Wednesday, March 10, 2010
Sunday, March 7, 2010
Những điều Đức Phật dạy về hóa giải bất hòa -(....Đức Phật cho rằng tranh luận về những vấn đề đó là vô ích và có thể gây tổn hại cho mối quan hệ.)
5:35:00 AM
No comments
Nói thêm về sự khéo léo trong việc trao đổi
1. Tránh tranh luận những vấn đề nhạy cảm
Để giảm thiểu tối đa những xung đột trong quan hệ, Đức Phật khuyên chúng ta nên tránh tranh luận về những vấn đề nhạy cảm. Những vấn đề này bao gồm những ý niệm có tính cách ức đoán, những quan điểm và tin tưởng không có cơ sở khoa học. Ngài nói rõ ràng rằng cuộc tranh luận như vậy thường chỉ tạo nên sự đối kháng thay vì đem đến sự nhất trí.
Sự trao đổi giữa Đức Phật và Kassapa, một nhà tu khổ hạnh thuộc một hệ thống tư tưởng khác, nói lên điều này. Đức Phật giữ mối quan hệ gần gũi với những vị thầy trong những tôn giáo khác, thường viếng thăm họ và có những cuộc trao đổi thân mật với họ. Trong cuộc trao đổi với Kassapa, Đức Phật khuyến cáo chỉ nên đề cập đến những chủ đề mà hai người có quan điểm chia sẻ, tránh những chủ đề gay gắt(12). Mục đích của cách tiếp cận đó là giữ mối quan hệ lành mạnh giữa người nói và người nghe.
Khi có người nêu ra những vấn đế nhạy cảm, Đức Phật đôi khi giữ im lặng. Im lặng có thể tốt hơn là tạo ra kết quả tiêu cực trong việc tranh luận. Và đôi khi Đức Phật không do dự tán đồng những quan điểm khác. Ngài coi mối quan hệ quan trọng hơn sự tranh luận về những vấn đề không đem đến kết quả tích cực nào cũng như Ngài tránh tranh luận về những vấn đề siêu hình.
Điều này không có nghĩa là Đức Phật hoàn toàn tránh né tranh luận, cũng không phải Ngài bảo đệ tử đừng bao giờ tranh luận. Trong nhiều trường hợp, Ngài đã tranh luận một cách hùng hồn về những vấn đề xã hội, chẳng hạn như vấn đề phân biệt giai cấp. Trong Digha Nikàya I, chúng ta thấy ghi lại nhiều cuộc tranh luận đầy thuyết phục của Đức Phật. Những cuộc tranh luận này cho thấy những lý lẽ đầy thuyết phục chống lại những tin tưởng và thói tục sai lầm và gây tổn hại trong xã hội. Đối với những tin tưởng và thực hành nhạy cảm có tính cách cá nhân, Đức Phật cho rằng tranh luận về những vấn đề đó là vô ích và có thể gây tổn hại cho mối quan hệ.
Ngày nay, có một số tin tưởng và thực hành về tôn giáo, chính trị và xã hội thuộc vào những nhóm này. Nếu người chồng và người vợ theo hai tôn giáo khác nhau tranh luận về niềm tin tôn giáo, sự quan hệ sẽ bị tổn thương rất nhiều. Tương tự, hai người bạn phê phán nhau về thói quen xã hội của mỗi người sẽ mở ra con đường đưa đến sự căng thẳng và bất hòa.
Để giữ mối quan hệ được tốt đẹp, Đức Phật khuyên chúng ta nên tránh tranh luận về những chủ đề như vậy. Ngài cho thấy rằng trong khi những tranh luận hợp lý lẽ có thể là cần thiết đối với những tin tưởng và hành động gây ra những hậu quả xấu, hầu hết những niềm tin tôn giáo và những thói quen xã hội đều có thể có ích. Trong trường hợp này, thay vì tranh luận, sự tiếp cận tốt nhất là tôn trọng lẫn nhau.
2. Ý thức rằng có một số cách cư xử không thể thay đổi
Để giữ mối quan hệ được lành mạnh, chúng ta có thể phải chấp nhận một số mặt không thể thay đổi trong cách cư xử của người đang sống với chúng ta. Đức Phật nhận thấy rằng hầu hết con người đều có một số yếu kém bên trong. Ngài nói: “Người không có những chứng bệnh trong tâm thật hiếm thấy”(13). Một trong những chứng bệnh này là “không nhận ra, chấp nhận, và chịu sửa đổi cách cư xử của mình”(14). Đó là bản chất của một số người, cố gắng sửa đổi của người khác chỉ đem lại sự thất vọng và mệt mỏi. Đức Phật cho thấy rằng có một số người bản chất tự nhiên là phản ứng bằng sự tức giận, ác tâm và gây hấn đối với những lời khuyên xây dựng về cách cư xử của họ(15). Trong hoàn cảnh đó, cách hay nhất là hiểu và chấp nhận một số thái độ của người sống chung là không thể thay đổi tuy rằng một cách lý tưởng, mỗi người trong mối quan hệ cần tự sửa đổi cách cư xử của mình thay vì buộc người kia phải chấp nhận. Có một số người có thể bày tỏ thái độ khó chịu không gây ra những mối đe dọa trầm trọng cho mối quan hệ. Trong trường hợp không thể sửa đổi, sự chấp nhận có vẻ thực tiễn hơn là cố gắng sửa đổi.
Đức Phật cũng nhắc nhở chúng ta rằng tự sửa mình là tính chất của một người hiền trí. Sự tự sửa như vậy cũng có thể làm giảm đi những sự không vui trong mối quan hệ. Chúng ta có thể thấy khó khăn khi muốn sửa đổi người khác theo ý muốn của mình, nhưng chúng ta có thể sửa đổi ý nghĩ và hành động của mình để thích hợp với thái độ của người khác. Chúng ta có thể rèn luyện một tâm thức tỉnh táo để có thể chấp nhận và khoan thứ khi đón nhận những điều bất đồng, nhưng không đe dọa đến mối quan hệ, từ người sống chung.
Khuynh hướng giữ im lặng của người chồng và khuynh hướng muốn bày tỏ của người vợ là điển hình của những cách cư xử đòi hỏi sự khoan dung và chấp nhận. Người vợ có thể muốn người chồng nghe và đáp ứng trong khi người chồng muốn người vợ bày tỏ những ý nghĩ của mình một cách đơn giản. Tuy nhiên, nếu mỗi người đều hiểu bản tính của người kia, họ có thể chấp nhận cách cư xử của người kia thay vì cố gắng thay đổi. Luôn luôn than phiền về sự không quan tâm của người chồng hay tính tự biểu hiện của người vợ có thể làm căng thẳng mối quan hệ. Ngược lại, kiên nhẫn, khoan dung và chấp nhận sẽ làm giảm mối bất hòa trong quan hệ.
1. Tránh tranh luận những vấn đề nhạy cảm
Để giảm thiểu tối đa những xung đột trong quan hệ, Đức Phật khuyên chúng ta nên tránh tranh luận về những vấn đề nhạy cảm. Những vấn đề này bao gồm những ý niệm có tính cách ức đoán, những quan điểm và tin tưởng không có cơ sở khoa học. Ngài nói rõ ràng rằng cuộc tranh luận như vậy thường chỉ tạo nên sự đối kháng thay vì đem đến sự nhất trí.
Sự trao đổi giữa Đức Phật và Kassapa, một nhà tu khổ hạnh thuộc một hệ thống tư tưởng khác, nói lên điều này. Đức Phật giữ mối quan hệ gần gũi với những vị thầy trong những tôn giáo khác, thường viếng thăm họ và có những cuộc trao đổi thân mật với họ. Trong cuộc trao đổi với Kassapa, Đức Phật khuyến cáo chỉ nên đề cập đến những chủ đề mà hai người có quan điểm chia sẻ, tránh những chủ đề gay gắt(12). Mục đích của cách tiếp cận đó là giữ mối quan hệ lành mạnh giữa người nói và người nghe.
Khi có người nêu ra những vấn đế nhạy cảm, Đức Phật đôi khi giữ im lặng. Im lặng có thể tốt hơn là tạo ra kết quả tiêu cực trong việc tranh luận. Và đôi khi Đức Phật không do dự tán đồng những quan điểm khác. Ngài coi mối quan hệ quan trọng hơn sự tranh luận về những vấn đề không đem đến kết quả tích cực nào cũng như Ngài tránh tranh luận về những vấn đề siêu hình.
Điều này không có nghĩa là Đức Phật hoàn toàn tránh né tranh luận, cũng không phải Ngài bảo đệ tử đừng bao giờ tranh luận. Trong nhiều trường hợp, Ngài đã tranh luận một cách hùng hồn về những vấn đề xã hội, chẳng hạn như vấn đề phân biệt giai cấp. Trong Digha Nikàya I, chúng ta thấy ghi lại nhiều cuộc tranh luận đầy thuyết phục của Đức Phật. Những cuộc tranh luận này cho thấy những lý lẽ đầy thuyết phục chống lại những tin tưởng và thói tục sai lầm và gây tổn hại trong xã hội. Đối với những tin tưởng và thực hành nhạy cảm có tính cách cá nhân, Đức Phật cho rằng tranh luận về những vấn đề đó là vô ích và có thể gây tổn hại cho mối quan hệ.
Ngày nay, có một số tin tưởng và thực hành về tôn giáo, chính trị và xã hội thuộc vào những nhóm này. Nếu người chồng và người vợ theo hai tôn giáo khác nhau tranh luận về niềm tin tôn giáo, sự quan hệ sẽ bị tổn thương rất nhiều. Tương tự, hai người bạn phê phán nhau về thói quen xã hội của mỗi người sẽ mở ra con đường đưa đến sự căng thẳng và bất hòa.
Để giữ mối quan hệ được tốt đẹp, Đức Phật khuyên chúng ta nên tránh tranh luận về những chủ đề như vậy. Ngài cho thấy rằng trong khi những tranh luận hợp lý lẽ có thể là cần thiết đối với những tin tưởng và hành động gây ra những hậu quả xấu, hầu hết những niềm tin tôn giáo và những thói quen xã hội đều có thể có ích. Trong trường hợp này, thay vì tranh luận, sự tiếp cận tốt nhất là tôn trọng lẫn nhau.
2. Ý thức rằng có một số cách cư xử không thể thay đổi
Để giữ mối quan hệ được lành mạnh, chúng ta có thể phải chấp nhận một số mặt không thể thay đổi trong cách cư xử của người đang sống với chúng ta. Đức Phật nhận thấy rằng hầu hết con người đều có một số yếu kém bên trong. Ngài nói: “Người không có những chứng bệnh trong tâm thật hiếm thấy”(13). Một trong những chứng bệnh này là “không nhận ra, chấp nhận, và chịu sửa đổi cách cư xử của mình”(14). Đó là bản chất của một số người, cố gắng sửa đổi của người khác chỉ đem lại sự thất vọng và mệt mỏi. Đức Phật cho thấy rằng có một số người bản chất tự nhiên là phản ứng bằng sự tức giận, ác tâm và gây hấn đối với những lời khuyên xây dựng về cách cư xử của họ(15). Trong hoàn cảnh đó, cách hay nhất là hiểu và chấp nhận một số thái độ của người sống chung là không thể thay đổi tuy rằng một cách lý tưởng, mỗi người trong mối quan hệ cần tự sửa đổi cách cư xử của mình thay vì buộc người kia phải chấp nhận. Có một số người có thể bày tỏ thái độ khó chịu không gây ra những mối đe dọa trầm trọng cho mối quan hệ. Trong trường hợp không thể sửa đổi, sự chấp nhận có vẻ thực tiễn hơn là cố gắng sửa đổi.
Đức Phật cũng nhắc nhở chúng ta rằng tự sửa mình là tính chất của một người hiền trí. Sự tự sửa như vậy cũng có thể làm giảm đi những sự không vui trong mối quan hệ. Chúng ta có thể thấy khó khăn khi muốn sửa đổi người khác theo ý muốn của mình, nhưng chúng ta có thể sửa đổi ý nghĩ và hành động của mình để thích hợp với thái độ của người khác. Chúng ta có thể rèn luyện một tâm thức tỉnh táo để có thể chấp nhận và khoan thứ khi đón nhận những điều bất đồng, nhưng không đe dọa đến mối quan hệ, từ người sống chung.
Khuynh hướng giữ im lặng của người chồng và khuynh hướng muốn bày tỏ của người vợ là điển hình của những cách cư xử đòi hỏi sự khoan dung và chấp nhận. Người vợ có thể muốn người chồng nghe và đáp ứng trong khi người chồng muốn người vợ bày tỏ những ý nghĩ của mình một cách đơn giản. Tuy nhiên, nếu mỗi người đều hiểu bản tính của người kia, họ có thể chấp nhận cách cư xử của người kia thay vì cố gắng thay đổi. Luôn luôn than phiền về sự không quan tâm của người chồng hay tính tự biểu hiện của người vợ có thể làm căng thẳng mối quan hệ. Ngược lại, kiên nhẫn, khoan dung và chấp nhận sẽ làm giảm mối bất hòa trong quan hệ.
<> | | Next > |
---|
Friday, March 5, 2010
Chết là con đường chúng ta phải đi - 01 ( rất hay )
6:57:00 AM
No comments
Cần phải lựa chọn Thầy Bổn Sư để nương theo tu hành,vị Thầy Bổn Sư rất quan trọng,cho nên khi quy y phải nên quy y với những vị Hoà Thượng lớn,vì khi mình sắp lâm chung mà nhớ tới vị Thầy Bổn Sư đầy đủ giới hạnh thì mình sẽ được về cảnh giới tốt đẹp(lỡ mà nhớ tới vị Thầy hay nổi sân hoài thì mình sẽ bị đoạ liền),cho nên việc tầm Thầy để nương theo rất là quan trọng........
Tại sao phải quy y Phật?Thầy Khế Định giảng rất rõ ràng......
http://thuvienphathoc.blip.tv/file/2886996/
Tại sao phải quy y Phật?Thầy Khế Định giảng rất rõ ràng......
http://thuvienphathoc.blip.tv/file/2886996/
Subscribe to:
Posts (Atom)