Wednesday, May 20, 2009

Tìm Thầy nương tựa


Trên bước đường tu tập, có những lúc chúng ta thật sự bị hụt hẫng và không biết nương tựa vào ai khi phải đối diện với hiện thực của cuộc sống, trong đạo cũng như ngoài đời.

Có đôi khi ta tự hỏi phải theo ai, phải tin vào đâu bây giờ? Mỗi người tu tập một pháp môn, có một quan điểm, một lý tưởng… khác nhau, khiến cho nhiều người, nhất là những người sơ tâm học đạo, cảm thấy bâng khuâng khi lựa chọn cách hành trì và tìm thầy nương tựa. May thay, chư vị Bồ-tát trong pháp hội kinh Viên Giác hình như thấy rõ tâm trạng này của chúng sanh thời mạt pháp nên đã phương tiện đặt vấn đề với đức Thế Tôn để được Ngài soi sáng, và hôm nay chúng ta thừa hưởng ân huệ đó của quý ngài để xác định hướng đi cho sự nghiệp tu tập của mình.

Chư vị Bồ-tát hỏi: Sau này chúng con phải biết nương tựa vào ai? Đức Phật trả lời: “Vào thời kỳ cuối cùng, khi sắp phát tâm vĩ đại và tìm thầy bạn tốt để tu hành, thì nên tìm người thấy biết chính xác.”

Thời buổi này mà có người phát tâm học đạo thì người đó đúng là có tâm “vĩ đại”! Kinh tế phát triển song song với những thành tựu của khoa học kỹ thuật đem đến cho con người một môi trường sống tràn ngập vật chất, tiện nghi, sẵn sàng phục vụ nhu cầu tham dục và kích thích tâm lý hưởng thụ đã khiến nhiều người phát sinh tâm lý thực dụng, coi trọng vật chất, của cải và có phần xem nhẹ những giá trị đạo đức tâm linh. Do đó, người nào còn giữ được mình trước mọi cám dỗ của cuộc đời và phát tâm học đạo để tìm hạnh phúc trong đời sống tâm linh, hướng thượng, thì người đó xứng đáng được gọi là hoa sen báu trong loài người. Tuy nhiên, không phải ai phát tâm tu học cũng có đủ duyên lành gặp được thầy lành bạn tốt, và cái khó là dựa vào tiêu chuẩn nào để biết mình đã gặp được bậc minh sư.

Đức Phật nói bậc minh sư là người thấy biết chính xác. Thế nào là người thấy biết chính xác? Đó là người có chánh tri kiến, “là người không sống theo khuôn khổ phàm phu, không vướng vào nhị thừa, tâm thường trong sáng, tán dương phạm hạnh, không làm cho người sống không giới luật”. Nghiêm trì giới luật và dạy người khác nghiêm trì giới luật là mẫu người lý tưởng để cho chúng ta nương tựa, học đạo. Tìm được người như vậy thì được tuệ giác vô thượng. Gặp được người như vậy thì phụng sự đến mất tính mạng cũng không tiếc.

Kinh Viên Giác chỉ cho chúng ta cách tu học và cách nương tựa đúng chánh pháp rất đơn giản, đó là đừng để đời sống của mình vướng vào bốn thứ bệnh, phải tách rời bốn thứ bệnh.

Bệnh thứ nhất là bệnh làm. Tức là, “nếu ai nói tôi chủ tâm làm mọi việc để cầu Viên Giác, nhưng Viên Giác không phải làm như thế mà được, nên nói như thế là bệnh đó”. Bậc minh sư thì không có cái bệnh bám víu vào công việc, cũng không bị vướng mắc vào cái việc và thành quả của việc mình làm. Bậc minh sư là làm tất cả mọi việc không vì mục đích tìm cầu danh văn lợi dưỡng, làm cho tất cả chúng sanh đều nhập vào niết-bàn hoàn toàn nhưng không thấy ai làm và chúng sanh được làm. Ngược lại, nếu thấy có thì đó là bệnh. Đừng bao giờ gần những người có bệnh này, gần họ sẽ bị lây. Lây bệnh bám víu vào công việc, tức là tham danh, cầu danh, và cả bệnh thành tích!

Bệnh thứ hai là bệnh buông. Tức là “nếu ai nói tôi không loại sinh tử không cầu niết-bàn, đối với niết-bàn và sinh tử tôi không có ý niệm phát động hay huỷ diệt, tôi buông thả tất cả”. Tu là phải buông thả, nhưng không có nghĩa là buông thả tất cả, mặc tình phóng túng, không thấy cái nạn sinh tử như lửa cháy đầu, không nỗ lực tìm cầu giải thoát. Khế kinh nói: “Lý tuy đốn ngộ, sự nãi tiệm trì”. Trên mặt lý tánh thì không có sinh tử, niết-bàn. Nhưng đứng trên mặt sự vật hiện tượng thì sinh tử đang thiêu đốt chúng sinh, phải mau tìm đường giải thoát. Niết-bàn vô sở đắc, bản tánh chúng sanh vốn là Phật tánh, trạm nhiên vắng lặng. Lý tuy vậy, nhưng sự vẫn phải trì trai, giữ giới, công phu bái sám, niệm Phật tinh chuyên, thì mới mong có ngày tỏ ngộ. Ai bỏ điều này tức là bệnh. Bệnh này là bệnh ngu si, bệnh “khẩu đầu thiền”, đắm trên chữ nghĩa kinh điển mà quên mất thực tại. Nhớ, đừng bao giờ thân gần những người có cái bệnh này!

Bệnh thứ ba là bệnh ngưng. Là “nếu ai nói tôi ngừng mọi ý niệm, nắm lấy vắng lặng của toàn bộ các pháp để cầu Viên Giác; nhưng Viên Giác không phải ngừng nhứ thế mà hợp, nên nói như thế là bệnh đó”. Bệnh này là bệnh lầm tưởng về mặt cực tĩnh của thiền. Lầm như vậy nên trở thành người trầm trệ, ngừng mọi ý niệm mà ngừng không đúng cách, không chính xác. Nhưng như thế chưa phải là bệnh trầm trọng, mà trầm trọng hơn hết là không ngừng mà nói ngừng. Tâm viên ý mã mà nói mình ngừng mọi ý niệm, sống trong vắng lặng của pháp giới, như vậy sẽ thêm bệnh đại vọng ngữ.

Bệnh thứ tư là bệnh dứt, tức là “nếu ai nói tôi dứt bỏ phiền não, không cả thân tâm, huống chi những thứ căn cảnh huyễn ảo, tôi dứt bặt hết thảy để cầu Viên Giác; nhưng Viên Giác không phải dứt như thế mà chứng, nên nói như thế là bệnh đó”. Người xưa nói: “Thật tế lí địa bất thọ nhất trần, vạn hạnh môn trung bất xả nhất pháp”. Điều này cũng có thể hiểu là cảnh giới Viên Giác vốn chẳng nhiễm một mảy trần, nhưng trong trăm ngàn cánh cửa đi đến cảnh giới ấy nào có bỏ một pháp nào đâu? Nếu nói bỏ, tức là bệnh rồi, bệnh ‘ngoan không’, chấm dứt một cảnh chủ quan, do “hiểu lầm mặt cực thuần của thiền quán và những gì tương tự”.

Phật dạy: “Pháp của ai tách rời bốn bệnh như vậy thì biết pháp ấy là trong sáng”. Cho nên, trong thời buổi ngày nay, ai muốn tu hành thì “phải suốt đời phụng sự thầy bạn tốt có cái pháp tách rời cả bốn bệnh như vậy. Thầy bạn tốt muốn thân gần thì đừng khinh lờn, muốn xa rời thì đừng oán hận. Trước cảnh nghịch hay cảnh thuận lòng như không gian, với thân thể và tâm trí biết toàn không thật, coi tất cả chúng sanh đồng bản thể với mình. Làm như vậy mới mong nhập vào Viên Giác” (Kinh Viên Giác, HT. Thích Trí Quang dịch giải).

Thích nguyên hùng

Saturday, May 16, 2009

Chè bột bán(cách này rất ngon)








_1 bọc đậu xanh cà,nấu chín tán nhuyển bỏ đường ,muối vào(nhưn này các bạn làm hơi ngọt chút thì ăn với bột bán lạt mói vừa ăn)

_1 bọc bột bán(hiệu con voi mới ngon)


Cách làm:

Lấy nước nóng từ trong sink,đổ bột bán vô ngâm 1 phút(đừng ngâm lâu quá sẽ khó nắn sau đó),đổ vô rổ dầy,dẹt bột bán ra chừa lổ giửa,để chừng 18 đến 20 phút.

Bắt nứơc sôi lên,và làm bột bán giống như làm chè trôi nước,khi thấy bột bán trong lên là chín,vớt bỏ vào thau nứơc lạnh(bột bán có dính tay thì thấm nứơc tay)

Nấu 1 lon nước cốt dừa,3 dá mủ tròn nhỏ(loai medium để múc canh),1 gói bột vani bắt lên bếp nấu sôi,sau đó vớt bột bán bỏ vào nứơc cốt dừa mới nấu này.Rắt chút mè lên hoặc đậu phộng đâm nhuyễn và thế là các bạn từ từ thửơng thức,chúc các bạn làm thành công.

Pháp Yếu Tu Tập - Tọa Thiền Chỉ Quán

Nguyên tác: Trí-Khải Đại-Sư
Dịch giả: T
hích-Thanh-Từ

Mục lục


Nguyên-Do Pháp Chỉ-Quán [^]

Trí-Khải Đại-sư có người anh tên Trần-Châm làm Tham-tướng trong quân đội. Trần-Châm được 40 tuổi, một hôm đi đường gặp vị tiên Trương-Quả-Lão. Lão thấy tướng ông liền kêu lại bảo: "Ta xem tướng ông dương thọ đã hết, chỉ trong một tháng thì chết". Trần-Châm nghe qua kinh hãi, đến hỏi kế với Đại-sư, Đại-sư bảo: "Anh nghe theo tôi dạy tu-trì, chắc chắn sẽ qua khỏi". Trần-Châm hứa vâng theo. Ngài bèn thuật pháp Tiểu-Chỉ-Quán đơn-giản yếu-lược nầy, bảo dụng công tu tập. Trần-Châm y theo phương pháp tha thiết tu trì.

Hơn một năm, Châm gặp lại Trương-Quả-Lão. Lão thấy kinh ngạc, hỏi: "Ông không chết, có phải tại uống thuốc trường sanh chăng?" Châm đáp: "Không phải. Do em tôi là Trí-Khải dạy tôi tu tập Chỉ-Quán tọa-thiền nên được như vầy". Lão khen: "Phật-pháp không thể nghĩ bàn, hay phản tử hoàn sanh, thật là hi-hữu !".

Mấy năm sau, Trần-Châm mộng thấy đến Thiên-Cung. Trong ấy có đề: "Nhà của Trần-Châm, 15 năm sau sẽ sanh lên đây". Đúng 15 năm sau, Trần-Châm từ biệt quyến thuộc, ngồi kiết-già yên-ổn mà tịch.

Đây là nguyên do Trí-Khải Đại-Sư thuật lại bộ Chỉ-Quán nầy.


Tiểu-Sử Tác-Giả [^]

Ngài Sa-môn Trí-Khải Đại-sư ở chùa Tu-Thiền núi Thiên-Thai thuật:

Trí-Khải Đại-sư sanh thời Ngũ-đại vào đời trần và đời Tùy độ thế-kỷ thứ VI. Ngài tên Trần-Đức-An pháp danh Trí-Khải, người ở gần sông Dĩnh. Thân-phụ là Trần-Khởi-Tổ, đời vua Nguyên Đế nhà Lương được phong Ích-Dương-Hầu. Thân-mẫu Ngài là họ Từ.

Vừa lọt lòng mẹ, Ngài có cặp lông mày hiện tám sắc, đôi mắt sáng lóng-lánh. Cha mẹ yêu quí Ngài như châu ngọc. Còn nằm trong nôi mà Ngài đã biết chắp tay, khi ngồi thì xây mặt về hướng Tây. Lên bảy tuổi, Ngài theo mẹ đi viếng chùa, được Thầy Trụ-trì dạy tụng phẩm Phổ-Môn, chỉ dạy qua một lượt, Ngài đọc thuộc làu. Đến 17 tuổi Ngài phát tâm xuất gia, nhưng xin cha mẹ không cho. Một hôm, Ngài nằm mộng thấy đến dưới một hòn núi cao, chân núi nằm tận bể cả; trên đảnh có vị Sư vẫy tay gọi Ngài, rồi duỗi tay xuống tận chân núi kéo Ngài lên một ngôi chùa. Vị tăng bảo: "Ông sau sẽ ở nơi nầy và cũng tịch tại đây. Hòn núi nầy tên là Thiên-Thai"

Được 18 tuổi, cha mẹ lần lượt qua đời, Ngài liền từ-biệt anh là Trần-Châm đi xuất-gia. Ngài xuất-gia với người cậu họ, hiệu Pháp-Chữ ở chùa Quả-Nguyện, xứ Hành-Châu. Đến 20 tuổi, Ngài thọ giới Cụ-túc và chuyên học giới-luật. Những giới phẩm vi-tế nào khai, giá, tri, phạm, Ngài đều thấu suốt. Ngài cũng thông cả kinh điển Đại-Thừa Phương-Đẳng. Vè sau, Ngài tụng kinh Pháp-Hoa, kinh Vô-Lượng-Nghĩa, kinh Phổ-Hiền-Quán, chỉ trải qua 20 ngày thông cả 3 bộ. Tiến lên, Ngài trì Phương-Đẳng thắng-tướng được hiện-tiền. Một đêm, Ngài nằm mộng thấy kinh-điển ngổn ngan đầy cả thất, biết thân hiện ngồi trên tòa cao, chân đạp trên giường dây, miệng tụng kinh Pháp-Hoa, tay sắp-đặt lại kinh điển.

Sau nghe Tổ Nam-Nhạc (Huệ-Tư) ở tại núi Đại-Tô xứ Quang-Châu; Ngài liền đến lễ bái xin thụ giáo. Tổ bảo: "Ông xưa cùng ta đồng dự hội Linh-Sơn nghe kinh Pháp-Hoa, duyên xưa đeo đuổi, nay lại gặp đây". Tổ dạy Ngài tụng kinh Pháp-Hoa. Ngài tinh-tấn trì tụng không phút nào biếng trễ, tâm không khởi vọng-niệm. Ngài chuyên tụng kinh Pháp-Hoa trải qua 14 ngày, đến câu: "Thị chơn tinh-tấn, thị danh chơn pháp cúng-dường Như-Lai", trong phẩm Dược-Vương Bồ-Tát Bổn Sự, thoạt-nhiên nhập định. Trong định, Ngài thấy Phật thuyết pháp tại hội Linh-Sơn chưa tan. Xuất định, Ngài đem chỗ sở đắc ấy, thuật lại cho Tổ nghe. Tổ Nam-Nhạc khen: "Duy ông chướng được, chỉ ta mới biết!". Về sau, Tổ lại bảo Ngài gia-công tinh-tấn. Ngài gia-công dung-hạnh, tinh-tấn trong bốn đêm vượt hơn công-phu tu cả trăm năm. Khi ấy, Tổ Nam-Nhạc bảo: "Chổ sở đắc của ông mới là phương-tiện. Pháp-Hoa Tam-Muội, chỗ phát-trì mới được sơ Triền-Đa-La-Ni. Ông được bốn môn biện tài, dù có muôn ngàn nhà Luận-lý đến biện-luận cùng ông cũng không thắng được, trong số người thuyết pháp, ông là bậc nhất".

Ngài y-chỉ với Tổ Nam-Nhạc độ 7 năm. Tổ khai đàn giảng kinh Bát-Nhã, bảo Ngài thay tổ giảng giải. Ngài vâng lời lên tòa giảng-giải. Tổ nghe qua khen ngợi không cùng! Tổ kêu Ngài bảo: "Ta tuổi tuổi đã già, lâu nay hâm-mộ núi Nam-Nhạc, sẽ đến đó tu trì, ông ở lại hoằng-dương đại-pháp chớ khiến đoạn giống Phập-pháp nơi người". Vâng lời dạy, không được theo lên núi Nam-Nhạc, Ngài bèn hợp với các ông Mao-Hỷ v.v... 27 người đến Kim-Lang. Lúc đầu, chưa ai biết Ngài nên không có người thỉnh pháp. Khi ấy có vị tăng hiệu là Pháp-Tế, tự khoe thiền-học, gặp Ngài đến, nằm dựa ghé hỏi: "Có người ở trong định nghe đất núi rúng động, biết có vị Tăng quán lý vô-thường, ấy là định gì?" Ngài đáp: "là biên-định chưa sâu, là tà chứng ám nhập. Nếu chấp, nếu nói thì định ấy chắc chắn phải mất". Pháp-Tế nghe nói kinh-hãi đứng dậy thưa: "Tôi thường được cái định nầy, vì nói cho người nghe nên đã mất". Từ đây, tiếng tâm Ngài đồn khắp, vua, quan cho đến dân-dã đều rần-rộ tìm đến cầu pháp quy-y.

Ngài đã 38 tuổi, một hôm gọi đại-chúng đến bảo rằng: "Ta lần đầu lên tòa giảng kinh, thính-giả tuy ít mà người hiểu đạo nhiều; hội thứ hai giảng kinh thính-giả ba bốn trăm người mà người hiểu đạo lại ít; hội thứ ba giảng kinh thính-giả mấy ngàn người mà người hiểu đạo lại càng ít. Như Vậy đủ thấy Phật-pháp không phải dễ đạt. Hoằng pháp như vầy e không được lợi mấy cho đời, ta sắp lên núi Thiên-Thai ẩn tu".

Đến núi Thiên-Thai, Ngài thấy có vị Sư ở trong am Định-Quang, mường-tượng đã quen. Vị Sư hỏi: "Ông nhận được ta chăng?" Ngài sực nhớ, đó là vị Sư đã gặp trong mộng khi trước. Vị Sư bảo: "Chỗ nầy là kim-địa, chỗ của ta ở; phía Bắc là ngân-địa, chỗ của ông ở". Ngài bền đến phía Bắc sáng-lập ngôi Già-lam. Đêm ấy tự nhiên tiếng chuông, trống vang rền, điềm chứng tỏ nơi đây thích-hợp với Ngài. Phía Bắc ngôi Già-lam, có một chót riêng tên Hoa-Đảnh, Ngài đến đó ngồi tu. Đến quá nửa đêm, chợt có tiếng sấm nổ, mưa gió ào đến, bọn yêu ma quỉ mị hiện ra nhiều hình dáng dễ sợ. Nhưng Ngài vẫn yên tâm vắng-lặng, các loài ma túng thế rút lui. Sau chúng lại hiện hình cha mẹ, anh em đến nhiễu loại Ngài, Ngài chỉ thầm niệm thật-tướng, rõ suốt các pháp như huyễn hóa vốn không thể thấy. Liền đó, có vị Thần Tăng đến bảo: "Chế ngự địch, thắng các ma oán, mới đáng gọi là dũng". Ở đây, Ngài thường cổ-động việc phóng-sanh.

Sau Ngài đến núi Ngọc-Tuyền đất Kinh-Châu kiến lập ngôi Đạo-tràng, đây là chỗ Ngài hoằng truyền giáo-pháp cũng như Tôn Thiên-Thai. Về sau Ngài biên soạn bộ Ma-Ha Chỉ-Quán, Pháp-Hoa Huyền-Nghĩa, Pháp-Hoa Văn-cú... đều tại đây.

Ngài thọ 60 tuổi.

http://www.buddhismtoday.com/viet/thien/toathien0.htm


Tác giả và Nguyên do | Chương I | Chương II - Phần 1 | Chương II- Phần 2



Cập nhật: 1-2-2001

Trở về mục "Thiền Phật giáo"

Đầu trang

Muối chanh(cách này muối theo lúc ở VN)

_3 kg chanh
_3 chén muối hột

Chanh đem về phơi héo đem vô ướp muối trộn hoài chừng 10 ngày,vớt ra phơi nắng cho héo.Nấu nước muối(1 chén muối thêm 1 chút),bỏ vô 1 chút đường.

Chanh đem vô rửa nứơc muối rồi bỏ vô keo để nước muối nguội đổ vô.

Chúc các bạn làm thành công.