-Chúng ta là những người khách trọ trên hành tinh này....cho nên phải sống sau cho đáng kiếp người....làm sao cho vai mình đừng nặng gánh qúa,sống sau cho thanh thản ,nhẹ nhàng.... -Chúng ta là người ở trọ ,du lịch cho nên phải biết ngắm những cảnh đẹp trên trần gian này,phải biết nếm hạnh phúc mà mình đang có,mình có biết làm cho đời sống mình hạnh phúc hay khg ? -Đời sống mình khg dài lắm,ông vua hay người ăn mày cũng là những người ở trọ như nhau.... -Mình ôm đầy những hờn giận ,bất an trong tâm thức mình .....chi vậy ? thật tội nghiệp cho mình qúa.....ta phải bỏ bớt để cho những ngày tháng ta du lịch trên trái đất này được nhẹ nhàng và hạnh phúc..... -Những lo lắng bất an sẽ làm cho đầu óc mình nó tối tăm lại....phải buông bỏ bớt ,đầu óc mình khg chứa nhiều thứ thì nó sẽ tỉnh sáng,bén nhạy.....đụng chuyện sẽ giải quyết nhanh nhẹn hơn.... -Khi năng lượng an bình mình có thì những tai nạn,hoạn họa của nhân gian khg xâm hại mình được.....nó cũng giúp cho những người thân quanh mình nhẹ nhàng,vui vẻ.... -Khi đức mình dầy thì thần thánh quanh mình cũng hổ trợ cho mình... -Năng lượng từ bi thì có thể chuyển hóa kẻ thù của mình khg hại mình.... -Khi tâm lặng thì nổi buồn khg xâm nhập được mình....đừng khởi tiếng nói thì thầm gì thì khg khởi bất an hay buồn bả gì trong tâm ta.....quay vào tâm tánh mình ,ta chỉ là người trú ngụ trong hình hài này,nó đến rồi đi ,nó rất tạm bợ.... -Chỉ cần an trú trong vùng trời định tỉnh của tâm mình thì những thứ kỳ diệu sẽ phát sinh.... -Mình phải nhận ra tất cả những gì mình sở hửu đều tạm bợ....ta chỉ là những hành khách ghé lại hành tinh này 1 chút rồi ta đi....
1.
Người theo đạo Phật hầu như ngày nào cũng nghe nhắc đến ba
chữ tham sân si, gọi chung là tam độc. Dùng nhiều
quá ba chữ tham sân si đó, chúng ta đi đến một tình trạng
là biết tên mà không thấu nghĩa và đặc biệt là không uống
thuốc trừ độc.
Ngã tích sở
tạo chư ác nghiệp, (Con nay gây
nên bao ác nghiệp,
Giai do vô thủy tham sân si, (Đều do vô thủy tham
sân si,
Tòng thân khẩu ý chi sở sinh, (Theo thân khẩu ý phát
sinh ra,
Nhất thiết ngã kim giai sám hối. (Hết thảy con nay xin sám
hối).
Gọi tham sân si là ba độc vì chúng hại người, nhiều đời
nhiều kiếp. Nếu chỉ lo sám hối không thôi thì e rằng công
việc này có lúc trở nên hình thức, làm cho xong chuyện,
không mang lại kết quả cụ thể nào cả. Đã biết gốc của khổ
đau là tam độc mà không chịu tìm phá tận gốc tận rẽ thì
khổ đau vẫn hoàn là khổ đau.
2.Tham là ham thích, muốn chiếm đoạt cho mình. Có
nhiều hình thức tham: tham tiền bạc, tham danh vọng, tham
sống lâu, tham cờ bạc, rượu chè, sắc đẹp... Do tham nên
nghĩ ra trăm phương ngàn kế để chiếm cho được thứ mình ham
muốn, dù rằng phải dùng phương kế ác độc. Như vậy là lợi
mình nhưng hại người. Vì thế mà càng ngày nghiệp ác càng
nhiều làm hại đời này và các đời sau.
Tưởng rằng
có nhiều thì sướng, nhưng lòng tham không đáy, chẳng bao
giờ thấy đủ, phải lo kiếm thêm. Sau đó phải lo bảo vệ
những thứ mình có, cả một sự rắc rối phức tạp! Tâm không
an nổi. Tâm không an thì chẳng thể gọi là sung sướng được.
3. Sân
là nóng giận. Nói rộng ra, sân còn có nghĩa là cáu kỉnh,
căm hờn, thù oán...
Người ta dễ nổi nóng vì nhiều nguyên do, vì bị ai nói chạm
đến mình, vì bị ai động đến quyền lợi vật chất và tinh
thần của mình, vi phạm đến mình, gia đình mình, dòng họ
mình, đảng phái mình, đất nước mình. Cái nguy hại của nóng
giận là không tự chủ được mình, cho nên có thể nói những
lời sỗ sàng thô tục, có thể hành động hung dữ, cục cằn, có
khi đi tới ẩu đả và đổ máu.
Sân mang hai
hình thức: bộc lộ và ngấm ngầm. Sân bộc lộ thì dễ nhận
tuy rằng nguy hiểm. Nếu người chung quanh biết cách làm
dịu thì có thể thu xếp cho yên ổn. Sân ngấm ngầm đáng sợ
hơn:
Bề ngoài thơn thớt
nói cười,
Bề trong nham hiểm giết người không dao.
Ngấm ngầm
nên căm hờn, thù oán, dai dẳng ngày này qua ngày khác, năm
này qua năm khác. Nghĩ cho cùng người nuôi căm hờn chính
mình khổ trước .
4. Si
là si mê không nhận ra đâu là phải đâu là trái, đâu là
thật đâu là giả. Theo đạo Phật cái si nặng nhất là nhận
lầm cái thân này làm cái TA thật, cái tâm sinh diệt này
làm cái TA vĩnh cữu. Đã nhận lầm rồi nên bao nhiêu suy
nghĩ, lời nói, hành động đều theo đó mà lầm luôn. Phân
tích đến nơi đến chốn thì si là gốc của tham và sân, nên
lẽ ra phải đọc SI THAM SÂN mới thuận.
Do nhận lầm
thân này là cái ta chân thật nên bao nhiêu năng lực dồn
hết vào việc làm cho cái ta ấy đẹp lên, mạnh lên, sướng
lên, bao nhiêu ham muốn đều cho hưởng cả. Vì thế mới có
tham. Tham không được, hay không đủ, thành ra sân.
Nhận lầm cái
TA nên cho mình là nhất, cái gì mình cũng là nhất, vì thế
có ai nói chạm đến một chút là la hét om sòm hoặc để tâm
thù oán. Ngồi chỗ đông người, ý kiến khác nhau, thấy ai
có ý kiến khác mình thì không vui, hoặc là không vui ra
mặt, hoặc là ngấm ngầm hờn giận.
Chấp cái TA
này làm thật nên tìm thuốc trường sinh bất tử quên mất
rằng đã có Sinh là phải có Tử tiếp theo, chẳng thể nào
tránh được. Muốn bất tử, chỉ có một cách, đó là vô sinh.
Muốn vô sinh thì phải tu giải thoát khỏi sinh tử luân hồi,
theo đường mà chư Phật đã chỉ dạy.
5.
Nói si tham sân mãi mà không nói thuốc chữa thì không có
ích bao nhiêu. Để chống lại ba độc thì: ngoài việc sám
hối cho đúng cách, chúng ta phải quán, tức là phải bình
tâm suy nghĩ sâu xa và kỹ lưỡng về hai đề mục: vô thường
và vô ngã.
a/ Chung
quanh chúng ta, bất cứ thứ gì từ cực nhỏ đến cực lớn cũng
đều phải theo qui luật thành, trụ, dị, diệt. Kiếp phù du
thì ngắn song kiếp của một quả núi thì dài hơn nhiều, tuy
vậy đến một lúc nào đó quả núi cũng sẽ không còn. Đến bản
thân chúng ta, tứ đại đất nước gió lửa cũng vô thường, cái
tâm sinh diệt cũng vô thường. Bấu víu vào cái vô thường
quả là bắt bong bóng nước.
b/ Nói vô
ngã hay không có ta thì có vẻ khó hiểu. Thật ra nên nói
về duyên hợp. Bất cứ vật gì do các duyên khác nhau hợp
thành đều không có tự tính riêng của nó, vì do những cái
khác mà thành. Thân, tâm của chúng ta đều là duyên hợp,
chúng có mà là giả có, thế mà chúng ta bấu víu vào đó, quả
là nắm bắt bong bóng nước.
Thế thì danh
vọng, của cải cũng chỉ là bọt nước, là giấc mộng mà thôi:
▪ Ba chục năm trời danh tiếng hão, Quay đầu muôn sự
giấc Nam Kha.
▪ Rốt cuộc muôn điều hư ảo cả, Thôi luận làm chi mất
với còn.
(Nguyễn Trãi)
Quán vô
thường, quán vô ngã tức là quán duyên hợp thì hiểu được
qui luật căn bản của kiếp nhân sinh, từ đó cản đảm áp dụng
vào đời sống hàng ngày thì dần dần sẽ bớt được tham sân
si; trí huệ và từ bi mở rộng và dễ dàng đi vào con đường
giải thoát.
Tóm lại,
tham sân si là ba thứ thuốc độc làm hại con người, ngăn
cản con người tiến lên trên con đường giác ngộ và giải
thoát. Gốc của tam độc là si mê, si mê làm cho người ta
nhận lầm, nhận lầm cái TA này là thật, từ nhận lầm nghĩ
lầm nên hành động lầm, tạo nghiệp ác lôi cuốn con người
vào vòng sinh tử luân hồi. Do đó, việc tu tập nhằm phá
cho được cái TA giả dối đó. Việc này vô cùng khó khăn, vì
thế Phật tử chúng ta không những phải sáng suốt mà còn
phải hết sức kiên trì, nhẫn nại. □
GS
NGUYỄNVĂNPHÚ
nguyên Hiệu trưởng
trường
Trung học
Tư thục
Hưng
Đạo
Sài
Gòn
Sắc trẻ không dừng, dường như ngựa chạy Mạng người vô thường, mau hơn nước dốc. Ngày nay dầu còn, khó bảo đảm ngày mai.
Đại chúng! mỗi người nên nhứt tâm cần cầu tinh tấn: Chớ biến nhát trễ lười, phóng túng ngủ nghỉ; ban đêm phải nhiếp tâm niệm Phật tham thiền, chớ để thời gian luống qua vô ích mà sau nầy phải ăn năn…”Nhưng phàm muốn làm việc ǵ cho được lợi ích, chúng ta cần phải “biết làm”; ở đây muốn y chỉ lời dạy: “nhiếp tâm niệm Phật, tham thiền”, niệm Phật tham thiền”, lẽ tất nhiên chúng ta phải biết làm sao để “nhiếp tâm”, niệm Phật, tham thiền cho trúng cách đúng phương pháp, tức là biết cách “tọa thiền niệm Phật”. Văy trước khi học về phần thật hành, chúng ta nên hiểu sơ qua về mục đích của phương pháp Tọa thiền.
A) Mục-đích của phương-pháp tọa-Thiền
Tọa thiền là một phương pháp rất thông dụng chẳng những trong đạo Phật mà ở ngoài đạo cũng vẫn có từ xưa.
Tọa thiền nghĩa là ngồi để tham cứu một vấn đề ǵ. Thế nên tọa thiền không phải là một phương pháp chứng quả thành đạo, mà là một trong vô lượng phương tiện giúp cho thân được an, để cho tâm không loạn và được chánh niệm chánh quán. Ngoại đạo chỉ chú trọng nơi thân mà không để ư đến tâm, trong khi thật ra, tâm mới là phần chánh, đáng chú trọng hơn cả.
B) Phương-pháp Tọa-Thiền
Dưới đây là phần thực hành mà ngài Hòa Thượng Vạn Đức dạy với tất cả sự kinh nghiệm mà ngái đă thâu hoạch từ nhiều năm. Phần nầy chia làm ba: 1. Điều-thân Thân lúc nào cũng làm duyên trợ cho Tâm, thế cho nên nếu thân có những cữ động thô thiển, khí lực sôi nổi, và lẽ tất nhiên tâm ư sẽ phù động, do đó khó mà nhập định được. Cho nên trước khi Tọa thiền, cần phải điều ḥa thân trước nhất. Vậy phải điều ḥa thân bằng cách nào:
a. Phải điều-dưỡng sự ăn uống.
Sự ăn uống đối với thân rất hệ trọng, v́ thường bệnh phát sanh do nơi sự ăn uống. Có những thực vật hạp với cơ thể người này lại không hạp với người kia và trái lại; dầu sao, không nên dùng những thứ có dầu mỡ nhiều, tránh những chất hăng, kích thích thần kinh như café đậm, rượu, trà đăm, thuốc hút v.v… mà chỉ nên dùng những món ăn sơ sài trong sạch.
Trước giờ tọa thiền, không nên ăn quá no mà chỉ ăn vừa đủ, v́ nếu ăn quá no sẽ làm mệt dạ dày, ngồi không yên ổn. Không ăn chiều lẽ tất nhiên là thích hợp đặc biệt với việc tọa thiền niệm Phật
b) Y-phục
Trước khi tọa thiền phải tắm rửa cho thân thể được sạch sẽ để tránh khỏi sự ngứa ngẩm trong ḿnh.
Sau đó, tiết lạnh th́ mặc áo ấm, trời nóng th́ dùng y phục mỏng mảnh rộng rải và sạch sẽ.
Đai lưng (lưng quần) lúc nào cũng phải nới rộng ra.
Những điều trên đây giúp cho sự hô hấp dễ dàng và không bị lay chuyển v́ thời tiết.
c) Giữ thân cho được ngay thẳng và vững vàng
(Nghĩa là làm thế nào mà khi quên nó, nó không nghiên ngă hay lay động). Muốn được như vậy, chỉ có cách duy nhất là ngồi,v́ đi, đứng hay nằm không thể đạt được hai mục đích vừa nói trên.
Nhưng nếu ngồi mà tḥng hai chân xuống, th́ khi quên, thân lại không vững; hơn nữa lúc ở trong nhà, thất, có bàn ghế giường v.v…th́ không nói chi, nhưng khi ra ngoài vườn tược đồng ruộng hay đến núi rừng để tọa thiền, khó t́m ra chỗ ngồi có thể tḥng chân xuống được dễ dàng .
Thế nên chỉ có cách rút chơn xếp bằng lại là giúp cho chúng ta ngồi ngay thẳng và vững vàng mà thôi.
d) Cách ngồi
Có nhiều cách ngồi mà hành giả cần phải chọn lựa cho thích hợp với mình
Chân.
1. Toàn già (cũng gọi là kiết già hay Kim Cang tọa)
Gát bàn chân trái lên đùi bên mặt, gát bàn chân mặt lên đùi bên trái, gót hai bàn chân đều phải sát vào bụng.
2. Bán dà, có hai cách:
- Hàng ma tọa: gát bàn chân mặt trên đùi bên trái (như ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ tát) – Kiết tường tọa: gát bàn chân trái lên đùi bên mặt (như ngài Phổ Hiền Bồ tát).
-Trong ba cách ngồi, khi ngồi phải tập cho hai gối đồng sát xuống chiếu như nhau, hai mông cũng chịu đều như nhau th́ mạch máu không bị cấn tất không bị tê, cũng không nên dùng nệm quá dầy. Một điều nên để ư, là thường thường lúc ban sơ, khi vừa ngồi kiết già hay nghe một chân nặng một chân nhẹ. Để sửa chữa vào khuyết điểm đó, chỉ có cách là dùng hai tay chống xuống chỗ ngồi để nưng toàn thể thân lên và hạ bên chân hay mông nhẹ xuống trước, bên nặng xuống sau, đôi ba lần th́ hai chân hoặc hai mông sẽ đều, không c̣n cảm tưởng nặng nhẹ nữa.
Tay .
Hai bàn tay để ngửa, bàn tay mặt th́ đặt lên trên bàn tay trái, vừa sát bụng và để nhẹ trên hai bàn chân, hai đầu ngón tay cái đâu lại(Tam muội ấn).
Phương pháp để bàn tay như vậy, theo Cổ Đức nói, làm cho điện lực trong thân lưu thông đều đặn, không biến thoát ra ngoài và giúp cho tâm dễ an ổn.
Lưng —Tay chơn đều đâu vào đó rồi, phải lay chuyển thân thể độ ba bốn lần cho nó được ung dung và phải giữ xương sống cho ngay thẳng, chẳng khác nào một cây cột đối với cái nhà. Nếu cột xiêu th́ nhà đổ vậy.
Đầu, cổ — Đầu và cổ cũng phải giữ cho ngay, nhưng không được ngước thẳng quá.
Mắt — Mắt hơi nhắm lại, để chỉ c̣n thấy tướng trắng hay sáng sáng bên ngoài thôi; đừng mở hẳn sẽ tán loạn; mà cũng đụng nhắm hẳn sẽ bị hôn trầm.
Miệng — Miệng phải ngậm lại, chót lưỡi để trên chưn răng hàm trên, răng phải để cho thong thả, đùng cắn cứng lại, nhờ đó hơi thở sẻ nhẹ nhàng.
2. Điều Tức
Khi thân đă nghiêm chỉnh rồi, lúc bấy giờ hành giả mới bắt đầu thở ra nhẹ nhàng nhưng cho dài, tâm nghĩ tất cả ô trược trong thân đều tựu theo không khí mà ra ngoài hết .Đến khi hít vô, cũng phải nhẹ nhàng và cho dài, nghĩ bao nhiêu cái chi thanh tịnh ở bên ngoài đều vào trong hết.
Làm như vậy được hai ba lần hay đến năm bảy lần nếu cần, cho trong thân được khoan khoái.
Sau đó phải giữ hơi thở nhẹ nhàng thong thả, suông êm, dài ngắn cho quân b́nh.
Nên để ư, khi điều ḥa hơi thở hành giả thường gặp hai lỗi sau đây.
a) Phong tướng. Tức là hơi thở ra hít vào, nghe có tiếng gió, do v́ thở quá mạnh.b) Suyển tướng, tức là tuy thở ra vào không nghe tiếng nhưng lại gấp rút hoặc rít sáp không thông.
Nếu khi ngồi tĩnh tọa mà thấy hai tướng trên đây, đó là triệu chứng tâm không được an định.
Nếu khéo điều nhiếp, dùng sổ tức thở ra hít vào thong thả, ít lâu sẽ thuần thục, tự nhiên hơi thở sẽ điều ḥa, huyết mạch được lưu thông, trong người sẽ được ung dung khoan khoái.
Thế nên điều ḥa hơi thở là một công phu rất hệ trọng đối với phép tịnh tọa.
3. Điều Tâm
Trước khi tọa thiền, hành giả có phát tâm trước, hoặc sổ tức, hoặc quán bất tịnh, hoặc niệm Phật v.v…
Nếu đă phát tâm niệm Phật, th́ hành giả phải nghĩ Ta bà ngũ trược, nhớp nhơ, là nguồn gốc của muôn ngàn thống khổ, nơi thân và hiện cảnh, phải làm thế nào thoát ly cho được, tức là phải yểm ly sanh tử nơi Ta bà mà cầu sanh về Cực Lạc.
Hành giả nhớ ngay đến cảnh Cực Lạc thuần vui không khổ, có đủ thắng duyên thắng cảnh trợ lực cho hành giả mau thành Phật quả quảng độ chúng sanh, — đến đức Phật A Mi Đà tướng hảo quang minh, lúc nào cũng duỗi ḷng từ tiếp dẫn chúng sanh về Lạc Quốc.
Lúc bấy giờ hành giả khởi niệm câu dài : “Nam mô Tây phương Cực Lạc thế giới Đại từ Đại bi tiếp dẫn Đạo Sư A Mi Đà Phật “ rồi lần lần thâu ngắn lại c̣n sáu chữ “Nam mô A Mi Đà Phật” hay bốn chữ:“A Mi Đà Phật” lúc đầu niệm lớn, sau niệm thầm để nhiếp tâm cho nó an trụ vào đó. Khi niệm ra tiếng hoặc thầm, đều cần phải gắng cho tiếng nổi rơ trong tâm chẩm răi, tâm ư nghe rơ từng tiếng từng chữ, tức là “Quán trí hiện tiền” nếu không, tâm sẽ tạp niệm (tán loạn) hay ngủ gục(hôn trầm).Nếu tán loạn, không rơ, lơ là, hay khi hôn trầm muốn đến hành giả phải cử tâm ngay bằng cách chú ư đến câu niệm Phật.
Có khi hành giả cố gắng kềm tâm, nhưng tâm vẫn chạy và nếu tâm vẫn chạy măi, th́ có cách phải niệm Phật và nghĩ ở đầu hai ngón tay cái, đầu hai ngón chơn cái hoặc nghĩ ở nơi cái rún mà niệm.
Làm như vậy thần kinh hệ sẽ hạ xuống, tức cái tâm sẽ hạ xuống mà bớt tán loạn.
Còn nếu bị hôn trầm, thì phải nghĩ ở đỉnh đầu hay ở trán mà niệm thì sẽ hết, với ý chí phấn khởi.
Hoặc hành giả có thể niệm theo phương pháp“Thập niệm kư số” Thập niệm kư số” là khi niệm Phật, phải ghi nhớ rành rẽ từ một đến mười câu, hết mười câu liền trở lại một, cứ như thế xoay vần măi. Nhưng phải niệm trong ṿng mười câu mà thôi, không được hai mươi hoặc ba mươi câu, lại không được lần chuỗi v́ dùng tâm ghi nhớ. Có thể phân làm hai đoạn từ một đến năm, từ sáu đến mười. Hoặc c̣n thấy kém sức lại chia làm ba hơi, từ một đến ba, bốn đến sáu, bảy đến mười.
Cần để ư: niệm nhớ và nghe phải rơ ràng, vọng niệm mới không xen vào được.
Dùng phép này lâu sẽ được nhứt tâm.
Điều tâm là pháp môn tu chủ chánh. Nếu có sự biến chuyển nơi thân, không nên để ư đến, mà phải chuyên ǵn chánh niệm.
c) Phương pháp giải tọa (xả thiền)
Khi xả thiền, hành giả làm ngược lại tất cả, nghĩa là trước hết phải xả nơi tâm, kế xả nơi tức và sau cùng mới xả thân.
1.Xả Tâm. – Hành giả phải nhớ lại coi hiện giờ ḿnh ngồi chổ nào , nảy giờ ḿnh làm ǵì, nhớ coi ḿnh có bị tán loạn hay hôn trầm không, và mặc dầu có hay không, cũng vẫn hồi hướng công đức về tây phương để trang nghiêm Tịnh độ.
2.Xả Tức. – Sau khi xả tâm xong, hành giả mở miệng thở ra vài hơi thật dài để cho khí nóng trong người giảm bớt và để hồi phục lại trạng thái b́nh thường như trước khi tỉnh tọa.
3. Xả Thân. – Tâm, tức điều xả xong, lúc bấy giờ hành giả se sẽ rao động nơi lưng và cổ, khi mạch lạc chạy đều, từ từ duổi hai tay ra, lấy hai bàn tay xoa nhè nhẹ với nhau, rồi xoa lên mắt, kế từ từ mở mắt. Sau đó uốn lưỡi một vài lần và nuốt chút nước miếng.
Tay và mắt xả xong, đến lượt xả hai chân. Trước hết phải lấy hai tay xoa hai bắp vế, rồi tháo lần lần hai chân ra, thoa hai bắp chuối và hai bàn chân. Khi nghe hai bàn chân nóng hết rồi, hành giả chuyển động nhè nhẹ toàn thân rồi đứng dậy, đi tới đi lui.
D) Những điều cần để tọa thiền có kết quả Hôn trầm, là một chướng trong việc tu thiền, thế nên thân phải bớt ngủ nghỉ. Phật dạy đầu hôm cuối đêm th́ tham thiền, nửa đêm th́ tụng kinh để tự tiêu tức, nhưng nếu ḿnh không kham nổi th́ nên bớt sự ngủ nghỉ. Ban đêm th́ chỉ nghỉ ba canh, từ 11 giờ đến 4 giờ sáng thôi, đó là lời dặn ḍ của Cổ đức vậy. C̣n nơi tâm th́ phải có sự điều nhiếp theo ba cách dưới đây: 1. Không niệm tham dục. 2. Không niệm sân hận. Nếu thực hành hai cách này mà không đắc lợi trên đường chánh định, hành giả phải kiểm điểm lại nơi tâm có sanh tội lỗi chi không, hằng ngày phải nói lời dịu dàng, ḥa nhă cho tâm lóng xuống, đối với người và vật, giữ tâm cho mát mẻ và luôn luôn nhẹ nhàng. 3. Ngoài giờ tĩnh toạ phải giữ câu niệm Phật không rời tâm. Tâm tương ứng với chánh định phát ra khinh an, trong thân sẽ thấy khoan khoái. Thân tâm hiệp nhứt, thân cảnh không hai, lúc bấy giờ hành giả ở trong định vắng lặng sẽ thấy thân tướng Phật, nghe Phật thuyết pháp và những cảnh giới nhiệm mầu không sao kể xiết… Đó chính là tướng niệm Phật thiện căn phát hiện do nơi công phu tọa thiền niệm Phật thành công vậy.
HT Thích Trí Tịnh
( Tài liệu nầy chính Hòa Thượng Trí Tinh đă dạy cho sinh viên Tăng, Ni và cư sĩ nam, nữ tại Đại Học Vạn hạnh.)
Các bạn bấm Click to Play Bấm thêm dấu play thì mới nghe được...
Niệm nhanh như thế này thì khg khởi vọng tưởng và khg bị buồn ngủ,CN rất thích niệm theo kiểu này .....mấy lần trên Chùa có khóa niệm Phật,nhất là giấc trưa, mới ăn no xong mà ngồi niệm chậm chậm 1 hồi là ai cũng muốn " thăng về VN" hết ...hihi...hôm bửa Thầy Thiện Đạo về Chùa Ni Sư , đang giấc trưa Thầy dạy niệm Phật kiểu này và lần đầu tiên nghe được cho nên ai cũng thích qúa ,vọng tưởng khg cách nào khởi nổi và hôn trầm cũng biến luôn.....cách niệm này thì lớp trẻ thích hơn,còn những cụ lớn tuổi thì khg biết niệm theo kịp khg ???.....
-Thầy giảng có rất nhiều điều thật bất ngờ trong cuộc sống,mới thấy người đó còn đó sau đó họ mất thật bất ngờ ....mình có mặt trên thế gian này cũng thật bất ngờ và ra đi cũng thật bất ngờ....mình phải tu để khi gặp cảnh bất ngờ mình có thể đi ngang qua 1 cách bình thản .... - Mình có thể vui buổi sáng và buồn buổi chiều,buổi sáng màu hồng còn buổi chiều thì lòng u buồn nặng trịch....mình phải biết cách chuyển hóa tâm thức mình....mình phải đứng thật vững trên đôi chân của mình trên cõi này...... -Mình ham tu mà người thân rất ghét ,điều kiện hoàn cảnh chung quanh rất khó tu.....hoàn cảnh nghèo khó cũng khó tu...con cái nghèo khó cũng khó tu....giao tế với người thân cũng rất quan trọng,phải tạo hoàn cảnh yên lành chung quanh mình thì mình mới tu yên .....thân bệnh hoạn cũng rất khó tu...thân khỏe mạnh thì tâm mới an,mới dễ tu....nên phải khéo giữ thân cho khg bệnh.... -Khi mình tu mà người trong gia đình rất ghét....tại sao ? Mình đổ thừa tại nghiệp chứ tại sao khg nghỉ mình hành xử vụng về.Thế nào là hành xử vụng về ?Tâm thức của chúng ta rất lạ là lúc nào cũng có phương thức thái hoá hết,khi mình lao đầu vào cuộc trần thì mình thái hóa trong cuộc kiếm tiền,trong trò chơi,mình vun vãi của cải mình khg thương tiếc .Nhưng đến khi lớn tuổi chút thấy cái chết gần kề thì mình lao vào ham tu , mình khg để ý đến những người thân chung quanh mình,mình muốn những người thân đừng đụng đến mình để yên cho mình tu ,mình bỏ hết những trách nhiệm của mình với bằng hữu ,với bạn bè với con cái....dòng nước chảy xuôi dòng ,ta hãy khéo thì ta lắng được dòng nước theo ý của chúng ta muốn nó chảy....nhưng nếu vô tình qúy vị lấy đất đá ngăn thành đập thì sao ? thì vỡ đê...mà thông thường đê của ta khg chắc đâu....cho nên sẽ gây phản ứng ngược với người chung quanh của các vị...cho nên đừng đổ thừa nghiệp mà đổ thừa mình ứng xử rất vụng về với những người xung quanh của ta.....tất nhiên mỗi gia đình có cách hành xử riêng nhưng tùy sự thông minh của qúy vị thì qúy vị chuyển đươc hoàn cảnh xung quanh.... -Chúng ta thích áp đặt người khác,mình thích gì thì thích người thân của mình làm vậy.....mỗi người gương mặt khác nhau thì tâm thức cũng khác nhau......tùy theo duyên....ta hãy đợi chờ cho nhân duyên chín mùi....bông hoa cũng chờ đúng mùa mới nở.....hãy học kiên nhẫn và đợi chờ....mình phải làm ba phương bốn hướng yên lặng hết thì mình mới còn năng lực để tu..... -Họa tùng khẩu xuất ,bệnh tùng khẩu nhập....những chuyện lớn nhỏ,nhỏ nhất là chuyện thị phi từ cái miệng ta mà ra.....mọi bệnh tật phát sinh từ sự ăn uống của mình nữa....người có ý chí mạnh lòng họ tràn đầy niềm vui,ít buồn,ít giận,họ cũng ít bệnh nữa ....mình phải điều chỉnh thân này có nguồn năng lượng rất mạnh,rất hùng tráng để mà tu bằng 2 cách thôi : *cách 1: khéo điều tiết ẩm thực để nuôi dưỡng qúy vị *cách 2:khéo điều tiết thần kinh,tâm thức của qúy vị lỏng ,nhẹ ,yên,vui và niềm hưng phấn của trái tim ,của tình cảm ,tâm thức của qúy vị,nó là món lương dược tuyệt vời nhất để dựng dậy 1 hình hài để làm cho thân của qúy vị khoẻ mạnh...thân mà khoẻ mạnh thì tâm tràn đầy an lạc.....thì lúc ra đi được nhẹ nhàng ,an lạc.... -Ăn ít thì mình sẽ sống thọ...Người Tây Phương họ có nói :thắt lưng dài ra cuộc đời ngắn lại (bụng to thì sống khg thọ)....phải khắc chế làm chủ cái miệng...làm chủ cái buồn ,cái vui ,cái lo lắng... -Khi có những lo lắng, bất an thì niệm Phật hoặc ngồi thiền....Thiền cũng là 1 nghệ thuật sống ....mình luyện cho đầu óc mình sáng suốt,thông minh hơn nhờ tu Thiền hay niệm Phật....
Kính thưa toàn thể Quý Phật Tử, Quý Đồng Hương xa gần,
Từ năm 1996 có Trụ Xứ Linh Quang mới, chúng tôi đã cố gắng xây sửa đẹp hơn ngày dọn về rất nhiều, duy trừ Chánh Điện còn quá nhỏ hẹp, từ garage tức là nhà để xe sửa lại làm Chánh Điện tạm đã hơn 15 năm, làm nơi phụng thờ Tam Bảo sinh hoạt hàng tuần cho đến nay vẫn chưa thay đổi được, mặc dầu chúng tôi rất ưu tư nhưng không thể nào làm khác hơn, vì lý do tài chánh quá hạn hẹp.
Mãi đến hôm nay, vì một nguyên nhân thật bức thiết, hàng xóm sát cạnh chùa than phiền nước tràn qua sân nhà họ, nên Township xuống kiểm tra bất chợt, lại đúng vào ngày Vía Phật A Di Đà có hơn 80 Phật Tử tham dự, như vậy là gấp đôi số người được chấp thuận cho sinh hoạt mỗi tuần. Do đó, họ bắt buộc chúng tôi phải tiến hành xây ngay Chánh Điện rộng hơn để thích hợp với tình hình sinh hoạt hiện tại.
Với dự định sau vài năm nữa mới xây lại Chánh Điện cho thong thả, nhưng tình thế bắt buộc chúng tôi không thể chần chờ được nữa, vì Township sẽ không cho sinh hoạt tiếp tục trong khoảng không gian chật hẹp thế này ! Thật đúng là ý Trời, cũng là thuận lòng đa số Phật Tử vẫn ao ước có một Chánh Điện khang trang hơn; vì tinh thần tín ngưỡng của đồng bào Phật Tử địa phương ngày càng phát triển, nhu cầu tu học ngày càng cần thiết cho hiện tại cũng như tương lai. Mặc dầu tài kém sức mọn, nhưng chúng tôi đã mạnh dạn đứng lên, cố gắng nỗ lực, tận sức thành lập một dự án xây dựng lại Chánh Điện, mong có nơi thờ phụng chư Phật trang nghiêm hơn và có phương tiện sinh hoạt Phật Sự, làm nơi tu tập cho hàng xuất gia, tại gia rộng rãi tiện nghi hơn hiện nay.
Nhưng ngôi Tam Bảo được viên thành tốt đẹp, Thiền Môn được hưng thạnh hay không, đều phải nhờ vào sự phát tâm và ủng hộ mạnh mẽ của Đàn Việt Tín Chủ, chính là nguồn sinh lực trợ duyên cho Ni Chúng Linh Quang xây dựng và duy trì ngôi nhà Chánh Pháp Như Lai mãi mãi trường tồn, giúp mọi người tăng trưởng tâm lành, vun bồi thiện căn phúc đức cho thế gian vơi bớt khổ đau sầu muộn, tăm tối !
Hôm nay, chúng tôi trân trọng nói lên những lời khẩn thiết này gởi đến Quý Phật Tử Đồng Hương, Quý Mạnh Thường Quân ân nhân xa gần, mong quý vị phát Bồ Đề Tâm hoan hỷ trợ duyên. Mỗi đóng góp dù thật nhỏ bé, sẽ thành những viên gạch, phiến đá tương lai, mỗi tấm lòng sẽ là những bông hoa, trái ngọt ... đồng chung dự phần kiến tạo ngôi Chánh Điện chùa Linh Quang mau thành tựu, hoàn toàn nhờ vào những trái tim thương Đạo, mến Chùa của toàn thể Quý Vị Hộ Pháp khắp nơi ...
Với sự giúp vui văn nghệ của các Ca Sĩ Gia Huy – Bích Thảo – Dương Bửu Trung – Thái Nhật Anh ... cùng đông đảo các Ca Sĩ Tân Cổ từ các tiểu bang lân cận và địa phương, thêm các vũ điệu dễ thương của những mầm non văn nghệ và sự cộng tác của các tài năng ca sĩ cây nhà lá vườn không kém phần hấp dẫn v.v... Với tài nấu ăn tinh xảo từ các phu nhân nội trợ đảm đang của Chùa Linh Quang, Quý Vị sẽ được dùng một bữa tiệc chay thật ngon miệng, hài lòng và thoải mái trong không gian thoáng mát tại sân Chùa, thưởng thức những màn văn nghệ tuyệt vời, mà lại được thêm công đức bao la trong việc ủng hộ xây dựng ngôi Đại Hùng Bảo Điện chùa Linh Quang.
Cuối thư chúng tôi xin chân thành tri ân những tấm lòng vàng của Quý Vị, nguyện cầu Hồng Ân Tam Bảo luôn gia hộ Quý Vị cùng bửu quyến vạn sự an lành, cát tường như ý.
Những số phone để liên lạc mua vé : Anh Tươi (267) 640-8051 Tiệm Cafe Việt Nam Souderton (215) 723-3335. Chị Hồng Phila (215) 869-2989 và ChùaLinh Quang (215) 234-0930. Văn nghệ Tiệc Chay bắt đầu từ lúc 3 giờ 30 chiều đến 8 giờ tối ngày Chủ Nhật 5 tháng 6-2011 tại sân Chùa Linh Quang và 5 giờ sẽ bắt đầu nhập tiệc. Giá vé ủng hộ là $35/ vé của 1 phần ăn. Trẻ em từ 10 tuổi phải có vé. Giờ chót vẫn bán vé tại Chùa.
Kính mong các bạn xa gần mỗi người cho Chơn Ngọc xin 1 đô thôi để giúp Ni Sư Chùa Linh Quang xây dựng cho xong chánh điện....xin gọi thẳng về Chùa : 215-234-0930 hoặc donation online : http://chualinhquangpa.org/ . Mỗi lần có khóa tu các bác lớn tuổi không có chổ ngồi chỉ ngồi được có nữa ghế,thật khổ sở vô cùng . Xin cảm niệm công đức các bạn rất nhiều .Nam mô Công Đức Lâm Bồ Tát Ma Ha Tát .
Đức Phật đã nói rằng trong tất cả những mùa khác
nhau để cày cấy, mùa thu là mùa tốt nhất, trong tất cả những loại nhiên
liệu để đốt, thì phân bò là tốt nhất, và trong tất cả những loại tỉnh
giác khác nhau, sự tỉnh giác về sự vô thường và cái chết thì hữu hiệu
nhất. Cái chết là điều nhất định, nhưng khi nào nó giáng xuống thì
bất định. Nếu chúng ta thực sự đương đầu với sự việc, chúng ta không
biết được cái gì sẽ tới trước – ngày mai hay cái chết. Chúng ta không
thể hoàn toàn quả quyết rằng người già sẽ chết trước và người trẻ còn ở
lại phía sau. Thái độ thực tế nhất mà ta có thể nuôi dưỡng là hy
vọng điều tốt đẹp nhất nhưng chuẩn bị điều tồi tệ nhất. Nếu điều xấu
nhất không xảy ra
thì mọi sự đều tốt đẹp, nhưng nếu nó xảy ra, nó sẽ không tấn công chúng
ta bất ngờ. Điều này cũng ứng dụng cho sự thực hành Pháp: chuẩn bị
cho điều tồi tệ nhất vì không ai trong chúng ta biết được khi nào mình
chết. Mỗi ngày chúng ta biết tin về cái chết trong báo chí hay cái chết
của một người bạn, của người nào đó mà ta biết mang máng, hay của một
người thân. Đôi khi chúng ta cảm thấy mất mát, đôi lúc chúng ta hầu như
vui sướng, nhưng một cách nào đó, chúng ta vẫn còn bám chặt vào ý tưởng
rằng điều đó sẽ không xảy ra cho ta. Chúng ta nghĩ rằng mình được
miễn trừ đối với sự vô thường, và vì thế chúng ta trì hoãn sự tu hành
tâm linh (nó có thể chuẩn bị cho chúng ta trước cái chết), và cho rằng
ta sẽ còn thời gian trong
tương lai. Khi thời điểm không thể tránh khỏi xảy tới, điều duy nhất
chúng ta phải mang đi là niềm hối tiếc. Chúng ta cần phải đi vào sự thực
hành ngay lập tức để dù cái chết có tới sớm thế nào chăng nữa, chúng ta
cũng sẽ sẵn sàng. Khi cái chết đến, không điều gì có thể ngăn cản
nó. Dù bạn có loại thân thể nào, dù bạn có thể trơ trơ đối với bệnh tật
thế nào chăng nữa, cái chết chắc chắn giáng xuống. Nếu chúng ta ngẫm
nghĩ về cuộc đời của chư Phật và Bồ-tát trong quá khứ thì nay các Ngài
chỉ còn là một ký ức. Các Đạo sư Ấn Độ vĩ đại như ngài Nagarjuna (Long
Thọ) và Asanga (Vô Trước) đã có những đóng góp to lớn cho Pháp và làm
việc vì lợi lạc của chúng sinh, nhưng giờ đây tất cả những gì còn lại
của các ngài chỉ là
những cái tên. Tiểu sử của các vị sống động đến nỗi hầu như họ vẫn
còn sống. Khi chúng ta đi hành hương Ấn Độ, ta thấy những nơi như Đại Tu
viện Nalanda, là nơi các bậc Thầy vĩ đại như Nagarjuna và Asanga đã học
tập và dạy dỗ. Ngày nay Nalanda đã đổ nát. Khi nhìn những dấu tích để
lại của những nhân vật vĩ đại trong lịch sử, cảnh điêu tàn chỉ cho ta
thấy bản chất của sự vô thường. Như những Phật
ngôn cổ xưa nói, dù ta chui xuống lòng đất hay đi vào biển cả hoặc vào
không gian, chúng ta sẽ không bao giờ tránh được cái chết. Những người
trong chính gia đình chúng ta chẳng sớm thì muộn sẽ chia lìa nhau như
đám lá bị gió thổi tung. Trong một hai tháng tới, vài người trong chúng
ta sẽ chết, và những người khác
sẽ chết trong ít năm. Trong tám mươi hay chín mươi năm, tất cả
chúng ta, kể cả Đạt Lai Lạt Ma sẽ chết. Khi ấy, chỉ có sự thấu suốt tâm
linh của ta là giúp ích được cho ta. Không ai sau khi sinh ra mà càng
lúc càng cách xa cái chết. Thay vào đó, mỗi ngày chúng ta tới gần cái
chết hơn, giống như súc vật đang bị dẫn tới lò sát sinh. Giống như những
người chăn bò đánh đập bò của họ và dẫn chúng về chuồng, chúng ta cũng
bị hành hạ bởi những nỗi đau khổ của sinh, lão, bệnh, tử, luôn luôn tiến
gần tới lúc kết thúc của đời ta. Mọi sự trong vũ trụ này bị lệ thuộc
vào lẽ vô thường và cuối cùng sẽ bị tan rã. Như Đức Đạt Lai Lạt Ma
thứ bảy đã nói, những thanh thiếu niên trông rất mạnh mẽ và khỏe khoắn
nhưng lại chết trẻ là những
vị Thầy thực sự dạy cho chúng ta về sự vô thường. Trong tất cả những
người chúng ta biết hay nhìn thấy, sẽ không ai còn sống trong một trăm
năm nữa. Cái chết không thể bị đẩy lui bởi các mật chú hay bởi tìm kiếm
sự nương tựa ở bất kỳ một vị thầy tài giỏi. Trải qua những năm tháng
cuộc đời, tôi đã gặp gỡ rất nhiều người. Giờ đây họ chỉ còn là những
hình bóng trong ký ức tôi. Ngày nay tôi lại gặp thêm những người
mới. Thật giống như xem một vở kịch: sau khi đóng xong vai tuồng của
mình, người ta thay đổi xiêm y và lại xuất hiện. Nếu chúng ta tiêu phí
cuộc đời ngắn ngủi của mình dưới ảnh hưởng của sự tham luyến và oán
ghét, nếu vì lợi ích của những cuộc đời ngắn ngủi đó mà chúng ta tăng
trưởng những mê lầm của
mình thì mối tai họa chúng ta tạo tác sẽ rất lâu dài, vì nó phá hủy
những triển vọng thành tựu hạnh phúc tối hậu của chúng ta. Nếu đôi lúc
chúng ta không thành đạt trong những vấn đề thế tục tầm thường, điều đó
không quan trọng lắm, nhưng nếu chúng ta lãng phí cơ may quý báu có được
nhờ đời người này, thì bản thân chúng ta sẽ bị trầm luân trong thời
gian dài. Tương lai ở trong tay ta – dù chúng ta muốn trải qua sự
đau khổ cùng cực do rơi vào những cõi luân hồi phi-nhân, hay ta muốn
thành tựu những hình thức cao hơn của sự tái sinh, hoặc ta muốn đạt tới
trạng thái giác ngộ. Ngài Shantideva nói rằng trong đời này chúng ta có
cơ hội, trách nhiệm, có khả năng lựa chọn và quyết định những đời tương
lai của ta sẽ như thế nào. Chúng ta
nên tu hành tâm thức của mình để cuộc đời ta sẽ không bị lãng phí –
không lãng phí ngay cả một tháng hay một ngày – và chuẩn bị khi cái chết
đến. Nếu chúng ta có thể nuôi dưỡng sự hiểu biết đó thì động lực cho
thực hành tâm linh sẽ phát sinh – đó là động lực mạnh mẽ nhất. Geshe
Sharawa (1070-1141) nói rằng vị Thầy tốt nhất của ngài là sự thiền định
về lẽ vô thường. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy trong giáo huấn đầu
tiên của ngài rằng nền tảng của sự đau khổ là vô thường. Khi phải đối
diện với cái chết, các hành giả lỗi lạc nhất sẽ hoan hỉ, các hành giả
trung bình sẽ được chuẩn bị tốt đẹp, và ngay cả các hành giả hạ căn nhất
sẽ không có gì để hối tiếc. Khi chúng ta đi tới ngày cuối cùng của đời
mình, điều
tối quan trọng là đừng có ngay cả một day dứt của sự hối tiếc, hoặc
điều tiêu cực mà chúng ta kinh nghiệm khi hấp hối có thể ảnh hưởng tới
sự tái sinh kế tiếp của ta. Phương cách tốt nhất để làm cho cuộc đời
có ý nghĩa là sống theo con đường của lòng bi mẫn. Nếu bạn nghĩ tưởng
về cái chết và sự vô thường, bạn sẽ bắt đầu làm cho cuộc đời bạn có ý
nghĩa. Bạn có thể cho rằng vì sớm muộn gì bạn cũng phải chết thì không
cần cố gắng nghĩ về cái chết vào lúc này, bởi nó sẽ chỉ khiến bạn ngã
lòng và lo lắng. Nhưng sự tỉnh giác về cái chết và lẽ vô thường có thể
có những lợi lạc to lớn. Nếu tâm thức chúng ta bị vướng mắc bởi cảm
tưởng rằng mình không bị lệ thuộc vào cái chết, thì chúng ta sẽ chẳng
bao giờ
nghiêm túc trong sự thực hành của mình và chẳng bao giờ tiến bộ trên
con đường tâm linh. Sự tin tưởng rằng bạn sẽ không chết là chướng
ngại to lớn nhất cho tiến bộ tâm linh của bạn: bạn sẽ không nhớ tới
Pháp, bạn sẽ không tuân theo Pháp mặc dù bạn có thể nhớ tới nó, và bạn
sẽ không tuân theo Pháp hết lòng dù bạn có thể tuân thủ nó ở một mức độ
nào đó. Nếu bạn không thiền định về cái chết thì bạn sẽ chẳng bao giờ
thực hành một cách nghiêm cẩn. Chịu bó tay trước sự lười biếng, bạn sẽ
thiếu cố gắng và xung lực trong việc thực hành, và bạn sẽ bị sự kiệt sức
vây khốn. Bạn sẽ bị trói chặt vào danh vọng, của cải và sự thành đạt.
Khi suy nghĩ quá nhiều về cuộc đời này, ta có khuynh hướng làm việc cho
những gì mình
yêu quý – những thân quyến và bằng hữu của chúng ta – và ta nỗ lực để
làm vui lòng họ. Rồi khi có ai làm điều tổn hại cho họ, lập tức chúng ta
liệt những người này là kẻ thù của mình. Trong cách này, các mê lầm
như sự ham muốn và oán ghét tăng tiến như một dòng sông ngập lụt vào
mùa hè. Một cách tự nhiên, những lầm lạc này khiến cho chúng ta mê đắm
trong mọi thứ hành động tiêu cực mà hậu quả của chúng sẽ là sự tái sinh
trong những hình thức thấp của sự sinh tử trong tương lai. Nhờ sự tích
tập công đức nhỏ bé, chúng ta đã có được một đời người quý báu. Bất kỳ
công đức nào đang tồn tại cũng sẽ biểu lộ như một vài mức độ thành đạt
tương đối trong đời này. Như vậy vốn liếng ít ỏi mà chúng ta có sẽ
bị tiêu
đi mất, và nếu ta không tích tập công đức nào mới thì giống như ta tiêu
hết tiền để dành mà không có tiền mới gửi vào. Nếu chúng ta chỉ làm cạn
kiệt sự tích lũy công đức của mình thì sớm muộn gì chúng ta sẽ bị đắm
chìm vào một đời sau còn đau khổ ghê gớm hơn nữa. Người ta nói rằng
nếu không có một sự tỉnh giác đúng đắn về cái chết thì chúng ta sẽ chết
trong sự áp chế của sợ hãi và hối tiếc. Mối xúc cảm đó có thể đưa chúng
ta đi vào các cõi thấp. Nhiều người tránh đề cập tới cái chết. Họ tránh
né nghĩ tới điều tồi tệ nhất, vì vậy khi nó thực sự xảy tới họ bị bất
ngờ và hoàn toàn không sẵn sàng. Sự thực hành Phật giáo khuyên chúng ta
đừng nên không biết tới các bất hạnh và phải hiểu biết và đối mặt
với chúng, chuẩn bị cho chúng ngay từ lúc bắt đầu. Nhờ đó, khi chúng ta
thực sự kinh nghiệm nỗi đau khổ thì nó không phải là cái gì hoàn toàn
không chịu đựng được. Chỉ né tránh một vấn đề sẽ không giúp giải
quyết nó mà thực ra có thể làm vấn đề tệ hại hơn. Một số người nhận xét
rằng thực hành Phật giáo dường như nhấn mạnh tới sự đau khổ và tính chất
bi quan. Tôi cho rằng điều này thật sai lầm. Thực hành Phật giáo thực
sự cố gắng để chúng ta có được một sự an lạc vĩnh cửu – là điều không
thể suy lường nổi đối với một tâm trí bình thường - và tiệt trừ những
đau khổ một lần cho mãi mãi. Các Phật tử không hài lòng với sự thành đạt
chỉ duy trong đời này hay triển vọng của sự thành đạt trong những đời
sau, mà thay vào đó, họ tìm kiếm một hạnh phúc tối hậu. Vì đau khổ là
một thực tại do đó quan điểm căn bản của Phật giáo cho rằng sẽ không
giải quyết được vấn đề nếu ta chỉ tránh né nó qua quýt. Điều nên làm là
đối mặt với đau khổ, nhìn vào nó và phân tích, khảo sát nó, xác định các
nguyên nhân của nó và tìm ra phương cách tốt nhất để có thể đối phó với
nó. Những người né tránh nghĩ tới điều bất hạnh thực ra lại bị nó tấn
công, họ không được chuẩn bị và sẽ đau khổ hơn những người bản thân họ
đã làm quen với những đau khổ, nguồn gốc của chúng và cách chúng phát
khởi. Một hành giả của Pháp nghĩ tưởng mỗi ngày về cái chết, quán
chiếu về những nỗi khổ của con người, nỗi khổ của lúc sinh ra, nỗi khổ
của
sự già đi, nỗi khổ của bệnh tật, và nỗi khổ của sự chết. Mỗi ngày, các
hành giả Mật thừa trải nghiệm quá trình sự chết trong sự quán tưởng.
Điều ấy giống như trải qua cái chết về mặt tâm thức mỗi ngày một lần. Vì
quen thuộc với nó, họ hoàn toàn sẵn sàng khi thực sự gặp gỡ cái chết.
Nếu bạn phải đi qua một vùng rất nguy hiểm và ghê sợ, bạn nên tìm hiểu
về những sự nguy hiểm và cách xử sự với chúng trước đó. Không tiên liệu
về chúng là ngu dại. Dù có thích hay không bạn cũng phải đi tới đó, vì
thế tốt nhất là chuẩn bị sẵn sàng để biết cách xử sự khi những khó khăn
xuất hiện. Nếu bạn có một sự tỉnh thức hoàn hảo về sự chết thì bạn sẽ
cảm thấy chắc chắn rằng bạn sắp chết một ngày gần đây. Như vậy nếu
khám phá ra rằng mình sắp chết trong ngày hôm nay hay ngày mai, nhờ sự
thực hành tâm linh, bạn sẽ nỗ lực tự tháo gỡ mình ra khỏi các đối tượng
trói buộc bằng cách vất bỏ những thứ sở hữu và coi mọi sự thành công thế
tục như không có bất kỳ bản chất hay ý nghĩa nào. Lợi lạc của sự
tỉnh thức về cái chết là nó làm cho cuộc đời có ý nghĩa và nhờ cảm thấy
hoan hỉ khi giờ chết tới gần, bạn sẽ chết không chút hối tiếc. Khi bạn
quán chiếu về sự chắc chắn của cái chết nói chung và sự bất định của giờ
chết, bạn sẽ làm mọi nỗ lực để tự chuẩn bị cho tương lai. Bạn sẽ nhận
ra rằng sự thành đạt và những hoạt động của đời này không có bản chất và
không quan trọng. Như vậy, sự làm việc cho lợi lạc lâu dài của bản
thân bạn và những người khác sẽ có vẻ quan trọng nhiều hơn nữa, và cuộc
đời bạn sẽ được dẫn dắt bởi nhận thức đó. Như Đức Milarepa đã nói, bởi
chẳng sớm thì muộn bạn phải bỏ lại mọi sự sau lưng, thì tại sao không từ
bỏ nó ngay bây giờ? Mặc dù mọi nỗ lực của chúng ta, kể cả việc dùng
thuốc men hay việc cử hành những lễ trường thọ, không ai có thể hứa hẹn
sẽ sống quá một trăm năm. Có một vài trường hợp ngoại lệ, nhưng sau sáu
mươi hay bảy mươi năm nữa, hầu hết những người đọc quyển sách này sẽ
không còn sống. Sau một trăm năm, người ta sẽ nghĩ về thời đại chúng ta
chỉ như một phần của lịch sử. Khi cái chết đến, điều duy nhất có thể
giúp ích là lòng bi mẫn và sự thấu suốt về bản tánh của thực tại mà
người ta đã đạt tới. Về lãnh vực này, khảo sát xem có một đời sống sau
khi chết hay không là điều hết sức quan trọng. Những đời quá khứ và
tương lai hiện hữu vì những lý lẽ sau đây. Những kiểu suy nghĩ nào đó từ
năm ngoái, từ năm trước nữa, và ngay cả từ thời thơ ấu có thể được nhớ
lại vào lúc này. Điều này chỉ rõ cho ta thấy là một cái biết đã hiện hữu
trước cái biết hiện tại. Khoảnh khắc ý thức đầu tiên trong đời này
không được sinh khởi mà không có một nguyên nhân, cũng không được sinh
ra từ cái gì thường hằng hay vô tri. Một khoảnh khắc của tâm là cái gì
trong sáng và thấu biết. Bởi thế cái có trước nó phải là cái gì đó trong
sáng và thấu biết, là khoảnh khắc trước của tâm (tiền niệm). Chỉ có thể
tin
được rằng khoảnh khắc đầu tiên của tâm trong đời này đến từ không cái
gì khác hơn là một đời trước. Mặc dù thân xác vật lý có thể hành xử
như một nguyên nhân thứ yếu của những biến đổi vi tế trong tâm, nhưng nó
không thể là nguyên nhân chính yếu. Vật chất không bao giờ chuyển hóa
thành tâm thức, và tâm thức không thể chuyển hóa thành vật chất. Vì thế,
tâm thức phải đến từ tâm thức. Tâm thức của cuộc đời hiện tại này đến
từ tâm thức của đời trước và là nguyên nhân của tâm thức trong đời sau.
Khi bạn quán chiếu về sự chết và thường xuyên tỉnh thức về nó, đời bạn
sẽ trở nên có ý nghĩa. Nhận ra những bất lợi to lớn của việc bám chấp có
tính cách bản năng của chúng ta vào sự thường hằng, ta phải chống trả
lại nó và tỉnh thức miên mật trước cái chết để ta sẽ được thúc đẩy thực
hành Pháp nghiêm cẩn hơn nữa. Ngài Tsong-kha-pa nói rằng tầm quan trọng
của sự tỉnh thức về cái chết không chỉ hạn chế ở giai đoạn bắt đầu. Nó
quan trọng suốt mọi giai đoạn của con đường; nó quan trọng ở lúc bắt
đầu, ở giai đoạn giữa và cả ở giai đoạn cuối. Sự tỉnh thức về cái chết
mà chúng ta phải nuôi dưỡng không phải là nỗi sợ hãi thông thường, bất
lực về việc phải chia ly với những người thân và tài sản của chúng ta.
Đúng đắn hơn, chúng ta phải học sợ hãi rằng ta sẽ chết mà chưa chấm dứt
được các nguyên nhân của sự tái sinh trong các cõi thấp của luân hồi và
sẽ chết mà không tích tập những nguyên nhân và điều kiện cần thiết cho
sự tái sinh thuận lợi trong tương lai. Nếu chúng ta chưa hoàn thành
được hai mục đích này, thì vào lúc chết, chúng ta sẽ bị áp chế bởi nỗi
sợ hãi và ân hận ghê gớm. Nếu chúng ta tiêu phí toàn bộ đời mình để
miệt mài trong những hành động xấu xa phát sinh từ sự oán ghét và ham
muốn, thì chúng ta gây nên tai họa không chỉ nhất thời mà còn dài lâu.
Đó là bởi ta tích lũy và tàng trữ một khối lượng khổng lồ những nguyên
nhân và điều kiện (duyên) cho sự đọa lạc của chính chúng ta trong những
đời sau. Nỗi sợ hãi về điều đó sẽ kích động chúng ta để biến mỗi ngày
trong cuộc đời mình thành cái gì có ý nghĩa. Khi đã có sự thức tỉnh về
cái chết, chúng ta sẽ thấy được sự thành công và mọi sự của cuộc đời này
thì không quan trọng,
và sẽ làm việc cho một tương lai tốt đẹp hơn. Đó là mục đích của sự
thiền định về cái chết. Giờ đây, nếu chúng ta sợ hãi cái chết, chúng ta
sẽ nỗ lực tìm kiếm một phương pháp chiến thắng nỗi sợ hãi và hối tiếc
của mình khi chết. Còn ngay bây giờ, nếu ta cứ tránh né nỗi sợ chết
thì khi chết, chúng ta sẽ bị trói chặt bởi nỗi ân hận. Ngài Tsong-kha-pa
nói rằng khi sự tham thiền của chúng ta về lẽ vô thường trở nên hết sức
vững chắc và kiên cố thì mọi sự chúng ta gặp gỡ đều sẽ dạy chúng ta về
sự vô thường. Ngài nói rằng tiến trình đi đến cái chết bắt đầu ngay từ
khi thụ thai, và khi còn sống, cuộc đời chúng ta thường xuyên bị hành hạ
bởi bệnh tật và sự già yếu. Khi còn khoẻ mạnh và tràn đầy sức sống,
chúng ta
không nên bị lừa phỉnh khi nghĩ rằng mình sẽ không chết.
Chúng
ta không nên vui thú trong sự quên lãng khi chúng ta còn khoẻ; cách tốt
nhất là chuẩn bị cho số phận tương lai của ta. Ví dụ như người đang rơi
từ một dốc đá thật cao sẽ không sung sướng gì trước khi họ chạm đất.
Ngay cả khi chúng ta còn sống, có rất ít thời gian cho sự thực hành
Pháp. Dù cho chúng ta quả quyết là mình có thể trường thọ, có lẽ một
trăm năm, nhưng ta đừng bao giờ nhượng bộ cái cảm tưởng là ta sẽ có thời
gian để thực hành Pháp sau này. Chúng ta không nên bị chi phối bởi sự
lần lữa, nó là một hình thức của tính lười biếng. Một nửa đời người
bị tiêu mất trong việc ngủ, và phần lớn thời gian còn lại chúng ta bị
phóng tâm bởi những hoạt
động thế gian. Khi ta già đi, sức mạnh thể chất và tinh thần giảm sút,
và mặc dù chúng ta có thể mong muốn thực hành, nhưng đã quá muộn bởi
chúng ta sẽ không có năng lực để thực hành Pháp. Đúng như một bản Kinh
nói, nửa đời người tiêu phí trong giấc ngủ, mất mười năm khi ta còn nhỏ
và hai mươi năm khi ta già, và thời gian ở khoảng giữa thì bị dày vò bởi
những lo lắng, buồn phiền, đau khổ và thất vọng, vì thế khó có thời
gian nào để cho sự thực hành Pháp. Nếu ta sống một cuộc đời sáu mươi năm
và suy nghĩ về tất cả thời gian ta trải qua khi còn bé, tất cả thời
gian dùng để ngủ, và thời gian khi ta quá già, thì ta sẽ nhận ra rằng
chỉ còn khoảng năm năm để ta có thể hiến mình cho sự thực hành nghiêm
cẩn Phật Pháp. Nếu chúng ta
không dùng một nỗ lực cẩn trọng để thực hành Giáo Pháp, mà cứ sống như
ta sống đời thường, thì chắc chắn là ta tiêu phí đời mình trong sự lười
nhác không mục đích. Gung-thang Rinpoche nói, có phần diễu cợt: “Tôi mất
hai mươi năm không nghĩ gì về việc thực hành Pháp, và sau đó mất hai
mươi năm nữa để nghĩ về việc sẽ thực hành sau này, và rồi mất mười năm
nghĩ về việc đã bỏ lỡ cơ may thực hành Pháp như thế nào.” Khi tôi còn là
một đứa trẻ, không có gì đáng nói. Vào khoảng mười bốn hay mười lăm
tuổi, tôi bắt đầu quan tâm một cách đứng đắn về Pháp. Sau đó tôi lại mất
đi nhiều thời gian trong những biến động thời cuộc. Điều tốt nhất
tôi có thể nhớ lại là cuộc thi tôi lấy bằng Geshe (học vị hàn lâm cao
nhất trong các
trường Đại học tu viện Tây Tạng), sau đó tôi phải rời bỏ quê hương
mình. Giờ đây, mặc dù có được một ít học tập và thực hành, phần lớn đời
tôi đã bị lãng phí một cách lười biếng không lợi lạc gì nhiều. Tuy nhiên
tôi không đến nỗi phải hối tiếc rằng mình đã không thực hành. Nếu
tôi nghĩ về phương diện thực hành Tantra Du Già Tối thượng thì có những
khía cạnh nào đó của con đường tôi không thể thực hành vì những cơ cấu
thân thể của tôi bắt đầu suy thoái cùng tuổi tác. Thời gian để thực hành
Pháp không đến một cách tự nhiên mà phải được sắp xếp có chủ đích. Nếu
bạn phải khởi hành trên một hành trình lâu dài thì ở một lúc nào đó, cần
phải làm những sự chuẩn bị. Như tôi thường thích nói, chúng ta nên dùng
năm
mươi phần trăm thời gian và năng lực cho những mối quan tâm về đời sau
của mình, và khoảng năm mươi phần trăm cho những công việc của đời này. Có
rất nhiều nguyên nhân dẫn đến cái chết và rất ít nguyên nhân để sống
còn. Hơn nữa, những gì chúng ta thường coi là để củng cố đời sống, như
thực phẩm và thuốc men, có thể trở thành những nguyên nhân của cái chết.
Ngày nay, nhiều bệnh tật được cho là do bởi chế độ ăn uống của chúng
ta. Những hóa chất thường giúp tăng trưởng mùa màng và chăn nuôi súc vật
đã góp phần làm sức khỏe suy yếu đi và gây nên sự mất quân bình trong
thân thể. Thân người quá nhạy cảm, quá tinh tế khiến nếu nó quá mập thì
bạn có mọi thứ vấn đề: bạn không thể đi đứng ngay ngắn, bị cao huyết áp,
và thể
bạn trở thành một gánh nặng. Trái lại, nếu bạn quá gầy ốm, bạn ít
mạnh khỏe hay khả năng chịu đựng, nó dẫn tới mọi thứ phiền não khác. Khi
bạn còn trẻ, bạn lo lắng không được kể đến trong số những người lớn, và
khi quá già thì bạn có cảm tưởng như bị xua đuổi ra khỏi xã hội. Đây là
bản chất sự hiện hữu của chúng ta. Nếu mối họa hại là một thứ gì tác
động từ bên ngoài, thì bạn có thể bằng cách này hay cách khác né tránh
nó; bạn có thể chui xuống lòng đất hay lặn sâu trong đại dương. Nhưng
khi hiểm họa đến từ bên trong thì bạn không thể làm gì hết. Trong khi
chúng ta còn tự do đối với sự bệnh hoạn và khó khăn, và ta có một thân
thể khỏe mạnh, chúng ta phải lợi dụng điều đó và rút ra được cốt tủy của
nó. Rút
ra được cốt tủy (bản chất) của cuộc sống là nỗ lực để thành tựu một
trạng thái hoàn toàn giải thoát khỏi bệnh tật, cái chết, sự suy sụp và
nỗi sợ – đó là, một trạng thái của giải thoát và toàn trí. Người
giàu có nhất trong thế giới không thể mang theo một vật sở hữu duy nhất
khi chết. Ngài Tsong-kha-pa nói rằng nếu chúng ta phải để lại đằng sau
thân xác này, là thứ mà ta rất thân thiết, coi như của riêng mình và là
cái từng đồng hành với ta từ lúc sinh ra như người bạn già nua nhất, thì
làm gì có chuyện không phải bỏ lại những của cải vật chất. Hầu hết mọi
người đều mất quá nhiều năng lực và thời gian chỉ để cố gắng có được một
ít thành đạt và hạnh phúc trong đời này. Nhưng vào lúc chết, mọi hoạt
động thế
tục của ta, như sự chăm sóc những người thân và bằng hữu, và sự đua
tranh với những đối thủ, đành phải bỏ lại dang dở. Mặc dù bạn có thể
có đủ thực phẩm để dùng trong một trăm năm, lúc chết bạn sẽ phải chịu
đói, và mặc dù bạn có thể có quần áo đủ mặc trong một trăm năm, nhưng
khi chết bạn sẽ phải trần truồng. Khi cái chết tấn công, không có sự
khác biệt giữa cách chết của một vị vua, bỏ lại đằng sau vương quốc của
mình, và cách chết của một người ăn mày, bỏ lại cây gậy. Bạn nên cố gắng
tưởng tượng một tình huống trong đó bạn bị bệnh. Hãy tưởng tượng là bạn
bị trọng bệnh và toàn thể sức khỏe thể xác đã ra đi; bạn cảm thấy kiệt
sức, và ngay cả thuốc men cũng không giúp được gì. Đến lúc hấp hối
bác sĩ sẽ nói bằng hai cách. Với người bệnh thì ông nói: “Đừng lo lắng,
bạn sẽ khá hơn. Không có gì phải lo âu; chỉ cần tĩnh dưỡng.” Với gia
đình thì ông nói: “Tình huống rất trầm trọng. Quý vị nên sắp xếp để cử
hành những nghi lễ cuối cùng.” Vào thời điểm đó bạn sẽ không có cơ hội
nào để hoàn tất công việc dở dang hay để hoàn thiện việc nghiên cứu của
bạn. Khi nằm đó, thân thể bạn sẽ quá yếu khiến bạn cử động khó khăn. Rồi
hơi nóng của thân từ từ phân tán và bạn cảm thấy thân mình trở nên cứng
đơ, như một khúc cây rơi trên giường bạn. Bạn sẽ thực sự bắt đầu nhìn
thấy tử thi của chính mình. Những lời sau cùng của bạn nghe thều
thào và những người ở xung quanh phải ráng sức mới hiểu bạn nói gì. Thực
phẩm cuối cùng bạn ăn không phải là một bữa ăn ngon lành mà là một nắm
thuốc mà bạn sẽ không còn sức để nuốt trôi. Bạn sẽ phải rời bỏ những
bằng hữu thân thiết nhất, dường như phải mất nhiều kiếp bạn mới gặp lại
họ. Cách thở của bạn biến đổi và trở nên ồn hơn. Từ từ nó sẽ trở nên bất
thường, hơi thở vào hơi thở ra nhanh hơn, nhanh hơn nữa. Cuối cùng, sẽ
có một hơi thở ra rất mạnh sau cùng, và đây sẽ là sự chấm dứt việc hô
hấp của bạn. Điều đó đánh dấu sự chết như thường được hiểu như vậy. Sau
đó thì tên của bạn, cái tên mà đã một thời đem lại niềm vui cho bằng hữu
và gia đình bạn khi họ nghe tới nó, sẽ được thêm vào một từ “cố” ở
trước nó. Điều trọng yếu là vào lúc hấp hối, tâm phải
ở trong một trạng thái tốt lành. Nó là cơ may cuối cùng mà chúng ta có,
và là một dịp may không nên bị bỏ qua. Mặc dù chúng ta có thể sống một
cuộc đời rất xấu xa, nhưng vào lúc hấp hối ta nên làm một nỗ lực vĩ đại
để nuôi dưỡng một trạng thái đức hạnh (an bình) trong tâm. Nếu chúng ta
có thể phát triển một lòng bi mẫn hết sức mạnh mẽ và tràn đầy năng lực
vào lúc chết, thì có hy vọng rằng ở đời sau chúng ta sẽ tái sinh trong
một đời sống thuận lợi. Nói chung, sự quen thuộc đóng một vai trò quan
trọng trong việc này. Khi bệnh nhân sắp chết thì việc để cho người hấp
hối cảm thấy ham muốn hay oán giận là điều bất hạnh. Ít nhất, nên
cho người bệnh ngắm nhìn hình ảnh các vị Phật và Bồ-tát khiến họ có thể
nhận ra các Ngài,
cố gắng phát triển đức tin mạnh mẽ nơi các Ngài, và chết trong một tâm
trạng tốt lành. Nếu điều này không thể làm được thì điều tối quan trọng
là những người chăm sóc và thân quyến đừng làm người sắp chết bối rối.
Vào lúc ấy, một cảm xúc rất mãnh liệt như sự ham muốn hay oán giận có
thể đưa người hấp hối tới một trạng thái đau khổ ghê gớm và hoàn toàn có
khả năng đi vào một sự tái sinh ở cõi thấp. Khi cái chết đến gần, những
dấu hiệu nào đó điềm chỉ tương lai có thể xuất hiện. Những người có
tâm thức tốt lành sẽ thấy là mình đang đi từ chốn tối tăm ra ánh sáng
hay đi vào nơi quang đãng. Họ sẽ cảm thấy sung sướng, nhìn thấy những
điều đẹp đẽ, và sẽ không cảm thấy bất kỳ nỗi đau khổ sâu sắc nào khi
họ chết. Nếu lúc hấp hối người ta có những cảm xúc hết sức mãnh liệt về
sự ham muốn hay oán ghét thì họ sẽ thấy mọi thứ ảo giác và sẽ cảm thấy
đau buồn ghê gớm. Một số người thấy như thể họ đang đi vào bóng tối,
những người khác cảm thấy mình đang bị thiêu đốt. Tôi từng gặp vài
người đang bệnh rất nặng, họ kể lại rằng khi đau nặng, họ thấy mình đang
bị thiêu đốt. Đây là một biểu thị cho số phận trong tương lai của họ.
Do những dấu hiệu như thế, người hấp hối sẽ cảm thấy hết sức bối rối, và
sẽ kêu la, rên rỉ, thấy như thể toàn thân đang bị lôi kéo xuống. Họ
sẽ đau khổ sâu sắc lúc hấp hối. Một cách rốt ráo, những sự kiện này
phát xuất từ sự bám chấp vào bản ngã. Người hấp hối biết rằng kẻ
mà mọi người rất yêu mến đó sắp chết. Khi những người đã miệt mài phần
lớn đời mình trong ác hạnh ấy chết, ta được biết là tiến trình tan hoại
hơi ấm của thân thể bắt đầu từ phần thân trên đi xuống trái tim. Đối với
những hành giả thiện hạnh thì tiến trình tan biến hơi nóng bắt đầu từ
phía dưới, từ bàn chân, và cuối cùng lên tới trái tim. Trong bất kỳ
trường hợp nào, tâm thức cũng thực sự khởi hành từ trái tim. Ngài
Shantideva nói rằng ngay cả các súc vật cũng hoạt động để cảm nghiệm
niềm vui thích và tránh né đau khổ trong đời này. Chúng ta phải hướng sự
chú tâm của ta về tương lai; nếu không, ta sẽ không khác gì những thú
vật. Sự tỉnh thức về cái chết chính là nền tảng của toàn thể con đường.
Trừ phi bạn phát
triển sự tỉnh thức này, còn không thì tất cả những thực hành khác sẽ bị
chướng ngại. Pháp là người hướng đạo dẫn dắt ta đi qua những địa hạt
không được biết tới; Pháp là thực phẩm nuôi dưỡng ta trong cuộc hành
trình; Pháp là vị thuyền trưởng sẽ đưa chúng ta tới bến bờ Niết-bàn. Vì
thế, hãy đem tất cả năng lực của thân, ngữ và tâm bạn vào việc thực
hành Pháp. Nói về sự thiền định về cái chết và lẽ vô thường thì rất dễ,
nhưng thực hành thật sự thì quả là hết sức khó khăn. Và khi chúng ta
thực hành, đôi lúc ta không nhận thấy có sự thay đổi nhiều, đặc biệt nếu
ta chỉ so sánh hôm qua và hôm nay. Đó là một mối nguy hiểm dễ làm
ta mất hy vọng và trở nên thiếu can đảm. Trong những tình huống như thế,
rất lợi
lạc khi ta không so sánh từng ngày hay hàng tuần, mà đúng hơn, cố gắng
so sánh tâm trạng hiện thời của ta với tâm trạng của năm năm hay mười
năm trước; như vậy ta sẽ thấy rằng đã có một vài thay đổi. Chúng ta
có thể nhận ra một số chuyển biến trong quan điểm, trong nhận thức,
trong thân tâm, trong sự hưởng ứng của chúng ta đối với các thực hành
này. Chính nó là một suối nguồn nâng đỡ, động viên to lớn; nó thực sự
ban cho ta niềm hy vọng, vì nó chỉ cho ta thấy nếu ta nỗ lực thì sẽ có
khả năng để tiến bộ hơn nữa. Trở nên ngã lòng và quyết định trì hoãn
thực hành của chúng ta tới một thời điểm thuận lợi hơn thì thực sự rất
nguy hiểm...
Trích 1 phần trong Kinh Pháp Cú ,HT Thích Phước Tịnh đã nói :
- Phải tập khen người sau lưng để tập cho mình thói quen gieo thiện nghiệp cho ta,mặc dù ta khg được thích người đó nhưng tìm điểm tốt của người đó khen hoài thì tự nhiên ta sẽ thích người đó,lở người đó có nghe được thì mình có thể mượn vài chục ngàn người đó cũng cho.....hihi....
-Đừng bao giờ làm mích lòng người trong gia đình vì đi ra vô đụng mặt hoài khó chịu lắm , phải nói năng cẩn thận với người thân ,nhiều lúc mình nghỉ là trong gia đình thì muốn nói gì thì nói thì sẽ sức mẻ tình cảm nhiều lắm ....
-Ít nói thì lời nói của mình mới được người coi trọng....nói ít và lắng nghe nhiều hơn...
-Phải rất cẩn trọng lời nói.....
- 1 lời nói là gây nghiệp....
-Nói năng chân thật và cẩn trọng thì được qủa là nói ra 1 lời ai cũng nghe theo.....nói ra 1 lời rất nặng ký.....sẽ được người kính trọng.....
-Tâm tư khéo hộ phòng ,tâm mình hay phát sinh tiêu cực,ý của mình như ruồi hay đậu vào chổ ô uế.....nó mời gọi lo lắng ,bất an.....ý của mình nó đủ gian manh lừa dối mình....Phật bảo ông đừng vội tin ý của ông.....ý của mình hay khởi bất mãn , khi gặp người bạn thì ý hay khởi những gì khg hay về người đó.....
-Tri giác rất sai lầm về người kia....khi mất đồ mà mấy người ở vòng vòng đó là mình nghi liền,thấy dáng đi ,tướng đứng người đó giống ăn trộm......
“Hành thiện nhất định sẽ gặp thiện báo. Tất cả những gì ta cho ra đều sẽ được nhận lại. Bạn đừng lo sẽ mất đi, những gì bạn đã cho, tặng cho người khác bằng cả trái tim thì nhất định sẽ không mất”. Vì vậy đừng quá coi trọng đồng tiền, mà hãy tô bồi phẩm hạnh, đạo đức. Vì đức hạnh và lòng tốt của bạn sẽ tạo ra thiên đường cho chính bạn và những người xung quanh….
Đừng bao giờ đùa giỡn với cảm xúc của người khác , bởi vì bạn có thể giành chiến thắng , nhưng hậu qủa là bạn sẽ chắc chắn mất đi người đó trong suốt cuộc đời - William Shakespeare.
Thời gian khg chỉ làm người ta xoa dịu những nổi đau nhưng củng làm người ta trở thành 1 người khác .....
Bạn bè giúp lời chứ không giúp của , giúp đũa chứ người ta không có giúp cơm , người ta chỉ nói rất hay , nhưng mà đụng chuyện thì gọi không bắt máy , gặp mặt thì làm lơ ....
“Tình người như chim cùng ở trong một rừng
Hạn lớn đến thì mỗi con tự bay riêng”.
Thất Phật diệt tội chơn ngôn : ( ai đang xui xẻo qúa thì tụng thần chú này cho thật nhiều sẽ qua khỏi tai nạn , còn ai có người thân đang nằm hấp hối trên giường bệnh cầu sống khg được cầu chết cũng khg xong thì tụng thần chú này sẽ được ra đi nhẹ nhàng , khg hành thân , hành xác) :
Ly bà ly bà đế, cầu ha cầu ha đế, đà la ni đế, ni ha ra đế, tỳ lê nễ đế, ma ha dà đế, chơn lăng càn đế, ta bà ha. ( 3 lần )
Tiêu Tai Cát Tường Thần Chú :
Nam mô tam mãn đa mẫu đà nẫm. A bát ra để hạ đa xá ,ta nẵng nẫm. Ðát điệt tha. Án, khư khư, khư hê ,khư hê ,hồng hồng, nhập phạ ra ,nhập phạ ra ,bát ra nhập phạ ra ,bát ra nhập phạ ra ,để sắt xá ,đ
ể sắt xá,sắc trí rị , sắc trí rị ,ta phấn tra,ta phấn tra ,phiến để ca. thất rị duệ ,ta bà ha. (3 lần )
•Biết cách tu rất dễ , chỉ cần mở máy niệm Phật ngày đêm trong nhà và niệm theo , bảo đảm tâm mình rất an lạc và nhà cửa cũng bớt xào xáo và rất bình an .
"...Tu theo đạo Phật mà không đặt nặng vấn đề giác ngộ, không đặt nặng mở sáng con mắt trí tuệ, thì chưa phải đạo Phật."
•Chỉ nên chăm sóc việc nhà mình, đừng nên dính vào việc nhà người _ Lời khai thị của Tổ Ấn Quang Đại Sư . • Mỗi người , mỗi sự vật cho ta 1 bài pháp rất hay . •Hãy giúp người khi có thể. Bằng không, thì ít ra cũng đừng làm ai tổn thương. DaLai Lama
•Những thứ không đạt được, chúng ta sẽ luôn cho rằng nó đẹp đẽ, chính vì bạn hiểu nó quá ít, bạn không có thời gian ở chung với nó. Nhưng rồi một ngày nào đó khi bạn hiểu sâu sắc, bạn sẽ phát hiện nó vốn không đẹp như trong tưởng tượng của bạn. Mỗi một vết thương đều là một sự trưởng thành.
Nếu một người chưa từng cảm nhận sự đau khổ khó khăn thì rất khó cảm thông cho người khác. Bạn muốn học tinh thần cứu khổ cứu nạn, thì trước hết phải chịu đựng được khổ nạn.
Chọn bạn thân nên lựa đầu tròn , mặt tròn , những người vậy có tánh thật thà , tốt tánh ...hic...