tha thứ rồi, Phật chứng minh rồi, tội con hết rồi. Bây giờ cô niệm Phật. Cô niệm “Nam Mô A Di Ðà Phật,” con nghe theo rồi niệm với cô.
Cô niệm với nó chừng vài lần thì nó nói, “Cô ơi, chân con lạnh quá.” Niệm thêm một chút, nó nói, “Cô à, cái lạnh nó lan lên đầu gối.” Cô niệm một lát nó nói, “Cô ơi lạnh lên tới bụng.”
Cô nói con cứ niệm theo cô, bao giờ con không niệm được nữa thì cô niệm một mình, con nghe. Ðến chừng mười phút sau, nó nói, “Cô ơi, con nhắm mắt lại, cô niệm một mình, con nghe cô.”
Từ lúc cô đến dạy nó sám hối và niệm Phật thì 15 phút sau cô thấy nó bất động. Cô đưa tay lên bắt mạch thì không còn, đưa một ngọn đèn trước mũi cũng không còn, biết cháu đã ra đi.
Trong cảnh đau lòng này chỉ có dạy em bé sám hối, nương vào hồng danh của Ðức Di Ðà. Lúc đó cô vừa rời tu viện, bản thân cô cũng đau. Vì cái đau của mình, cô cảm nhận được cái sự bơ vơ của bệnh nhân trước ngưỡng cửa tử. Biết rằng người thân của mình sắp ra đi, rất bơ vơ, thì cô niệm chí thành như vậy. Thân tâm cung kính niệm, cô chỉ có thể làm tới đó thôi.
Không hoàn tục nhờ pháp vịHòa thượng là một vị thầy đánh dấu một bước đời rất quan trọng của cô. Nếu cô không được gặp ngài thì cô đã hoàn tục năm 22 tuổi. Năm đó, khi học xong cử nhân, đi dạy trường Bồ Ðề, đâm ra cô chán tu, nghĩ sao tu không thấy gì hay hết.
Chỉ tụng kinh, cầu an, cầu siêu rồi đi xin đồ chay ngoài chợ về nhà nấu ăn thôi. Trong khi những bạn của mình, họ học ra làm bác sĩ, làm giáo sư, đóng góp rất nhiều cho xã hội, mình thì chỉ như một thầy cúng. Do đó cô có ý định hoàn tục, sống đời của một Phật tử tại gia, và đóng góp vào xã hội bằng khả năng của mình.
Chán như vậy nên cô không thèm tụng kinh, không thèm ngồi sám hối, thời đó chưa biết tu thiền. Thấy vậy, sư bà mới “dẫn độ” cô lên gặp hòa thượng. Cô nói với hòa thượng:
“Thưa thầy, mãnh lực giữ con lại trong đạo chỉ là lòng tự ái. Vì khi con đi tu, các bà bạn của mẹ con nói “con nhỏ này vô chùa bữa trước bữa sau, ba bảy hai mươi mốt ngày, nó chạy về nhà”. Và vì nhiều người cản cho nên con quyết tâm đi tu, bây giờ trở về mắc cỡ, chứ thật sự, con chán cái cuộc đời tu quá.”
Thầy nói: 
“Người ta sống ở đời, phải có niềm vui. Niềm vui của thế gian là ngũ dục – tài, sắc, danh, lợi, ăn ngủ chẳng hạn. Khi đạt được những cái đó người ta cảm thấy đạt được một cái gì, một niềm vui của thế tục. Người tu thì không hưởng ngũ dục như người thế gian. Niềm vui của người tu là pháp vị.
Thầy không trách một người tu khi họ đòi hoàn tục, vì họ không thể sống ở đời mà không có niềm vui. Thành ra không thấy niềm vui trong đạo thì người ta sẽ trở về với thế tục”. 
Cô hỏi pháp vị ở đâu. Thầy hỏi lại con có thể bỏ hết mọi việc để theo thầy học kinh không thì thầy sẽ chỉ cho con pháp vị, chứ làm sao thầy chỉ liền ngay bây giờ.
Khi đó cô mới thu xếp để lên theo thầy với lời hứa thầy sẽ chỉ cho pháp vị. Theo học không được bao lâu, xảy ra cuộc biến động năm 1975, thầy một nơi trò một ngả. Tuy ở xa, không gần đệ tử, thầy luôn luôn xách tấn. Chính nhờ thầy mà cô mới cố gắng cầm cự, gặm đất mà ăn để sống. Ðến bây giờ còn tu là nhờ lúc gặp thầy.
Pháp vị không chỉ một ngày một bữa. Chính thầy cho cô cái niềm tin rằng có người thực hành Phật pháp, có người ưu tư đến chuyện sống còn của Phật pháp.

Hoàng Mai Ðạt ( California -viettribune)